Nhân Vật
Động thái ‘lạ’ thứ hai của Nguyễn Chí Vịnh
“Việt Nam cam kết hỗ trợ Mỹ và đồng minh can thiệp vào tình hình khu vực, miễn sao điều đó mang lại hòa bình, ổn định và thịnh vượng.” – Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh. Ảnh Tin tuc online |
“Việt Nam cam kết hỗ trợ Mỹ và đồng minh can thiệp vào tình hình khu
vực, miễn sao điều đó mang lại hòa bình, ổn định và thịnh vượng.” –
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam, nêu nội
dung hiếm có này trong cuộc trao đổi với bà Cara Abercrombie, Trợ lý Bộ
trưởng Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ phụ trách vấn đề Nam và Đông Nam Á vào
tháng 10/2016.
Đây là động thái “lạ” thứ hai của Thượng tướng Vịnh tính từ giữa năm
2016 đến nay, cho dù trước đó ông Vịnh hầu như không lên tiếng phản ứng
trước hàng loạt hành vi xâm nhậm vùng biển Việt Nam và gây hấn, bắn giết
ngư dân Việt Nam của các tàu “lạ”.
Động thái “lạ’ đầu tiên diễn ra vào tháng 6/2016, khi Thượng tướng
Nguyễn Chí Vịnh nói với Reuters tại Singapore rằng Hà Nội không có giàn
phóng tên lửa hay vũ khí tại Trường Sa nhưng bảo lưu quyền thực hiện bất
kỳ biện pháp nào.
“Di chuyển bất kỳ loại vũ khí nào đến bất kỳ khu vực vào bất kỳ lúc nào
trong vùng lãnh thổ có chủ quyền của chúng tôi là quyền hợp pháp của
chúng tôi,” ông Vịnh gián tiếp xác nhận.
Đến tháng 8/2016, hãng tin Anh Reuters đã đẩy thể chế đối ngoại của Việt
Nam vào thế không hề êm dịu khi dẫn từ một “thông tin tình báo”, cho
thấy Hà Nội đã vận chuyển các giàn phóng tên lửa từ đất liền tới 5 căn
cứ ở quần đảo Trường Sa trong những tháng gần đây, một động thái có thể
gây căng thẳng với Bắc Kinh. Tuy nhiên cho đến nay thì vẫn chưa có phản
ứng nào của Trung cộng về vụ này.
Có thể giới quan sát quốc tế không mấy biết đến cái tên Nguyễn Chí Vịnh.
Nhưng nhiều người ở Việt Nam lại đã hiểu rõ thái độ lấp lửng cố hữu của
viên tướng 3 sao này. Dưới thời Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh,
tướng Vịnh còn bị một số dư luận cho rằng “có yếu tố thân Trung Quốc”.
Biểu hiện rất dễ nhận ra của Nguyễn Chí Vịnh là trong hầu hết những cuộc
“đối ngoại” với giới quân sự và các lãnh đạo Bắc Kinh, ông Vịnh luôn sử
dụng một loại văn phong mô tả bầu không khí “Bốn tốt” lẫn “Mười sáu chữ
vàng”.
Nhưng bây giờ, dường như đã có một biến chuyển nào đó trong “phong cách
Nguyễn Chí Vịnh”. Ông này trở nên dũng khí hơn, dù chỉ đôi chút. Lời lẽ
và quan điểm đối ngoại cũng quyết đoán hơn, dù vẫn còn quá nhiều từ ngữ
mập mờ mà muốn hiểu sao cũng được.
Tâm thế đu dây đối ngoại vẫn là chủ đạo của giới lãnh đạo Việt Nam. Bằng
chứng mới nhất là sau khi tiếp đón hai tàu Mỹ lần đầu tiên từ năm 1975
có mặt tại cảng Cam Ranh, Việt Nam đồng thời sẽ đón 3 tàu chiến Trung
cộng cũng tại cảng này để bảo đảm ‘không liên minh với một nước nhằm
chống lại nước thứ ba”.
Trên bình diện tương quan thế chứ không phải là lực, Việt Nam vẫn đang
duy trì xu hướng cậy nhờ lực lượng hải quân Hoa Kỳ, cho dù xu hướng này
diễn ra một cách chậm chạp.
Trong khi đó, vẫn đang xuất hiện những tin tức ngoài lề cho biết phía
Trung cộng “sẽ hành động” vào một thời điểm nào đó. Không phải ngẫu
nhiên mà giới chóp bu Việt Nam – từ Tổng bí thư Trọng đến Chủ tịch Quang
– đều nhắc đi nhắc lại “không để bị động bất ngờ” trong các cuộc thăm
viếng các quân khu và đơn vị bộ đội.
Lê Dung
(SBTN)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Động thái ‘lạ’ thứ hai của Nguyễn Chí Vịnh
“Việt Nam cam kết hỗ trợ Mỹ và đồng minh can thiệp vào tình hình khu vực, miễn sao điều đó mang lại hòa bình, ổn định và thịnh vượng.” – Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh. Ảnh Tin tuc online |
“Việt Nam cam kết hỗ trợ Mỹ và đồng minh can thiệp vào tình hình khu
vực, miễn sao điều đó mang lại hòa bình, ổn định và thịnh vượng.” –
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam, nêu nội
dung hiếm có này trong cuộc trao đổi với bà Cara Abercrombie, Trợ lý Bộ
trưởng Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ phụ trách vấn đề Nam và Đông Nam Á vào
tháng 10/2016.
Đây là động thái “lạ” thứ hai của Thượng tướng Vịnh tính từ giữa năm
2016 đến nay, cho dù trước đó ông Vịnh hầu như không lên tiếng phản ứng
trước hàng loạt hành vi xâm nhậm vùng biển Việt Nam và gây hấn, bắn giết
ngư dân Việt Nam của các tàu “lạ”.
Động thái “lạ’ đầu tiên diễn ra vào tháng 6/2016, khi Thượng tướng
Nguyễn Chí Vịnh nói với Reuters tại Singapore rằng Hà Nội không có giàn
phóng tên lửa hay vũ khí tại Trường Sa nhưng bảo lưu quyền thực hiện bất
kỳ biện pháp nào.
“Di chuyển bất kỳ loại vũ khí nào đến bất kỳ khu vực vào bất kỳ lúc nào
trong vùng lãnh thổ có chủ quyền của chúng tôi là quyền hợp pháp của
chúng tôi,” ông Vịnh gián tiếp xác nhận.
Đến tháng 8/2016, hãng tin Anh Reuters đã đẩy thể chế đối ngoại của Việt
Nam vào thế không hề êm dịu khi dẫn từ một “thông tin tình báo”, cho
thấy Hà Nội đã vận chuyển các giàn phóng tên lửa từ đất liền tới 5 căn
cứ ở quần đảo Trường Sa trong những tháng gần đây, một động thái có thể
gây căng thẳng với Bắc Kinh. Tuy nhiên cho đến nay thì vẫn chưa có phản
ứng nào của Trung cộng về vụ này.
Có thể giới quan sát quốc tế không mấy biết đến cái tên Nguyễn Chí Vịnh.
Nhưng nhiều người ở Việt Nam lại đã hiểu rõ thái độ lấp lửng cố hữu của
viên tướng 3 sao này. Dưới thời Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh,
tướng Vịnh còn bị một số dư luận cho rằng “có yếu tố thân Trung Quốc”.
Biểu hiện rất dễ nhận ra của Nguyễn Chí Vịnh là trong hầu hết những cuộc
“đối ngoại” với giới quân sự và các lãnh đạo Bắc Kinh, ông Vịnh luôn sử
dụng một loại văn phong mô tả bầu không khí “Bốn tốt” lẫn “Mười sáu chữ
vàng”.
Nhưng bây giờ, dường như đã có một biến chuyển nào đó trong “phong cách
Nguyễn Chí Vịnh”. Ông này trở nên dũng khí hơn, dù chỉ đôi chút. Lời lẽ
và quan điểm đối ngoại cũng quyết đoán hơn, dù vẫn còn quá nhiều từ ngữ
mập mờ mà muốn hiểu sao cũng được.
Tâm thế đu dây đối ngoại vẫn là chủ đạo của giới lãnh đạo Việt Nam. Bằng
chứng mới nhất là sau khi tiếp đón hai tàu Mỹ lần đầu tiên từ năm 1975
có mặt tại cảng Cam Ranh, Việt Nam đồng thời sẽ đón 3 tàu chiến Trung
cộng cũng tại cảng này để bảo đảm ‘không liên minh với một nước nhằm
chống lại nước thứ ba”.
Trên bình diện tương quan thế chứ không phải là lực, Việt Nam vẫn đang
duy trì xu hướng cậy nhờ lực lượng hải quân Hoa Kỳ, cho dù xu hướng này
diễn ra một cách chậm chạp.
Trong khi đó, vẫn đang xuất hiện những tin tức ngoài lề cho biết phía
Trung cộng “sẽ hành động” vào một thời điểm nào đó. Không phải ngẫu
nhiên mà giới chóp bu Việt Nam – từ Tổng bí thư Trọng đến Chủ tịch Quang
– đều nhắc đi nhắc lại “không để bị động bất ngờ” trong các cuộc thăm
viếng các quân khu và đơn vị bộ đội.
Lê Dung
(SBTN)