Tham Khảo

Đua ngựa Sài Gòn ( Trong khi dân SG vô tư đua ngựa. Ngoài Bắc Bác Hồ nhẩy ngựa...Non )

“Khi ra gần tới trường đua thì gặp xe hơi, xe ngựa, xe máy (xe đạp) chật đường, rồi tới cửa thì thấy thiên hạ chen nhau mua giấy mà vô nườm nượp.

Nhà văn Hồ Biểu Chánh miêu tả cảnh đua ngựa ở Phú Thọ trong tác phẩm “Ở theo thời” viết vào năm 1935 rằng: “Khi ra gần tới trường đua thì gặp xe hơi, xe ngựa, xe máy (xe đạp) chật đường, rồi tới cửa thì thấy thiên hạ chen nhau mua giấy mà vô nườm nượp. Trong số người đi coi ở đây, phần đông là người An-nam, chẳng những là đông bên hạng đứng ngoài trời mà thôi, mà bên hạng ngồi trên khán đài, người An-nam cũng đông thập phần, lại đờn bà số gần phân nửa”.

dua-ngua-sai-gon4
Một góc khán đài trường đua ngựa Phú Thọ năm 1969 – Ảnh: Larsdh

Xem ra thuở đó, đàn bà đi xem đua ngựa không thua gì đàn ông. Xem vì môn đua ngựa khi ấy còn lạ lẫm với người dân An Nam hay xem để tham gia cá cược là chuyện khó biết. Sau này, tôi có dịp đi xem đua ngựa cùng với ông anh bạn hàng xóm hồi đầu năm 1975, thấy trên khán đài hầu hết toàn cánh đàn ông. Gần như mọi người bước vào trường đua Phú Thọ đều mua cá cược. Thú thật, cảnh đua ngựa với tôi không hấp dẫn lắm, không hào hứng bằng đua xe gắn máy ở sân vận động Cộng Hoà. Xe phóng tốc độ nhanh, ôm cua vòng đua điệu nghệ. Trong khi đó, người ta thổi phồng ngựa đua thần mã tung vó câu nước rút, nhưng tôi chỉ thấy toàn những con ngựa nhỏ con, chạy chậm chẳng hào hứng tí nào.

dua-ngua-sai-gon2
Một chú nài cưỡi ngựa cho khán giả xem tướng mạo con thần mã mà họ kỳ vọng vào cuộc đua kỳ thứ 90 năm 1969 – Ảnh: Ladsdh

Rồi sau đó, trường đua Phú Thọ ngưng hoạt động mãi cho đến năm 1989. Năm 1990 tôi mới có dịp đến đó viết bài tường thuật về màn biểu diễn dù lượn của một công ty thể thao Pháp muốn đầu tư môn thể thao mới lạ đối với người Việt trong giai đoạn mở cửa làm ăn với nước ngoài. Môn dù lượn lúc này được giới thiệu ở cả ba miền, đặc biệt ở Sài Gòn, sân trường đua Phú Thọ rộng rãi, có sẵn khán đài, dễ dàng thu hút người xem và phát triển. Không biết chuyện làm ăn của giới kinh doanh thể thao ra sao, cuối cùng không thấy ký kết hợp đồng hoặc biểu diễn lần thứ hai.

Chuyện xưa nhắc lại, sau khi chiếm thành Gia Ðịnh, người Pháp đã mở trường đua ngựa tại khu vực Ðồng tập trận rất rộng lớn, bao gồm một phần của Q.3 và Q.10 ngày nay. Ban đầu là để phục vụ giải trí cho binh lính sĩ quan Pháp với các cuộc đua ngựa do các chú nài An Nam mặc áo dài đen, đầu đội khăn, cưỡi ngựa cỏ và có khi tổ chức những cuộc đua xe bò với mục đích gây cười, giải khuây cho binh lính. Thời gian ngắn sau đó, trường đua mới bắt đầu tổ chức các cuộc đua ngựa bài bản hơn. Sơn Nam viết: “Lần đua đầu tiên, năm 1864, người Pháp sang trọng đến dự với xe song mã; bọn quan lại hàng đầu ngồi trên võng có lính khiêng, mang theo trầu cau, điếu đóm. Kẻ tò mò vào khu vực trường đua, ngồi trên mồ mả vô chủ mà xem”.

dua-ngua-sai-gon3
Trường đua cũ ở Đồng tập trận hồi đầu thế kỷ 20

Mãi đến năm 1892, một nhóm người Pháp mới lập “Hội đua ngựa Sài Gòn”. Ngựa đua lúc đó chỉ toàn là ngựa cỏ của các địa phương quanh vùng Gia Ðịnh. Học giả Vương Hồng Sển viết trong Sài Gòn năm xưa: “Ðến 1906, thấy môn đua ngựa thu hút nhiều người xem, một thương gia Pháp tên Jean Duclos đem ngựa đua to lớn giống Ả Rập từ Pháp sang, tổ chức các cuộc đua báo hại nhiều tay cá độ thua phá sản. Qua năm 1912, De Monpezat cũng chơi cái mửng ấy và vét sạch túi dân cá độ trong Nam. Và cũng trong năm này, trường đua ngựa Sài Gòn chính thức đi vào hoạt động. Những con ngựa của Duclos tạo nên cơn sốt, chỉ trong nửa năm tổ chức đến 200 cuộc đua mang rất nhiều tiền về cho nhà chủ”. Và chính tại trường đua Ðồng tập trận, lần đầu tiên trong đời, người Sài Gòn có dịp xem cuộc biểu diễn máy bay khi phi công thể thao người Bỉ Charles Van Den Born mang chiếc Farman II sang trường đua lắp ráp cho buổi biểu diễn vào ngày 10/12/1910 trước sự háo hức trên chục ngàn người Pháp và dân chúng Sài Gòn-Chợ Lớn.

Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất đã làm gián đoạn hoạt động của trường đua cho đến năm 1920. Các cuộc đua theo thường kỳ cuối tuần được tổ chức, giới tổ chức cá cược và dân mê cá ngựa, đá gà, bài bạc (tại Ðại Thế Giới và Kim Chung) đua nhau “máu me”. Sau khi sát nhập Sài Gòn-Chợ Lớn năm 1931, do mở rộng đô thị cần có trường đua rộng lớn hơn hợp với tiêu chuẩn quốc tế, nên trường đua dời về Phú Thọ, rộng 44 hécta, ngay góc đường Trần Quốc Toản và Nguyễn Văn Thoại (ngày nay là đường 3 Tháng 2 và Lý Thường Kiệt).

dua-ngua-sai-gon1
Trên đường về đích – Ảnh: Larsdh

Sơn Nam nhận xét trong cuốn Người Sài Gòn: “Giới nuôi ngựa đua rèn luyện tay nghề, qua đôi ba thế hệ, lắm người đến xem đua ngựa để giải trí, với tư thế khách phong lưu. Một thời, nhiều tờ báo đăng “Lời bàn đua ngựa” hoặc in ra bản tin đặc biệt về tình hình đua ngựa, dự kiến kết quả. Chuyện con “thần mã Ðạm Sáp” mãi gây ngạc nhiên cho giới nhà nghề: mẹ gốc Việt Nam, Ðạm Sáp cao hơn 1.2 mét đã thắng cho đến khi giải nghệ những con ngựa cao 1.4 mét”. Nghe chuyện xưa, thuở trước đó hai thập niên có con “thần mã Ðạm Anh”, một thời làm mưa làm gió, nó cũng chỉ cao 1.24 mét, thắng nhiều cuộc đến nỗi các chủ ngựa đua nhau đem ngựa cái đến trả tiền phối giống và được cấp giấy chứng nhận để chủ ngựa sau bán ngựa con có giá.

Nói đến ngựa đua phải kể đến vùng đất Ðức Hoà mặc dù đã có nhiều con thần mã làm nên tên tuổi cho nghề nuôi ngựa đua ở Ðất Hộ (Ða Kao) hay Bà Ðiểm, “Ngựa hay mua sắm quá nhiều / Mỗi kỳ đua ngựa thảy đều có ăn / Hai mươi hai hạt xa gần / Tiếng ngựa Bà Ðiểm ai bằng đặng đây”. Trong lần về Ðức Hoà viết chuyện nuôi ngựa đua, tôi có đến gặp chủ nhân Hà Văn Nở ở xã Ðức Hoà Thượng, anh nuôi cả chục con ngựa chiến với những cái tên rất Tây: Durati, Sapphire, Rubi… Trong thời buổi kinh tế khó khăn, để duy trì đàn ngựa anh phải vay tiền ngân hàng. Anh kể chuyện ngựa đua được phân hạng A, B, C, D theo chiều cao.

Hồi trước 1975, người chú của anh là chủ ngựa đem ngựa đi đua ở Phú Thọ vào mỗi cuối tuần. Ngựa trước khi ra vòng đua phải được kiểm tra chiều cao theo phân loại hạng. Không chỉ có đo chiều cao, ban tổ chức còn cân ngựa, nếu trọng lượng thiếu thì phải cho ngựa mang chì để cân bằng trọng lượng các con ngựa xếp chung hạng, tức là có chung chiều cao và chung trọng lượng. Cũng như nài ngựa cưỡi ngựa hạng nào phải có trọng lượng cơ thể phù hợp với loại hạng ngựa đó. Cách cân đong đo đếm như thế xem ra môn thể thao đua ngựa có sự công bằng về luật chơi. Con ngựa nào có nước rút nhanh, dẻo dai ở các giải cự ly: Tiêu chuẩn (1,000m), Phó hội (1,500 đến 2,400m, tuỳ hạng) và Ðô hội (1,500 đến 3,000m, tuỳ hạng). Ngựa thắng giải Ðô hội mà lại thuộc loại ngựa hạng A (chiều cao từ 1.33 mét trở lên) thì được xem là “vô địch trường đua”. Thuở đầu thập niên 1970, trường đua Phú Thọ nức tiếng với “thần mã Thoại Lan”, luôn luôn thắng trận. Hồi nhỏ tôi nhớ mãi câu tường thuật khi bất ngờ mở cái radio trên bàn: “Gần phút chót, Thoại Lan tung chân vượt qua số 5, rồi số 7, chạm đến vạch trắng kết thúc”. Lúc đó tôi cứ tưởng bình luận viên Huyền Vũ bàn tán sôi nổi trận đá banh, cho đến khi nghe tiếp mới biết là đua ngựa.

dua-ngua-sai-gon
Mua vé cược niềm hy vọng của nhiều người mê đua ngựa – Ảnh: Lee Baker

Ðến giờ đua, khán đài xôn xao, kẻ đứng người ngồi. Các chú nài dẫn ngựa đeo số của mình cưỡi đi qua một vòng khán đài cho người xem coi tướng mạo từng con thần mã để chuẩn bị mua cược. Những con ngựa có tên tuổi, từng thắng nhiều trận trước thường được mua cược nhiều nhưng cũng lắm khi bị chủ ngựa gài độ. Có những chủ ngựa (có khi cả đàn ngựa đua chục con đều là của một chủ) lại không công bằng. Chuyện sắp xếp với nài cho con nào về nhất về nhì thì chỉ có ông chủ biết, còn dân cược thì nhào vô mua cá rời cá cặp. Cá rời là mua con ngựa số đeo về nhất, cá cặp là mua con số đeo con về nhất về nhì. Cá cặp số tiền trúng gấp mười lần. Ðó là cá độ bình thường trong trường đua, chứ dân cá cược máu me thường dựa vào nguồn tin từ giới mua bán độ. Giới giang hồ, giới xì thẩu mua chuộc nài hoặc đe doạ chủ ngựa, muốn cho con nào về nhất về nhì thì là chuyện đã định. Một vụ cược có khi lên đến cả trăm lượng vàng.

Ông bạn già tôi kể ngày trước cha ông làm sổ sách kế toán cuối tuần cho trường đua Phú Thọ hồi thập niên 50. Số tiền trúng cá ngựa là một nguồn thu khổng lồ cho ngân sách nhà nước không thua gì xổ số kiến thiết quốc gia. Hằng năm số tiền thu được sau khi khấu hao sân bãi, lương bổng, tiền cho chủ ngựa, tiền chung cho số người thắng cược, số tiền còn lại thuộc về nhà nước lên đến 500 triệu đồng. Nếu Hội đua ngựa khai gian, ngoài chuyện xử phạt hình sự, còn phải bồi hoàn gấp ba lần số tiền thuế đóng cho chính phủ.

Chuyện trường đua Phú Thọ ngày trước lúc nào cũng nóng hổi cá cược vào hai ngày cuối tuần hoặc đặc biệt vào những ngày lễ lớn. Sau năm 1975, trường đua ngưng hoạt động một thời gian dài đến năm 1989 thì hoạt động trở lại. Nhưng rồi đến năm 2011, trường đua chuyển đổi mục đích trở thành Trung tâm huấn luyện thi đấu thể thao cùng hai khu nhà ở chung cư. Trường đua ngựa trong tương lai di dời đến tỉnh Lâm Ðồng nhưng đến nay khu quy hoạch trường đua rộng 378 hécta tại Madagui vẫn còn là một bãi đất trống.

Trang Nguyên

( Báo Trẻ )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Đua ngựa Sài Gòn ( Trong khi dân SG vô tư đua ngựa. Ngoài Bắc Bác Hồ nhẩy ngựa...Non )

“Khi ra gần tới trường đua thì gặp xe hơi, xe ngựa, xe máy (xe đạp) chật đường, rồi tới cửa thì thấy thiên hạ chen nhau mua giấy mà vô nườm nượp.

Nhà văn Hồ Biểu Chánh miêu tả cảnh đua ngựa ở Phú Thọ trong tác phẩm “Ở theo thời” viết vào năm 1935 rằng: “Khi ra gần tới trường đua thì gặp xe hơi, xe ngựa, xe máy (xe đạp) chật đường, rồi tới cửa thì thấy thiên hạ chen nhau mua giấy mà vô nườm nượp. Trong số người đi coi ở đây, phần đông là người An-nam, chẳng những là đông bên hạng đứng ngoài trời mà thôi, mà bên hạng ngồi trên khán đài, người An-nam cũng đông thập phần, lại đờn bà số gần phân nửa”.

dua-ngua-sai-gon4
Một góc khán đài trường đua ngựa Phú Thọ năm 1969 – Ảnh: Larsdh

Xem ra thuở đó, đàn bà đi xem đua ngựa không thua gì đàn ông. Xem vì môn đua ngựa khi ấy còn lạ lẫm với người dân An Nam hay xem để tham gia cá cược là chuyện khó biết. Sau này, tôi có dịp đi xem đua ngựa cùng với ông anh bạn hàng xóm hồi đầu năm 1975, thấy trên khán đài hầu hết toàn cánh đàn ông. Gần như mọi người bước vào trường đua Phú Thọ đều mua cá cược. Thú thật, cảnh đua ngựa với tôi không hấp dẫn lắm, không hào hứng bằng đua xe gắn máy ở sân vận động Cộng Hoà. Xe phóng tốc độ nhanh, ôm cua vòng đua điệu nghệ. Trong khi đó, người ta thổi phồng ngựa đua thần mã tung vó câu nước rút, nhưng tôi chỉ thấy toàn những con ngựa nhỏ con, chạy chậm chẳng hào hứng tí nào.

dua-ngua-sai-gon2
Một chú nài cưỡi ngựa cho khán giả xem tướng mạo con thần mã mà họ kỳ vọng vào cuộc đua kỳ thứ 90 năm 1969 – Ảnh: Ladsdh

Rồi sau đó, trường đua Phú Thọ ngưng hoạt động mãi cho đến năm 1989. Năm 1990 tôi mới có dịp đến đó viết bài tường thuật về màn biểu diễn dù lượn của một công ty thể thao Pháp muốn đầu tư môn thể thao mới lạ đối với người Việt trong giai đoạn mở cửa làm ăn với nước ngoài. Môn dù lượn lúc này được giới thiệu ở cả ba miền, đặc biệt ở Sài Gòn, sân trường đua Phú Thọ rộng rãi, có sẵn khán đài, dễ dàng thu hút người xem và phát triển. Không biết chuyện làm ăn của giới kinh doanh thể thao ra sao, cuối cùng không thấy ký kết hợp đồng hoặc biểu diễn lần thứ hai.

Chuyện xưa nhắc lại, sau khi chiếm thành Gia Ðịnh, người Pháp đã mở trường đua ngựa tại khu vực Ðồng tập trận rất rộng lớn, bao gồm một phần của Q.3 và Q.10 ngày nay. Ban đầu là để phục vụ giải trí cho binh lính sĩ quan Pháp với các cuộc đua ngựa do các chú nài An Nam mặc áo dài đen, đầu đội khăn, cưỡi ngựa cỏ và có khi tổ chức những cuộc đua xe bò với mục đích gây cười, giải khuây cho binh lính. Thời gian ngắn sau đó, trường đua mới bắt đầu tổ chức các cuộc đua ngựa bài bản hơn. Sơn Nam viết: “Lần đua đầu tiên, năm 1864, người Pháp sang trọng đến dự với xe song mã; bọn quan lại hàng đầu ngồi trên võng có lính khiêng, mang theo trầu cau, điếu đóm. Kẻ tò mò vào khu vực trường đua, ngồi trên mồ mả vô chủ mà xem”.

dua-ngua-sai-gon3
Trường đua cũ ở Đồng tập trận hồi đầu thế kỷ 20

Mãi đến năm 1892, một nhóm người Pháp mới lập “Hội đua ngựa Sài Gòn”. Ngựa đua lúc đó chỉ toàn là ngựa cỏ của các địa phương quanh vùng Gia Ðịnh. Học giả Vương Hồng Sển viết trong Sài Gòn năm xưa: “Ðến 1906, thấy môn đua ngựa thu hút nhiều người xem, một thương gia Pháp tên Jean Duclos đem ngựa đua to lớn giống Ả Rập từ Pháp sang, tổ chức các cuộc đua báo hại nhiều tay cá độ thua phá sản. Qua năm 1912, De Monpezat cũng chơi cái mửng ấy và vét sạch túi dân cá độ trong Nam. Và cũng trong năm này, trường đua ngựa Sài Gòn chính thức đi vào hoạt động. Những con ngựa của Duclos tạo nên cơn sốt, chỉ trong nửa năm tổ chức đến 200 cuộc đua mang rất nhiều tiền về cho nhà chủ”. Và chính tại trường đua Ðồng tập trận, lần đầu tiên trong đời, người Sài Gòn có dịp xem cuộc biểu diễn máy bay khi phi công thể thao người Bỉ Charles Van Den Born mang chiếc Farman II sang trường đua lắp ráp cho buổi biểu diễn vào ngày 10/12/1910 trước sự háo hức trên chục ngàn người Pháp và dân chúng Sài Gòn-Chợ Lớn.

Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất đã làm gián đoạn hoạt động của trường đua cho đến năm 1920. Các cuộc đua theo thường kỳ cuối tuần được tổ chức, giới tổ chức cá cược và dân mê cá ngựa, đá gà, bài bạc (tại Ðại Thế Giới và Kim Chung) đua nhau “máu me”. Sau khi sát nhập Sài Gòn-Chợ Lớn năm 1931, do mở rộng đô thị cần có trường đua rộng lớn hơn hợp với tiêu chuẩn quốc tế, nên trường đua dời về Phú Thọ, rộng 44 hécta, ngay góc đường Trần Quốc Toản và Nguyễn Văn Thoại (ngày nay là đường 3 Tháng 2 và Lý Thường Kiệt).

dua-ngua-sai-gon1
Trên đường về đích – Ảnh: Larsdh

Sơn Nam nhận xét trong cuốn Người Sài Gòn: “Giới nuôi ngựa đua rèn luyện tay nghề, qua đôi ba thế hệ, lắm người đến xem đua ngựa để giải trí, với tư thế khách phong lưu. Một thời, nhiều tờ báo đăng “Lời bàn đua ngựa” hoặc in ra bản tin đặc biệt về tình hình đua ngựa, dự kiến kết quả. Chuyện con “thần mã Ðạm Sáp” mãi gây ngạc nhiên cho giới nhà nghề: mẹ gốc Việt Nam, Ðạm Sáp cao hơn 1.2 mét đã thắng cho đến khi giải nghệ những con ngựa cao 1.4 mét”. Nghe chuyện xưa, thuở trước đó hai thập niên có con “thần mã Ðạm Anh”, một thời làm mưa làm gió, nó cũng chỉ cao 1.24 mét, thắng nhiều cuộc đến nỗi các chủ ngựa đua nhau đem ngựa cái đến trả tiền phối giống và được cấp giấy chứng nhận để chủ ngựa sau bán ngựa con có giá.

Nói đến ngựa đua phải kể đến vùng đất Ðức Hoà mặc dù đã có nhiều con thần mã làm nên tên tuổi cho nghề nuôi ngựa đua ở Ðất Hộ (Ða Kao) hay Bà Ðiểm, “Ngựa hay mua sắm quá nhiều / Mỗi kỳ đua ngựa thảy đều có ăn / Hai mươi hai hạt xa gần / Tiếng ngựa Bà Ðiểm ai bằng đặng đây”. Trong lần về Ðức Hoà viết chuyện nuôi ngựa đua, tôi có đến gặp chủ nhân Hà Văn Nở ở xã Ðức Hoà Thượng, anh nuôi cả chục con ngựa chiến với những cái tên rất Tây: Durati, Sapphire, Rubi… Trong thời buổi kinh tế khó khăn, để duy trì đàn ngựa anh phải vay tiền ngân hàng. Anh kể chuyện ngựa đua được phân hạng A, B, C, D theo chiều cao.

Hồi trước 1975, người chú của anh là chủ ngựa đem ngựa đi đua ở Phú Thọ vào mỗi cuối tuần. Ngựa trước khi ra vòng đua phải được kiểm tra chiều cao theo phân loại hạng. Không chỉ có đo chiều cao, ban tổ chức còn cân ngựa, nếu trọng lượng thiếu thì phải cho ngựa mang chì để cân bằng trọng lượng các con ngựa xếp chung hạng, tức là có chung chiều cao và chung trọng lượng. Cũng như nài ngựa cưỡi ngựa hạng nào phải có trọng lượng cơ thể phù hợp với loại hạng ngựa đó. Cách cân đong đo đếm như thế xem ra môn thể thao đua ngựa có sự công bằng về luật chơi. Con ngựa nào có nước rút nhanh, dẻo dai ở các giải cự ly: Tiêu chuẩn (1,000m), Phó hội (1,500 đến 2,400m, tuỳ hạng) và Ðô hội (1,500 đến 3,000m, tuỳ hạng). Ngựa thắng giải Ðô hội mà lại thuộc loại ngựa hạng A (chiều cao từ 1.33 mét trở lên) thì được xem là “vô địch trường đua”. Thuở đầu thập niên 1970, trường đua Phú Thọ nức tiếng với “thần mã Thoại Lan”, luôn luôn thắng trận. Hồi nhỏ tôi nhớ mãi câu tường thuật khi bất ngờ mở cái radio trên bàn: “Gần phút chót, Thoại Lan tung chân vượt qua số 5, rồi số 7, chạm đến vạch trắng kết thúc”. Lúc đó tôi cứ tưởng bình luận viên Huyền Vũ bàn tán sôi nổi trận đá banh, cho đến khi nghe tiếp mới biết là đua ngựa.

dua-ngua-sai-gon
Mua vé cược niềm hy vọng của nhiều người mê đua ngựa – Ảnh: Lee Baker

Ðến giờ đua, khán đài xôn xao, kẻ đứng người ngồi. Các chú nài dẫn ngựa đeo số của mình cưỡi đi qua một vòng khán đài cho người xem coi tướng mạo từng con thần mã để chuẩn bị mua cược. Những con ngựa có tên tuổi, từng thắng nhiều trận trước thường được mua cược nhiều nhưng cũng lắm khi bị chủ ngựa gài độ. Có những chủ ngựa (có khi cả đàn ngựa đua chục con đều là của một chủ) lại không công bằng. Chuyện sắp xếp với nài cho con nào về nhất về nhì thì chỉ có ông chủ biết, còn dân cược thì nhào vô mua cá rời cá cặp. Cá rời là mua con ngựa số đeo về nhất, cá cặp là mua con số đeo con về nhất về nhì. Cá cặp số tiền trúng gấp mười lần. Ðó là cá độ bình thường trong trường đua, chứ dân cá cược máu me thường dựa vào nguồn tin từ giới mua bán độ. Giới giang hồ, giới xì thẩu mua chuộc nài hoặc đe doạ chủ ngựa, muốn cho con nào về nhất về nhì thì là chuyện đã định. Một vụ cược có khi lên đến cả trăm lượng vàng.

Ông bạn già tôi kể ngày trước cha ông làm sổ sách kế toán cuối tuần cho trường đua Phú Thọ hồi thập niên 50. Số tiền trúng cá ngựa là một nguồn thu khổng lồ cho ngân sách nhà nước không thua gì xổ số kiến thiết quốc gia. Hằng năm số tiền thu được sau khi khấu hao sân bãi, lương bổng, tiền cho chủ ngựa, tiền chung cho số người thắng cược, số tiền còn lại thuộc về nhà nước lên đến 500 triệu đồng. Nếu Hội đua ngựa khai gian, ngoài chuyện xử phạt hình sự, còn phải bồi hoàn gấp ba lần số tiền thuế đóng cho chính phủ.

Chuyện trường đua Phú Thọ ngày trước lúc nào cũng nóng hổi cá cược vào hai ngày cuối tuần hoặc đặc biệt vào những ngày lễ lớn. Sau năm 1975, trường đua ngưng hoạt động một thời gian dài đến năm 1989 thì hoạt động trở lại. Nhưng rồi đến năm 2011, trường đua chuyển đổi mục đích trở thành Trung tâm huấn luyện thi đấu thể thao cùng hai khu nhà ở chung cư. Trường đua ngựa trong tương lai di dời đến tỉnh Lâm Ðồng nhưng đến nay khu quy hoạch trường đua rộng 378 hécta tại Madagui vẫn còn là một bãi đất trống.

Trang Nguyên

( Báo Trẻ )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm