Kinh Khổ
Đúng thực lỗi của thư ký
Bữa ni, mình đã bỏ kha khá thời gian để đọc bài viết được giới thiệu là quan trọng của chủ tịch nước Trương Tấn Sang (xem ở đây). Nói chung không có gì mới. Phần tình cảm nhiều hơn phần lý trí, suy nghĩ.
Chỉ có điều, cái phần mở đầu làm mình khó chịu, câu chữ loáng thoáng chập chờn giọng văn kiểu trong bài tập đọc "Tôi đi học" của nhà thơ Thanh Tịnh hồi nảo hồi nào. Vậy nì:
"Ngày Quốc khánh bao giờ cũng đem lại cho mỗi người chúng ta những cảm xúc thật đặc biệt.
Tôi nhớ lại cảm xúc của mình vào những ngày kỷ niệm này trong nhiều năm đã qua, cho dù lúc đó tôi đang ở thành phố hay nông thôn, vào buổi trưa hay vào lúc nửa đêm khi vạn vật đã chìm vào giấc ngủ. Tràn ngập trong tâm khảm tôi lúc đó là cảm xúc thiêng liêng và lắng đọng về ý nghĩa vĩ đại của Ngày Độc lập với non sông và dân tộc Việt Nam ta.
Một câu hỏi da diết xuất hiện trong những khoảnh khắc ấy: những gương mặt mà ta đã gặp, những ngôi nhà, góc phố, hàng cây, mỗi ngôi làng hay thậm chí một tiếng chuông chùa trong đêm sẽ như thế nào, sẽ ra sao, nếu như không có Ngày Độc lập ấy?
Đã có rất nhiều cuốn sách, những bài diễn văn của các học giả, các nhà lãnh đạo trong và ngoài nước trong suốt 67 năm qua đề cập từng khía cạnh, thậm chí nhỏ nhất về ý nghĩa vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, không chỉ với đất nước và nhân dân Việt Nam, mà với sự tiến bộ của nhân loại nói chung. Trong thời đại thông tin ngày nay, việc kiếm tìm những thông tin như vậy trở nên thật dễ dàng..." (hết trích, đảm bảo nguyên xi, không sai 1 dấu phảy).
Vẫn biết những bài kiểu thế này thường do các ông bà trợ lý, thư ký của lãnh đạo chấp bút, còn các vị ấy chỉ đọc duyệt, thêm ý này, thắt ý nọ, bỏ ý kia, sau đó ký tên vào thôi (thông cảm, các vị ấy bận bịu đủ thứ việc, thì giờ đâu mà viết). Nhưng mở đầu một bài viết quan trọng tầm quốc gia, cho hàng chục triệu người đọc mà lại lả lướt, trữ tình ngoại đề như thế thì quả không nên. Rất khó nghe. Không ai cấm chủ tịch nước được quyền bày tỏ nỗi lòng, tâm tư của mình nhưng phải trong hoàn cảnh, văn cảnh thích hợp, trong những dịp khác cơ. Ví dụ bên bàn nhậu, bác cứ nói thoải mái, thậm chí càng trữ tình càng tốt. Còn ở chỗ này, dịp này, phải lập nghiêm, bác ạ.
Ấy, em là em cứ khó tính, xét nét như thế, không phải để chê bác chủ tịch, mà em chỉ muốn mắng mấy chú giúp việc cho bác mà thôi. Đã ăn lộc nhà chúa, xơi oản của chùa thì phải hết công hết sức, tỏ hết tài trí để phụng sự chúa, cúng chùa. Chỉ cốt làm cho xong thì nên về với mẹ đĩ rửa bát quét nhà còn có ích hơn.
23.8.2012
Nguyễn Thông
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Đúng thực lỗi của thư ký
Bữa ni, mình đã bỏ kha khá thời gian để đọc bài viết được giới thiệu là quan trọng của chủ tịch nước Trương Tấn Sang (xem ở đây). Nói chung không có gì mới. Phần tình cảm nhiều hơn phần lý trí, suy nghĩ.
Chỉ có điều, cái phần mở đầu làm mình khó chịu, câu chữ loáng thoáng chập chờn giọng văn kiểu trong bài tập đọc "Tôi đi học" của nhà thơ Thanh Tịnh hồi nảo hồi nào. Vậy nì:
"Ngày Quốc khánh bao giờ cũng đem lại cho mỗi người chúng ta những cảm xúc thật đặc biệt.
Tôi nhớ lại cảm xúc của mình vào những ngày kỷ niệm này trong nhiều năm đã qua, cho dù lúc đó tôi đang ở thành phố hay nông thôn, vào buổi trưa hay vào lúc nửa đêm khi vạn vật đã chìm vào giấc ngủ. Tràn ngập trong tâm khảm tôi lúc đó là cảm xúc thiêng liêng và lắng đọng về ý nghĩa vĩ đại của Ngày Độc lập với non sông và dân tộc Việt Nam ta.
Một câu hỏi da diết xuất hiện trong những khoảnh khắc ấy: những gương mặt mà ta đã gặp, những ngôi nhà, góc phố, hàng cây, mỗi ngôi làng hay thậm chí một tiếng chuông chùa trong đêm sẽ như thế nào, sẽ ra sao, nếu như không có Ngày Độc lập ấy?
Đã có rất nhiều cuốn sách, những bài diễn văn của các học giả, các nhà lãnh đạo trong và ngoài nước trong suốt 67 năm qua đề cập từng khía cạnh, thậm chí nhỏ nhất về ý nghĩa vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, không chỉ với đất nước và nhân dân Việt Nam, mà với sự tiến bộ của nhân loại nói chung. Trong thời đại thông tin ngày nay, việc kiếm tìm những thông tin như vậy trở nên thật dễ dàng..." (hết trích, đảm bảo nguyên xi, không sai 1 dấu phảy).
Vẫn biết những bài kiểu thế này thường do các ông bà trợ lý, thư ký của lãnh đạo chấp bút, còn các vị ấy chỉ đọc duyệt, thêm ý này, thắt ý nọ, bỏ ý kia, sau đó ký tên vào thôi (thông cảm, các vị ấy bận bịu đủ thứ việc, thì giờ đâu mà viết). Nhưng mở đầu một bài viết quan trọng tầm quốc gia, cho hàng chục triệu người đọc mà lại lả lướt, trữ tình ngoại đề như thế thì quả không nên. Rất khó nghe. Không ai cấm chủ tịch nước được quyền bày tỏ nỗi lòng, tâm tư của mình nhưng phải trong hoàn cảnh, văn cảnh thích hợp, trong những dịp khác cơ. Ví dụ bên bàn nhậu, bác cứ nói thoải mái, thậm chí càng trữ tình càng tốt. Còn ở chỗ này, dịp này, phải lập nghiêm, bác ạ.
Ấy, em là em cứ khó tính, xét nét như thế, không phải để chê bác chủ tịch, mà em chỉ muốn mắng mấy chú giúp việc cho bác mà thôi. Đã ăn lộc nhà chúa, xơi oản của chùa thì phải hết công hết sức, tỏ hết tài trí để phụng sự chúa, cúng chùa. Chỉ cốt làm cho xong thì nên về với mẹ đĩ rửa bát quét nhà còn có ích hơn.
23.8.2012
Nguyễn Thông