Di Sản Hồ Chí Minh
Được ‘dạy thêm một bài’ nhưng chưa chắc Việt Nam học được gì
Chính quyền Việt Nam chưa có ý kiến chính thức về sự kiện tin tặc xâm nhập, chiếm quyền kiểm soát mạng máy tính hai hai phi trường Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
(Hình minh họa: Roslan Rahman/AFP/Getty Images) |
Chính quyền Việt Nam chưa có ý kiến chính thức về sự kiện tin tặc xâm
nhập, chiếm quyền kiểm soát mạng máy tính hai hai phi trường Nội Bài và
Tân Sơn Nhất.
Chiều 29 Tháng Bảy, thay vì hiển thị thông tin về các chuyến bay, các
yêu cầu và hướng dẫn về an toàn hàng không thì toàn bộ màn hình ở hai
phi trường lớn nhất Việt Nam là Nội Bài (Hà Nội) và Sài Gòn xuất hiện
“những thông tin kích động, xúc phạm Việt Nam và Philippines, xuyên tạc
các nội dung về Biển Đông.”
Thậm chí quyền kiểm soát hệ thống phát thanh cũng bị cưỡng đoạt. Trên
loa phóng thanh chỉ còn những lời chỉ trích Philippines, Việt Nam và
tuyên bố Biển Đông là… của Trung Quốc.
Giới hữu trách tại Việt Nam chỉ còn một lựa chọn: Tắt cả mạng máy tính
lẫn hệ thống phát thanh ở Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Việc tiếp nhận khách –
kiểm tra giấy tờ tùy thân – phát thẻ lên phi cơ,… được thực hiện trên
giấy và bằng tay! Chuyển các thông tin cần thiết đến hành khách bằng loa
cầm tay. Tất nhiên, theo sau đó là hàng trăm chuyến bay và hành khách
bị trễ chuyến bay. Có một điểm đáng chú ý là thay vì trở thành hỗn loạn,
Nội Bài và Tân Sơn Nhất lại rất trật tự. Mọi người nhẫn nại chờ đợi,
chịu đựng những bất tiện, không oán thán, chê trách.
Ngoài mạng máy tính điều hành hoạt động và hệ thống phát thanh của phi
trường, tin tặc cưỡng đoạt luôn cả quyền kiểm soát trang web của Vietnam
Airlines trên Internet. Thông tin cá nhân của khoảng 400,000 hành khách
sử dụng các dịch vụ do Vietnam Airlines cung cấp được tin tặc thu thập,
đóng thành “gói” để tặng không qua Internet. Đến cuối tuần, một số
trang web khác của Việt Nam cũng bắt đầu mất quyền kiểm soát.
Giới hữu trách ở Việt Nam chỉ có vài thông báo liên quan đến sự kiện vừa
kể: (1) Đang điều tra và (2) Tin tặc không kiểm soát được mạng máy tính
liên quan tới điều hành phi cơ để thiết lập và duy trì an toàn bay.
Tuy nhiên thông báo loại (2) có mâu thuẫn: Trong khi một viên chức Cục
Hàng Không Việt Nam khẳng định, mạng máy tính liên quan tới điều hành
phi cơ để thiết lập và duy trì an toàn bay là hệ thống riêng biệt, được
bảo vệ nghiêm ngặt, tin tặc không thể xâm nhập, cưỡng đoạt quyền kiểm
soát thì một viên chức của Vietnam Airlines nói với báo giới là trước đó
vài ngày, hãng này đã “chủ động đánh sập hệ thống điều hành liên quan
đến an toàn bay để không bị hacker tấn công.”
1937CN, nhóm tin tặc Trung Quốc trước nay vẫn thực hiện nhiều cuộc tấn
công trên Internet và được nhiều người tin là thủ phạm vụ tấn công hôm
29 Tháng Bảy, đã lên tiếng phủ nhận những cáo buộc gần đây nhắm vào mình
vì cáo buộc đó “không hợp lý, thiếu tính khoa học.” Thông báo viết, đại
ý là vào thời điểm nóng bức này, dân chúng Việt Nam nên uống trà, mở
quạt, đưa thân nhân ra biển chơi bằng xe hai bánh gắn máy và hãy hô to:
“Biển Đông là của Trung Quốc!”
Trong bối cảnh như vậy, VnExpress chọn sự kiện, Nội Bài và Tân Sơn Nhất
không những không hỗn loạn mà còn rất trật tự, mọi người nhẫn nại chờ
đợi, chịu đựng những bất tiện, không oán thán, chê trách như một bằng
chứng cho thấy, cuộc tấn công đã thất bại vì sự đoàn kết và tinh thần
dân tộc của người Việt, sẽ là sự bất hạnh cho bất kỳ kẻ nào lăm le tấn
công dân tộc này. Tuy nhiên, cảm xúc và nhận định đó bị nhiều người chỉ
trích kịch liệt. Tờ Một Thế Giới nhận định, trước những biến cố như vừa
kể, phải xem xem nên lựa chọn việc xoa dịu đám đông bằng lập luận “nhờ
có cuộc tấn công nên dân chúng Việt Nam đoàn kết với nhau” hay phải truy
vấn trách nhiệm của những cá nhân, những giới được trả lương để bảo vệ
cộng đồng? Không nên ru ngủ đám đông bằng tinh thần dân tộc viển vông.
Một facebooker tên là Vũ Kim Hạnh, từng là tổng biên tập tờ Tuổi Trẻ,
viết rằng, tin tặc của “các bạn bốn tốt” đã “dạy cho Việt Nam một bài
học” rằng chúng đã “cắm sâu và bền” trong lòng mạng máy tính điểu khiển
hệ thống phi trường Việt Nam nên có thể mắng chửi, khẳng định việc làm
chủ Biển Đông, có thể cười ngạo mạn trên hệ thống phát thanh phi trường.
Bà Hạnh không xác định “Đó là đòn dằn mặt hay phủ đầu? Đánh lén hay
tuyên chiến?” nhưng chúng đã ra tay, trịch thượng và thô lỗ!
Thật ra tin tặc đã tấn công Việt Nam nhiều đợt. Các đợt tấn công thường
xảy ra sau khi Việt Nam tỏ thái độ bất phục tùng, không tuân thủ “16 chữ
vàng” và “tinh thần bốn tốt” mà Trung Quốc đề ra như kim chỉ nam cho
quan hệ Trung – Việt.
Tin tặc cho thấy một cách rất rõ ràng ràng, đánh sập, kiểm soát các
trang web tại Việt Nam là chuyện rất dễ dàng. Tháng Tám năm ngoái, Trung
Tâm Ứng Cứu Khẩn Cấp Máy Tính Việt Nam (Vncert), thuộc Bộ Thông
Tin-Truyền Thông Việt Nam, thú nhận, trong Tháng Bảy, 2015, có 1,007 máy
chủ và 2,198 trang web của Việt Nam bị tấn công. Sang tuần đầu tiên của
Tháng Tám, con số trang web bị tấn công là 357, trong đó có 18 trang
web của hệ thống công quyền.
Hồi giữa năm ngoái, FireEye – một công ty chuyên về an ninh Internet của
Hoa Kỳ – công bố một nghiên cứu, theo đó, hacker Trung Quốc đã “bám”
Việt Nam suốt 10 năm
Những thông tin vừa kể chỉ minh họa thêm cho một vấn nạn vốn đã được một
số chuyên gia về an ninh thông tin cho hệ thống máy tính và mạng viễn
thông của Việt Nam cảnh báo trước đó hàng chục năm.
Thậm chí hồi giữa năm 2013, Hiệp Hội An Toàn Thông Tin Việt Nam đã lập
lại cảnh báo về vấn nạn nan giải này đối với an ninh thông tin tại Việt
Nam, bởi gần như toàn bộ thiết bị mà các công ty viễn thông Việt Nam
đang sử dụng là sản phẩm do hai công ty Huawei và ZTE của Trung Quốc sản
xuất.
Lúc đó, theo Hiệp Hội An Toàn Thông Tin Việt Nam, có 6/7 công ty viễn
thông ở Việt Nam đang sử dụng thiết bị và công nghệ do Huawei và ZTE
cung cấp. Trên toàn Việt Nam, hiện có khoảng 30,000 trạm thu phát sóng
(BTS) đang sử dụng thiết bị của Huawei và ZTE. Trước nữa, chỉ tính riêng
năm 2009, đã có hơn 5 triệu thiết bị như: modem, router, USB do Huawei
và ZTE sản xuất đã được bán trên thị trường Việt Nam. Hiệp hội này xác
nhận là chưa thống kê được số thiết bị do Huawei và ZTE sản xuất, đã
được bán tại Việt Nam.
Huawei và ZTE là hai công ty hàng đầu của Trung Quốc, chuyên cung cấp
thiết bị, công nghệ trong lĩnh vực viễn thông và theo Ủy Ban Tình Báo Hạ
Viện Hoa Kỳ, thiết bị, công nghệ của Huawei và ZTE có thể đã được cấy
những tác nhân độc hại trước khi bán cho khách hàng, gây ra mối de dọa
an ninh đối với Hoa Kỳ.
Tiếc rằng tất cả những cảnh báo đó không được chính quyền Việt Nam quan
tâm dẫu cho theo ước đoán của Hiệp Hội An Toàn Thông Tin Việt Nam, rất
nhiều máy chủ của các cơ quan thuộc chính quyền Việt Nam đã bị hacker
tấn công và kiểm soát, trong đó có khoảng 400 máy chủ bị nối với các
mạng máy tính bên ngoài Việt Nam để ăn cắp những thông tin vốn phải được
bảo mật.
Cho dù an ninh thông tin ở Việt Nam bị đe dọa nghiêm trọng, chính quyền
Việt Nam chỉ bận tâm đến chuyện kiểm duyệt thông tin, ngăn ngừa đối lập
chứ chưa làm gì để phòng chống tin tặc. (G.Đ.)
(Người Việt)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Được ‘dạy thêm một bài’ nhưng chưa chắc Việt Nam học được gì
Chính quyền Việt Nam chưa có ý kiến chính thức về sự kiện tin tặc xâm nhập, chiếm quyền kiểm soát mạng máy tính hai hai phi trường Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
(Hình minh họa: Roslan Rahman/AFP/Getty Images) |
Chính quyền Việt Nam chưa có ý kiến chính thức về sự kiện tin tặc xâm
nhập, chiếm quyền kiểm soát mạng máy tính hai hai phi trường Nội Bài và
Tân Sơn Nhất.
Chiều 29 Tháng Bảy, thay vì hiển thị thông tin về các chuyến bay, các
yêu cầu và hướng dẫn về an toàn hàng không thì toàn bộ màn hình ở hai
phi trường lớn nhất Việt Nam là Nội Bài (Hà Nội) và Sài Gòn xuất hiện
“những thông tin kích động, xúc phạm Việt Nam và Philippines, xuyên tạc
các nội dung về Biển Đông.”
Thậm chí quyền kiểm soát hệ thống phát thanh cũng bị cưỡng đoạt. Trên
loa phóng thanh chỉ còn những lời chỉ trích Philippines, Việt Nam và
tuyên bố Biển Đông là… của Trung Quốc.
Giới hữu trách tại Việt Nam chỉ còn một lựa chọn: Tắt cả mạng máy tính
lẫn hệ thống phát thanh ở Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Việc tiếp nhận khách –
kiểm tra giấy tờ tùy thân – phát thẻ lên phi cơ,… được thực hiện trên
giấy và bằng tay! Chuyển các thông tin cần thiết đến hành khách bằng loa
cầm tay. Tất nhiên, theo sau đó là hàng trăm chuyến bay và hành khách
bị trễ chuyến bay. Có một điểm đáng chú ý là thay vì trở thành hỗn loạn,
Nội Bài và Tân Sơn Nhất lại rất trật tự. Mọi người nhẫn nại chờ đợi,
chịu đựng những bất tiện, không oán thán, chê trách.
Ngoài mạng máy tính điều hành hoạt động và hệ thống phát thanh của phi
trường, tin tặc cưỡng đoạt luôn cả quyền kiểm soát trang web của Vietnam
Airlines trên Internet. Thông tin cá nhân của khoảng 400,000 hành khách
sử dụng các dịch vụ do Vietnam Airlines cung cấp được tin tặc thu thập,
đóng thành “gói” để tặng không qua Internet. Đến cuối tuần, một số
trang web khác của Việt Nam cũng bắt đầu mất quyền kiểm soát.
Giới hữu trách ở Việt Nam chỉ có vài thông báo liên quan đến sự kiện vừa
kể: (1) Đang điều tra và (2) Tin tặc không kiểm soát được mạng máy tính
liên quan tới điều hành phi cơ để thiết lập và duy trì an toàn bay.
Tuy nhiên thông báo loại (2) có mâu thuẫn: Trong khi một viên chức Cục
Hàng Không Việt Nam khẳng định, mạng máy tính liên quan tới điều hành
phi cơ để thiết lập và duy trì an toàn bay là hệ thống riêng biệt, được
bảo vệ nghiêm ngặt, tin tặc không thể xâm nhập, cưỡng đoạt quyền kiểm
soát thì một viên chức của Vietnam Airlines nói với báo giới là trước đó
vài ngày, hãng này đã “chủ động đánh sập hệ thống điều hành liên quan
đến an toàn bay để không bị hacker tấn công.”
1937CN, nhóm tin tặc Trung Quốc trước nay vẫn thực hiện nhiều cuộc tấn
công trên Internet và được nhiều người tin là thủ phạm vụ tấn công hôm
29 Tháng Bảy, đã lên tiếng phủ nhận những cáo buộc gần đây nhắm vào mình
vì cáo buộc đó “không hợp lý, thiếu tính khoa học.” Thông báo viết, đại
ý là vào thời điểm nóng bức này, dân chúng Việt Nam nên uống trà, mở
quạt, đưa thân nhân ra biển chơi bằng xe hai bánh gắn máy và hãy hô to:
“Biển Đông là của Trung Quốc!”
Trong bối cảnh như vậy, VnExpress chọn sự kiện, Nội Bài và Tân Sơn Nhất
không những không hỗn loạn mà còn rất trật tự, mọi người nhẫn nại chờ
đợi, chịu đựng những bất tiện, không oán thán, chê trách như một bằng
chứng cho thấy, cuộc tấn công đã thất bại vì sự đoàn kết và tinh thần
dân tộc của người Việt, sẽ là sự bất hạnh cho bất kỳ kẻ nào lăm le tấn
công dân tộc này. Tuy nhiên, cảm xúc và nhận định đó bị nhiều người chỉ
trích kịch liệt. Tờ Một Thế Giới nhận định, trước những biến cố như vừa
kể, phải xem xem nên lựa chọn việc xoa dịu đám đông bằng lập luận “nhờ
có cuộc tấn công nên dân chúng Việt Nam đoàn kết với nhau” hay phải truy
vấn trách nhiệm của những cá nhân, những giới được trả lương để bảo vệ
cộng đồng? Không nên ru ngủ đám đông bằng tinh thần dân tộc viển vông.
Một facebooker tên là Vũ Kim Hạnh, từng là tổng biên tập tờ Tuổi Trẻ,
viết rằng, tin tặc của “các bạn bốn tốt” đã “dạy cho Việt Nam một bài
học” rằng chúng đã “cắm sâu và bền” trong lòng mạng máy tính điểu khiển
hệ thống phi trường Việt Nam nên có thể mắng chửi, khẳng định việc làm
chủ Biển Đông, có thể cười ngạo mạn trên hệ thống phát thanh phi trường.
Bà Hạnh không xác định “Đó là đòn dằn mặt hay phủ đầu? Đánh lén hay
tuyên chiến?” nhưng chúng đã ra tay, trịch thượng và thô lỗ!
Thật ra tin tặc đã tấn công Việt Nam nhiều đợt. Các đợt tấn công thường
xảy ra sau khi Việt Nam tỏ thái độ bất phục tùng, không tuân thủ “16 chữ
vàng” và “tinh thần bốn tốt” mà Trung Quốc đề ra như kim chỉ nam cho
quan hệ Trung – Việt.
Tin tặc cho thấy một cách rất rõ ràng ràng, đánh sập, kiểm soát các
trang web tại Việt Nam là chuyện rất dễ dàng. Tháng Tám năm ngoái, Trung
Tâm Ứng Cứu Khẩn Cấp Máy Tính Việt Nam (Vncert), thuộc Bộ Thông
Tin-Truyền Thông Việt Nam, thú nhận, trong Tháng Bảy, 2015, có 1,007 máy
chủ và 2,198 trang web của Việt Nam bị tấn công. Sang tuần đầu tiên của
Tháng Tám, con số trang web bị tấn công là 357, trong đó có 18 trang
web của hệ thống công quyền.
Hồi giữa năm ngoái, FireEye – một công ty chuyên về an ninh Internet của
Hoa Kỳ – công bố một nghiên cứu, theo đó, hacker Trung Quốc đã “bám”
Việt Nam suốt 10 năm
Những thông tin vừa kể chỉ minh họa thêm cho một vấn nạn vốn đã được một
số chuyên gia về an ninh thông tin cho hệ thống máy tính và mạng viễn
thông của Việt Nam cảnh báo trước đó hàng chục năm.
Thậm chí hồi giữa năm 2013, Hiệp Hội An Toàn Thông Tin Việt Nam đã lập
lại cảnh báo về vấn nạn nan giải này đối với an ninh thông tin tại Việt
Nam, bởi gần như toàn bộ thiết bị mà các công ty viễn thông Việt Nam
đang sử dụng là sản phẩm do hai công ty Huawei và ZTE của Trung Quốc sản
xuất.
Lúc đó, theo Hiệp Hội An Toàn Thông Tin Việt Nam, có 6/7 công ty viễn
thông ở Việt Nam đang sử dụng thiết bị và công nghệ do Huawei và ZTE
cung cấp. Trên toàn Việt Nam, hiện có khoảng 30,000 trạm thu phát sóng
(BTS) đang sử dụng thiết bị của Huawei và ZTE. Trước nữa, chỉ tính riêng
năm 2009, đã có hơn 5 triệu thiết bị như: modem, router, USB do Huawei
và ZTE sản xuất đã được bán trên thị trường Việt Nam. Hiệp hội này xác
nhận là chưa thống kê được số thiết bị do Huawei và ZTE sản xuất, đã
được bán tại Việt Nam.
Huawei và ZTE là hai công ty hàng đầu của Trung Quốc, chuyên cung cấp
thiết bị, công nghệ trong lĩnh vực viễn thông và theo Ủy Ban Tình Báo Hạ
Viện Hoa Kỳ, thiết bị, công nghệ của Huawei và ZTE có thể đã được cấy
những tác nhân độc hại trước khi bán cho khách hàng, gây ra mối de dọa
an ninh đối với Hoa Kỳ.
Tiếc rằng tất cả những cảnh báo đó không được chính quyền Việt Nam quan
tâm dẫu cho theo ước đoán của Hiệp Hội An Toàn Thông Tin Việt Nam, rất
nhiều máy chủ của các cơ quan thuộc chính quyền Việt Nam đã bị hacker
tấn công và kiểm soát, trong đó có khoảng 400 máy chủ bị nối với các
mạng máy tính bên ngoài Việt Nam để ăn cắp những thông tin vốn phải được
bảo mật.
Cho dù an ninh thông tin ở Việt Nam bị đe dọa nghiêm trọng, chính quyền
Việt Nam chỉ bận tâm đến chuyện kiểm duyệt thông tin, ngăn ngừa đối lập
chứ chưa làm gì để phòng chống tin tặc. (G.Đ.)
(Người Việt)