Cà Kê Dê Ngỗng
Dương Khiết Trì lại ‘thăm’ Việt Nam: Biến động nào sắp xảy ra?
Khoảng 2 tuần trước khi Tòa án quốc tế ra phán quyết về vụ Philippines kiện “đường lưỡi bò 9 đoạn” của Trung cộng, một nhân vật đặc biệt của Bắc kinh là Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết
Khoảng 2 tuần trước khi Tòa án quốc tế ra phán quyết về vụ Philippines kiện “đường lưỡi bò 9 đoạn” của Trung cộng, một nhân vật đặc biệt của Bắc kinh là Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì bất chợt được thông báo “sắp thăm Việt Nam”. Chuyến đến Hà Nội của Dương Khiết Trì sẽ kéo dài từ ngày 26 đến 28/6 nhằm “tăng cường trao đổi hợp tác song phương”.
Sự kiện trên lại diễn ra ngay sau khi xảy ra “tai nạn” 2 máy bay SU và CASA của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam đồng loạt rơi xuống biển, và Việt Nam trong lúc công khai việc mời Trung cộng tham gia tìm kiếm cứu nạn thì đã thẳng thừng từ chối thiện chí tham gia cùng mục đích của người Mỹ.
Rất thường là không có điềm lành trong chuyến đi Hà Nội của những nhân vật Trung cộng như Dương Khiết Trì.
Năm 2014, Dương Khiết Trì cũng có đến hai chuyến “Nam triều”, diễn ra chỉ cách nhau 4 tháng: Lần đầu vào lúc vừa xảy ra vụ giàn khoan Hải Dương 981 nhằm xoa dịu tâm lý bất an của giới lãnh đạo Việt Nam, còn lần sau lồng trong bối cảnh nội bộ giới lãnh đạo Việt Nam lại đang hiện ra những tín hiệu “cơm không lành canh không ngọt”.
Liên quan đến hai chuyến đi của Dương Khiết Trì đến Việt Nam vào năm 2014, đã dấy lên dư luận rằng nếu Bắc Kinh muốn câu chuyện ở Hà Nội vẫn nằm trong vòng quỹ đạo tương đối của họ, phái thân thiện Trung cộng ở Hà Nội chắc chắn sẽ nhận được hứa hẹn “tài trợ” của Dương Khiết Trì. Và cũng rất có thể, Bắc Kinh muốn Dương Khiết Trì vừa cân bằng vừa đối sánh với sự xuất hiện đồng thời của ba viên chức Hoa Kỳ về chính trị, thương mại và quân sự ở Hà Nội trong thời gian ngay trước đó.
So với năm 2014, rõ ràng là mối quan hệ Việt – Trung nhạt nhòa hơn vào năm 2016. Vào năm 2014, ngay trước chuyến đi Việt Nam của Dương Khiết Trì, đã có một chuyến thăm Bắc Kinh của 13 tướng lĩnh cấp cao thuộc bộ quốc phòng Việt Nam, do Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh dẫn đầu, và điều chua chát là theo truyền thông Trung cộng, mục đích chuyến đi của bộ trưởng Phùng Quang Thanh và các tướng lãnh là để “cầu hòa” với Trung cộng. Còn vào năm 2016, hầu hết nhận định của giới quan sát chính trị đều cho rằng Việt Nam đã quyết định ngả về Mỹ hơn sau sự kiện Tổng thống Obama quyết định dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Bnam, đồng thời Mỹ có kế hoạch tham dự vào quân cảng Cam Ranh không chỉ với vai trò phụ.
Khoảng một tháng trước khi diễn ra phán quyết của Tòa án quốc tế về “đường lưỡi bỏ 9 đoạn”, Trung cộng sôi sục việc lôi kéo các nước đồng minh ủng hộ họ. Con số những quốc gia ủng hộ Trung cộng từ 9 nước vọt lên đến 50 nước – theo người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung cộng. Chỉ có điều Bắc Kinh không công bố là những nước nào.
Nhưng chắc chắn, Trung cộng nhắm đến Việt Nam như một trong những quốc gia trọng yếu nhất để lôi kéo vào quỹ đạo ùng hộ mình. Rất có thể đây là mục đích chính của chuyến đi của Dương Khiết Trì vào tháng Sáu này.
Nhưng mặt khác, chuyến đi của những quan chức cao cấp Trung cộng cũng thường gắn liền với động tác kích thích và có thể kích động tinh thần cho phe thân Trung tại Hà Nội. Do vậy, chuyến đi của Dương Khiết Trì cũng có thể phản ánh cục diện đấu đá nội bộ trong giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn kết thúc sau đại hội 12.
Lê Dung / SBTN
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Dương Khiết Trì lại ‘thăm’ Việt Nam: Biến động nào sắp xảy ra?
Khoảng 2 tuần trước khi Tòa án quốc tế ra phán quyết về vụ Philippines kiện “đường lưỡi bò 9 đoạn” của Trung cộng, một nhân vật đặc biệt của Bắc kinh là Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết
Khoảng 2 tuần trước khi Tòa án quốc tế ra phán quyết về vụ Philippines kiện “đường lưỡi bò 9 đoạn” của Trung cộng, một nhân vật đặc biệt của Bắc kinh là Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì bất chợt được thông báo “sắp thăm Việt Nam”. Chuyến đến Hà Nội của Dương Khiết Trì sẽ kéo dài từ ngày 26 đến 28/6 nhằm “tăng cường trao đổi hợp tác song phương”.
Sự kiện trên lại diễn ra ngay sau khi xảy ra “tai nạn” 2 máy bay SU và CASA của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam đồng loạt rơi xuống biển, và Việt Nam trong lúc công khai việc mời Trung cộng tham gia tìm kiếm cứu nạn thì đã thẳng thừng từ chối thiện chí tham gia cùng mục đích của người Mỹ.
Rất thường là không có điềm lành trong chuyến đi Hà Nội của những nhân vật Trung cộng như Dương Khiết Trì.
Năm 2014, Dương Khiết Trì cũng có đến hai chuyến “Nam triều”, diễn ra chỉ cách nhau 4 tháng: Lần đầu vào lúc vừa xảy ra vụ giàn khoan Hải Dương 981 nhằm xoa dịu tâm lý bất an của giới lãnh đạo Việt Nam, còn lần sau lồng trong bối cảnh nội bộ giới lãnh đạo Việt Nam lại đang hiện ra những tín hiệu “cơm không lành canh không ngọt”.
Liên quan đến hai chuyến đi của Dương Khiết Trì đến Việt Nam vào năm 2014, đã dấy lên dư luận rằng nếu Bắc Kinh muốn câu chuyện ở Hà Nội vẫn nằm trong vòng quỹ đạo tương đối của họ, phái thân thiện Trung cộng ở Hà Nội chắc chắn sẽ nhận được hứa hẹn “tài trợ” của Dương Khiết Trì. Và cũng rất có thể, Bắc Kinh muốn Dương Khiết Trì vừa cân bằng vừa đối sánh với sự xuất hiện đồng thời của ba viên chức Hoa Kỳ về chính trị, thương mại và quân sự ở Hà Nội trong thời gian ngay trước đó.
So với năm 2014, rõ ràng là mối quan hệ Việt – Trung nhạt nhòa hơn vào năm 2016. Vào năm 2014, ngay trước chuyến đi Việt Nam của Dương Khiết Trì, đã có một chuyến thăm Bắc Kinh của 13 tướng lĩnh cấp cao thuộc bộ quốc phòng Việt Nam, do Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh dẫn đầu, và điều chua chát là theo truyền thông Trung cộng, mục đích chuyến đi của bộ trưởng Phùng Quang Thanh và các tướng lãnh là để “cầu hòa” với Trung cộng. Còn vào năm 2016, hầu hết nhận định của giới quan sát chính trị đều cho rằng Việt Nam đã quyết định ngả về Mỹ hơn sau sự kiện Tổng thống Obama quyết định dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Bnam, đồng thời Mỹ có kế hoạch tham dự vào quân cảng Cam Ranh không chỉ với vai trò phụ.
Khoảng một tháng trước khi diễn ra phán quyết của Tòa án quốc tế về “đường lưỡi bỏ 9 đoạn”, Trung cộng sôi sục việc lôi kéo các nước đồng minh ủng hộ họ. Con số những quốc gia ủng hộ Trung cộng từ 9 nước vọt lên đến 50 nước – theo người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung cộng. Chỉ có điều Bắc Kinh không công bố là những nước nào.
Nhưng chắc chắn, Trung cộng nhắm đến Việt Nam như một trong những quốc gia trọng yếu nhất để lôi kéo vào quỹ đạo ùng hộ mình. Rất có thể đây là mục đích chính của chuyến đi của Dương Khiết Trì vào tháng Sáu này.
Nhưng mặt khác, chuyến đi của những quan chức cao cấp Trung cộng cũng thường gắn liền với động tác kích thích và có thể kích động tinh thần cho phe thân Trung tại Hà Nội. Do vậy, chuyến đi của Dương Khiết Trì cũng có thể phản ánh cục diện đấu đá nội bộ trong giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn kết thúc sau đại hội 12.
Lê Dung / SBTN