Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Đường Lên Hoàng Sa - Hồi ký ĐỜI THỦY THỦ, Sài Gòn 1969
Từng loạt gió hâm hấp, cuốn theo các hạt nước bắn lên từ các ngọn sóng ngã đổ, vùn vụt lướt qua chiến hạm. Gió va vào các bộ phận lộ thiên, phát ra những âm vang dị biệt, tạo thành một hợp âm lạ lùng đầy vẻ dọa dẫm.
Tôi nhìn về hướng mũi tàu. Sa mù xám đục ngập phủ, ập xuống mặt nước như cố ngăn những lượn sóng ào ạt cuốn vào bờ.
Từng loạt gió hâm hấp, cuốn theo các hạt nước bắn lên từ các ngọn sóng ngã đổ, vùn vụt lướt qua chiến hạm. Gió va vào các bộ phận lộ thiên, phát ra những âm vang dị biệt, tạo thành một hợp âm lạ lùng đầy vẻ dọa dẫm.
Những vạt nước tóe lên từ bên hông tả hạm, bắn vào mặt vào mắt ran rát và cay xót. Chiến hạm lay lắc, từng khi hích mạnh vào cầu tàu, gây nên những cơn giật bất thường, ngầy ngật.
Ông hạm trưởng nghiêng người nhìn dọc theo hữu hạm, kiểm soát tình trạng sẵn sàng của nhân viên trong nhiệm sở rời cầu. Ông quay sang hạm phó nói bằng giọng điềm đạm như khuôn mặt của ông:
- Biển còn động mạnh quá!
Hạm phó nhìn ông mỉm cười. Tôi thấy những tia hy vọng lung linh từ nụ cười cầu tài đó.
Trong bữa cơm trưa vài tiếng trước đây, hạm phó đã đề nghị hoãn khởi hành đi Hoàng Sa thêm một vài ngày. Ông cho rằng việc hoán chuyển quân là việc không gấp gáp, tội gì phải oằn người vì sóng gió.
Tôi biết cái lý do thầm kín mà ông không thể nêu ra. Sóng gió đối với ông là chuyện bỏ đi. Đêm qua, ông khoe với chúng tôi là mới quen được với một cô nữ sinh trường Sao Mai và ước ao phải chi cơn bão không tan vội...
Giọng cà tửng quen thuộc của hạm phó:
- Hoãn thêm một ngày nữa là phải quá, thưa hạm trưởng. Một ngày rỗi rãnh, hạm trưởng sẽ làm thêm được vài bài thơ tình, hạm phó sẽ được hưởng thêm những giây phút êm đềm...
Tôi ngước nhìn hạm trưởng với hy vọng ông không đổi ý. Tôi thì một ngày trôi qua nơi bến lạ là một ngày chồng chất nhớ nhung.
Nhớ người yêu thì ít, nhớ phố xá Sài Gòn thì nhiều. Lẽ ra giờ này tôi đã ngồi ở một quán kem nhìn ông đi qua bà đi lại. Lẽ ra tôi đã gặp lại người yêu...
- Phải khởi hành thôi, hạm phó. Mình đã trễ một tuần rồi. Đại đội Địa Phương Quân ngoài Hoàng Sa đang mong ngóng được về gặp mặt vợ con.
Tôi chỉ mới mười ngày không gặp gia đình mà đã ủ ê, huống hồ họ đã quá hạn sáu tháng....
Ông đổi giọng rắn rỏi, dứt khoát:
-Tháo hết dây, trừ dây số ba.
Tôi vui sướng nghe anh vô tuyến lặp lại mệnh lệnh vào điện thoại nội bộ.
Khi các dây đã kéo về tàu, nằm gọn vào ổ, hạm trưởng ban hành các lệnh cần thiết để tách con tàu đang bị sóng gió đẩy dính vào cầu.
Đúng vào lúc sợi dây duy nhất còn lại căng bần bật, bốc khói thì mũi tàu từ từ tách khỏi cầu. Con tàu hục hặc, vùng vằng tiến lên.
Càng xa cầu, con tàu càng chao đảo. Tiếng gió rít đâu đó như tiếng sáo ở cung bậc cao, hòa quyện với tiếng bầm bập từ tấm vải bố rộng lớn che kín lòng tầu cùng tiếng phần phật từ lá quốc kỳ ở chóp trụ sắt bên trên đài chỉ huy.
Tôi ngẩn nhìn lá cờ vàng ba sọc đỏ mới tinh đang năng nổ phất phới tung bay và chợt thấy vui vui, hăng hái....
Con tàu bất ngờ chui vào một vùng mây mù xám xịt. Vô vàn mảng nhỏ xoắn xuýt rồi tan nhanh.
Người tôi nóng bừng, bứt rứt. Miệng tôi nhờn nhợn, khó chịu. Mồ hôi rịn ra ở ngực và lưng. Tôi biết là tôi đang muốn mửa. Cái khả năng chịu sóng của tôi qua mấy tháng thực tập hải nghiệp ở quân trường được ghi nhận là yếu.
Trong suốt thời gian đó biển ngày nào cũng động, nhưng dù động mạnh hay nhẹ, không ngày nào tôi không ói mửa. Có hôm mửa cả mật xanh mật vàng.
Tôi nhớ đã nghĩ đến chuyện đào ngũ, bỏ cuộc. Giờ đây, ý nghĩ đó lại trở về. Tôi đặt ống dòm lên mắt, cố chú tâm quan sát. Phía trước mù mịt. Tôi chúc ống dòm xuống mặt nước. Mặt nước đục ngầu, giận dữ, lồng lộn sủi bọt.
Hạm trưởng ra lệnh anh giám lộ kéo còi hải hành trong sương mù. Tiếng còi vang lên kéo dài, bị nuốt chửng vào không gian âm u rồi lại vang lên, kéo dài, đều đặn. Tôi cũng lắng nghe tiếng còi vọng đến từ đâu đó nhưng mọi phía vẫn chỉ là những âm thanh hỗn tạp, khó nghe...
Hạm trưởng bước lại bàn hải đồ mở quyển nhật ký hải hành. Ông đứng viết vài dòng tiêu lệnh rồi bước sang ngồi lên chiếc ghế nệm bọc da duy nhất dành riêng cho ông. Người ông đong đưa, đôi mắt đăm đăm nhìn xuyên qua khung trời mù mịt.
Tôi đoán là ông đang ưu tư. Tôi nhớ một lời nói đùa khi học về hải hành trong sương mù. Nó không khác gì... hiệp sĩ mù nghe gió kiếm. Con tàu phải lắng nghe tiếng còi để tránh nhau. Khi “thấy” nhau thì coi như quá muộn.
Hạm phó nói lớn:
- Phòng radar báo cáo ba écho gần nhất
.
Tôi nghe lệnh truyền đi và tiếng đáp nhận. Một lúc sau là tiếng báo cáo hướng và khoảng cách.
Hạm phó loay hoay đo đạt, chấm tọa độ vị trí chiến hạm lên tấm hải đồ. Ông đề nghị hạm trưởng cho đổi đường. Được chấp thuận, hạm phó ra lệnh anh hạ sĩ quan vận chuyển đứng gần chiếc loa dẫn xuống phòng lái:
- Bên phải năm.
Sau khi anh lặp lại lệnh, có tiếng vọng từ miệng loa:
-Tay lái năm bên phải.
Mũi tàu quay dần về phía hữu. Bất chợt con tàu chao đảo dữ dội. Tôi chụp lấy thành đài, bám chặt. Hạm phó buông thõng chiếc ống dòm lủng lẳng trước ngực, phóng tới ôm chiếc la bàn điện đặt trên một trụ sắt giữa đài chỉ huy. Ông nhìn vào chiếc la bàn, giọng thật sắc:
- Lái thẳng.
Tiếng vọng:
-Lái thẳng, đường năm ba.
Hạm phó ra lệnh tăng tốc độ. Con tàu chúi mũi vào các ngọn sóng bạc đầu, hăm hở tiến lên. Nước bắn tóe vào đài chỉ huy từ mọi phía. Các bộ kaki màu nước biển lấm tấm những đốm xanh thẫm. Hạm trưởng rời khỏi ghế, bước lại bàn hải đồ nhìn vị trí được đánh dấu bằng vòng tròn có gạch chéo. Nó nằm trên con đường hải hành trù định. Hạm trưởng gật gù tỏ vẻ hài lòng. Ông hỏi hạm phó:
- Ai là sĩ quan đương phiên?
- Thưa thiếu úy Túc.
- Ai kế?
- Thưa, Trung Úy Lâm.
Ông quay sang tôi:
- Thiếu Úy Bằng đi ca với Trung Úy Hào.
Ca của Trung Úy Hào bắt đầu tám giờ tối. Không đợi tôi đáp nhận, ông quay sang hạm phó:
- Hạm phó trách nhiệm chỉ huy từ giờ phút này cho đến khi tàu qua khỏi cù lao Chàm. Thiếu Úy Bằng có thể xuống nghỉ ngơi ...
Tôi hăng hái lên tiếng:
- Thưa hạm trưởng, tôi xin ở đây cho đến khi nhận phiên.
Ông gật gù:
- Còn bốn tiếng nữa mới đến phiên. Mệt lắm đó. Tùy anh.
Ông xoay người hướng về cầu thang. Hạm phó hô nghiêm. Tất cả nhân viên đưa tay chào.
Đợi hạm trưởng khuất hẳn, hạm phó cười cười với Túc:
- Anh hùng thấm mệt?
Túc tựa lưng vào thành đài, nhăn nhó:
- Đêm qua quần nhau tới sáng. Giờ gặp sóng gió thế này chắc...chết.
- Muốn hạm phó đi giúp ca này chăng?
Túc lắc đầu:
- Có sức chơi có sức chịu. Cám ơn hạm phó.
- Vậy thì tôi sẽ giao phiên khi chiến hạm qua khỏi cù lao Chàm. Bây giờ thì cứ đứng nhắm mắt...cho lại sức.
Nhưng Túc vẫn đăm đăm nhìn xuyên qua tấm kính chắn gió. Thỉnh thoảng anh loạng choạng, quơ tay lung tung để giữ thăng bằng khi con tàu nghiêng quá đà.
Tôi biết là tôi chưa làm thế được. Tôi còn cần bám vào một cái gì đó mới giữ được thăng bằng. Tiếng gió rít veo véo, tiếng rào rào của các mảng nước bắn tung, tiếng đì đùng của các đợt sóng ngầm chặt vào lườn. Thỉnh thoảng chiến hạm va phải cơn sóng mạnh, cả thân tàu run rẩy theo tiếng răn rắc vang lên.
Tất cả những âm thanh đó gợi tôi cái cảm giác bất an.
Suốt tháng trước, dù được đi ca chung với hạm phó, học hỏi được nhiều nhưng tôi vẫn chưa quen với những tiếng động lạ thường trên chiến hạm.
Tiếng của hạm phó lạc vào âm thanh hỗn độn:
- Thiếu úy Bằng xuống kiểm soát việc trực radar. Đừng để nhân viên thám xuất rời mắt khỏi màn ảnh. Mọi bất thường báo cáo ngay.
Tôi đáp nhận rõ rồi xiên xẹo lần ra đầu cầu thang dẫn xuống phòng lái. Cầu thang như sâu hơn thường ngày. Tôi lần dò đặt chân lên từng bậc. Hai tay bám chặt thanh sắt an toàn.
Con tàu chầm chậm nghiêng hết về bên phải rồi vặn mình nghiêng hết về bên trái. Tôi phải dồn toàn lực vào hai tay để bám víu mỗi khi con tàu nghiêng hết về một phía. Sự cộng hưởng tạo một sức ly tâm cực mạnh khiến tôi có thể bị bắn văng khỏi tàu. Xuống đến chân cầu thang, tôi thận trọng bước lần dò về cửa phòng lái. Cửa là một tấm sắt dềnh dàng đóng kín khi sóng to gió lớn. Cần khóa đang ở thế thẳng đứng. Muốn mở, phải vặn cho nó nằm ngang.
Trời vẫn oi bức nhưng tôi cảm thấy lành lạnh, rợn người. Với mức độ chòng chành thế này, không cẩn thận chọn đúng thời điểm, cánh cửa ngàn cân có thể bật tung vào người gây thương tích nặng. Và một khi cửa đã mở mà không bước vào kịp, nó sẽ bật vụt lại, chặt gãy tay chân.
Một tay bám vào thanh an toàn, tay kia nắm cần chốt, tôi nín thở chờ đợi. Vừa khi con tàu trở về vị trí thăng bằng, tôi xoay phần tư vòng, mở vụt cánh cửa, lách vô thật lẹ. Chân vừa rút vào thì cánh cửa ập sầm lại. Tôi gài chốt mà... hú hồn. Phòng lái lờ mờ. Tôi bước đến chiếc radar đặt gần vách trong. Anh thượng sĩ thám xuất đưa tay chào. Tôi gật đầu, thân mật:
- Các anh đều...êm cả chứ?
Anh cười:
- Cám ơn Thiếu Úy, tụi này cũng đỡ.
Tôi nhìn vào mặt kính hình vành tròn. Từ điểm trung tâm, một vệt sáng quét chầm chậm tạo nên hình ảnh hải cảng vịnh Sơn Trà. Phần sáng rực là bờ và núi. Phần nhạt hơn là biển với vài ba đốm trắng nổi bậc.
Anh thám xuất cho biết các đóm sáng đó là những đối vật di động, có thể là thương thuyền. Anh báo cáo tình hình lên đài chỉ huy. Hạm phó ra lệnh theo dõi và báo cáo liên tục hướng và khoảng cách...
Ánh sáng khi lóe, khi lòe làm mắt và đầu tôi căng nhức. Tôi bước lui, tựa lưng vào vách.
Qua lỗ châu mai, mũi tàu cất lên thật cao rồi gục xuống đánh sầm. Một mảng sóng lớn tràn qua mũi như muốn nhận chìm chiến hạm. Nước tốc lên, túa ào ạt vào lòng tàu và ập vào ô kính các lỗ châu mai.
Tôi nghĩ thầm, may mà tàu còn ở vận tốc chậm. Nếu máy tiến ở tốc độ đường trường thì coi như là đời đi đứt.
Như để thách đố, một giọng uể oải phát từ miệng loa:
- Phòng lái, hai máy tiến bốn.
Tôi cay đắng mỉm cười. Rồi mày lại thấy mật xanh mật vàng. Rồi mày sẽ còn mửa dài dài, còn khốn khổ dài dài...Tiếng lạch cạch từ cần tốc độ. Tiếng leng leng báo hiệu máy đã tăng. Nhìn về tả hạm qua lỗ châu mai, một khoảng không gian nhỏ bé chầm chậm chuyển từ vòm trời âm u sang vùng biển xáo động và ngược lại. Con tàu liên tục vật vã, giật mình, rên rỉ...
Tôi lại thấy ngột ngạt, bụng quặn lên, nước mắt ứa tràn. Đến cơn quặn đau thứ ba, tôi phóng tới chiếc sô đặt gần cửa ra vào. Chưa kịp gục mặt xuống, miệng đã há rộng. Tôi nôn thốc hết thức ăn bữa trưa. Rồi tiếp tục các chất bầy nhầy lợn cợn chừng là thức ăn chưa kịp tiêu của ngày hôm qua và ngày trước đó. Nước mắt tôi ràn rụa. Tôi nín thở mà vẫn ngửi được mùi tanh hôi nồng nặc. Tôi không dám đứng lên, vẫn tiếp tục ôm chiếc sô chờ tới phiên mật xanh mật vàng. Trong giây phút toát mồ hôi đó, đầu óc tôi chợt hiện ra hình ảnh câu ca dao đã được một anh thủy thủ hiệu đính nhân một lần thấy tôi ói mửa: Hôm qua lên gác đài cao, trông cá cá lặn trông sao sao mờ, buồn trông thiếu úy ôm sô.... Tôi thấy vui vui và bỗng nghe người nhẹ đi. Một cảm giác dễ chịu lan nhanh. Theo kinh nghiệm, tôi hiểu là công tác...nuôi cá đã tạm dứt và từ giờ có quyền... chờ dịp khác. Tôi gắng gượng đứng lên, bám vào vách, hổn ha hổn hển. Đúng lúc đó tôi nghe văng vẳng giọng ca Thanh Thúy. Tôi tưởng tôi đang mê nên cố lắng tai...Giọng ca nỉ non, rõ ràng từng tiếng: “... thì dù xa xôi tôi vẫn là của người”... Tôi bậc cười thì thầm: “cám ơn em, cho dù có em ở đây, anh cũng chẳng... ăn được cái giải gì!”.
Nghe tiếng tôi cười, anh hạ sĩ vận chuyển quay sang:
- Phòng vô tuyến chơi điệu lắm, Thiếu Úy. Những lúc sóng to, biển động, họ mở nhạc yêu cầu nghe hết xảy!
Tôi gật đầu tán đồng nhưng không dám lên tiếng. Tôi biết, nếu há miệng, tôi sẽ không nói mà là mửa tiếp. Tôi nín hơi cố ngăn một cơn nôn. Giọng ca nức nở, ngọt ngào như ru tôi vào cõi mộng...” Nhiều khi ưu tư, tựa song cửa nhỏ, nhìn ngoài mưa tuôn sao nghe lạnh vào hồn”... Tôi thấy lạnh ở thân nhưng hồn thì tan theo tiếng hát.
- Mời Thiếu Úy Bằng lên đài chỉ huy gặp hạm phó.
Tôi nói lớn đáp nhận rồi dứt khoát bước nhanh về cánh cửa sắt. Tôi xoay cần chốt, vừa đẩy mạnh vừa kềm giữ. Cánh cửa bật tung. Tôi bước nhanh ra. Cửa tự động ập lại. Tôi xoay cần chốt khóa chặt. Gió rít từng hồi mang theo những giọt nước li ti bắn túa vào người. Tôi lại lạng quạng từng bước lên các bậc thang. Con tàu chao nghiêng, trườn tới rồi chao nghiêng, chừng như đang biểu diễn một điệu luân vũ giữa muôn ngàn hoa sóng. Chiếc mũ lưỡi trai bất ngờ rời khỏi đầu. Tôi ngoái lui. Chiếc mũ bay vụt cao, la đà rồi lại vụt cao và mất hút. Cơn ớn lạnh len dài theo xương sống. Tôi nhớ ra là đã quên cái áo mưa trong phòng lái. Tôi muốn trở lui nhưng nghĩ đến phút giây phải mở cánh cửa chết người nên đành chịu ướt, chịu lạnh bước tiếp. Hạm phó nhìn tôi cười:
- Gọi cậu lên đây xem sức cậu tới đâu! Khá lắm! Thôi, xuống nghỉ ngơi đi. Vài giờ nữa nhận phiên là....thăm thẳm chiều trôi đấy.
Mệt quá, tôi không cười nổi với lời đùa của ông và cũng lờ đi lời nói ngon lành với hạm trưởng mới đây. Tôi chào từ biệt hạm phó và Thiếu Úy Túc. Có lẽ phải mất đến mười phút tôi mới lần dò tới được chiếc giường êm ấm của tôi bên trong lòng tàu. Nhưng chỉ cần vài phút là tôi đã chìm vào giấc ngủ mê man...
Tôi chợt thức giấc vì cảm nhận một sự êm ả bất thường. Chiến hạm không còn đong đưa, lay lắt, không còn rên rỉ vì những cú đập tàn bạo của các đợt sóng ngầm. Tôi nghe máy tàu vẫn còn chạy ở vận tốc cao nhưng dường như đang hải hành trong một vùng vịnh không sóng gió. Tôi nhìn đồng hồ: 7giờ sáng. Đêm qua tôi bị đánh thức để nhận đi phiên từ tám giờ tối đến nửa khuya. Bốn tiếng chịu đựng những cơn tiện xoáy bào quả là dài đăng đẳng. Đôi lúc tôi tưởng chừng kiệt sức, gục qụy. Khi rời đài chỉ huy, biển còn động dữ dội. Không lẽ chỉ qua một giấc Nam Kha mà lại êm ru bà rù? Thì cũng có thể lắm. Giấc Nam Kha kéo dài suốt bảy tiếng, đủ để tàu vượt qua một đoạn đường dài, dứt bỏ vùng bão tố.
Bụng tôi chợt cồn cào, ran ran. Tôi nhớ ra là tôi đã bỏ bữa ăn tối qua, đã mửa liên tục. Tôi cũng nhớ ra nhiệm vụ chính của tôi trên chiến hạm là kiểm soát việc ăn uống của thủy thủ đoàn. Bây giờ là giờ điểm tâm. Tôi ngồi bật dậy, cảm nhận cơn mệt mõi rã rời... Tôi rửa mặt thật chậm, tận hưởng cơn sảng khoái từ độ mát mẻ của nước. Tôi sửa sang tề chỉnh quân phục rồi bước lên nhà bếp. Hai nhân viên hỏa đầu vụ đưa tay chào. Tôi chào đáp và hỏi:
- Trung Sĩ Tuyến đâu, anh Cát?
- Thưa Thiếu Úy, trung sĩ đang kiểm soát phòng ăn đoàn viên. Thiếu cần, tôi đi gọi?
Tôi nhìn nhà bếp gọn gàng, sạch sẽ:
- Thôi khỏi. Còn thức ăn sáng cho sĩ quan?
- Tôi dọn thêm món trứng chiên này là xong. Thiếu Úy đã bỏ cơm chiều hôm qua...
Tôi cười gượng:
- Sáng nay chắc cũng thế.
Giọng Cát vui vẻ:
- Biển đã yên. Ăn được rồi, thiếu úy.
Tôi lắc đầu:
- Vấn đề là...ăn không vô. Thức ăn chưa qua khỏi cổ là...vọt ra liền! Hy vọng bữa trưa, may ra.
- Trưa không chừng mình có vít ăn. Hoàng Sa có nhiều vít, thịt ngon hơn thịt gà.
- Vít là con gì vậy?
- Một loại rùa nhưng lớn hơn con ba ba nhiều.
Tôi cười, lắc đầu:
- Rùa rắn là không có tôi.
Tôi bước qua khung cửa vào lòng tàu. Cả đại đội Địa Phương Quân còn say sóng nằm la liệt từ mũi tới lái. Họ như ngủ say sưa, mà thật ra họ đang mê thiếp, như tôi đêm qua. Nhiệm vụ buộc tôi phải... tỉnh lại. Chỉ vài giờ nửa thôi, họ sẽ hạnh phúc lên bờ. Còn tôi, trọn đời khó thoát khỏi biển. Tôi leo vội lên đài chỉ huy đúng lúc tiếng còi đổi phiên vang lên. Tôi chào Trung Úy Lâm. Ông đưa tay, thân mật:
- Biết chú mầy thường lên sớm nên tôi đang mong đây. Lái dùm tôi cho đến khi trung úy Hào lên nhận phiên. Tôi có việc xuống sớm một tí.
Không cần biết tôi bằng lòng hay không, ông tỉnh bơ rời vị trí. Tôi tưởng ông đùa vì ông thừa biết tôi chưa đủ khả năng hải hành. Tôi mới ra trường được một tháng mà theo hạm trưởng phải ít nhất sau năm bảy chuyến công tác tôi mới được đánh giá làm trưởng phiên.
Tôi chợt lo lắng, nhìn quanh xa khơi. Không bóng dáng một chiếc tàu thuyền nào. Chỉ bao la một thảm xanh lao xao, lấp lánh.
Muôn ngàn tia sáng chạy dài đến tận mặt trời chưa lên cao. Gió nhẹ, mát rười rượi. Tôi hít một hơi dài, thấy an tâm và hãnh diện. Việc ủy thác của Trung Úy Lâm hẳn đã dựa vào thành quả một tháng cố gắng học hỏi tận tình của tôi.
Nhớ đến việc đầu tiên phải làm khi nhận trưởng phiên hải hành là xác định vị trí chiến hạm, tôi bước sang bàn hải đồ nhìn vào hải trình.
Hàng chục vòng tròn nhỏ có gạch chéo cách đều nhau trên một đường kẻ kéo dài từ cù lao Chàm đến trung tâm quần đảo Hoàng Sa. Vòng cuối cùng với ghi chú 1100H, nằm cách không xa một nhóm đảo trông giống như là những quả trứng lớn nhỏ nằm ngổn ngang. Tôi hiểu là còn khoảng ba tiếng nữa sẽ đến điểm đổ bộ.
Tiếng Trung Úy Hào từ phía sau:
- Mình đến đâu rồi, Thiếu Úy Bằng?
Tôi quay lại đưa tay lên chào nhưng anh chỉ cười cười đưa tay ra bắt:
- Còn sức lên nhận phiên sớm là ngon quá rồi. Cứ tưởng anh hùng đã thấm mệt!
Tôi ráng nở nụ cười:
- Thưa trung úy, theo phỏng định thì còn ba tiếng nữa là đến điểm đổ quân.
- Cụ tin vào cái vị trí phỏng định là có cơ hội chẳng bao giờ thành... hạm trưởng. Trong tình trạng sóng to gió lớn, vị trí phỏng định là vị trí ...bi quan nhất
Từ chiều hôm qua chúng ta đi với hướng sóng gió chếch mũi. Chúng ta đã cho lái “trừ hao” độ dạt. Và chúng ta đã phỏng định tốc độ là mười hai gút. Thật sự giờ này chúng ta ở nơi nào trên biển, chỉ có...Trời biết.
Không chừng ta đã lạc sang vùng Amphitrite Group của người dưng khác họ hoặc tệ hại hơn là đang vào vùng nước cạn North Reef với những xác tàu chìm. Nói cho cùng, gặp cái nào thì cũng thân bại danh liệt. Tốt hơn hết là bắt đầu theo dõi độ sâu.
Anh đổi giọng sắc và lớn
- Phòng lái, cho biết chiều sâu mỗi năm phút. Radar báo cáo ngay khi phát hiện echo. Thiếu úy Bằng và các quan sát viên quan sát cẩn thận bằng ống dòm, từ hướng 9 giờ đến 3 giờ.
Hào dò nhìn lên tấm hải đồ khi nghe phòng lái báo cáo chiều sâu. Anh gật gù vói tay lấy chiếc ống dòm rồi bước sang chiếc ghế sắt gắn vào thành đài. Anh ngồi tréo chân thoải mái, chầm chậm quét ống dòm quanh hướng mũi chiến hạm. Anh hạ sĩ quan phụ tá trưởng phiên, anh giám lộ và tôi cùng đưa ống dòm lên mắt.
Vẫn chỉ là mặt biển lóng lánh, thăm thẳm, mênh mông... Con tàu thênh thang phóng tới, bọt biển tỏa hình cánh chim, đổ về phía sau thành một tràng dài trắng xóa.
Cột cờ trơ trọi cuối lái gợi tôi nhớ lá cờ trên đỉnh đài chỉ huy. Tôi bước ra phía ngoài ngẩn mặt.
Tôi nhìn trân trân. Lá cờ đã nhạt màu, phần đuôi rách te tua. Lá cờ vẫn bay phất phới nhưng uyển chuyển, nhẹ nhàng, trái hẳn hình ảnh vẫy vùng, mãnh liệt chiều qua.
Tôi có cảm tưởng lá cờ cũng cùng mang sức sống như chúng tôi, cũng chịu đựng những vất vả gian nan, cũng tận hưởng những niềm vui thành đạt.
- Báo cáo có echo hướng một giờ, khoảng cách 28 hải lý.
Tự dưng tôi thở ra nhẹ nhỏm. Hào đứng thẳng lên, chếch ống dòm về phía tay mặt. Anh chầm chậm, thật chậm quét ống dòm qua lại. Được vài phút, anh rời ghế, chạy vội xuống phòng lái. Khi trở lên, anh cười tươi tắn:
- Hải hành phỏng định mà... chính xác gớm!
Anh nhấc điện thoại:
- Thưa hạm trưởng, tôi trung úy Hào. Trình với hạm trưởng, đã thấy
đảo hướng một giờ, cách 27 hải lý bằng radar. Chưa thấy bằng ống dòm.
Anh lặng thinh nhận chỉ thị một lúc, đáp nhận rõ và gác máy. Anh nhìn la bàn, ra lệnh:
- Lái đường một-không-sáu.
Hào đưa ống dòm lên mắt. Tôi bắt chước anh.
Biển vẫn thăm thẳm, chập chùng đến ngầy ngật. Dường như gió đổi chiều, đưa ngược khói tầu lên tận đài chỉ huy. Mùi khói khó ngửi nhưng lại gợi tôi thèm một điếu thuốc. Tôi đã quên nó từ lúc tàu khởi hành. Tôi mở nắp túi, gắn điếu thuốc lên môi, thong thả châm lữa. Tôi nhả ngụm khói đầu tiên rồi hít một hơi dài tưởng chừng như đang hôn người yêu. Bất ngờ tôi sặc sụa và nghe bứt rứt khó thở. Chưa hút được. Tôi nhủ thầm, dứt khoát ném điếu thuốc. Nó nương theo gió bay thật xa rồi rơi hút vào bọt biển.
Bầu trời trong sáng, xanh ngát, không một dấu vết sa mù. Gió nhè nhẹ,
mát rượi. Tôi hít một hơi sảng khoái và thấy lại yêu đời yêu biển...
Hạm trưởng xuất hiện ở chân cầu thang. Tôi báo cho Hào. Anh ra dấu cho nhân viên.
Tất cả chỉnh đốn lại quân phục, tư thế. Tôi hô nghiêm và đưa tay chào khi ông đặt bước lên đài chỉ huy. Ông thân mật hỏi han từng người. Tôi là người cuối cùng.
- Thiếu úy Bằng trông tỉnh táo lắm. Được lắm.
Tôi chỉ biết lí nhí cám ơn. Ông chưa yên vị trên ghế thì có tiếng báo cáo:
- Đã thấy đảo hướng mười hai giờ.
Tôi chụp ống dòm. Tôi vốn nôn nao, nôn nóng muốn biết cái... dung nhan mùa hạ của cái quần đảo đã làm tôi khốn khổ, đau đớn. Phải khó khăn lắm tôi mới trông thấy một vệt đen trên đường chân trời.
Vệt đen đó dần dần rõ dạng. Nó vươn cao cùng lúc lô nhô những ngọn cây. Rồi toàn bộ cái đảo thấp lè tè. Tôi cảm thấy thất vọng. Hoàng Sa là thế đó sao? Tôi quét chiếc ống dòm thành vòng 360 độ. Tất cả vẫn chỉ là mặt biển xanh thẩm mênh mông.
Hạm trưởng ra lệnh từ chiếc ghế dành riêng cho ông:
- Trung úy Hào có thể cho bớt máy.
Hào ra lệnh, không do dự:
- Hai máy tiến ba.
Sau tiếng leng keng, cường độ tiếng máy dịu hẳn đi. Tôi cũng cảm nhận được sự giảm tốc của con tàu. Sự thất vọng của tôi cũng tiêu tan. Tôi nhìn thấy thêm hai hòn đảo nữa bằng mắt thường.
Tôi không ngờ trên đời lại có những hòn đảo nhỏ và thấp đến thế. Chúng chỉ vừa đủ nổi trên mặt nước. Một trông như con rùa đang bơi bập bềnh và một như chiếc tiềm thủy đỉnh đang lặng lờ trôi. Giữa cái mênh mông của sóng nước, hai hình ảnh đó trông lạ và đẹp mắt.
Cơn mỏi mệt, ngật ngừ bỗng dưng tan biến. Người tôi chợt xao xuyến, lâng lâng. Một mùi hương lạ thoang thoảng, sảng khoái.
Mùi hương đã đến với tôi lần đầu khi chiến hạm hướng mũi vào sông Lòng Tảo sau chuyến công tác đầu tiên. Mùi đất liền. Chỉ những ai đi biển lâu ngày mới nhận ra mùi hương tuyệt diệu đó...
Hạm trưởng lên tiếng nhận quyền chỉ huy. Ông ra lệnh nhận còi nhiệm sở vận chuyển và cho giảm máy.
Con tàu sựng lại rồi tiến thư thả trên vùng nước trong veo, phô bày đáy biển toàn cát đá trắng. Xa xa hai bên hông là những dãy san hô ngầm long lanh ánh sáng.
Chẳng bao lâu hòn đảo thấp lè tè hiện ra trước mắt thường. Tôi chỉ một đóm trắng nằm ở cuối đảo, hỏi ông trung sĩ giám lộ đứng gần:
- Có cái gì màu trắng? Anh có nhận thấy không?
- Thưa thiếu úy, đó là đài khí tượng. Chúng ta có một toán khí tượng hoạt động trên đảo. Tin tức khí tượng cho tàu chạy ven biển là từ đài đó.
Tôi cười vui sướng với một khám phá mới mẻ....
Vào đúng thời điểm đã định, hạm trưởng ra lệnh thả neo. Con tàu xuôi theo gió nằm song song với hòn đảo khá lớn.
Hòn đảo có những lùm cây rậm rạp sau một bãi cát trắng chạy vòng. Cuối bãi cát về phía mặt là một tòa nhà màu trắng vươn cao. Đó chính là đài khí tượng.
Nổi bật trên nóc tòa nhà là lá cờ vàng ba sọc đỏ đang ngạo nghễ phất phới giữa nền trời xanh.
Tôi đăm đăm nhìn lá cờ. Như một thói quen, tôi chụm hai chân đứng vào thế nghiêm, đưa bàn tay lên ngang mày.
Trong tôi, những xúc động dạt dào dâng lên....
Nguồn : VietLandnews
(Trích hồi ký ĐỜI THỦY THỦ, Sài Gòn 1969)
Sinh Tồn chuyển
Tôi nhìn về hướng mũi tàu. Sa mù xám đục ngập phủ, ập xuống mặt nước như cố ngăn những lượn sóng ào ạt cuốn vào bờ.
Từng loạt gió hâm hấp, cuốn theo các hạt nước bắn lên từ các ngọn sóng ngã đổ, vùn vụt lướt qua chiến hạm. Gió va vào các bộ phận lộ thiên, phát ra những âm vang dị biệt, tạo thành một hợp âm lạ lùng đầy vẻ dọa dẫm.
Những vạt nước tóe lên từ bên hông tả hạm, bắn vào mặt vào mắt ran rát và cay xót. Chiến hạm lay lắc, từng khi hích mạnh vào cầu tàu, gây nên những cơn giật bất thường, ngầy ngật.
Ông hạm trưởng nghiêng người nhìn dọc theo hữu hạm, kiểm soát tình trạng sẵn sàng của nhân viên trong nhiệm sở rời cầu. Ông quay sang hạm phó nói bằng giọng điềm đạm như khuôn mặt của ông:
- Biển còn động mạnh quá!
Hạm phó nhìn ông mỉm cười. Tôi thấy những tia hy vọng lung linh từ nụ cười cầu tài đó.
Trong bữa cơm trưa vài tiếng trước đây, hạm phó đã đề nghị hoãn khởi hành đi Hoàng Sa thêm một vài ngày. Ông cho rằng việc hoán chuyển quân là việc không gấp gáp, tội gì phải oằn người vì sóng gió.
Tôi biết cái lý do thầm kín mà ông không thể nêu ra. Sóng gió đối với ông là chuyện bỏ đi. Đêm qua, ông khoe với chúng tôi là mới quen được với một cô nữ sinh trường Sao Mai và ước ao phải chi cơn bão không tan vội...
Giọng cà tửng quen thuộc của hạm phó:
- Hoãn thêm một ngày nữa là phải quá, thưa hạm trưởng. Một ngày rỗi rãnh, hạm trưởng sẽ làm thêm được vài bài thơ tình, hạm phó sẽ được hưởng thêm những giây phút êm đềm...
Tôi ngước nhìn hạm trưởng với hy vọng ông không đổi ý. Tôi thì một ngày trôi qua nơi bến lạ là một ngày chồng chất nhớ nhung.
Nhớ người yêu thì ít, nhớ phố xá Sài Gòn thì nhiều. Lẽ ra giờ này tôi đã ngồi ở một quán kem nhìn ông đi qua bà đi lại. Lẽ ra tôi đã gặp lại người yêu...
- Phải khởi hành thôi, hạm phó. Mình đã trễ một tuần rồi. Đại đội Địa Phương Quân ngoài Hoàng Sa đang mong ngóng được về gặp mặt vợ con.
Tôi chỉ mới mười ngày không gặp gia đình mà đã ủ ê, huống hồ họ đã quá hạn sáu tháng....
Ông đổi giọng rắn rỏi, dứt khoát:
-Tháo hết dây, trừ dây số ba.
Tôi vui sướng nghe anh vô tuyến lặp lại mệnh lệnh vào điện thoại nội bộ.
Khi các dây đã kéo về tàu, nằm gọn vào ổ, hạm trưởng ban hành các lệnh cần thiết để tách con tàu đang bị sóng gió đẩy dính vào cầu.
Đúng vào lúc sợi dây duy nhất còn lại căng bần bật, bốc khói thì mũi tàu từ từ tách khỏi cầu. Con tàu hục hặc, vùng vằng tiến lên.
Càng xa cầu, con tàu càng chao đảo. Tiếng gió rít đâu đó như tiếng sáo ở cung bậc cao, hòa quyện với tiếng bầm bập từ tấm vải bố rộng lớn che kín lòng tầu cùng tiếng phần phật từ lá quốc kỳ ở chóp trụ sắt bên trên đài chỉ huy.
Tôi ngẩn nhìn lá cờ vàng ba sọc đỏ mới tinh đang năng nổ phất phới tung bay và chợt thấy vui vui, hăng hái....
Con tàu bất ngờ chui vào một vùng mây mù xám xịt. Vô vàn mảng nhỏ xoắn xuýt rồi tan nhanh.
Người tôi nóng bừng, bứt rứt. Miệng tôi nhờn nhợn, khó chịu. Mồ hôi rịn ra ở ngực và lưng. Tôi biết là tôi đang muốn mửa. Cái khả năng chịu sóng của tôi qua mấy tháng thực tập hải nghiệp ở quân trường được ghi nhận là yếu.
Trong suốt thời gian đó biển ngày nào cũng động, nhưng dù động mạnh hay nhẹ, không ngày nào tôi không ói mửa. Có hôm mửa cả mật xanh mật vàng.
Tôi nhớ đã nghĩ đến chuyện đào ngũ, bỏ cuộc. Giờ đây, ý nghĩ đó lại trở về. Tôi đặt ống dòm lên mắt, cố chú tâm quan sát. Phía trước mù mịt. Tôi chúc ống dòm xuống mặt nước. Mặt nước đục ngầu, giận dữ, lồng lộn sủi bọt.
Hạm trưởng ra lệnh anh giám lộ kéo còi hải hành trong sương mù. Tiếng còi vang lên kéo dài, bị nuốt chửng vào không gian âm u rồi lại vang lên, kéo dài, đều đặn. Tôi cũng lắng nghe tiếng còi vọng đến từ đâu đó nhưng mọi phía vẫn chỉ là những âm thanh hỗn tạp, khó nghe...
Hạm trưởng bước lại bàn hải đồ mở quyển nhật ký hải hành. Ông đứng viết vài dòng tiêu lệnh rồi bước sang ngồi lên chiếc ghế nệm bọc da duy nhất dành riêng cho ông. Người ông đong đưa, đôi mắt đăm đăm nhìn xuyên qua khung trời mù mịt.
Tôi đoán là ông đang ưu tư. Tôi nhớ một lời nói đùa khi học về hải hành trong sương mù. Nó không khác gì... hiệp sĩ mù nghe gió kiếm. Con tàu phải lắng nghe tiếng còi để tránh nhau. Khi “thấy” nhau thì coi như quá muộn.
Hạm phó nói lớn:
- Phòng radar báo cáo ba écho gần nhất
.
Tôi nghe lệnh truyền đi và tiếng đáp nhận. Một lúc sau là tiếng báo cáo hướng và khoảng cách.
Hạm phó loay hoay đo đạt, chấm tọa độ vị trí chiến hạm lên tấm hải đồ. Ông đề nghị hạm trưởng cho đổi đường. Được chấp thuận, hạm phó ra lệnh anh hạ sĩ quan vận chuyển đứng gần chiếc loa dẫn xuống phòng lái:
- Bên phải năm.
Sau khi anh lặp lại lệnh, có tiếng vọng từ miệng loa:
-Tay lái năm bên phải.
Mũi tàu quay dần về phía hữu. Bất chợt con tàu chao đảo dữ dội. Tôi chụp lấy thành đài, bám chặt. Hạm phó buông thõng chiếc ống dòm lủng lẳng trước ngực, phóng tới ôm chiếc la bàn điện đặt trên một trụ sắt giữa đài chỉ huy. Ông nhìn vào chiếc la bàn, giọng thật sắc:
- Lái thẳng.
Tiếng vọng:
-Lái thẳng, đường năm ba.
Hạm phó ra lệnh tăng tốc độ. Con tàu chúi mũi vào các ngọn sóng bạc đầu, hăm hở tiến lên. Nước bắn tóe vào đài chỉ huy từ mọi phía. Các bộ kaki màu nước biển lấm tấm những đốm xanh thẫm. Hạm trưởng rời khỏi ghế, bước lại bàn hải đồ nhìn vị trí được đánh dấu bằng vòng tròn có gạch chéo. Nó nằm trên con đường hải hành trù định. Hạm trưởng gật gù tỏ vẻ hài lòng. Ông hỏi hạm phó:
- Ai là sĩ quan đương phiên?
- Thưa thiếu úy Túc.
- Ai kế?
- Thưa, Trung Úy Lâm.
Ông quay sang tôi:
- Thiếu Úy Bằng đi ca với Trung Úy Hào.
Ca của Trung Úy Hào bắt đầu tám giờ tối. Không đợi tôi đáp nhận, ông quay sang hạm phó:
- Hạm phó trách nhiệm chỉ huy từ giờ phút này cho đến khi tàu qua khỏi cù lao Chàm. Thiếu Úy Bằng có thể xuống nghỉ ngơi ...
Tôi hăng hái lên tiếng:
- Thưa hạm trưởng, tôi xin ở đây cho đến khi nhận phiên.
Ông gật gù:
- Còn bốn tiếng nữa mới đến phiên. Mệt lắm đó. Tùy anh.
Ông xoay người hướng về cầu thang. Hạm phó hô nghiêm. Tất cả nhân viên đưa tay chào.
Đợi hạm trưởng khuất hẳn, hạm phó cười cười với Túc:
- Anh hùng thấm mệt?
Túc tựa lưng vào thành đài, nhăn nhó:
- Đêm qua quần nhau tới sáng. Giờ gặp sóng gió thế này chắc...chết.
- Muốn hạm phó đi giúp ca này chăng?
Túc lắc đầu:
- Có sức chơi có sức chịu. Cám ơn hạm phó.
- Vậy thì tôi sẽ giao phiên khi chiến hạm qua khỏi cù lao Chàm. Bây giờ thì cứ đứng nhắm mắt...cho lại sức.
Nhưng Túc vẫn đăm đăm nhìn xuyên qua tấm kính chắn gió. Thỉnh thoảng anh loạng choạng, quơ tay lung tung để giữ thăng bằng khi con tàu nghiêng quá đà.
Tôi biết là tôi chưa làm thế được. Tôi còn cần bám vào một cái gì đó mới giữ được thăng bằng. Tiếng gió rít veo véo, tiếng rào rào của các mảng nước bắn tung, tiếng đì đùng của các đợt sóng ngầm chặt vào lườn. Thỉnh thoảng chiến hạm va phải cơn sóng mạnh, cả thân tàu run rẩy theo tiếng răn rắc vang lên.
Tất cả những âm thanh đó gợi tôi cái cảm giác bất an.
Suốt tháng trước, dù được đi ca chung với hạm phó, học hỏi được nhiều nhưng tôi vẫn chưa quen với những tiếng động lạ thường trên chiến hạm.
Tiếng của hạm phó lạc vào âm thanh hỗn độn:
- Thiếu úy Bằng xuống kiểm soát việc trực radar. Đừng để nhân viên thám xuất rời mắt khỏi màn ảnh. Mọi bất thường báo cáo ngay.
Tôi đáp nhận rõ rồi xiên xẹo lần ra đầu cầu thang dẫn xuống phòng lái. Cầu thang như sâu hơn thường ngày. Tôi lần dò đặt chân lên từng bậc. Hai tay bám chặt thanh sắt an toàn.
Con tàu chầm chậm nghiêng hết về bên phải rồi vặn mình nghiêng hết về bên trái. Tôi phải dồn toàn lực vào hai tay để bám víu mỗi khi con tàu nghiêng hết về một phía. Sự cộng hưởng tạo một sức ly tâm cực mạnh khiến tôi có thể bị bắn văng khỏi tàu. Xuống đến chân cầu thang, tôi thận trọng bước lần dò về cửa phòng lái. Cửa là một tấm sắt dềnh dàng đóng kín khi sóng to gió lớn. Cần khóa đang ở thế thẳng đứng. Muốn mở, phải vặn cho nó nằm ngang.
Trời vẫn oi bức nhưng tôi cảm thấy lành lạnh, rợn người. Với mức độ chòng chành thế này, không cẩn thận chọn đúng thời điểm, cánh cửa ngàn cân có thể bật tung vào người gây thương tích nặng. Và một khi cửa đã mở mà không bước vào kịp, nó sẽ bật vụt lại, chặt gãy tay chân.
Một tay bám vào thanh an toàn, tay kia nắm cần chốt, tôi nín thở chờ đợi. Vừa khi con tàu trở về vị trí thăng bằng, tôi xoay phần tư vòng, mở vụt cánh cửa, lách vô thật lẹ. Chân vừa rút vào thì cánh cửa ập sầm lại. Tôi gài chốt mà... hú hồn. Phòng lái lờ mờ. Tôi bước đến chiếc radar đặt gần vách trong. Anh thượng sĩ thám xuất đưa tay chào. Tôi gật đầu, thân mật:
- Các anh đều...êm cả chứ?
Anh cười:
- Cám ơn Thiếu Úy, tụi này cũng đỡ.
Tôi nhìn vào mặt kính hình vành tròn. Từ điểm trung tâm, một vệt sáng quét chầm chậm tạo nên hình ảnh hải cảng vịnh Sơn Trà. Phần sáng rực là bờ và núi. Phần nhạt hơn là biển với vài ba đốm trắng nổi bậc.
Anh thám xuất cho biết các đóm sáng đó là những đối vật di động, có thể là thương thuyền. Anh báo cáo tình hình lên đài chỉ huy. Hạm phó ra lệnh theo dõi và báo cáo liên tục hướng và khoảng cách...
Ánh sáng khi lóe, khi lòe làm mắt và đầu tôi căng nhức. Tôi bước lui, tựa lưng vào vách.
Qua lỗ châu mai, mũi tàu cất lên thật cao rồi gục xuống đánh sầm. Một mảng sóng lớn tràn qua mũi như muốn nhận chìm chiến hạm. Nước tốc lên, túa ào ạt vào lòng tàu và ập vào ô kính các lỗ châu mai.
Tôi nghĩ thầm, may mà tàu còn ở vận tốc chậm. Nếu máy tiến ở tốc độ đường trường thì coi như là đời đi đứt.
Như để thách đố, một giọng uể oải phát từ miệng loa:
- Phòng lái, hai máy tiến bốn.
Tôi cay đắng mỉm cười. Rồi mày lại thấy mật xanh mật vàng. Rồi mày sẽ còn mửa dài dài, còn khốn khổ dài dài...Tiếng lạch cạch từ cần tốc độ. Tiếng leng leng báo hiệu máy đã tăng. Nhìn về tả hạm qua lỗ châu mai, một khoảng không gian nhỏ bé chầm chậm chuyển từ vòm trời âm u sang vùng biển xáo động và ngược lại. Con tàu liên tục vật vã, giật mình, rên rỉ...
Tôi lại thấy ngột ngạt, bụng quặn lên, nước mắt ứa tràn. Đến cơn quặn đau thứ ba, tôi phóng tới chiếc sô đặt gần cửa ra vào. Chưa kịp gục mặt xuống, miệng đã há rộng. Tôi nôn thốc hết thức ăn bữa trưa. Rồi tiếp tục các chất bầy nhầy lợn cợn chừng là thức ăn chưa kịp tiêu của ngày hôm qua và ngày trước đó. Nước mắt tôi ràn rụa. Tôi nín thở mà vẫn ngửi được mùi tanh hôi nồng nặc. Tôi không dám đứng lên, vẫn tiếp tục ôm chiếc sô chờ tới phiên mật xanh mật vàng. Trong giây phút toát mồ hôi đó, đầu óc tôi chợt hiện ra hình ảnh câu ca dao đã được một anh thủy thủ hiệu đính nhân một lần thấy tôi ói mửa: Hôm qua lên gác đài cao, trông cá cá lặn trông sao sao mờ, buồn trông thiếu úy ôm sô.... Tôi thấy vui vui và bỗng nghe người nhẹ đi. Một cảm giác dễ chịu lan nhanh. Theo kinh nghiệm, tôi hiểu là công tác...nuôi cá đã tạm dứt và từ giờ có quyền... chờ dịp khác. Tôi gắng gượng đứng lên, bám vào vách, hổn ha hổn hển. Đúng lúc đó tôi nghe văng vẳng giọng ca Thanh Thúy. Tôi tưởng tôi đang mê nên cố lắng tai...Giọng ca nỉ non, rõ ràng từng tiếng: “... thì dù xa xôi tôi vẫn là của người”... Tôi bậc cười thì thầm: “cám ơn em, cho dù có em ở đây, anh cũng chẳng... ăn được cái giải gì!”.
Nghe tiếng tôi cười, anh hạ sĩ vận chuyển quay sang:
- Phòng vô tuyến chơi điệu lắm, Thiếu Úy. Những lúc sóng to, biển động, họ mở nhạc yêu cầu nghe hết xảy!
Tôi gật đầu tán đồng nhưng không dám lên tiếng. Tôi biết, nếu há miệng, tôi sẽ không nói mà là mửa tiếp. Tôi nín hơi cố ngăn một cơn nôn. Giọng ca nức nở, ngọt ngào như ru tôi vào cõi mộng...” Nhiều khi ưu tư, tựa song cửa nhỏ, nhìn ngoài mưa tuôn sao nghe lạnh vào hồn”... Tôi thấy lạnh ở thân nhưng hồn thì tan theo tiếng hát.
- Mời Thiếu Úy Bằng lên đài chỉ huy gặp hạm phó.
Tôi nói lớn đáp nhận rồi dứt khoát bước nhanh về cánh cửa sắt. Tôi xoay cần chốt, vừa đẩy mạnh vừa kềm giữ. Cánh cửa bật tung. Tôi bước nhanh ra. Cửa tự động ập lại. Tôi xoay cần chốt khóa chặt. Gió rít từng hồi mang theo những giọt nước li ti bắn túa vào người. Tôi lại lạng quạng từng bước lên các bậc thang. Con tàu chao nghiêng, trườn tới rồi chao nghiêng, chừng như đang biểu diễn một điệu luân vũ giữa muôn ngàn hoa sóng. Chiếc mũ lưỡi trai bất ngờ rời khỏi đầu. Tôi ngoái lui. Chiếc mũ bay vụt cao, la đà rồi lại vụt cao và mất hút. Cơn ớn lạnh len dài theo xương sống. Tôi nhớ ra là đã quên cái áo mưa trong phòng lái. Tôi muốn trở lui nhưng nghĩ đến phút giây phải mở cánh cửa chết người nên đành chịu ướt, chịu lạnh bước tiếp. Hạm phó nhìn tôi cười:
- Gọi cậu lên đây xem sức cậu tới đâu! Khá lắm! Thôi, xuống nghỉ ngơi đi. Vài giờ nữa nhận phiên là....thăm thẳm chiều trôi đấy.
Mệt quá, tôi không cười nổi với lời đùa của ông và cũng lờ đi lời nói ngon lành với hạm trưởng mới đây. Tôi chào từ biệt hạm phó và Thiếu Úy Túc. Có lẽ phải mất đến mười phút tôi mới lần dò tới được chiếc giường êm ấm của tôi bên trong lòng tàu. Nhưng chỉ cần vài phút là tôi đã chìm vào giấc ngủ mê man...
Tôi chợt thức giấc vì cảm nhận một sự êm ả bất thường. Chiến hạm không còn đong đưa, lay lắt, không còn rên rỉ vì những cú đập tàn bạo của các đợt sóng ngầm. Tôi nghe máy tàu vẫn còn chạy ở vận tốc cao nhưng dường như đang hải hành trong một vùng vịnh không sóng gió. Tôi nhìn đồng hồ: 7giờ sáng. Đêm qua tôi bị đánh thức để nhận đi phiên từ tám giờ tối đến nửa khuya. Bốn tiếng chịu đựng những cơn tiện xoáy bào quả là dài đăng đẳng. Đôi lúc tôi tưởng chừng kiệt sức, gục qụy. Khi rời đài chỉ huy, biển còn động dữ dội. Không lẽ chỉ qua một giấc Nam Kha mà lại êm ru bà rù? Thì cũng có thể lắm. Giấc Nam Kha kéo dài suốt bảy tiếng, đủ để tàu vượt qua một đoạn đường dài, dứt bỏ vùng bão tố.
Bụng tôi chợt cồn cào, ran ran. Tôi nhớ ra là tôi đã bỏ bữa ăn tối qua, đã mửa liên tục. Tôi cũng nhớ ra nhiệm vụ chính của tôi trên chiến hạm là kiểm soát việc ăn uống của thủy thủ đoàn. Bây giờ là giờ điểm tâm. Tôi ngồi bật dậy, cảm nhận cơn mệt mõi rã rời... Tôi rửa mặt thật chậm, tận hưởng cơn sảng khoái từ độ mát mẻ của nước. Tôi sửa sang tề chỉnh quân phục rồi bước lên nhà bếp. Hai nhân viên hỏa đầu vụ đưa tay chào. Tôi chào đáp và hỏi:
- Trung Sĩ Tuyến đâu, anh Cát?
- Thưa Thiếu Úy, trung sĩ đang kiểm soát phòng ăn đoàn viên. Thiếu cần, tôi đi gọi?
Tôi nhìn nhà bếp gọn gàng, sạch sẽ:
- Thôi khỏi. Còn thức ăn sáng cho sĩ quan?
- Tôi dọn thêm món trứng chiên này là xong. Thiếu Úy đã bỏ cơm chiều hôm qua...
Tôi cười gượng:
- Sáng nay chắc cũng thế.
Giọng Cát vui vẻ:
- Biển đã yên. Ăn được rồi, thiếu úy.
Tôi lắc đầu:
- Vấn đề là...ăn không vô. Thức ăn chưa qua khỏi cổ là...vọt ra liền! Hy vọng bữa trưa, may ra.
- Trưa không chừng mình có vít ăn. Hoàng Sa có nhiều vít, thịt ngon hơn thịt gà.
- Vít là con gì vậy?
- Một loại rùa nhưng lớn hơn con ba ba nhiều.
Tôi cười, lắc đầu:
- Rùa rắn là không có tôi.
Tôi bước qua khung cửa vào lòng tàu. Cả đại đội Địa Phương Quân còn say sóng nằm la liệt từ mũi tới lái. Họ như ngủ say sưa, mà thật ra họ đang mê thiếp, như tôi đêm qua. Nhiệm vụ buộc tôi phải... tỉnh lại. Chỉ vài giờ nửa thôi, họ sẽ hạnh phúc lên bờ. Còn tôi, trọn đời khó thoát khỏi biển. Tôi leo vội lên đài chỉ huy đúng lúc tiếng còi đổi phiên vang lên. Tôi chào Trung Úy Lâm. Ông đưa tay, thân mật:
- Biết chú mầy thường lên sớm nên tôi đang mong đây. Lái dùm tôi cho đến khi trung úy Hào lên nhận phiên. Tôi có việc xuống sớm một tí.
Không cần biết tôi bằng lòng hay không, ông tỉnh bơ rời vị trí. Tôi tưởng ông đùa vì ông thừa biết tôi chưa đủ khả năng hải hành. Tôi mới ra trường được một tháng mà theo hạm trưởng phải ít nhất sau năm bảy chuyến công tác tôi mới được đánh giá làm trưởng phiên.
Tôi chợt lo lắng, nhìn quanh xa khơi. Không bóng dáng một chiếc tàu thuyền nào. Chỉ bao la một thảm xanh lao xao, lấp lánh.
Muôn ngàn tia sáng chạy dài đến tận mặt trời chưa lên cao. Gió nhẹ, mát rười rượi. Tôi hít một hơi dài, thấy an tâm và hãnh diện. Việc ủy thác của Trung Úy Lâm hẳn đã dựa vào thành quả một tháng cố gắng học hỏi tận tình của tôi.
Nhớ đến việc đầu tiên phải làm khi nhận trưởng phiên hải hành là xác định vị trí chiến hạm, tôi bước sang bàn hải đồ nhìn vào hải trình.
Hàng chục vòng tròn nhỏ có gạch chéo cách đều nhau trên một đường kẻ kéo dài từ cù lao Chàm đến trung tâm quần đảo Hoàng Sa. Vòng cuối cùng với ghi chú 1100H, nằm cách không xa một nhóm đảo trông giống như là những quả trứng lớn nhỏ nằm ngổn ngang. Tôi hiểu là còn khoảng ba tiếng nữa sẽ đến điểm đổ bộ.
Tiếng Trung Úy Hào từ phía sau:
- Mình đến đâu rồi, Thiếu Úy Bằng?
Tôi quay lại đưa tay lên chào nhưng anh chỉ cười cười đưa tay ra bắt:
- Còn sức lên nhận phiên sớm là ngon quá rồi. Cứ tưởng anh hùng đã thấm mệt!
Tôi ráng nở nụ cười:
- Thưa trung úy, theo phỏng định thì còn ba tiếng nữa là đến điểm đổ quân.
- Cụ tin vào cái vị trí phỏng định là có cơ hội chẳng bao giờ thành... hạm trưởng. Trong tình trạng sóng to gió lớn, vị trí phỏng định là vị trí ...bi quan nhất
Từ chiều hôm qua chúng ta đi với hướng sóng gió chếch mũi. Chúng ta đã cho lái “trừ hao” độ dạt. Và chúng ta đã phỏng định tốc độ là mười hai gút. Thật sự giờ này chúng ta ở nơi nào trên biển, chỉ có...Trời biết.
Không chừng ta đã lạc sang vùng Amphitrite Group của người dưng khác họ hoặc tệ hại hơn là đang vào vùng nước cạn North Reef với những xác tàu chìm. Nói cho cùng, gặp cái nào thì cũng thân bại danh liệt. Tốt hơn hết là bắt đầu theo dõi độ sâu.
Anh đổi giọng sắc và lớn
- Phòng lái, cho biết chiều sâu mỗi năm phút. Radar báo cáo ngay khi phát hiện echo. Thiếu úy Bằng và các quan sát viên quan sát cẩn thận bằng ống dòm, từ hướng 9 giờ đến 3 giờ.
Hào dò nhìn lên tấm hải đồ khi nghe phòng lái báo cáo chiều sâu. Anh gật gù vói tay lấy chiếc ống dòm rồi bước sang chiếc ghế sắt gắn vào thành đài. Anh ngồi tréo chân thoải mái, chầm chậm quét ống dòm quanh hướng mũi chiến hạm. Anh hạ sĩ quan phụ tá trưởng phiên, anh giám lộ và tôi cùng đưa ống dòm lên mắt.
Vẫn chỉ là mặt biển lóng lánh, thăm thẳm, mênh mông... Con tàu thênh thang phóng tới, bọt biển tỏa hình cánh chim, đổ về phía sau thành một tràng dài trắng xóa.
Cột cờ trơ trọi cuối lái gợi tôi nhớ lá cờ trên đỉnh đài chỉ huy. Tôi bước ra phía ngoài ngẩn mặt.
Tôi nhìn trân trân. Lá cờ đã nhạt màu, phần đuôi rách te tua. Lá cờ vẫn bay phất phới nhưng uyển chuyển, nhẹ nhàng, trái hẳn hình ảnh vẫy vùng, mãnh liệt chiều qua.
Tôi có cảm tưởng lá cờ cũng cùng mang sức sống như chúng tôi, cũng chịu đựng những vất vả gian nan, cũng tận hưởng những niềm vui thành đạt.
- Báo cáo có echo hướng một giờ, khoảng cách 28 hải lý.
Tự dưng tôi thở ra nhẹ nhỏm. Hào đứng thẳng lên, chếch ống dòm về phía tay mặt. Anh chầm chậm, thật chậm quét ống dòm qua lại. Được vài phút, anh rời ghế, chạy vội xuống phòng lái. Khi trở lên, anh cười tươi tắn:
- Hải hành phỏng định mà... chính xác gớm!
Anh nhấc điện thoại:
- Thưa hạm trưởng, tôi trung úy Hào. Trình với hạm trưởng, đã thấy
đảo hướng một giờ, cách 27 hải lý bằng radar. Chưa thấy bằng ống dòm.
Anh lặng thinh nhận chỉ thị một lúc, đáp nhận rõ và gác máy. Anh nhìn la bàn, ra lệnh:
- Lái đường một-không-sáu.
Hào đưa ống dòm lên mắt. Tôi bắt chước anh.
Biển vẫn thăm thẳm, chập chùng đến ngầy ngật. Dường như gió đổi chiều, đưa ngược khói tầu lên tận đài chỉ huy. Mùi khói khó ngửi nhưng lại gợi tôi thèm một điếu thuốc. Tôi đã quên nó từ lúc tàu khởi hành. Tôi mở nắp túi, gắn điếu thuốc lên môi, thong thả châm lữa. Tôi nhả ngụm khói đầu tiên rồi hít một hơi dài tưởng chừng như đang hôn người yêu. Bất ngờ tôi sặc sụa và nghe bứt rứt khó thở. Chưa hút được. Tôi nhủ thầm, dứt khoát ném điếu thuốc. Nó nương theo gió bay thật xa rồi rơi hút vào bọt biển.
Bầu trời trong sáng, xanh ngát, không một dấu vết sa mù. Gió nhè nhẹ,
mát rượi. Tôi hít một hơi sảng khoái và thấy lại yêu đời yêu biển...
Hạm trưởng xuất hiện ở chân cầu thang. Tôi báo cho Hào. Anh ra dấu cho nhân viên.
Tất cả chỉnh đốn lại quân phục, tư thế. Tôi hô nghiêm và đưa tay chào khi ông đặt bước lên đài chỉ huy. Ông thân mật hỏi han từng người. Tôi là người cuối cùng.
- Thiếu úy Bằng trông tỉnh táo lắm. Được lắm.
Tôi chỉ biết lí nhí cám ơn. Ông chưa yên vị trên ghế thì có tiếng báo cáo:
- Đã thấy đảo hướng mười hai giờ.
Tôi chụp ống dòm. Tôi vốn nôn nao, nôn nóng muốn biết cái... dung nhan mùa hạ của cái quần đảo đã làm tôi khốn khổ, đau đớn. Phải khó khăn lắm tôi mới trông thấy một vệt đen trên đường chân trời.
Vệt đen đó dần dần rõ dạng. Nó vươn cao cùng lúc lô nhô những ngọn cây. Rồi toàn bộ cái đảo thấp lè tè. Tôi cảm thấy thất vọng. Hoàng Sa là thế đó sao? Tôi quét chiếc ống dòm thành vòng 360 độ. Tất cả vẫn chỉ là mặt biển xanh thẩm mênh mông.
Hạm trưởng ra lệnh từ chiếc ghế dành riêng cho ông:
- Trung úy Hào có thể cho bớt máy.
Hào ra lệnh, không do dự:
- Hai máy tiến ba.
Sau tiếng leng keng, cường độ tiếng máy dịu hẳn đi. Tôi cũng cảm nhận được sự giảm tốc của con tàu. Sự thất vọng của tôi cũng tiêu tan. Tôi nhìn thấy thêm hai hòn đảo nữa bằng mắt thường.
Tôi không ngờ trên đời lại có những hòn đảo nhỏ và thấp đến thế. Chúng chỉ vừa đủ nổi trên mặt nước. Một trông như con rùa đang bơi bập bềnh và một như chiếc tiềm thủy đỉnh đang lặng lờ trôi. Giữa cái mênh mông của sóng nước, hai hình ảnh đó trông lạ và đẹp mắt.
Cơn mỏi mệt, ngật ngừ bỗng dưng tan biến. Người tôi chợt xao xuyến, lâng lâng. Một mùi hương lạ thoang thoảng, sảng khoái.
Mùi hương đã đến với tôi lần đầu khi chiến hạm hướng mũi vào sông Lòng Tảo sau chuyến công tác đầu tiên. Mùi đất liền. Chỉ những ai đi biển lâu ngày mới nhận ra mùi hương tuyệt diệu đó...
Hạm trưởng lên tiếng nhận quyền chỉ huy. Ông ra lệnh nhận còi nhiệm sở vận chuyển và cho giảm máy.
Con tàu sựng lại rồi tiến thư thả trên vùng nước trong veo, phô bày đáy biển toàn cát đá trắng. Xa xa hai bên hông là những dãy san hô ngầm long lanh ánh sáng.
Chẳng bao lâu hòn đảo thấp lè tè hiện ra trước mắt thường. Tôi chỉ một đóm trắng nằm ở cuối đảo, hỏi ông trung sĩ giám lộ đứng gần:
- Có cái gì màu trắng? Anh có nhận thấy không?
- Thưa thiếu úy, đó là đài khí tượng. Chúng ta có một toán khí tượng hoạt động trên đảo. Tin tức khí tượng cho tàu chạy ven biển là từ đài đó.
Tôi cười vui sướng với một khám phá mới mẻ....
Vào đúng thời điểm đã định, hạm trưởng ra lệnh thả neo. Con tàu xuôi theo gió nằm song song với hòn đảo khá lớn.
Hòn đảo có những lùm cây rậm rạp sau một bãi cát trắng chạy vòng. Cuối bãi cát về phía mặt là một tòa nhà màu trắng vươn cao. Đó chính là đài khí tượng.
Nổi bật trên nóc tòa nhà là lá cờ vàng ba sọc đỏ đang ngạo nghễ phất phới giữa nền trời xanh.
Tôi đăm đăm nhìn lá cờ. Như một thói quen, tôi chụm hai chân đứng vào thế nghiêm, đưa bàn tay lên ngang mày.
Trong tôi, những xúc động dạt dào dâng lên....
Nguồn : VietLandnews
(Trích hồi ký ĐỜI THỦY THỦ, Sài Gòn 1969)
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Đường Lên Hoàng Sa - Hồi ký ĐỜI THỦY THỦ, Sài Gòn 1969
Từng loạt gió hâm hấp, cuốn theo các hạt nước bắn lên từ các ngọn sóng ngã đổ, vùn vụt lướt qua chiến hạm. Gió va vào các bộ phận lộ thiên, phát ra những âm vang dị biệt, tạo thành một hợp âm lạ lùng đầy vẻ dọa dẫm.
Tôi nhìn về hướng mũi tàu. Sa mù xám đục ngập phủ, ập xuống mặt nước như cố ngăn những lượn sóng ào ạt cuốn vào bờ.
Từng loạt gió hâm hấp, cuốn theo các hạt nước bắn lên từ các ngọn sóng ngã đổ, vùn vụt lướt qua chiến hạm. Gió va vào các bộ phận lộ thiên, phát ra những âm vang dị biệt, tạo thành một hợp âm lạ lùng đầy vẻ dọa dẫm.
Những vạt nước tóe lên từ bên hông tả hạm, bắn vào mặt vào mắt ran rát và cay xót. Chiến hạm lay lắc, từng khi hích mạnh vào cầu tàu, gây nên những cơn giật bất thường, ngầy ngật.
Ông hạm trưởng nghiêng người nhìn dọc theo hữu hạm, kiểm soát tình trạng sẵn sàng của nhân viên trong nhiệm sở rời cầu. Ông quay sang hạm phó nói bằng giọng điềm đạm như khuôn mặt của ông:
- Biển còn động mạnh quá!
Hạm phó nhìn ông mỉm cười. Tôi thấy những tia hy vọng lung linh từ nụ cười cầu tài đó.
Trong bữa cơm trưa vài tiếng trước đây, hạm phó đã đề nghị hoãn khởi hành đi Hoàng Sa thêm một vài ngày. Ông cho rằng việc hoán chuyển quân là việc không gấp gáp, tội gì phải oằn người vì sóng gió.
Tôi biết cái lý do thầm kín mà ông không thể nêu ra. Sóng gió đối với ông là chuyện bỏ đi. Đêm qua, ông khoe với chúng tôi là mới quen được với một cô nữ sinh trường Sao Mai và ước ao phải chi cơn bão không tan vội...
Giọng cà tửng quen thuộc của hạm phó:
- Hoãn thêm một ngày nữa là phải quá, thưa hạm trưởng. Một ngày rỗi rãnh, hạm trưởng sẽ làm thêm được vài bài thơ tình, hạm phó sẽ được hưởng thêm những giây phút êm đềm...
Tôi ngước nhìn hạm trưởng với hy vọng ông không đổi ý. Tôi thì một ngày trôi qua nơi bến lạ là một ngày chồng chất nhớ nhung.
Nhớ người yêu thì ít, nhớ phố xá Sài Gòn thì nhiều. Lẽ ra giờ này tôi đã ngồi ở một quán kem nhìn ông đi qua bà đi lại. Lẽ ra tôi đã gặp lại người yêu...
- Phải khởi hành thôi, hạm phó. Mình đã trễ một tuần rồi. Đại đội Địa Phương Quân ngoài Hoàng Sa đang mong ngóng được về gặp mặt vợ con.
Tôi chỉ mới mười ngày không gặp gia đình mà đã ủ ê, huống hồ họ đã quá hạn sáu tháng....
Ông đổi giọng rắn rỏi, dứt khoát:
-Tháo hết dây, trừ dây số ba.
Tôi vui sướng nghe anh vô tuyến lặp lại mệnh lệnh vào điện thoại nội bộ.
Khi các dây đã kéo về tàu, nằm gọn vào ổ, hạm trưởng ban hành các lệnh cần thiết để tách con tàu đang bị sóng gió đẩy dính vào cầu.
Đúng vào lúc sợi dây duy nhất còn lại căng bần bật, bốc khói thì mũi tàu từ từ tách khỏi cầu. Con tàu hục hặc, vùng vằng tiến lên.
Càng xa cầu, con tàu càng chao đảo. Tiếng gió rít đâu đó như tiếng sáo ở cung bậc cao, hòa quyện với tiếng bầm bập từ tấm vải bố rộng lớn che kín lòng tầu cùng tiếng phần phật từ lá quốc kỳ ở chóp trụ sắt bên trên đài chỉ huy.
Tôi ngẩn nhìn lá cờ vàng ba sọc đỏ mới tinh đang năng nổ phất phới tung bay và chợt thấy vui vui, hăng hái....
Con tàu bất ngờ chui vào một vùng mây mù xám xịt. Vô vàn mảng nhỏ xoắn xuýt rồi tan nhanh.
Người tôi nóng bừng, bứt rứt. Miệng tôi nhờn nhợn, khó chịu. Mồ hôi rịn ra ở ngực và lưng. Tôi biết là tôi đang muốn mửa. Cái khả năng chịu sóng của tôi qua mấy tháng thực tập hải nghiệp ở quân trường được ghi nhận là yếu.
Trong suốt thời gian đó biển ngày nào cũng động, nhưng dù động mạnh hay nhẹ, không ngày nào tôi không ói mửa. Có hôm mửa cả mật xanh mật vàng.
Tôi nhớ đã nghĩ đến chuyện đào ngũ, bỏ cuộc. Giờ đây, ý nghĩ đó lại trở về. Tôi đặt ống dòm lên mắt, cố chú tâm quan sát. Phía trước mù mịt. Tôi chúc ống dòm xuống mặt nước. Mặt nước đục ngầu, giận dữ, lồng lộn sủi bọt.
Hạm trưởng ra lệnh anh giám lộ kéo còi hải hành trong sương mù. Tiếng còi vang lên kéo dài, bị nuốt chửng vào không gian âm u rồi lại vang lên, kéo dài, đều đặn. Tôi cũng lắng nghe tiếng còi vọng đến từ đâu đó nhưng mọi phía vẫn chỉ là những âm thanh hỗn tạp, khó nghe...
Hạm trưởng bước lại bàn hải đồ mở quyển nhật ký hải hành. Ông đứng viết vài dòng tiêu lệnh rồi bước sang ngồi lên chiếc ghế nệm bọc da duy nhất dành riêng cho ông. Người ông đong đưa, đôi mắt đăm đăm nhìn xuyên qua khung trời mù mịt.
Tôi đoán là ông đang ưu tư. Tôi nhớ một lời nói đùa khi học về hải hành trong sương mù. Nó không khác gì... hiệp sĩ mù nghe gió kiếm. Con tàu phải lắng nghe tiếng còi để tránh nhau. Khi “thấy” nhau thì coi như quá muộn.
Hạm phó nói lớn:
- Phòng radar báo cáo ba écho gần nhất
.
Tôi nghe lệnh truyền đi và tiếng đáp nhận. Một lúc sau là tiếng báo cáo hướng và khoảng cách.
Hạm phó loay hoay đo đạt, chấm tọa độ vị trí chiến hạm lên tấm hải đồ. Ông đề nghị hạm trưởng cho đổi đường. Được chấp thuận, hạm phó ra lệnh anh hạ sĩ quan vận chuyển đứng gần chiếc loa dẫn xuống phòng lái:
- Bên phải năm.
Sau khi anh lặp lại lệnh, có tiếng vọng từ miệng loa:
-Tay lái năm bên phải.
Mũi tàu quay dần về phía hữu. Bất chợt con tàu chao đảo dữ dội. Tôi chụp lấy thành đài, bám chặt. Hạm phó buông thõng chiếc ống dòm lủng lẳng trước ngực, phóng tới ôm chiếc la bàn điện đặt trên một trụ sắt giữa đài chỉ huy. Ông nhìn vào chiếc la bàn, giọng thật sắc:
- Lái thẳng.
Tiếng vọng:
-Lái thẳng, đường năm ba.
Hạm phó ra lệnh tăng tốc độ. Con tàu chúi mũi vào các ngọn sóng bạc đầu, hăm hở tiến lên. Nước bắn tóe vào đài chỉ huy từ mọi phía. Các bộ kaki màu nước biển lấm tấm những đốm xanh thẫm. Hạm trưởng rời khỏi ghế, bước lại bàn hải đồ nhìn vị trí được đánh dấu bằng vòng tròn có gạch chéo. Nó nằm trên con đường hải hành trù định. Hạm trưởng gật gù tỏ vẻ hài lòng. Ông hỏi hạm phó:
- Ai là sĩ quan đương phiên?
- Thưa thiếu úy Túc.
- Ai kế?
- Thưa, Trung Úy Lâm.
Ông quay sang tôi:
- Thiếu Úy Bằng đi ca với Trung Úy Hào.
Ca của Trung Úy Hào bắt đầu tám giờ tối. Không đợi tôi đáp nhận, ông quay sang hạm phó:
- Hạm phó trách nhiệm chỉ huy từ giờ phút này cho đến khi tàu qua khỏi cù lao Chàm. Thiếu Úy Bằng có thể xuống nghỉ ngơi ...
Tôi hăng hái lên tiếng:
- Thưa hạm trưởng, tôi xin ở đây cho đến khi nhận phiên.
Ông gật gù:
- Còn bốn tiếng nữa mới đến phiên. Mệt lắm đó. Tùy anh.
Ông xoay người hướng về cầu thang. Hạm phó hô nghiêm. Tất cả nhân viên đưa tay chào.
Đợi hạm trưởng khuất hẳn, hạm phó cười cười với Túc:
- Anh hùng thấm mệt?
Túc tựa lưng vào thành đài, nhăn nhó:
- Đêm qua quần nhau tới sáng. Giờ gặp sóng gió thế này chắc...chết.
- Muốn hạm phó đi giúp ca này chăng?
Túc lắc đầu:
- Có sức chơi có sức chịu. Cám ơn hạm phó.
- Vậy thì tôi sẽ giao phiên khi chiến hạm qua khỏi cù lao Chàm. Bây giờ thì cứ đứng nhắm mắt...cho lại sức.
Nhưng Túc vẫn đăm đăm nhìn xuyên qua tấm kính chắn gió. Thỉnh thoảng anh loạng choạng, quơ tay lung tung để giữ thăng bằng khi con tàu nghiêng quá đà.
Tôi biết là tôi chưa làm thế được. Tôi còn cần bám vào một cái gì đó mới giữ được thăng bằng. Tiếng gió rít veo véo, tiếng rào rào của các mảng nước bắn tung, tiếng đì đùng của các đợt sóng ngầm chặt vào lườn. Thỉnh thoảng chiến hạm va phải cơn sóng mạnh, cả thân tàu run rẩy theo tiếng răn rắc vang lên.
Tất cả những âm thanh đó gợi tôi cái cảm giác bất an.
Suốt tháng trước, dù được đi ca chung với hạm phó, học hỏi được nhiều nhưng tôi vẫn chưa quen với những tiếng động lạ thường trên chiến hạm.
Tiếng của hạm phó lạc vào âm thanh hỗn độn:
- Thiếu úy Bằng xuống kiểm soát việc trực radar. Đừng để nhân viên thám xuất rời mắt khỏi màn ảnh. Mọi bất thường báo cáo ngay.
Tôi đáp nhận rõ rồi xiên xẹo lần ra đầu cầu thang dẫn xuống phòng lái. Cầu thang như sâu hơn thường ngày. Tôi lần dò đặt chân lên từng bậc. Hai tay bám chặt thanh sắt an toàn.
Con tàu chầm chậm nghiêng hết về bên phải rồi vặn mình nghiêng hết về bên trái. Tôi phải dồn toàn lực vào hai tay để bám víu mỗi khi con tàu nghiêng hết về một phía. Sự cộng hưởng tạo một sức ly tâm cực mạnh khiến tôi có thể bị bắn văng khỏi tàu. Xuống đến chân cầu thang, tôi thận trọng bước lần dò về cửa phòng lái. Cửa là một tấm sắt dềnh dàng đóng kín khi sóng to gió lớn. Cần khóa đang ở thế thẳng đứng. Muốn mở, phải vặn cho nó nằm ngang.
Trời vẫn oi bức nhưng tôi cảm thấy lành lạnh, rợn người. Với mức độ chòng chành thế này, không cẩn thận chọn đúng thời điểm, cánh cửa ngàn cân có thể bật tung vào người gây thương tích nặng. Và một khi cửa đã mở mà không bước vào kịp, nó sẽ bật vụt lại, chặt gãy tay chân.
Một tay bám vào thanh an toàn, tay kia nắm cần chốt, tôi nín thở chờ đợi. Vừa khi con tàu trở về vị trí thăng bằng, tôi xoay phần tư vòng, mở vụt cánh cửa, lách vô thật lẹ. Chân vừa rút vào thì cánh cửa ập sầm lại. Tôi gài chốt mà... hú hồn. Phòng lái lờ mờ. Tôi bước đến chiếc radar đặt gần vách trong. Anh thượng sĩ thám xuất đưa tay chào. Tôi gật đầu, thân mật:
- Các anh đều...êm cả chứ?
Anh cười:
- Cám ơn Thiếu Úy, tụi này cũng đỡ.
Tôi nhìn vào mặt kính hình vành tròn. Từ điểm trung tâm, một vệt sáng quét chầm chậm tạo nên hình ảnh hải cảng vịnh Sơn Trà. Phần sáng rực là bờ và núi. Phần nhạt hơn là biển với vài ba đốm trắng nổi bậc.
Anh thám xuất cho biết các đóm sáng đó là những đối vật di động, có thể là thương thuyền. Anh báo cáo tình hình lên đài chỉ huy. Hạm phó ra lệnh theo dõi và báo cáo liên tục hướng và khoảng cách...
Ánh sáng khi lóe, khi lòe làm mắt và đầu tôi căng nhức. Tôi bước lui, tựa lưng vào vách.
Qua lỗ châu mai, mũi tàu cất lên thật cao rồi gục xuống đánh sầm. Một mảng sóng lớn tràn qua mũi như muốn nhận chìm chiến hạm. Nước tốc lên, túa ào ạt vào lòng tàu và ập vào ô kính các lỗ châu mai.
Tôi nghĩ thầm, may mà tàu còn ở vận tốc chậm. Nếu máy tiến ở tốc độ đường trường thì coi như là đời đi đứt.
Như để thách đố, một giọng uể oải phát từ miệng loa:
- Phòng lái, hai máy tiến bốn.
Tôi cay đắng mỉm cười. Rồi mày lại thấy mật xanh mật vàng. Rồi mày sẽ còn mửa dài dài, còn khốn khổ dài dài...Tiếng lạch cạch từ cần tốc độ. Tiếng leng leng báo hiệu máy đã tăng. Nhìn về tả hạm qua lỗ châu mai, một khoảng không gian nhỏ bé chầm chậm chuyển từ vòm trời âm u sang vùng biển xáo động và ngược lại. Con tàu liên tục vật vã, giật mình, rên rỉ...
Tôi lại thấy ngột ngạt, bụng quặn lên, nước mắt ứa tràn. Đến cơn quặn đau thứ ba, tôi phóng tới chiếc sô đặt gần cửa ra vào. Chưa kịp gục mặt xuống, miệng đã há rộng. Tôi nôn thốc hết thức ăn bữa trưa. Rồi tiếp tục các chất bầy nhầy lợn cợn chừng là thức ăn chưa kịp tiêu của ngày hôm qua và ngày trước đó. Nước mắt tôi ràn rụa. Tôi nín thở mà vẫn ngửi được mùi tanh hôi nồng nặc. Tôi không dám đứng lên, vẫn tiếp tục ôm chiếc sô chờ tới phiên mật xanh mật vàng. Trong giây phút toát mồ hôi đó, đầu óc tôi chợt hiện ra hình ảnh câu ca dao đã được một anh thủy thủ hiệu đính nhân một lần thấy tôi ói mửa: Hôm qua lên gác đài cao, trông cá cá lặn trông sao sao mờ, buồn trông thiếu úy ôm sô.... Tôi thấy vui vui và bỗng nghe người nhẹ đi. Một cảm giác dễ chịu lan nhanh. Theo kinh nghiệm, tôi hiểu là công tác...nuôi cá đã tạm dứt và từ giờ có quyền... chờ dịp khác. Tôi gắng gượng đứng lên, bám vào vách, hổn ha hổn hển. Đúng lúc đó tôi nghe văng vẳng giọng ca Thanh Thúy. Tôi tưởng tôi đang mê nên cố lắng tai...Giọng ca nỉ non, rõ ràng từng tiếng: “... thì dù xa xôi tôi vẫn là của người”... Tôi bậc cười thì thầm: “cám ơn em, cho dù có em ở đây, anh cũng chẳng... ăn được cái giải gì!”.
Nghe tiếng tôi cười, anh hạ sĩ vận chuyển quay sang:
- Phòng vô tuyến chơi điệu lắm, Thiếu Úy. Những lúc sóng to, biển động, họ mở nhạc yêu cầu nghe hết xảy!
Tôi gật đầu tán đồng nhưng không dám lên tiếng. Tôi biết, nếu há miệng, tôi sẽ không nói mà là mửa tiếp. Tôi nín hơi cố ngăn một cơn nôn. Giọng ca nức nở, ngọt ngào như ru tôi vào cõi mộng...” Nhiều khi ưu tư, tựa song cửa nhỏ, nhìn ngoài mưa tuôn sao nghe lạnh vào hồn”... Tôi thấy lạnh ở thân nhưng hồn thì tan theo tiếng hát.
- Mời Thiếu Úy Bằng lên đài chỉ huy gặp hạm phó.
Tôi nói lớn đáp nhận rồi dứt khoát bước nhanh về cánh cửa sắt. Tôi xoay cần chốt, vừa đẩy mạnh vừa kềm giữ. Cánh cửa bật tung. Tôi bước nhanh ra. Cửa tự động ập lại. Tôi xoay cần chốt khóa chặt. Gió rít từng hồi mang theo những giọt nước li ti bắn túa vào người. Tôi lại lạng quạng từng bước lên các bậc thang. Con tàu chao nghiêng, trườn tới rồi chao nghiêng, chừng như đang biểu diễn một điệu luân vũ giữa muôn ngàn hoa sóng. Chiếc mũ lưỡi trai bất ngờ rời khỏi đầu. Tôi ngoái lui. Chiếc mũ bay vụt cao, la đà rồi lại vụt cao và mất hút. Cơn ớn lạnh len dài theo xương sống. Tôi nhớ ra là đã quên cái áo mưa trong phòng lái. Tôi muốn trở lui nhưng nghĩ đến phút giây phải mở cánh cửa chết người nên đành chịu ướt, chịu lạnh bước tiếp. Hạm phó nhìn tôi cười:
- Gọi cậu lên đây xem sức cậu tới đâu! Khá lắm! Thôi, xuống nghỉ ngơi đi. Vài giờ nữa nhận phiên là....thăm thẳm chiều trôi đấy.
Mệt quá, tôi không cười nổi với lời đùa của ông và cũng lờ đi lời nói ngon lành với hạm trưởng mới đây. Tôi chào từ biệt hạm phó và Thiếu Úy Túc. Có lẽ phải mất đến mười phút tôi mới lần dò tới được chiếc giường êm ấm của tôi bên trong lòng tàu. Nhưng chỉ cần vài phút là tôi đã chìm vào giấc ngủ mê man...
Tôi chợt thức giấc vì cảm nhận một sự êm ả bất thường. Chiến hạm không còn đong đưa, lay lắt, không còn rên rỉ vì những cú đập tàn bạo của các đợt sóng ngầm. Tôi nghe máy tàu vẫn còn chạy ở vận tốc cao nhưng dường như đang hải hành trong một vùng vịnh không sóng gió. Tôi nhìn đồng hồ: 7giờ sáng. Đêm qua tôi bị đánh thức để nhận đi phiên từ tám giờ tối đến nửa khuya. Bốn tiếng chịu đựng những cơn tiện xoáy bào quả là dài đăng đẳng. Đôi lúc tôi tưởng chừng kiệt sức, gục qụy. Khi rời đài chỉ huy, biển còn động dữ dội. Không lẽ chỉ qua một giấc Nam Kha mà lại êm ru bà rù? Thì cũng có thể lắm. Giấc Nam Kha kéo dài suốt bảy tiếng, đủ để tàu vượt qua một đoạn đường dài, dứt bỏ vùng bão tố.
Bụng tôi chợt cồn cào, ran ran. Tôi nhớ ra là tôi đã bỏ bữa ăn tối qua, đã mửa liên tục. Tôi cũng nhớ ra nhiệm vụ chính của tôi trên chiến hạm là kiểm soát việc ăn uống của thủy thủ đoàn. Bây giờ là giờ điểm tâm. Tôi ngồi bật dậy, cảm nhận cơn mệt mõi rã rời... Tôi rửa mặt thật chậm, tận hưởng cơn sảng khoái từ độ mát mẻ của nước. Tôi sửa sang tề chỉnh quân phục rồi bước lên nhà bếp. Hai nhân viên hỏa đầu vụ đưa tay chào. Tôi chào đáp và hỏi:
- Trung Sĩ Tuyến đâu, anh Cát?
- Thưa Thiếu Úy, trung sĩ đang kiểm soát phòng ăn đoàn viên. Thiếu cần, tôi đi gọi?
Tôi nhìn nhà bếp gọn gàng, sạch sẽ:
- Thôi khỏi. Còn thức ăn sáng cho sĩ quan?
- Tôi dọn thêm món trứng chiên này là xong. Thiếu Úy đã bỏ cơm chiều hôm qua...
Tôi cười gượng:
- Sáng nay chắc cũng thế.
Giọng Cát vui vẻ:
- Biển đã yên. Ăn được rồi, thiếu úy.
Tôi lắc đầu:
- Vấn đề là...ăn không vô. Thức ăn chưa qua khỏi cổ là...vọt ra liền! Hy vọng bữa trưa, may ra.
- Trưa không chừng mình có vít ăn. Hoàng Sa có nhiều vít, thịt ngon hơn thịt gà.
- Vít là con gì vậy?
- Một loại rùa nhưng lớn hơn con ba ba nhiều.
Tôi cười, lắc đầu:
- Rùa rắn là không có tôi.
Tôi bước qua khung cửa vào lòng tàu. Cả đại đội Địa Phương Quân còn say sóng nằm la liệt từ mũi tới lái. Họ như ngủ say sưa, mà thật ra họ đang mê thiếp, như tôi đêm qua. Nhiệm vụ buộc tôi phải... tỉnh lại. Chỉ vài giờ nửa thôi, họ sẽ hạnh phúc lên bờ. Còn tôi, trọn đời khó thoát khỏi biển. Tôi leo vội lên đài chỉ huy đúng lúc tiếng còi đổi phiên vang lên. Tôi chào Trung Úy Lâm. Ông đưa tay, thân mật:
- Biết chú mầy thường lên sớm nên tôi đang mong đây. Lái dùm tôi cho đến khi trung úy Hào lên nhận phiên. Tôi có việc xuống sớm một tí.
Không cần biết tôi bằng lòng hay không, ông tỉnh bơ rời vị trí. Tôi tưởng ông đùa vì ông thừa biết tôi chưa đủ khả năng hải hành. Tôi mới ra trường được một tháng mà theo hạm trưởng phải ít nhất sau năm bảy chuyến công tác tôi mới được đánh giá làm trưởng phiên.
Tôi chợt lo lắng, nhìn quanh xa khơi. Không bóng dáng một chiếc tàu thuyền nào. Chỉ bao la một thảm xanh lao xao, lấp lánh.
Muôn ngàn tia sáng chạy dài đến tận mặt trời chưa lên cao. Gió nhẹ, mát rười rượi. Tôi hít một hơi dài, thấy an tâm và hãnh diện. Việc ủy thác của Trung Úy Lâm hẳn đã dựa vào thành quả một tháng cố gắng học hỏi tận tình của tôi.
Nhớ đến việc đầu tiên phải làm khi nhận trưởng phiên hải hành là xác định vị trí chiến hạm, tôi bước sang bàn hải đồ nhìn vào hải trình.
Hàng chục vòng tròn nhỏ có gạch chéo cách đều nhau trên một đường kẻ kéo dài từ cù lao Chàm đến trung tâm quần đảo Hoàng Sa. Vòng cuối cùng với ghi chú 1100H, nằm cách không xa một nhóm đảo trông giống như là những quả trứng lớn nhỏ nằm ngổn ngang. Tôi hiểu là còn khoảng ba tiếng nữa sẽ đến điểm đổ bộ.
Tiếng Trung Úy Hào từ phía sau:
- Mình đến đâu rồi, Thiếu Úy Bằng?
Tôi quay lại đưa tay lên chào nhưng anh chỉ cười cười đưa tay ra bắt:
- Còn sức lên nhận phiên sớm là ngon quá rồi. Cứ tưởng anh hùng đã thấm mệt!
Tôi ráng nở nụ cười:
- Thưa trung úy, theo phỏng định thì còn ba tiếng nữa là đến điểm đổ quân.
- Cụ tin vào cái vị trí phỏng định là có cơ hội chẳng bao giờ thành... hạm trưởng. Trong tình trạng sóng to gió lớn, vị trí phỏng định là vị trí ...bi quan nhất
Từ chiều hôm qua chúng ta đi với hướng sóng gió chếch mũi. Chúng ta đã cho lái “trừ hao” độ dạt. Và chúng ta đã phỏng định tốc độ là mười hai gút. Thật sự giờ này chúng ta ở nơi nào trên biển, chỉ có...Trời biết.
Không chừng ta đã lạc sang vùng Amphitrite Group của người dưng khác họ hoặc tệ hại hơn là đang vào vùng nước cạn North Reef với những xác tàu chìm. Nói cho cùng, gặp cái nào thì cũng thân bại danh liệt. Tốt hơn hết là bắt đầu theo dõi độ sâu.
Anh đổi giọng sắc và lớn
- Phòng lái, cho biết chiều sâu mỗi năm phút. Radar báo cáo ngay khi phát hiện echo. Thiếu úy Bằng và các quan sát viên quan sát cẩn thận bằng ống dòm, từ hướng 9 giờ đến 3 giờ.
Hào dò nhìn lên tấm hải đồ khi nghe phòng lái báo cáo chiều sâu. Anh gật gù vói tay lấy chiếc ống dòm rồi bước sang chiếc ghế sắt gắn vào thành đài. Anh ngồi tréo chân thoải mái, chầm chậm quét ống dòm quanh hướng mũi chiến hạm. Anh hạ sĩ quan phụ tá trưởng phiên, anh giám lộ và tôi cùng đưa ống dòm lên mắt.
Vẫn chỉ là mặt biển lóng lánh, thăm thẳm, mênh mông... Con tàu thênh thang phóng tới, bọt biển tỏa hình cánh chim, đổ về phía sau thành một tràng dài trắng xóa.
Cột cờ trơ trọi cuối lái gợi tôi nhớ lá cờ trên đỉnh đài chỉ huy. Tôi bước ra phía ngoài ngẩn mặt.
Tôi nhìn trân trân. Lá cờ đã nhạt màu, phần đuôi rách te tua. Lá cờ vẫn bay phất phới nhưng uyển chuyển, nhẹ nhàng, trái hẳn hình ảnh vẫy vùng, mãnh liệt chiều qua.
Tôi có cảm tưởng lá cờ cũng cùng mang sức sống như chúng tôi, cũng chịu đựng những vất vả gian nan, cũng tận hưởng những niềm vui thành đạt.
- Báo cáo có echo hướng một giờ, khoảng cách 28 hải lý.
Tự dưng tôi thở ra nhẹ nhỏm. Hào đứng thẳng lên, chếch ống dòm về phía tay mặt. Anh chầm chậm, thật chậm quét ống dòm qua lại. Được vài phút, anh rời ghế, chạy vội xuống phòng lái. Khi trở lên, anh cười tươi tắn:
- Hải hành phỏng định mà... chính xác gớm!
Anh nhấc điện thoại:
- Thưa hạm trưởng, tôi trung úy Hào. Trình với hạm trưởng, đã thấy
đảo hướng một giờ, cách 27 hải lý bằng radar. Chưa thấy bằng ống dòm.
Anh lặng thinh nhận chỉ thị một lúc, đáp nhận rõ và gác máy. Anh nhìn la bàn, ra lệnh:
- Lái đường một-không-sáu.
Hào đưa ống dòm lên mắt. Tôi bắt chước anh.
Biển vẫn thăm thẳm, chập chùng đến ngầy ngật. Dường như gió đổi chiều, đưa ngược khói tầu lên tận đài chỉ huy. Mùi khói khó ngửi nhưng lại gợi tôi thèm một điếu thuốc. Tôi đã quên nó từ lúc tàu khởi hành. Tôi mở nắp túi, gắn điếu thuốc lên môi, thong thả châm lữa. Tôi nhả ngụm khói đầu tiên rồi hít một hơi dài tưởng chừng như đang hôn người yêu. Bất ngờ tôi sặc sụa và nghe bứt rứt khó thở. Chưa hút được. Tôi nhủ thầm, dứt khoát ném điếu thuốc. Nó nương theo gió bay thật xa rồi rơi hút vào bọt biển.
Bầu trời trong sáng, xanh ngát, không một dấu vết sa mù. Gió nhè nhẹ,
mát rượi. Tôi hít một hơi sảng khoái và thấy lại yêu đời yêu biển...
Hạm trưởng xuất hiện ở chân cầu thang. Tôi báo cho Hào. Anh ra dấu cho nhân viên.
Tất cả chỉnh đốn lại quân phục, tư thế. Tôi hô nghiêm và đưa tay chào khi ông đặt bước lên đài chỉ huy. Ông thân mật hỏi han từng người. Tôi là người cuối cùng.
- Thiếu úy Bằng trông tỉnh táo lắm. Được lắm.
Tôi chỉ biết lí nhí cám ơn. Ông chưa yên vị trên ghế thì có tiếng báo cáo:
- Đã thấy đảo hướng mười hai giờ.
Tôi chụp ống dòm. Tôi vốn nôn nao, nôn nóng muốn biết cái... dung nhan mùa hạ của cái quần đảo đã làm tôi khốn khổ, đau đớn. Phải khó khăn lắm tôi mới trông thấy một vệt đen trên đường chân trời.
Vệt đen đó dần dần rõ dạng. Nó vươn cao cùng lúc lô nhô những ngọn cây. Rồi toàn bộ cái đảo thấp lè tè. Tôi cảm thấy thất vọng. Hoàng Sa là thế đó sao? Tôi quét chiếc ống dòm thành vòng 360 độ. Tất cả vẫn chỉ là mặt biển xanh thẩm mênh mông.
Hạm trưởng ra lệnh từ chiếc ghế dành riêng cho ông:
- Trung úy Hào có thể cho bớt máy.
Hào ra lệnh, không do dự:
- Hai máy tiến ba.
Sau tiếng leng keng, cường độ tiếng máy dịu hẳn đi. Tôi cũng cảm nhận được sự giảm tốc của con tàu. Sự thất vọng của tôi cũng tiêu tan. Tôi nhìn thấy thêm hai hòn đảo nữa bằng mắt thường.
Tôi không ngờ trên đời lại có những hòn đảo nhỏ và thấp đến thế. Chúng chỉ vừa đủ nổi trên mặt nước. Một trông như con rùa đang bơi bập bềnh và một như chiếc tiềm thủy đỉnh đang lặng lờ trôi. Giữa cái mênh mông của sóng nước, hai hình ảnh đó trông lạ và đẹp mắt.
Cơn mỏi mệt, ngật ngừ bỗng dưng tan biến. Người tôi chợt xao xuyến, lâng lâng. Một mùi hương lạ thoang thoảng, sảng khoái.
Mùi hương đã đến với tôi lần đầu khi chiến hạm hướng mũi vào sông Lòng Tảo sau chuyến công tác đầu tiên. Mùi đất liền. Chỉ những ai đi biển lâu ngày mới nhận ra mùi hương tuyệt diệu đó...
Hạm trưởng lên tiếng nhận quyền chỉ huy. Ông ra lệnh nhận còi nhiệm sở vận chuyển và cho giảm máy.
Con tàu sựng lại rồi tiến thư thả trên vùng nước trong veo, phô bày đáy biển toàn cát đá trắng. Xa xa hai bên hông là những dãy san hô ngầm long lanh ánh sáng.
Chẳng bao lâu hòn đảo thấp lè tè hiện ra trước mắt thường. Tôi chỉ một đóm trắng nằm ở cuối đảo, hỏi ông trung sĩ giám lộ đứng gần:
- Có cái gì màu trắng? Anh có nhận thấy không?
- Thưa thiếu úy, đó là đài khí tượng. Chúng ta có một toán khí tượng hoạt động trên đảo. Tin tức khí tượng cho tàu chạy ven biển là từ đài đó.
Tôi cười vui sướng với một khám phá mới mẻ....
Vào đúng thời điểm đã định, hạm trưởng ra lệnh thả neo. Con tàu xuôi theo gió nằm song song với hòn đảo khá lớn.
Hòn đảo có những lùm cây rậm rạp sau một bãi cát trắng chạy vòng. Cuối bãi cát về phía mặt là một tòa nhà màu trắng vươn cao. Đó chính là đài khí tượng.
Nổi bật trên nóc tòa nhà là lá cờ vàng ba sọc đỏ đang ngạo nghễ phất phới giữa nền trời xanh.
Tôi đăm đăm nhìn lá cờ. Như một thói quen, tôi chụm hai chân đứng vào thế nghiêm, đưa bàn tay lên ngang mày.
Trong tôi, những xúc động dạt dào dâng lên....
Nguồn : VietLandnews
(Trích hồi ký ĐỜI THỦY THỦ, Sài Gòn 1969)
Sinh Tồn chuyển