Truyện Ngắn & Phóng Sự

Đường về Nha trang - Đào Dân

Non nước đang chờ gót lãng du, Đâu đây vẳng tiếng hát chinh phu, Lòng tôi phơi phới quên thương tiếc

Trời vừa sáng hẳn. Trên không, không phải một áng mây mà là cả một màn sương mù trắng đục che khuất bầu trời. Gió nhẹ và mát lạnh làm mặt mũi thì nổi gai ốc trong khi tóc tai với lông mi lông mày thì lấm tấm sương điểm trắng như được đính bạc. Ở đây, mùa hạ dường như đang đi qua và khung trời mùa thu cũng đang chờ đến. Tôi và Mãn cầm túi xách đi bộ giữa lòng thành phố Đà Nẵng còn mơ màng chưa thức dậy. Vẽ ngái ngủ của đêm vẫn còn váng vất đâu đây, lẩn quất cả trong những hạt sương còn đọng lại trên từng ngọn cỏ hiếm hoi bên lề đường. Những cây cao lác đác bên hè phố cũng đang nhỏ lệ. Thỉnh thoảng đâu đó vài tiếng rao bánh mì nóng vang lên lạc lõng rồi chìm lĩm giưã luồng âm thanh ròn rã cuả vài chiếc xe nhà binh chạy vụt qua rồi biến mất, để lại những làn khói mịt mù. Dầu đang vội, như một quán tính, tôi hít mạnh làn hơi sương buổi sáng để đón nhận hết cái êm đềm của đất trời, để nghe mình trở về với quá khứ tuổi thơ chưa mất đi mà chỉ vừa mới lùi xa trong một không gian chỉ cách hơn trăm cây số. Tôi cố mở lòng mình ra , làm căng đầy lồng ngực, ăn tươi nuốt sống từng hơi gió dịu dàng đang mơn man da thịt. Giưã niềm vui hiện tại được thưởng thức cái không khí trong lành và thuần khiết cùng cái háo hức sắp được vào Nha trang, một nơi chốn xa lạ huyền hoặc, tôi cảm nghe một nổi bùi ngùi khi sẽ phải rời xa cái thành phố mới làm quen cùng ngôi nhà tuềnh toàng của anh chị Minh mà tôi vừa bắt đầu thấy thân thiết sau hơn 10 ngày tạm trú.

Tôi và Mãn là bạn học cùng lớp từ hồi đệ thất của trường Nguyễn Hoàng Quảng trị. Vốn tính nhút nhát nên mấy năm ở trung học đệ nhất cấp tôi như cái bóng mờ sống âm thầm lạc lõng giữa những anh chị bạn lớn tuổi khôn ngoan chững chạc cùng với đám bạn học sinh nhỏ tuổi nhưng lanh lợi hoang nghịch vốn lớn lên từ phố thị. Bởi vậy giữa tôi và Mãn chỉ như hai ốc đảo sống lặng lẽ xa cách, gần như không ai để ý đến ai. Chỉ đến khi lên đệ nhị cấp, tôi bắt đầu chú ý đến Mãn vì Mãn bỗng nổi lên là một học sinh giỏi toán. Và rồi cái anh chàng hiền lành với dáng cao gầy, khuôn mặt dài ngoằng và làn tóc rễ tre cứng ngắc đã làm tôi ngạc nhiên thực sự khi bị một cô bạn cùng lớp Pháp văn năm học đệ nhị thưa thầy vì tội đã ném nhầm cặp sách lên đầu cô trong lúc chơi đùa với nhóm học sinh ngồi cuối lớp. Tuy vậy chúng tôi vẫn chưa có mối liên hệ nào cho đến khi cùng ngồi trong một giảng đường nhỏ xíu chỉ có đâu khoảng 25 sinh viên của lớp MGP (toán đại cương và vật lý) thuộc trường đại học khoa học Huế. Trong thời gian đầu mới vô Huế nhập học, Mãn đã tìm giúp cho tôi một chổ dạy kèm để tôi kiếm thêm ít tiền cho cuộc sống xa nhà của một sinh viên nghèo đi học xa. Rồi hai đứa cùng ghi danh vô học lớp Karate của thầy Ngô Đồng, một huyền đai Không thủ đạo và cũng là một giảng nghiệm viên của lớp SPCN (lý hóa và vạn vật). Nhưng chúng tôi chỉ thực sự gắn kết với nhau khi cả hai cùng rủ nhau nộp đơn thi vô khóa 18 của trường Sĩ quan Hải quân Nha Trang và may mắn là cả hai cùng trúng tuyển.

Lúc đầu, tôi cứ nghĩ việc nộp đơn thi Hải quân như là một giải pháp của tình thế. Năm đó tôi đã 22 tuổi, tuổi mà bộ quốc phòng có thể gọi đi trình diện nhập ngũ bất cứ lúc nào. Việc học cũng đang bế tắc vì sau tết, trong một lần tập karaté, tôi bị gảy tay. Tai nạn làm tôi mất hết ý chí phấn đấu. Không những bỏ học võ mà bỏ luôn cả mấy lớp toán ở đại học nữa. Từ đó, tôi bỗng trở thành kẻ vô công rồi nghề, lông bông cùng Lê Kim Đạt đang học bên MPC (toán lý hóa) đạp xe lang thang khắp thành phố Huế, có khi chui vô uống cà phê ở các quán phở gần như lộ thiên bên bờ sông Hương, nhìn thiên hạ qua lại để dỏi theo một bóng hình thiếu nữ nào đó. Có khi lò dò tìm đến nhà trọ thăm nhau, cả hai cùng lười biếng nằm dài ra giường để nói chuyện phiếm trên trời dưới biển. Cũng có khi một mình tôi mò vô thư viện của viện đại học, lục tìm những cuốn triết học hiện sinh dày cộm của Heiddeiger do Bùi Giáng dịch hay những tác phẩm của một người tự nhận là thiên tài Phạm công Thiện để nghiền ngẫm, suy nghiệm như thử đang đi tìm ý nghĩa cuộc đời, rồi ra về, mặt ngẩn ngơ như một triết gia chính cống, mặc dù lắm khi đọc mà chẳng hiểu mấy cha này nói gì.

Giữa một cuộc sống chán chường như vậy, tôi cảm thấy bế tắc khi xung quanh bạn bè tiếp tục lên đường, kẻ bên này người bên kia. Không lẽ cứ ngày ngày ngồi ỳ ra chờ bị gọi vô trường Bộ Binh Thủ Đức? Phải chạy thôi. Phải thoát ra khỏi cái không khí nhàm chán của xứ Huế trầm mặc này, nhưng cũng phải làm sao tận dụng hết giá trị của bằng tú tài 2 toán mà mình đang có. May mắn là lúc đó tôi đang xà quần ở Huế nên biết được tin tức về hai trường Bưu điện và Hải quân đang cần tuyển sinh viên vô học. Lối thoát đã mở ra và tôi như con thiêu thân lao vào. Tôi nộp đơn cả hai nơi. Không biết là xui xẻo hay may mắn khi tôi chỉ biết tin đã đậu thủ khoa vô trường Bưu điện khi tôi đã như cá mắc câu, đang ở quân trường vào thời kỳ huấn nhục, với những buổi trưa nắng cháy lăn lộn trên thao trường, những buổi tối kinh hòang vì những tiếng thét rùng rợn hay những giọng cười ma quái của các sinh viên khóa đàn anh đang quay brimade (phạt huấn nhục) những bạn bè cùng khóa khác, hoặc những ngày mệt mỏi ngủ gục trên giảng đường, nhức đầu vì những bài toán vi phân tích phân hay lượng giác cầu của môn thiên văn...

Trúng tuyển vào Hải quân lúc đó, trong tôi, cũng đã gợi lại cái ý nghĩ mơ hồ về một cuộc sống giang hồ sông biển đầy vẽ lãng mạn và quyến rũ vẫn thấp thoáng từ tuổi mới lớn mà những cuốn tiểu thuyết trinh thám như Triệu Duy Ó Biển hay Cánh Buồm Đen cuả Lê Minh Hoàng Thái Sơn đã ươm mầm. Hay như cái không khí vừa lãng mạn vừa bí mật của Dũng nơi đồn điền của Độ vào một đêm giao thừa để cùng lắng nghe niềm đau của đất nước và cái hơi thở của dân nghèo trong cuốn tiểu thuyết Đoạn Tuyệt của Nhất Linh. Hay như những câu thơ mô tả hình ảnh của người dứt áo ra đi trong sương gió trong bài Giây Phút Chạnh Lòng của Thế Lữ mà tôi đã nắn nót ghi vào cuốn sổ các-nê từ ngày còn học đệ ngũ để thỉnh thoảng lại mang ra ê a đọc lại mà nghe lòng cảm khái:

Non nước đang chờ gót lãng du,
Đâu đây vẳng tiếng hát chinh phu,
Lòng tôi phơi phới quên thương tiếc
Đưa tiễn anh ra chốn hải hồ.
Hay: 
Hôm nay tạm nghỉ bước gian nan.
Trong lúc gần xa pháo nổ ran.
Rũ áo phong sương trên gác trọ.
Lặng nhìn thiên hạ đón xuân sang.
.....

Vô được trường sĩ quan Hải quân cũng làm tôi thực sự vui mừng và cả thỏa mãn lòng tự ái khi đã thực hiện được điều mà bác Chơn, ông bác họ cuả tôi đang làm thầy giáo ở thị xã Quảng trị, cho là bất-khả với tôi, một thằng nhà quê mới lớn, vụng về, nhút nhát, và cả cù lần nữa.

Hơn năm trước, tôi rời nhà để vào Huế trọ học. Vào dịp lễ tết hay những ngày cuối tuần, lại ra quê, tôi thường ghé nhà bác ngủ lại. Một là cho an toàn vì quê tôi là vùng xôi đậu, ban ngày Quốc gia, ban đêm Cọng sãn. Hai là để tránh gặp mấy ông cán bộ hay du kích, phần lớn là người trong làng xã thoát ly lên rừng, về tổ chức học tập chính trị, mà thỉnh thoảng họ lại tổ chức ngay tại nhà tôi, nhất là sau ngày anh Phương tôi gia nhập lực lượng Cảnh sát Bến Hải. Một buổi tối, tôi nói với anh Thiệt, con trai đầu cuả bác, nhỏ hơn tôi hai tuổi đang học đệ nhị trường Nguyễn Hoàng, về việc Hải quân đang mở khoa thi tuyển vào học khoá sĩ quan mà tôi cùng với Mãn đã nộp đơn thi. Bác ngồi bên nghe được và đã phán một câu làm tôi đau lòng không ít:

- Sĩ quan Hãi quân thì ngon rồi nhưng mần chi mà mi thi đậu.

Tôi không trả lời bác nhưng trong lòng thì ấm ức vì bị chạm tự ái. Một sinh viên đang theo học lớp MGP, lớp được xem là khó nhất dành cho sinh viên năm thứ nhất, muà thi năm ngoái lại vừa đậu Tú tài 2 ban Toán hạng Bình thứ mà lại bị xem thường như vậy thì còn gì đau cho bằng. Tuy nhiên cũng từ câu chê bai đó mà hình thành trong tôi hình ảnh một ông sĩ quan hải quân tuy mơ hồ nhưng cao xa khó với tới. Mơ hồ vì lần độc nhất mà tôi biết về cái quân chủng này khi tôi đang học lớp đệ thất. Cũng tại nhà bác Chơn nhưng hồi đó còn thanh bình nên tuy dạy ngoài thị xã, bác lại sống trong quê, nhà nằm trên đường quốc lộ I cách thị xã khỏang gần 3 cây số. Một hôm một ông lính còn trẻ mặc toàn đồ trắng đang nói chuyện với bác khi cậu bé hơn 13 tuổi là tôi trên đường đi học về sớm ghé vào nhà bác để tìm sách báo cũ đọc và nhất là truyện Bàn Tay Máu cuả Phi Long đăng trên báo Sài Gòn Mới mà bác vẫn đặt mua hàng ngày. Tôi len lén dòm và thực sự ngưỡng mộ cái màu trắng trinh nguyên trên thân hình của một người lính trẻ, nhưng vốn nhút nhát, tôi nhẹ nhàng đi xuống nhà dưới kiếm tờ báo mà bác đọc xong thường để trên bàn ăn. Tuy cầm tờ báo mà mắt tôi vẫn lắng tai nghe và đôi khi ngẩng lên dòm lén qua khe cửa cái con người có sức quyến rũ với bộ áo quần trắng toát đó. Ông khách đi rồi anh Thiệt mới cho biết đó là một anh lính hải quân, con người bạn của bác vô thăm. Sau này tôi được biết thêm, đó chính là ông Lý Thăng, khóa 7 sĩ quan hải quân, con ông trợ Sung người làng Trung Đơn gần quận Hải lăng quê tôi. Tuy nhiên, hình ảnh đẹp đó rồi cũng qua đi theo năm tháng cùng sự trưởng thành của chính mình nhưng tiềm ẩn sâu trong tâm thức là một chút hoài vọng thầm kín khó tỏ bày. Hôm nay, mỗi bước chân của chúng tôi trên đường Độc lập của thành phố Đà Nẵng này là một bước tiến gần đến mộng ước thủa ban sơ đó.

Trong thời gian hơn 10 ngày trình diện tại bộ chỉ huy Hải quân vùng 1 mà phần lớn là để được xe GMC chở qua các trung tâm y tế hay bệnh viện quân y Duy Tân khám sức khỏe, thì ngoại trừ một anh người Bắc là người nhà của Trung úy Thiệt, trưởng phòng tổng quản trị, là có thể ở lại đâu đó bên Tiên Sa, 10 anh em chúng tôi, trong đó có một người đậu dự khuyết, phải tự túc việc ăn ở. Tôi thì không có ai quen biết ở cái thành phố đầy lính tráng với tiếng gầm rú của những chiếc phi cơ phản lực cất và hạ cánh ở phi trường quân sự gần đó làm những nguời mới đến như bọn tôi phải lên ruột khó ngủ. Vì vậy, Mãn đã rủ tôi đến cùng tạm trú tại nhà anh Minh, anh ruột Mãn, một quân nhân hiện đang phục vụ tại một đơn vị an ninh thiết lộ. Sáng nào hai chúng tôi cũng đi bộ xuống bến Bạch Đằng trước 7 giờ rưởi, cùng với các anh bạn khác tập trung ở một trạm tiếp liên Hải quân, chờ đúng giờ xuống tàu há mồm LCVP nho nhỏ chở qua sông Hàn để cập cầu cảng Tiên Sa, mà khi vừa bước chân rời khỏi tàu là vào ngay câu lạc bộ sĩ quan hải quân thông thống bốn bề với gió lộng từ mặt sông và từ cửa biển thổi vào.

Cái câu lạc bộ sĩ quan Hải quân của vùng 1 duyên hải này cũng là nơi tổ chức cuộc thi tuyển cho khoảng hơn 50 thanh niên trẻ của mấy tỉnh địa đầu giới tuyến chúng tôi trong vòng hai ngày. Nhớ ngày đầu, khi tất cả đã ngồi vào bàn và đang nói chuyện chờ đợi thì ông Trung úy Thiệt tay cầm hồ sơ dắt theo một anh nói giọng Bắc, tuy còn trẻ nhưng dáng dấp rất chững chạc. Người cao, nước da hơi đen, tóc chải ra sau láng mượt làm lộ cái vầng trán cao và rộng. Ăn mặc chải chuốt, áo trắng bóng láng bỏ trong quần Tây, đi giày đế cao trên nền xi măng nghe cộp cộp. Trông anh có vẽ con nhà giàu có sang trọng khác hẵn với mọi người ăn mặc xuề xòa trong phòng thi. Kỷ luật phòng thi cũng dễ dãi nên có một vài sĩ quan hải quân mặc đồ kaki vàng nhạt đi đi lại lại coi bài của thí sinh, không biết có chỉ bảo gì không, và cũng có người ghé tới dòm bài của anh ta. Sau mỗi buổi thi, chúng tôi mua đồ ăn tại câu lạc bộ nhưng anh ta đi vào phía trong, khu phòng làm việc của bộ chỉ huy.

Sau khi có kết quả cuộc thi toàn quốc, ở trung tâm Đà Nẵng có 10 người trúng tuyển và anh ta là một trong số đó. Trong thời gian tập trung tại câu lạc bộ để làm thủ tục giấy tờ và sức khỏe, anh luôn im lặng đi kèm cặp bên cạnh ông Trung úy Thiệt, không bao giờ nói chuyện với chúng tôi dù đã làm việc gần gũi nhau trong hơn 10 ngày. Những chuyện đó đã làm mất cảm tình của chúng tôi, nếu không muốn nói là anh bị ghét bỏ. Tâm lý ghét bỏ những người thuộc con ông cháu cha dường như đã ăn sâu trong xã hội VN rất lâu, nhất là anh ta không những sống xa cách với đám đông bạn bè mà còn có vẽ kiêu kỳ nữa. Ngay cả khi lên GMC đi Đà Nẵng để khám sức khỏe, anh ta cũng được ngồi phía trước với tài xế. Thái độ và cách ứng xử này giải thích vì sao chúng tôi cảm thấy vui khi nghe tin anh bị lao phổi, và nhân đó cả nhóm đã cùng nhau dẫn theo anh Hòa đậu dự khuyết lên văn phòng của Trung úy Thiệt để khiếu nại, vì chúng tôi sợ bị lây bệnh lao của anh khi đi làm việc chung đồng thời yêu cầu loại anh ta ra khỏi dánh sách trúng tuyển và thay vào đó là anh Hòa. Nhưng yêu cầu đó đã không được đáp ứng làm cho chúng tôi thất vọng. Cho đến chiều hôm trước khi đi, Trung úy Thiệt đã đọc danh sách những người chính thức nhập ngủ, anh người Bắc bà con của ông bị loại vì lý do sức khỏe, còn anh Hòa thì được báo cho biết là về nhà chờ gọi sau, nếu cần.

*****

Trời đã sáng hẳn, mặt trời từ đàng đông nhô lên khỏi dãy núi Sơn Chà để tỏa ánh nắng xuống mặt nước sông Hàn sáng lung linh. Dù vậy, Cổ Viện Chàm nằm cuối đường Độc Lập chỉ hơn hai trăm mét đàng trước lẩn khuất sau rặng cây cổ thụ um tùm mà màn sương mai che phủ vẫn chưa bị xua đi hết nên nó còn mang đầy vẽ huyền bí và mờ ảo như từ cỏi quá khứ xa xăm nào. Như một quán tính, tôi và Mãn vội vàng rẻ trái, qua đường Bạch Đằng đi một đoạn là đến cầu tàu mà hầu hết đã xuống tàu, đứng ngồi hỗn độn. Ngoài đám bạn bè "sinh viên sĩ quan" chúng tôi đã quen nhau trong mười mấy ngày và năm ba chị công chức quốc phòng - mà những tà áo dài nhiều màu sắc tung bay trong gió sớm hay trong chiều tà đã phần nào tô điểm thêm cho cuộc đời của những người thủy thủ vốn là những kẻ lãng tử xa nhà - thì những khuôn mặt thủy thủ mang áo xanh nhạt quần jean ống loe và đội chiếc mũ lật ngược trông rất ngộ nghĩnh nhưng làm cho tác phong của họ không giống với những người lính bộ binh lăn lộn trên chiến trường. Họ có vẽ thư sinh, tà tà và yếu đuối. Nhìn vào phục sức với cái quần rộng thùng thình làm dáng đi có vẽ lệt bệt đó, tôi nhớ lại câu trả lời của bạn Việt với trung tá Nguyễn văn Thông - chỉ huy trưởng vùng 1 duyên hải - ở buổi viếng thăm của ông với các thí sinh vào ngày thi đầu tiên khi ông hỏi, tại sao các anh gia nhập Hải quân: - Thưa trung tá, vì lính Hải quân ít chết. Câu trả lời của Việt làm cả phòng cười ồ mà ông trung tá cũng phải cười theo. Vậy mà cái anh bạn Việt nhỏ con vì sợ chết nên đi Hải quân đó sau này lại là hạm trưởng của một chiếc cao tốc lái tàu chở người nhái ra Bắc như một cảm tử quân!!!

Trên chiếc HQ 611 do trung úy hạm trưởng Trần quang Thiệu chỉ huy đưa chúng tôi vào Nha Trang, chín thằng chúng tôi như một đám trẻ con vui đùa, chọc phá nhau. Ra đi mà không ai có vẽ lưu luyến quê nhà, không ai trầm ngâm mơ về dĩ vãng. Dường như cuộc sống mới của một thủy thủ trên hành trình đi tìm đại dương đã như một hấp lực lôi cuốn tuổi trẻ về với những ước mơ của riêng mình, bỏ lại quá khứ nhàm chán của cuộc sống không lý tưởng, không ngày mai. Vui mừng đón làn gió biển lồng lộng thổi từ xa khơi đã kích thích ba anh Bằng, Hà, và Chư yêu cầu ông cụ non Bang vất cái mũ dạ màu xám cũ kỹ mà Bang đang đội trên đầu. Bang chỉ mỉm cười không nói nhưng cuối cùng rồi cả ba chàng cũng đè được Bang để giật và quăng cái mũ quý hóa đó xuống biển dưới những tràng cười khoái trá của số người còn lại. Tôi không hiểu cái mũ có ý nghĩa gì với Bang nhưng có lẽ nó đã đi với Bang từ lâu lắm. Khuôn mặt xương xương mạnh bạo và đầy nam tính của Bang đã gây cho tôi sự chú ý và khó quên từ khi tôi vô Huế thi tú Tài 1 và cả tú tài 2 mà Bang và tôi ngồi chung một phòng, và sau đó lại cùng ngồi chung với Mãn và tôi trong lớp MGP của trường đại học khoa học Huế. Ngoài chiếc mũ dạ cũ màu xám đó, Bang còn mang đôi guốc gổ, mặc bộ đồ kaki vàng cũng cũ rích, đạp chiếc xe đạp cao không biết đã từng sơn màu gì. Chiếc xe còn không đèn, không còi, không thắng, không dè chắn bùn và không cả tấm che dây xích! Những gì còn lại đủ để Bang đạp xe đi học hàng ngày là được!

Chiếc HQ 611 thả chúng tôi ở Cầu Đá, rồi chiếc dodge nhà binh chở vô trường. Một vài đàn anh khóa 17 đến đón chúng tôi và đưa vào các phòng ngủ đã được chỉ định. Cùng với 6 chàng từ trung tâm Nha Trang, chúng tôi được phát một bộ áo quần trellis, mũ sắt và giày saut. Khoảng 1 tuần chờ đợi nhóm sinh viên đã trúng tuyển từ hai trung tâm Sài Gòn và Cần Thơ ra Nha Trang để cùng làm lễ nhập trường, mỗi ngày 15 anh em chúng tôi phải đi lặt cỏ giữa bãi cát của sân trường. Còn buổi trưa hay buổi tối thì các sinh viên đàn anh khóa 17 thường vào các phòng nói chuyện, chọc ghẹo hay phạt vài cái hít đất theo hình thức bước đầu của trò chơi huấn nhục. Tuy nhiên tôi cũng không lo lắng lắm và chỉ mỉm cười cho là trò đùa vui khi họ đọc cho nghe mấy câu thơ có vẽ cay đắng về cuộc đời thủy thủ:

Ôi biển cả giờ đây ta mới biết
Mộng hải hồ giết chết cuộc đời ta!

Có người còn lấy mấy câu thơ của Chu Mạnh Trinh ra nhại để dọa nạt:

Bầu trời cảnh Chụt!
Thú hải quân ao ước bấy lâu nay
Kìa lăn lăn, lóc lóc, quay quay
Đệ nhất rách hỏi rằng đây có phải...

Một buổi chiều, chúng tôi được lệnh tập họp tại sân cờ của trường để cùng với 85 anh em khác từ Sài Gòn ra làm thành một đại đội đứng nghiêm trang nghe sinh viên đại đội trưởng khóa đàn anh cao to, đẹp trai với khuôn mặt cương nghị và rất đàn ông Phạm trọng Thu đọc diễn văn chào mừng mà xung quanh là các sinh viên đàn anh khác đang săm soi dò xét và hò hét phụ họa với từng lời kêu gọi:
- Các sinh viên khóa 18 hãy nghe đây ( Nghe đây, nghe đây...)
- Trước mặt các anh là núi non hùng vĩ,
- Sau lưng các anh là biển cả mênh mông.
- Kể từ đây, số phận các anh gắn liền với hải nghiệp, lấy chiến hạm làm nhà, lấy trăng sao làm bạn và lấy màu xanh nước biển làm màu mắt người yêu...
......
Đào Dân (Viết xong ngày 12 tháng 3 năm 2019)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Đường về Nha trang - Đào Dân

Non nước đang chờ gót lãng du, Đâu đây vẳng tiếng hát chinh phu, Lòng tôi phơi phới quên thương tiếc

Trời vừa sáng hẳn. Trên không, không phải một áng mây mà là cả một màn sương mù trắng đục che khuất bầu trời. Gió nhẹ và mát lạnh làm mặt mũi thì nổi gai ốc trong khi tóc tai với lông mi lông mày thì lấm tấm sương điểm trắng như được đính bạc. Ở đây, mùa hạ dường như đang đi qua và khung trời mùa thu cũng đang chờ đến. Tôi và Mãn cầm túi xách đi bộ giữa lòng thành phố Đà Nẵng còn mơ màng chưa thức dậy. Vẽ ngái ngủ của đêm vẫn còn váng vất đâu đây, lẩn quất cả trong những hạt sương còn đọng lại trên từng ngọn cỏ hiếm hoi bên lề đường. Những cây cao lác đác bên hè phố cũng đang nhỏ lệ. Thỉnh thoảng đâu đó vài tiếng rao bánh mì nóng vang lên lạc lõng rồi chìm lĩm giưã luồng âm thanh ròn rã cuả vài chiếc xe nhà binh chạy vụt qua rồi biến mất, để lại những làn khói mịt mù. Dầu đang vội, như một quán tính, tôi hít mạnh làn hơi sương buổi sáng để đón nhận hết cái êm đềm của đất trời, để nghe mình trở về với quá khứ tuổi thơ chưa mất đi mà chỉ vừa mới lùi xa trong một không gian chỉ cách hơn trăm cây số. Tôi cố mở lòng mình ra , làm căng đầy lồng ngực, ăn tươi nuốt sống từng hơi gió dịu dàng đang mơn man da thịt. Giưã niềm vui hiện tại được thưởng thức cái không khí trong lành và thuần khiết cùng cái háo hức sắp được vào Nha trang, một nơi chốn xa lạ huyền hoặc, tôi cảm nghe một nổi bùi ngùi khi sẽ phải rời xa cái thành phố mới làm quen cùng ngôi nhà tuềnh toàng của anh chị Minh mà tôi vừa bắt đầu thấy thân thiết sau hơn 10 ngày tạm trú.

Tôi và Mãn là bạn học cùng lớp từ hồi đệ thất của trường Nguyễn Hoàng Quảng trị. Vốn tính nhút nhát nên mấy năm ở trung học đệ nhất cấp tôi như cái bóng mờ sống âm thầm lạc lõng giữa những anh chị bạn lớn tuổi khôn ngoan chững chạc cùng với đám bạn học sinh nhỏ tuổi nhưng lanh lợi hoang nghịch vốn lớn lên từ phố thị. Bởi vậy giữa tôi và Mãn chỉ như hai ốc đảo sống lặng lẽ xa cách, gần như không ai để ý đến ai. Chỉ đến khi lên đệ nhị cấp, tôi bắt đầu chú ý đến Mãn vì Mãn bỗng nổi lên là một học sinh giỏi toán. Và rồi cái anh chàng hiền lành với dáng cao gầy, khuôn mặt dài ngoằng và làn tóc rễ tre cứng ngắc đã làm tôi ngạc nhiên thực sự khi bị một cô bạn cùng lớp Pháp văn năm học đệ nhị thưa thầy vì tội đã ném nhầm cặp sách lên đầu cô trong lúc chơi đùa với nhóm học sinh ngồi cuối lớp. Tuy vậy chúng tôi vẫn chưa có mối liên hệ nào cho đến khi cùng ngồi trong một giảng đường nhỏ xíu chỉ có đâu khoảng 25 sinh viên của lớp MGP (toán đại cương và vật lý) thuộc trường đại học khoa học Huế. Trong thời gian đầu mới vô Huế nhập học, Mãn đã tìm giúp cho tôi một chổ dạy kèm để tôi kiếm thêm ít tiền cho cuộc sống xa nhà của một sinh viên nghèo đi học xa. Rồi hai đứa cùng ghi danh vô học lớp Karate của thầy Ngô Đồng, một huyền đai Không thủ đạo và cũng là một giảng nghiệm viên của lớp SPCN (lý hóa và vạn vật). Nhưng chúng tôi chỉ thực sự gắn kết với nhau khi cả hai cùng rủ nhau nộp đơn thi vô khóa 18 của trường Sĩ quan Hải quân Nha Trang và may mắn là cả hai cùng trúng tuyển.

Lúc đầu, tôi cứ nghĩ việc nộp đơn thi Hải quân như là một giải pháp của tình thế. Năm đó tôi đã 22 tuổi, tuổi mà bộ quốc phòng có thể gọi đi trình diện nhập ngũ bất cứ lúc nào. Việc học cũng đang bế tắc vì sau tết, trong một lần tập karaté, tôi bị gảy tay. Tai nạn làm tôi mất hết ý chí phấn đấu. Không những bỏ học võ mà bỏ luôn cả mấy lớp toán ở đại học nữa. Từ đó, tôi bỗng trở thành kẻ vô công rồi nghề, lông bông cùng Lê Kim Đạt đang học bên MPC (toán lý hóa) đạp xe lang thang khắp thành phố Huế, có khi chui vô uống cà phê ở các quán phở gần như lộ thiên bên bờ sông Hương, nhìn thiên hạ qua lại để dỏi theo một bóng hình thiếu nữ nào đó. Có khi lò dò tìm đến nhà trọ thăm nhau, cả hai cùng lười biếng nằm dài ra giường để nói chuyện phiếm trên trời dưới biển. Cũng có khi một mình tôi mò vô thư viện của viện đại học, lục tìm những cuốn triết học hiện sinh dày cộm của Heiddeiger do Bùi Giáng dịch hay những tác phẩm của một người tự nhận là thiên tài Phạm công Thiện để nghiền ngẫm, suy nghiệm như thử đang đi tìm ý nghĩa cuộc đời, rồi ra về, mặt ngẩn ngơ như một triết gia chính cống, mặc dù lắm khi đọc mà chẳng hiểu mấy cha này nói gì.

Giữa một cuộc sống chán chường như vậy, tôi cảm thấy bế tắc khi xung quanh bạn bè tiếp tục lên đường, kẻ bên này người bên kia. Không lẽ cứ ngày ngày ngồi ỳ ra chờ bị gọi vô trường Bộ Binh Thủ Đức? Phải chạy thôi. Phải thoát ra khỏi cái không khí nhàm chán của xứ Huế trầm mặc này, nhưng cũng phải làm sao tận dụng hết giá trị của bằng tú tài 2 toán mà mình đang có. May mắn là lúc đó tôi đang xà quần ở Huế nên biết được tin tức về hai trường Bưu điện và Hải quân đang cần tuyển sinh viên vô học. Lối thoát đã mở ra và tôi như con thiêu thân lao vào. Tôi nộp đơn cả hai nơi. Không biết là xui xẻo hay may mắn khi tôi chỉ biết tin đã đậu thủ khoa vô trường Bưu điện khi tôi đã như cá mắc câu, đang ở quân trường vào thời kỳ huấn nhục, với những buổi trưa nắng cháy lăn lộn trên thao trường, những buổi tối kinh hòang vì những tiếng thét rùng rợn hay những giọng cười ma quái của các sinh viên khóa đàn anh đang quay brimade (phạt huấn nhục) những bạn bè cùng khóa khác, hoặc những ngày mệt mỏi ngủ gục trên giảng đường, nhức đầu vì những bài toán vi phân tích phân hay lượng giác cầu của môn thiên văn...

Trúng tuyển vào Hải quân lúc đó, trong tôi, cũng đã gợi lại cái ý nghĩ mơ hồ về một cuộc sống giang hồ sông biển đầy vẽ lãng mạn và quyến rũ vẫn thấp thoáng từ tuổi mới lớn mà những cuốn tiểu thuyết trinh thám như Triệu Duy Ó Biển hay Cánh Buồm Đen cuả Lê Minh Hoàng Thái Sơn đã ươm mầm. Hay như cái không khí vừa lãng mạn vừa bí mật của Dũng nơi đồn điền của Độ vào một đêm giao thừa để cùng lắng nghe niềm đau của đất nước và cái hơi thở của dân nghèo trong cuốn tiểu thuyết Đoạn Tuyệt của Nhất Linh. Hay như những câu thơ mô tả hình ảnh của người dứt áo ra đi trong sương gió trong bài Giây Phút Chạnh Lòng của Thế Lữ mà tôi đã nắn nót ghi vào cuốn sổ các-nê từ ngày còn học đệ ngũ để thỉnh thoảng lại mang ra ê a đọc lại mà nghe lòng cảm khái:

Non nước đang chờ gót lãng du,
Đâu đây vẳng tiếng hát chinh phu,
Lòng tôi phơi phới quên thương tiếc
Đưa tiễn anh ra chốn hải hồ.
Hay: 
Hôm nay tạm nghỉ bước gian nan.
Trong lúc gần xa pháo nổ ran.
Rũ áo phong sương trên gác trọ.
Lặng nhìn thiên hạ đón xuân sang.
.....

Vô được trường sĩ quan Hải quân cũng làm tôi thực sự vui mừng và cả thỏa mãn lòng tự ái khi đã thực hiện được điều mà bác Chơn, ông bác họ cuả tôi đang làm thầy giáo ở thị xã Quảng trị, cho là bất-khả với tôi, một thằng nhà quê mới lớn, vụng về, nhút nhát, và cả cù lần nữa.

Hơn năm trước, tôi rời nhà để vào Huế trọ học. Vào dịp lễ tết hay những ngày cuối tuần, lại ra quê, tôi thường ghé nhà bác ngủ lại. Một là cho an toàn vì quê tôi là vùng xôi đậu, ban ngày Quốc gia, ban đêm Cọng sãn. Hai là để tránh gặp mấy ông cán bộ hay du kích, phần lớn là người trong làng xã thoát ly lên rừng, về tổ chức học tập chính trị, mà thỉnh thoảng họ lại tổ chức ngay tại nhà tôi, nhất là sau ngày anh Phương tôi gia nhập lực lượng Cảnh sát Bến Hải. Một buổi tối, tôi nói với anh Thiệt, con trai đầu cuả bác, nhỏ hơn tôi hai tuổi đang học đệ nhị trường Nguyễn Hoàng, về việc Hải quân đang mở khoa thi tuyển vào học khoá sĩ quan mà tôi cùng với Mãn đã nộp đơn thi. Bác ngồi bên nghe được và đã phán một câu làm tôi đau lòng không ít:

- Sĩ quan Hãi quân thì ngon rồi nhưng mần chi mà mi thi đậu.

Tôi không trả lời bác nhưng trong lòng thì ấm ức vì bị chạm tự ái. Một sinh viên đang theo học lớp MGP, lớp được xem là khó nhất dành cho sinh viên năm thứ nhất, muà thi năm ngoái lại vừa đậu Tú tài 2 ban Toán hạng Bình thứ mà lại bị xem thường như vậy thì còn gì đau cho bằng. Tuy nhiên cũng từ câu chê bai đó mà hình thành trong tôi hình ảnh một ông sĩ quan hải quân tuy mơ hồ nhưng cao xa khó với tới. Mơ hồ vì lần độc nhất mà tôi biết về cái quân chủng này khi tôi đang học lớp đệ thất. Cũng tại nhà bác Chơn nhưng hồi đó còn thanh bình nên tuy dạy ngoài thị xã, bác lại sống trong quê, nhà nằm trên đường quốc lộ I cách thị xã khỏang gần 3 cây số. Một hôm một ông lính còn trẻ mặc toàn đồ trắng đang nói chuyện với bác khi cậu bé hơn 13 tuổi là tôi trên đường đi học về sớm ghé vào nhà bác để tìm sách báo cũ đọc và nhất là truyện Bàn Tay Máu cuả Phi Long đăng trên báo Sài Gòn Mới mà bác vẫn đặt mua hàng ngày. Tôi len lén dòm và thực sự ngưỡng mộ cái màu trắng trinh nguyên trên thân hình của một người lính trẻ, nhưng vốn nhút nhát, tôi nhẹ nhàng đi xuống nhà dưới kiếm tờ báo mà bác đọc xong thường để trên bàn ăn. Tuy cầm tờ báo mà mắt tôi vẫn lắng tai nghe và đôi khi ngẩng lên dòm lén qua khe cửa cái con người có sức quyến rũ với bộ áo quần trắng toát đó. Ông khách đi rồi anh Thiệt mới cho biết đó là một anh lính hải quân, con người bạn của bác vô thăm. Sau này tôi được biết thêm, đó chính là ông Lý Thăng, khóa 7 sĩ quan hải quân, con ông trợ Sung người làng Trung Đơn gần quận Hải lăng quê tôi. Tuy nhiên, hình ảnh đẹp đó rồi cũng qua đi theo năm tháng cùng sự trưởng thành của chính mình nhưng tiềm ẩn sâu trong tâm thức là một chút hoài vọng thầm kín khó tỏ bày. Hôm nay, mỗi bước chân của chúng tôi trên đường Độc lập của thành phố Đà Nẵng này là một bước tiến gần đến mộng ước thủa ban sơ đó.

Trong thời gian hơn 10 ngày trình diện tại bộ chỉ huy Hải quân vùng 1 mà phần lớn là để được xe GMC chở qua các trung tâm y tế hay bệnh viện quân y Duy Tân khám sức khỏe, thì ngoại trừ một anh người Bắc là người nhà của Trung úy Thiệt, trưởng phòng tổng quản trị, là có thể ở lại đâu đó bên Tiên Sa, 10 anh em chúng tôi, trong đó có một người đậu dự khuyết, phải tự túc việc ăn ở. Tôi thì không có ai quen biết ở cái thành phố đầy lính tráng với tiếng gầm rú của những chiếc phi cơ phản lực cất và hạ cánh ở phi trường quân sự gần đó làm những nguời mới đến như bọn tôi phải lên ruột khó ngủ. Vì vậy, Mãn đã rủ tôi đến cùng tạm trú tại nhà anh Minh, anh ruột Mãn, một quân nhân hiện đang phục vụ tại một đơn vị an ninh thiết lộ. Sáng nào hai chúng tôi cũng đi bộ xuống bến Bạch Đằng trước 7 giờ rưởi, cùng với các anh bạn khác tập trung ở một trạm tiếp liên Hải quân, chờ đúng giờ xuống tàu há mồm LCVP nho nhỏ chở qua sông Hàn để cập cầu cảng Tiên Sa, mà khi vừa bước chân rời khỏi tàu là vào ngay câu lạc bộ sĩ quan hải quân thông thống bốn bề với gió lộng từ mặt sông và từ cửa biển thổi vào.

Cái câu lạc bộ sĩ quan Hải quân của vùng 1 duyên hải này cũng là nơi tổ chức cuộc thi tuyển cho khoảng hơn 50 thanh niên trẻ của mấy tỉnh địa đầu giới tuyến chúng tôi trong vòng hai ngày. Nhớ ngày đầu, khi tất cả đã ngồi vào bàn và đang nói chuyện chờ đợi thì ông Trung úy Thiệt tay cầm hồ sơ dắt theo một anh nói giọng Bắc, tuy còn trẻ nhưng dáng dấp rất chững chạc. Người cao, nước da hơi đen, tóc chải ra sau láng mượt làm lộ cái vầng trán cao và rộng. Ăn mặc chải chuốt, áo trắng bóng láng bỏ trong quần Tây, đi giày đế cao trên nền xi măng nghe cộp cộp. Trông anh có vẽ con nhà giàu có sang trọng khác hẵn với mọi người ăn mặc xuề xòa trong phòng thi. Kỷ luật phòng thi cũng dễ dãi nên có một vài sĩ quan hải quân mặc đồ kaki vàng nhạt đi đi lại lại coi bài của thí sinh, không biết có chỉ bảo gì không, và cũng có người ghé tới dòm bài của anh ta. Sau mỗi buổi thi, chúng tôi mua đồ ăn tại câu lạc bộ nhưng anh ta đi vào phía trong, khu phòng làm việc của bộ chỉ huy.

Sau khi có kết quả cuộc thi toàn quốc, ở trung tâm Đà Nẵng có 10 người trúng tuyển và anh ta là một trong số đó. Trong thời gian tập trung tại câu lạc bộ để làm thủ tục giấy tờ và sức khỏe, anh luôn im lặng đi kèm cặp bên cạnh ông Trung úy Thiệt, không bao giờ nói chuyện với chúng tôi dù đã làm việc gần gũi nhau trong hơn 10 ngày. Những chuyện đó đã làm mất cảm tình của chúng tôi, nếu không muốn nói là anh bị ghét bỏ. Tâm lý ghét bỏ những người thuộc con ông cháu cha dường như đã ăn sâu trong xã hội VN rất lâu, nhất là anh ta không những sống xa cách với đám đông bạn bè mà còn có vẽ kiêu kỳ nữa. Ngay cả khi lên GMC đi Đà Nẵng để khám sức khỏe, anh ta cũng được ngồi phía trước với tài xế. Thái độ và cách ứng xử này giải thích vì sao chúng tôi cảm thấy vui khi nghe tin anh bị lao phổi, và nhân đó cả nhóm đã cùng nhau dẫn theo anh Hòa đậu dự khuyết lên văn phòng của Trung úy Thiệt để khiếu nại, vì chúng tôi sợ bị lây bệnh lao của anh khi đi làm việc chung đồng thời yêu cầu loại anh ta ra khỏi dánh sách trúng tuyển và thay vào đó là anh Hòa. Nhưng yêu cầu đó đã không được đáp ứng làm cho chúng tôi thất vọng. Cho đến chiều hôm trước khi đi, Trung úy Thiệt đã đọc danh sách những người chính thức nhập ngủ, anh người Bắc bà con của ông bị loại vì lý do sức khỏe, còn anh Hòa thì được báo cho biết là về nhà chờ gọi sau, nếu cần.

*****

Trời đã sáng hẳn, mặt trời từ đàng đông nhô lên khỏi dãy núi Sơn Chà để tỏa ánh nắng xuống mặt nước sông Hàn sáng lung linh. Dù vậy, Cổ Viện Chàm nằm cuối đường Độc Lập chỉ hơn hai trăm mét đàng trước lẩn khuất sau rặng cây cổ thụ um tùm mà màn sương mai che phủ vẫn chưa bị xua đi hết nên nó còn mang đầy vẽ huyền bí và mờ ảo như từ cỏi quá khứ xa xăm nào. Như một quán tính, tôi và Mãn vội vàng rẻ trái, qua đường Bạch Đằng đi một đoạn là đến cầu tàu mà hầu hết đã xuống tàu, đứng ngồi hỗn độn. Ngoài đám bạn bè "sinh viên sĩ quan" chúng tôi đã quen nhau trong mười mấy ngày và năm ba chị công chức quốc phòng - mà những tà áo dài nhiều màu sắc tung bay trong gió sớm hay trong chiều tà đã phần nào tô điểm thêm cho cuộc đời của những người thủy thủ vốn là những kẻ lãng tử xa nhà - thì những khuôn mặt thủy thủ mang áo xanh nhạt quần jean ống loe và đội chiếc mũ lật ngược trông rất ngộ nghĩnh nhưng làm cho tác phong của họ không giống với những người lính bộ binh lăn lộn trên chiến trường. Họ có vẽ thư sinh, tà tà và yếu đuối. Nhìn vào phục sức với cái quần rộng thùng thình làm dáng đi có vẽ lệt bệt đó, tôi nhớ lại câu trả lời của bạn Việt với trung tá Nguyễn văn Thông - chỉ huy trưởng vùng 1 duyên hải - ở buổi viếng thăm của ông với các thí sinh vào ngày thi đầu tiên khi ông hỏi, tại sao các anh gia nhập Hải quân: - Thưa trung tá, vì lính Hải quân ít chết. Câu trả lời của Việt làm cả phòng cười ồ mà ông trung tá cũng phải cười theo. Vậy mà cái anh bạn Việt nhỏ con vì sợ chết nên đi Hải quân đó sau này lại là hạm trưởng của một chiếc cao tốc lái tàu chở người nhái ra Bắc như một cảm tử quân!!!

Trên chiếc HQ 611 do trung úy hạm trưởng Trần quang Thiệu chỉ huy đưa chúng tôi vào Nha Trang, chín thằng chúng tôi như một đám trẻ con vui đùa, chọc phá nhau. Ra đi mà không ai có vẽ lưu luyến quê nhà, không ai trầm ngâm mơ về dĩ vãng. Dường như cuộc sống mới của một thủy thủ trên hành trình đi tìm đại dương đã như một hấp lực lôi cuốn tuổi trẻ về với những ước mơ của riêng mình, bỏ lại quá khứ nhàm chán của cuộc sống không lý tưởng, không ngày mai. Vui mừng đón làn gió biển lồng lộng thổi từ xa khơi đã kích thích ba anh Bằng, Hà, và Chư yêu cầu ông cụ non Bang vất cái mũ dạ màu xám cũ kỹ mà Bang đang đội trên đầu. Bang chỉ mỉm cười không nói nhưng cuối cùng rồi cả ba chàng cũng đè được Bang để giật và quăng cái mũ quý hóa đó xuống biển dưới những tràng cười khoái trá của số người còn lại. Tôi không hiểu cái mũ có ý nghĩa gì với Bang nhưng có lẽ nó đã đi với Bang từ lâu lắm. Khuôn mặt xương xương mạnh bạo và đầy nam tính của Bang đã gây cho tôi sự chú ý và khó quên từ khi tôi vô Huế thi tú Tài 1 và cả tú tài 2 mà Bang và tôi ngồi chung một phòng, và sau đó lại cùng ngồi chung với Mãn và tôi trong lớp MGP của trường đại học khoa học Huế. Ngoài chiếc mũ dạ cũ màu xám đó, Bang còn mang đôi guốc gổ, mặc bộ đồ kaki vàng cũng cũ rích, đạp chiếc xe đạp cao không biết đã từng sơn màu gì. Chiếc xe còn không đèn, không còi, không thắng, không dè chắn bùn và không cả tấm che dây xích! Những gì còn lại đủ để Bang đạp xe đi học hàng ngày là được!

Chiếc HQ 611 thả chúng tôi ở Cầu Đá, rồi chiếc dodge nhà binh chở vô trường. Một vài đàn anh khóa 17 đến đón chúng tôi và đưa vào các phòng ngủ đã được chỉ định. Cùng với 6 chàng từ trung tâm Nha Trang, chúng tôi được phát một bộ áo quần trellis, mũ sắt và giày saut. Khoảng 1 tuần chờ đợi nhóm sinh viên đã trúng tuyển từ hai trung tâm Sài Gòn và Cần Thơ ra Nha Trang để cùng làm lễ nhập trường, mỗi ngày 15 anh em chúng tôi phải đi lặt cỏ giữa bãi cát của sân trường. Còn buổi trưa hay buổi tối thì các sinh viên đàn anh khóa 17 thường vào các phòng nói chuyện, chọc ghẹo hay phạt vài cái hít đất theo hình thức bước đầu của trò chơi huấn nhục. Tuy nhiên tôi cũng không lo lắng lắm và chỉ mỉm cười cho là trò đùa vui khi họ đọc cho nghe mấy câu thơ có vẽ cay đắng về cuộc đời thủy thủ:

Ôi biển cả giờ đây ta mới biết
Mộng hải hồ giết chết cuộc đời ta!

Có người còn lấy mấy câu thơ của Chu Mạnh Trinh ra nhại để dọa nạt:

Bầu trời cảnh Chụt!
Thú hải quân ao ước bấy lâu nay
Kìa lăn lăn, lóc lóc, quay quay
Đệ nhất rách hỏi rằng đây có phải...

Một buổi chiều, chúng tôi được lệnh tập họp tại sân cờ của trường để cùng với 85 anh em khác từ Sài Gòn ra làm thành một đại đội đứng nghiêm trang nghe sinh viên đại đội trưởng khóa đàn anh cao to, đẹp trai với khuôn mặt cương nghị và rất đàn ông Phạm trọng Thu đọc diễn văn chào mừng mà xung quanh là các sinh viên đàn anh khác đang săm soi dò xét và hò hét phụ họa với từng lời kêu gọi:
- Các sinh viên khóa 18 hãy nghe đây ( Nghe đây, nghe đây...)
- Trước mặt các anh là núi non hùng vĩ,
- Sau lưng các anh là biển cả mênh mông.
- Kể từ đây, số phận các anh gắn liền với hải nghiệp, lấy chiến hạm làm nhà, lấy trăng sao làm bạn và lấy màu xanh nước biển làm màu mắt người yêu...
......
Đào Dân (Viết xong ngày 12 tháng 3 năm 2019)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm