Tham Khảo

Francis Fukuyama: Chủ nghĩa dân túy là gì?

Không có một sự đồng thuận chắc chắn nào giữa các nhà khoa học chính trị khi định nghĩa chủ nghĩa dân túy là gì, nhưng...


Francis Fukuyama: Chủ nghĩa dân túy là gì?

Nguồn: Francis Fukuyama, What Is Populism?”, American Interest, 28/11/2017

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Thuật ngữ “chủ nghĩa dân túy” (populism) đã được sử dụng rất lỏng lẻo trong thời gian gần đây. Chúng ta cần xác định rõ hơn.

Những năm gần đây đã trỗi dậy những hình thức mới của chủ nghĩa dân tộc dân túy (populist nationalism) mà ngày nay đã trở thành mối đe dọa chính đối với trật tự tự do quốc tế từng là nền tảng của hòa bình và thịnh vượng trên toàn cầu từ sau năm 1945. Chế độ dân chủ tự do đã liên tiếp bị các chế độ chuyên chế đe dọa trong suốt thế kỷ qua, ngoại trừ giai đoạn 1991-2008 khi quyền lực của Hoa Kỳ giữ vị trí gần như bá chủ.

Ngày nay, một kiểu đe dọa khác đã nổi lên, các nền dân chủ ổn định đã tự thúc thủ trước các thế lực chính trị phi tự do được dẫn dắt bởi các niềm đam mê của người dân. Tuy vậy, thuật ngữ “chủ nghĩa dân túy” [nghĩa đen: làm cho người dân say sưa] đã được sử dụng rất lỏng lẻo nhằm mô tả một loạt các hiện tượng không nhất thiết dung hợp được với nhau. Do đó, chúng ta cần vạch ra những ranh giới cho khái niệm này.

Không có một sự đồng thuận chắc chắn nào giữa các nhà khoa học chính trị khi định nghĩa chủ nghĩa dân túy là gì, nhưng có ít nhất ba đặc điểm, mà theo quan niệm của tôi, có thể gắn liền với khái niệm này.

Thứ nhất, đây là một chế độ chính trị theo đuổi những chính sách được dân chúng ủng hộ trong đoản kỳ nhưng không bền vững trong trường kỳ; thường là những chính sách xã hội. Có thể lấy ví dụ là những chính sách trợ giá hàng hóa, trả tiền hưu bổng hậu hĩ hoặc miễn phí chăm sóc y tế.

Đặc điểm thứ hai có liên quan tới định nghĩa “nhân dân” làm căn bản cho tính chính danh của chế độ: nhiều chế độ dân túy không coi “nhân dân” là toàn bộ dân số mà thay vì vậy chỉ có một số nhóm sắc tộc hoặc chủng tộc được coi là nhân dân “thực thụ”. Ông thủ tướng Viktor Orban ở Hungary chẳng hạn, định nghĩa bản sắc dân tộc (national identity) củaHungary dựa trên người sắc tộc Hungary, loại trừ những người sinh sống ở Hungary nhưng không thuộc sắc tộc Hungary và bao gồm nhiều người Hungary sinh sống ở các quốc gia láng giềng như Slovakia hoặc Romania. Thủ tướng Narendra Modi của Ấn Độ cũng có nỗ lực tương tự khi cố gắng thay đổi định nghĩa bản sắc dân tộc Ấn Độ từ một bản sắc có nội dung tự do và bao hàm đã được Gandhi và Nehru thiết lập trước kia thành một bản sắc dựa trên Ấn Độ giáo. Đảng Luật pháp và Công lý Ba Lan thì nhấn mạnh vào các giá trị Ba Lan truyền thống và Thiên chúa giáo, kích thích sự trỗi dậy của các nhóm phân biệt chủng tộc công khai, chẳng hạn như nhóm kêu gọi một “châu Âu da trắng” hồi tháng 11-2017.

Một định nghĩa thứ ba về chủ nghĩa dân túy có liên quan tới phong thái của nhà lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy có khuynh hướng phát triển chung quanh họ hiện tượng sùng bái cá nhân; tuyên bố họ được giao sứ mệnh nắm giữ quyền lực, không phụ thuộc vào các thiết chế như đảng phái chính trị. Họ cố gắng phát triển một mối quan hệ trực tiếp, không qua trung gian, với “nhân dân” mà họ tự xưng là người đại diện, hướng những niềm hy vọng và nỗi sợ hãi của người dân vào một hành động tức thời. Chủ nghĩa dân túy kiểu này thường đi đôi với việc lên án toàn bộ giới tinh hoa hiện tồn – những người đã đầu tư vào các thiết chế hiện hữu.

Cách tiếp cận mang tính cá nhân đối với quyền lãnh đạo chính là cái đã làm cho những người dân túy trở thành mối đe dọa đối với các thiết chế dân chủ. Các nền dân chủ tự do hiện đại được xây dựng chung quanh sự chia sẻ quyền lực, trong đó tòa án, liên bang, lập pháp và truyền thông tự do giữ vai trò kiểm soát quyền lực hành pháp. Tất cả những thiết chế này đều có tiềm năng trở thành vật cản trở khả năng của nhà lãnh đạo dân túy đạt tới các mục tiêu của ông ta/bà ta; và do đó chúng trở thành những mục tiêu tấn công trực tiếp. Bản chất cá nhân của chủ nghĩa dân túy do vậy làm cho nó trở thành mối đe dọa đối với các thiết chế tự do.

Ba định nghĩa nêu trên cho phép chúng ta phân biệt các phong trào khác nhau mà trong quá khứ đã từng được dán nhãn “chủ nghĩa dân túy”. Các lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy ở châu Mỹ Latin như Hugo Chavez ở Venezuela, Nestor và Cristina Kirchner ở Argentina nhấn mạnh vào các chương trình phúc lợi xã hội được dân chúng ủng hộ nhưng không bền vững; và cố gắng xây dựng sự sùng bái cá nhân chung quanh họ. Cặp đôi lãnh đạo Argentina vừa nói tự cho mình là hiện thân của một cặp đôi quyền lực theo chủ nghĩa dân túy cổ điển, Juan và Eva Peron. Nhưng mặt khác, họ không ủng hộ một định nghĩa hạn chế về bản sắc dân tộc. Cũng có thể nói như thế này về cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra và em gái Yingluck của ông ta: họ khuyến khích các chương trình tái phân phối lợi tức cho những người Thái ở vùng nông thôn nghèo hơn nhưng không có cái nhìn hạn hẹp về bản sắc dân tộc Thái Lan như những đối thủ áo vàng của họ.

Những người lãnh đạo phong trào Brexit [nước Anh ra khỏi Liên minh châu Âu, EU] trái lại, hoàn toàn không nhấn mạnh vào một chương trình kinh tế mở rộng nào, cũng không có một nhà lãnh đạo hiển nhiên nào. Nhưng họ kêu gọi hướng tới bản sắc dân tộc Anh truyền thống, khơi dậy nỗi sợ văn hóa chống lại người nhập cư, cũng như nỗi tức giận của người dân Anh về sự phân bổ sai lầm các lợi ích kinh tế.

Ông Viktor Orban phù hợp với cả ba định nghĩa này: ông cố gắng bảo vệ những người gởi tiền tiết kiệm ở Hungary khỏi sự “cướp bóc” của các ngân hàng châu Âu; ông đưa ra một định nghĩa hạn hẹp về “nhân dân” và ông chắc chắn muốn được tôn sùng như một nhà lãnh đạo hiển nhiên. Chưa rõ liệu ông tổng thống Vladimir Putin của Nga có phù hợp với định nghĩa nào ngoài định nghĩa cuối cùng trong ba định nghĩa nói trên: ông ta rất cẩn trọng trong việc mở rộng các chương trình phúc lợi xã hội; trong khi ông nhấn mạnh vào bản sắc và truyền thống Nga thì truyền thống đó không nhất thiết bị bó hẹp trong những điều kiện về sắc tộc. Ông Putin chắc chắn đã xây dựng sự sùng bái cá nhân chung quanh ông ta, dù rất khó nói rằng ông ta là kẻ ngoại cuộc đang tìm cách lật đổ giới thượng lưu Nga sau khi ông ta đã thăng tiến lần lượt qua các tầng nấc của các tổ chức tình báo Liên xô KGB và FSB Nga. Cũng có thể nói như vậy về ông Narendra Modi, và ngay cả về ông Tập Cận Bình (Xi Jinping): cả hai nhà lãnh đạo này đều được ủng hộ nhờ tấn công vào giới thượng lưu hiện hữu, dù bản thân các ông này đều là thành phần của giới thượng lưu ấy.

Cần chú ý rằng ông Donald Trump phù hợp với cả ba định nghĩa nói trên. Trong thời kỳ tranh cử, ông ta nhấn mạnh vào chủ nghĩa dân túy kinh tế, đòi rút Mỹ ra khỏi hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đe dọa xé bỏ hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) ngay sau khi nhậm chức. Ông hứa hẹn bảo vệ các chương trình phúc lợi quốc gia như Medicare [trợ cấp y tế cho người cao tuổi] và an sinh xã hội (Social Security) – dù từ ngày trở thành tổng thống, ông ta lại điều hành đất nước giống y một người đảng Cộng hòa bảo thủ truyền thống; ví dụ ông ta tìm cách cắt giảm phúc lợi xã hội bằng cách hủy bỏ Luật Chăm sóc sức khỏe vừa túi tiền (ACA) của tổng thống tiền nhiệm Obama. Và trong khi ông Trump chưa bao giờ công khai công nhận chủ nghĩa dân tộc da trắng, ông ta rất hài lòng tiếp nhận sự ủng hộ của những người theo chủ nghĩa ấy; ông còn đi ra khỏi lề lối khi từ chối lên án những kẻ theo tân phát xít (neo-Nazi) và những kẻ phân biệt chủng tộc công khai tại cuộc tuần hành của chúng ở thành phố Charlottesville. Ông ta có một mối quan hệ rất trắc trở với các cộng đồng Mỹ gốc Phi châu, Mỹ gốc Tây Ban Nha (Hispanic) và các nhóm dân tộc thiểu số khác; các ngôi sao thể thao và âm nhạc người da đen đã trở thành mục tiêu công kích thường xuyên của ông trên các dòng tin Twitter. Và ông cũng hành động như một lãnh tụ trời sinh cổ điển trong các cuộc tuần hành với những ủng hộ viên trung thành của ông; khi tiếp nhận lời đề cử của đảng Cộng hòa năm 2016, ông nói rằng, “chỉ có tôi mới hiểu được những vấn đề của các bạn”, và “chỉ có tôi mới sửa chữa được những vấn đề ấy”.

Như vậy, trong hàng loạt các phong trào được coi là dân túy chủ nghĩa, chúng ta có thể khu biệt được ít nhất là hai tập hợp rộng. Ở châu Mỹ Latin và Nam Âu, các nhà dân túy có xu hướng đứng về cánh Tả, được sự ủng hộ của người nghèo và theo đuổi các chương trình xã hội có mục tiêu tái phân phối lợi ích nhằm tìm cách khắc phục tình trạng bất bình đẳng về kinh tế. Tuy vậy, họ không nhấn mạnh vào căn cước sắc tộc hoặc có lập trường chống nhập cư quyết liệt. Nhóm này bao gồm phong trào Boliviarian của ông Chavez ở Venezuela; Kircherismo ở Argentina cũng như các đảng chính trị Podemos của Tây Ban Nha và Syriza của Hy Lạp.

Ở Bắc Âu, các nhà dân túy ít dựa vào tầng lớp lao động trung lưu đang suy thoái hơn là vào người nghèo; họ theo lập trường thiên về cánh Hữu, nhấn mạnh yếu tố sắc tộc và chống người nhập cư. Họ muốn bảo vệ các nhà nước phúc lợi hiện hữu nhưng không coi trọng việc mở rộng nhanh chóng các dịch vụ hoặc trợ cấp xã hội. Các nhóm trong tập hợp này bao gồm phong trào ủng hộ Brexit, Mặt trận Quốc gia ở Pháp, đảng Tự do ở Hà Lan, đảng Nhân dân của Đan Mạch, còn ở Hoa Kỳ là những người thuộc tầng lớp lao động ủng hộ nhiệt thành ông Donald Trump.

Cũng có những nhóm và phong trào không thực sự phù hợp với tập hợp nào trong hai tập hợp kể trên. Cũng như mọi phong trào dân túy chủ nghĩa khác, phong trào Năm Sao ở Ý kiên quyết chống lại các thiết chế đã định hình và phản đối tầng lớp tinh hoa của Ý nói chung. Nhưng nó khác với các đồng sự ở cả Nam Âu và Bắc Âu ở chỗ nó dựa chủ yếu vào giai cấp trung lưu lớp giữa và lớp trên ở đô thị hơn là đặt nền tảng trên giai cấp lao động đang suy thoái.

Hình: Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Nguồn: The Amercian Interest.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Francis Fukuyama: Chủ nghĩa dân túy là gì?

Không có một sự đồng thuận chắc chắn nào giữa các nhà khoa học chính trị khi định nghĩa chủ nghĩa dân túy là gì, nhưng...


Francis Fukuyama: Chủ nghĩa dân túy là gì?

Nguồn: Francis Fukuyama, What Is Populism?”, American Interest, 28/11/2017

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Thuật ngữ “chủ nghĩa dân túy” (populism) đã được sử dụng rất lỏng lẻo trong thời gian gần đây. Chúng ta cần xác định rõ hơn.

Những năm gần đây đã trỗi dậy những hình thức mới của chủ nghĩa dân tộc dân túy (populist nationalism) mà ngày nay đã trở thành mối đe dọa chính đối với trật tự tự do quốc tế từng là nền tảng của hòa bình và thịnh vượng trên toàn cầu từ sau năm 1945. Chế độ dân chủ tự do đã liên tiếp bị các chế độ chuyên chế đe dọa trong suốt thế kỷ qua, ngoại trừ giai đoạn 1991-2008 khi quyền lực của Hoa Kỳ giữ vị trí gần như bá chủ.

Ngày nay, một kiểu đe dọa khác đã nổi lên, các nền dân chủ ổn định đã tự thúc thủ trước các thế lực chính trị phi tự do được dẫn dắt bởi các niềm đam mê của người dân. Tuy vậy, thuật ngữ “chủ nghĩa dân túy” [nghĩa đen: làm cho người dân say sưa] đã được sử dụng rất lỏng lẻo nhằm mô tả một loạt các hiện tượng không nhất thiết dung hợp được với nhau. Do đó, chúng ta cần vạch ra những ranh giới cho khái niệm này.

Không có một sự đồng thuận chắc chắn nào giữa các nhà khoa học chính trị khi định nghĩa chủ nghĩa dân túy là gì, nhưng có ít nhất ba đặc điểm, mà theo quan niệm của tôi, có thể gắn liền với khái niệm này.

Thứ nhất, đây là một chế độ chính trị theo đuổi những chính sách được dân chúng ủng hộ trong đoản kỳ nhưng không bền vững trong trường kỳ; thường là những chính sách xã hội. Có thể lấy ví dụ là những chính sách trợ giá hàng hóa, trả tiền hưu bổng hậu hĩ hoặc miễn phí chăm sóc y tế.

Đặc điểm thứ hai có liên quan tới định nghĩa “nhân dân” làm căn bản cho tính chính danh của chế độ: nhiều chế độ dân túy không coi “nhân dân” là toàn bộ dân số mà thay vì vậy chỉ có một số nhóm sắc tộc hoặc chủng tộc được coi là nhân dân “thực thụ”. Ông thủ tướng Viktor Orban ở Hungary chẳng hạn, định nghĩa bản sắc dân tộc (national identity) củaHungary dựa trên người sắc tộc Hungary, loại trừ những người sinh sống ở Hungary nhưng không thuộc sắc tộc Hungary và bao gồm nhiều người Hungary sinh sống ở các quốc gia láng giềng như Slovakia hoặc Romania. Thủ tướng Narendra Modi của Ấn Độ cũng có nỗ lực tương tự khi cố gắng thay đổi định nghĩa bản sắc dân tộc Ấn Độ từ một bản sắc có nội dung tự do và bao hàm đã được Gandhi và Nehru thiết lập trước kia thành một bản sắc dựa trên Ấn Độ giáo. Đảng Luật pháp và Công lý Ba Lan thì nhấn mạnh vào các giá trị Ba Lan truyền thống và Thiên chúa giáo, kích thích sự trỗi dậy của các nhóm phân biệt chủng tộc công khai, chẳng hạn như nhóm kêu gọi một “châu Âu da trắng” hồi tháng 11-2017.

Một định nghĩa thứ ba về chủ nghĩa dân túy có liên quan tới phong thái của nhà lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy có khuynh hướng phát triển chung quanh họ hiện tượng sùng bái cá nhân; tuyên bố họ được giao sứ mệnh nắm giữ quyền lực, không phụ thuộc vào các thiết chế như đảng phái chính trị. Họ cố gắng phát triển một mối quan hệ trực tiếp, không qua trung gian, với “nhân dân” mà họ tự xưng là người đại diện, hướng những niềm hy vọng và nỗi sợ hãi của người dân vào một hành động tức thời. Chủ nghĩa dân túy kiểu này thường đi đôi với việc lên án toàn bộ giới tinh hoa hiện tồn – những người đã đầu tư vào các thiết chế hiện hữu.

Cách tiếp cận mang tính cá nhân đối với quyền lãnh đạo chính là cái đã làm cho những người dân túy trở thành mối đe dọa đối với các thiết chế dân chủ. Các nền dân chủ tự do hiện đại được xây dựng chung quanh sự chia sẻ quyền lực, trong đó tòa án, liên bang, lập pháp và truyền thông tự do giữ vai trò kiểm soát quyền lực hành pháp. Tất cả những thiết chế này đều có tiềm năng trở thành vật cản trở khả năng của nhà lãnh đạo dân túy đạt tới các mục tiêu của ông ta/bà ta; và do đó chúng trở thành những mục tiêu tấn công trực tiếp. Bản chất cá nhân của chủ nghĩa dân túy do vậy làm cho nó trở thành mối đe dọa đối với các thiết chế tự do.

Ba định nghĩa nêu trên cho phép chúng ta phân biệt các phong trào khác nhau mà trong quá khứ đã từng được dán nhãn “chủ nghĩa dân túy”. Các lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy ở châu Mỹ Latin như Hugo Chavez ở Venezuela, Nestor và Cristina Kirchner ở Argentina nhấn mạnh vào các chương trình phúc lợi xã hội được dân chúng ủng hộ nhưng không bền vững; và cố gắng xây dựng sự sùng bái cá nhân chung quanh họ. Cặp đôi lãnh đạo Argentina vừa nói tự cho mình là hiện thân của một cặp đôi quyền lực theo chủ nghĩa dân túy cổ điển, Juan và Eva Peron. Nhưng mặt khác, họ không ủng hộ một định nghĩa hạn chế về bản sắc dân tộc. Cũng có thể nói như thế này về cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra và em gái Yingluck của ông ta: họ khuyến khích các chương trình tái phân phối lợi tức cho những người Thái ở vùng nông thôn nghèo hơn nhưng không có cái nhìn hạn hẹp về bản sắc dân tộc Thái Lan như những đối thủ áo vàng của họ.

Những người lãnh đạo phong trào Brexit [nước Anh ra khỏi Liên minh châu Âu, EU] trái lại, hoàn toàn không nhấn mạnh vào một chương trình kinh tế mở rộng nào, cũng không có một nhà lãnh đạo hiển nhiên nào. Nhưng họ kêu gọi hướng tới bản sắc dân tộc Anh truyền thống, khơi dậy nỗi sợ văn hóa chống lại người nhập cư, cũng như nỗi tức giận của người dân Anh về sự phân bổ sai lầm các lợi ích kinh tế.

Ông Viktor Orban phù hợp với cả ba định nghĩa này: ông cố gắng bảo vệ những người gởi tiền tiết kiệm ở Hungary khỏi sự “cướp bóc” của các ngân hàng châu Âu; ông đưa ra một định nghĩa hạn hẹp về “nhân dân” và ông chắc chắn muốn được tôn sùng như một nhà lãnh đạo hiển nhiên. Chưa rõ liệu ông tổng thống Vladimir Putin của Nga có phù hợp với định nghĩa nào ngoài định nghĩa cuối cùng trong ba định nghĩa nói trên: ông ta rất cẩn trọng trong việc mở rộng các chương trình phúc lợi xã hội; trong khi ông nhấn mạnh vào bản sắc và truyền thống Nga thì truyền thống đó không nhất thiết bị bó hẹp trong những điều kiện về sắc tộc. Ông Putin chắc chắn đã xây dựng sự sùng bái cá nhân chung quanh ông ta, dù rất khó nói rằng ông ta là kẻ ngoại cuộc đang tìm cách lật đổ giới thượng lưu Nga sau khi ông ta đã thăng tiến lần lượt qua các tầng nấc của các tổ chức tình báo Liên xô KGB và FSB Nga. Cũng có thể nói như vậy về ông Narendra Modi, và ngay cả về ông Tập Cận Bình (Xi Jinping): cả hai nhà lãnh đạo này đều được ủng hộ nhờ tấn công vào giới thượng lưu hiện hữu, dù bản thân các ông này đều là thành phần của giới thượng lưu ấy.

Cần chú ý rằng ông Donald Trump phù hợp với cả ba định nghĩa nói trên. Trong thời kỳ tranh cử, ông ta nhấn mạnh vào chủ nghĩa dân túy kinh tế, đòi rút Mỹ ra khỏi hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đe dọa xé bỏ hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) ngay sau khi nhậm chức. Ông hứa hẹn bảo vệ các chương trình phúc lợi quốc gia như Medicare [trợ cấp y tế cho người cao tuổi] và an sinh xã hội (Social Security) – dù từ ngày trở thành tổng thống, ông ta lại điều hành đất nước giống y một người đảng Cộng hòa bảo thủ truyền thống; ví dụ ông ta tìm cách cắt giảm phúc lợi xã hội bằng cách hủy bỏ Luật Chăm sóc sức khỏe vừa túi tiền (ACA) của tổng thống tiền nhiệm Obama. Và trong khi ông Trump chưa bao giờ công khai công nhận chủ nghĩa dân tộc da trắng, ông ta rất hài lòng tiếp nhận sự ủng hộ của những người theo chủ nghĩa ấy; ông còn đi ra khỏi lề lối khi từ chối lên án những kẻ theo tân phát xít (neo-Nazi) và những kẻ phân biệt chủng tộc công khai tại cuộc tuần hành của chúng ở thành phố Charlottesville. Ông ta có một mối quan hệ rất trắc trở với các cộng đồng Mỹ gốc Phi châu, Mỹ gốc Tây Ban Nha (Hispanic) và các nhóm dân tộc thiểu số khác; các ngôi sao thể thao và âm nhạc người da đen đã trở thành mục tiêu công kích thường xuyên của ông trên các dòng tin Twitter. Và ông cũng hành động như một lãnh tụ trời sinh cổ điển trong các cuộc tuần hành với những ủng hộ viên trung thành của ông; khi tiếp nhận lời đề cử của đảng Cộng hòa năm 2016, ông nói rằng, “chỉ có tôi mới hiểu được những vấn đề của các bạn”, và “chỉ có tôi mới sửa chữa được những vấn đề ấy”.

Như vậy, trong hàng loạt các phong trào được coi là dân túy chủ nghĩa, chúng ta có thể khu biệt được ít nhất là hai tập hợp rộng. Ở châu Mỹ Latin và Nam Âu, các nhà dân túy có xu hướng đứng về cánh Tả, được sự ủng hộ của người nghèo và theo đuổi các chương trình xã hội có mục tiêu tái phân phối lợi ích nhằm tìm cách khắc phục tình trạng bất bình đẳng về kinh tế. Tuy vậy, họ không nhấn mạnh vào căn cước sắc tộc hoặc có lập trường chống nhập cư quyết liệt. Nhóm này bao gồm phong trào Boliviarian của ông Chavez ở Venezuela; Kircherismo ở Argentina cũng như các đảng chính trị Podemos của Tây Ban Nha và Syriza của Hy Lạp.

Ở Bắc Âu, các nhà dân túy ít dựa vào tầng lớp lao động trung lưu đang suy thoái hơn là vào người nghèo; họ theo lập trường thiên về cánh Hữu, nhấn mạnh yếu tố sắc tộc và chống người nhập cư. Họ muốn bảo vệ các nhà nước phúc lợi hiện hữu nhưng không coi trọng việc mở rộng nhanh chóng các dịch vụ hoặc trợ cấp xã hội. Các nhóm trong tập hợp này bao gồm phong trào ủng hộ Brexit, Mặt trận Quốc gia ở Pháp, đảng Tự do ở Hà Lan, đảng Nhân dân của Đan Mạch, còn ở Hoa Kỳ là những người thuộc tầng lớp lao động ủng hộ nhiệt thành ông Donald Trump.

Cũng có những nhóm và phong trào không thực sự phù hợp với tập hợp nào trong hai tập hợp kể trên. Cũng như mọi phong trào dân túy chủ nghĩa khác, phong trào Năm Sao ở Ý kiên quyết chống lại các thiết chế đã định hình và phản đối tầng lớp tinh hoa của Ý nói chung. Nhưng nó khác với các đồng sự ở cả Nam Âu và Bắc Âu ở chỗ nó dựa chủ yếu vào giai cấp trung lưu lớp giữa và lớp trên ở đô thị hơn là đặt nền tảng trên giai cấp lao động đang suy thoái.

Hình: Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Nguồn: The Amercian Interest.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm