Nhân Vật
GẶP TINH THẦN CẤN THỊ THÊU Ở SÀI GÒN
Phạm Đình Trọng
Chống bạo quyền cướp đất, người nữ nông dân kiên cường Cấn Thị Thêu lần thứ hai phải nhận bản án oan, bất lương và tàn bạo của nhà nước độc tài cộng sản.
Để cách li tinh thần Cấn Thị Thêu với mảnh đất Dương Nội yêu thương, cách li khí phách Cấn Thị Thêu với khối dân oan mất đất đang ngùn ngụt căm thù kẻ cướp đất, đang ngùn ngụt chí khí đấu tranh giữ đất, ngày 11 tháng tận cùng của năm 2016, bộ máy kìm kẹp dân, bảo vệ đảng độc tài với hệ thống nhà tù dày đặc trên khắp đất nước Việt Nam đã chuyển người tù lẫm liệt Cấn Thị Thêu từ nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội vào nhà tù Gia Trung, Gia Lai giữa ngút ngàn núi rừng cao nguyên miền Trung cằn cỗi sỏi đá đang cuồn cuộn liên tiếp những cơn lũ dữ làm đất sỏi đá cằn cỗi miền Trung đã xơ xác càng xơ xác hơn.
Chuyển tù từ đầu này đến đầu kia đất nước, chuyển tù từ đô thị ánh sáng, từ đồng bằng hiền hòa, thân thuộc đến núi rừng heo hút, khắc nghiệt vẫn là bài bản quen thuộc của bộ máy công cụ bạo lực nhà nước cộng sản để gây khó khăn, thiếu thốn, bất ổn cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần, tình cảm cho người tù và gia đình của họ, nhằm triệt tiêu ý chí phản kháng của người tù, đẩy họ vào cảnh khốn cùng phải khuất phục bạo quyền.
Nhưng với người tù có sức mạnh ý chí, có sự tỏa sáng của lương tâm Cấn Thị Thêu, bộ máy công cụ bạo lực nhà nước cộng sản không lường được rằng càng đưa Cấn Thị Thêu đi xa thì tinh thần yêu nước thương nhà, yêu công bằng, lẽ phải của Cấn Thị Thêu càng lan xa, thì khí phách lẫm liệt Cấn Thị Thêu càng tỏa rộng.
Những người mang tinh thần Cấn Thị Thêu mạnh mẽ nhất, bền bỉ nhất chính là những đứa con máu thịt của chị và những bà con làng xóm tối lửa tắt đèn có nhau nay đều là dân oan mất đất ở quê hương Dương Nội của chị, Chỉ năm ngày sau Cấn Thị Thêu bị chuyển từ Hỏa Lò, Hà Nội đến Gia Trung, Gia Lai thì đứa con yêu Trịnh Bá Phương và dân oan Dương Nội Nguyễn Văn Sự đã đến với Cấn Thị Thêu ở nhà tù heo hút Gia Trung, Gia Lai.
Từ Gia Trung, Gia Lai, Trịnh Bá Phương và Nguyễn Văn Sự mang tinh thần Cấn Thị Thêu xuống Sài Gòn.
Hai dân oan mất đất Dương Nội mang tinh thần Cấn Thị Thêu được người dân Sài Gòn từ người lái taxi là công dân Sài Gòn từ trước năm 1975 đến các bạn trẻ sinh sau năm 1975 nồng nhiệt chào đón. Người lái taxi chở miễn phí Trinh Bá Phương và Nguyễn Văn Sự. Còn các bạn trẻ thì dúi vào tay Trinh Bá Phương những chiếc phong bì lì xì sớm cho Trịnh Bá phương, giúp gia đình anh bớt khó khăn trong những ngày gia đình tan tác vì bạo quyền. Các tổ chức xã hội dân sự tổ chức những cuộc gặp thân tình, đầm ấm với hai người con Dương Nội mang tinh thần Cấn Thị Thêu.
Nếu không bị bộ máy công cụ bạo lực nhà nước cộng sản chuyển Cấn Thị Thêu từ nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội vào nhà tù Gia Trung, Gia Lai thì những người dân Sài gòn làm sao có thể gặp được tinh thần Cấn Thị Thêu giữa Sài Gòn hối hả.
( Anh Ba Sam )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
GẶP TINH THẦN CẤN THỊ THÊU Ở SÀI GÒN
Phạm Đình Trọng
Chống bạo quyền cướp đất, người nữ nông dân kiên cường Cấn Thị Thêu lần thứ hai phải nhận bản án oan, bất lương và tàn bạo của nhà nước độc tài cộng sản.
Để cách li tinh thần Cấn Thị Thêu với mảnh đất Dương Nội yêu thương, cách li khí phách Cấn Thị Thêu với khối dân oan mất đất đang ngùn ngụt căm thù kẻ cướp đất, đang ngùn ngụt chí khí đấu tranh giữ đất, ngày 11 tháng tận cùng của năm 2016, bộ máy kìm kẹp dân, bảo vệ đảng độc tài với hệ thống nhà tù dày đặc trên khắp đất nước Việt Nam đã chuyển người tù lẫm liệt Cấn Thị Thêu từ nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội vào nhà tù Gia Trung, Gia Lai giữa ngút ngàn núi rừng cao nguyên miền Trung cằn cỗi sỏi đá đang cuồn cuộn liên tiếp những cơn lũ dữ làm đất sỏi đá cằn cỗi miền Trung đã xơ xác càng xơ xác hơn.
Chuyển tù từ đầu này đến đầu kia đất nước, chuyển tù từ đô thị ánh sáng, từ đồng bằng hiền hòa, thân thuộc đến núi rừng heo hút, khắc nghiệt vẫn là bài bản quen thuộc của bộ máy công cụ bạo lực nhà nước cộng sản để gây khó khăn, thiếu thốn, bất ổn cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần, tình cảm cho người tù và gia đình của họ, nhằm triệt tiêu ý chí phản kháng của người tù, đẩy họ vào cảnh khốn cùng phải khuất phục bạo quyền.
Nhưng với người tù có sức mạnh ý chí, có sự tỏa sáng của lương tâm Cấn Thị Thêu, bộ máy công cụ bạo lực nhà nước cộng sản không lường được rằng càng đưa Cấn Thị Thêu đi xa thì tinh thần yêu nước thương nhà, yêu công bằng, lẽ phải của Cấn Thị Thêu càng lan xa, thì khí phách lẫm liệt Cấn Thị Thêu càng tỏa rộng.
Những người mang tinh thần Cấn Thị Thêu mạnh mẽ nhất, bền bỉ nhất chính là những đứa con máu thịt của chị và những bà con làng xóm tối lửa tắt đèn có nhau nay đều là dân oan mất đất ở quê hương Dương Nội của chị, Chỉ năm ngày sau Cấn Thị Thêu bị chuyển từ Hỏa Lò, Hà Nội đến Gia Trung, Gia Lai thì đứa con yêu Trịnh Bá Phương và dân oan Dương Nội Nguyễn Văn Sự đã đến với Cấn Thị Thêu ở nhà tù heo hút Gia Trung, Gia Lai.
Từ Gia Trung, Gia Lai, Trịnh Bá Phương và Nguyễn Văn Sự mang tinh thần Cấn Thị Thêu xuống Sài Gòn.
Hai dân oan mất đất Dương Nội mang tinh thần Cấn Thị Thêu được người dân Sài Gòn từ người lái taxi là công dân Sài Gòn từ trước năm 1975 đến các bạn trẻ sinh sau năm 1975 nồng nhiệt chào đón. Người lái taxi chở miễn phí Trinh Bá Phương và Nguyễn Văn Sự. Còn các bạn trẻ thì dúi vào tay Trinh Bá Phương những chiếc phong bì lì xì sớm cho Trịnh Bá phương, giúp gia đình anh bớt khó khăn trong những ngày gia đình tan tác vì bạo quyền. Các tổ chức xã hội dân sự tổ chức những cuộc gặp thân tình, đầm ấm với hai người con Dương Nội mang tinh thần Cấn Thị Thêu.
Nếu không bị bộ máy công cụ bạo lực nhà nước cộng sản chuyển Cấn Thị Thêu từ nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội vào nhà tù Gia Trung, Gia Lai thì những người dân Sài gòn làm sao có thể gặp được tinh thần Cấn Thị Thêu giữa Sài Gòn hối hả.
( Anh Ba Sam )