Kinh Đời

GIẶC I-MEO - Trần Kiêm Đoàn

Mỗi người đều có nỗi “đang bận tay nửa chừng” nên thản nhiên khuyên người kia cứ ăn cơm trước.

 
 

Ngôi nhà một thời là tổ ấm trên đồi bỗng trở thành rộng gấp đôi, gấp ba và vắng vẻ như một tòa lâu đài cổ từ khi bé Út dọn ra khỏi nhà để lên miền Bắc học. Đứa con 18 tuổi trên đất Mỹ này rời nhà đi học xa thường có nghĩa là đang bước vào đời, ra khỏi vòng tay cha mẹ, thật khó lòng về lại. Những bước tiếp nối là học ra trường, kiếm việc làm, chọn nhiệm sở như cánh buồm đưa tuổi trẻ ra khơi. Bất cứ nơi nào có thể an cư lạc nghiệp trên 50 tiểu bang sẽ là nơi đất lành chim đậu. Tuổi thành niên tiêu biểu của văn hoá Âu Mỹ là tự lập, gắn liền với vai trò chuyên môn và xã hội chứ không phải quanh quẩn với đời sống gia đình.
Tiễn bé Út đi rồi, trên đường từ phi trường San Francisco về nhà, ông Giáo vừa lái xe, vừa im lặng trầm ngâm như một nhà hiền triết. Bà Giáo ngồi bên cạnh ngủ lơ mơ hay làm bộ nhắm mắt không phải vì bà đã quá quen thuộc với con đường mà vì bà cảm thấy trí óc trống không. Hai vợ chồng già đã sống chung với nhau hơn 30 năm dưới một mái nhà nên hình như mọi góc cạnh của đời sống đã đạt đến trạng thái “bão hòa”. Những xôn xao tình cảm và xúc cảm rạo rực quấn quyện nhau một thời rơi dần vào kho chuyện tình quá khứ và “đằm” xuống đến độ những bọt sóng trên mặt hồ ái ân tan loãng và mất dấu sau bầy sóng gợn lăn tăn. Hấp lực tạo hoa lá cành cho cuộc sống mất dần, để còn trơ lại những nhánh cây tình cảm thu đông. Hai ông bà Giáo bắt đầu mất đi cái nhìn sáng tạo của tình yêu, nên nhìn nhau bằng hình ảnh hiện thực khẳng khiu của những cành cây trụi lá. Chuyện ái ân thể xác đến và đi hiếm hoi, bất chợt như những đám mưa giông mùa hè. Có cũng được mà không có rồi cũng dễ dàng quên đi. Nhưng quên đi để mà nhớ. Nỗi nhớ từ khát vọng rất người vắng bóng dần trong hiện thực, nên chỉ còn lại khung cảnh vẽ vời trong hoang tưởng ước mơ.

Hiện thực mất đi những cặp kính màu sương khói. Bà Giáo nhìn ông Giáo bằng cái nhìn “khám phá”. Bà bắt đầu cảm thấy tiếng ngáy đêm đêm của ông Giáo cục cằn và thô thiển quá. Bà khám phá mùi mồ hôi toát ra từ thân thể của ông Giáo ngày một hăng nồng khó ưa. Bà không chịu nổi mùi thuốc lá thoang thoảng đâu đó từ hơi thở của ông ta mà bà đã từng làm thơ học trò thuở ban đầu hò hẹn: “Em vẫn yêu hương khói Capstan. Thoảng ra dìu dịu từ môi anh...!”. Hương khói Capstan lãng mạn ngày xưa nay chỉ còn là sự ngu ngơ dại khờ của quá khứ. Bà cảm thấy dáng nằm co quắp của ông Giáo quả là tội tình không quý phái... Sự khám phá không sáng tạo, mỗi ngày một thô và cứng hơn làm bà phải trăn trở đêm này qua đêm khác. Bà không ngủ được. Bệnh mất ngủ ngày một nặng hơn. Mãi cho đến khi ông phải tình nguyện xách gối qua phòng khác...

Ông Giáo nhìn bà Giáo bằng cái nhìn đầy... “triết lý trần trụi”. Nhìn nụ cười hằn sâu nét chân chim hai bên khóe mắt của bà Giáo, ông Giáo ngậm ngùi yên lặng và cảm thấy thương Bà hơn. Nhưng đó là cái thương nghiêm trang và đủ mạnh để khoanh tay thi lễ chứ không phải tạo sự xúc động để ông mở rộng vòng tay ôm choàng lấy bà trong đam mê. Nhìn hàng chân tóc bạc chưa nhuộm kịp của bà, ông cảm thấy ngao ngán và thương cảm cho kiếp người ngắn ngủi “sớm như tơ mà tối đã như sương”. Mái tóc bạc làm cho ý thơ về mái tóc trầm hương, tóc mây cuộn gió một thời bay đi không về lại. Mỗi lần bà Giáo leo lên xe, nếu không nằm ngủ thì cũng nhắm mắt lim dim như thể ông Giáo cũng là một cái máy chạy bằng cơm đang lái cái máy chạy bằng xăng chẳng ăn nhập gì đến bà.

Ông bà Giáo đã sống lặng lẽ những tháng ngày “bách niên giai lão” trong ngôi nhà sang trọng, tưởng như là tổ ấm của hạnh phúc nhưng quả thật đó là một “ngôi nhà ly dị”. Sự ly dị thầm lặng của tâm hồn. Sau giờ làm việc về nhà, ông Giáo sống lui cui hết vườn trước, ra vườn sau để đào đất, trồng cây, tỉa hoa, cắt lá... cho đến tối mịt. Gặp khi trời mưa, ông sống đam mê trong việc trang trí nhà cửa. Bà Giáo cũng vẫn còn đi làm phụ để tiêu khiển nhiều hơn là vì sinh kế. Về nhà, bà không có thì giờ nghỉ tay. Ngôi nhà mênh mông cũng giống như người đẹp cần chút son phấn hàng ngày. Bếp núc tân kỳ, nền gạch hoa, thảm mới, bàn ghế đắt tiền, giường tủ... đâu đâu cũng vướng bụi đòi hỏi bàn tay lau chùi chăm sóc của bà. Góc này chưa lau sạch, góc kia đã vướng bụi trần gian. Cũng như ông Giáo, bà Giáo làm cho đến khi đi ngủ.

Hai người lặng lẽ, rán sức gìn giữ ngôi nhà tươm tất từ trong ra ngoài. Nhiều khi suốt ngày người này nhận biết có sự hiện hữu của người kia trong nhà nhưng chẳng hề thấy nhau. Ông đăm đăm nhìn vào đối tượng cần làm với búa kềm, cuốc xẻng trong tay. Bà miệt mài kỳ cọ lau chùi nên chỉ thấy nền nhà và vật dụng. Đêm đêm bà ngủ một mình trong phòng ngủ chính rộng thênh thang ở tầng trên. Ông nằm lơ mơ coi truyền hình chút đỉnh ở phòng sinh hoạt gia đình ở tầng dưới và ngủ luôn trên ghế sô pha. Năm phòng ngủ trang bị tân kỳ để trống cho bụi tháng ngày phủ xuống, mời gọi bàn tay lau chùi thoăn thoắt của bà ngày lại ngày.

Mỗi người đều có nỗi “đang bận tay nửa chừng” nên thản nhiên khuyên người kia cứ ăn cơm trước. Bữa ăn chiều thưa dần hình ảnh hai mái đầu tiêu muối so đũa cho nhau. Cơm canh chỉ là phương tiện làm no bụng. Miệng ông nhai nhưng đầu óc vẫn gắn chặt với công việc đang làm còn bỏ dở ngoài kia. Bà nuốt miếng cơm như cái máy xay sinh tố, không một chút quan tâm vì tâm trí còn nằm lăn lóc đâu đó trên nền nhà, mặt ghế.

Ông bà đã sống gần như ly thân một cách êm ái từ trên giường ngủ và ly dị một cách vô hình chung từ trong suy nghĩ về nhau.

Ngôi nhà đã âm thầm quyết định và làm chứng cho sự ly thân không có lệnh tòa phán quyết của hai ông bà Giáo.

Ngôi nhà rồi cũng cũ dần như tuổi già mệt mề của hai ông bà Giáo. Hai ông bà chỉ có chung một niềm vui là ngôi nhà càng ngày càng lên giá, nhưng lại có riêng nỗi buồn là tình già càng ngày càng xuống giá. Sự lên giá vật chất không chuộc được sự phá sản tâm hồn. Bè bạn đến thăm để chung vui, nhưng chẳng có ai đến chia sẻ nỗi buồn vì niềm vui có thể tính toán được bằng giá trị vật chất, nhưng nỗi buồn lại được gói trong trong chăn bông và bên ngoài bọc giấy kiếng nên thiên hạ làm sao thấy được giọt nước mắt của thằng hề nơi hậu trường sân khấu.

Rồi có những lúc ông bà nhìn nhau thật xa lạ. Mỗi người có cảm tưởng như đã gặp người kia đâu đó nhưng chả có gì quan trọng để nhớ lại. Tình cảm như tấm thẻ tín dụng đã hết hạn không “renew”. Đó là tấm thẻ chết và tình cảm vô tri. Khi không có một bình minh thì làm sao thấy được một hoàng hôn. Nếp sống ngày lại ngày chỉ còn là một chuyến tàu tình cảm bay lạc mất trong không gian.

Lại đến sinh nhật thứ 60 của ông Giáo.

“Kính mừng Ba lên Lục Tuần Thượng Thọ – Happy to your 60th Golden Birthday, Daddy!”

Đọc hàng chữ đỏ ghi trên tấm thiệp vàng dán ngoài thùng quà, ông Giáo bỗng thấy một cảm giác là lạ như đang chứng kiến chuyện của ai kia! Cái gã “lục tuần” đó là ai thế? Mình đang trở thành ông Cả, ông Lý, ông Hương... như ngày xưa các vị bô lão chức sắc trong làng, trong xã chiều chiều khăn đóng, áo dài đen chống dù đi ăn giỗ rồi sao? Hình như vào chặng tuổi năm lăm, sáu chục về sau, người ta không lớn kịp với tuổi trẻ và không già kịp với tuổi già. Thời gian thì qua nhanh vun vút mà giới tài tử giai nhân ngũ thập, lục tuần vẫn cứ quen nhìn thằng Cu, con Bé hai chục năm xưa qua hình ảnh ngây thơ thời tiểu học và quên mất cảnh gối lỏng, chân mòn hôm nay của gã hào hoa tam tứ núi cũng trèo thuở nọ.

Tâm lý “ngồi lại bên cầu” làm ông Giáo cảm thấy bâng khuâng. Ông thở dài, nhìn ngôi nhà nguy nga đồ sộ, nhìn lại dáng vẻ mệt mõi, bạc màu của bà Giáo và của chính mình. Ông cảm thấy như đang làm kẻ thua cuộc. Quay lại nhìn ngày qua, cây non trong vườn đã thành đại thụ và ông thành gỗ mục tuổi già. Cây đại thụ thì vươn mình với nắng gió mà tuổi già của ông thì lặng lẽ thu mình.

Nhưng rõ ràng trước mắt là cảnh tre già măng mọc. Ngôi nhà lại rộn lên với bóng dáng của con cháu đầy đàn. Ông bà vui cười hể hả vì thấy rõ ràng mình chính là tác giả của bầy nhân loại trẻ trung, nhiệt thành, đầy sức sống đang vây quanh. Quà sinh nhật cho ông Giáo năm nay là cái máy computer Dell xách tay đời mới nhất, thay cho cái máy để bàn sẽ được chuyển giao lại cho bà Giáo. Quà kèm theo là việc gắn hệ thống “internet” chạy nhanh DSL trong nhà. Cũng trong dịp này, bầy con dùng áp lực bắt ba mẹ già phải nghỉ ngơi, bằng cách thuê bao người làm vườn và chùi dọn nhà cửa hàng tuần.

Lại hết một cuối tuần sinh nhật rộn ràng, bầy con ai về nhà nấy, trả lại cho ông bà Giáo cái không khí yên tĩnh gần như cô liêu của căn nhà.

*

Khi một thế giới tình cảm rơi vào im lặng của một trật tự mới, những kẻ có lòng thường không chịu buông xuôi. Người ta làm văn, làm thơ, và thậm chí, ... làm ồn – để khỏi... làm thinh!

Thiên tài văn nghệ phát xuất từ ngạch đất của bà Giáo. Sự nghiệp văn chương le lói hay lẫy lừng của bà Giáo chỉ thật sự bắt đầu từ ngày bà làm chủ riêng cái máy computer và biết sử dụng i-meo (email). Từ một mình cô độc trên mạng lưới “Yahoo.com”, bà Giáo đã dần dà quy tụ được hàng chục, rồi hàng trăm bạn hiền trên trường văn trận bút của mạng lưới khắp năm châu, bốn bể. Những người bà chưa biết mặt, cũng chẳng biết tên. Khuôn mặt và lai lịch mỗi người chỉ có một dãy chữ số. Có người thầm lặng, có kẻ lao xao. Có người bốn mùa chỉ đọc mà không lên tiếng, có kẻ siêng năng vẫy vùng trên mạng lưới suốt ngày.

Làm sao quên được cái quán thơ của bà Giáo thuở mở hàng chỉ có lơ thơ dăm ba hàng chữ nghĩa mây bay: Đấy là vài bài thơ xào nấu lại từ thuở học trò. Thế nhưng cái “lộc” văn chương từ đâu lại đến. Chỉ mới dăm bài thơ tung ra chưa hết quyền cước thi ca thì đã có lời khen tặng tung ra trên mạng lưới. Lần đầu, bà cảm thấy vừa vui vui, vừa đỏ mặt một mình, vừa có chút xôn xao đâu đó mới dấy lên trong lòng như thuở mới yêu đương lần đầu có chàng tán tỉnh: “Em yêu ơi! Em đẹp quá!”. Đó là khi có người gọi bà là “Nhà Thơ”, là “Thi Sĩ”! Ôi! Cái huyền thoại thi nhân không lẽ chỉ dành riêng cho Lý Bạch, cho Nguyễn Du, cho Xuân Diệu, Tản Đà, Hàn Mặc Tử... ngồi mòn đũng quần trên những chiếc chiếu hoa cạp điều làng thơ muôn thuở hay sao.

Ngay cái việc chọn bút hiệu cũng đủ làm bà nhiều đêm thao thức. Nếu chọn những tên hay nhưng quá xa lạ, lỡ bà làm thơ hay thì người đời còn lâu mới biết thân thế sự nghiệp thực sự của bà. Còn nếu chọn tên thật lỡ biết đâu thơ bà dở như hạch thì sẽ muối mặt muối mày với bà con bằng hữu! Thôi thì cứ níu áo đức Khổng Tử mà nương theo cái thuyết Trung Dung vô thưởng vô phạt của ngài. Bà giáo xin cắt phần trước cái tên cúng rượu Lê Thị Trâm của bà để thành “Trâm Anh” cho nhẹ bước đi vào đường văn học sử. Nhà thơ Trâm Anh, thi sĩ Trâm Anh... nghe ra cũng chan chứa hồn thơ! Bên cạnh địa chỉ email chính thống của mình, Trâm Anh còn tạo ra thêm vài ba địa chỉ email “vệ tinh nhân tạo” bay vòng vòng xung quanh nàng, đóng vai tam nương phò đại hãn. Lỡ có bề nào cãi cọ nhau thì vẫn còn bên vuốt, bên thoa.

Với Trâm Anh thì hồn thơ lai láng, nhưng với ông Giáo thì hồn thơ “ngao ngán” vì từ ngày hồn thơ nhập xác bà Giáo rồi thì ăn ngủ, chơi đùa, mua sắm, rửa chén, chùi nhà... nơi đâu cũng thấy lãng đãng một trời thơ. Có lẽ cũng nhờ thế mà bà Giáo bỗng nổi tiếng trên thi đàn hải ngoại khá nhanh. Chỉ trong một thời gian ngắn, thơ bà chuyển từ thế thủ sang thế công, từ tĩnh sang động, từ phóng tác sang sáng tạo. Như một môn sinh môn phái thần quyền trong thi ca, bà niệm chú và múa quyền là nguồn thơ tuôn trào như thác đổ. Bà quên dần những tượng đài thi ca sừng sững của Nguyễn Du, Hàn Mặc Tử, Quang Dũng, Xuân Diệu... từng có một thời bám sát theo dòng tưởng tượng của bà. Mỗi ngày, có cả hàng chục, đôi khi hàng trăm i-meo ào ạt gửi tới xông đất nhà bà. Cái đòi xướng họa, cái khen tặng, cái phân tích, cái bình phẩm thơ Trâm Anh. Khách mộ điệu “hàng sỉ – whole sale, bulk rate” thì bà trả lời chung chung hàng loạt. Khách yêu thơ “hàng lẻ – celebrity” có chút tiếng tăm thì bà lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Bà đã mất nỗi lòng ngượng ngập của cô dâu mới khi có ai gọi bà là “nhà thơ” là “thi sĩ”. Tiếng trống múa lân đã làm cho đầu rồng thi ca hứng chí bay lên chín tầng mây. Bà cảm thấy thơ mình hay qua lời ca tụng của khách i-meo nườm nượp trên màn ảnh nhỏ. Bà bắt đầu cảm thấy khó chịu khi có những i-meo lạc loài tỏ ra ương ngạnh chưa chịu “mê” thơ bà. Gặp những trường hợp như thế thì bà chỉ cần vươn tay bóp chuột “đi lết” (delete) một phát là xong đời thằng nhỏ. Cái màn ảnh computer còn phù du hơn cuộc sống. Cả một thành quách lâu đài của vẻ đẹp, khôn ngoan, trí thức, ân tình... chỉ cần dòng điện không qua hay một động tác bấm nút chớp mắt thì tất cả chỉ còn là cái màn ảnh trống trơn, đen ngòm, lạnh lẽo.

Thế nhưng, cái thế giới tưởng như ảo ảnh phù du đó trở thành lẽ sống của người đàn bà ở lứa tuổi ngoài 50 ấy. Bà chuyện trò với nó, vui buồn với nó, ôm ấp nó. Trừ những lúc bận rộn thái quá hay ngủ say, bà siêng năng và nhẫn nại “check email” trong mỗi 15 phút.

Thế giới i-meo là một thế giới của “thực tế ảo”. Người đó nhưng là ma đó! Phải có người thật làm chủ i-meo, nhưng người đó là ai, ở đâu, già trẻ thế nào, mặt mũi ra làm sao thì chỉ có trời mới biết. Những dòng chữ hiện ra trên màn ảnh đôi khi ngỡ gần gũi và nồng ấm như đang thì thào bên mang tai. Nhưng thật ra là muôn trùng xa cách. I-meo như tiếng hát của loài mỹ nhân ngư gần gũi mà xa vời trên bờ đại dương. Vì chưa gặp nhau, chưa biết nhau và thường thì sẽ chẳng bao giờ gặp nhau nên cái biên giới ngượng ngùng của hai cõi riêng tư không có người canh gác, hai “emailers” tha hồ thủ thỉ tâm tình mây mưa, vặn hết “volume” nói trạng hay đăng đàn diễn thuyết răn đời mà chả sợ khán giả khen chê.

Ông Giáo là người nhạy cảm, thông minh, nhưng nhiều mặc cảm tự tôn và tự ty lẫn lộn. Xuất thân là nhà mô phạm dạy văn chương nên ông canh gác nền văn học nghệ thuật của thế giới rất nghiêm túc. Ông cười nhạt nhìn hiện tượng “nhà thơ vợ” Trâm Anh với đôi mắt đầy nghi ngờ và phê phán về mặt giá trị văn chương. Ông rất sợ đọc “thơ vợ”. Thơ tình yêu thì ông chẳng thấy mình trong đó. Thơ tả cảnh mây nước thì ông chỉ thấy toàn chén dĩa mệt mề mà ông phải rửa hàng ngày. Thơ nói chuyện trời biển thì ông chỉ thấy “má sấp nhỏ” một thời vừa vạch áo cho con bú, vừa với tay lặt rau cho kịp giờ nấu ăn đi làm. Bụt ở nhà không thiêng nên “thơ vợ” chưa có cơ hội ngàn vàng lọt vào mắt xanh ông Giáo.

Thế nhưng, thực tế cuộc đời vẫn thường xảy ra là cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng. Bà Giáo bỗng in thơ, phát hành thơ, tổ chức ra mắt thơ... làm xáo động cả vùng trời và mảnh đời yên tĩnh của ông giáo. Điện thọai nhà reo liên miên. Những “độc giả trung thành” với giọng lưỡi khen tặng trơn tru khó ưa muốn gặp thi sĩ Trâm Anh cứ thường xuyên quấy nhiễu lòng thanh tịnh của ông Giáo. Nhất là trong ngày ra mắt tác phẩm thơ đầu tay của bà Giáo, ông Giáo bấm bụng tươi cười như phải thi hành án khổ sai khi trước mặt ba quân phải cùng với bầy con lên sân khấu tặng hoa cho thi sĩ Trâm Anh và nói đôi lời với quý vị quan khách. Ông Giáo nghĩ bụng: “Quái thật! Ai cũng nghĩ rằng, mình là một người chồng có máu nghệ sĩ, khuyến khích vợ làm thơ, nay bà ra mắt ra mũi mình có chút hãnh diện. Thế nhưng ngược lại, mình bực bội. Từ lâu, không hề đọc một dòng nhưng mình vẫn yên chí là thơ bà ấy nhạt phèo như nước ốc. Một triền núi xưa nay chỉ có cây dại và hoa đồng thì làm sao bỗng dưng có cỏ hoa vương giả? Cho nên, bà ấy bày đặt làm thơ là làm chuyện vác chữ chăn chim!”

Chất keo giữa ông Giáo và bà Giáo mỗi ngày một loãng đi gần như nước lạnh. Khoảng cách vật lý chỉ cần vươn tay ra đã níu được nhau, nhưng khoảng cách tâm lý lại thăm thẳm nghìn trùng. Hai cái computer như hai chiếc tàu vũ trụ bay ngược chiều, chở ông bà Giáo mỗi ngày một cách xa. Mỗi thế giới i-meo là một vũ trụ chưa khai phá. Trong đó, những dòng chữ Việt thường không dấu nên người đọc phải cố mà hình dung cho ra cái văn cảnh của lá thư, mường tượng phong thái của người viết, ước đoán mối giao tình của bên gửi và bên nhận mới khỏi nhầm “tài hoa” với “tai họa”; “mất dấu” với “mắt đau”, “mất đầu”; “vô đề” với “vỡ đê” hay “vợ đẻ”...! Những chữ không dấu có thể kéo theo 9 dạng khác nhau: Sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, mũ, râu, ria, đờ... nên rất dễ biến “hiểu lầm” thành “hiểu lắm”!

Thi sĩ Trâm Anh bắt đầu nếm cái hương vị phù phiếm của “nhà thơ nhớn”. Bà Giáo mất dần sự hồn nhiên của mơ mộng tung tăng. Bà có cảm tưởng như mình không còn có tự do để sáng tác, để làm thơ cho sự rung động của chính mình. Bà làm thơ để thỏa mãn sự đòi hỏi của những độc giả ái mộ đang đợi bà một cách vô hình, vô ảnh đâu đó ngoài kia hay trên màn ảnh nhỏ. Những kiểu cách tình yêu không phải là của kho vô tận. Những cuộc tình ảo ảnh cũng như những cuộc cờ hết nước, bà Giáo đã lôi hết tất cả các từ nào về cảm xúc, tình tự, nhung nhớ và thương yêu... mà bà cho là tuyệt vời nhất ra xào đi nấu lại trong thơ. Người trốn chạy thì phải tìm vào hang động để ẩn núp. Thi nhân trốn chạy thì tìm vào thơ bí hiểm. Cờ hết nước thì cờ bí, thơ hết ý thì thơ... bay. Chữ và chữ nối đuôi với những gạch ngang, gạch dọc. Nhân gian chưa hề thấy Hằng Nga nên Hằng Nga mới đẹp; người đọc thơ mà không hiểu thơ, thơ mới thành kỳ tú. Thi nhân không hiểu thơ mình thì lại càng huyền diệu hơn vì thơ sẽ thành thánh, thành thần, thành chú ngôn, sấm ký... Nhân gian ngoài kia có yêu thơ thì rán giả vờ rằng hiểu hay chẻ thơ ra để hiểu.

Cho đến một ngày, ông Giáo đọc trong một cái i-meo gởi tập thể nhận định về thơ Trâm Anh một cách hảo hớn là “...nay thơ bà ta đã thành danh, thành giá, thành thần chú và sấm ký trạng Trình.” Ông Giáo gục gặt đầu cười khoái chí, nói một mình: “Già đời rồi mà còn muốn chặt sừng làm nghé. Bày đặt làm thơ làm thẩn!” Rồi như một cuộc cờ mỗi nước một tân, cuộc tranh luận về thơ “bí hiểm” của Trâm Anh mỗi lúc một hăng. Chiến trường chữ nghĩa sôi động. Bắt đầu có tiếng tên réo đạn bay vi vu lời qua tiếng lại. Ông Giáo ngồi canh trên computer như canh nạn đói năm Thân, Dậu. Đến khi phe ủng hộ Trâm Anh thưa dần trong lúc phe tiến công xung phong vào sào huyệt của thơ Trâm Anh làm chủ chiến trường, ông Giáo mới bắt đầu cảm thấy chột dạ. Chỉ còn một giọng nói phản công yếu ớt của một nhân vật nữ nào đó với địa chỉ i-meo rất Huế là “Dongkhanh@...com” dưới biệt danh Hương Giang thì vẫn còn chiến đấu. Không rõ nguyên động cơ nào đã lôi kéo ông Giáo bước vào sân đấu. Không biết vì cảm mến nhân vật Hương Giang hay vì từ trong sâu thẳm của tâm tư, thi sĩ Trâm Anh vẫn còn nghiêng nón vẫy gọi chàng trai xứ Huế về chiều, mặc dầu bà Giáo đã làm chàng ta nguội lạnh.

Để chuẩn bị cho đợt phản công tái chiếm hồn thơ, ông Giáo đã âm thầm tìm đọc tất cả những bài thơ lớn nhỏ đủ các thể loại của Trâm Anh. Ông hơi ngạc nhiên vì có khá nhiều bài, nhiều câu, nhiều từ trong thơ Trâm Anh làm cho ông Giáo thực lòng cảm động. Người đàn bà luống tuổi sống ngày lại ngày như chiếc bóng đã phôi pha bên cạnh ông không phải là Hòn Vọng Phu hoá đá. Đó là một người đàn bà sống thực. Một người có dòng máu nghệ sĩ và sự nhạy cảm tinh tế của trần gian. Một tâm hồn đầy khát vọng yêu thương và chia sẻ già dặn nhưng vẫn còn nồng nàn và mơ mộng. Tuy ông Giáo vẫn chưa ra khỏi cửa cái pháo đài của định kiến và khước từ, nhưng ông cũng cảm nhận được lòng mình đang mềm lại. Càng gần gũi với thơ Trâm Anh, ông Giáo lại càng hăng hái hơn trong quyết tâm đứng vào trận tuyến với Hương Giang. Ông mở ngay một địa chỉ email mới, “đối bóng” với Hương Giang: “Quochoc@...com” dưới biệt danh là Ngự Bình. Tận dụng sở học văn chương trong bao năm qua, ông Giáo tự thổi còi mở màn cho trận đấu. Cùng với Hương Giang, người bạn đồng hành trên mạng lưới email chẳng biết là ai, ông Giáo thúc ngựa, cầm thương xung trận chạy bao sân. Từ trong thinh lặng của vô thức, sau mỗi đợt email công đồn đả viện, ông Giáo đều cảm nhận như có tiếng reo hò đâu đó thật ngọt ngào và dễ thương của chiến hữu Hương Giang ấm hơi thở dập dồn bên cạnh. Ông Giáo lý luận văn chương càng rạch ròi và khúc chiết chừng nào thì sự hỗ trợ và tán đồng của Hương Giang càng uyển chuyển và đầy sức thuyết phục ngọt ngào chừng ấy.

Thi ca là đám mây ngũ sắc mà màu nào cũng có vẻ đẹp rực rỡ riêng của nó. Đẹp hay không là tùy người biết lựa chọn và pha màu. Hương Giang chọn màu dịu và ấm. Ngự Bình chọn màu nóng và đậm. Họ hòa lại với nhau thành một bản sắc màu đầy ấn tượng. Chiến trường email xoay chiều rõ rệt. Trận giặc email với đoàn quân xa lạ nên tụ cũng nhanh mà tán cũng vội. Ngày thơ Trâm Anh ca khúc khải hoàn thì cũng là ngày dòng thơ Trâm Anh mất hút trong nội dung trao đổi email giữa ông Giáo và Hương Giang. Thế giới của họ càng gần lại thì sự hiện diện của người thứ ba không có lý do tồn tại. Hương Giang tự giới thiệu mình là cựu nữ sinh Đồng Khánh. Ngự Bình cũng tự giới thiệu là một cựu học sinh Quốc Học. Điểm gặp gỡ của hai người bây giờ là chuyện ngày xưa của bến đò Thừa Phủ, có áo trắng, có phượng hồng và những khung trời nhuộm màu kỷ niệm của Huế. Tuổi lục thập đàn ông, và tuổi ngũ tuần đàn bà là lứa tuổi đứng trước ngưỡng cửa hoàng hôn; mệt mõi nhìn tới, thơ thẩn nhìn lui và phân vân nhìn hiện tại. Cuộc đời còn lại quá ngắn để cho một sự bắt đầu và quá dài cho một sự đợi chờ không hứa hẹn. Nhu cầu tình cảm thầm lặng và lành mạnh ở lứa tuổi này tuy không phải là tình tự, bướm ong như thời son trẻ; nhưng cũng không thể là sự hóa vôi tình cảm và ly thân hóa mối quan hệ để rút vào căn nhà tiền chế của định kiến, kiêu hãnh và chán chường kiểu ông bà Giáo. Bởi vậy, khi ông Giáo biến thành Ngự Bình là khi ông ta “thanh xuân hoá tuổi già” của mình. Ông cảm thấy thoải mái và hồn nhiên với một người chưa biết mặt vì người Hương Giang đối với ông là một trang mới của cuốn sách đời không dấu vết của trói buộc, đòi hỏi, khen chê, tranh cãi... mà chỉ có niềm vui thoáng mát và nhẹ nhàng chia sẻ. Hai người bạn trên email như ánh nắng và dòng sông. Như biết rõ mà vẫn là xa lạ. Khi song hành thì soi bóng; khi một phía quay lưng thì chỉ còn khoảng trống lạnh lẽo ngoài khung kính nhỏ vô tri.

Không một tiếng súng, không một chiến trường, không một lời tuyên chiến nhưng mặt trận email vẫn trùng trùng sôi động đêm ngày ở bất cứ nơi đâu có ánh sáng của con người rọi đến. Giặc email có một đạo quân hùng hậu trên tòan thế giới. Và có lẽ trong lịch sử cổ lai chinh chiến của sinh vật địa cầu, không có cái tinh thần tự nguyện nào lại thường hằng và năng nổ đến như thế. Người ta mở nút email trước khi mở tất cả các loại nút khác, kể cả nút cà vạt và nút áo quần sau giờ làm việc, ngay khi vừa về đến nhà. Vũ khí nào đã làm cho giặc email mạnh đến thế? Đó là khi tri thức và tình cảm trong tay không đủ lấp đầy cho sự cô đơn của hiện thực! Thế giới vật chất càng tràn đầy, thông tin khoa học càng nhanh chóng làm cho địa cầu ngày càng nhỏ lại, con người càng cảm thấy cô đơn. Cô đơn vì tình cảm mất dần bóng im thần thoại để ẩn núp. Cô đơn vì nỗi sợ hãi khó tìm những miếu đền thần linh để nép mình. Và cô đơn vì quan hệ giữa người với người mất đi lớp vỏ hào hoa của đợi chờ và mơ ước. Sự thật trần trụi bao giờ cũng cô đơn như pho tượng lõa lồ... Có vẻ như ông Giáo và Hương Giang đi tìm chỗ núp vì cả hai đều sợ nỗi cô đơn của chính mình. Sợ đối diện với những pho tượng vợ chồng đang dần dần hoá đá. Đá triệu năm không hoá được thành người, nhưng con người trong cuối cuộc vợ chồng mà ngày lại ngày không biết nâng niu vun xới cho nhau thì thật đễ dàng hoá đá.

º

Sau bữa tiệc cưới về nhà còn ngây ngây men rượu, ông Giáo sà ngay vào máy và mở i-meo. Ông Giáo hình dung Hương Giang với vẻ quyến rũ của một nàng thơ. Cái tên làm ông gợi nhớ tuổi học trò bên dòng sông con gái một đời không bao giờ thành thiếu phụ. Dòng sông ấy có cố nhân là Ngự Bình và người tình là Kim Phụng. Những người tình trông bóng nhưng không bao giờ gặp nhau, nên tình đẹp nhất của Huế là tình cảm trông vời... Trong phút lãng mạn bất chấp, thay vì xưng tên như mọi khi, ông bắt đầu thư i-meo cho Hương Giang với chữ “Em” ngọt lịm. Click! “Em” bay vào không gian. Ông Giáo hơi ngẩn ngơ một chút vì sự xua quân qua lằn ranh hơi táo bạo của mình. Sáng mai, thư không có hồi âm. Hôm sau và hôm sau nữa khung “inbox” vẫn trống không. I-meo là giống bạc tình. Lỡ bước bay đi không bao giờ gượng lại. Những tờ thư trên giấy còn có địa chỉ dò la, nhưng những cánh thư i-meo chỉ là ảo ảnh. Không ai rõ nguồn cội nhân vật nơi mô mà tìm. Giữa khi bất ngờ nhất, thư Hương Giang chợt đến. Tất cả chỉ vỏn vẹn mấy dòng từ biệt: “Anh! Thư này là thư cuối của em. Có những giới hạn tuy vô hình, nhưng nếu mình vượt qua là bị lạc và sẽ tự đánh mất mình vĩnh viễn. Ai cũng có những phút ngoài chồng ngoài vợ. Đừng trách chi một chút xao lòng…... Em HG”. Ông Giáo lẩm bẩm lập lại câu thơ của một nhà thơ nào đó mà Hương Giang nhắc lại: “Ai cũng có những phút ngoài chồng ngoài vợ. Đừng trách chi một chút xao lòng...”

“Chút xao lòng” có khi chỉ là cái nghiêng nón che tia mắt nhìn của người khách lạ. Nhưng “chút xao lòng” ấy cũng có khi là cái lách mình qua ngả khác của một mảnh đời bão nổi, buông tay.

Email là sản phẩm của con người và kỹ thuật, là dụng cụ để phá màn bí mật chứ không phải để tạo ra sự bí mật mới nên i-meo chẳng bao giờ là vùng đất riêng tư của ai cả. Với một số kiến thức căn bản về vi tính, chẳng khó khăn lắm để ông Giáo tìm xuất xứ cội nguồn của Hương Giang bằng phương pháp “tầm nguyên”. Bất ngờ như mũi tên bắn sẻ: Hai địa chỉ email “Dongkhanh@...com” và “Tramanh@...com” đều phát xuất từ một chỗ. Nghĩa là Hương Giang cũng chính là Trâm Anh. Với phản ứng tức thời, ông Giáo ngửa mặt lên trời cười khan. Nhưng cái cười đột phát ấy lại tức khắc rơi xuống lòng ông làm cho tay chân ông bắt đầu run rẩy và trái tim nhói lên như khi An Dương Vương khám phá ra “ ả giặc yêu quý” Mỵ Châu đang cùng ngồi trên mình ngưa sau lưng mình. Ông có thể tin Liz Taylor cặp bồ với gã tình nhân thứ 100, nhưng lại không cho phép lòng tự hào của ông tin là bà Giáo đã có một phút “xao lòng”. Ông chạy bổ lên lầu, vào phòng bà Giáo, nhưng đứng sững lại trước vẻ mặt đăm chiêu và câm lạnh như bức tượng sành sứ của bà. Không nói một lời, ông Giáo đóng sầm cửa lại và đi ra. Cái nhà rộng thênh thang đứng trên đỉnh đồi lộng gió bỗng trở thành nực nội và chật chội, không đủ chiều cao và chiều sâu để chứa cho hết một trời thất vọng và nhức buốt của ông Giáo. Nổi lọan, câm lặng hay quên đi trong hoàn cảnh này đều là cách dễ dãi để trốn chạy chính mình.

Đã bao nhiêu năm, với một niềm tin không cần kiểm chứng, ông Giáo yên chí là bà Giáo đã hoàn toàn thuộc về ông, cả thân xác lẫn tâm hồn. Ông mặc nhiên coi bà Giáo là vật sở hữu của riêng mình. Từ đó, sống chung dưới một mái nhà, cả hai ông bà hùng hục làm việc lo cho con, lấy tương lai và sự thành đạt của con cái làm hạnh phúc của mình. Ông Giáo đã quên rằng, có một “cây hoa biết nói” hàng ngày sống bên cạnh. Cây hoa cũng cần tưới bón và chăm sóc để đừng khô héo với thời gian, nhưng cây hoa mẹ đã hoàn toàn bị lãng quên cho vườn hoa con đâm chồi nẩy lộc. Hai ông bà ngày lại ngày chỉ “thấy” nhau qua hình ảnh trung gian của đàn con. Khi đàn con lớn khôn và tung cánh ra đời, hai người tình năm xưa vẫn nhìn nhau dưới một mái nhà nhưng chẳng thấy nhau mà chỉ thấy khoảng trống vì những đôi mắt vẫn còn bị lực quán tính của những năm dài “không nhìn nhau mà cùng nhìn về một hướng... nuôi con” lôi đi xềnh xệch. Email như một viên sỏi ném vào con cọp ngủ. Email khiến họ thức giấc và tò mò khám phá lại mình; đánh động nguồn cảm xúc tiềm ẩn trong chiều sâu lên tiếng.

Sau “biến cố email” ông bà Giáo lại càng lặng lẽ với nhau hơn. Những đêm sâu trăn trở nghe tiếng ho húng hắng của bà Giáo ở tầng trên vọng xuống, ông Giáo cảm thấy lòng se lại. Ông cũng rán ho trả lời như để xác nhận sự hiện diện của mình với bà Giáo. Sự lặng lẽ sâu hút của hai ông bà như là một cuộc thi gan ai là người bản lĩnh hơn ai. Hình như dần dần cả hai ông bà khám phá ra rằng cả hai đều mệt mỏi và thua cuộc. Chỉ có cái đồng hồ treo tường là bản lĩnh nhất, là kẻ thắng cuộc trong ngôi nhà mênh mông này, vì đêm ngày nó vẫn thản nhiên chạy tí tách và đúng giờ reo lên hát hỏng một mình.

Rồi một đêm khuya, ông Giáo ngồi lặng lẽ trong bóng tối. Chẳng phải là thiền định hay ngủ gật, nhưng là để lặng lẽ suy tư. Cuốn băng email quay lại trong dòng suy tưởng của ông. Sao ông không là Ngự Bình; sao bà Giáo không là Hương Giang. Sao cả hai người đang sống thực mà phải đóng vai những bức tượng cổ bị trói buộc và đặt ngay ngắn trong ngôi nhà rộng lớn này, để đợi chờ một điều gì đó mơ hồ không ai hình dung nổi của một mảnh đời chưa đến gọi là tương lai. Ông Giáo vào phòng mở lại email và bấm nút hộp thư lưu trữ có tên là “Hương Giang”. Từng mảnh nhỏ tâm sự hiện ra. Bà Giáo đó, Trâm Anh đó, Hương Giang đó... trong cùng một con người khao khát sống trở về. Ông Giáo cảm thấy mắt mình nhoà đi trong nỗi xúc động vô chừng. Ông thẫn thờ ôm mặt cúi gục trên bàn. Đêm khuya khoắt, ông nói thì thào qua kẽ tay: “Anh thật vô tình! Anh có lỗi!” Tưởng như đêm có một bàn tay kỳ bí. Rồi hai bàn tay mềm và ấm từ phía sau đặt lên vai ông. Có tiếng nói thì thào đáp lại: “Em cũng vô tình! Em thật có lỗi!” Im lặng như chứng nhân của ân tình vừa sống lại. Hai người áp má vào nhau. Rất xa mà gần, có mùi vị mặn. Trên màn ảnh của bóng tối, hai hình mường tượng hiện lên: Hương Giang và Ngự Bình từ một quá khứ chưa phai.
Trần Kiêm Đoàn

VS chuyen

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

GIẶC I-MEO - Trần Kiêm Đoàn

Mỗi người đều có nỗi “đang bận tay nửa chừng” nên thản nhiên khuyên người kia cứ ăn cơm trước.

 
 

Ngôi nhà một thời là tổ ấm trên đồi bỗng trở thành rộng gấp đôi, gấp ba và vắng vẻ như một tòa lâu đài cổ từ khi bé Út dọn ra khỏi nhà để lên miền Bắc học. Đứa con 18 tuổi trên đất Mỹ này rời nhà đi học xa thường có nghĩa là đang bước vào đời, ra khỏi vòng tay cha mẹ, thật khó lòng về lại. Những bước tiếp nối là học ra trường, kiếm việc làm, chọn nhiệm sở như cánh buồm đưa tuổi trẻ ra khơi. Bất cứ nơi nào có thể an cư lạc nghiệp trên 50 tiểu bang sẽ là nơi đất lành chim đậu. Tuổi thành niên tiêu biểu của văn hoá Âu Mỹ là tự lập, gắn liền với vai trò chuyên môn và xã hội chứ không phải quanh quẩn với đời sống gia đình.
Tiễn bé Út đi rồi, trên đường từ phi trường San Francisco về nhà, ông Giáo vừa lái xe, vừa im lặng trầm ngâm như một nhà hiền triết. Bà Giáo ngồi bên cạnh ngủ lơ mơ hay làm bộ nhắm mắt không phải vì bà đã quá quen thuộc với con đường mà vì bà cảm thấy trí óc trống không. Hai vợ chồng già đã sống chung với nhau hơn 30 năm dưới một mái nhà nên hình như mọi góc cạnh của đời sống đã đạt đến trạng thái “bão hòa”. Những xôn xao tình cảm và xúc cảm rạo rực quấn quyện nhau một thời rơi dần vào kho chuyện tình quá khứ và “đằm” xuống đến độ những bọt sóng trên mặt hồ ái ân tan loãng và mất dấu sau bầy sóng gợn lăn tăn. Hấp lực tạo hoa lá cành cho cuộc sống mất dần, để còn trơ lại những nhánh cây tình cảm thu đông. Hai ông bà Giáo bắt đầu mất đi cái nhìn sáng tạo của tình yêu, nên nhìn nhau bằng hình ảnh hiện thực khẳng khiu của những cành cây trụi lá. Chuyện ái ân thể xác đến và đi hiếm hoi, bất chợt như những đám mưa giông mùa hè. Có cũng được mà không có rồi cũng dễ dàng quên đi. Nhưng quên đi để mà nhớ. Nỗi nhớ từ khát vọng rất người vắng bóng dần trong hiện thực, nên chỉ còn lại khung cảnh vẽ vời trong hoang tưởng ước mơ.

Hiện thực mất đi những cặp kính màu sương khói. Bà Giáo nhìn ông Giáo bằng cái nhìn “khám phá”. Bà bắt đầu cảm thấy tiếng ngáy đêm đêm của ông Giáo cục cằn và thô thiển quá. Bà khám phá mùi mồ hôi toát ra từ thân thể của ông Giáo ngày một hăng nồng khó ưa. Bà không chịu nổi mùi thuốc lá thoang thoảng đâu đó từ hơi thở của ông ta mà bà đã từng làm thơ học trò thuở ban đầu hò hẹn: “Em vẫn yêu hương khói Capstan. Thoảng ra dìu dịu từ môi anh...!”. Hương khói Capstan lãng mạn ngày xưa nay chỉ còn là sự ngu ngơ dại khờ của quá khứ. Bà cảm thấy dáng nằm co quắp của ông Giáo quả là tội tình không quý phái... Sự khám phá không sáng tạo, mỗi ngày một thô và cứng hơn làm bà phải trăn trở đêm này qua đêm khác. Bà không ngủ được. Bệnh mất ngủ ngày một nặng hơn. Mãi cho đến khi ông phải tình nguyện xách gối qua phòng khác...

Ông Giáo nhìn bà Giáo bằng cái nhìn đầy... “triết lý trần trụi”. Nhìn nụ cười hằn sâu nét chân chim hai bên khóe mắt của bà Giáo, ông Giáo ngậm ngùi yên lặng và cảm thấy thương Bà hơn. Nhưng đó là cái thương nghiêm trang và đủ mạnh để khoanh tay thi lễ chứ không phải tạo sự xúc động để ông mở rộng vòng tay ôm choàng lấy bà trong đam mê. Nhìn hàng chân tóc bạc chưa nhuộm kịp của bà, ông cảm thấy ngao ngán và thương cảm cho kiếp người ngắn ngủi “sớm như tơ mà tối đã như sương”. Mái tóc bạc làm cho ý thơ về mái tóc trầm hương, tóc mây cuộn gió một thời bay đi không về lại. Mỗi lần bà Giáo leo lên xe, nếu không nằm ngủ thì cũng nhắm mắt lim dim như thể ông Giáo cũng là một cái máy chạy bằng cơm đang lái cái máy chạy bằng xăng chẳng ăn nhập gì đến bà.

Ông bà Giáo đã sống lặng lẽ những tháng ngày “bách niên giai lão” trong ngôi nhà sang trọng, tưởng như là tổ ấm của hạnh phúc nhưng quả thật đó là một “ngôi nhà ly dị”. Sự ly dị thầm lặng của tâm hồn. Sau giờ làm việc về nhà, ông Giáo sống lui cui hết vườn trước, ra vườn sau để đào đất, trồng cây, tỉa hoa, cắt lá... cho đến tối mịt. Gặp khi trời mưa, ông sống đam mê trong việc trang trí nhà cửa. Bà Giáo cũng vẫn còn đi làm phụ để tiêu khiển nhiều hơn là vì sinh kế. Về nhà, bà không có thì giờ nghỉ tay. Ngôi nhà mênh mông cũng giống như người đẹp cần chút son phấn hàng ngày. Bếp núc tân kỳ, nền gạch hoa, thảm mới, bàn ghế đắt tiền, giường tủ... đâu đâu cũng vướng bụi đòi hỏi bàn tay lau chùi chăm sóc của bà. Góc này chưa lau sạch, góc kia đã vướng bụi trần gian. Cũng như ông Giáo, bà Giáo làm cho đến khi đi ngủ.

Hai người lặng lẽ, rán sức gìn giữ ngôi nhà tươm tất từ trong ra ngoài. Nhiều khi suốt ngày người này nhận biết có sự hiện hữu của người kia trong nhà nhưng chẳng hề thấy nhau. Ông đăm đăm nhìn vào đối tượng cần làm với búa kềm, cuốc xẻng trong tay. Bà miệt mài kỳ cọ lau chùi nên chỉ thấy nền nhà và vật dụng. Đêm đêm bà ngủ một mình trong phòng ngủ chính rộng thênh thang ở tầng trên. Ông nằm lơ mơ coi truyền hình chút đỉnh ở phòng sinh hoạt gia đình ở tầng dưới và ngủ luôn trên ghế sô pha. Năm phòng ngủ trang bị tân kỳ để trống cho bụi tháng ngày phủ xuống, mời gọi bàn tay lau chùi thoăn thoắt của bà ngày lại ngày.

Mỗi người đều có nỗi “đang bận tay nửa chừng” nên thản nhiên khuyên người kia cứ ăn cơm trước. Bữa ăn chiều thưa dần hình ảnh hai mái đầu tiêu muối so đũa cho nhau. Cơm canh chỉ là phương tiện làm no bụng. Miệng ông nhai nhưng đầu óc vẫn gắn chặt với công việc đang làm còn bỏ dở ngoài kia. Bà nuốt miếng cơm như cái máy xay sinh tố, không một chút quan tâm vì tâm trí còn nằm lăn lóc đâu đó trên nền nhà, mặt ghế.

Ông bà đã sống gần như ly thân một cách êm ái từ trên giường ngủ và ly dị một cách vô hình chung từ trong suy nghĩ về nhau.

Ngôi nhà đã âm thầm quyết định và làm chứng cho sự ly thân không có lệnh tòa phán quyết của hai ông bà Giáo.

Ngôi nhà rồi cũng cũ dần như tuổi già mệt mề của hai ông bà Giáo. Hai ông bà chỉ có chung một niềm vui là ngôi nhà càng ngày càng lên giá, nhưng lại có riêng nỗi buồn là tình già càng ngày càng xuống giá. Sự lên giá vật chất không chuộc được sự phá sản tâm hồn. Bè bạn đến thăm để chung vui, nhưng chẳng có ai đến chia sẻ nỗi buồn vì niềm vui có thể tính toán được bằng giá trị vật chất, nhưng nỗi buồn lại được gói trong trong chăn bông và bên ngoài bọc giấy kiếng nên thiên hạ làm sao thấy được giọt nước mắt của thằng hề nơi hậu trường sân khấu.

Rồi có những lúc ông bà nhìn nhau thật xa lạ. Mỗi người có cảm tưởng như đã gặp người kia đâu đó nhưng chả có gì quan trọng để nhớ lại. Tình cảm như tấm thẻ tín dụng đã hết hạn không “renew”. Đó là tấm thẻ chết và tình cảm vô tri. Khi không có một bình minh thì làm sao thấy được một hoàng hôn. Nếp sống ngày lại ngày chỉ còn là một chuyến tàu tình cảm bay lạc mất trong không gian.

Lại đến sinh nhật thứ 60 của ông Giáo.

“Kính mừng Ba lên Lục Tuần Thượng Thọ – Happy to your 60th Golden Birthday, Daddy!”

Đọc hàng chữ đỏ ghi trên tấm thiệp vàng dán ngoài thùng quà, ông Giáo bỗng thấy một cảm giác là lạ như đang chứng kiến chuyện của ai kia! Cái gã “lục tuần” đó là ai thế? Mình đang trở thành ông Cả, ông Lý, ông Hương... như ngày xưa các vị bô lão chức sắc trong làng, trong xã chiều chiều khăn đóng, áo dài đen chống dù đi ăn giỗ rồi sao? Hình như vào chặng tuổi năm lăm, sáu chục về sau, người ta không lớn kịp với tuổi trẻ và không già kịp với tuổi già. Thời gian thì qua nhanh vun vút mà giới tài tử giai nhân ngũ thập, lục tuần vẫn cứ quen nhìn thằng Cu, con Bé hai chục năm xưa qua hình ảnh ngây thơ thời tiểu học và quên mất cảnh gối lỏng, chân mòn hôm nay của gã hào hoa tam tứ núi cũng trèo thuở nọ.

Tâm lý “ngồi lại bên cầu” làm ông Giáo cảm thấy bâng khuâng. Ông thở dài, nhìn ngôi nhà nguy nga đồ sộ, nhìn lại dáng vẻ mệt mõi, bạc màu của bà Giáo và của chính mình. Ông cảm thấy như đang làm kẻ thua cuộc. Quay lại nhìn ngày qua, cây non trong vườn đã thành đại thụ và ông thành gỗ mục tuổi già. Cây đại thụ thì vươn mình với nắng gió mà tuổi già của ông thì lặng lẽ thu mình.

Nhưng rõ ràng trước mắt là cảnh tre già măng mọc. Ngôi nhà lại rộn lên với bóng dáng của con cháu đầy đàn. Ông bà vui cười hể hả vì thấy rõ ràng mình chính là tác giả của bầy nhân loại trẻ trung, nhiệt thành, đầy sức sống đang vây quanh. Quà sinh nhật cho ông Giáo năm nay là cái máy computer Dell xách tay đời mới nhất, thay cho cái máy để bàn sẽ được chuyển giao lại cho bà Giáo. Quà kèm theo là việc gắn hệ thống “internet” chạy nhanh DSL trong nhà. Cũng trong dịp này, bầy con dùng áp lực bắt ba mẹ già phải nghỉ ngơi, bằng cách thuê bao người làm vườn và chùi dọn nhà cửa hàng tuần.

Lại hết một cuối tuần sinh nhật rộn ràng, bầy con ai về nhà nấy, trả lại cho ông bà Giáo cái không khí yên tĩnh gần như cô liêu của căn nhà.

*

Khi một thế giới tình cảm rơi vào im lặng của một trật tự mới, những kẻ có lòng thường không chịu buông xuôi. Người ta làm văn, làm thơ, và thậm chí, ... làm ồn – để khỏi... làm thinh!

Thiên tài văn nghệ phát xuất từ ngạch đất của bà Giáo. Sự nghiệp văn chương le lói hay lẫy lừng của bà Giáo chỉ thật sự bắt đầu từ ngày bà làm chủ riêng cái máy computer và biết sử dụng i-meo (email). Từ một mình cô độc trên mạng lưới “Yahoo.com”, bà Giáo đã dần dà quy tụ được hàng chục, rồi hàng trăm bạn hiền trên trường văn trận bút của mạng lưới khắp năm châu, bốn bể. Những người bà chưa biết mặt, cũng chẳng biết tên. Khuôn mặt và lai lịch mỗi người chỉ có một dãy chữ số. Có người thầm lặng, có kẻ lao xao. Có người bốn mùa chỉ đọc mà không lên tiếng, có kẻ siêng năng vẫy vùng trên mạng lưới suốt ngày.

Làm sao quên được cái quán thơ của bà Giáo thuở mở hàng chỉ có lơ thơ dăm ba hàng chữ nghĩa mây bay: Đấy là vài bài thơ xào nấu lại từ thuở học trò. Thế nhưng cái “lộc” văn chương từ đâu lại đến. Chỉ mới dăm bài thơ tung ra chưa hết quyền cước thi ca thì đã có lời khen tặng tung ra trên mạng lưới. Lần đầu, bà cảm thấy vừa vui vui, vừa đỏ mặt một mình, vừa có chút xôn xao đâu đó mới dấy lên trong lòng như thuở mới yêu đương lần đầu có chàng tán tỉnh: “Em yêu ơi! Em đẹp quá!”. Đó là khi có người gọi bà là “Nhà Thơ”, là “Thi Sĩ”! Ôi! Cái huyền thoại thi nhân không lẽ chỉ dành riêng cho Lý Bạch, cho Nguyễn Du, cho Xuân Diệu, Tản Đà, Hàn Mặc Tử... ngồi mòn đũng quần trên những chiếc chiếu hoa cạp điều làng thơ muôn thuở hay sao.

Ngay cái việc chọn bút hiệu cũng đủ làm bà nhiều đêm thao thức. Nếu chọn những tên hay nhưng quá xa lạ, lỡ bà làm thơ hay thì người đời còn lâu mới biết thân thế sự nghiệp thực sự của bà. Còn nếu chọn tên thật lỡ biết đâu thơ bà dở như hạch thì sẽ muối mặt muối mày với bà con bằng hữu! Thôi thì cứ níu áo đức Khổng Tử mà nương theo cái thuyết Trung Dung vô thưởng vô phạt của ngài. Bà giáo xin cắt phần trước cái tên cúng rượu Lê Thị Trâm của bà để thành “Trâm Anh” cho nhẹ bước đi vào đường văn học sử. Nhà thơ Trâm Anh, thi sĩ Trâm Anh... nghe ra cũng chan chứa hồn thơ! Bên cạnh địa chỉ email chính thống của mình, Trâm Anh còn tạo ra thêm vài ba địa chỉ email “vệ tinh nhân tạo” bay vòng vòng xung quanh nàng, đóng vai tam nương phò đại hãn. Lỡ có bề nào cãi cọ nhau thì vẫn còn bên vuốt, bên thoa.

Với Trâm Anh thì hồn thơ lai láng, nhưng với ông Giáo thì hồn thơ “ngao ngán” vì từ ngày hồn thơ nhập xác bà Giáo rồi thì ăn ngủ, chơi đùa, mua sắm, rửa chén, chùi nhà... nơi đâu cũng thấy lãng đãng một trời thơ. Có lẽ cũng nhờ thế mà bà Giáo bỗng nổi tiếng trên thi đàn hải ngoại khá nhanh. Chỉ trong một thời gian ngắn, thơ bà chuyển từ thế thủ sang thế công, từ tĩnh sang động, từ phóng tác sang sáng tạo. Như một môn sinh môn phái thần quyền trong thi ca, bà niệm chú và múa quyền là nguồn thơ tuôn trào như thác đổ. Bà quên dần những tượng đài thi ca sừng sững của Nguyễn Du, Hàn Mặc Tử, Quang Dũng, Xuân Diệu... từng có một thời bám sát theo dòng tưởng tượng của bà. Mỗi ngày, có cả hàng chục, đôi khi hàng trăm i-meo ào ạt gửi tới xông đất nhà bà. Cái đòi xướng họa, cái khen tặng, cái phân tích, cái bình phẩm thơ Trâm Anh. Khách mộ điệu “hàng sỉ – whole sale, bulk rate” thì bà trả lời chung chung hàng loạt. Khách yêu thơ “hàng lẻ – celebrity” có chút tiếng tăm thì bà lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Bà đã mất nỗi lòng ngượng ngập của cô dâu mới khi có ai gọi bà là “nhà thơ” là “thi sĩ”. Tiếng trống múa lân đã làm cho đầu rồng thi ca hứng chí bay lên chín tầng mây. Bà cảm thấy thơ mình hay qua lời ca tụng của khách i-meo nườm nượp trên màn ảnh nhỏ. Bà bắt đầu cảm thấy khó chịu khi có những i-meo lạc loài tỏ ra ương ngạnh chưa chịu “mê” thơ bà. Gặp những trường hợp như thế thì bà chỉ cần vươn tay bóp chuột “đi lết” (delete) một phát là xong đời thằng nhỏ. Cái màn ảnh computer còn phù du hơn cuộc sống. Cả một thành quách lâu đài của vẻ đẹp, khôn ngoan, trí thức, ân tình... chỉ cần dòng điện không qua hay một động tác bấm nút chớp mắt thì tất cả chỉ còn là cái màn ảnh trống trơn, đen ngòm, lạnh lẽo.

Thế nhưng, cái thế giới tưởng như ảo ảnh phù du đó trở thành lẽ sống của người đàn bà ở lứa tuổi ngoài 50 ấy. Bà chuyện trò với nó, vui buồn với nó, ôm ấp nó. Trừ những lúc bận rộn thái quá hay ngủ say, bà siêng năng và nhẫn nại “check email” trong mỗi 15 phút.

Thế giới i-meo là một thế giới của “thực tế ảo”. Người đó nhưng là ma đó! Phải có người thật làm chủ i-meo, nhưng người đó là ai, ở đâu, già trẻ thế nào, mặt mũi ra làm sao thì chỉ có trời mới biết. Những dòng chữ hiện ra trên màn ảnh đôi khi ngỡ gần gũi và nồng ấm như đang thì thào bên mang tai. Nhưng thật ra là muôn trùng xa cách. I-meo như tiếng hát của loài mỹ nhân ngư gần gũi mà xa vời trên bờ đại dương. Vì chưa gặp nhau, chưa biết nhau và thường thì sẽ chẳng bao giờ gặp nhau nên cái biên giới ngượng ngùng của hai cõi riêng tư không có người canh gác, hai “emailers” tha hồ thủ thỉ tâm tình mây mưa, vặn hết “volume” nói trạng hay đăng đàn diễn thuyết răn đời mà chả sợ khán giả khen chê.

Ông Giáo là người nhạy cảm, thông minh, nhưng nhiều mặc cảm tự tôn và tự ty lẫn lộn. Xuất thân là nhà mô phạm dạy văn chương nên ông canh gác nền văn học nghệ thuật của thế giới rất nghiêm túc. Ông cười nhạt nhìn hiện tượng “nhà thơ vợ” Trâm Anh với đôi mắt đầy nghi ngờ và phê phán về mặt giá trị văn chương. Ông rất sợ đọc “thơ vợ”. Thơ tình yêu thì ông chẳng thấy mình trong đó. Thơ tả cảnh mây nước thì ông chỉ thấy toàn chén dĩa mệt mề mà ông phải rửa hàng ngày. Thơ nói chuyện trời biển thì ông chỉ thấy “má sấp nhỏ” một thời vừa vạch áo cho con bú, vừa với tay lặt rau cho kịp giờ nấu ăn đi làm. Bụt ở nhà không thiêng nên “thơ vợ” chưa có cơ hội ngàn vàng lọt vào mắt xanh ông Giáo.

Thế nhưng, thực tế cuộc đời vẫn thường xảy ra là cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng. Bà Giáo bỗng in thơ, phát hành thơ, tổ chức ra mắt thơ... làm xáo động cả vùng trời và mảnh đời yên tĩnh của ông giáo. Điện thọai nhà reo liên miên. Những “độc giả trung thành” với giọng lưỡi khen tặng trơn tru khó ưa muốn gặp thi sĩ Trâm Anh cứ thường xuyên quấy nhiễu lòng thanh tịnh của ông Giáo. Nhất là trong ngày ra mắt tác phẩm thơ đầu tay của bà Giáo, ông Giáo bấm bụng tươi cười như phải thi hành án khổ sai khi trước mặt ba quân phải cùng với bầy con lên sân khấu tặng hoa cho thi sĩ Trâm Anh và nói đôi lời với quý vị quan khách. Ông Giáo nghĩ bụng: “Quái thật! Ai cũng nghĩ rằng, mình là một người chồng có máu nghệ sĩ, khuyến khích vợ làm thơ, nay bà ra mắt ra mũi mình có chút hãnh diện. Thế nhưng ngược lại, mình bực bội. Từ lâu, không hề đọc một dòng nhưng mình vẫn yên chí là thơ bà ấy nhạt phèo như nước ốc. Một triền núi xưa nay chỉ có cây dại và hoa đồng thì làm sao bỗng dưng có cỏ hoa vương giả? Cho nên, bà ấy bày đặt làm thơ là làm chuyện vác chữ chăn chim!”

Chất keo giữa ông Giáo và bà Giáo mỗi ngày một loãng đi gần như nước lạnh. Khoảng cách vật lý chỉ cần vươn tay ra đã níu được nhau, nhưng khoảng cách tâm lý lại thăm thẳm nghìn trùng. Hai cái computer như hai chiếc tàu vũ trụ bay ngược chiều, chở ông bà Giáo mỗi ngày một cách xa. Mỗi thế giới i-meo là một vũ trụ chưa khai phá. Trong đó, những dòng chữ Việt thường không dấu nên người đọc phải cố mà hình dung cho ra cái văn cảnh của lá thư, mường tượng phong thái của người viết, ước đoán mối giao tình của bên gửi và bên nhận mới khỏi nhầm “tài hoa” với “tai họa”; “mất dấu” với “mắt đau”, “mất đầu”; “vô đề” với “vỡ đê” hay “vợ đẻ”...! Những chữ không dấu có thể kéo theo 9 dạng khác nhau: Sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, mũ, râu, ria, đờ... nên rất dễ biến “hiểu lầm” thành “hiểu lắm”!

Thi sĩ Trâm Anh bắt đầu nếm cái hương vị phù phiếm của “nhà thơ nhớn”. Bà Giáo mất dần sự hồn nhiên của mơ mộng tung tăng. Bà có cảm tưởng như mình không còn có tự do để sáng tác, để làm thơ cho sự rung động của chính mình. Bà làm thơ để thỏa mãn sự đòi hỏi của những độc giả ái mộ đang đợi bà một cách vô hình, vô ảnh đâu đó ngoài kia hay trên màn ảnh nhỏ. Những kiểu cách tình yêu không phải là của kho vô tận. Những cuộc tình ảo ảnh cũng như những cuộc cờ hết nước, bà Giáo đã lôi hết tất cả các từ nào về cảm xúc, tình tự, nhung nhớ và thương yêu... mà bà cho là tuyệt vời nhất ra xào đi nấu lại trong thơ. Người trốn chạy thì phải tìm vào hang động để ẩn núp. Thi nhân trốn chạy thì tìm vào thơ bí hiểm. Cờ hết nước thì cờ bí, thơ hết ý thì thơ... bay. Chữ và chữ nối đuôi với những gạch ngang, gạch dọc. Nhân gian chưa hề thấy Hằng Nga nên Hằng Nga mới đẹp; người đọc thơ mà không hiểu thơ, thơ mới thành kỳ tú. Thi nhân không hiểu thơ mình thì lại càng huyền diệu hơn vì thơ sẽ thành thánh, thành thần, thành chú ngôn, sấm ký... Nhân gian ngoài kia có yêu thơ thì rán giả vờ rằng hiểu hay chẻ thơ ra để hiểu.

Cho đến một ngày, ông Giáo đọc trong một cái i-meo gởi tập thể nhận định về thơ Trâm Anh một cách hảo hớn là “...nay thơ bà ta đã thành danh, thành giá, thành thần chú và sấm ký trạng Trình.” Ông Giáo gục gặt đầu cười khoái chí, nói một mình: “Già đời rồi mà còn muốn chặt sừng làm nghé. Bày đặt làm thơ làm thẩn!” Rồi như một cuộc cờ mỗi nước một tân, cuộc tranh luận về thơ “bí hiểm” của Trâm Anh mỗi lúc một hăng. Chiến trường chữ nghĩa sôi động. Bắt đầu có tiếng tên réo đạn bay vi vu lời qua tiếng lại. Ông Giáo ngồi canh trên computer như canh nạn đói năm Thân, Dậu. Đến khi phe ủng hộ Trâm Anh thưa dần trong lúc phe tiến công xung phong vào sào huyệt của thơ Trâm Anh làm chủ chiến trường, ông Giáo mới bắt đầu cảm thấy chột dạ. Chỉ còn một giọng nói phản công yếu ớt của một nhân vật nữ nào đó với địa chỉ i-meo rất Huế là “Dongkhanh@...com” dưới biệt danh Hương Giang thì vẫn còn chiến đấu. Không rõ nguyên động cơ nào đã lôi kéo ông Giáo bước vào sân đấu. Không biết vì cảm mến nhân vật Hương Giang hay vì từ trong sâu thẳm của tâm tư, thi sĩ Trâm Anh vẫn còn nghiêng nón vẫy gọi chàng trai xứ Huế về chiều, mặc dầu bà Giáo đã làm chàng ta nguội lạnh.

Để chuẩn bị cho đợt phản công tái chiếm hồn thơ, ông Giáo đã âm thầm tìm đọc tất cả những bài thơ lớn nhỏ đủ các thể loại của Trâm Anh. Ông hơi ngạc nhiên vì có khá nhiều bài, nhiều câu, nhiều từ trong thơ Trâm Anh làm cho ông Giáo thực lòng cảm động. Người đàn bà luống tuổi sống ngày lại ngày như chiếc bóng đã phôi pha bên cạnh ông không phải là Hòn Vọng Phu hoá đá. Đó là một người đàn bà sống thực. Một người có dòng máu nghệ sĩ và sự nhạy cảm tinh tế của trần gian. Một tâm hồn đầy khát vọng yêu thương và chia sẻ già dặn nhưng vẫn còn nồng nàn và mơ mộng. Tuy ông Giáo vẫn chưa ra khỏi cửa cái pháo đài của định kiến và khước từ, nhưng ông cũng cảm nhận được lòng mình đang mềm lại. Càng gần gũi với thơ Trâm Anh, ông Giáo lại càng hăng hái hơn trong quyết tâm đứng vào trận tuyến với Hương Giang. Ông mở ngay một địa chỉ email mới, “đối bóng” với Hương Giang: “Quochoc@...com” dưới biệt danh là Ngự Bình. Tận dụng sở học văn chương trong bao năm qua, ông Giáo tự thổi còi mở màn cho trận đấu. Cùng với Hương Giang, người bạn đồng hành trên mạng lưới email chẳng biết là ai, ông Giáo thúc ngựa, cầm thương xung trận chạy bao sân. Từ trong thinh lặng của vô thức, sau mỗi đợt email công đồn đả viện, ông Giáo đều cảm nhận như có tiếng reo hò đâu đó thật ngọt ngào và dễ thương của chiến hữu Hương Giang ấm hơi thở dập dồn bên cạnh. Ông Giáo lý luận văn chương càng rạch ròi và khúc chiết chừng nào thì sự hỗ trợ và tán đồng của Hương Giang càng uyển chuyển và đầy sức thuyết phục ngọt ngào chừng ấy.

Thi ca là đám mây ngũ sắc mà màu nào cũng có vẻ đẹp rực rỡ riêng của nó. Đẹp hay không là tùy người biết lựa chọn và pha màu. Hương Giang chọn màu dịu và ấm. Ngự Bình chọn màu nóng và đậm. Họ hòa lại với nhau thành một bản sắc màu đầy ấn tượng. Chiến trường email xoay chiều rõ rệt. Trận giặc email với đoàn quân xa lạ nên tụ cũng nhanh mà tán cũng vội. Ngày thơ Trâm Anh ca khúc khải hoàn thì cũng là ngày dòng thơ Trâm Anh mất hút trong nội dung trao đổi email giữa ông Giáo và Hương Giang. Thế giới của họ càng gần lại thì sự hiện diện của người thứ ba không có lý do tồn tại. Hương Giang tự giới thiệu mình là cựu nữ sinh Đồng Khánh. Ngự Bình cũng tự giới thiệu là một cựu học sinh Quốc Học. Điểm gặp gỡ của hai người bây giờ là chuyện ngày xưa của bến đò Thừa Phủ, có áo trắng, có phượng hồng và những khung trời nhuộm màu kỷ niệm của Huế. Tuổi lục thập đàn ông, và tuổi ngũ tuần đàn bà là lứa tuổi đứng trước ngưỡng cửa hoàng hôn; mệt mõi nhìn tới, thơ thẩn nhìn lui và phân vân nhìn hiện tại. Cuộc đời còn lại quá ngắn để cho một sự bắt đầu và quá dài cho một sự đợi chờ không hứa hẹn. Nhu cầu tình cảm thầm lặng và lành mạnh ở lứa tuổi này tuy không phải là tình tự, bướm ong như thời son trẻ; nhưng cũng không thể là sự hóa vôi tình cảm và ly thân hóa mối quan hệ để rút vào căn nhà tiền chế của định kiến, kiêu hãnh và chán chường kiểu ông bà Giáo. Bởi vậy, khi ông Giáo biến thành Ngự Bình là khi ông ta “thanh xuân hoá tuổi già” của mình. Ông cảm thấy thoải mái và hồn nhiên với một người chưa biết mặt vì người Hương Giang đối với ông là một trang mới của cuốn sách đời không dấu vết của trói buộc, đòi hỏi, khen chê, tranh cãi... mà chỉ có niềm vui thoáng mát và nhẹ nhàng chia sẻ. Hai người bạn trên email như ánh nắng và dòng sông. Như biết rõ mà vẫn là xa lạ. Khi song hành thì soi bóng; khi một phía quay lưng thì chỉ còn khoảng trống lạnh lẽo ngoài khung kính nhỏ vô tri.

Không một tiếng súng, không một chiến trường, không một lời tuyên chiến nhưng mặt trận email vẫn trùng trùng sôi động đêm ngày ở bất cứ nơi đâu có ánh sáng của con người rọi đến. Giặc email có một đạo quân hùng hậu trên tòan thế giới. Và có lẽ trong lịch sử cổ lai chinh chiến của sinh vật địa cầu, không có cái tinh thần tự nguyện nào lại thường hằng và năng nổ đến như thế. Người ta mở nút email trước khi mở tất cả các loại nút khác, kể cả nút cà vạt và nút áo quần sau giờ làm việc, ngay khi vừa về đến nhà. Vũ khí nào đã làm cho giặc email mạnh đến thế? Đó là khi tri thức và tình cảm trong tay không đủ lấp đầy cho sự cô đơn của hiện thực! Thế giới vật chất càng tràn đầy, thông tin khoa học càng nhanh chóng làm cho địa cầu ngày càng nhỏ lại, con người càng cảm thấy cô đơn. Cô đơn vì tình cảm mất dần bóng im thần thoại để ẩn núp. Cô đơn vì nỗi sợ hãi khó tìm những miếu đền thần linh để nép mình. Và cô đơn vì quan hệ giữa người với người mất đi lớp vỏ hào hoa của đợi chờ và mơ ước. Sự thật trần trụi bao giờ cũng cô đơn như pho tượng lõa lồ... Có vẻ như ông Giáo và Hương Giang đi tìm chỗ núp vì cả hai đều sợ nỗi cô đơn của chính mình. Sợ đối diện với những pho tượng vợ chồng đang dần dần hoá đá. Đá triệu năm không hoá được thành người, nhưng con người trong cuối cuộc vợ chồng mà ngày lại ngày không biết nâng niu vun xới cho nhau thì thật đễ dàng hoá đá.

º

Sau bữa tiệc cưới về nhà còn ngây ngây men rượu, ông Giáo sà ngay vào máy và mở i-meo. Ông Giáo hình dung Hương Giang với vẻ quyến rũ của một nàng thơ. Cái tên làm ông gợi nhớ tuổi học trò bên dòng sông con gái một đời không bao giờ thành thiếu phụ. Dòng sông ấy có cố nhân là Ngự Bình và người tình là Kim Phụng. Những người tình trông bóng nhưng không bao giờ gặp nhau, nên tình đẹp nhất của Huế là tình cảm trông vời... Trong phút lãng mạn bất chấp, thay vì xưng tên như mọi khi, ông bắt đầu thư i-meo cho Hương Giang với chữ “Em” ngọt lịm. Click! “Em” bay vào không gian. Ông Giáo hơi ngẩn ngơ một chút vì sự xua quân qua lằn ranh hơi táo bạo của mình. Sáng mai, thư không có hồi âm. Hôm sau và hôm sau nữa khung “inbox” vẫn trống không. I-meo là giống bạc tình. Lỡ bước bay đi không bao giờ gượng lại. Những tờ thư trên giấy còn có địa chỉ dò la, nhưng những cánh thư i-meo chỉ là ảo ảnh. Không ai rõ nguồn cội nhân vật nơi mô mà tìm. Giữa khi bất ngờ nhất, thư Hương Giang chợt đến. Tất cả chỉ vỏn vẹn mấy dòng từ biệt: “Anh! Thư này là thư cuối của em. Có những giới hạn tuy vô hình, nhưng nếu mình vượt qua là bị lạc và sẽ tự đánh mất mình vĩnh viễn. Ai cũng có những phút ngoài chồng ngoài vợ. Đừng trách chi một chút xao lòng…... Em HG”. Ông Giáo lẩm bẩm lập lại câu thơ của một nhà thơ nào đó mà Hương Giang nhắc lại: “Ai cũng có những phút ngoài chồng ngoài vợ. Đừng trách chi một chút xao lòng...”

“Chút xao lòng” có khi chỉ là cái nghiêng nón che tia mắt nhìn của người khách lạ. Nhưng “chút xao lòng” ấy cũng có khi là cái lách mình qua ngả khác của một mảnh đời bão nổi, buông tay.

Email là sản phẩm của con người và kỹ thuật, là dụng cụ để phá màn bí mật chứ không phải để tạo ra sự bí mật mới nên i-meo chẳng bao giờ là vùng đất riêng tư của ai cả. Với một số kiến thức căn bản về vi tính, chẳng khó khăn lắm để ông Giáo tìm xuất xứ cội nguồn của Hương Giang bằng phương pháp “tầm nguyên”. Bất ngờ như mũi tên bắn sẻ: Hai địa chỉ email “Dongkhanh@...com” và “Tramanh@...com” đều phát xuất từ một chỗ. Nghĩa là Hương Giang cũng chính là Trâm Anh. Với phản ứng tức thời, ông Giáo ngửa mặt lên trời cười khan. Nhưng cái cười đột phát ấy lại tức khắc rơi xuống lòng ông làm cho tay chân ông bắt đầu run rẩy và trái tim nhói lên như khi An Dương Vương khám phá ra “ ả giặc yêu quý” Mỵ Châu đang cùng ngồi trên mình ngưa sau lưng mình. Ông có thể tin Liz Taylor cặp bồ với gã tình nhân thứ 100, nhưng lại không cho phép lòng tự hào của ông tin là bà Giáo đã có một phút “xao lòng”. Ông chạy bổ lên lầu, vào phòng bà Giáo, nhưng đứng sững lại trước vẻ mặt đăm chiêu và câm lạnh như bức tượng sành sứ của bà. Không nói một lời, ông Giáo đóng sầm cửa lại và đi ra. Cái nhà rộng thênh thang đứng trên đỉnh đồi lộng gió bỗng trở thành nực nội và chật chội, không đủ chiều cao và chiều sâu để chứa cho hết một trời thất vọng và nhức buốt của ông Giáo. Nổi lọan, câm lặng hay quên đi trong hoàn cảnh này đều là cách dễ dãi để trốn chạy chính mình.

Đã bao nhiêu năm, với một niềm tin không cần kiểm chứng, ông Giáo yên chí là bà Giáo đã hoàn toàn thuộc về ông, cả thân xác lẫn tâm hồn. Ông mặc nhiên coi bà Giáo là vật sở hữu của riêng mình. Từ đó, sống chung dưới một mái nhà, cả hai ông bà hùng hục làm việc lo cho con, lấy tương lai và sự thành đạt của con cái làm hạnh phúc của mình. Ông Giáo đã quên rằng, có một “cây hoa biết nói” hàng ngày sống bên cạnh. Cây hoa cũng cần tưới bón và chăm sóc để đừng khô héo với thời gian, nhưng cây hoa mẹ đã hoàn toàn bị lãng quên cho vườn hoa con đâm chồi nẩy lộc. Hai ông bà ngày lại ngày chỉ “thấy” nhau qua hình ảnh trung gian của đàn con. Khi đàn con lớn khôn và tung cánh ra đời, hai người tình năm xưa vẫn nhìn nhau dưới một mái nhà nhưng chẳng thấy nhau mà chỉ thấy khoảng trống vì những đôi mắt vẫn còn bị lực quán tính của những năm dài “không nhìn nhau mà cùng nhìn về một hướng... nuôi con” lôi đi xềnh xệch. Email như một viên sỏi ném vào con cọp ngủ. Email khiến họ thức giấc và tò mò khám phá lại mình; đánh động nguồn cảm xúc tiềm ẩn trong chiều sâu lên tiếng.

Sau “biến cố email” ông bà Giáo lại càng lặng lẽ với nhau hơn. Những đêm sâu trăn trở nghe tiếng ho húng hắng của bà Giáo ở tầng trên vọng xuống, ông Giáo cảm thấy lòng se lại. Ông cũng rán ho trả lời như để xác nhận sự hiện diện của mình với bà Giáo. Sự lặng lẽ sâu hút của hai ông bà như là một cuộc thi gan ai là người bản lĩnh hơn ai. Hình như dần dần cả hai ông bà khám phá ra rằng cả hai đều mệt mỏi và thua cuộc. Chỉ có cái đồng hồ treo tường là bản lĩnh nhất, là kẻ thắng cuộc trong ngôi nhà mênh mông này, vì đêm ngày nó vẫn thản nhiên chạy tí tách và đúng giờ reo lên hát hỏng một mình.

Rồi một đêm khuya, ông Giáo ngồi lặng lẽ trong bóng tối. Chẳng phải là thiền định hay ngủ gật, nhưng là để lặng lẽ suy tư. Cuốn băng email quay lại trong dòng suy tưởng của ông. Sao ông không là Ngự Bình; sao bà Giáo không là Hương Giang. Sao cả hai người đang sống thực mà phải đóng vai những bức tượng cổ bị trói buộc và đặt ngay ngắn trong ngôi nhà rộng lớn này, để đợi chờ một điều gì đó mơ hồ không ai hình dung nổi của một mảnh đời chưa đến gọi là tương lai. Ông Giáo vào phòng mở lại email và bấm nút hộp thư lưu trữ có tên là “Hương Giang”. Từng mảnh nhỏ tâm sự hiện ra. Bà Giáo đó, Trâm Anh đó, Hương Giang đó... trong cùng một con người khao khát sống trở về. Ông Giáo cảm thấy mắt mình nhoà đi trong nỗi xúc động vô chừng. Ông thẫn thờ ôm mặt cúi gục trên bàn. Đêm khuya khoắt, ông nói thì thào qua kẽ tay: “Anh thật vô tình! Anh có lỗi!” Tưởng như đêm có một bàn tay kỳ bí. Rồi hai bàn tay mềm và ấm từ phía sau đặt lên vai ông. Có tiếng nói thì thào đáp lại: “Em cũng vô tình! Em thật có lỗi!” Im lặng như chứng nhân của ân tình vừa sống lại. Hai người áp má vào nhau. Rất xa mà gần, có mùi vị mặn. Trên màn ảnh của bóng tối, hai hình mường tượng hiện lên: Hương Giang và Ngự Bình từ một quá khứ chưa phai.
Trần Kiêm Đoàn

VS chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm