Văn Học & Nghệ Thuật
GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG: HAI SẮC HOA TIGÔN & TÁC GIẢ TTKh LÀ AI? - Anh Phương TRẦN VĂN NGÀ
Anh Phương TRẦN VĂN NGÀ
NHẬN ĐỊNH TỔNG QUÁT VỀ VĂN HỌC-
NGÔN NGỮ VIỆT NAM - THẬP NIÊN 30
Từ thập niên 20 - 30 của thế kỷ trước, nền văn học Việt Nam đã được chuyển hóa mạnh từ hình thức đến nội dung, thoát ly nền văn học chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Hoa từ xa xưa.
Thời cận đại và hiện đại, tiếp thu nền văn học phương tây, đặc biệt từ ngày có Nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Nhóm này thành lập, từ tháng 7 năm 1933, ra mắt công chúng chánh thức. Dưới sự điều khiển "hòa tấu" - lãnh đạo tuyệt vời của "nhạc trưởng" - nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam (1905 - 1963) tiếp nối các thế hệ văn học trước và phát huy lên đỉnh điểm sự khai sáng cách viết văn Việt trong sáng theo cung cách, cú pháp của ngôn ngữ và văn học Pháp. Đặc biệt các truyện viết bằng lối văn xuôi cách tân, độc đáo và Tự Lực Văn Đoàn còn đưa phong trào thơ mới lên đỉnh cao với "Thủ Lãnh Thi Đàn" Thế Lữ, Xuân Diệu làm giàu cho ngôn ngữ Việt và phong phú hóa nền thi ca Việt Nam.
Nhóm Tự Lực Văn Đoàn với 7 ngôi sao sáng về các lãnh vực văn xuôi (truyện dài chủ để mới mẻ nhằm xây dựng con người mới) với Nhất Linh - Khái Hưng - Hoàng Đạo - Thạch Lam. Tú Mỡ, thủ lãnh thơ trào phúng của Nhóm - Thế Lữ, Xuân Diệu phát huy tột đỉnh, làm cuộc cách mạng "chánh quy" cách tân thơ mới được phổ quát trong đại chúng, đẩy lùi hay nói cách khác là có thể làm vật cản thơ luật (Đường luật) cổ xưa, gò ép niêm luật gây khó khăn cho người sáng tác. (tôi sẽ có bài viết về Tự Lực Văn Đoàn trong dịp khác) . Sau này, thập nhiên 60 - 70 ở Sài Gòn nổi lên phong trào sáng tác thơ tự do - người viết bài này - không mặn mà thơ tự do - quá phóng túng, thiếu giai điệu, phá cách, không khuôn khổ, sử dụng nhiều ẩn dụ, trừu tượng làm cho bài thơ càng thêm khó hiểu và thiếu tiết tấu thi ca...cũng là một đóng góp cho nền văn học thi ca VN.
Qua sáng kiến dùng chữ Việt, tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa Giáo ở Việt Nam thời kỳ "quá độ" vững chắc, từ thế kỷ 18, 19...và tiếng Việt, chữ Việt được sử dụng rộng rãi qua báo chí từ thời các cụ Paulus Huỳnh Tịnh Của - cụ Pétrus Trương Vĩnh Ký...cũng trên dưới 200 năm.
Nước Pháp với nền văn học tân tiến hiện đại nhất trên thế giới lúc bấy giờ cũng là thời kỳ cực thịnh về văn hóa nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng của nước Pháp ở thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Những người Việt Nam có cơ hội xuất dương, theo học các trường nổi tiếng của Pháp, đạt đuợc các học vị cao, danh tiếng như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Đào Duy Anh, Phạm Duy Khiêm, Vũ Quốc Thúc, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Tường Tam...mang tinh hoa đó về VN.
Nói đến văn học Việt Nam mà không đề cập đến nền văn học Việt cận đại qua sự sáng tạo "logíc" bài bản của nhóm Tự Lực Văn Đoàn với 7 cây cổ thụ kiệt hiệt với nhiều thể loại sáng tác lúc bấy giờ. Những di sản văn học "khuôn vàng thước ngọc" tuyệt vời đó đã được truyền thừa cho các thế hệ sau này tiếp thu và phát triển cho đến ngày nay. Và nhiều tác phẩm của Tự Lực
Văn Đoàn đã được đưa vào giảng dạy ở học đường trước năm 1975 tại Miền Nam Việt Nam.
Sở dĩ người viết dài dòng một chút về Nhóm Tự Lực Văn Đoàn và định vị ngôn ngữ Việt Nam vì chỉ sau 4 năm (1933 - 1937) được khai sanh Tự Lực Văn Đoàn, các "cậu ấm cô chiêu" và những thanh niên nam nữ bình thường cũng rất sính văn chương, tìm đọc các tác phẩm bằng Việt ngữ nổi tiếng lúc bấy giờ, thường luận bàn, tìm tòi học hỏi và tranh luận qua các thi văn đàn hay qua báo chí đã phổ biến đều khắp từ Bắc vô Nam...
Năm 1937, trên văn đàn Việt Nam xảy ra một giai thoại văn chương cực kỳ thú vị, thu hút mọi giới mê thích thơ văn, hay những nhà giáo, nhà báo và các sinh viên, học sinh, trí thức... Càng ngày càng đông tao nhân mặc khách chú ý, luận bàn, chứng tỏgiai thoại văn chương Hai Sắc Hoa Tigôn càng "nổi đình nổi đám", có một không hai trong nền văn học Việt Nam từ xa xưa, kéo dài cho đến ngày nay -2017 - đúng 80 năm.
Hiện tại, trong nước, có nhiều nhà sưu khảo văn học đang săn tìm tác giả TTKh là ai mà chỉ để lại cho đời có 4 bài thơ tình lâm ly ai oán, não nùng, vô cùng độc đáo, tạo thêm nhiều thích thú cho người săn tìm TTKh, đặt thành nghi án văn học. (3 bài thơ của TTKh: Hai Sắc Hoa Tigôn - Bài Thơ Thứ Nhất và Bài Thơ Cuối Cùng đăng trên báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy - chắc chắn do TTKh sáng tác. Còn bài thơ thứ 4: Đan Áo Cho Chồng, có nghi vấn vì đăng đưa đăng trên báo Phụ Nữ Thời Đàm cũng với tên TTKh?). Nghi án văn học này đã tốn khá nhiều giấy mực.
Hiện tượng Hai Sắc Hoa Tigôn và tác giả TTKh tạo nên một cơn lốc hay cơn chấn động trong làng văn học Việt Nam thời bấy giờ. Từ Bắc vô Nam, đâu đâu cũng nghe các văn nhân thi sĩ, báo chí hay giới trí thức sinh viên đều quan tâm đề cập đến bài thơ tình diễm tuyệt Hai Sắc Hoa Tigôn và chăm chú theo dõi, săn tìm tác giả TTKh đích thực là ai? nam hay nữ? Những sự kiện đó đã tạo nên cơn sốt săn tìm tác giả 4 bài thơ đó với nghi án rất thú vị mà người Việt chúng ta thích thú theo dõi với cuộc săn tìm nhộn nhịp, ai là TTKh?.
Nghi án về TTKh hay săn tìm coi xem tác giả đích thực Hai Sắc Hoa Tigôn và 3 bài thơ kế tiếp là ai, có thể mãi mãi chỉ là nghi án TTKh không bao giờ có kết thúc. Như vậy, lại càng thú vị cho các thế hệ kế thừa thích thơ văn, có cơ hội tiếp tục săn lùng TTKh là ai?...Và có thể, đây là đề tài văn học trong các luận án cao học, tiến sĩ văn chương sau này.
SĂN LÙNG TÁC GIẢ TTKh
Năm 1957 - 1962, tôi dạy Việt văn trung học, vì hiếu kỳ cũng có, nghề nghiệp cũng có, một nữ sinh hỏi tôi bài thơ tình nổi tiếng Hai Sắc Hoa Tigôn có phải tác giả là TTKh và TTKh tên thật là gì, nam hay nữ?... Vì vậy, tôi đã bỏ ra bao nhiêu thì giờ tìm hiểu bài thơ diễm tuyệt Hai Sắc Tigôn - loại thơ mới trữ tình độc đáo làm say mê lòng người - Đến nay, tôi đã qua khỏi tuổi 80, nghĩa là tôi ra đời trước bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn đúng 2 năm 8 tháng 13 ngày mà khi ôn nhớ hoặc đọc Hai Sắc Hoa Tigôn, "lòng già" vẫn còn rung động, xao xuyến như hồi thời trai trẻ.
Tôi viết bài này, trước nhứt nhằm thỏa mãn sự đam mê đọc những tác phẩm hay và những bài thơ hay bất hủ, trong đó, tôi "nhớ hoài ngàn năm" bài thơ Hai Sác Hoa Tigôn.
Riêng bài thơ Đan Áo Cho Chổng lại tạo thêm một "nghi án" mới nữa vì các nhà văn nhà báo, đặc biệt là các nhà thơ thời bấy giờ đặt dấu hỏi, tại sao bài thơ Đan Áo Cho Chồng không cùng xuất hiện trên 1 tờ báo - Tiểu Thuyết Thứ Bảy như 3 bài thơ trước, mà lại đăng trên báo Phụ Nữ Thời Đàm. Thắc mắc kế tiếp, qua 3 bài thơ: Hai Sắc Hoa Tigôn - Bài Thơ Thứ Nhất và Bài Thơ Cuối Cùng đều sử dụng cách sáng tác sở trường theo thể loại thơ mới của TTKh, mỗi câu 7 chữ và cùng âm điệu tha thiết yêu đương. Còn bài thơ Đan Áo Cho Chồng lại viết theo thể thơ xưa, thơ lục bát. Một nghi vấn khác nữa, cách sử dụng từ, tiết điệu thơ, nói cách khác là dùng chữ không mang màu sắc, âm hưởng tha thiết du dương cùng nhịp với 3 bài thơ kia, mà Đan Áo Cho chồng có cách điệu khác, đơn độc. Vì vậy, nghi vấn cho rằng một người khác sáng tác bài thơ Đan Áo, không dám mang đến tòa báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy hay gởi qua Bưu Điện cũng sẽ bị lộ tông tích, vì cách viết chữ (viết tay). Thời bấy giờ có mấy ai là thường dân mà có máy đánh chữ, hầu hết mọi người, nhà văn nhà thơ đều viết tay các bản thảo sáng tác của mình, cho nên nhận dạng chữ, có thể, bài thơ Đan Áo khác hẳn với 3 bài thơ đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy?.
TTKh là bút danh của một nhà thơ không muốn người đời biết "gia phả" của mình, ẩn tích mai danh. Từ ngày bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn được đăng trên tờ báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy, ngày 23 tháng 9 năm 1937 (Wikipedia). Còn nhà văn Thụy Khuê cho biết bài thơ đầu tiên của TTKh là Hai Săc Hoa Tigôn được đăng trong số báo 179 của Tiểu Thuyết Thứ Bảy, ngày 30.10.1937.
Hai Sắc Hoa Tigôn, đích thân một người phụ nữ trẻ, vóc dáng bé nhỏ, nét mặt u buồn, mang đến tòa soạn báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy, một phong bì dán kín, gửi cho ông chủ bút bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn với tên tác giả là TTKh.
Sau đó còn có 2 bài thơ nữa gởi qua đường Bưu điện đến tòa báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy: Bài Thơ Thứ Nhất - Tiểu Thuyết Thứ Bảy, số 182, ngày 20.11.1937 Bài Thơ Cuối Cùng cũng đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy, số 217 ngày 23.7. 1938.
Còn bài thơ khác: Đan Áo Cho Chồng lại được gởi đăng trên tờ Phụ Nữ Thời Đàm (năm 1938), không đăng cùng trên báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy, làm cho mọi người phải đặt nghi vấn, bài thơ Đan Áo cũng ký tên TTKh, nhưng có thể người khác mạo danh như đã trình bày ở phần trên.
Hai Sắc Hoa Tigôn vừa xuất hiện trên báo, đã tạo ngay lập tức một giai thoại văn chương lãng mạn như là trận cuồng phong gây nhiều xôn xao, bàn tán, tranh luận trong giới văn nghệ sĩ muốn biết đích thực tên thật của tác giả và đặc biệt tác giả TTKh nam hay nữ mà mạo nhận là nữ. Xã hội thời bấy giờ còn phong kiến, giới phụ nữ còn bị ràng buộc nhiều lễ giáo và gia phong nghiêm khắc, khó có cuộc "cách mạng" thay đổi cuộc đời của phụ nữ...Không phải là một thiếu nữ bình thường còn son sắt mà là một thiếu nữ có chồng còn có nhiều cấm kỵ, không thể mơ mơ màng màng người khác và yêu cuồng sống vội...
Trước khi bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn "trình làng" trên tờ báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy ngày 27 tháng 9 năm 1937, cũng chính trên tờ báo này, trước đó vài tháng, đã xuất hiện một truyện ngắn lãng mạn, ướt át Hoa Tigôn của nhà văn nổi tiếng thời bấy giờ, Thanh Châu.
Nội dung của truyện ngắn là câu chuyện tình nên thơ và lãng mạn, một mối tình của một chàng sinh viên họa sĩ đã si mê một cô gái tuyệt đẹp, có trồng một giàn hoa Tigôn trước nhà khi chàng họa sĩ đang đạp xe về làng Mộc - ngoại ô Hà Nội - tìm cảm hứng để vẽ. Và chàng họa sĩ nghèo còn may mắn gặp thêm vài lần nữa khi người đẹp tưới hay chăm sóc, ngắm nghía hoa Tigôn. Sau đó, chàng họa sĩ nghèo không còn cơ hội gặp nàng nữa và ngôi nhà có nhiều kỷ niệm với chàng đã luôn khép kín cổng như không còn có ai ở nữa.
Một thới gian khá lâu, chàng sinh viên họa sĩ Lê đã tốt nghiệp trường vẽ ở Hà Thành và được thầy dạy mến tài và nâng đở, chắng mấy chốc, họa sĩ Lê nổi tiếng với tranh vẽ chân dung phụ nữ, tranh bán với giá cao và trở nên giàu có.
Họa sĩ Lê muốn đi xa vừa du lịch vừa tìm chất liệu mới để sáng tác, vẽ những họa phẩm mới có giá trị nghệ thuật cao, họa sĩ Lê đáp xe lửa đi Vân Nam bên Trung Quốc, lúc bấy giờ còn là một tô giới của Tây Phương.
Tình cờ trong một dạ tiệc do Tòa Tổng Lãnh Sự Pháp tổ chức, chàng họa sĩ được bạn giới thiệu một phụ nữ xinh đẹp, quý phái, vợ của một viên chức người Việt đang làm việc tại Tòa Tổng Lãnh Sự Pháp. Họa sĩ Lê nhảy một bản tango với người đẹp. Hai người ngờ ngờ như có gặp nhau và sau cùng nhận ra nhau.
Năm xưa, sinh viên họa sĩ Lê vốn đa tình, thường vào làng Mộc và chỉ thoáng thấy bàn tay tiểu thư mỹ miều, trắng ngần với thân hình cân đối tôn vinh vẽ quý phái kiêu sa, làm cho con tim chàng sinh viên họa sĩ đa tình, xao động mạnh. Thời gian bắt gặp nàng thiếu nữ xinh đẹp này được thêm vài lần nữa, rồi không gặp nữa. Chảng họa sĩ khi ra trường và thành công trong nghề nghiệp nên cũng quên "nàng" người con gái có giàn hoa Tigôn đẹp ở làng Mộc.
Nay, bổng dưng gặp lại quá bất ngờ, họa sĩ Lê không vui làm sao được!. Hai người kể lại chuyện xưa, càng lúc càng thêm thân mật gần gũi hơn và nàng thường đến thăm viếng họa sĩ Lê. Nàng thuận cho chàng vẽ một bức chân dung để ghi lại kỷ niệm trai tài gái sắc vừa gặp lại cũng là cơ hội đánh dấu mối tình của hai người vừa nẩy nở mạnh với hai con tim cùng một nhịp rung động, rạo rực. Những cuộc du ngoạn tuyệt vời ở địa phương đã làm cho cặp tình nhân thêm nồng nàn say đắm.
Chàng họa sĩ cùng với nàng đồng ý cùng đi du lịch đến xứ Phù Tang, bất chấp dị nghị của gia đình, người đời để bù đắp lại những ngày tháng xa cách nhớ nhung và quyết sống trọn vẹn với tình yêu tha thiết dài lâu.
Chàng họa sĩ về Hà Nội lo đủ giấy tờ cho hai người để đi du lịch Nhật và kể từ đó hai người sẽ có dịp sống tự do hạnh phúc bên nhau cho hết cuộc đời.
Trước khi đi Nhật vài ngày, họa sĩ Lê hào hoa nhận được một bức thư từ Vân Nam gởi đến, chàng vội bốc thư ra xem và được biết, người yêu của mình suy nghĩ kỹ lại, không dám vượt lễ giáo, gia phong, nên từ chối du lịch Nhật với chàng, làm cho họa sĩ Lê hụt hẩng và buồn rầu, đành đi du lịch Nhật một mình.
Chàng vì bận rộn công việc sinh kế, cũng quên mối tình đẹp dở dang này hết mấy năm. Bổng dưng, họa sĩ Lê nhận được một phong bì viền tang cũng từ Vân Nam gởi tới, vội mở ra xem, chồng nàng báo tin buồn là nàng đã chết.
Họa sĩ Lê vội lấy vé tàu hỏa đi ngay Vân Nam, đến nghĩa trang viêng mộ nàng và mối tình tuyệt đẹp và thơ mộng này cũng đã khép lại.
Hoa Tigôn một loại hoa du nhập từ nước Pháp, đầu thế kỷ 20, mang sang với tên gọi Antigone. Đến Việt Nam, người Việt rút ngắn tên là Tigôn mà miền Nam người ta thường gọi là hoa nho, thường thấy trồng nhiều ở Đà Lạt. Một loại hoa dây, leo với sắc hoa hồng nhạt như một trái tim vỡ và ngụ ý là cuộc tình thường chia ly ngắn ngủi, sớm nở tối tàn:
Có thầm nghĩ tới loài hoa... vỡ
Như tựa trái tim phai, tựa máu hồng.
Khi người ta nói đến hoa Tigôn là nghĩ ngay đến mối tình đẹp mong manh và dang dở. Hai Sắc Hoa Tigôn mở đường cho phụ nữ lối yêu đương lãng mạn, tự do, phóng túng, vượt khỏi khuôn khổ lễ giáo, gia phong thời bấy giở. Đây có thể là cuộc cách mạng của giới phụ nữ muốn đập phá mọi xiềng xích trói buộc gia phong, lễ giáo phong kiến. Trong bối cảnh này, bài thơ nói đến "người ấy" nhiều lần, một cụm từ mới, đầy đủ hình tượng của người yêu được đưa vào thi ca. Từ đấy, người ấy trở thành một biểu tượng về người yêu "cổ điển": Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng ... Người ấy thường hay vuốt tóc tôi - Người ấy ngang sông đứng ngóng đò - Và : Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng, Trời ơi! Người ấy có buồn không?
Người con gái sang ngang, lên xe hoa về nhà chồng, "người ấy" có buồn không? Chắc chắn buồn da diết não nuột!
Có thầm nghĩ tới loài hoa... vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng?
Hai câu chót này của bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn, kết thúc một bài thơ tình diễm tuyệt với 11 khuôn thơ, gồm có 44 câu than khóc cho một mối tình dang dở-dở dang của hai người yêu nhau tha thiết mà không lấy được nhau như hoa tigôn tan vỡ theo xác pháo của người yêu bước lên xe hoa làm cho trái tim phai mà vẫn còn máu hồng đau khổ cho một mối tình vỡ tan.
Xin mời quý bạn thưởng thức trọn bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn đã xuất hiện cách đây đúng 80 năm.
HAI SẮC HOA TIGÔN
Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn,
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc,
Tôi chờ người đến với yêu đương.
Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong,
Và phương trời thẳm mờ sương, cát,
Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng.
Người ấy thường hay vuốt tóc tôi,
Thở dài trong lúc thấy tôi vui,
Bảo rằng: "Hoa, dáng như tim vỡ,
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi!"
Thuở ấy, nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly,
Cho nên cười đáp: "Màu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biến suy"
Đâu biết lần đi một lỡ làng,
Dưới trời đau khổ chết yêu đương.
Người xa xăm quá! - Tôi buồn lắm,
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường...
Từ đấy, thu rồi, thu lại thu,
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ...
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ.
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Mà từng thu chết, từng thu chết,
Vẫn giấu trong tim bóng "một người".
Buồn quá! hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ.
Và đỏ như màu máu thắm pha!
Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi...
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã,
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!
Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ,
Chiều thu, hoa đỏ rụng chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng,
Người ấy sang sông đứng ngóng đò.
Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng,
Trời ơi! Người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa... vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng?
NHỮNG TÂM HỒN THƠ LỚN GẶP NHAU QUA TTKh
Nhà văn Thụy Khuê muốn đột phá truy tầm tác gỉả TTKh là ai? Đã bỏ nhiều công sưu tầm truy cứu coi xem tác giả 4 bài thơ tình da diết và cực kỳ lãng mạn đều ký tên là TTKh. Trước đó, cùng thời với bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn, có nhà thơ Nguyễn Bính, nhà thơ Thâm Tâm thường tự nhận có quen biết hay TTKh là người yêu của mình (Thâm Tâm). Nguyễn Bính sau khi đọc bài thơ thứ nhất, thi sĩ viết "Dòng Dư Lệ" để tặng TTKh, có in bài thơ này trong thi phẩm Lỡ Bước Sang Ngang và nhà thơ Thâm Tâm có 3 bài cũng nói đến hoa tigôn và TTKh: Màu máu ti gôn - Dang dở và Gửi TTKh. Nhiều thế hệ sau còn có nhiều thơ cũng sụt sùi, ngậm ngùi, thương cảm cho số phận dở dang của TTKh.
Những năm gần đây, ở trong nước, trên báo chí và nhiều cuốn sách sưu khảo săn tìm "lý lịch trích ngang" TTKh là ai, nam hay nữ?. Người ta đưa ra nhiều sự kiện, giả thuyết về tên tác giả đích thực TTKh. Trong số đó, có nhà sưu khảo Trần Đình Thu biên soạn thành sách về nghi án TTKh hay là giai thoại văn chương Hai Sắc Hoa Tigôn. Tác giả chịu khó chắc lọc sưu tầm và dẫn chứng nhiều tài liệu, chứng cứ, khẳng quyết chuyện tình dang dở Hai Sắc Hoa Tigôn, xuất phát từ mối tình dang dở, không môn đăng hộ đối. Hai người tình phải chịu cảnh dang dở, chia lìa, "đường anh, anh đi, đường em, em đi, tình nghĩa đôi ta chỉ có thế thôi", cùng quê ở Thanh Hóa. Ông đề cập đến nhà văn Thanh Châu (tác giả truyện ngắn Hoa Tigôn) và (thi sĩ) Trần Thị Vân Chung. Hai nhân vật này, nếu còn sống, tuổi cũng trên dưới 100, nhà văn Thanh Châu đã qua đời lâu rồi. Còn Trần Thị Vân Chung định cư ở Pháp, trước đây có về VN thăm bà con, không xác nhận mình là TTKh, khi được báo chí hỏi về tác giả bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn.
Còn nhà thơ Thâm Tâm khẳng định TTKh là người yêu của mình với tên đầy đủ Trần Thị Khánh, viết tắt TTKh và trùng hợp với tên 2 người yêu ghép lại Thâm Tâm Khánh (viết tắt TTKh) hay tên cúng cơm của Thâm Tâm là Tuấn Trình và ghép lại cũng thành TTKh.
Hầu hết các nhà nghiên cứu sưu tầm về TTKh, xác quyết là nữ thi sĩ TTKh là có thật từng đến thăm viếng vài lần Thâm Tâm ở phố Khâm Thiên - Hà Nội (ông Thạch Hồ và Y Châu).
Nhà thơ Tế Hanh cả quyết nhà thơ TTKh là Trần Thị Khánh. Theo Thụy Khuê viết: Nguyễn Tấn Long và Nguyễn Hữu Trọng là 2 nhà biên khảo đầu tiên có ý tìm hiểu kỹ nhất về cái mà ông gọi là "Nghi Án TTKH và Thâm Tâm". Trong bộ Việt Nam Thi Nhân Tiền Chiến , 2 ông đưa ra những nhân chứng và những giả thuyết đã xuất hiện trên báo chí, văn đàn từ năm 1938 đến năm 1968 của các ông: Giang Tử - Thạch Hồ - Y Châu - Nguyễn Bá Thế - Lê Công Tâm - Anh Đào. Người thì cho rằng TTKh chính là Thâm Tâm. Người lại quả quyết TTKh là Trần Thị Khánh, người yêu của Thâm Tâm...
Một điều cần lưu ý, Nguyễn Vỹ (chủ trương tạp chí Phổ Thông trước năm 1971 tại Sài Gòn), ông là một trong những nhà thơ tiên phong trong phong trào thơ mới, thích làm thơ mỗi câu 2 chữ: Sương rơi-nặng trĩu -trên cành- dương liễu...nghe cũng ngồ ngộ. Năm 1970, Nguyễn Vỹ có xuất bản Văn Thi Sĩ Tiền Chiến tại Sài Gòn đã đưa ra gọi là "sự thật" về Thâm Tâm và Trần Thị Khánh. Ông Nguyễn Vỹ dẫn chứng rất dài dòng và kết luận là Trần Thị Khánh có thật và là người yêu của thi sĩ Thâm Tâm vì không vượt qua được gia phong lễ giáo nên Khánh có chồng và Thâm Tam đau khổ tột cùng. Trần thị Khánh nhỏ hơn Thâm Tâm 2 tuổi, khi mới yêu nhau, Thâm Tâm (Tuấn Trình) 19 và Tràn Thị Khánh 17 tuổi. Khánh không biết làm thơ và chính Hai Sắc Hoa Tigôn do Thâm Tâm sáng tác vì Thâm Tâm thức cả đêm vì buồn khổ nghe tin Khánh lên xe hoa theo chồng.
Dù Nguyễn Vỹ khẳng định như thế, nhưng các nhà biên khảo vẫn không tin vì Thâm Tâm đã mất vài chục năm rồi và Trần thị Khánh cũng có thể thành người thiên cổ, không thể nào chứng minh "ba mặt một lời" bài thơ Hai Săc Hoa Tigôn là do Thâm Tâm viết hay Trần Thị Khánh sáng tác.
KẾT:
Riêng tôi, cầu mong không một ai chứng minh được bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn là của Trần Thị Khánh, hay của Thâm Tâm - Tuần Trình hay Nguyễn Bính. thi sĩ J. Leiba sáng tác, hay bất cứ ai khác. Thế hệ chúng ta và sau này chỉ biết bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn và 3 bài thơ khác: Bài Thơ Thứ Nhất - Bài Thơ Cuối Cùng - Bài Thơ Đan Áo với tên tác giả là TTKh, chỉ có thế thôi.! Các thế hệ mai sau còn có cơ hội săn lùng tìm kiếm tiếp tác giả 4 bài thơ tình lãng mạn với bút danh TTKh, còn tên thật là gì và nam hay nữ không cần "bạch hóa". Như vậy, TTKh và Hai Sắc Hoa Tigôn sẽ bất tử tạo thành huyền thoại hay giai thoại văn chương sống mãi mãi với thời gian. Sự bí ẩn của cái tên TTKh luôn là một ẩn số đáng yêu.!@
Xin mời quý vị đọc hết 4 bài thơ: Hai Sắc Hoa Tigôn - Bài Thơ Thứ Nhất - Bài Thơ Cuối Cùng và Bài thho Đan Áo Cho Chồng đã xuất hiện từ năm 1937 và 1938 - đến nay được 80 năm:
Bốn bài thơ của TTKh, tôi chụp lại trong Tạp Chí Duyên Dáng Việt Nam - số 16 - 1.1.2016
Anh Phương Trần Văn Ngà (26.7.2017 - Tôi có dịp sẽ trở lại chuyện tình Hai Sắc Hoa Tigôn)
Nếu còn "đất trống" xin đăng Vài Lời này ở trên cùng hay dưới chót cũng đều được cả.
Cám ơn trước - TVN
VÀI LỜI CỦA ANH PHƯƠNG TRẦN VĂN NGÀ:
Hiện nay, trong nước, bất cứ ở đâu, từ thành thị đến nông thôn, người dân Việt Nam nghèo khổ hay sang giàu, trí thức hay bình dân ít học, đều mê thích thưởng thức những bản nhạc tình ca du dương, êm dịu, tha thiết với tình yêu thường dang dở hơn là hạnh phúc, thời xa xưa của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Người bên thắng cuộc gán đặt loại nhạc tình cảm êm dịu này cái tên là nhạc vàng sau cuộc đổi đời năm 1975. Kẻ thắng cuộc chỉ biết có nhạc chiến đấu sắt máu và nhạc tuyên truyền quá nhàm chán. Nhạc vàng hoàn toàn bị cấm đoán phổ biến, không được thưởng thức công khai, chỉ có nghe lén suốt thời gian dài vài thập kỷ.
Nhạc vàng của chế độ cũ Việt Nam Cộng Hòa - bên thua cuộc - nay vươn lên cùng với sự đòi hỏi của xã hội trở thành bên thắng cuộc, được hầu hết người dân Việt Nam dù là đảng viên cộng sản hay chỉ là người dân bình thường cũng đua nhau thưởng thức nhạc vàng, cho nên các ca sĩ nổi tiếng ở hải ngoại có cơ may trở về nước trình diễn loại nhạc vàng bất tử với người yêu nhạc. Như vậy, nhạc vàng đã chiến thắng đảng cộng sản toàn trị xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, nhà cầm quyền cộng sản còn cấm đoán một số nhạc phẩm, che chắn sợ chế độ cộng sản lung lay với loại nhạc vàng tình cảm, sâu lắng đi sâu vào lòng người dân Việt Nam mà quên đi chế độ vô thần CS.
Người viết tin tưởng một ngày không xa, nhạc vàng sẽ phá tan bức màn sắt kềm kẹp "tư duy", người dân sẽ có quyền thưởng thức bất cứ bản nhạc vàng nào mà ngày nay có thêm tên mới dòng nhạc Boléro bất diệt.
Đồng hành với âm nhạc - nhạc vàng, nền văn học Việt Nam với những tập tiểu thuyết hay những bài thơ tình cảm lãng mạn của thời trước 1975 hay trước nữa - thời tiền chiến cũng đã được các văn nhân thi sĩ, nhà báo, nhà biên khảo khơi dậy mạnh gần đây hay vài thập niên trước. Trong đó có "nghi án TTKh với bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn" mà người viết đã tường trình ở trên.
Cách đây không lâu, trên dưới 1 tháng, nhà văn nữ Nguyễn Thụy Vũ, được phép tung ra một lúc hàng chục tác phẩm của nhà văn này với nội dung "tả chân" xã hội ăn chơi, tự do của Miền Nam Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh với cộng sản Bắc Việt. Dù nhà cầm quyền cộng sản dựng lên bình phong nói rằng nhà văn nữ Nguyễn Thụy Vũ (hay Nguyễn Thị Thụy Vũ (bút danh) - sanh ở Vĩnh Long năm 1937, 80 tuổi - chị ruột của nhà văn Hồ Trường An, cựu Đại uý Thông Tin Báo Chí QLVNCH, đang sống ở Paris), có cha cũng là VC (nằm vùng), có gốc là con của gia đình cách mạng. Nhưng, mãi hơn 42 năm sau, tác phẩm tả chân cuộc sống ăn chơi sa đọa của các cô gái bán Bar của thời chiến mới được phép tái bản rầm rộ, ra mắt độc giả, đã bán chạy như tôm tươi. Chứng tỏ người dân Việt Nam bây giờ vẫn ưa chuộng mê thích những âm nhạc, tiểu thuyết của thời xa xưa VNCH vì có đầy đủ tự do, nhân bản, người thật chuyện thật của cuộc đời, còn chế độ cộng sản thì không bao giờ dám viết, nói lên sự thật, chỉ nói và viết điều gian trá hay tuyên truyền láo khoét.
Thật trớ trêu thay!!! - Anh Phương Trần Văn Ngà (Sacramento)
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG: HAI SẮC HOA TIGÔN & TÁC GIẢ TTKh LÀ AI? - Anh Phương TRẦN VĂN NGÀ
Anh Phương TRẦN VĂN NGÀ
NHẬN ĐỊNH TỔNG QUÁT VỀ VĂN HỌC-
NGÔN NGỮ VIỆT NAM - THẬP NIÊN 30
Từ thập niên 20 - 30 của thế kỷ trước, nền văn học Việt Nam đã được chuyển hóa mạnh từ hình thức đến nội dung, thoát ly nền văn học chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Hoa từ xa xưa.
Thời cận đại và hiện đại, tiếp thu nền văn học phương tây, đặc biệt từ ngày có Nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Nhóm này thành lập, từ tháng 7 năm 1933, ra mắt công chúng chánh thức. Dưới sự điều khiển "hòa tấu" - lãnh đạo tuyệt vời của "nhạc trưởng" - nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam (1905 - 1963) tiếp nối các thế hệ văn học trước và phát huy lên đỉnh điểm sự khai sáng cách viết văn Việt trong sáng theo cung cách, cú pháp của ngôn ngữ và văn học Pháp. Đặc biệt các truyện viết bằng lối văn xuôi cách tân, độc đáo và Tự Lực Văn Đoàn còn đưa phong trào thơ mới lên đỉnh cao với "Thủ Lãnh Thi Đàn" Thế Lữ, Xuân Diệu làm giàu cho ngôn ngữ Việt và phong phú hóa nền thi ca Việt Nam.
Nhóm Tự Lực Văn Đoàn với 7 ngôi sao sáng về các lãnh vực văn xuôi (truyện dài chủ để mới mẻ nhằm xây dựng con người mới) với Nhất Linh - Khái Hưng - Hoàng Đạo - Thạch Lam. Tú Mỡ, thủ lãnh thơ trào phúng của Nhóm - Thế Lữ, Xuân Diệu phát huy tột đỉnh, làm cuộc cách mạng "chánh quy" cách tân thơ mới được phổ quát trong đại chúng, đẩy lùi hay nói cách khác là có thể làm vật cản thơ luật (Đường luật) cổ xưa, gò ép niêm luật gây khó khăn cho người sáng tác. (tôi sẽ có bài viết về Tự Lực Văn Đoàn trong dịp khác) . Sau này, thập nhiên 60 - 70 ở Sài Gòn nổi lên phong trào sáng tác thơ tự do - người viết bài này - không mặn mà thơ tự do - quá phóng túng, thiếu giai điệu, phá cách, không khuôn khổ, sử dụng nhiều ẩn dụ, trừu tượng làm cho bài thơ càng thêm khó hiểu và thiếu tiết tấu thi ca...cũng là một đóng góp cho nền văn học thi ca VN.
Qua sáng kiến dùng chữ Việt, tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa Giáo ở Việt Nam thời kỳ "quá độ" vững chắc, từ thế kỷ 18, 19...và tiếng Việt, chữ Việt được sử dụng rộng rãi qua báo chí từ thời các cụ Paulus Huỳnh Tịnh Của - cụ Pétrus Trương Vĩnh Ký...cũng trên dưới 200 năm.
Nước Pháp với nền văn học tân tiến hiện đại nhất trên thế giới lúc bấy giờ cũng là thời kỳ cực thịnh về văn hóa nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng của nước Pháp ở thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Những người Việt Nam có cơ hội xuất dương, theo học các trường nổi tiếng của Pháp, đạt đuợc các học vị cao, danh tiếng như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Đào Duy Anh, Phạm Duy Khiêm, Vũ Quốc Thúc, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Tường Tam...mang tinh hoa đó về VN.
Nói đến văn học Việt Nam mà không đề cập đến nền văn học Việt cận đại qua sự sáng tạo "logíc" bài bản của nhóm Tự Lực Văn Đoàn với 7 cây cổ thụ kiệt hiệt với nhiều thể loại sáng tác lúc bấy giờ. Những di sản văn học "khuôn vàng thước ngọc" tuyệt vời đó đã được truyền thừa cho các thế hệ sau này tiếp thu và phát triển cho đến ngày nay. Và nhiều tác phẩm của Tự Lực
Văn Đoàn đã được đưa vào giảng dạy ở học đường trước năm 1975 tại Miền Nam Việt Nam.
Sở dĩ người viết dài dòng một chút về Nhóm Tự Lực Văn Đoàn và định vị ngôn ngữ Việt Nam vì chỉ sau 4 năm (1933 - 1937) được khai sanh Tự Lực Văn Đoàn, các "cậu ấm cô chiêu" và những thanh niên nam nữ bình thường cũng rất sính văn chương, tìm đọc các tác phẩm bằng Việt ngữ nổi tiếng lúc bấy giờ, thường luận bàn, tìm tòi học hỏi và tranh luận qua các thi văn đàn hay qua báo chí đã phổ biến đều khắp từ Bắc vô Nam...
Năm 1937, trên văn đàn Việt Nam xảy ra một giai thoại văn chương cực kỳ thú vị, thu hút mọi giới mê thích thơ văn, hay những nhà giáo, nhà báo và các sinh viên, học sinh, trí thức... Càng ngày càng đông tao nhân mặc khách chú ý, luận bàn, chứng tỏgiai thoại văn chương Hai Sắc Hoa Tigôn càng "nổi đình nổi đám", có một không hai trong nền văn học Việt Nam từ xa xưa, kéo dài cho đến ngày nay -2017 - đúng 80 năm.
Hiện tại, trong nước, có nhiều nhà sưu khảo văn học đang săn tìm tác giả TTKh là ai mà chỉ để lại cho đời có 4 bài thơ tình lâm ly ai oán, não nùng, vô cùng độc đáo, tạo thêm nhiều thích thú cho người săn tìm TTKh, đặt thành nghi án văn học. (3 bài thơ của TTKh: Hai Sắc Hoa Tigôn - Bài Thơ Thứ Nhất và Bài Thơ Cuối Cùng đăng trên báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy - chắc chắn do TTKh sáng tác. Còn bài thơ thứ 4: Đan Áo Cho Chồng, có nghi vấn vì đăng đưa đăng trên báo Phụ Nữ Thời Đàm cũng với tên TTKh?). Nghi án văn học này đã tốn khá nhiều giấy mực.
Hiện tượng Hai Sắc Hoa Tigôn và tác giả TTKh tạo nên một cơn lốc hay cơn chấn động trong làng văn học Việt Nam thời bấy giờ. Từ Bắc vô Nam, đâu đâu cũng nghe các văn nhân thi sĩ, báo chí hay giới trí thức sinh viên đều quan tâm đề cập đến bài thơ tình diễm tuyệt Hai Sắc Hoa Tigôn và chăm chú theo dõi, săn tìm tác giả TTKh đích thực là ai? nam hay nữ? Những sự kiện đó đã tạo nên cơn sốt săn tìm tác giả 4 bài thơ đó với nghi án rất thú vị mà người Việt chúng ta thích thú theo dõi với cuộc săn tìm nhộn nhịp, ai là TTKh?.
Nghi án về TTKh hay săn tìm coi xem tác giả đích thực Hai Sắc Hoa Tigôn và 3 bài thơ kế tiếp là ai, có thể mãi mãi chỉ là nghi án TTKh không bao giờ có kết thúc. Như vậy, lại càng thú vị cho các thế hệ kế thừa thích thơ văn, có cơ hội tiếp tục săn lùng TTKh là ai?...Và có thể, đây là đề tài văn học trong các luận án cao học, tiến sĩ văn chương sau này.
SĂN LÙNG TÁC GIẢ TTKh
Năm 1957 - 1962, tôi dạy Việt văn trung học, vì hiếu kỳ cũng có, nghề nghiệp cũng có, một nữ sinh hỏi tôi bài thơ tình nổi tiếng Hai Sắc Hoa Tigôn có phải tác giả là TTKh và TTKh tên thật là gì, nam hay nữ?... Vì vậy, tôi đã bỏ ra bao nhiêu thì giờ tìm hiểu bài thơ diễm tuyệt Hai Sắc Tigôn - loại thơ mới trữ tình độc đáo làm say mê lòng người - Đến nay, tôi đã qua khỏi tuổi 80, nghĩa là tôi ra đời trước bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn đúng 2 năm 8 tháng 13 ngày mà khi ôn nhớ hoặc đọc Hai Sắc Hoa Tigôn, "lòng già" vẫn còn rung động, xao xuyến như hồi thời trai trẻ.
Tôi viết bài này, trước nhứt nhằm thỏa mãn sự đam mê đọc những tác phẩm hay và những bài thơ hay bất hủ, trong đó, tôi "nhớ hoài ngàn năm" bài thơ Hai Sác Hoa Tigôn.
Riêng bài thơ Đan Áo Cho Chổng lại tạo thêm một "nghi án" mới nữa vì các nhà văn nhà báo, đặc biệt là các nhà thơ thời bấy giờ đặt dấu hỏi, tại sao bài thơ Đan Áo Cho Chồng không cùng xuất hiện trên 1 tờ báo - Tiểu Thuyết Thứ Bảy như 3 bài thơ trước, mà lại đăng trên báo Phụ Nữ Thời Đàm. Thắc mắc kế tiếp, qua 3 bài thơ: Hai Sắc Hoa Tigôn - Bài Thơ Thứ Nhất và Bài Thơ Cuối Cùng đều sử dụng cách sáng tác sở trường theo thể loại thơ mới của TTKh, mỗi câu 7 chữ và cùng âm điệu tha thiết yêu đương. Còn bài thơ Đan Áo Cho Chồng lại viết theo thể thơ xưa, thơ lục bát. Một nghi vấn khác nữa, cách sử dụng từ, tiết điệu thơ, nói cách khác là dùng chữ không mang màu sắc, âm hưởng tha thiết du dương cùng nhịp với 3 bài thơ kia, mà Đan Áo Cho chồng có cách điệu khác, đơn độc. Vì vậy, nghi vấn cho rằng một người khác sáng tác bài thơ Đan Áo, không dám mang đến tòa báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy hay gởi qua Bưu Điện cũng sẽ bị lộ tông tích, vì cách viết chữ (viết tay). Thời bấy giờ có mấy ai là thường dân mà có máy đánh chữ, hầu hết mọi người, nhà văn nhà thơ đều viết tay các bản thảo sáng tác của mình, cho nên nhận dạng chữ, có thể, bài thơ Đan Áo khác hẳn với 3 bài thơ đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy?.
TTKh là bút danh của một nhà thơ không muốn người đời biết "gia phả" của mình, ẩn tích mai danh. Từ ngày bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn được đăng trên tờ báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy, ngày 23 tháng 9 năm 1937 (Wikipedia). Còn nhà văn Thụy Khuê cho biết bài thơ đầu tiên của TTKh là Hai Săc Hoa Tigôn được đăng trong số báo 179 của Tiểu Thuyết Thứ Bảy, ngày 30.10.1937.
Hai Sắc Hoa Tigôn, đích thân một người phụ nữ trẻ, vóc dáng bé nhỏ, nét mặt u buồn, mang đến tòa soạn báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy, một phong bì dán kín, gửi cho ông chủ bút bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn với tên tác giả là TTKh.
Sau đó còn có 2 bài thơ nữa gởi qua đường Bưu điện đến tòa báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy: Bài Thơ Thứ Nhất - Tiểu Thuyết Thứ Bảy, số 182, ngày 20.11.1937 Bài Thơ Cuối Cùng cũng đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy, số 217 ngày 23.7. 1938.
Còn bài thơ khác: Đan Áo Cho Chồng lại được gởi đăng trên tờ Phụ Nữ Thời Đàm (năm 1938), không đăng cùng trên báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy, làm cho mọi người phải đặt nghi vấn, bài thơ Đan Áo cũng ký tên TTKh, nhưng có thể người khác mạo danh như đã trình bày ở phần trên.
Hai Sắc Hoa Tigôn vừa xuất hiện trên báo, đã tạo ngay lập tức một giai thoại văn chương lãng mạn như là trận cuồng phong gây nhiều xôn xao, bàn tán, tranh luận trong giới văn nghệ sĩ muốn biết đích thực tên thật của tác giả và đặc biệt tác giả TTKh nam hay nữ mà mạo nhận là nữ. Xã hội thời bấy giờ còn phong kiến, giới phụ nữ còn bị ràng buộc nhiều lễ giáo và gia phong nghiêm khắc, khó có cuộc "cách mạng" thay đổi cuộc đời của phụ nữ...Không phải là một thiếu nữ bình thường còn son sắt mà là một thiếu nữ có chồng còn có nhiều cấm kỵ, không thể mơ mơ màng màng người khác và yêu cuồng sống vội...
Trước khi bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn "trình làng" trên tờ báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy ngày 27 tháng 9 năm 1937, cũng chính trên tờ báo này, trước đó vài tháng, đã xuất hiện một truyện ngắn lãng mạn, ướt át Hoa Tigôn của nhà văn nổi tiếng thời bấy giờ, Thanh Châu.
Nội dung của truyện ngắn là câu chuyện tình nên thơ và lãng mạn, một mối tình của một chàng sinh viên họa sĩ đã si mê một cô gái tuyệt đẹp, có trồng một giàn hoa Tigôn trước nhà khi chàng họa sĩ đang đạp xe về làng Mộc - ngoại ô Hà Nội - tìm cảm hứng để vẽ. Và chàng họa sĩ nghèo còn may mắn gặp thêm vài lần nữa khi người đẹp tưới hay chăm sóc, ngắm nghía hoa Tigôn. Sau đó, chàng họa sĩ nghèo không còn cơ hội gặp nàng nữa và ngôi nhà có nhiều kỷ niệm với chàng đã luôn khép kín cổng như không còn có ai ở nữa.
Một thới gian khá lâu, chàng sinh viên họa sĩ Lê đã tốt nghiệp trường vẽ ở Hà Thành và được thầy dạy mến tài và nâng đở, chắng mấy chốc, họa sĩ Lê nổi tiếng với tranh vẽ chân dung phụ nữ, tranh bán với giá cao và trở nên giàu có.
Họa sĩ Lê muốn đi xa vừa du lịch vừa tìm chất liệu mới để sáng tác, vẽ những họa phẩm mới có giá trị nghệ thuật cao, họa sĩ Lê đáp xe lửa đi Vân Nam bên Trung Quốc, lúc bấy giờ còn là một tô giới của Tây Phương.
Tình cờ trong một dạ tiệc do Tòa Tổng Lãnh Sự Pháp tổ chức, chàng họa sĩ được bạn giới thiệu một phụ nữ xinh đẹp, quý phái, vợ của một viên chức người Việt đang làm việc tại Tòa Tổng Lãnh Sự Pháp. Họa sĩ Lê nhảy một bản tango với người đẹp. Hai người ngờ ngờ như có gặp nhau và sau cùng nhận ra nhau.
Năm xưa, sinh viên họa sĩ Lê vốn đa tình, thường vào làng Mộc và chỉ thoáng thấy bàn tay tiểu thư mỹ miều, trắng ngần với thân hình cân đối tôn vinh vẽ quý phái kiêu sa, làm cho con tim chàng sinh viên họa sĩ đa tình, xao động mạnh. Thời gian bắt gặp nàng thiếu nữ xinh đẹp này được thêm vài lần nữa, rồi không gặp nữa. Chảng họa sĩ khi ra trường và thành công trong nghề nghiệp nên cũng quên "nàng" người con gái có giàn hoa Tigôn đẹp ở làng Mộc.
Nay, bổng dưng gặp lại quá bất ngờ, họa sĩ Lê không vui làm sao được!. Hai người kể lại chuyện xưa, càng lúc càng thêm thân mật gần gũi hơn và nàng thường đến thăm viếng họa sĩ Lê. Nàng thuận cho chàng vẽ một bức chân dung để ghi lại kỷ niệm trai tài gái sắc vừa gặp lại cũng là cơ hội đánh dấu mối tình của hai người vừa nẩy nở mạnh với hai con tim cùng một nhịp rung động, rạo rực. Những cuộc du ngoạn tuyệt vời ở địa phương đã làm cho cặp tình nhân thêm nồng nàn say đắm.
Chàng họa sĩ cùng với nàng đồng ý cùng đi du lịch đến xứ Phù Tang, bất chấp dị nghị của gia đình, người đời để bù đắp lại những ngày tháng xa cách nhớ nhung và quyết sống trọn vẹn với tình yêu tha thiết dài lâu.
Chàng họa sĩ về Hà Nội lo đủ giấy tờ cho hai người để đi du lịch Nhật và kể từ đó hai người sẽ có dịp sống tự do hạnh phúc bên nhau cho hết cuộc đời.
Trước khi đi Nhật vài ngày, họa sĩ Lê hào hoa nhận được một bức thư từ Vân Nam gởi đến, chàng vội bốc thư ra xem và được biết, người yêu của mình suy nghĩ kỹ lại, không dám vượt lễ giáo, gia phong, nên từ chối du lịch Nhật với chàng, làm cho họa sĩ Lê hụt hẩng và buồn rầu, đành đi du lịch Nhật một mình.
Chàng vì bận rộn công việc sinh kế, cũng quên mối tình đẹp dở dang này hết mấy năm. Bổng dưng, họa sĩ Lê nhận được một phong bì viền tang cũng từ Vân Nam gởi tới, vội mở ra xem, chồng nàng báo tin buồn là nàng đã chết.
Họa sĩ Lê vội lấy vé tàu hỏa đi ngay Vân Nam, đến nghĩa trang viêng mộ nàng và mối tình tuyệt đẹp và thơ mộng này cũng đã khép lại.
Hoa Tigôn một loại hoa du nhập từ nước Pháp, đầu thế kỷ 20, mang sang với tên gọi Antigone. Đến Việt Nam, người Việt rút ngắn tên là Tigôn mà miền Nam người ta thường gọi là hoa nho, thường thấy trồng nhiều ở Đà Lạt. Một loại hoa dây, leo với sắc hoa hồng nhạt như một trái tim vỡ và ngụ ý là cuộc tình thường chia ly ngắn ngủi, sớm nở tối tàn:
Có thầm nghĩ tới loài hoa... vỡ
Như tựa trái tim phai, tựa máu hồng.
Khi người ta nói đến hoa Tigôn là nghĩ ngay đến mối tình đẹp mong manh và dang dở. Hai Sắc Hoa Tigôn mở đường cho phụ nữ lối yêu đương lãng mạn, tự do, phóng túng, vượt khỏi khuôn khổ lễ giáo, gia phong thời bấy giở. Đây có thể là cuộc cách mạng của giới phụ nữ muốn đập phá mọi xiềng xích trói buộc gia phong, lễ giáo phong kiến. Trong bối cảnh này, bài thơ nói đến "người ấy" nhiều lần, một cụm từ mới, đầy đủ hình tượng của người yêu được đưa vào thi ca. Từ đấy, người ấy trở thành một biểu tượng về người yêu "cổ điển": Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng ... Người ấy thường hay vuốt tóc tôi - Người ấy ngang sông đứng ngóng đò - Và : Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng, Trời ơi! Người ấy có buồn không?
Người con gái sang ngang, lên xe hoa về nhà chồng, "người ấy" có buồn không? Chắc chắn buồn da diết não nuột!
Có thầm nghĩ tới loài hoa... vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng?
Hai câu chót này của bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn, kết thúc một bài thơ tình diễm tuyệt với 11 khuôn thơ, gồm có 44 câu than khóc cho một mối tình dang dở-dở dang của hai người yêu nhau tha thiết mà không lấy được nhau như hoa tigôn tan vỡ theo xác pháo của người yêu bước lên xe hoa làm cho trái tim phai mà vẫn còn máu hồng đau khổ cho một mối tình vỡ tan.
Xin mời quý bạn thưởng thức trọn bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn đã xuất hiện cách đây đúng 80 năm.
HAI SẮC HOA TIGÔN
Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn,
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc,
Tôi chờ người đến với yêu đương.
Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong,
Và phương trời thẳm mờ sương, cát,
Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng.
Người ấy thường hay vuốt tóc tôi,
Thở dài trong lúc thấy tôi vui,
Bảo rằng: "Hoa, dáng như tim vỡ,
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi!"
Thuở ấy, nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly,
Cho nên cười đáp: "Màu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biến suy"
Đâu biết lần đi một lỡ làng,
Dưới trời đau khổ chết yêu đương.
Người xa xăm quá! - Tôi buồn lắm,
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường...
Từ đấy, thu rồi, thu lại thu,
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ...
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ.
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Mà từng thu chết, từng thu chết,
Vẫn giấu trong tim bóng "một người".
Buồn quá! hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ.
Và đỏ như màu máu thắm pha!
Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi...
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã,
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!
Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ,
Chiều thu, hoa đỏ rụng chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng,
Người ấy sang sông đứng ngóng đò.
Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng,
Trời ơi! Người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa... vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng?
NHỮNG TÂM HỒN THƠ LỚN GẶP NHAU QUA TTKh
Nhà văn Thụy Khuê muốn đột phá truy tầm tác gỉả TTKh là ai? Đã bỏ nhiều công sưu tầm truy cứu coi xem tác giả 4 bài thơ tình da diết và cực kỳ lãng mạn đều ký tên là TTKh. Trước đó, cùng thời với bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn, có nhà thơ Nguyễn Bính, nhà thơ Thâm Tâm thường tự nhận có quen biết hay TTKh là người yêu của mình (Thâm Tâm). Nguyễn Bính sau khi đọc bài thơ thứ nhất, thi sĩ viết "Dòng Dư Lệ" để tặng TTKh, có in bài thơ này trong thi phẩm Lỡ Bước Sang Ngang và nhà thơ Thâm Tâm có 3 bài cũng nói đến hoa tigôn và TTKh: Màu máu ti gôn - Dang dở và Gửi TTKh. Nhiều thế hệ sau còn có nhiều thơ cũng sụt sùi, ngậm ngùi, thương cảm cho số phận dở dang của TTKh.
Những năm gần đây, ở trong nước, trên báo chí và nhiều cuốn sách sưu khảo săn tìm "lý lịch trích ngang" TTKh là ai, nam hay nữ?. Người ta đưa ra nhiều sự kiện, giả thuyết về tên tác giả đích thực TTKh. Trong số đó, có nhà sưu khảo Trần Đình Thu biên soạn thành sách về nghi án TTKh hay là giai thoại văn chương Hai Sắc Hoa Tigôn. Tác giả chịu khó chắc lọc sưu tầm và dẫn chứng nhiều tài liệu, chứng cứ, khẳng quyết chuyện tình dang dở Hai Sắc Hoa Tigôn, xuất phát từ mối tình dang dở, không môn đăng hộ đối. Hai người tình phải chịu cảnh dang dở, chia lìa, "đường anh, anh đi, đường em, em đi, tình nghĩa đôi ta chỉ có thế thôi", cùng quê ở Thanh Hóa. Ông đề cập đến nhà văn Thanh Châu (tác giả truyện ngắn Hoa Tigôn) và (thi sĩ) Trần Thị Vân Chung. Hai nhân vật này, nếu còn sống, tuổi cũng trên dưới 100, nhà văn Thanh Châu đã qua đời lâu rồi. Còn Trần Thị Vân Chung định cư ở Pháp, trước đây có về VN thăm bà con, không xác nhận mình là TTKh, khi được báo chí hỏi về tác giả bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn.
Còn nhà thơ Thâm Tâm khẳng định TTKh là người yêu của mình với tên đầy đủ Trần Thị Khánh, viết tắt TTKh và trùng hợp với tên 2 người yêu ghép lại Thâm Tâm Khánh (viết tắt TTKh) hay tên cúng cơm của Thâm Tâm là Tuấn Trình và ghép lại cũng thành TTKh.
Hầu hết các nhà nghiên cứu sưu tầm về TTKh, xác quyết là nữ thi sĩ TTKh là có thật từng đến thăm viếng vài lần Thâm Tâm ở phố Khâm Thiên - Hà Nội (ông Thạch Hồ và Y Châu).
Nhà thơ Tế Hanh cả quyết nhà thơ TTKh là Trần Thị Khánh. Theo Thụy Khuê viết: Nguyễn Tấn Long và Nguyễn Hữu Trọng là 2 nhà biên khảo đầu tiên có ý tìm hiểu kỹ nhất về cái mà ông gọi là "Nghi Án TTKH và Thâm Tâm". Trong bộ Việt Nam Thi Nhân Tiền Chiến , 2 ông đưa ra những nhân chứng và những giả thuyết đã xuất hiện trên báo chí, văn đàn từ năm 1938 đến năm 1968 của các ông: Giang Tử - Thạch Hồ - Y Châu - Nguyễn Bá Thế - Lê Công Tâm - Anh Đào. Người thì cho rằng TTKh chính là Thâm Tâm. Người lại quả quyết TTKh là Trần Thị Khánh, người yêu của Thâm Tâm...
Một điều cần lưu ý, Nguyễn Vỹ (chủ trương tạp chí Phổ Thông trước năm 1971 tại Sài Gòn), ông là một trong những nhà thơ tiên phong trong phong trào thơ mới, thích làm thơ mỗi câu 2 chữ: Sương rơi-nặng trĩu -trên cành- dương liễu...nghe cũng ngồ ngộ. Năm 1970, Nguyễn Vỹ có xuất bản Văn Thi Sĩ Tiền Chiến tại Sài Gòn đã đưa ra gọi là "sự thật" về Thâm Tâm và Trần Thị Khánh. Ông Nguyễn Vỹ dẫn chứng rất dài dòng và kết luận là Trần Thị Khánh có thật và là người yêu của thi sĩ Thâm Tâm vì không vượt qua được gia phong lễ giáo nên Khánh có chồng và Thâm Tam đau khổ tột cùng. Trần thị Khánh nhỏ hơn Thâm Tâm 2 tuổi, khi mới yêu nhau, Thâm Tâm (Tuấn Trình) 19 và Tràn Thị Khánh 17 tuổi. Khánh không biết làm thơ và chính Hai Sắc Hoa Tigôn do Thâm Tâm sáng tác vì Thâm Tâm thức cả đêm vì buồn khổ nghe tin Khánh lên xe hoa theo chồng.
Dù Nguyễn Vỹ khẳng định như thế, nhưng các nhà biên khảo vẫn không tin vì Thâm Tâm đã mất vài chục năm rồi và Trần thị Khánh cũng có thể thành người thiên cổ, không thể nào chứng minh "ba mặt một lời" bài thơ Hai Săc Hoa Tigôn là do Thâm Tâm viết hay Trần Thị Khánh sáng tác.
KẾT:
Riêng tôi, cầu mong không một ai chứng minh được bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn là của Trần Thị Khánh, hay của Thâm Tâm - Tuần Trình hay Nguyễn Bính. thi sĩ J. Leiba sáng tác, hay bất cứ ai khác. Thế hệ chúng ta và sau này chỉ biết bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn và 3 bài thơ khác: Bài Thơ Thứ Nhất - Bài Thơ Cuối Cùng - Bài Thơ Đan Áo với tên tác giả là TTKh, chỉ có thế thôi.! Các thế hệ mai sau còn có cơ hội săn lùng tìm kiếm tiếp tác giả 4 bài thơ tình lãng mạn với bút danh TTKh, còn tên thật là gì và nam hay nữ không cần "bạch hóa". Như vậy, TTKh và Hai Sắc Hoa Tigôn sẽ bất tử tạo thành huyền thoại hay giai thoại văn chương sống mãi mãi với thời gian. Sự bí ẩn của cái tên TTKh luôn là một ẩn số đáng yêu.!@
Xin mời quý vị đọc hết 4 bài thơ: Hai Sắc Hoa Tigôn - Bài Thơ Thứ Nhất - Bài Thơ Cuối Cùng và Bài thho Đan Áo Cho Chồng đã xuất hiện từ năm 1937 và 1938 - đến nay được 80 năm:
Bốn bài thơ của TTKh, tôi chụp lại trong Tạp Chí Duyên Dáng Việt Nam - số 16 - 1.1.2016
Anh Phương Trần Văn Ngà (26.7.2017 - Tôi có dịp sẽ trở lại chuyện tình Hai Sắc Hoa Tigôn)
Nếu còn "đất trống" xin đăng Vài Lời này ở trên cùng hay dưới chót cũng đều được cả.
Cám ơn trước - TVN
VÀI LỜI CỦA ANH PHƯƠNG TRẦN VĂN NGÀ:
Hiện nay, trong nước, bất cứ ở đâu, từ thành thị đến nông thôn, người dân Việt Nam nghèo khổ hay sang giàu, trí thức hay bình dân ít học, đều mê thích thưởng thức những bản nhạc tình ca du dương, êm dịu, tha thiết với tình yêu thường dang dở hơn là hạnh phúc, thời xa xưa của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Người bên thắng cuộc gán đặt loại nhạc tình cảm êm dịu này cái tên là nhạc vàng sau cuộc đổi đời năm 1975. Kẻ thắng cuộc chỉ biết có nhạc chiến đấu sắt máu và nhạc tuyên truyền quá nhàm chán. Nhạc vàng hoàn toàn bị cấm đoán phổ biến, không được thưởng thức công khai, chỉ có nghe lén suốt thời gian dài vài thập kỷ.
Nhạc vàng của chế độ cũ Việt Nam Cộng Hòa - bên thua cuộc - nay vươn lên cùng với sự đòi hỏi của xã hội trở thành bên thắng cuộc, được hầu hết người dân Việt Nam dù là đảng viên cộng sản hay chỉ là người dân bình thường cũng đua nhau thưởng thức nhạc vàng, cho nên các ca sĩ nổi tiếng ở hải ngoại có cơ may trở về nước trình diễn loại nhạc vàng bất tử với người yêu nhạc. Như vậy, nhạc vàng đã chiến thắng đảng cộng sản toàn trị xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, nhà cầm quyền cộng sản còn cấm đoán một số nhạc phẩm, che chắn sợ chế độ cộng sản lung lay với loại nhạc vàng tình cảm, sâu lắng đi sâu vào lòng người dân Việt Nam mà quên đi chế độ vô thần CS.
Người viết tin tưởng một ngày không xa, nhạc vàng sẽ phá tan bức màn sắt kềm kẹp "tư duy", người dân sẽ có quyền thưởng thức bất cứ bản nhạc vàng nào mà ngày nay có thêm tên mới dòng nhạc Boléro bất diệt.
Đồng hành với âm nhạc - nhạc vàng, nền văn học Việt Nam với những tập tiểu thuyết hay những bài thơ tình cảm lãng mạn của thời trước 1975 hay trước nữa - thời tiền chiến cũng đã được các văn nhân thi sĩ, nhà báo, nhà biên khảo khơi dậy mạnh gần đây hay vài thập niên trước. Trong đó có "nghi án TTKh với bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn" mà người viết đã tường trình ở trên.
Cách đây không lâu, trên dưới 1 tháng, nhà văn nữ Nguyễn Thụy Vũ, được phép tung ra một lúc hàng chục tác phẩm của nhà văn này với nội dung "tả chân" xã hội ăn chơi, tự do của Miền Nam Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh với cộng sản Bắc Việt. Dù nhà cầm quyền cộng sản dựng lên bình phong nói rằng nhà văn nữ Nguyễn Thụy Vũ (hay Nguyễn Thị Thụy Vũ (bút danh) - sanh ở Vĩnh Long năm 1937, 80 tuổi - chị ruột của nhà văn Hồ Trường An, cựu Đại uý Thông Tin Báo Chí QLVNCH, đang sống ở Paris), có cha cũng là VC (nằm vùng), có gốc là con của gia đình cách mạng. Nhưng, mãi hơn 42 năm sau, tác phẩm tả chân cuộc sống ăn chơi sa đọa của các cô gái bán Bar của thời chiến mới được phép tái bản rầm rộ, ra mắt độc giả, đã bán chạy như tôm tươi. Chứng tỏ người dân Việt Nam bây giờ vẫn ưa chuộng mê thích những âm nhạc, tiểu thuyết của thời xa xưa VNCH vì có đầy đủ tự do, nhân bản, người thật chuyện thật của cuộc đời, còn chế độ cộng sản thì không bao giờ dám viết, nói lên sự thật, chỉ nói và viết điều gian trá hay tuyên truyền láo khoét.
Thật trớ trêu thay!!! - Anh Phương Trần Văn Ngà (Sacramento)