Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
GƯƠM LẠC GIỮA RỪNG HOA - Anh Phương TRẦN VĂN NGÀ
GƯƠM LẠC GIỮA RỪNG HOA
Anh Phương TRẦN VĂN NGÀ
Đoàn Nữ Quân Nhân Hải Ngoại, một binh chủng đặc biệt, dù quân số không nhiều như các Quân Binh Chủng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa khác, cũng thành lập được Tổng Hội do cựu Thiếu Tá Trần Thị Huy Lễ giữ nhiệm vụ Tổng Hội Trưởng nhiệm kỳ đầu (TT Huy Lễ Trưởng Phòng Xã Hội Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến), hiện định cư tại Nam Cali. Các cựu nữ quân nhân ở rải rác khắp nơi từ châu Âu, Úc, Canada và đông nhứt là ở Hoa Kỳ, ước tính trên dưới 100 chị, chưa kể chồng con về tham dự Hội Ngộ lần thứ 6 tại Westminster cuối tháng 7 năm 2018 vừa qua. Đồng thời cũng đánh dấu sự trưởng thành của Đoàn Nữ Quân Hải Ngoại với Tổng Hội Trưởng Trần Thị Huy Lễ được Đại Hội tín nhiệm giữ trọng trách thêm một nhiệm kỳ nữa.
Trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có một Binh chủng đặc biệt, cũng là người lính mà không trực tiếp chiến đấu ngoài tiền tuyến hay gọi là bảo vệ quê hương mà không cần đến súng đạn làm vũ khí. Nhưng, NQN có học về súng và tập bắn súng từ các khóa học căn bản sau này khi trường Nữ Quân Nhân được thành lập và chánh thức hoạt động từ năm 1965. Truớc đó, hầu hết những nữ quân nhân nhập ngũ, như là một diện đồng hóa vào Quân Đội, không trải qua giai đoạn huấn luyện căn bản quân sự.
Dựa vào tài liệu trên Wikipedia, quân số dự trù cho Đoàn Nữ Quân Nhân 10 ngàn người, tương đương với quân số cơ hữu của một Sư Đoàn Bộ Binh. Nhưng, Đoàn Nữ Quân Nhân mới thực hiện trên 6 ngàn người gồm có sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ (rất ít). Wikipedia còn cho biết là Đoàn Nữ Quân có đến 600 sĩ quan từ cấp Đại Tá đến Chuẩn Úy. (H: Kỳ Hiệu Đoàn Nữ Quân - QLVNCH)
Theo sự hiểu biết của người viết bài này, sĩ quan đang phục vụ trong Đoàn Nữ Quân trước năm 1975 (không tính sĩ quan đã giải ngũ, cũng không nhiều) ước tính trên dưới 100 người. Về cấp bậc cao nhứt có Đại Tá Trần Cẩm Hương - Trung Tá có 4 vị: Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, Hồ Thị Vẽ và Lưu Thị Huỳnh Mai (Trung Tá Nguyễn Thị Hằng nhập ngũ từ Quân Đội Liên Hiệp Pháp sau Đệ nhị thế chiến, trước năm 1950, quý vị Đại Tá Hương - Trung Tá Nhơn và Trung Tá Vẽ, nhập ngũ năm 1950 thuộc Quân Đội Quốc Gia (sau này đổi danh xưng là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa). Sau 30.4.1975, Trung Tá Hằng được con bảo lãnh sang Bỉ định cư và khi bà Hắng bị bịnh lãng trí nặng, quay trở về VN sống cho đến cuối đời, cách nay trên dưới 20 năm, nếu TrT Hằng còn sống đã qua hay xấp xỉ 100 tuổi).
Cấp Thiếu Tá có 10 vị và nếu kể thêm nữ Thiếu Tá Cảnh Sát Nguyễn Thanh Thủy là 11 vị (Wikipedia đã xếp TT Nguyễn Thanh Thủy vào cấp Thiếu Tá NQN - điều này không đúng vì ngành Cảnh Sát Quốc Gia và Quân Đội có quy chế, điều hành, nhiệm vụ hòan toàn khác nhau). Mười Thiếu Tá NQN: Bàng Kim Linh - Cao Mỹ Duyên - Cao Mỵ Nhân - Lê Thị Nuôi - Lê Kim Sa - Nguyễn Thị Bích Phượng - Nguyễn Thị Điện - Trần Thị Bích Nga - Trần Thị Huy Lễ - Trần Thị Tâm. Còn cấp Đại Uý trong Wikipedia liệt kê chưa tới 20 người, chắc chắn còn thiếu sót, cấp bậc Trung Úy, Thiếu Úy và Chuẩn Úy không thấy Wikipedia đề cập đến số lượng, người viết ước tính có chừng 50-60 vị.
VÀI DÒNG VỀ CUỘC ĐỜI CỦA ĐẠI TÁ TRẦN CẨM HƯƠNG
CON CHIM ĐẦU ĐÀN - CHỊ CẢ - CỦA ĐOÀN NỮ QUÂN NHÂN QLVNCH
Đoàn Trưởng Nữ Quân Nhân đầu tiên từ cấp Thiếu Tá lên đến Đại Tá sau hơn 9 năm tại chức, là Đại Tá Trần Cẩm Hương. Khi Đại Tá Hương nghỉ hưu vì đáo hạn tuổi, cuối năm 1974 và Trung Tá Lưu Thị Huỳnh Mai lên thay từ 1.1.1975 cho đến 30.4.1975. TrT Mai bị vào tù cộng sản nhiều năm, hiện đang sống với tuổi già 85 có nhiều bịnh tật tại miền Nam Cali.
(H:ĐT Cẩm Hương tại chức)
Nhân viết về Đoàn Nữ Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, người viết rất trân trọng Binh Chủng không có vũ khí súng đạn mà có vũ khí đặc biệt là tình huynh đệ chi binh, sự chăm sóc, phục vụ tận tụy thương bịnh bình, tử sĩ và gia đình, kể cả công việc dạy dỗ các con của các chiến sĩ ở các trại gia binh, các anh đang chiến đấu tại các chiến trường máu lửa hay đang phục vụ các đơn vị yễm trợ, hậu tuyến. Ngoài ra, với tinh thần phục Tổ Quốc cùng tất cả sự dịu dàng, nhân ái đối gia đình binh sĩ, thương bịnh binh và gia đình tử sĩ cũng như phục vụ chuyên môn tại các phòng sở qua các nghề chuyên môn y tá, xã hội, thông dịch, truyền tin, quản trị, hành chánh tài chánh, quân nhu, thư ký, đả tự, giáo viên... Hầu như tất cả các đơn vị, cơ quan chuyên môn trong mọi Quân Binh Chủng QLVNCH đều có sự hiện diện của các nữ quân nhân kể cả ngành truyền thông báo chí Quân Đội, đặc biệt trong ngành Tình Báo Tâm Lý Chiến... Các nữ quân nhân còn hiện diện trong Binh Chủng Nhảy Dù, biểu diễn nhảy đẹp, không phải nhảy dù chiến đấu trên đầu địch, trước sự chứng kiến của quan khách tại các buổi lễ lớn.
Dù quân số không đông, các nữ quân nhân, bất cứ nơi nào có các đơn vị của các Quân Binh Chủng QLVNCH cũng đều có sự hiện diện của các nữ quân nhân, như các bông hồng tô điểm thêm sự tưoi mát tại các đơn vị. Người viết bài này từng ví các NQN ở các đơn vị, lạc lỏng giữa "chốn ba quân" lửa đạn, đầy chết chốc như là "Hoa Lạc Giữa Rừng Gươm" (một bài viết của tôi trong đặc san Đaị Hội kỳ 1 hay 2?).
Nữ quân nhân, theo tôi biết, quân phục trắng (đại lễ), quân phục làm việc màu xanh da trời dịu mát bắt mắt và quân phục tác chiến như nam quân nhân.
Sở dĩ các nữ quân nhân gọi Đại Tá Trần Cẩm Hương là Chị Cả có 2 ý nghĩa. Đại Tá Cẩm Hương là con chim đầu đàn, cấp bậc cao nhứt trong Đoàn Nữ Quân Nhân. Khi du hành sang Hoa Kỳ, Đại Tá Cẩm Hương được một Nữ Tướng Hoa Kỳ 3 sao ra tiếp đón tại phi trường (lúc đó Quân Lực Mỹ chưa có Nữ Tướng 4 sao như hiện nay). Nếu không có ngày 30.4.1975 và Đoàn NQN tuyển mộ thêm nhiều cấp binh sĩ và cấp chỉ huy, quân số NQN cũng tăng lên cao, chắc chắn, Đoàn Nữ Quân QLVNCH sẽ có Nữ Tướng như Quân Lực Hoa Kỳ và nhiều nước khác trên thế giới. Lý do thứ hai, khi Đại Tá Cẩm Hương vào tù cộng sản cùng với 4 Trung Tá và nhiều Thiếu Tá và các cấp bậc sĩ quan khác, cùng ở chung trại tù. Các tù nhân nữ cũng chia ra đội ở riêng, các sĩ quan cao cấp cùng ở chung một đội, các chị em NQN muốn tỏ lòng kính trọng Đại Tá Cẩm Hương dù bất cứ hoàn cảnh nào và che mắt các cai tù, các chị gọi Đại Tá Cẩm Hương là Chị Cả, còn các chị khác gọi Chị và kèm theo tên. Đó cũng là một hình thức, các NQN luôn kính trọng trân quý con chim đầu đàn - Chị Cả của Đoàn Nữ Quân Nhân.
Đại Tá Trần Cẩm Hương, sanh năm 1926 tại Cần Thơ, vốn là một tiểu thơ khuê các trong một gia đình học thức và giàu có ở Tây Đô Cần Thơ. Ai sanh trưởng hoặc sống lâu hay từng làm việc tại thành phố Cần Thơ đều nghe danh, biết tiếng "Vườn Thầy Cầu" thanh lịch mà cá nhân người viết cũng từng đến viếng khu vườn này, không cách xa trung tâm Cần Thơ, chừng một hai cây số. Đại Tá Hương khi có công tác về Cần Thơ, chắc chắn Đại Tá về thăm viếng lại Vườn Thầy Cầu với sự trân trọng. Hình như Đại Tá Cẩm Hương có liên hệ gia đình với Thầy Cầu vào hàng em cháu?
Cha của Đại Tá Trần Cẩm Hương là kỹ sư Trần Văn Mẹo, từng giữ chức Bộ Trưởng Công Chánh thời Đệ Nhất Cộng Hòa.
Điều lưu ý, thời Pháp thuộc, Nam Kỳ là vùng đất do Pháp trực tiếp đô hộ và người dân Nam Kỳ luôn hưởng được quy chế về quyền công dân rập khuôn theo mẫu quốc Pháp. Còn Bắc Kỳ và Trung Kỳ gọi là vùng đất do chánh quyền Pháp bảo hộ vì còn có Triều Đình Huế cai trị. Cho nên, người dân Nam Kỳ phóng khoáng, tự do trong mọi sinh hoạt hơn người gốc miền Bắc và miền Trung. Đặc biệt, người miền Nam tình nguyện đi vào phục vụ trong Quân Đội là sư hãnh diện, danh dự, một nghề nghiệp cao quý - không phải là những người thất học. Các vị đó, thường là con cháu của các gia đình đại điền chủ, thương gia, giàu có, quyền thế hay công chức cao cấp, được đi học đàng hoàng đến nơi đến chốn, được tự do, thoải mái chọn con đường binh nghiệp làm cứu cánh cho cuộc đời thời bình hay thời chiến.
Vào Quân Đội từ bên Pháp, thời Đệ Nhị Thế Chiến, như Trung Tướng Trần Văn Đôn (sanh tại Bordeaux - Pháp) - Đại Tướng Nguyễn Khánh - Đại Tướng Trần Thiện Khiêm - Trung Tướng Lê Văn Kim... là con của vị "đại gia hay quyền thế", Đại Tá Lâm Quang Phòng du học Pháp và Hà Nội, sau theo kháng chiến và trở về với Quân Đội Quốc Gia... và Đại Tá Trần Cẩm Hương cũng vào hàng "danh gia thế phiệt" tình nguyện vào Quân Đội Quốc Gia vừa được Pháp công nhận chánh thức trao quyền chỉ huy, năm 1950 mà không chọn nghề nghiệp khác thích hợp với người phụ nữ hơn. Cùng thời với Đại Tá Cẩm Hương - Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn , Trung Tá Hồ Thị Vẽ và nhiều nữ quân nhân khác cũng nhập ngũ vào thời điểm Quân Đội Quốc Gia đang chuyển mình vươn lên lớn mạnh từ năm 1950.
Đại Tá Trần Cẩm Hương chết sớm, mới có 60 tuổi (1926 - 1986) sau khi bị tù đày đọa khổ sai trong trại tù cộng sản hơn 10 năm. Khi được thả ra, Đại Tá Cẩm Hương không được về nhà của mình cùng sống chung với các con ở đường Hồ Biểu Chánh - Phú Nhuận - Sài Gòn. Vì ngôi biệt thự của Đại Tá Cẩm Hương đã bị kẻ thắng cuộc tịch thu toàn bộ khu nhà chính, chỉ cho các con của Đại Tá Cẩm Hương được "lưu cư" gian nhà dành cho người làm công trong gia đình năm xưa. Nay "cách mạng chiếu cố" cho gia đình ĐT Cẩm Hương trú ngụ và Đại Tá Cẩm Hương lại bị lưu đày một lần nữa gọi là quản chế tại Đức Hòa - Hậu Nghĩa cho đến ngày Chị Cả ra đi về bên kia thế giới, không còn hận thù, trù dập của chế độc cộng sản bạo tàn nữa.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐOÀN NỮ QUÂN NHÂN & TRƯỜNG NỮ QUÂN NHÂN
Qua Sắc Lệnh 003/QT/SL ký ngày 5.1.1965, Đoàn Nữ Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được thành hình chánh thức còn được gọi là cải danh từ các nữ phụ tá, cán sự trong Quân Đội thành Đoàn Nữ Quân Nhân. Văn Phòng Đoàn và Trường Nữ Quân Nhân cùng một địa điểm trên đường Nguyễn Văn Thoại, thuộc quận Tân Bình - Thủ Đô Sài Gòn. Đoàn Trưởng đầu tiên, kiêm Chỉ Huy Trưởng Nữ Quân Nhân là nữ Thiếu Tá Trần Cẩm Hương.
Trường Nữ Quân Nhân trực thuộc Tổng Cục Quân Huấn và Văn Phòng Đòan (Bộ Chỉ Huy Đoàn Nữ Quân) trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu/ Tham Mưu Phó Nhân Viên.
(H: Các cấp chỉ huy của Đoàn NQN - đứng giữa là Đại Tá Trần Cẩm Hương). Ngoài Trường NQN, còn có một trường (Trung Tâm Huấn Luyện) cũng do NQN phụ trách - Trường Xã Hội Quân Đội (trong vòng rào Trại Lê Văn Duyệt thuộc Biệt Khu Thủ Đô), nhưng trực thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị về mặt chuyên môn - Trường Xã Hội Quân Đội nhằm đào tạo chuyên ngành - công tác xã hội và các giáo viên nhà trẻ tại các trại gia binh... do Thiếu Tá Trần Thị Bích Nga giữ chức Chỉ Huy Trưởng những năm sau cùng trước 30.4.1975. Trong lúc các ngành chuyên môn khác của các NQN đều theo học tại các trường do nam quân nhân chỉ huy.
Đến năm 1967, Văn Phòng Đoàn Đoàn Nữ Quân Nhân được di chuyển về Bộ Tổng Tham Mưu cũng do Trung Tá Trần Cẩm Hương giữ chức Trưởng Đoàn cho đến khi lên Đại Tá và giải ngũ vì đáo hạn tuổi năm 1974. Còn Trường Nữ Quân Nhân hay còn được gọi là Trung Tâm Huấn Luyện Nữ Quân Nhân do Thiếu Tá Hồ Thị Vẽ đảm trách Chỉ Huy Trưởng và thăng Trung Tá cho đến ngày giải ngũ vì đáo hạn tuổi cuối năm 1974. Đại Tá Cẩm Hương và Trung Tá Vẽ cùng Trung Tá Hạnh Nhơn đều giải ngũ. Nhưng, vẫn được quân cộng sản Bắc Việt chiếu cố đưa vào tù cải tạo. Riêng Đại Tá Cẩm Hương, con chim đầu đàn của ngành Nữ Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị tù trên 10 năm và bị lưu đày quản chế gắt gao ở Đức Hòa - tỉnh Hậu Nghĩa cho đến khi lâm trọng bịnh và qua đời lúc tuổi còn trẻ. Đại Tá Cẩm Hương từ trần tháng 2 năm 1987, hưởng thọ 60 tuổi.
Các chị em nữ quân nhân hay tin người Chị Cả Đoàn Nữ Quân Nhân Trần Cẩm Hương qua đời, từ các tỉnh xa và vùng Thủ Đô Sài Gòn năm xưa, không còn biết sợ cộng sản "dòm ngó" bắt bớ, đã về phúng viếng, tiễn biệt Đại Tá Cẩm Hương cũng như đưa Chị Cả đến lò thiêu Thủ Đức, Chị Cả đã hoàn thành nhiệm vụ của một nữ quân nhân có 24 năm phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Đại Tá Trần Cẩm Hương sanh năm 1926 tại Cần Thơ, nhập ngũ ngày 21.8.1950 - Tốt nghiệp Trường Nữ Trợ Tá Xã Hội năm 1952 - Cán Sự Xã Hội của Trường Thévénet ở đường Tú Xương - Sài Gòn do các Soeurs phụ trách giảng dạy.
Theo nhu cầu đòi hỏi, ngành Xã Hội trong Quân Đội Quốc Gia do phu nhân của Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng Tham Mưu Trưởng đề xướng thành lập. Bà Trung Tướng Hinh là người Pháp, bà tổ chức ngành Xã Hội của Quân Đội Quốc Gia Việt Nam rập khuôn theo ngành xã hội Quân Đội Pháp. Ngành xã hội trong QLVNCH cũng biến chuyển thay đổi cho phù hợp với sự lớn mạnh vượt bực của các Quân Binh Chủng QLVNCH.
CHỊ CẢ NGUYỄN THỊ HẠNH NHƠN
Cách gọi Chị Cả cùa Đoàn NQN cũng còn tồn tại ở hải ngoại dành đặc biệt cho Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn. Trung Tá Hạnh Nhơn cũng là con chim đầu đàn của Hội H.O Cứu Trợ Thương Phế Binh tại hải ngoại. Các chị em NQN cũng gọi Trung Tá Hạnh Nhơn là Chị Cả cũng vừa trân quý vì Chị đã ngoài 80 tuổi vẫn còn hăng say phục vụ công tác từ thiện cứu trợ các chiến hữu thương phế binh và quả phụ QLVNCH tại quê nhà. Đồng thời, "đàn em" nữ quân nhân cũng muốn cách gọi Chị Cả phân biệt với cách gọi Chị suông đối với 2 Trung Tá Hồ Thị Vẽ và Lưu Thị Huỳnh Mai hay các chị khác.
Uy Tín lên cao vùn vụt của Trung Tá Hạnh Nhơn, đảm trách công tác cứu trợ, giúp đở những thương phế binh, quả phụ tử sĩ QLVNCH đang sống lầm than cơ cực tại quê nhà. Dù tuổi già sức yếu cho đến 90 tuổi, Chị Cã đã hy sinh cả cuộc đời còn lại cho công tác nhân ái từ thiện giúp đở các chiến hữu thương phế binh và quả phụ tử sĩ QLVNCH tại quê nhà suốt trên dưới 10 năm liền cho đến ngày Chị Cả ra đi về Đất Phật.
Từ thành công này đến thành công khác với thu nhập càng ngày càng tăng cao lên con số triệu trong nhiều lần tổ chức Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh do Hội HO Cứu Trợ TPB & QP cùng phối hợp với đài truyền hình SBTN, Trung Tâm Asia và nhiều hội đoàn tổ chức, nghệ sĩ, nhân sĩ và truyền thông báo chí đã hết lòng hổ trợ... Đây quả thật một công tác từ thiện, nhân ái có nhiều ý nghĩa nhất của cộng đồng Người Việt ở hải ngoại, đã an ủi, trợ giúp thiết thực những chiến hữu thương tật, quả phụ tử sĩ QLVNCH tại quê nhà đang sống bên lề xã hội CSVN. (H:TT Hạnh Nhơn ở hải ngoại)
Nay Chị Cả Hạnh Nhơn đã về với Đức Phật trên cõi Niết Bàn, Hội H.O Cứu Trợ Thương Phế Binh QLVNCH khó tìm người đủ uy tín tài đức, có tinh thần hy sinh cao độ, chịu cực chịu khổ, thay thế Chị Cả Nguyễn Thị Hạnh Nhơn.
HỘI NGỘ NỮ QUÂN KỲ VI - 29.7.2018 TẠI WESTMINSTER
Dù "quân số" không đông như các Tổng Hội các Quân Binh Chủng Chủng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa khác, Đoàn Nữ Quân Nhân Hải Ngoại đã làm nên chuyện, như là một truyền thống tổ chức Đại Hội Hội Ngộ được 6 lần, dù 2 năm tổ chức một lần hay 3 năm, thậm chi đến 4 năm cũng không sao, miễn Đoàn Nữ Quân Hải Ngoại vẫn giữ được liên lạc và truyền thống đoàn kết của những chiến binh nữ đã một thời xếp bút nghiên theo nghiệp kiếm cung như nam giới trong thời chinh chiến trước 30.4.1975.
Tổ Chức Hội Ngộ Đoàn Nữ Quân đầu tiên tại San Jose, cách đây trên 15 năm. Kế tiếp tổ chức thêm 5 lần nữa, chỉ có 1 lần tổ chức ở Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, 4 kỳ tổ chức ở Nam California và do Chị Cả Niên Trưởng Nguyễn Thị Hạnh Nhơn đảm trách 3 lần và mới đây cựu nữ Thiếu Tá Trần Thị Huy Lễ, Chủ Tịch Tổng Hội NQN Hải Ngoại phụ trách tổ chức Đại Hội Hội Ngộ NQN kỳ 6 tại Westminster - miền Nam California vào 3 ngày 28 - 29 và 30.7 năm 2018.
Tổ chức Hội Ngộ NQN kỳ 6 hình như đã phải chờ đến 4 năm (hay 3 năm) mới có cơ hội tổ chức vì mỗi lần tổ chức là một việc làm quan trọng cần có nhiều nhân sự phụ trách các phần vụ trong các khâu tiếp đón đưa rước từ các nơi về khách sạn, phương tiện đi lại dự tiền hội ngộ hay ngày Hội Ngộ chánh thức cũng như tìm những tua du lịch tại địa phương sau ngày Hội Ngộ để giúp các chị và gia đình ở xa về có dịp đi thăm viếng và có thêm thì giờ để còn hàn huyên tâm sự. Có chị, từ ngày mất nước 30.4.1975 đến nay chưa gặp lại các bạn NQN cùng khóa học, cùng đơn vị, các lần Hội Ngộ là những cơ hội bằng vàng để các chị gặp nhau của cho thỏa chí tình huynh đệ chi binh bất diệt.
Các thành viên của Đoàn NQN Hải Ngoại, đến nay, tuổi đã cao vào hàng U.70 - 80- 90, trở thành bà nội bà ngoại hay lên chức bà cố, một thời oanh liệt son trẻ đã qua. Các chị muốn sống lại kỹ niệm với màu cờ sắc áo của người NQN thời vàng son năm xưa chỉ có trong các lần Hội Ngộ mới có cơ may gặp lại nhau dù ngắn ngủi một vài ngày cũng sưởi ấm lòng chiến sĩ NQN.
* NGÀY TIỀN ĐẠI HỘI - 28.7.2018
Tổng Hội Trưởng Đoàn Nữ Quân Nhân Hải Ngoại cũng là Trưởng Ban Tổ Chức - cựu TT Trần Thị Huy Lễ, mời quý vị cựu nữ quân nhân và gia đình đến thăm viếng, cũng như Ban Tổ Chức muốn giới thiệu Viện Bảo Tàng Lịch Sử QLVNCH (Museum Of History Republic Of Vietnam Armed Forces) với các chị và gia đình đang sống rải rác khắp nơi trên nhiều tiểu bang và nhiều nước của thế giới tự do. Đồng thời Ban Tổ Chức cũng muốn biết chính xác coi xem chị em và gia đình tham dự ngày Đại Hội chánh thức - chủ nhựt 29.7.208 tại nhà hàng Diamond Seafood Palace có đúng với ghi danh trước không? Và nhắc nhở địa điểm tập trung, qúy chị cùng gia đình đã ghi danh du ngoạn suốt ngày thứ hai 30.7.2018, sau Đại Hội, qua một công ty du lịch chuyên nghiệp. (H: Hội Ngộ NQN Kỳ V)
Viện Bảo Tàng Lịch Sử do một nhóm trí thức, hậu duệ của các chiến sĩ QLVNCH, gia đình cựu tù nhân chánh trị... Các hậu duệ, đã góp công sức và tiền bạc để tạo dựng nên gian phòng rộng lớn này cùng sự đóng góp của nhiều cha anh đang tỵ nạn chánh trị tại Hoa Kỳ.
Chừng 20 NQN vào đầu tiên trong đó lại có người viết bài này, tôi cảm thấy mình như gươm lạc giữ rừng hoa vì tôi là cựu nam quân nhân đang lạc lỏng trong rừng hoa vào buổi hoàng hôn. Gươm ngày nay không còn sắc bén như xưa nên hoa vẫn còn là "Hoa Trinh Nữ", như một bài hát bất hủ của cố ca nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh.
Sau đó, chừng 20 phút, lác đác có vài cây gươm cùn khác lần lượt đến cùng với phu nhân cũng là nữ chiến sĩ QLVNCH. Lúc đó, tôi cảm thấy, có quân tiếp viện, thêm vững lòng mà đánh giặc miệng cho thêm vui thêm hăng.
Buổi chiều ngày tiền Đại Hội, Trưởng Ban Tổ chức Trần Thị Huy Lễ còn mời chị em và gia đình đến chung vui tại tư gia một người bạn với những thức ăn ngon miệng, còn có văn nghệ cây nhà lá vườn bỏ túi. Với thi sĩ Cao Mỵ Nhân (cựu Thiếu Tá, Trưởng Phòng Xã Hội Quân Đoàn I) vừa là MC vừa là ngâm sĩ, dù tuổi cao nhưng giọng ngâm thơ của chị trong cao, rất lảnh lót, tuyệt vời như rót vào lòng các bạn nữ quân nhân từ phương xa về, cùng với nhiều tiếng hát, đặc biệt có tiếng hát của ông bà chủ nhà mến khách nữ quân nhân trong một buổi chiều vui trọn vẹn. Đây cũng là công khó của con chim đầu đàn tổ chức ĐH Hội Ngộ NQN kỳ 6 Trần Thị Huy Lễ, rất đáng được biểu dương.
NGÀY ĐẠI HỘI CHÁNH THỨC - CHÚA NHỰT 29.7.2018
Tham dự Hội Ngộ lần này rất đông, với nhiều thành phần thuộc chánh quyền, các hội đoàn, tổ chức và hậu duệ QLVNCH. Có sự hiện diện của ông Thị Trửởng Westminster Tạ Đức Trí cùng phu nhân và nhiều Nghị Viên của thành phố Westminster, Garden Grove và nhiều đại diện các hội đoàn, tổ chức chánh trị và giới truyền thông báo chí...chật kín nhà hàng với hơn 54 bàn và Ban Tổ Chức đã phải xin lỗi từ chối 5 bàn ghi danh sau vì BTC không tài nào xếp thêm bàn.
Cả buổi sáng, cũng tại nhà hàng Diamond Seafood Palace là buổi sinh hoạt của Đoàn Nữ Quân Nhân. Ngoài diễn văn chào mừng và tường trình công tác của Tổng Hội NQN của Trưởng Ban tổ chức. Quan trọng là phần tự giới thiệu của từng nữ quân nhân về tham dự rất ý nghĩa và một phần khác cũng khá thu hút sự theo dõi của quý chị là phần báo cáo thành quả của Quỹ Tình Thương do sáng kiến Chị Cả Hạnh Nhơn khởi xướng thành lập từ Hội Ngộ kỳ 4 (2011) cho đến nay đã trải qua 7 năm đã giúp đở thiết thực cho nhiều chị em NQN ở quê nhà đang gặp nhiều khó khăn, tuổi gia bịnh tật...Quỹ Tình Thương NQN do cựu Thiếu Tá Trần Thị Bích Nga phụ trách.
Buổi chiều, Hội Ngộ Kỳ 6 chánh thức với nghi thức chào cờ mặc niệm , đặc biệt là mặc niệm tưởng nhớ công đức của Chị Cả Hạnh Nhơn, dù lớn tuổi trên 80, đã hy sinh hết cuộc đời còn lại của Chị đến 90 tuổi, đối với các thương phế binh và quả phụ QLVNCH ở quê nhà cần sự tiếp giúp của Hải Ngoại. Nhân dịp này, Ban Tổ Chức cũng đã trân trọng giới thiệu các cựu nữ quân nhân và phu quân đã ký giao ước sống trọn đời bên nhau. Cặp "uyên ương" thâm niên quân vụ nhứt, sống chung hòa bình được 63 năm - NQN Nguyễn Thúy Bàn và anh Nguyễn Minh và cặp uyên ương trẻ nhứt cũng tròn 40 năm - NQN Hoàng Huyền và anh Lê Quang Thu. Trong Đặc San Cựu Nữ Quân QLVNH có đăng hình ảnh 16 cặp uyên ương và cũng được Ban Tổ Chức mời lên sân khấu nhận bó hoa hồng tươi thắm và kỹ vật. Đôi uyên ương - Trưởng Ban Tổ Chức Trần Thị Huy Lễ và anh Đoàn Văn Đường được 55 năm chung sống hòa bình, đứng hạng ba trong danh sách 16 cặp uyên ương hiện diện. NQN Nguyễn Thị Minh Tâm và anh Trần Đoàn Thông, hạng nhì với 57 năm từ ngày cưới.
NGÀY HẬU ĐẠI HỘI - 30.7.2018 - DU NGOẠN VUI CHƠI THOẢI MÁI
Sau ngày Hội Ngộ chánh thức, hôm sau thứ hai 30.7.2018, Ban Tổ Chức có sáng kiến tổ chức một tua du lịch "bỏ tiú" đi về trong ngày bằng xe buýt, tàu thủy và và xe lửa. Điểm "tham quan" đầu tiên là một ngôi chùa đồ sộ khang trang của người Ấn Độ. Kế đên viếng thăm khu liên họp Museum - California Science Center. Ở đây, du khách tha hồ ngắm xem khu rừng hoang dã với các thú rừng như voi, cọp, trâu nước, gấu, nai... trong gian trưng bày toàn bằng hình, nhưng tạo cho mình có cảm giác như xem hình thú thật tại cá vườn thú quốc gia của nhiều nước. Tại địa điểm này rất đáng đến xem vì có vô số những vật dụng cổ hay những thỏi vàng thật trông phát mê...
Điểm du ngoạn thứ 3, xuống tàu, cách Los Angeles cũng không xa lắm, du ngoạn quanh cù lao ven biển gần một tiếng. Sau cùng lên xe lửa để về viếng The Hollywood Walk of Fame. Nhưng chặng du ngoạn chót được đi trên đường có ghi khắc tên những danh tài nghệ sĩ nổi tiếng...nhưng xe lửa đi ngược chiều bị tai nạn nên đoàn xe lửa chở chúng tôi, chờ đợi hơn cả tiếng đồng hồ mới được thông đường. Vì tối quá hơn 8 giờ, cả đoàn du ngoạn đề nghị xe chạy thẳng về địa điểm đón chúng tôi từ sáng sớm - Little Saigon Inn - cũng gần 10 giờ tối và Chị Trưởng BTC Trần Thị Huy Lễ chờ đón đoàn du ngoạn NQN về và Chị mời đi ăn phở.
Trong chuyến du ngoạn, phái nam chúng tôi rất ít chưa tới 10 người kể tài xế và người hướng dẫn trong tổng số 55 người của một chiếc xe buýt lớn, tôi cũng có cảm tưởng như là Gươm Lạc Giữa Rừng Hoa vậy.
VÀI DÒNG LƯỢC SỬ ĐOÀN NỮ QUÂN NHÂN - QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA
Nữ Quân Nhân của Quân Đội Quốc Gia (sau cải danh thành Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa), hiện diện cũng khá lâu, trước năm 1950 và mãi đến sau này mới có Sắc Lệnh 003/QT/SL ngày 5.1.1965 chánh thức thành lập thành Đoàn Nữ Quân Nhân QLVNCH.
Mặc dù hình bóng người nữ quân nhân đã xuất hiện trước năm 1952 trong Quân Đội Quốc Gia ở trong khuôn khổ Quân Đội Liên Hiệp Pháp được gọi là PAF (Personel Auxiliaire Feminin?), các nữ quân nhân được gọi là Nữ Phụ Tá hay Nữ Trợ Tá, có nhiều chiến binh nữ quân nhân Việt Nam đã hiện hữu trong Quân Đội Quốc Gia bên cạnh Quân Đội Pháp, từ ngày quân viễn chinh Pháp trở lại Đông Dương sau đệ Nhị Thế Chiến (1939 - 1945).
"Đoàn Nữ Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa đã hiện diện từ thời còn Quân Đội Liên Hiệp Pháp. Ban đầu chỉ là một nhân số nhỏ thuộc diện công chức bán quân sự. Sau này do nhu cầu cần thiết đã nâng lên thành Đoàn, trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Đoàn có nhiệm vụ điều hành và phân bổ những nhân sự của Đoàn đến hầu hết các đơn vị trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa" (trích trong Wikipedia)
Sau khi cuộc đảo chánh 1.11.1963 xảy ra, và đến ngày 5.1.1965, ngành nữ quân nhân được kiện toàn tổ chức lại với tên gọi Đoàn Nữ Quân Nhân, trưc thuộc Bộ Tổng Tham Mưu, với quân số khiêm nhường cũng trên 6 ngàn người với các chuyên ngành: thư ký, đả tự, thông dịch viên, âm thoại viên, tài xế, và với nhiều ngành đặc biệt như: quân y, xã hội, tổng quản trị, hành chánh tài chánh, quân nhu, truyền tin, giáo viên các trường học tại các trại gia binh...
(H: NQN với quân phục đại lễ trắng, đang diễn hành)
Về Cấp bậc chỉ huy Đoàn Nữ Quân Nhân, từ thời kỳ còn nằm trong khuôn khổ Liên Hiệp Pháp, đứng đầu ngành Nữ Quân Nhân là Trung Tá Nguyễn Thị Hằng cho đến ngày giải ngũ. Kế tiếp, Đại Tá Trần Cẩm Hương đảm nhiệm chức vụ Trưởng Đoàn NQN từ năm 1965 cho đến cuối năm 1974, Trung Tá Lưu Thị Huỳnh Mai kế nhiệm Đại Tá Cẩm Hương, nay cũng tuổi cao, hiện định cư ở Orange County. NQN bao gồm sĩ quan - hạ sĩ quan cùng một số rất ít binh sĩ. Binh sĩ được tuyển mộ nhập ngũ từ năm 1968 nhằm thay nam quân nhân trong các nhiệm vụ tại văn phòng như thư ký, đả tự, tài xế... Nữ quân nhân đông nhứt là cấp Hạ Sĩ Quan vì là cấp thừa hành công vụ tại các đơn vị. Vì vậy, không có nhiều sĩ quan chỉ huy như bên nam quân nhân. Còn hàng binh sĩ, cũng mới tuyện mộ một số ít vì binh sĩ ở các đơn vị dù ở hậu cứ cũng thường làm nhiệm vụ, những công việc nặng hay canh gác tại các chốt phòng thủ doanh trại mà NQN không thể đảm trách được vì là "Quân Chủng" Bán Quân Sự - không tác chiến, chỉ là đơn vị yễm trợ.
Nữ quân nhân được huấn luyện căn bản quân sự tại Trường Nữ Quân Nhân (đường Nguyễn Văn Thoại, nay là đường Lý Thường Kiệt - Quận Tân Bình - Thủ Đô Sài Gòn) từ năm 1965 cho đến ngày 30.4.1975. Các khóa huấn luyện quân sự căn bản (cũng vừa huấn nhục) trải qua 6 tuần, sau này rút ngắn lại còn 4 tuần với môn học tổ chức quân đội, cơ bản thao diễn...NQN không trực tiếp tác chiến, nên chỉ có một số buổi học làm quen với vũ khí do Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung đảm trách.
(H: Quân phục tác chiến của NQN khi đi công tác hay làm việc tại các đơn vị chiến đấu)
Trường Nữ Quân Nhân huấn luyện trong 10 năm (1965 - 1975) các khóa căn bản cho binh sĩ, hạ sĩ quan. Riêng về sĩ quan đã huấn luyện được 7 khóa tốt nghiệp. Khóa thứ 8 đang thụ huấn dở dang thì xảy ra biến cố ngày 30.4.1975.
Ngoài ra, Trường Nữ Quân Nhân còn huấn luyện các khóa:
* Một khóa hạ sĩ quan cho nguyên là nữ phụ tá trước kia, chưa qua khóa căn bản quân sự nào từ ngày nhập ngũ.
* Bốn khóa căn bản quân sự cho các nữ sĩ quan điều dưỡng Không Quân do Bộ Tư Lệnh Không Quân gởi đến.
* Hai khóa căn bản sĩ quan cho nữ sĩ quan Cảnh Sát Quốc Gia do Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia gởi đến.
Với 23 năm chánh thức hình thành và phát triển lớn mạnh - 1952-1975 - Đoàn Nữ Quân Nhân QLVNCH đã đồng hành phục vụ quốc gia dân tộc cùng với các Quân Binh Chủng bạn. Từ năm 1952 trở về trước, các NQN được gọi là nữ phụ tá hay nữ trợ tá khi Quân Đội Quốc Gia còn nằm trong khuôn khổ của Quân Đội Liên Hiệp Pháp.
Với quân số 6 ngàn NQN trong tổng số 1 triệu 1 trăm ngàn quân lúc cao điểm của QLVNCH. Các NQN trong các đơn vị chánh quy quả thật quá nhỏ nhoi như Hoa Lạc Giữa Rừng Gươm và nếu các nam quân nhân hay phu quân các NQN trong các buổi làm việc hày hội họp của NQN thì nam quân nhân chẳng khác nào Gươm Lạc Giữa Rừng Hoa vậy.@
Anh Phương Trần Văn Ngà (HNPD)
- Sacramento ngày 1.9.2018
(Tổng hợp nhiều sự kiện và tài liệu tham khảo)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
GƯƠM LẠC GIỮA RỪNG HOA - Anh Phương TRẦN VĂN NGÀ
GƯƠM LẠC GIỮA RỪNG HOA
Anh Phương TRẦN VĂN NGÀ
Đoàn Nữ Quân Nhân Hải Ngoại, một binh chủng đặc biệt, dù quân số không nhiều như các Quân Binh Chủng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa khác, cũng thành lập được Tổng Hội do cựu Thiếu Tá Trần Thị Huy Lễ giữ nhiệm vụ Tổng Hội Trưởng nhiệm kỳ đầu (TT Huy Lễ Trưởng Phòng Xã Hội Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến), hiện định cư tại Nam Cali. Các cựu nữ quân nhân ở rải rác khắp nơi từ châu Âu, Úc, Canada và đông nhứt là ở Hoa Kỳ, ước tính trên dưới 100 chị, chưa kể chồng con về tham dự Hội Ngộ lần thứ 6 tại Westminster cuối tháng 7 năm 2018 vừa qua. Đồng thời cũng đánh dấu sự trưởng thành của Đoàn Nữ Quân Hải Ngoại với Tổng Hội Trưởng Trần Thị Huy Lễ được Đại Hội tín nhiệm giữ trọng trách thêm một nhiệm kỳ nữa.
Trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có một Binh chủng đặc biệt, cũng là người lính mà không trực tiếp chiến đấu ngoài tiền tuyến hay gọi là bảo vệ quê hương mà không cần đến súng đạn làm vũ khí. Nhưng, NQN có học về súng và tập bắn súng từ các khóa học căn bản sau này khi trường Nữ Quân Nhân được thành lập và chánh thức hoạt động từ năm 1965. Truớc đó, hầu hết những nữ quân nhân nhập ngũ, như là một diện đồng hóa vào Quân Đội, không trải qua giai đoạn huấn luyện căn bản quân sự.
Dựa vào tài liệu trên Wikipedia, quân số dự trù cho Đoàn Nữ Quân Nhân 10 ngàn người, tương đương với quân số cơ hữu của một Sư Đoàn Bộ Binh. Nhưng, Đoàn Nữ Quân Nhân mới thực hiện trên 6 ngàn người gồm có sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ (rất ít). Wikipedia còn cho biết là Đoàn Nữ Quân có đến 600 sĩ quan từ cấp Đại Tá đến Chuẩn Úy. (H: Kỳ Hiệu Đoàn Nữ Quân - QLVNCH)
Theo sự hiểu biết của người viết bài này, sĩ quan đang phục vụ trong Đoàn Nữ Quân trước năm 1975 (không tính sĩ quan đã giải ngũ, cũng không nhiều) ước tính trên dưới 100 người. Về cấp bậc cao nhứt có Đại Tá Trần Cẩm Hương - Trung Tá có 4 vị: Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, Hồ Thị Vẽ và Lưu Thị Huỳnh Mai (Trung Tá Nguyễn Thị Hằng nhập ngũ từ Quân Đội Liên Hiệp Pháp sau Đệ nhị thế chiến, trước năm 1950, quý vị Đại Tá Hương - Trung Tá Nhơn và Trung Tá Vẽ, nhập ngũ năm 1950 thuộc Quân Đội Quốc Gia (sau này đổi danh xưng là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa). Sau 30.4.1975, Trung Tá Hằng được con bảo lãnh sang Bỉ định cư và khi bà Hắng bị bịnh lãng trí nặng, quay trở về VN sống cho đến cuối đời, cách nay trên dưới 20 năm, nếu TrT Hằng còn sống đã qua hay xấp xỉ 100 tuổi).
Cấp Thiếu Tá có 10 vị và nếu kể thêm nữ Thiếu Tá Cảnh Sát Nguyễn Thanh Thủy là 11 vị (Wikipedia đã xếp TT Nguyễn Thanh Thủy vào cấp Thiếu Tá NQN - điều này không đúng vì ngành Cảnh Sát Quốc Gia và Quân Đội có quy chế, điều hành, nhiệm vụ hòan toàn khác nhau). Mười Thiếu Tá NQN: Bàng Kim Linh - Cao Mỹ Duyên - Cao Mỵ Nhân - Lê Thị Nuôi - Lê Kim Sa - Nguyễn Thị Bích Phượng - Nguyễn Thị Điện - Trần Thị Bích Nga - Trần Thị Huy Lễ - Trần Thị Tâm. Còn cấp Đại Uý trong Wikipedia liệt kê chưa tới 20 người, chắc chắn còn thiếu sót, cấp bậc Trung Úy, Thiếu Úy và Chuẩn Úy không thấy Wikipedia đề cập đến số lượng, người viết ước tính có chừng 50-60 vị.
VÀI DÒNG VỀ CUỘC ĐỜI CỦA ĐẠI TÁ TRẦN CẨM HƯƠNG
CON CHIM ĐẦU ĐÀN - CHỊ CẢ - CỦA ĐOÀN NỮ QUÂN NHÂN QLVNCH
Đoàn Trưởng Nữ Quân Nhân đầu tiên từ cấp Thiếu Tá lên đến Đại Tá sau hơn 9 năm tại chức, là Đại Tá Trần Cẩm Hương. Khi Đại Tá Hương nghỉ hưu vì đáo hạn tuổi, cuối năm 1974 và Trung Tá Lưu Thị Huỳnh Mai lên thay từ 1.1.1975 cho đến 30.4.1975. TrT Mai bị vào tù cộng sản nhiều năm, hiện đang sống với tuổi già 85 có nhiều bịnh tật tại miền Nam Cali.
(H:ĐT Cẩm Hương tại chức)
Nhân viết về Đoàn Nữ Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, người viết rất trân trọng Binh Chủng không có vũ khí súng đạn mà có vũ khí đặc biệt là tình huynh đệ chi binh, sự chăm sóc, phục vụ tận tụy thương bịnh bình, tử sĩ và gia đình, kể cả công việc dạy dỗ các con của các chiến sĩ ở các trại gia binh, các anh đang chiến đấu tại các chiến trường máu lửa hay đang phục vụ các đơn vị yễm trợ, hậu tuyến. Ngoài ra, với tinh thần phục Tổ Quốc cùng tất cả sự dịu dàng, nhân ái đối gia đình binh sĩ, thương bịnh binh và gia đình tử sĩ cũng như phục vụ chuyên môn tại các phòng sở qua các nghề chuyên môn y tá, xã hội, thông dịch, truyền tin, quản trị, hành chánh tài chánh, quân nhu, thư ký, đả tự, giáo viên... Hầu như tất cả các đơn vị, cơ quan chuyên môn trong mọi Quân Binh Chủng QLVNCH đều có sự hiện diện của các nữ quân nhân kể cả ngành truyền thông báo chí Quân Đội, đặc biệt trong ngành Tình Báo Tâm Lý Chiến... Các nữ quân nhân còn hiện diện trong Binh Chủng Nhảy Dù, biểu diễn nhảy đẹp, không phải nhảy dù chiến đấu trên đầu địch, trước sự chứng kiến của quan khách tại các buổi lễ lớn.
Dù quân số không đông, các nữ quân nhân, bất cứ nơi nào có các đơn vị của các Quân Binh Chủng QLVNCH cũng đều có sự hiện diện của các nữ quân nhân, như các bông hồng tô điểm thêm sự tưoi mát tại các đơn vị. Người viết bài này từng ví các NQN ở các đơn vị, lạc lỏng giữa "chốn ba quân" lửa đạn, đầy chết chốc như là "Hoa Lạc Giữa Rừng Gươm" (một bài viết của tôi trong đặc san Đaị Hội kỳ 1 hay 2?).
Nữ quân nhân, theo tôi biết, quân phục trắng (đại lễ), quân phục làm việc màu xanh da trời dịu mát bắt mắt và quân phục tác chiến như nam quân nhân.
Sở dĩ các nữ quân nhân gọi Đại Tá Trần Cẩm Hương là Chị Cả có 2 ý nghĩa. Đại Tá Cẩm Hương là con chim đầu đàn, cấp bậc cao nhứt trong Đoàn Nữ Quân Nhân. Khi du hành sang Hoa Kỳ, Đại Tá Cẩm Hương được một Nữ Tướng Hoa Kỳ 3 sao ra tiếp đón tại phi trường (lúc đó Quân Lực Mỹ chưa có Nữ Tướng 4 sao như hiện nay). Nếu không có ngày 30.4.1975 và Đoàn NQN tuyển mộ thêm nhiều cấp binh sĩ và cấp chỉ huy, quân số NQN cũng tăng lên cao, chắc chắn, Đoàn Nữ Quân QLVNCH sẽ có Nữ Tướng như Quân Lực Hoa Kỳ và nhiều nước khác trên thế giới. Lý do thứ hai, khi Đại Tá Cẩm Hương vào tù cộng sản cùng với 4 Trung Tá và nhiều Thiếu Tá và các cấp bậc sĩ quan khác, cùng ở chung trại tù. Các tù nhân nữ cũng chia ra đội ở riêng, các sĩ quan cao cấp cùng ở chung một đội, các chị em NQN muốn tỏ lòng kính trọng Đại Tá Cẩm Hương dù bất cứ hoàn cảnh nào và che mắt các cai tù, các chị gọi Đại Tá Cẩm Hương là Chị Cả, còn các chị khác gọi Chị và kèm theo tên. Đó cũng là một hình thức, các NQN luôn kính trọng trân quý con chim đầu đàn - Chị Cả của Đoàn Nữ Quân Nhân.
Đại Tá Trần Cẩm Hương, sanh năm 1926 tại Cần Thơ, vốn là một tiểu thơ khuê các trong một gia đình học thức và giàu có ở Tây Đô Cần Thơ. Ai sanh trưởng hoặc sống lâu hay từng làm việc tại thành phố Cần Thơ đều nghe danh, biết tiếng "Vườn Thầy Cầu" thanh lịch mà cá nhân người viết cũng từng đến viếng khu vườn này, không cách xa trung tâm Cần Thơ, chừng một hai cây số. Đại Tá Hương khi có công tác về Cần Thơ, chắc chắn Đại Tá về thăm viếng lại Vườn Thầy Cầu với sự trân trọng. Hình như Đại Tá Cẩm Hương có liên hệ gia đình với Thầy Cầu vào hàng em cháu?
Cha của Đại Tá Trần Cẩm Hương là kỹ sư Trần Văn Mẹo, từng giữ chức Bộ Trưởng Công Chánh thời Đệ Nhất Cộng Hòa.
Điều lưu ý, thời Pháp thuộc, Nam Kỳ là vùng đất do Pháp trực tiếp đô hộ và người dân Nam Kỳ luôn hưởng được quy chế về quyền công dân rập khuôn theo mẫu quốc Pháp. Còn Bắc Kỳ và Trung Kỳ gọi là vùng đất do chánh quyền Pháp bảo hộ vì còn có Triều Đình Huế cai trị. Cho nên, người dân Nam Kỳ phóng khoáng, tự do trong mọi sinh hoạt hơn người gốc miền Bắc và miền Trung. Đặc biệt, người miền Nam tình nguyện đi vào phục vụ trong Quân Đội là sư hãnh diện, danh dự, một nghề nghiệp cao quý - không phải là những người thất học. Các vị đó, thường là con cháu của các gia đình đại điền chủ, thương gia, giàu có, quyền thế hay công chức cao cấp, được đi học đàng hoàng đến nơi đến chốn, được tự do, thoải mái chọn con đường binh nghiệp làm cứu cánh cho cuộc đời thời bình hay thời chiến.
Vào Quân Đội từ bên Pháp, thời Đệ Nhị Thế Chiến, như Trung Tướng Trần Văn Đôn (sanh tại Bordeaux - Pháp) - Đại Tướng Nguyễn Khánh - Đại Tướng Trần Thiện Khiêm - Trung Tướng Lê Văn Kim... là con của vị "đại gia hay quyền thế", Đại Tá Lâm Quang Phòng du học Pháp và Hà Nội, sau theo kháng chiến và trở về với Quân Đội Quốc Gia... và Đại Tá Trần Cẩm Hương cũng vào hàng "danh gia thế phiệt" tình nguyện vào Quân Đội Quốc Gia vừa được Pháp công nhận chánh thức trao quyền chỉ huy, năm 1950 mà không chọn nghề nghiệp khác thích hợp với người phụ nữ hơn. Cùng thời với Đại Tá Cẩm Hương - Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn , Trung Tá Hồ Thị Vẽ và nhiều nữ quân nhân khác cũng nhập ngũ vào thời điểm Quân Đội Quốc Gia đang chuyển mình vươn lên lớn mạnh từ năm 1950.
Đại Tá Trần Cẩm Hương chết sớm, mới có 60 tuổi (1926 - 1986) sau khi bị tù đày đọa khổ sai trong trại tù cộng sản hơn 10 năm. Khi được thả ra, Đại Tá Cẩm Hương không được về nhà của mình cùng sống chung với các con ở đường Hồ Biểu Chánh - Phú Nhuận - Sài Gòn. Vì ngôi biệt thự của Đại Tá Cẩm Hương đã bị kẻ thắng cuộc tịch thu toàn bộ khu nhà chính, chỉ cho các con của Đại Tá Cẩm Hương được "lưu cư" gian nhà dành cho người làm công trong gia đình năm xưa. Nay "cách mạng chiếu cố" cho gia đình ĐT Cẩm Hương trú ngụ và Đại Tá Cẩm Hương lại bị lưu đày một lần nữa gọi là quản chế tại Đức Hòa - Hậu Nghĩa cho đến ngày Chị Cả ra đi về bên kia thế giới, không còn hận thù, trù dập của chế độc cộng sản bạo tàn nữa.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐOÀN NỮ QUÂN NHÂN & TRƯỜNG NỮ QUÂN NHÂN
Qua Sắc Lệnh 003/QT/SL ký ngày 5.1.1965, Đoàn Nữ Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được thành hình chánh thức còn được gọi là cải danh từ các nữ phụ tá, cán sự trong Quân Đội thành Đoàn Nữ Quân Nhân. Văn Phòng Đoàn và Trường Nữ Quân Nhân cùng một địa điểm trên đường Nguyễn Văn Thoại, thuộc quận Tân Bình - Thủ Đô Sài Gòn. Đoàn Trưởng đầu tiên, kiêm Chỉ Huy Trưởng Nữ Quân Nhân là nữ Thiếu Tá Trần Cẩm Hương.
Trường Nữ Quân Nhân trực thuộc Tổng Cục Quân Huấn và Văn Phòng Đòan (Bộ Chỉ Huy Đoàn Nữ Quân) trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu/ Tham Mưu Phó Nhân Viên.
(H: Các cấp chỉ huy của Đoàn NQN - đứng giữa là Đại Tá Trần Cẩm Hương). Ngoài Trường NQN, còn có một trường (Trung Tâm Huấn Luyện) cũng do NQN phụ trách - Trường Xã Hội Quân Đội (trong vòng rào Trại Lê Văn Duyệt thuộc Biệt Khu Thủ Đô), nhưng trực thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị về mặt chuyên môn - Trường Xã Hội Quân Đội nhằm đào tạo chuyên ngành - công tác xã hội và các giáo viên nhà trẻ tại các trại gia binh... do Thiếu Tá Trần Thị Bích Nga giữ chức Chỉ Huy Trưởng những năm sau cùng trước 30.4.1975. Trong lúc các ngành chuyên môn khác của các NQN đều theo học tại các trường do nam quân nhân chỉ huy.
Đến năm 1967, Văn Phòng Đoàn Đoàn Nữ Quân Nhân được di chuyển về Bộ Tổng Tham Mưu cũng do Trung Tá Trần Cẩm Hương giữ chức Trưởng Đoàn cho đến khi lên Đại Tá và giải ngũ vì đáo hạn tuổi năm 1974. Còn Trường Nữ Quân Nhân hay còn được gọi là Trung Tâm Huấn Luyện Nữ Quân Nhân do Thiếu Tá Hồ Thị Vẽ đảm trách Chỉ Huy Trưởng và thăng Trung Tá cho đến ngày giải ngũ vì đáo hạn tuổi cuối năm 1974. Đại Tá Cẩm Hương và Trung Tá Vẽ cùng Trung Tá Hạnh Nhơn đều giải ngũ. Nhưng, vẫn được quân cộng sản Bắc Việt chiếu cố đưa vào tù cải tạo. Riêng Đại Tá Cẩm Hương, con chim đầu đàn của ngành Nữ Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị tù trên 10 năm và bị lưu đày quản chế gắt gao ở Đức Hòa - tỉnh Hậu Nghĩa cho đến khi lâm trọng bịnh và qua đời lúc tuổi còn trẻ. Đại Tá Cẩm Hương từ trần tháng 2 năm 1987, hưởng thọ 60 tuổi.
Các chị em nữ quân nhân hay tin người Chị Cả Đoàn Nữ Quân Nhân Trần Cẩm Hương qua đời, từ các tỉnh xa và vùng Thủ Đô Sài Gòn năm xưa, không còn biết sợ cộng sản "dòm ngó" bắt bớ, đã về phúng viếng, tiễn biệt Đại Tá Cẩm Hương cũng như đưa Chị Cả đến lò thiêu Thủ Đức, Chị Cả đã hoàn thành nhiệm vụ của một nữ quân nhân có 24 năm phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Đại Tá Trần Cẩm Hương sanh năm 1926 tại Cần Thơ, nhập ngũ ngày 21.8.1950 - Tốt nghiệp Trường Nữ Trợ Tá Xã Hội năm 1952 - Cán Sự Xã Hội của Trường Thévénet ở đường Tú Xương - Sài Gòn do các Soeurs phụ trách giảng dạy.
Theo nhu cầu đòi hỏi, ngành Xã Hội trong Quân Đội Quốc Gia do phu nhân của Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng Tham Mưu Trưởng đề xướng thành lập. Bà Trung Tướng Hinh là người Pháp, bà tổ chức ngành Xã Hội của Quân Đội Quốc Gia Việt Nam rập khuôn theo ngành xã hội Quân Đội Pháp. Ngành xã hội trong QLVNCH cũng biến chuyển thay đổi cho phù hợp với sự lớn mạnh vượt bực của các Quân Binh Chủng QLVNCH.
CHỊ CẢ NGUYỄN THỊ HẠNH NHƠN
Cách gọi Chị Cả cùa Đoàn NQN cũng còn tồn tại ở hải ngoại dành đặc biệt cho Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn. Trung Tá Hạnh Nhơn cũng là con chim đầu đàn của Hội H.O Cứu Trợ Thương Phế Binh tại hải ngoại. Các chị em NQN cũng gọi Trung Tá Hạnh Nhơn là Chị Cả cũng vừa trân quý vì Chị đã ngoài 80 tuổi vẫn còn hăng say phục vụ công tác từ thiện cứu trợ các chiến hữu thương phế binh và quả phụ QLVNCH tại quê nhà. Đồng thời, "đàn em" nữ quân nhân cũng muốn cách gọi Chị Cả phân biệt với cách gọi Chị suông đối với 2 Trung Tá Hồ Thị Vẽ và Lưu Thị Huỳnh Mai hay các chị khác.
Uy Tín lên cao vùn vụt của Trung Tá Hạnh Nhơn, đảm trách công tác cứu trợ, giúp đở những thương phế binh, quả phụ tử sĩ QLVNCH đang sống lầm than cơ cực tại quê nhà. Dù tuổi già sức yếu cho đến 90 tuổi, Chị Cã đã hy sinh cả cuộc đời còn lại cho công tác nhân ái từ thiện giúp đở các chiến hữu thương phế binh và quả phụ tử sĩ QLVNCH tại quê nhà suốt trên dưới 10 năm liền cho đến ngày Chị Cả ra đi về Đất Phật.
Từ thành công này đến thành công khác với thu nhập càng ngày càng tăng cao lên con số triệu trong nhiều lần tổ chức Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh do Hội HO Cứu Trợ TPB & QP cùng phối hợp với đài truyền hình SBTN, Trung Tâm Asia và nhiều hội đoàn tổ chức, nghệ sĩ, nhân sĩ và truyền thông báo chí đã hết lòng hổ trợ... Đây quả thật một công tác từ thiện, nhân ái có nhiều ý nghĩa nhất của cộng đồng Người Việt ở hải ngoại, đã an ủi, trợ giúp thiết thực những chiến hữu thương tật, quả phụ tử sĩ QLVNCH tại quê nhà đang sống bên lề xã hội CSVN. (H:TT Hạnh Nhơn ở hải ngoại)
Nay Chị Cả Hạnh Nhơn đã về với Đức Phật trên cõi Niết Bàn, Hội H.O Cứu Trợ Thương Phế Binh QLVNCH khó tìm người đủ uy tín tài đức, có tinh thần hy sinh cao độ, chịu cực chịu khổ, thay thế Chị Cả Nguyễn Thị Hạnh Nhơn.
HỘI NGỘ NỮ QUÂN KỲ VI - 29.7.2018 TẠI WESTMINSTER
Dù "quân số" không đông như các Tổng Hội các Quân Binh Chủng Chủng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa khác, Đoàn Nữ Quân Nhân Hải Ngoại đã làm nên chuyện, như là một truyền thống tổ chức Đại Hội Hội Ngộ được 6 lần, dù 2 năm tổ chức một lần hay 3 năm, thậm chi đến 4 năm cũng không sao, miễn Đoàn Nữ Quân Hải Ngoại vẫn giữ được liên lạc và truyền thống đoàn kết của những chiến binh nữ đã một thời xếp bút nghiên theo nghiệp kiếm cung như nam giới trong thời chinh chiến trước 30.4.1975.
Tổ Chức Hội Ngộ Đoàn Nữ Quân đầu tiên tại San Jose, cách đây trên 15 năm. Kế tiếp tổ chức thêm 5 lần nữa, chỉ có 1 lần tổ chức ở Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, 4 kỳ tổ chức ở Nam California và do Chị Cả Niên Trưởng Nguyễn Thị Hạnh Nhơn đảm trách 3 lần và mới đây cựu nữ Thiếu Tá Trần Thị Huy Lễ, Chủ Tịch Tổng Hội NQN Hải Ngoại phụ trách tổ chức Đại Hội Hội Ngộ NQN kỳ 6 tại Westminster - miền Nam California vào 3 ngày 28 - 29 và 30.7 năm 2018.
Tổ chức Hội Ngộ NQN kỳ 6 hình như đã phải chờ đến 4 năm (hay 3 năm) mới có cơ hội tổ chức vì mỗi lần tổ chức là một việc làm quan trọng cần có nhiều nhân sự phụ trách các phần vụ trong các khâu tiếp đón đưa rước từ các nơi về khách sạn, phương tiện đi lại dự tiền hội ngộ hay ngày Hội Ngộ chánh thức cũng như tìm những tua du lịch tại địa phương sau ngày Hội Ngộ để giúp các chị và gia đình ở xa về có dịp đi thăm viếng và có thêm thì giờ để còn hàn huyên tâm sự. Có chị, từ ngày mất nước 30.4.1975 đến nay chưa gặp lại các bạn NQN cùng khóa học, cùng đơn vị, các lần Hội Ngộ là những cơ hội bằng vàng để các chị gặp nhau của cho thỏa chí tình huynh đệ chi binh bất diệt.
Các thành viên của Đoàn NQN Hải Ngoại, đến nay, tuổi đã cao vào hàng U.70 - 80- 90, trở thành bà nội bà ngoại hay lên chức bà cố, một thời oanh liệt son trẻ đã qua. Các chị muốn sống lại kỹ niệm với màu cờ sắc áo của người NQN thời vàng son năm xưa chỉ có trong các lần Hội Ngộ mới có cơ may gặp lại nhau dù ngắn ngủi một vài ngày cũng sưởi ấm lòng chiến sĩ NQN.
* NGÀY TIỀN ĐẠI HỘI - 28.7.2018
Tổng Hội Trưởng Đoàn Nữ Quân Nhân Hải Ngoại cũng là Trưởng Ban Tổ Chức - cựu TT Trần Thị Huy Lễ, mời quý vị cựu nữ quân nhân và gia đình đến thăm viếng, cũng như Ban Tổ Chức muốn giới thiệu Viện Bảo Tàng Lịch Sử QLVNCH (Museum Of History Republic Of Vietnam Armed Forces) với các chị và gia đình đang sống rải rác khắp nơi trên nhiều tiểu bang và nhiều nước của thế giới tự do. Đồng thời Ban Tổ Chức cũng muốn biết chính xác coi xem chị em và gia đình tham dự ngày Đại Hội chánh thức - chủ nhựt 29.7.208 tại nhà hàng Diamond Seafood Palace có đúng với ghi danh trước không? Và nhắc nhở địa điểm tập trung, qúy chị cùng gia đình đã ghi danh du ngoạn suốt ngày thứ hai 30.7.2018, sau Đại Hội, qua một công ty du lịch chuyên nghiệp. (H: Hội Ngộ NQN Kỳ V)
Viện Bảo Tàng Lịch Sử do một nhóm trí thức, hậu duệ của các chiến sĩ QLVNCH, gia đình cựu tù nhân chánh trị... Các hậu duệ, đã góp công sức và tiền bạc để tạo dựng nên gian phòng rộng lớn này cùng sự đóng góp của nhiều cha anh đang tỵ nạn chánh trị tại Hoa Kỳ.
Chừng 20 NQN vào đầu tiên trong đó lại có người viết bài này, tôi cảm thấy mình như gươm lạc giữ rừng hoa vì tôi là cựu nam quân nhân đang lạc lỏng trong rừng hoa vào buổi hoàng hôn. Gươm ngày nay không còn sắc bén như xưa nên hoa vẫn còn là "Hoa Trinh Nữ", như một bài hát bất hủ của cố ca nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh.
Sau đó, chừng 20 phút, lác đác có vài cây gươm cùn khác lần lượt đến cùng với phu nhân cũng là nữ chiến sĩ QLVNCH. Lúc đó, tôi cảm thấy, có quân tiếp viện, thêm vững lòng mà đánh giặc miệng cho thêm vui thêm hăng.
Buổi chiều ngày tiền Đại Hội, Trưởng Ban Tổ chức Trần Thị Huy Lễ còn mời chị em và gia đình đến chung vui tại tư gia một người bạn với những thức ăn ngon miệng, còn có văn nghệ cây nhà lá vườn bỏ túi. Với thi sĩ Cao Mỵ Nhân (cựu Thiếu Tá, Trưởng Phòng Xã Hội Quân Đoàn I) vừa là MC vừa là ngâm sĩ, dù tuổi cao nhưng giọng ngâm thơ của chị trong cao, rất lảnh lót, tuyệt vời như rót vào lòng các bạn nữ quân nhân từ phương xa về, cùng với nhiều tiếng hát, đặc biệt có tiếng hát của ông bà chủ nhà mến khách nữ quân nhân trong một buổi chiều vui trọn vẹn. Đây cũng là công khó của con chim đầu đàn tổ chức ĐH Hội Ngộ NQN kỳ 6 Trần Thị Huy Lễ, rất đáng được biểu dương.
NGÀY ĐẠI HỘI CHÁNH THỨC - CHÚA NHỰT 29.7.2018
Tham dự Hội Ngộ lần này rất đông, với nhiều thành phần thuộc chánh quyền, các hội đoàn, tổ chức và hậu duệ QLVNCH. Có sự hiện diện của ông Thị Trửởng Westminster Tạ Đức Trí cùng phu nhân và nhiều Nghị Viên của thành phố Westminster, Garden Grove và nhiều đại diện các hội đoàn, tổ chức chánh trị và giới truyền thông báo chí...chật kín nhà hàng với hơn 54 bàn và Ban Tổ Chức đã phải xin lỗi từ chối 5 bàn ghi danh sau vì BTC không tài nào xếp thêm bàn.
Cả buổi sáng, cũng tại nhà hàng Diamond Seafood Palace là buổi sinh hoạt của Đoàn Nữ Quân Nhân. Ngoài diễn văn chào mừng và tường trình công tác của Tổng Hội NQN của Trưởng Ban tổ chức. Quan trọng là phần tự giới thiệu của từng nữ quân nhân về tham dự rất ý nghĩa và một phần khác cũng khá thu hút sự theo dõi của quý chị là phần báo cáo thành quả của Quỹ Tình Thương do sáng kiến Chị Cả Hạnh Nhơn khởi xướng thành lập từ Hội Ngộ kỳ 4 (2011) cho đến nay đã trải qua 7 năm đã giúp đở thiết thực cho nhiều chị em NQN ở quê nhà đang gặp nhiều khó khăn, tuổi gia bịnh tật...Quỹ Tình Thương NQN do cựu Thiếu Tá Trần Thị Bích Nga phụ trách.
Buổi chiều, Hội Ngộ Kỳ 6 chánh thức với nghi thức chào cờ mặc niệm , đặc biệt là mặc niệm tưởng nhớ công đức của Chị Cả Hạnh Nhơn, dù lớn tuổi trên 80, đã hy sinh hết cuộc đời còn lại của Chị đến 90 tuổi, đối với các thương phế binh và quả phụ QLVNCH ở quê nhà cần sự tiếp giúp của Hải Ngoại. Nhân dịp này, Ban Tổ Chức cũng đã trân trọng giới thiệu các cựu nữ quân nhân và phu quân đã ký giao ước sống trọn đời bên nhau. Cặp "uyên ương" thâm niên quân vụ nhứt, sống chung hòa bình được 63 năm - NQN Nguyễn Thúy Bàn và anh Nguyễn Minh và cặp uyên ương trẻ nhứt cũng tròn 40 năm - NQN Hoàng Huyền và anh Lê Quang Thu. Trong Đặc San Cựu Nữ Quân QLVNH có đăng hình ảnh 16 cặp uyên ương và cũng được Ban Tổ Chức mời lên sân khấu nhận bó hoa hồng tươi thắm và kỹ vật. Đôi uyên ương - Trưởng Ban Tổ Chức Trần Thị Huy Lễ và anh Đoàn Văn Đường được 55 năm chung sống hòa bình, đứng hạng ba trong danh sách 16 cặp uyên ương hiện diện. NQN Nguyễn Thị Minh Tâm và anh Trần Đoàn Thông, hạng nhì với 57 năm từ ngày cưới.
NGÀY HẬU ĐẠI HỘI - 30.7.2018 - DU NGOẠN VUI CHƠI THOẢI MÁI
Sau ngày Hội Ngộ chánh thức, hôm sau thứ hai 30.7.2018, Ban Tổ Chức có sáng kiến tổ chức một tua du lịch "bỏ tiú" đi về trong ngày bằng xe buýt, tàu thủy và và xe lửa. Điểm "tham quan" đầu tiên là một ngôi chùa đồ sộ khang trang của người Ấn Độ. Kế đên viếng thăm khu liên họp Museum - California Science Center. Ở đây, du khách tha hồ ngắm xem khu rừng hoang dã với các thú rừng như voi, cọp, trâu nước, gấu, nai... trong gian trưng bày toàn bằng hình, nhưng tạo cho mình có cảm giác như xem hình thú thật tại cá vườn thú quốc gia của nhiều nước. Tại địa điểm này rất đáng đến xem vì có vô số những vật dụng cổ hay những thỏi vàng thật trông phát mê...
Điểm du ngoạn thứ 3, xuống tàu, cách Los Angeles cũng không xa lắm, du ngoạn quanh cù lao ven biển gần một tiếng. Sau cùng lên xe lửa để về viếng The Hollywood Walk of Fame. Nhưng chặng du ngoạn chót được đi trên đường có ghi khắc tên những danh tài nghệ sĩ nổi tiếng...nhưng xe lửa đi ngược chiều bị tai nạn nên đoàn xe lửa chở chúng tôi, chờ đợi hơn cả tiếng đồng hồ mới được thông đường. Vì tối quá hơn 8 giờ, cả đoàn du ngoạn đề nghị xe chạy thẳng về địa điểm đón chúng tôi từ sáng sớm - Little Saigon Inn - cũng gần 10 giờ tối và Chị Trưởng BTC Trần Thị Huy Lễ chờ đón đoàn du ngoạn NQN về và Chị mời đi ăn phở.
Trong chuyến du ngoạn, phái nam chúng tôi rất ít chưa tới 10 người kể tài xế và người hướng dẫn trong tổng số 55 người của một chiếc xe buýt lớn, tôi cũng có cảm tưởng như là Gươm Lạc Giữa Rừng Hoa vậy.
VÀI DÒNG LƯỢC SỬ ĐOÀN NỮ QUÂN NHÂN - QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA
Nữ Quân Nhân của Quân Đội Quốc Gia (sau cải danh thành Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa), hiện diện cũng khá lâu, trước năm 1950 và mãi đến sau này mới có Sắc Lệnh 003/QT/SL ngày 5.1.1965 chánh thức thành lập thành Đoàn Nữ Quân Nhân QLVNCH.
Mặc dù hình bóng người nữ quân nhân đã xuất hiện trước năm 1952 trong Quân Đội Quốc Gia ở trong khuôn khổ Quân Đội Liên Hiệp Pháp được gọi là PAF (Personel Auxiliaire Feminin?), các nữ quân nhân được gọi là Nữ Phụ Tá hay Nữ Trợ Tá, có nhiều chiến binh nữ quân nhân Việt Nam đã hiện hữu trong Quân Đội Quốc Gia bên cạnh Quân Đội Pháp, từ ngày quân viễn chinh Pháp trở lại Đông Dương sau đệ Nhị Thế Chiến (1939 - 1945).
"Đoàn Nữ Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa đã hiện diện từ thời còn Quân Đội Liên Hiệp Pháp. Ban đầu chỉ là một nhân số nhỏ thuộc diện công chức bán quân sự. Sau này do nhu cầu cần thiết đã nâng lên thành Đoàn, trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Đoàn có nhiệm vụ điều hành và phân bổ những nhân sự của Đoàn đến hầu hết các đơn vị trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa" (trích trong Wikipedia)
Sau khi cuộc đảo chánh 1.11.1963 xảy ra, và đến ngày 5.1.1965, ngành nữ quân nhân được kiện toàn tổ chức lại với tên gọi Đoàn Nữ Quân Nhân, trưc thuộc Bộ Tổng Tham Mưu, với quân số khiêm nhường cũng trên 6 ngàn người với các chuyên ngành: thư ký, đả tự, thông dịch viên, âm thoại viên, tài xế, và với nhiều ngành đặc biệt như: quân y, xã hội, tổng quản trị, hành chánh tài chánh, quân nhu, truyền tin, giáo viên các trường học tại các trại gia binh...
(H: NQN với quân phục đại lễ trắng, đang diễn hành)
Về Cấp bậc chỉ huy Đoàn Nữ Quân Nhân, từ thời kỳ còn nằm trong khuôn khổ Liên Hiệp Pháp, đứng đầu ngành Nữ Quân Nhân là Trung Tá Nguyễn Thị Hằng cho đến ngày giải ngũ. Kế tiếp, Đại Tá Trần Cẩm Hương đảm nhiệm chức vụ Trưởng Đoàn NQN từ năm 1965 cho đến cuối năm 1974, Trung Tá Lưu Thị Huỳnh Mai kế nhiệm Đại Tá Cẩm Hương, nay cũng tuổi cao, hiện định cư ở Orange County. NQN bao gồm sĩ quan - hạ sĩ quan cùng một số rất ít binh sĩ. Binh sĩ được tuyển mộ nhập ngũ từ năm 1968 nhằm thay nam quân nhân trong các nhiệm vụ tại văn phòng như thư ký, đả tự, tài xế... Nữ quân nhân đông nhứt là cấp Hạ Sĩ Quan vì là cấp thừa hành công vụ tại các đơn vị. Vì vậy, không có nhiều sĩ quan chỉ huy như bên nam quân nhân. Còn hàng binh sĩ, cũng mới tuyện mộ một số ít vì binh sĩ ở các đơn vị dù ở hậu cứ cũng thường làm nhiệm vụ, những công việc nặng hay canh gác tại các chốt phòng thủ doanh trại mà NQN không thể đảm trách được vì là "Quân Chủng" Bán Quân Sự - không tác chiến, chỉ là đơn vị yễm trợ.
Nữ quân nhân được huấn luyện căn bản quân sự tại Trường Nữ Quân Nhân (đường Nguyễn Văn Thoại, nay là đường Lý Thường Kiệt - Quận Tân Bình - Thủ Đô Sài Gòn) từ năm 1965 cho đến ngày 30.4.1975. Các khóa huấn luyện quân sự căn bản (cũng vừa huấn nhục) trải qua 6 tuần, sau này rút ngắn lại còn 4 tuần với môn học tổ chức quân đội, cơ bản thao diễn...NQN không trực tiếp tác chiến, nên chỉ có một số buổi học làm quen với vũ khí do Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung đảm trách.
(H: Quân phục tác chiến của NQN khi đi công tác hay làm việc tại các đơn vị chiến đấu)
Trường Nữ Quân Nhân huấn luyện trong 10 năm (1965 - 1975) các khóa căn bản cho binh sĩ, hạ sĩ quan. Riêng về sĩ quan đã huấn luyện được 7 khóa tốt nghiệp. Khóa thứ 8 đang thụ huấn dở dang thì xảy ra biến cố ngày 30.4.1975.
Ngoài ra, Trường Nữ Quân Nhân còn huấn luyện các khóa:
* Một khóa hạ sĩ quan cho nguyên là nữ phụ tá trước kia, chưa qua khóa căn bản quân sự nào từ ngày nhập ngũ.
* Bốn khóa căn bản quân sự cho các nữ sĩ quan điều dưỡng Không Quân do Bộ Tư Lệnh Không Quân gởi đến.
* Hai khóa căn bản sĩ quan cho nữ sĩ quan Cảnh Sát Quốc Gia do Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia gởi đến.
Với 23 năm chánh thức hình thành và phát triển lớn mạnh - 1952-1975 - Đoàn Nữ Quân Nhân QLVNCH đã đồng hành phục vụ quốc gia dân tộc cùng với các Quân Binh Chủng bạn. Từ năm 1952 trở về trước, các NQN được gọi là nữ phụ tá hay nữ trợ tá khi Quân Đội Quốc Gia còn nằm trong khuôn khổ của Quân Đội Liên Hiệp Pháp.
Với quân số 6 ngàn NQN trong tổng số 1 triệu 1 trăm ngàn quân lúc cao điểm của QLVNCH. Các NQN trong các đơn vị chánh quy quả thật quá nhỏ nhoi như Hoa Lạc Giữa Rừng Gươm và nếu các nam quân nhân hay phu quân các NQN trong các buổi làm việc hày hội họp của NQN thì nam quân nhân chẳng khác nào Gươm Lạc Giữa Rừng Hoa vậy.@
Anh Phương Trần Văn Ngà (HNPD)
- Sacramento ngày 1.9.2018
(Tổng hợp nhiều sự kiện và tài liệu tham khảo)