Truyện Ngắn & Phóng Sự
Gia Long, Trưng Vương, là những trường nữ trung học nổi tiếng ở Việt Nam trước năm 1975.
Rất nhiều những tản văn, thơ được viết lên trong đó nhắc đến tên những ngôi trường một thời là niềm tự hào cho những người được ngồi dưới mái trường ấy.
Rất nhiều những tản văn, thơ được viết lên trong đó nhắc đến tên những ngôi trường một thời là niềm tự hào cho những người được ngồi dưới mái trường ấy.
https://www.youtube.com/watch?v=xj7FBSV4CjA
Âm nhạc cũng thế. Gia Long, Trưng Vương, hay trường Văn khoa, trường Luật xuất hiện trong một số nhạc phẩm trước năm 1975 :
“Đường xa cô gái Gia Long về đâu
Dừng chân cho nhắn thăm cô vài câu
Bao cô dưới cùng mái trường
Khi xưa đã tặng hoa mừng
Nay có còn theo bước thương không
Người trai lính chiến em hằng chờ mong
Ngày vui sông núi anh lập đầu công
Hoa xưa vẫn vẹn sắc màu
Trao anh chiếm trọn tâm lòng
Một bóng hình em đã ghi sâu…” (Cô nữ sinh Gia Long)
Gia Long, ngôi trường nữ trung học nổi tiếng nhất Việt Nam trước năm 1975, là niềm tự hào của biết bao nhiêu nữ sinh thời ấy. Và có thể nói, cho đến tận bây giờ, hai tiếng Gia Long vẫn có thể thay cho tiếng chào kết bạn, là sợi dây kết nối khi họ tình cờ gặp nhau ở bất cứ nơi nào trên thế giới, là niềm tự hào của người thiếu nữ trưởng thành trong một nền lễ giáo của gia đình miền Nam thời ấy.
Một điều thú vị ít ai biết, đó là nhạc sĩ Phượng Linh, tác giả ca khúc Cô nữ sinh Gia Long, cũng chính là nhạc sĩ khoác áo lính Nguyễn Văn Đông, người viết lên những nhạc phẩm xuân nổi tiếng.
Không phải ngẫu nhiên mà nhạc sĩ Phượng Linh (Nguyễn Văn Đông) chọn tên ngôi trường trung học nổi tiếng nhất Việt Nam lúc ấy là Gia Long để đưa vào ca khúc của mình, và kể lên một câu chuyện tình giữa cô nữ sinh và người lính chiến quốc gia. Là một người lính nên ông đã diễn đạt rất rõ nét mối tình lãng mạn, thuỷ chung son sắt của người thiếu nữ và lý tưởng oai hùng của người trai thời loạn.
Võ Thị Hai, một cựu nữ sinh Gia Long, hồi tưởng lại một thời áo trắng của bà và của những người cùng thế hệ:
“Có lẽ đại đa số cựu nữ sinh Gia Long chọn người yêu đi lính là một sự vô tình, không phải là sự chọn lựa. Vì thời đó là thời loạn, đại đa số thanh niên phải đi nhập ngũ, làm nghĩa vụ của người trai. Có những người trở về, có những người mất tích, một thiểu số ở lại nếu họ bị thương.
Những mối tình của nữ sinh Gia Long rất trong sáng, tuyệt đặt trong vòng lễ giáo, không bao giờ vượt quá lễ nghi của gia đình miền Nam Việt Nam lúc đó.”
Cuộc tình của cô nữ sinh và người chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa trong nhạc phẩm của Phượng Linh là một trong rất nhiều cuộc tình khác đã nảy sinh trong thời kỳ loạn ly ấy. Ông gọi cô gái của mình với cái tên chung là cô nữ sinh Gia Long, đơn giản như món quà là màu hoa thép súng của người lính trao tặng cô ngày anh lập chiến công.
“Này cô xuân nữ Gia Long thành đô
Màu hoa thép súng xin dành tặng cô
Hoa em vẫn vẹn sắc màu
Trao anh chiếm cả tấm lòng
Một sắc màu em đã ghi sâu”
Trên một con đường khác ở Sài Gòn, có một ngôi trường mà tên gọi đã đi vào một ca khúc nổi tiếng từ thập niên 60.
Ai đã từng đi qua hàng cây trên con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm ngày xưa thì sẽ hiểu vì sao chỉ một mùa thu qua, mà nhạc sĩ Nam Lộc đã bâng khuâng với cảm giác nắng vương nhẹ gót chân, với lá rơi đầy sân. Cảm giác ấy có lẽ sẽ được những nữ sinh Trương Vương ngày đó mang theo trong ký ức của họ đến mọi nẻo đường trong cuộc đời.
“Tim em chưa nghe rung qua một lần
Làn môi em chưa hôn ai cho thật gần
Tình trần mong manh như lá me xanh
Ngơ ngác rơi nhanh...” (Trưng Vương khung cửa mùa thu – Lời Việt: Nam Lộc).
Trưng Vương khung cửa mùa thu, là sáng tác của nhạc sĩ Nam Lộc chuyển lời Việt từ ca khúc Tell Laura I love her.
Nếu bài hát gốc là một câu chuyện buồn, một cuộc tình lãng mạn nhưng với kết cuộc có thể lấy đi nước mắt của nhiều người, thì Trưng Vương khung cửa mùa thu của Nam Lộc hoàn toàn mang một sắc màu khác, một nét rất riêng của Trưng Vương, của Sài Gòn.
Bước ra từ bài hát cũng là một cuộc tình nhưng đó là cuộc tình tuổi học trò hồn nhiên, ngây thơ, dịu dàng với cô nữ sinh trong tà áo dài trắng. Có vẻ như Nam Lộc đã chọn những hình ảnh thật nhất, mềm mại nhất, thanh khiết nhất để đặt vào ca khúc của mình. Với những ngôn từ đầy chất thơ, ca khúc dường như đã chạm được vào những tâm tư sâu lắng nhất của cô nữ sinh trường Trương Vương vào tuổi vừa biết yêu.
“Người mang cho em nghe môi hôn ngọt mềm
Tình cho tim em rung những đêm lạnh lùng
Từng chiều cùng người
Về trong cơn mưa bay
Nghe thương nhớ tràn đầy
Lên đôi mắt thật gầy
Trưng Vương hôm nay mây vẫn giăng đầy trời…”
Phượng Linh, Nam Lộc, mỗi người nhạc sĩ đã chọn cho mình một ngôi trường để lưu lại tình yêu của tuổi trẻ một thời. Và hai ngôi trường nổi tiếng ấy lại được cố nhạc sĩ Phạm Duy nhắc đến với những tình cảm mượt mà trong cùng một nhạc phẩm của ông. Với ông, Trưng Vương, Gia Long, Văn Khoa, mỗi ngôi trường, là một “người tình”. Ông yêu người tình ấy, yêu cả con đường dẫn đến ngôi trường đó.
“Hỡi người tình Văn Khoa,
Bóng người trên hè phố
Lá đổ để đưa đường
Hỡi người tình Trưng Vương
Hỡi người tình Gia Long,
Hỡi người trong cuộc sống
Con đường này xin dâng
Cho người bình thường
Hỡi người tình xa xăm,
Có buồn ra mà ngắm
Con đường thảnh thơi nằm
Nghe chuyện tình quanh năm...” (Con đường tình ta đi)
Ký ức bao giờ cũng đẹp, cũng làm cho người ta dễ thấy bồi hồi khi chạm đến dù chỉ là một mảnh nhỏ. Chính vì vậy mà có lẽ chẳng bao giờ thời gian có thể làm phôi pha những tên gọi Trưng Vương, hay Gia Long, , hay trường Văn Khoa, trường Luật trong ký ức của những người một thời thuộc về nơi đó. Đi đôi với những hoài niệm còn là niềm tự hào, khi mà sau một đoạn đường dài gặp lại nhau, họ chào nhau bằng tên gọi của chính ngôi trường ngày cũ.
“Người từ trăm năm về qua trường Luật
Người từ trăm năm về qua trường Luật
Ta hỏng Tú Tài ta hụt tình yêu
Thi hỏng mất rồi ta đợi ngày đi
Đau lòng ta muốn khóc
Đau lòng ta muốn khóc…”
Lời bàn của Mao Tôn ...không cương...:
Bài post hôm nay dành tặng cho các cựu học sinh Gia Long , cựu học sinh Trưng Vương , cựu sinh viên Văn Khoa và cựu sinh viên Luật Khoa trước 1975
Thân mến
TQĐ
PS :
Đính kèm là hình của TQĐ cựu sinh viên Luật ngày xưa.
DQT chuyen
Gia Long, Trưng Vương, là những trường nữ trung học nổi tiếng ở Việt Nam trước năm 1975.
Rất nhiều những tản văn, thơ được viết lên trong đó nhắc đến tên những ngôi trường một thời là niềm tự hào cho những người được ngồi dưới mái trường ấy.
Rất nhiều những tản văn, thơ được viết lên trong đó nhắc đến tên những ngôi trường một thời là niềm tự hào cho những người được ngồi dưới mái trường ấy.
https://www.youtube.com/watch?v=xj7FBSV4CjA
Âm nhạc cũng thế. Gia Long, Trưng Vương, hay trường Văn khoa, trường Luật xuất hiện trong một số nhạc phẩm trước năm 1975 :
“Đường xa cô gái Gia Long về đâu
Dừng chân cho nhắn thăm cô vài câu
Bao cô dưới cùng mái trường
Khi xưa đã tặng hoa mừng
Nay có còn theo bước thương không
Người trai lính chiến em hằng chờ mong
Ngày vui sông núi anh lập đầu công
Hoa xưa vẫn vẹn sắc màu
Trao anh chiếm trọn tâm lòng
Một bóng hình em đã ghi sâu…” (Cô nữ sinh Gia Long)
Gia Long, ngôi trường nữ trung học nổi tiếng nhất Việt Nam trước năm 1975, là niềm tự hào của biết bao nhiêu nữ sinh thời ấy. Và có thể nói, cho đến tận bây giờ, hai tiếng Gia Long vẫn có thể thay cho tiếng chào kết bạn, là sợi dây kết nối khi họ tình cờ gặp nhau ở bất cứ nơi nào trên thế giới, là niềm tự hào của người thiếu nữ trưởng thành trong một nền lễ giáo của gia đình miền Nam thời ấy.
Một điều thú vị ít ai biết, đó là nhạc sĩ Phượng Linh, tác giả ca khúc Cô nữ sinh Gia Long, cũng chính là nhạc sĩ khoác áo lính Nguyễn Văn Đông, người viết lên những nhạc phẩm xuân nổi tiếng.
Không phải ngẫu nhiên mà nhạc sĩ Phượng Linh (Nguyễn Văn Đông) chọn tên ngôi trường trung học nổi tiếng nhất Việt Nam lúc ấy là Gia Long để đưa vào ca khúc của mình, và kể lên một câu chuyện tình giữa cô nữ sinh và người lính chiến quốc gia. Là một người lính nên ông đã diễn đạt rất rõ nét mối tình lãng mạn, thuỷ chung son sắt của người thiếu nữ và lý tưởng oai hùng của người trai thời loạn.
Võ Thị Hai, một cựu nữ sinh Gia Long, hồi tưởng lại một thời áo trắng của bà và của những người cùng thế hệ:
“Có lẽ đại đa số cựu nữ sinh Gia Long chọn người yêu đi lính là một sự vô tình, không phải là sự chọn lựa. Vì thời đó là thời loạn, đại đa số thanh niên phải đi nhập ngũ, làm nghĩa vụ của người trai. Có những người trở về, có những người mất tích, một thiểu số ở lại nếu họ bị thương.
Những mối tình của nữ sinh Gia Long rất trong sáng, tuyệt đặt trong vòng lễ giáo, không bao giờ vượt quá lễ nghi của gia đình miền Nam Việt Nam lúc đó.”
Cuộc tình của cô nữ sinh và người chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa trong nhạc phẩm của Phượng Linh là một trong rất nhiều cuộc tình khác đã nảy sinh trong thời kỳ loạn ly ấy. Ông gọi cô gái của mình với cái tên chung là cô nữ sinh Gia Long, đơn giản như món quà là màu hoa thép súng của người lính trao tặng cô ngày anh lập chiến công.
“Này cô xuân nữ Gia Long thành đô
Màu hoa thép súng xin dành tặng cô
Hoa em vẫn vẹn sắc màu
Trao anh chiếm cả tấm lòng
Một sắc màu em đã ghi sâu”
Trên một con đường khác ở Sài Gòn, có một ngôi trường mà tên gọi đã đi vào một ca khúc nổi tiếng từ thập niên 60.
Ai đã từng đi qua hàng cây trên con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm ngày xưa thì sẽ hiểu vì sao chỉ một mùa thu qua, mà nhạc sĩ Nam Lộc đã bâng khuâng với cảm giác nắng vương nhẹ gót chân, với lá rơi đầy sân. Cảm giác ấy có lẽ sẽ được những nữ sinh Trương Vương ngày đó mang theo trong ký ức của họ đến mọi nẻo đường trong cuộc đời.
“Tim em chưa nghe rung qua một lần
Làn môi em chưa hôn ai cho thật gần
Tình trần mong manh như lá me xanh
Ngơ ngác rơi nhanh...” (Trưng Vương khung cửa mùa thu – Lời Việt: Nam Lộc).
Trưng Vương khung cửa mùa thu, là sáng tác của nhạc sĩ Nam Lộc chuyển lời Việt từ ca khúc Tell Laura I love her.
Nếu bài hát gốc là một câu chuyện buồn, một cuộc tình lãng mạn nhưng với kết cuộc có thể lấy đi nước mắt của nhiều người, thì Trưng Vương khung cửa mùa thu của Nam Lộc hoàn toàn mang một sắc màu khác, một nét rất riêng của Trưng Vương, của Sài Gòn.
Bước ra từ bài hát cũng là một cuộc tình nhưng đó là cuộc tình tuổi học trò hồn nhiên, ngây thơ, dịu dàng với cô nữ sinh trong tà áo dài trắng. Có vẻ như Nam Lộc đã chọn những hình ảnh thật nhất, mềm mại nhất, thanh khiết nhất để đặt vào ca khúc của mình. Với những ngôn từ đầy chất thơ, ca khúc dường như đã chạm được vào những tâm tư sâu lắng nhất của cô nữ sinh trường Trương Vương vào tuổi vừa biết yêu.
“Người mang cho em nghe môi hôn ngọt mềm
Tình cho tim em rung những đêm lạnh lùng
Từng chiều cùng người
Về trong cơn mưa bay
Nghe thương nhớ tràn đầy
Lên đôi mắt thật gầy
Trưng Vương hôm nay mây vẫn giăng đầy trời…”
Phượng Linh, Nam Lộc, mỗi người nhạc sĩ đã chọn cho mình một ngôi trường để lưu lại tình yêu của tuổi trẻ một thời. Và hai ngôi trường nổi tiếng ấy lại được cố nhạc sĩ Phạm Duy nhắc đến với những tình cảm mượt mà trong cùng một nhạc phẩm của ông. Với ông, Trưng Vương, Gia Long, Văn Khoa, mỗi ngôi trường, là một “người tình”. Ông yêu người tình ấy, yêu cả con đường dẫn đến ngôi trường đó.
“Hỡi người tình Văn Khoa,
Bóng người trên hè phố
Lá đổ để đưa đường
Hỡi người tình Trưng Vương
Hỡi người tình Gia Long,
Hỡi người trong cuộc sống
Con đường này xin dâng
Cho người bình thường
Hỡi người tình xa xăm,
Có buồn ra mà ngắm
Con đường thảnh thơi nằm
Nghe chuyện tình quanh năm...” (Con đường tình ta đi)
Ký ức bao giờ cũng đẹp, cũng làm cho người ta dễ thấy bồi hồi khi chạm đến dù chỉ là một mảnh nhỏ. Chính vì vậy mà có lẽ chẳng bao giờ thời gian có thể làm phôi pha những tên gọi Trưng Vương, hay Gia Long, , hay trường Văn Khoa, trường Luật trong ký ức của những người một thời thuộc về nơi đó. Đi đôi với những hoài niệm còn là niềm tự hào, khi mà sau một đoạn đường dài gặp lại nhau, họ chào nhau bằng tên gọi của chính ngôi trường ngày cũ.
“Người từ trăm năm về qua trường Luật
Người từ trăm năm về qua trường Luật
Ta hỏng Tú Tài ta hụt tình yêu
Thi hỏng mất rồi ta đợi ngày đi
Đau lòng ta muốn khóc
Đau lòng ta muốn khóc…”
Lời bàn của Mao Tôn ...không cương...:
Bài post hôm nay dành tặng cho các cựu học sinh Gia Long , cựu học sinh Trưng Vương , cựu sinh viên Văn Khoa và cựu sinh viên Luật Khoa trước 1975
Thân mến
TQĐ
PS :
Đính kèm là hình của TQĐ cựu sinh viên Luật ngày xưa.
DQT chuyen