Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
Giàn THIÊN LÝ (1) _ Việt Nhân
Giàn THIÊN LÝ (1) _ Việt Nhân
(HNPĐ) Hôm nay tôi đi lao động trở lại, nằm vùi liên tiếp năm ngày, mỗi lần ráng gượng ngồi dậy, cái đầu nặng như đá đeo, bước chân đi không vững, mãi một lúc lâu mới lấy lại được cân bằng. Nhưng người ngợm hôi quá, phải đi làm thôi để mà được tắm giặt, Anh Nhạn thấy tôi còn quá yếu, anh nói thôi cứ ở nhà, để anh đi mượn đôi thùng của anh nuôi gánh về ít nước cho mà tắm, thật cảm động, tù nghèo thì lại chơi với tù nghèo, người ta nói ông trời đặt để cho những người nghèo, tấm lòng họ lớn hơn những người khác, nhưng sự thật có lẽ vì đã từng trong khó khăn nên dễ cảm thông. Tôi cô mô còn anh thi chẵng khá mấy, đôi năm thì mới một lần quà, quà thăm thì thuốc trị bịnh nhiều hơn thức ăn, còn thân anh thì khỏi phải nói, chỉ có da bọc sát lấy xương, khẳng kheo như những que củi khô.
Điều dễ hiểu anh bịnh gan mà cái trại quỷ quái này cứ sắn lát phơi khô cùng mắm chượp tứ thời bát tiết, khiến anh cứ nhá sắn lát còn mắm chượp thì cho kẻ khác, không riêng anh, ai bị bịnh gan, mà ăn loại mắm thổ tả này vào thì biết ngay, người ngợm nổi mẩn, ngứa gãi bằng tóe máu, mà vẫn chưa muốn thôi. Người anh gầy lắm, mỗi lần tù được lùa xuống suối tắm truồng, tôi cứ đùa hỏi anh rằng anh làm gì đó, anh cười toác mồm trông rất tếu mà rằng, anh đang rửa xương, thật không còn câu trả lời nào, nghe thê thảm hơn câu nói của anh. Hôm nay anh lại đòi gánh nước về cho tôi tắm, biết rằng cái thân ròm của anh có gánh thì mỗi bên chỉ phần ba thùng, có tắm thì cũng gọi là đủ, nhưng còn giăt thì nước đâu mà giặt, tôi đành phải đi thôi.
Vỏn vẹn hai bộ đồ tù vá chằng vá đụp, mà chúng thì hôi quá rồi, suốt tuần nằm vùi, mồ hôi của những cơn sốt, làm chúng ẩm và hôi như cái giẻ lau, muốn giặt chúng chỉ có mỗi cách đầm chúng xuống suối vỗ vỗ lên chúng để nhờ dòng nước mang đi cái bẫn. Tôi đi làm lại, chỉ cốt để tắm giặt, đội trưởng biết, cả quản giáo cũng biết, vì thế tôi được phân công làm trong nhà lô, dọn dẹp quét rác, sắp xếp dụng cụ nhà kho cho ngăn nắp, từng ấy chuyện cho một thằng tù ốm liệt giường cả tuần lễ, mới gượng ngồi dậy được, quả thật không phải là nhẹ.
Nhưng biết sao, đội đang vào mùa trồng lang, ngoài kia anh em trong đội chỉ tiêu cuốc vỡ, một trăm thước để lên vồng, đi theo đội chỉ làm tội thêm cho anh em mà thôi, nếu làm không xong, chỉ tiêu không đạt anh em lại phải gồng choàng cho phần của mình. Còn làm trong nhà lô, nếu xong việc sớm có thể xin tên quản giáo, xuống suối tắm giặt trước, tôi thấy như vậy cũng tốt, nên ráng thu dọn cho nhanh dụng cụ nhà lô, để rồi xin giặt trước một bộ, vắt ngang cành tre cho khô, chiều đến giặt tiếp bộ đang bận, lúc đó còn có cái sạch mà mặc vào.
Đang cố tận sức để mà sắp xếp đống cuốc leng cùng cày bừa, thì có người bước nhanh qua ngạch cửa nhà kho, thì ra đó là Cường, một cậu trong bọn trẻ xóm Giếng, tìm vào tận nhà lô thăm tôi.
-Sao em biết tôi đây mà tìm.
Phần đang mệt, phần e bọn cán bộ đang uống trà buồng bên nghe được, tôi chỉ hỏi khẻ nhưng Cường không chút quan tâm, vẫn cười to mà đáp rằng nó gặp anh Nhạn ngoài cánh đồng lang, nên biết tôi đã đi làm lại và đang trong nhà lô. Cường lấy từ túi áo ra, dúi vào tay tôi mấy quả chuối, và như thể phân bua về món quà ít ỏi cậu mang đến, liếng thoắng Cường nói là nhà không còn gì, ngoài rổ củ lang chưa luộc và ít quả chuối – Thì ra thế, nghe nói tôi đã đi làm lại cậu chạy bay về nhà, tìm cái ăn mang đến cho tôi, cái khó của người dân xóm Giếng thì tôi đã rõ, một xóm nghèo như bao xóm nghèo khác của cái xứ Nghệ Tĩnh này.
Cường lao vào đống cày bừa, từng cái cậu máng nó lên cây đà bắt ngang xà nhà, vừa làm cậu vừa hát bài Giàn Thiên Lý (Scarborough Fair), mà tôi đã dạy cậu…
-Tội nghiệp thằng bé cứ nhớ thương mãi quê nhà, giàn thiên lý đã xa đã rời xa … Ðứa bé lỡ yêu, đã lỡ yêu cô em rồi, tình đã quên, mỗi sớm mai lặng trôi … Này, này nàng hỡi nhớ may áo cho người, dàn thiên lý đã xa tít mù khơi… Tấm áo cắt ngay, đã cắt trên khăn lụa là, là chiếc chăn đắp chung những ngày qua…… Biễn sẽ ru tiếng hát êm trùng dương, giờ đã đến lúc tan ánh mặt trời, giàn thiên lý đã xa mãi ngàn xanh…… Thì hãy chôn trái tim non buồn thương… Giàn thiên lý đã xa mãi người ơi… Giàn thiên lý đã xa mãi ngàn xanh…
Giọng thật ấm, tiếng hát của Cường cho thấy con người đa sầu đa cảm của cậu, tuy mới mười mấy nhưng cho thấy, rồi cậu sẽ là một người có tâm hồn sau này, chả trách cậu là đứa trong xóm Giếng luôn đeo theo tôi vòi vĩnh để được nghe những bài hát miền Nam. Tiếng hát của Cường đã đem cái phiền đến - Tên quản giáo đang đứng đầu hồi nhà lô, mắt hắn đang nhìn chằm về chúng tôi, hắn mà nghi ngờ thì khó cho tôi lúc xin đi tắm giặt, nên tôi khẽ bảo Cường đi đi, đem mấy quả chuối dấu ngoài bụi tre bên đường về trại, lúc về ngang tôi sẽ lấy sau. Cường đi dấu chuối những tưởng là đi luôn, ai ngờ cậu quay trở lại, tôi biết không riêng Cường, mà tất cả bọn trẻ trong xóm Giếng, chúng thích tôi sau lần nghe tôi hát ngoài bãi mười mẫu.
Tôi là người Sàigòn, bao nhiêu đó thôi cũng đủ là một cái gì sang quí trong tầm nhìn của chúng, những đứa trẻ, mà từ ngày ra đời đến khi lũ tù chúng tôi được chuyễn về đây, chúng chưa ra khỏi rặng tre bên bờ sông Hiếu. Và cũng từ những ngày đó, qua tò mò rồi chúng tìm cách trò chuyện, và từ tiếp xúc, những suy nghĩ theo tuyên truyền một chiều, bị tình cảm tự nhiên của lòng người rửa sạch, chưa muốn nói những bản tình ca miền Nam, đã giúp tôi dễ dàng đi vào lòng những đứa trẻ mới lớn này. Cường quấn quít suốt buổi bên tôi, khiến tên cán bộ quản giáo bực lắm, cái bực đã thốt thành lời:
-Thằng Cường, em cái Hoa theo ông Văn, rồi sẽ phản động giống như ông ấy thôi…
Chã là Cường có cô chị tên Hoa, mà tên cán bộ này đang để ý, chính chuyện hắn để ý đến chị mình đã khiến Cường không bằng lòng, Cường nghe hết những gì hắn nói về mình, cậu không kềm được cái bực hiện ra mặt, đứng vụt dậy cậu nói vọng to về phía hắn:
-Chỉ là cái loại già lý lịch non tình cảm, nếu phản động thì đã sao nào?.
Giàn THIÊN LÝ (1) _ Việt Nhân
Giàn THIÊN LÝ (1) _ Việt Nhân
(HNPĐ) Hôm nay tôi đi lao động trở lại, nằm vùi liên tiếp năm ngày, mỗi lần ráng gượng ngồi dậy, cái đầu nặng như đá đeo, bước chân đi không vững, mãi một lúc lâu mới lấy lại được cân bằng. Nhưng người ngợm hôi quá, phải đi làm thôi để mà được tắm giặt, Anh Nhạn thấy tôi còn quá yếu, anh nói thôi cứ ở nhà, để anh đi mượn đôi thùng của anh nuôi gánh về ít nước cho mà tắm, thật cảm động, tù nghèo thì lại chơi với tù nghèo, người ta nói ông trời đặt để cho những người nghèo, tấm lòng họ lớn hơn những người khác, nhưng sự thật có lẽ vì đã từng trong khó khăn nên dễ cảm thông. Tôi cô mô còn anh thi chẵng khá mấy, đôi năm thì mới một lần quà, quà thăm thì thuốc trị bịnh nhiều hơn thức ăn, còn thân anh thì khỏi phải nói, chỉ có da bọc sát lấy xương, khẳng kheo như những que củi khô.
Điều dễ hiểu anh bịnh gan mà cái trại quỷ quái này cứ sắn lát phơi khô cùng mắm chượp tứ thời bát tiết, khiến anh cứ nhá sắn lát còn mắm chượp thì cho kẻ khác, không riêng anh, ai bị bịnh gan, mà ăn loại mắm thổ tả này vào thì biết ngay, người ngợm nổi mẩn, ngứa gãi bằng tóe máu, mà vẫn chưa muốn thôi. Người anh gầy lắm, mỗi lần tù được lùa xuống suối tắm truồng, tôi cứ đùa hỏi anh rằng anh làm gì đó, anh cười toác mồm trông rất tếu mà rằng, anh đang rửa xương, thật không còn câu trả lời nào, nghe thê thảm hơn câu nói của anh. Hôm nay anh lại đòi gánh nước về cho tôi tắm, biết rằng cái thân ròm của anh có gánh thì mỗi bên chỉ phần ba thùng, có tắm thì cũng gọi là đủ, nhưng còn giăt thì nước đâu mà giặt, tôi đành phải đi thôi.
Vỏn vẹn hai bộ đồ tù vá chằng vá đụp, mà chúng thì hôi quá rồi, suốt tuần nằm vùi, mồ hôi của những cơn sốt, làm chúng ẩm và hôi như cái giẻ lau, muốn giặt chúng chỉ có mỗi cách đầm chúng xuống suối vỗ vỗ lên chúng để nhờ dòng nước mang đi cái bẫn. Tôi đi làm lại, chỉ cốt để tắm giặt, đội trưởng biết, cả quản giáo cũng biết, vì thế tôi được phân công làm trong nhà lô, dọn dẹp quét rác, sắp xếp dụng cụ nhà kho cho ngăn nắp, từng ấy chuyện cho một thằng tù ốm liệt giường cả tuần lễ, mới gượng ngồi dậy được, quả thật không phải là nhẹ.
Nhưng biết sao, đội đang vào mùa trồng lang, ngoài kia anh em trong đội chỉ tiêu cuốc vỡ, một trăm thước để lên vồng, đi theo đội chỉ làm tội thêm cho anh em mà thôi, nếu làm không xong, chỉ tiêu không đạt anh em lại phải gồng choàng cho phần của mình. Còn làm trong nhà lô, nếu xong việc sớm có thể xin tên quản giáo, xuống suối tắm giặt trước, tôi thấy như vậy cũng tốt, nên ráng thu dọn cho nhanh dụng cụ nhà lô, để rồi xin giặt trước một bộ, vắt ngang cành tre cho khô, chiều đến giặt tiếp bộ đang bận, lúc đó còn có cái sạch mà mặc vào.
Đang cố tận sức để mà sắp xếp đống cuốc leng cùng cày bừa, thì có người bước nhanh qua ngạch cửa nhà kho, thì ra đó là Cường, một cậu trong bọn trẻ xóm Giếng, tìm vào tận nhà lô thăm tôi.
-Sao em biết tôi đây mà tìm.
Phần đang mệt, phần e bọn cán bộ đang uống trà buồng bên nghe được, tôi chỉ hỏi khẻ nhưng Cường không chút quan tâm, vẫn cười to mà đáp rằng nó gặp anh Nhạn ngoài cánh đồng lang, nên biết tôi đã đi làm lại và đang trong nhà lô. Cường lấy từ túi áo ra, dúi vào tay tôi mấy quả chuối, và như thể phân bua về món quà ít ỏi cậu mang đến, liếng thoắng Cường nói là nhà không còn gì, ngoài rổ củ lang chưa luộc và ít quả chuối – Thì ra thế, nghe nói tôi đã đi làm lại cậu chạy bay về nhà, tìm cái ăn mang đến cho tôi, cái khó của người dân xóm Giếng thì tôi đã rõ, một xóm nghèo như bao xóm nghèo khác của cái xứ Nghệ Tĩnh này.
Cường lao vào đống cày bừa, từng cái cậu máng nó lên cây đà bắt ngang xà nhà, vừa làm cậu vừa hát bài Giàn Thiên Lý (Scarborough Fair), mà tôi đã dạy cậu…
-Tội nghiệp thằng bé cứ nhớ thương mãi quê nhà, giàn thiên lý đã xa đã rời xa … Ðứa bé lỡ yêu, đã lỡ yêu cô em rồi, tình đã quên, mỗi sớm mai lặng trôi … Này, này nàng hỡi nhớ may áo cho người, dàn thiên lý đã xa tít mù khơi… Tấm áo cắt ngay, đã cắt trên khăn lụa là, là chiếc chăn đắp chung những ngày qua…… Biễn sẽ ru tiếng hát êm trùng dương, giờ đã đến lúc tan ánh mặt trời, giàn thiên lý đã xa mãi ngàn xanh…… Thì hãy chôn trái tim non buồn thương… Giàn thiên lý đã xa mãi người ơi… Giàn thiên lý đã xa mãi ngàn xanh…
Giọng thật ấm, tiếng hát của Cường cho thấy con người đa sầu đa cảm của cậu, tuy mới mười mấy nhưng cho thấy, rồi cậu sẽ là một người có tâm hồn sau này, chả trách cậu là đứa trong xóm Giếng luôn đeo theo tôi vòi vĩnh để được nghe những bài hát miền Nam. Tiếng hát của Cường đã đem cái phiền đến - Tên quản giáo đang đứng đầu hồi nhà lô, mắt hắn đang nhìn chằm về chúng tôi, hắn mà nghi ngờ thì khó cho tôi lúc xin đi tắm giặt, nên tôi khẽ bảo Cường đi đi, đem mấy quả chuối dấu ngoài bụi tre bên đường về trại, lúc về ngang tôi sẽ lấy sau. Cường đi dấu chuối những tưởng là đi luôn, ai ngờ cậu quay trở lại, tôi biết không riêng Cường, mà tất cả bọn trẻ trong xóm Giếng, chúng thích tôi sau lần nghe tôi hát ngoài bãi mười mẫu.
Tôi là người Sàigòn, bao nhiêu đó thôi cũng đủ là một cái gì sang quí trong tầm nhìn của chúng, những đứa trẻ, mà từ ngày ra đời đến khi lũ tù chúng tôi được chuyễn về đây, chúng chưa ra khỏi rặng tre bên bờ sông Hiếu. Và cũng từ những ngày đó, qua tò mò rồi chúng tìm cách trò chuyện, và từ tiếp xúc, những suy nghĩ theo tuyên truyền một chiều, bị tình cảm tự nhiên của lòng người rửa sạch, chưa muốn nói những bản tình ca miền Nam, đã giúp tôi dễ dàng đi vào lòng những đứa trẻ mới lớn này. Cường quấn quít suốt buổi bên tôi, khiến tên cán bộ quản giáo bực lắm, cái bực đã thốt thành lời:
-Thằng Cường, em cái Hoa theo ông Văn, rồi sẽ phản động giống như ông ấy thôi…
Chã là Cường có cô chị tên Hoa, mà tên cán bộ này đang để ý, chính chuyện hắn để ý đến chị mình đã khiến Cường không bằng lòng, Cường nghe hết những gì hắn nói về mình, cậu không kềm được cái bực hiện ra mặt, đứng vụt dậy cậu nói vọng to về phía hắn:
-Chỉ là cái loại già lý lịch non tình cảm, nếu phản động thì đã sao nào?.