Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

"Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)

xxx


4831q
Tuỳ theo các thời điểm trong quá trình lịch sử, hai địa danh Giao Chỉ Giao Châu thường bị thay đổi nên dễ gây sự lầm lẫn; Có lúc Giao Chỉ là vùng đất lớn bao gồm cả Giao Châu, ngược lại cũng có khi Giao Châu thống thuộc cả Giao Chỉ (?) 

  

Muốn hiểu một cách tận tường, cần phải đọc kỹ “24 bộ sử Tàu” (“Nhị Thập Tứ Sử”). Khốn nỗi những bộ sử lớn này có đến gần 1 vạn quyển sách; giả sử có sẵn, cũng phải bỏ ra hàng chục năm mới đọc hết. May nhờ kỹ thuật của thế kỷ thứ 21, “24 bộ sử” được giới thiệu trên mạng; người đọc có thể dùng cách “search" "highlight” các chữ Giao Châu Giao Chỉ, để lấy ra những đoạn văn cần thiết liên quan đến vấn đề muốn tìm; Nhờ vậy việc nghiên cứu trở nên dễ dàng hơn.

  

Sau đây là những tóm tắt sự hiểu biết về Giao Châu Giao Chỉ

 

Địa danh Giao Chỉ xuất hiện đầu tiên vào đời nhà Hán. Sách Hán Thư chép năm Nguyên Đỉnh thứ 6 [-111] Hán Vũ Đế sai Phục Ba Tướng quân Lộ Bác Đa [Đức] đánh Lữ Gia nước Nam Việt.  Sau khi bình định xong chia nước này thành 9 quận: Đam Nhĩ, Chu Nhai, Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật NamTất cả các quận này đều cho thống thuộc vào bộ Giao Chỉ

  

(Nam Việt dĩ bình, toại dĩ kỳ địa vi Đam Nhĩ, Châu Nhai, Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam cửu quận) (1) 

 

Nói riêng về 3 quận nằm trong lãnh thổ nước ta ngày nay, Hậu Hán Thư (2) xác nhận Giao Chỉ cách kinh đô Lạc Dương nước Tầu bấy giờ là 11000 lý [khoảng 5500km], Cửu Chân cách Lạc Dương 11580 lý [5790 km], Nhật Nam cách Lạc Dương 13400 lý [6700 km]. Ngày xưa làm đường phải dựa theo hình khe thế núi, nên quanh co dài hơn xa lộ hiện nay; tuy nhiên có thể căn cứ vào các con số khoảng cách nêu trên, cùng tên các huyện trực thuộc của quận, để có thể phỏng định rằng quận Giao Chỉ tương đương với Bắc Việt, ngoại trừ các tỉnh phía tây như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La lúc bấy giờ thuộc các bộ tộc thiểu số. Quận Cửu Chân có thể gồm tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An ngày naỵ Lúc bấy giờ chưa có nước Lâm Ấp (Chiêm Thành cũ) nên vị trí quận Nhật Nam khoảng từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam

 

Có một tác giả viết rằng các quận Cửu Chân Nhật Nam được nhà Hán đặt tên theo khái niệm vậy thôi, chứ không có thực; điều suy luận này không có cơ sở (?) Để làm bằng chứng, xin dịch nguyên văn một đoạn trong Hậu Hán Thư, mục Quận Quốc, quyển 113, chép về các quận này như sau: 

 

- Quận Cửu Chân do Hán Vũ đế đặt, phía nam Lạc Dương 11.580 lý, có 5 thành, 46.513 hộ, 209.894 người.  Gồm các huyện: Tư Phố, Cư Phong, Hàm Hoan, Vô Công, Vô Biên. 

  

- Quận Nhật Nam: đời Tần gọi là Tượng Quận, do Hán Vũ đế đổi tên; phía nam Lạc Dương 13.400 lý, có 5 thành, 18.263 hộ, 100.676 người.  Gồm các huyện: Tây Quyển, Chu Ngô, Lô Dung, Tượng Lâm, Tỷ Cảnh. 

 

Theo Tấn Thư (3) vào thời Tam Quốc năm Kiến An thứ 8 [203] chấp nhận lời xin của Thứ sử Trương Tân và Thái thú Giao Chỉ Sĩ Nhiếp cho lập Giao châu, và phong Trương Tân làm Giao Châu Mục, lỵ sở tại Phiên Ngung. Buổi đầu Giao Châu gồm 7 quận: Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Như vậy vị trí Giao Châu bằng nước Nam Việt xưa của Triệu Đà, ngoại trừ hai quận Chu Nhai vả Đam Nhĩ tại đảo Hải Nam không tính vào.

  

Cũng vào thời Tam Quốc, đời Ngô Hoàng Vũ năm thứ 5 [226] sau khi Sĩ Nhiếp mất, tách Giao Châu thành ra hai Châu: Giao ChâuQuảng Châu

  

Quảng Châu gồm 3 quận: Hải Nam, Thương Ngô, Uất Lâm; lỵ sở tại Phiên Ngung. 

 

Giao Châu gồm 4 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố; lỵ sở tại thành Long Biên [tức Hà Nội ngày nay]. 

 

Như vậy lãnh thổ Giao Châu lúc này ngoài 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, còn thêm quận Hợp Phố tại tỉnh Quảng Tây. 

 

Cuối thời Tam Quốc, Tôn Hạo nhà Ngô tách quận Giao Chỉ ra, đặt thêm hai quận Tân Xương Vũ Bình; tách quận Cửu Chân đặt thêm quận Cửu Đức.  Quận Tân Xương có huyện Mê Linh vị trí vào khoảng tỉnh Vĩnh Phú, Yên Bái; Quận Vũ Bình vào khoảng tỉnh Hà Nam, Hà Đông ngày naỵ.  Tại quận Cửu Chân lại đặt thêm quận Cửu Đức, trong quận có huyện Hàm Hoan đời Hán, vậy có thể tương đương với phần lớn tỉnh Nghệ An ngày nay.  Như vậy Giao Châu có thêm 3 quận mới, tổng số lên đến 7 quận.

  

Điều đáng lưu ý về quận Nhật Nam; vào thời Hán mạt có viên Công tào tên là Khu Liên thuộc huyện Tượng Lâm nổi lên giết huyện lệnh, tự lập làm Vương, mở đầu cho nước Lâm Ấp (Chiêm Thành). Rồi các đời sau nước Lâm Ấp mở mang ra đến tận miền bắc quận Nhật Nam, mấy lần mang quân đánh phá các quận Cửu Chân Cửu Đức. Như vậy vị trí quận Nhật Nam thời Tam Quốc chỉ còn khoảng tỉnh Hả Tĩnh ngày nay.

  

Theo Tân Đường Thư (4), vào đời Đường, nước Tàu được chia thành 10 đạo.  Đạo cuối cùng nằm ở phía cực nam có tên là Lĩnh Nam. Lãnh thổ Đạo Lĩnh Nam tương đương với nước Nam Việt xưa thời Triệu Đà; đạo này được chia thành nhiều quận, một quận lớn nằm trong lãnh thổ nước ta có tên là Giao Chỉ. Cần nhấn mạnh thêm từ đời Tuỳ đến đời Đường địa danh Giao Chỉ thường được thay đổi bằng tên khác như Giao Châu hoặc An Nam.

  

Như vào năm Vũ Đức thứ 5 [622] nhà Đường đặt Giao Châu đại Tổng quản, năm Điều Lộ thứ nhất đổi thành An Nam Đô hộ phủ [679]. Như vậy vào thời Tam Quốc quận Giao Chỉ là một bộ phận của Giao Châu, nay Giao Châu được dùng thay tương đương với Giao Chỉ. Lãnh thổ quận Giao Chỉ lúc bấy giờ cũng nhỏ hơn Giao Chỉ thời Tam Quốc, vì có thêm vài quận mới được đặt ra tại vùng đất Bắc Việt hiện nay, như:

  

- Lục châu Ngọc Sơn quận: Sách “Vân Đài Loại Ngữ” của Lê Quí Đôn cho rằng tại trấn Yên Quảng (5). 

  

- Phong Châu Thừa Hoá quận: Có Tân Xương là một quận đã được đặt ra thời Tam Quốc, vị trí tại ngã ba Bạch Hạc tỉnh Vĩnh Phú. 

  

- Trường Châu Văn Dương quận: Vùng này thuộc kinh đô Hoa Lư [Ninh Bình] vì thời nhà Tống Sứ giả Tống Cảo đến phong cho vua Lê Đại Hành tại đây.  Đến thời kỳ tự chủ, trong giai đoạn đầu triều đình Tàu thường dùng danh hiệu Giao Chi để phong tước cho nước ta. 

 

Ví dụ như: 

 

- Năm 923, Đường Trang Tông phong Dương Đình Nghệ làm Giao Chỉ Tiết độ sứ

  

- Năm 973, Tống Thái Tổ phong vua Đinh Tiên Hoàng làm Giao Chỉ Quận vương

  

- Năm 993, Tống Thái Tông phong vua Lê Đại Hành chức Giao Chỉ Quận vương

  

Mặc dầu nhận sắc phong, nhưng trong nội bộ vua nước ta tự chọn lấy quốc hiệu riêng, không dùng để xưng với Tàu: 

  

- Thời nhà Đinh sách phong vua Đinh Tiên Hoàng làm Giao Chỉ Quận Vương, nhưng chính nhà vua đặt tên nước ta là Đại Cồ Việt

  

- Thời vua Lý Anh Tông [1164] nhà Tống phong vua nước ta An Nam Quốc vương, nhưng ở trong nước thì vua Lý Thánh Tông [1054] đổi tên nước là Đại Việt

  

- Thời vua Gia Long [1803] nhà Thanh đặt tên nước ta là Việt Nam (?), nhưng vua Minh Mệnh đổi tên nước là Đại Nam [1838]. 

 

Đối với triều đình Tàu, quốc hiệu “An Nam” phong cho nước ta dưới thời nhà Lý có giá trị tương đương với việc công nhận nền độc lập; bởi vậy suốt thời tự chủ các triều đại Lý, Trần và ngay cả dưới thời nhà Hồ, mọi văn thư chiếu dụ gửi sang nước ta đều dùng quốc hiệu “An Nam.” Cho đến khi nhà Minh đặt nền đô hộ, thì tên An Nam bị đổi thành Giao Chỉ; rồi Giao Chỉ lại được chia thành 15 phủ, 3 châu.  Một phủ lớn, mang tên là Giao Châu, bao gồm phần đất Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam và Vĩnh Phú hiện nay.  Như vậy dưới thời Tam Quốc, Giao Châu lãnh 4 quận, trong đó có quận Giao Chỉ, ngược lại thời Minh thuộc thì Giao Chỉ cai quản phủ Giao Châu (mấy chú Ba này rành rỗi ăn mấy mớ “củ cải muối” đâm ra lẩm cẩm, tả pí lù?!)  Nhưng rồi đến đời Tuyên Đức thứ 2 [1427], vua Lê Lợi giành được độc lập, nhà Minh tiếp tục liên lạc ngoại giao với ta, quốc hiệu “An Nam” lại được dùng lại. 

 

Lược qua các trang lịch sử, chúng ta thấy được một điểm quan trọng là địa danh Giao Chỉ Giao Châu ở thời Triệu Đà từng chưa có; và các thời tự chủ nước ta sau này không dùng các tên đó: Đó chỉ là tên của thời nô lệ.   Người học sử cần phải biết chuyện đó, nhưng không bao giờ mong muốn những tên này được đặt cho nước ta thêm một lần nữa.

_________ 

Chú thích  

  

(1) Hán Thư, quyển 95, Nam Việt.  

(2) Hậu Hán Thư, Chí, quyển 23.  

(3) Tấn Thư, quyển 15.  

(4) Tân Đường Thư, Địa Lý chí, quyển 43.  

(5) Dẫn theo Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, trang 98. 

 

Hồ Bạch Thảo

Trần Văn Giang (ghi lại)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

"Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)

xxx


4831q
Tuỳ theo các thời điểm trong quá trình lịch sử, hai địa danh Giao Chỉ Giao Châu thường bị thay đổi nên dễ gây sự lầm lẫn; Có lúc Giao Chỉ là vùng đất lớn bao gồm cả Giao Châu, ngược lại cũng có khi Giao Châu thống thuộc cả Giao Chỉ (?) 

  

Muốn hiểu một cách tận tường, cần phải đọc kỹ “24 bộ sử Tàu” (“Nhị Thập Tứ Sử”). Khốn nỗi những bộ sử lớn này có đến gần 1 vạn quyển sách; giả sử có sẵn, cũng phải bỏ ra hàng chục năm mới đọc hết. May nhờ kỹ thuật của thế kỷ thứ 21, “24 bộ sử” được giới thiệu trên mạng; người đọc có thể dùng cách “search" "highlight” các chữ Giao Châu Giao Chỉ, để lấy ra những đoạn văn cần thiết liên quan đến vấn đề muốn tìm; Nhờ vậy việc nghiên cứu trở nên dễ dàng hơn.

  

Sau đây là những tóm tắt sự hiểu biết về Giao Châu Giao Chỉ

 

Địa danh Giao Chỉ xuất hiện đầu tiên vào đời nhà Hán. Sách Hán Thư chép năm Nguyên Đỉnh thứ 6 [-111] Hán Vũ Đế sai Phục Ba Tướng quân Lộ Bác Đa [Đức] đánh Lữ Gia nước Nam Việt.  Sau khi bình định xong chia nước này thành 9 quận: Đam Nhĩ, Chu Nhai, Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật NamTất cả các quận này đều cho thống thuộc vào bộ Giao Chỉ

  

(Nam Việt dĩ bình, toại dĩ kỳ địa vi Đam Nhĩ, Châu Nhai, Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam cửu quận) (1) 

 

Nói riêng về 3 quận nằm trong lãnh thổ nước ta ngày nay, Hậu Hán Thư (2) xác nhận Giao Chỉ cách kinh đô Lạc Dương nước Tầu bấy giờ là 11000 lý [khoảng 5500km], Cửu Chân cách Lạc Dương 11580 lý [5790 km], Nhật Nam cách Lạc Dương 13400 lý [6700 km]. Ngày xưa làm đường phải dựa theo hình khe thế núi, nên quanh co dài hơn xa lộ hiện nay; tuy nhiên có thể căn cứ vào các con số khoảng cách nêu trên, cùng tên các huyện trực thuộc của quận, để có thể phỏng định rằng quận Giao Chỉ tương đương với Bắc Việt, ngoại trừ các tỉnh phía tây như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La lúc bấy giờ thuộc các bộ tộc thiểu số. Quận Cửu Chân có thể gồm tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An ngày naỵ Lúc bấy giờ chưa có nước Lâm Ấp (Chiêm Thành cũ) nên vị trí quận Nhật Nam khoảng từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam

 

Có một tác giả viết rằng các quận Cửu Chân Nhật Nam được nhà Hán đặt tên theo khái niệm vậy thôi, chứ không có thực; điều suy luận này không có cơ sở (?) Để làm bằng chứng, xin dịch nguyên văn một đoạn trong Hậu Hán Thư, mục Quận Quốc, quyển 113, chép về các quận này như sau: 

 

- Quận Cửu Chân do Hán Vũ đế đặt, phía nam Lạc Dương 11.580 lý, có 5 thành, 46.513 hộ, 209.894 người.  Gồm các huyện: Tư Phố, Cư Phong, Hàm Hoan, Vô Công, Vô Biên. 

  

- Quận Nhật Nam: đời Tần gọi là Tượng Quận, do Hán Vũ đế đổi tên; phía nam Lạc Dương 13.400 lý, có 5 thành, 18.263 hộ, 100.676 người.  Gồm các huyện: Tây Quyển, Chu Ngô, Lô Dung, Tượng Lâm, Tỷ Cảnh. 

 

Theo Tấn Thư (3) vào thời Tam Quốc năm Kiến An thứ 8 [203] chấp nhận lời xin của Thứ sử Trương Tân và Thái thú Giao Chỉ Sĩ Nhiếp cho lập Giao châu, và phong Trương Tân làm Giao Châu Mục, lỵ sở tại Phiên Ngung. Buổi đầu Giao Châu gồm 7 quận: Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Như vậy vị trí Giao Châu bằng nước Nam Việt xưa của Triệu Đà, ngoại trừ hai quận Chu Nhai vả Đam Nhĩ tại đảo Hải Nam không tính vào.

  

Cũng vào thời Tam Quốc, đời Ngô Hoàng Vũ năm thứ 5 [226] sau khi Sĩ Nhiếp mất, tách Giao Châu thành ra hai Châu: Giao ChâuQuảng Châu

  

Quảng Châu gồm 3 quận: Hải Nam, Thương Ngô, Uất Lâm; lỵ sở tại Phiên Ngung. 

 

Giao Châu gồm 4 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố; lỵ sở tại thành Long Biên [tức Hà Nội ngày nay]. 

 

Như vậy lãnh thổ Giao Châu lúc này ngoài 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, còn thêm quận Hợp Phố tại tỉnh Quảng Tây. 

 

Cuối thời Tam Quốc, Tôn Hạo nhà Ngô tách quận Giao Chỉ ra, đặt thêm hai quận Tân Xương Vũ Bình; tách quận Cửu Chân đặt thêm quận Cửu Đức.  Quận Tân Xương có huyện Mê Linh vị trí vào khoảng tỉnh Vĩnh Phú, Yên Bái; Quận Vũ Bình vào khoảng tỉnh Hà Nam, Hà Đông ngày naỵ.  Tại quận Cửu Chân lại đặt thêm quận Cửu Đức, trong quận có huyện Hàm Hoan đời Hán, vậy có thể tương đương với phần lớn tỉnh Nghệ An ngày nay.  Như vậy Giao Châu có thêm 3 quận mới, tổng số lên đến 7 quận.

  

Điều đáng lưu ý về quận Nhật Nam; vào thời Hán mạt có viên Công tào tên là Khu Liên thuộc huyện Tượng Lâm nổi lên giết huyện lệnh, tự lập làm Vương, mở đầu cho nước Lâm Ấp (Chiêm Thành). Rồi các đời sau nước Lâm Ấp mở mang ra đến tận miền bắc quận Nhật Nam, mấy lần mang quân đánh phá các quận Cửu Chân Cửu Đức. Như vậy vị trí quận Nhật Nam thời Tam Quốc chỉ còn khoảng tỉnh Hả Tĩnh ngày nay.

  

Theo Tân Đường Thư (4), vào đời Đường, nước Tàu được chia thành 10 đạo.  Đạo cuối cùng nằm ở phía cực nam có tên là Lĩnh Nam. Lãnh thổ Đạo Lĩnh Nam tương đương với nước Nam Việt xưa thời Triệu Đà; đạo này được chia thành nhiều quận, một quận lớn nằm trong lãnh thổ nước ta có tên là Giao Chỉ. Cần nhấn mạnh thêm từ đời Tuỳ đến đời Đường địa danh Giao Chỉ thường được thay đổi bằng tên khác như Giao Châu hoặc An Nam.

  

Như vào năm Vũ Đức thứ 5 [622] nhà Đường đặt Giao Châu đại Tổng quản, năm Điều Lộ thứ nhất đổi thành An Nam Đô hộ phủ [679]. Như vậy vào thời Tam Quốc quận Giao Chỉ là một bộ phận của Giao Châu, nay Giao Châu được dùng thay tương đương với Giao Chỉ. Lãnh thổ quận Giao Chỉ lúc bấy giờ cũng nhỏ hơn Giao Chỉ thời Tam Quốc, vì có thêm vài quận mới được đặt ra tại vùng đất Bắc Việt hiện nay, như:

  

- Lục châu Ngọc Sơn quận: Sách “Vân Đài Loại Ngữ” của Lê Quí Đôn cho rằng tại trấn Yên Quảng (5). 

  

- Phong Châu Thừa Hoá quận: Có Tân Xương là một quận đã được đặt ra thời Tam Quốc, vị trí tại ngã ba Bạch Hạc tỉnh Vĩnh Phú. 

  

- Trường Châu Văn Dương quận: Vùng này thuộc kinh đô Hoa Lư [Ninh Bình] vì thời nhà Tống Sứ giả Tống Cảo đến phong cho vua Lê Đại Hành tại đây.  Đến thời kỳ tự chủ, trong giai đoạn đầu triều đình Tàu thường dùng danh hiệu Giao Chi để phong tước cho nước ta. 

 

Ví dụ như: 

 

- Năm 923, Đường Trang Tông phong Dương Đình Nghệ làm Giao Chỉ Tiết độ sứ

  

- Năm 973, Tống Thái Tổ phong vua Đinh Tiên Hoàng làm Giao Chỉ Quận vương

  

- Năm 993, Tống Thái Tông phong vua Lê Đại Hành chức Giao Chỉ Quận vương

  

Mặc dầu nhận sắc phong, nhưng trong nội bộ vua nước ta tự chọn lấy quốc hiệu riêng, không dùng để xưng với Tàu: 

  

- Thời nhà Đinh sách phong vua Đinh Tiên Hoàng làm Giao Chỉ Quận Vương, nhưng chính nhà vua đặt tên nước ta là Đại Cồ Việt

  

- Thời vua Lý Anh Tông [1164] nhà Tống phong vua nước ta An Nam Quốc vương, nhưng ở trong nước thì vua Lý Thánh Tông [1054] đổi tên nước là Đại Việt

  

- Thời vua Gia Long [1803] nhà Thanh đặt tên nước ta là Việt Nam (?), nhưng vua Minh Mệnh đổi tên nước là Đại Nam [1838]. 

 

Đối với triều đình Tàu, quốc hiệu “An Nam” phong cho nước ta dưới thời nhà Lý có giá trị tương đương với việc công nhận nền độc lập; bởi vậy suốt thời tự chủ các triều đại Lý, Trần và ngay cả dưới thời nhà Hồ, mọi văn thư chiếu dụ gửi sang nước ta đều dùng quốc hiệu “An Nam.” Cho đến khi nhà Minh đặt nền đô hộ, thì tên An Nam bị đổi thành Giao Chỉ; rồi Giao Chỉ lại được chia thành 15 phủ, 3 châu.  Một phủ lớn, mang tên là Giao Châu, bao gồm phần đất Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam và Vĩnh Phú hiện nay.  Như vậy dưới thời Tam Quốc, Giao Châu lãnh 4 quận, trong đó có quận Giao Chỉ, ngược lại thời Minh thuộc thì Giao Chỉ cai quản phủ Giao Châu (mấy chú Ba này rành rỗi ăn mấy mớ “củ cải muối” đâm ra lẩm cẩm, tả pí lù?!)  Nhưng rồi đến đời Tuyên Đức thứ 2 [1427], vua Lê Lợi giành được độc lập, nhà Minh tiếp tục liên lạc ngoại giao với ta, quốc hiệu “An Nam” lại được dùng lại. 

 

Lược qua các trang lịch sử, chúng ta thấy được một điểm quan trọng là địa danh Giao Chỉ Giao Châu ở thời Triệu Đà từng chưa có; và các thời tự chủ nước ta sau này không dùng các tên đó: Đó chỉ là tên của thời nô lệ.   Người học sử cần phải biết chuyện đó, nhưng không bao giờ mong muốn những tên này được đặt cho nước ta thêm một lần nữa.

_________ 

Chú thích  

  

(1) Hán Thư, quyển 95, Nam Việt.  

(2) Hậu Hán Thư, Chí, quyển 23.  

(3) Tấn Thư, quyển 15.  

(4) Tân Đường Thư, Địa Lý chí, quyển 43.  

(5) Dẫn theo Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, trang 98. 

 

Hồ Bạch Thảo

Trần Văn Giang (ghi lại)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm