Nhân Vật

Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, một tấm lòng Việt Nam

Ðêm Thứ Tư, 2 Tháng Ba, 11 giờ 20 phút khuya, chuông điện thoại reo. Phạm Phú Thiện Giao gọi, tin buồn lắm, Trịnh Hội từ Manila báo Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích

Ðinh Quang Anh Thái


Dạo 20 năm sau này, tôi luôn bị ám ảnh và sợ tiếng chuông điện thoại reo lên giữa khuya. Vì lần nào cũng đều là tin chẳng lành.

Ðêm Thứ Tư, 2 Tháng Ba, 11 giờ 20 phút khuya, chuông điện thoại reo. Phạm Phú Thiện Giao gọi, tin buồn lắm, Trịnh Hội từ Manila báo Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích vừa đột ngột từ trần trên chuyến bay từ Hoa Thịnh Ðốn sang Philippines dự Họp Mặt Dân Chủ; và trên máy bay có cả bà Nguyễn Ngọc Bích là Tiến Sĩ Ðào Thị Hợi và Giáo Sư Ðoàn Viết Hoạt.


Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích trong một sinh hoạt tại California. (Hình: Uyên Nguyên/Người Việt)


Tôi cảm nhận rất rõ, da mặt tôi lăn tăn tê dại.

Gọi cho chú Nguyễn Ngọc Linh ở Virginia, chú Linh, bào huynh của Giáo Sư Bích, giọng khàn đặc: “Cô Hợi dùng điện thoại trên máy bay báo tin cách đây khoảng hơn 2 tiếng và cho biết chú Bích vào phòng vệ sinh, khi về lại chỗ ngồi thì lên cơn nhồi máu cơ tim đột tử.”

Hơn hai giờ sáng giờ miền Ðông Hoa Kỳ, tôi đánh thức Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng, cô Trương Anh Thụy, và cả anh Nguyễn Xuân Nghĩa, chú Nguyễn Thái Sơn ở Quận Cam, California.

Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng, giọng cố bình thản: “Lại thêm một người bạn ra đi, nhưng thôi Bích như thế cũng thanh thản.” Cô Trương Anh Thụy gắn bó mọi sinh hoạt với chú Bích từ thời cả hai cùng du học Mỹ thập niên 50 thì lặng đi, giọng đứt quãng: “Sửng sốt! Ðau buồn!” Chú Nguyễn Thái Sơn nói: “Bích lành và thủy chung với tất cả mọi người. Tấm lòng như thế mà sao lại đột tử!” Anh Nguyễn Xuân Nghĩa nói như hét trong điện thoại: “Cái gì!”

Nhớ, cách đây đúng ba tuần, chú Bích còn cười còn nói khi đại diện Tổ Hợp Xuất Bản Miền Ðông Hoa Kỳ giới thiệu bộ sách Nhìn Lại Sử Việt của Sử Gia Lê Mạnh Hùng từ London tại phòng sinh hoạt báo Người Việt.

Nhớ, năm 1973, lần đầu gặp chú Bích vừa từ Mỹ về Sài Gòn đảm nhận chức vụ Tổng Cục Trưởng Cục Quốc Ngoại thuộc Bộ Dân Vận Chiêu Hồi. Nhưng hình ảnh thanh niên rõ nét nhất của chú là những bữa cơm trưa tại nhà cô chú lúc cô làm Viện Trưởng và chú làm Tổng Thư Ký Ðại Học Cửu Long. Chú vui, kể cho đám hậu sinh chúng tôi nghe những ngày sống và học ở ngoại quốc, những lần đối đầu nẩy lửa với các nhóm phản chiến bài xích chính nghĩa bảo vệ vùng đất tự do của quân dân miền Nam.

Nhớ, lúc chiến tranh gây tang tóc cho người dân Phước Long, đám sinh viên chúng tôi đến gặp chú xin yểm trợ, chú khóc nức nở khi nghe kể hoàn cảnh nghiệt ngã của đồng bào chạy loạn.

Nhớ, đêm văn nghệ Hát Cho Tương Lai Thống Nhất ngày 20 Tháng Bảy, 1974, tại rạp Thống Nhất-Sài Gòn, khi các đoàn thanh niên và sinh viên đồng ca “Việt Nam, Việt Nam” của nhạc sĩ Phạm Duy, có đoạn anh em không thuộc lời, chú lao vụt lên sân khấu, giọng vang vang say sưa hát.

Nhớ, thời chú làm Giám Ðốc Ban Việt Ngữ Ðài Á Châu Tự Do, mỗi khi chú chấp bút viết một bản văn bằng Anh ngữ, Phó tổng giám đốc đài là nhà báo Dan Southerland phát thốt lên rằng, không thể sửa, dù một dấu phẩy bài chú viết. Không chỉ Anh ngữ, chú còn thông thạo tiếng Pháp, làm thơ Hài Cú tiếng Nhật, đọc tiếng Hoa, hiểu tiếng Ðức và tiếng Spanish đủ để đi mua sắm.

Nhớ, tính chú hiền, chẳng hề một lần to tiếng, trách móc ai.

Nhớ, tâm chú tốt đến độ không nỡ từ chối ai việc gì, dù lớn dù nhỏ. Và cũng vì tất bật hết việc này đến việc kia, nên nhiều lúc chú bị trách yêu là “luộm thuộm.”

Nhớ, thì chú còn biết bao điều để nhớ tới. Và biết bao người nhớ chú.

Nhớ, như Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng nhớ: “Cú điện thoại hai giờ sáng của Ðinh Quang Anh Thái đánh thức tôi, báo tin Nguyễn Ngọc Bích, một người bạn thân, đã chết trong máy bay trên đường đi Phi Luật Tân dự một hội nghị về Biển Ðông. Mấy tuần trước, tại phòng hội báo Người Việt tôi còn thấy Nguyễn Ngọc Bích nói sang sảng trong buổi ra mắt sách ‘Nhìn Lại Sử Việt’ của Lê Mạnh Hùng.”

Buổi sáng, lái xe trên đường Little River Turnpike đi về hướng Washingon, DC, qua lối rẽ vào Pinecrest Vista, tôi sực nhớ đến một người bạn thân khác, Như Phong Lê Văn Tiến, “nhà báo của các nhà báo.” Anh mất đã 15 năm mà mỗi khi nghĩ đến tưởng chừng như mới mất hôm nào. Tháng trước, Ðinh Cường, một tên tuổi của Hội Họa Sĩ Trẻ một thời bùng nổ sáng tạo, cũng ra đi. Bạn bè chết dồn dập quá!

Tôi có cảm tưởng như một người lính trận thấy đồng ngũ trúng đạn, gục chết chung quanh, từng người từng người.

Những người chết là các bạn tôi biết trong thập niên 1960 ở Mỹ hoặc ở Việt Nam. Thời ấy, tôi về Việt Nam với nhiều hy vọng và ước mơ. Chúng tôi chia sẻ với nhau niềm lạc quan và sự tự tin của tuổi trẻ. Bây giờ, những người thuở ấy lần lượt ra đi. Ðối với thế hệ chúng tôi, còn sống hay đã chết, cuộc chiến cũng đã tàn. Thời gian bắn từng viên đạn chính xác vào mỗi người. Người còn lại thương tiếc người đi cho đến khi người cuối cùng gục xuống.

Nhớ, như nhà báo Phan Tấn Hải nhớ: “Tôi tin rằng cái chết của Giáo Sư Bích chỉ vì vỡ tim mà chết: đó là cái chết của một người yêu nước mình tha thiết, chết trên bầu trời Biển Ðông, chết trên chuyến bay từ Mỹ sang Manila để bênh vực cho quê nhà. Và cảm xúc tràn ngập, Giáo Sư Bích vỡ tim mà chết. Chưa từng có ai như thế.”

Cháu nhớ chú Nguyễn Ngọc Bích. Mãi mãi!

( Người Việt )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, một tấm lòng Việt Nam

Ðêm Thứ Tư, 2 Tháng Ba, 11 giờ 20 phút khuya, chuông điện thoại reo. Phạm Phú Thiện Giao gọi, tin buồn lắm, Trịnh Hội từ Manila báo Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích

Ðinh Quang Anh Thái


Dạo 20 năm sau này, tôi luôn bị ám ảnh và sợ tiếng chuông điện thoại reo lên giữa khuya. Vì lần nào cũng đều là tin chẳng lành.

Ðêm Thứ Tư, 2 Tháng Ba, 11 giờ 20 phút khuya, chuông điện thoại reo. Phạm Phú Thiện Giao gọi, tin buồn lắm, Trịnh Hội từ Manila báo Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích vừa đột ngột từ trần trên chuyến bay từ Hoa Thịnh Ðốn sang Philippines dự Họp Mặt Dân Chủ; và trên máy bay có cả bà Nguyễn Ngọc Bích là Tiến Sĩ Ðào Thị Hợi và Giáo Sư Ðoàn Viết Hoạt.


Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích trong một sinh hoạt tại California. (Hình: Uyên Nguyên/Người Việt)


Tôi cảm nhận rất rõ, da mặt tôi lăn tăn tê dại.

Gọi cho chú Nguyễn Ngọc Linh ở Virginia, chú Linh, bào huynh của Giáo Sư Bích, giọng khàn đặc: “Cô Hợi dùng điện thoại trên máy bay báo tin cách đây khoảng hơn 2 tiếng và cho biết chú Bích vào phòng vệ sinh, khi về lại chỗ ngồi thì lên cơn nhồi máu cơ tim đột tử.”

Hơn hai giờ sáng giờ miền Ðông Hoa Kỳ, tôi đánh thức Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng, cô Trương Anh Thụy, và cả anh Nguyễn Xuân Nghĩa, chú Nguyễn Thái Sơn ở Quận Cam, California.

Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng, giọng cố bình thản: “Lại thêm một người bạn ra đi, nhưng thôi Bích như thế cũng thanh thản.” Cô Trương Anh Thụy gắn bó mọi sinh hoạt với chú Bích từ thời cả hai cùng du học Mỹ thập niên 50 thì lặng đi, giọng đứt quãng: “Sửng sốt! Ðau buồn!” Chú Nguyễn Thái Sơn nói: “Bích lành và thủy chung với tất cả mọi người. Tấm lòng như thế mà sao lại đột tử!” Anh Nguyễn Xuân Nghĩa nói như hét trong điện thoại: “Cái gì!”

Nhớ, cách đây đúng ba tuần, chú Bích còn cười còn nói khi đại diện Tổ Hợp Xuất Bản Miền Ðông Hoa Kỳ giới thiệu bộ sách Nhìn Lại Sử Việt của Sử Gia Lê Mạnh Hùng từ London tại phòng sinh hoạt báo Người Việt.

Nhớ, năm 1973, lần đầu gặp chú Bích vừa từ Mỹ về Sài Gòn đảm nhận chức vụ Tổng Cục Trưởng Cục Quốc Ngoại thuộc Bộ Dân Vận Chiêu Hồi. Nhưng hình ảnh thanh niên rõ nét nhất của chú là những bữa cơm trưa tại nhà cô chú lúc cô làm Viện Trưởng và chú làm Tổng Thư Ký Ðại Học Cửu Long. Chú vui, kể cho đám hậu sinh chúng tôi nghe những ngày sống và học ở ngoại quốc, những lần đối đầu nẩy lửa với các nhóm phản chiến bài xích chính nghĩa bảo vệ vùng đất tự do của quân dân miền Nam.

Nhớ, lúc chiến tranh gây tang tóc cho người dân Phước Long, đám sinh viên chúng tôi đến gặp chú xin yểm trợ, chú khóc nức nở khi nghe kể hoàn cảnh nghiệt ngã của đồng bào chạy loạn.

Nhớ, đêm văn nghệ Hát Cho Tương Lai Thống Nhất ngày 20 Tháng Bảy, 1974, tại rạp Thống Nhất-Sài Gòn, khi các đoàn thanh niên và sinh viên đồng ca “Việt Nam, Việt Nam” của nhạc sĩ Phạm Duy, có đoạn anh em không thuộc lời, chú lao vụt lên sân khấu, giọng vang vang say sưa hát.

Nhớ, thời chú làm Giám Ðốc Ban Việt Ngữ Ðài Á Châu Tự Do, mỗi khi chú chấp bút viết một bản văn bằng Anh ngữ, Phó tổng giám đốc đài là nhà báo Dan Southerland phát thốt lên rằng, không thể sửa, dù một dấu phẩy bài chú viết. Không chỉ Anh ngữ, chú còn thông thạo tiếng Pháp, làm thơ Hài Cú tiếng Nhật, đọc tiếng Hoa, hiểu tiếng Ðức và tiếng Spanish đủ để đi mua sắm.

Nhớ, tính chú hiền, chẳng hề một lần to tiếng, trách móc ai.

Nhớ, tâm chú tốt đến độ không nỡ từ chối ai việc gì, dù lớn dù nhỏ. Và cũng vì tất bật hết việc này đến việc kia, nên nhiều lúc chú bị trách yêu là “luộm thuộm.”

Nhớ, thì chú còn biết bao điều để nhớ tới. Và biết bao người nhớ chú.

Nhớ, như Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng nhớ: “Cú điện thoại hai giờ sáng của Ðinh Quang Anh Thái đánh thức tôi, báo tin Nguyễn Ngọc Bích, một người bạn thân, đã chết trong máy bay trên đường đi Phi Luật Tân dự một hội nghị về Biển Ðông. Mấy tuần trước, tại phòng hội báo Người Việt tôi còn thấy Nguyễn Ngọc Bích nói sang sảng trong buổi ra mắt sách ‘Nhìn Lại Sử Việt’ của Lê Mạnh Hùng.”

Buổi sáng, lái xe trên đường Little River Turnpike đi về hướng Washingon, DC, qua lối rẽ vào Pinecrest Vista, tôi sực nhớ đến một người bạn thân khác, Như Phong Lê Văn Tiến, “nhà báo của các nhà báo.” Anh mất đã 15 năm mà mỗi khi nghĩ đến tưởng chừng như mới mất hôm nào. Tháng trước, Ðinh Cường, một tên tuổi của Hội Họa Sĩ Trẻ một thời bùng nổ sáng tạo, cũng ra đi. Bạn bè chết dồn dập quá!

Tôi có cảm tưởng như một người lính trận thấy đồng ngũ trúng đạn, gục chết chung quanh, từng người từng người.

Những người chết là các bạn tôi biết trong thập niên 1960 ở Mỹ hoặc ở Việt Nam. Thời ấy, tôi về Việt Nam với nhiều hy vọng và ước mơ. Chúng tôi chia sẻ với nhau niềm lạc quan và sự tự tin của tuổi trẻ. Bây giờ, những người thuở ấy lần lượt ra đi. Ðối với thế hệ chúng tôi, còn sống hay đã chết, cuộc chiến cũng đã tàn. Thời gian bắn từng viên đạn chính xác vào mỗi người. Người còn lại thương tiếc người đi cho đến khi người cuối cùng gục xuống.

Nhớ, như nhà báo Phan Tấn Hải nhớ: “Tôi tin rằng cái chết của Giáo Sư Bích chỉ vì vỡ tim mà chết: đó là cái chết của một người yêu nước mình tha thiết, chết trên bầu trời Biển Ðông, chết trên chuyến bay từ Mỹ sang Manila để bênh vực cho quê nhà. Và cảm xúc tràn ngập, Giáo Sư Bích vỡ tim mà chết. Chưa từng có ai như thế.”

Cháu nhớ chú Nguyễn Ngọc Bích. Mãi mãi!

( Người Việt )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm