Tham Khảo
HAI MỐI NGUY ĐỀU DO CỘNG SẢN : VI ANH
Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis trong hội nghị Shangri–la bằng lời lẽ rõ ràng nhứt, báo động về hai mối nguy ở Á châu Thái bình dương. Một, CS Bắc Hàn là mối nguy hiện tiền, rõ rệt; và hai, CSTQ xâm chiếm, quân sự hoá biển đảo ở Biển Đông,
Vi Anh
Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis trong hội nghị Shangri–la bằng lời lẽ rõ ràng nhứt, báo động về hai mối nguy ở Á châu Thái bình dương. Một, CS Bắc Hàn là mối nguy hiện tiền, rõ rệt; và hai, CSTQ xâm chiếm, quân sự hoá biển đảo ở Biển Đông, tình hình thêm căng thẳng có xảy ra xung đột võ trang.
Đây là lần đầu tiên Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis, vị tướng Thuỷ Quân Lục Chiến 4 sao nói ngắn gọn như nhật lịnh hành quân tại hội nghị An Ninh Shangri-la lần thứ 16, Singapore, ngày 03/06/2017.
Về hình thức Ông lên án cả hai chế độ hiện CS là CS Bắc Hàn vì tham vọng nguyên tử và CS Trung Quốc vì tham vọng biển đảo làm an ninh, hoà bình Á châu Thái bình dương bị xáo trộn và căng thẳng. Căng thẳng có thể sanh ra chiến tranh trong vùng.
Một, đối với CS Bắc Hàn. Bộ Trưởng QP Mỹ long trọng cảnh báo CS Bắc Triều Tiên là « mối đe dọa đối với tất cả chúng ta», cho nên toàn bộ các nước phải tham gia hỗ trợ cho mục tiêu chung là phi nguyên tử bán đảo Triều Tiều Tiên. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ kêu gọi cộng đồng quốc tế hợp tác trên vấn đề này. Ông trinh bày rõ, "Cùng với những tuyên bố liều lĩnh, chương trình của CS Bắc Hàn hiện nay thể hiện rõ ý định của nước này muốn thủ đắc hoả tiễn đạn đạo có khả năng mang đầu đạn nguyên tử, kể cả các phi đạn liên lục địa, vốn đặt ra những mối đe dọa trực tiếp và tức thời đối với các đồng minh trong khu vực, các đối tác của chúng ta, và cả thế giới".
Những phát biểu cứng rắn của Tướng Bộ Trưởng QP Mỹ đã xóa tan phần nào những suy đoán của một số người rằng chính quyền hiện nay duy trì sự im lặng về vấn đề Biển Đông để đổi lấy sự hợp tác của Trung Quốc trong việc đối phó với Bình Nhưỡng.
Bộ trưởng Mattis tuyên bố Hoa Kỳ sẽ không mang những lợi ích của các đồng minh ra làm những con bài để mặc cả. Không giải thích chi tiết, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết là các nước đang làm việc để đề ra những biện pháp trừng phạt mới, được tăng cường, đồng thời tăng nỗ lực ngoại giao để gây áp lực đối với Bắc Hàn. Nhưng ông nói thêm rằng bên cạnh lời nói và sự hỗ trợ, hành động của tất cả các bên liên quan cũng cần thiết.
Ông nói: "Chính quyền của ông Trump được khích lệ bởi cam kết mới của Trung Quốc trong nỗ lực hợp tác với cộng đồng quốc tế hướng tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên." Ông nói: “Rốt cuộc, Mỹ tin rằng Trung Quốc sẽ nhận ra rằng Bắc Triều Tiên là một gánh nặng chiến lược chứ không phải là một tài sản. Gánh nặng ấy đã làm tăng sự bất hòa và khiến các dân tộc yêu chuộng hòa bình trong khu vực, phải tăng chi tiêu quốc phòng”.
Trong khi các tương quan giữa Bình Nhưỡng và Bắc Kinh ngày càng trở nên lạnh nhạt hơn trong những năm gần đây dưới quyền Kim Jong-Un, Trung Quốc vẫn là đồng minh và là nước ủng hộ lớn nhất của Bắc Hàn. Một số nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh không thực sự muốn giải quyết vấn đề này, vì họ e rằng làm như vậy có thể dẫn tới một nước Triều Tiên thống nhất, và mặc nhiên đặt Hoa Kỳ ngay tại cửa ngõ phía đông bắc của Trung Quốc.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ nói nếu TC không hợp tác, thì TT Trump nói Mỹ sẽ làm một mình.
Hai, đối với Trung Quốc CS hay TC. Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ tuyên bố trước diễn đàn chánh thức, trong bài diễn văn đọc trước các đại biểu và giới truyền thông tham dự cuộc đối thoại Shangri-La. Rằng "Chúng tôi không thể chấp nhận các hành động của Trung Quốc xâm phạm đến lợi ích của cộng đồng quốc tế, phá hoại trật tự dựa trên luật lệ vốn phục vụ tất cả các nước có mặt hôm nay tại diễn đàn này, kể cả và đặc biệt, là Trung Quốc". Ông chỉ trích «tầm mức và những tác động» của các công trình xây đảo nhân tạo của Trung Quốc tại những vùng đang tranh chấp ở Biển Đông.
Ông Mattis lên án thái độ «khinh miệt» của Trung Quốc đối với các nuớc láng giềng và thái độ bất chấp luật pháp quốc tế khi tiến hành «quân sự hóa» Biển Đông. Ông nói rõ: "Xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa các sơ sở trên các thực thể trong lãnh hải quốc tế, phương hại đến sự ổn định khu vực". Ông lưu ý rằng việc Trung Quốc củng cố quân sự các căn cứ trên những đảo nhân tạo, khác biệt với những gì các nước khác đã làm. Bắc Kinh, "coi thường pháp luật quốc tế, không tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác, cũng như cố gắng của Trung Quốc gạt sang một bên tiến trình giải quyết ôn hòa các vấn đề liên quan".
Ông thúc giục các nước có liên quan, đặc biệt là Việt Nam và Philippines, tìm những giải pháp thông qua đối thoại.
Ông gián tiếp trấn an các nước châu Á đó, khi chỉ trích mạnh mẽ việc Trung Quốc dùng sức mạnh để áp đặt chủ quyền của họ trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông.
Với tư cách Trưởng phái đoàn Mỹ trong hội nghị và Bộ Trưởng QP Mỹ một nước nằm chung bờ Á châu Thái bình dương, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis khẳng định “Không thể chấp nhận việc quân sự hóa các đảo nhân tạo. Mỹ vẫn tận tâm tận lực với các đồng minh Á châu -Thái Bình Dương.”
Ba và sau cùng liên quan đến CSVN, chế độ mất biển đảo vào trong tay TC nhiều nhứt. Phái đoàn của CSVN không lên tiếng trên diễn đàn chánh thức. CSVN không dám đụng râu hùm TC. Nhưng cũng tìm cách tự biện minh cho đỡ mất mặt với các nước láng giềng, đỡ mất niềm tin với Mỹ mà TT Nguyễn xuấn Phúc vừa mới công du Mỹ, đang chơi trò hai mang, đu dây với Mỹ. Ông Vũ Tiến Trọng, giới chức thẩm quyền trong phái đoàn CSVN dự Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á, cho biết Việt Nam không tham dự cấp bộ trưởng nên không phát biểu tại phiên toàn thể dịp này.
Một quốc gia đại sự liên quan đến giang sơn gấm vóc bị mất, mà bộ trưởng quốc phòng người đứng đầu ngành bảo quốc, lại không có mặt trong một hội nghị quốc tế như Shangri-la, không thể coi là vì bận công vụ không thể đi, cũng không uỷ quyền cho thứ trưởng chánh thức đại diện nói lên quan điểm của nước mình.Thì chỉ có thể hiểu CSVN sợ “quan thầy TC” nên né, cũng như tàu TC bắn giết ngư dân VN thời gọi là “tàu lạ” vậy./.(VA)
HAI MỐI NGUY ĐỀU DO CỘNG SẢN : VI ANH
Vi Anh
Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis trong hội nghị Shangri–la bằng lời lẽ rõ ràng nhứt, báo động về hai mối nguy ở Á châu Thái bình dương. Một, CS Bắc Hàn là mối nguy hiện tiền, rõ rệt; và hai, CSTQ xâm chiếm, quân sự hoá biển đảo ở Biển Đông, tình hình thêm căng thẳng có xảy ra xung đột võ trang.
Đây là lần đầu tiên Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis, vị tướng Thuỷ Quân Lục Chiến 4 sao nói ngắn gọn như nhật lịnh hành quân tại hội nghị An Ninh Shangri-la lần thứ 16, Singapore, ngày 03/06/2017.
Về hình thức Ông lên án cả hai chế độ hiện CS là CS Bắc Hàn vì tham vọng nguyên tử và CS Trung Quốc vì tham vọng biển đảo làm an ninh, hoà bình Á châu Thái bình dương bị xáo trộn và căng thẳng. Căng thẳng có thể sanh ra chiến tranh trong vùng.
Một, đối với CS Bắc Hàn. Bộ Trưởng QP Mỹ long trọng cảnh báo CS Bắc Triều Tiên là « mối đe dọa đối với tất cả chúng ta», cho nên toàn bộ các nước phải tham gia hỗ trợ cho mục tiêu chung là phi nguyên tử bán đảo Triều Tiều Tiên. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ kêu gọi cộng đồng quốc tế hợp tác trên vấn đề này. Ông trinh bày rõ, "Cùng với những tuyên bố liều lĩnh, chương trình của CS Bắc Hàn hiện nay thể hiện rõ ý định của nước này muốn thủ đắc hoả tiễn đạn đạo có khả năng mang đầu đạn nguyên tử, kể cả các phi đạn liên lục địa, vốn đặt ra những mối đe dọa trực tiếp và tức thời đối với các đồng minh trong khu vực, các đối tác của chúng ta, và cả thế giới".
Những phát biểu cứng rắn của Tướng Bộ Trưởng QP Mỹ đã xóa tan phần nào những suy đoán của một số người rằng chính quyền hiện nay duy trì sự im lặng về vấn đề Biển Đông để đổi lấy sự hợp tác của Trung Quốc trong việc đối phó với Bình Nhưỡng.
Bộ trưởng Mattis tuyên bố Hoa Kỳ sẽ không mang những lợi ích của các đồng minh ra làm những con bài để mặc cả. Không giải thích chi tiết, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết là các nước đang làm việc để đề ra những biện pháp trừng phạt mới, được tăng cường, đồng thời tăng nỗ lực ngoại giao để gây áp lực đối với Bắc Hàn. Nhưng ông nói thêm rằng bên cạnh lời nói và sự hỗ trợ, hành động của tất cả các bên liên quan cũng cần thiết.
Ông nói: "Chính quyền của ông Trump được khích lệ bởi cam kết mới của Trung Quốc trong nỗ lực hợp tác với cộng đồng quốc tế hướng tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên." Ông nói: “Rốt cuộc, Mỹ tin rằng Trung Quốc sẽ nhận ra rằng Bắc Triều Tiên là một gánh nặng chiến lược chứ không phải là một tài sản. Gánh nặng ấy đã làm tăng sự bất hòa và khiến các dân tộc yêu chuộng hòa bình trong khu vực, phải tăng chi tiêu quốc phòng”.
Trong khi các tương quan giữa Bình Nhưỡng và Bắc Kinh ngày càng trở nên lạnh nhạt hơn trong những năm gần đây dưới quyền Kim Jong-Un, Trung Quốc vẫn là đồng minh và là nước ủng hộ lớn nhất của Bắc Hàn. Một số nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh không thực sự muốn giải quyết vấn đề này, vì họ e rằng làm như vậy có thể dẫn tới một nước Triều Tiên thống nhất, và mặc nhiên đặt Hoa Kỳ ngay tại cửa ngõ phía đông bắc của Trung Quốc.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ nói nếu TC không hợp tác, thì TT Trump nói Mỹ sẽ làm một mình.
Hai, đối với Trung Quốc CS hay TC. Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ tuyên bố trước diễn đàn chánh thức, trong bài diễn văn đọc trước các đại biểu và giới truyền thông tham dự cuộc đối thoại Shangri-La. Rằng "Chúng tôi không thể chấp nhận các hành động của Trung Quốc xâm phạm đến lợi ích của cộng đồng quốc tế, phá hoại trật tự dựa trên luật lệ vốn phục vụ tất cả các nước có mặt hôm nay tại diễn đàn này, kể cả và đặc biệt, là Trung Quốc". Ông chỉ trích «tầm mức và những tác động» của các công trình xây đảo nhân tạo của Trung Quốc tại những vùng đang tranh chấp ở Biển Đông.
Ông Mattis lên án thái độ «khinh miệt» của Trung Quốc đối với các nuớc láng giềng và thái độ bất chấp luật pháp quốc tế khi tiến hành «quân sự hóa» Biển Đông. Ông nói rõ: "Xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa các sơ sở trên các thực thể trong lãnh hải quốc tế, phương hại đến sự ổn định khu vực". Ông lưu ý rằng việc Trung Quốc củng cố quân sự các căn cứ trên những đảo nhân tạo, khác biệt với những gì các nước khác đã làm. Bắc Kinh, "coi thường pháp luật quốc tế, không tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác, cũng như cố gắng của Trung Quốc gạt sang một bên tiến trình giải quyết ôn hòa các vấn đề liên quan".
Ông thúc giục các nước có liên quan, đặc biệt là Việt Nam và Philippines, tìm những giải pháp thông qua đối thoại.
Ông gián tiếp trấn an các nước châu Á đó, khi chỉ trích mạnh mẽ việc Trung Quốc dùng sức mạnh để áp đặt chủ quyền của họ trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông.
Với tư cách Trưởng phái đoàn Mỹ trong hội nghị và Bộ Trưởng QP Mỹ một nước nằm chung bờ Á châu Thái bình dương, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis khẳng định “Không thể chấp nhận việc quân sự hóa các đảo nhân tạo. Mỹ vẫn tận tâm tận lực với các đồng minh Á châu -Thái Bình Dương.”
Ba và sau cùng liên quan đến CSVN, chế độ mất biển đảo vào trong tay TC nhiều nhứt. Phái đoàn của CSVN không lên tiếng trên diễn đàn chánh thức. CSVN không dám đụng râu hùm TC. Nhưng cũng tìm cách tự biện minh cho đỡ mất mặt với các nước láng giềng, đỡ mất niềm tin với Mỹ mà TT Nguyễn xuấn Phúc vừa mới công du Mỹ, đang chơi trò hai mang, đu dây với Mỹ. Ông Vũ Tiến Trọng, giới chức thẩm quyền trong phái đoàn CSVN dự Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á, cho biết Việt Nam không tham dự cấp bộ trưởng nên không phát biểu tại phiên toàn thể dịp này.
Một quốc gia đại sự liên quan đến giang sơn gấm vóc bị mất, mà bộ trưởng quốc phòng người đứng đầu ngành bảo quốc, lại không có mặt trong một hội nghị quốc tế như Shangri-la, không thể coi là vì bận công vụ không thể đi, cũng không uỷ quyền cho thứ trưởng chánh thức đại diện nói lên quan điểm của nước mình.Thì chỉ có thể hiểu CSVN sợ “quan thầy TC” nên né, cũng như tàu TC bắn giết ngư dân VN thời gọi là “tàu lạ” vậy./.(VA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
HAI MỐI NGUY ĐỀU DO CỘNG SẢN : VI ANH
Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis trong hội nghị Shangri–la bằng lời lẽ rõ ràng nhứt, báo động về hai mối nguy ở Á châu Thái bình dương. Một, CS Bắc Hàn là mối nguy hiện tiền, rõ rệt; và hai, CSTQ xâm chiếm, quân sự hoá biển đảo ở Biển Đông,
HAI MỐI NGUY ĐỀU DO CỘNG SẢN : VI ANH
Vi Anh
Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis trong hội nghị Shangri–la bằng lời lẽ rõ ràng nhứt, báo động về hai mối nguy ở Á châu Thái bình dương. Một, CS Bắc Hàn là mối nguy hiện tiền, rõ rệt; và hai, CSTQ xâm chiếm, quân sự hoá biển đảo ở Biển Đông, tình hình thêm căng thẳng có xảy ra xung đột võ trang.
Đây là lần đầu tiên Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis, vị tướng Thuỷ Quân Lục Chiến 4 sao nói ngắn gọn như nhật lịnh hành quân tại hội nghị An Ninh Shangri-la lần thứ 16, Singapore, ngày 03/06/2017.
Về hình thức Ông lên án cả hai chế độ hiện CS là CS Bắc Hàn vì tham vọng nguyên tử và CS Trung Quốc vì tham vọng biển đảo làm an ninh, hoà bình Á châu Thái bình dương bị xáo trộn và căng thẳng. Căng thẳng có thể sanh ra chiến tranh trong vùng.
Một, đối với CS Bắc Hàn. Bộ Trưởng QP Mỹ long trọng cảnh báo CS Bắc Triều Tiên là « mối đe dọa đối với tất cả chúng ta», cho nên toàn bộ các nước phải tham gia hỗ trợ cho mục tiêu chung là phi nguyên tử bán đảo Triều Tiều Tiên. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ kêu gọi cộng đồng quốc tế hợp tác trên vấn đề này. Ông trinh bày rõ, "Cùng với những tuyên bố liều lĩnh, chương trình của CS Bắc Hàn hiện nay thể hiện rõ ý định của nước này muốn thủ đắc hoả tiễn đạn đạo có khả năng mang đầu đạn nguyên tử, kể cả các phi đạn liên lục địa, vốn đặt ra những mối đe dọa trực tiếp và tức thời đối với các đồng minh trong khu vực, các đối tác của chúng ta, và cả thế giới".
Những phát biểu cứng rắn của Tướng Bộ Trưởng QP Mỹ đã xóa tan phần nào những suy đoán của một số người rằng chính quyền hiện nay duy trì sự im lặng về vấn đề Biển Đông để đổi lấy sự hợp tác của Trung Quốc trong việc đối phó với Bình Nhưỡng.
Bộ trưởng Mattis tuyên bố Hoa Kỳ sẽ không mang những lợi ích của các đồng minh ra làm những con bài để mặc cả. Không giải thích chi tiết, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết là các nước đang làm việc để đề ra những biện pháp trừng phạt mới, được tăng cường, đồng thời tăng nỗ lực ngoại giao để gây áp lực đối với Bắc Hàn. Nhưng ông nói thêm rằng bên cạnh lời nói và sự hỗ trợ, hành động của tất cả các bên liên quan cũng cần thiết.
Ông nói: "Chính quyền của ông Trump được khích lệ bởi cam kết mới của Trung Quốc trong nỗ lực hợp tác với cộng đồng quốc tế hướng tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên." Ông nói: “Rốt cuộc, Mỹ tin rằng Trung Quốc sẽ nhận ra rằng Bắc Triều Tiên là một gánh nặng chiến lược chứ không phải là một tài sản. Gánh nặng ấy đã làm tăng sự bất hòa và khiến các dân tộc yêu chuộng hòa bình trong khu vực, phải tăng chi tiêu quốc phòng”.
Trong khi các tương quan giữa Bình Nhưỡng và Bắc Kinh ngày càng trở nên lạnh nhạt hơn trong những năm gần đây dưới quyền Kim Jong-Un, Trung Quốc vẫn là đồng minh và là nước ủng hộ lớn nhất của Bắc Hàn. Một số nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh không thực sự muốn giải quyết vấn đề này, vì họ e rằng làm như vậy có thể dẫn tới một nước Triều Tiên thống nhất, và mặc nhiên đặt Hoa Kỳ ngay tại cửa ngõ phía đông bắc của Trung Quốc.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ nói nếu TC không hợp tác, thì TT Trump nói Mỹ sẽ làm một mình.
Hai, đối với Trung Quốc CS hay TC. Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ tuyên bố trước diễn đàn chánh thức, trong bài diễn văn đọc trước các đại biểu và giới truyền thông tham dự cuộc đối thoại Shangri-La. Rằng "Chúng tôi không thể chấp nhận các hành động của Trung Quốc xâm phạm đến lợi ích của cộng đồng quốc tế, phá hoại trật tự dựa trên luật lệ vốn phục vụ tất cả các nước có mặt hôm nay tại diễn đàn này, kể cả và đặc biệt, là Trung Quốc". Ông chỉ trích «tầm mức và những tác động» của các công trình xây đảo nhân tạo của Trung Quốc tại những vùng đang tranh chấp ở Biển Đông.
Ông Mattis lên án thái độ «khinh miệt» của Trung Quốc đối với các nuớc láng giềng và thái độ bất chấp luật pháp quốc tế khi tiến hành «quân sự hóa» Biển Đông. Ông nói rõ: "Xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa các sơ sở trên các thực thể trong lãnh hải quốc tế, phương hại đến sự ổn định khu vực". Ông lưu ý rằng việc Trung Quốc củng cố quân sự các căn cứ trên những đảo nhân tạo, khác biệt với những gì các nước khác đã làm. Bắc Kinh, "coi thường pháp luật quốc tế, không tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác, cũng như cố gắng của Trung Quốc gạt sang một bên tiến trình giải quyết ôn hòa các vấn đề liên quan".
Ông thúc giục các nước có liên quan, đặc biệt là Việt Nam và Philippines, tìm những giải pháp thông qua đối thoại.
Ông gián tiếp trấn an các nước châu Á đó, khi chỉ trích mạnh mẽ việc Trung Quốc dùng sức mạnh để áp đặt chủ quyền của họ trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông.
Với tư cách Trưởng phái đoàn Mỹ trong hội nghị và Bộ Trưởng QP Mỹ một nước nằm chung bờ Á châu Thái bình dương, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis khẳng định “Không thể chấp nhận việc quân sự hóa các đảo nhân tạo. Mỹ vẫn tận tâm tận lực với các đồng minh Á châu -Thái Bình Dương.”
Ba và sau cùng liên quan đến CSVN, chế độ mất biển đảo vào trong tay TC nhiều nhứt. Phái đoàn của CSVN không lên tiếng trên diễn đàn chánh thức. CSVN không dám đụng râu hùm TC. Nhưng cũng tìm cách tự biện minh cho đỡ mất mặt với các nước láng giềng, đỡ mất niềm tin với Mỹ mà TT Nguyễn xuấn Phúc vừa mới công du Mỹ, đang chơi trò hai mang, đu dây với Mỹ. Ông Vũ Tiến Trọng, giới chức thẩm quyền trong phái đoàn CSVN dự Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á, cho biết Việt Nam không tham dự cấp bộ trưởng nên không phát biểu tại phiên toàn thể dịp này.
Một quốc gia đại sự liên quan đến giang sơn gấm vóc bị mất, mà bộ trưởng quốc phòng người đứng đầu ngành bảo quốc, lại không có mặt trong một hội nghị quốc tế như Shangri-la, không thể coi là vì bận công vụ không thể đi, cũng không uỷ quyền cho thứ trưởng chánh thức đại diện nói lên quan điểm của nước mình.Thì chỉ có thể hiểu CSVN sợ “quan thầy TC” nên né, cũng như tàu TC bắn giết ngư dân VN thời gọi là “tàu lạ” vậy./.(VA)