Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
HÁN HÓA _ Việt Nhân
(HNPĐ) Như vậy mấy thằng Vẹm vẫn không từ bỏ chuyện chúng tiếp tay Hán hóa dân tộc Việt! Năm ngoái chúng lên chương trình cho mấy đứa nhỏ bậc tiểu học, học bốn tiết một tuần tiếng Tầu, bị thiên hạ ném đá những tưởng chúng thôi đi, ai ngờ chúng lì thiệt vẫn không từ bỏ, vẫn quyết tâm làm vui lòng đàn anh 16 vàng 4 tốt. Đây không phải chuyện thường mà là chuyện thâm độc lâu dài, nay có bài viết trong nước người ta đọc được, thấy rõ chúng muốn những đứa trẻ mẫu giáo, mang theo suốt đời trong ký ức của nó hình ảnh đầu tiên trong đời đến trường, là những gì nhắc nhớ đến cái nước Tung Của vĩ đại qua các bài học tô màu lớp mầm non.
Trên tuổi trẻ online, có đôi ba bài người ta nêu chuyện những đứa trẻ mẫu giáo Việt được cho học tô màu với các hình vẽ biểu tượng của một nước Tầu mà không phải là của nước ta, chúng được người ta tô đậm nét trong trí chúng, những khuôn mặt bạn “lạ” cùng với một nhà trường trên nóc cắm cờ máu năm sao. Đây lại là cái chủ trương vừa muốn khắc sâu vào ký ức, vừa tập cho trẻ Việt có cái nhìn quen về mẫu quốc, và cũng qua các bài báo đó được biết không thiếu những hình ảnh khác xe cộ tầu phà mang sắc thái TQ. Thậm chí nội dung luyện trí cho trẻ bằng những kiến thức hiểu biết phổ thông, qua những câu hỏi địa lý có nội dung chủ ý tập trung trẻ vào một TQ chúng muốn tuyên truyền.
Những cuốn sách này tất cả đều là sách mua bản quyền từ TQ, khá nhiều giải thích cho việc làm tiếp tay cho TQ từ những người có trách nhiệm, nhưng cho thấy đều là những lời trí trá cho qua truông. Riêng bà Bùi Thị Hương, giám đốc NXB Dân Trí khẳng định cùng báo Tuổi Trẻ rằng “Ðây là sách dịch, mua bản quyền của đối tác nước ngoài”, và nói “Chúng tôi đã kiểm tra hợp đồng bản quyền thì thấy các điều khoản trong đó rất chặt chẽ, đơn vị phát hành sách phải giữ nguyên xi nội dung gồm phần chữ và hình ảnh như bản gốc, không được phép thay đổi. Hình ảnh trong sách là hình ảnh trường của Trung Quốc thì phải treo cờ Trung Quốc chứ không thể treo cờ Việt Nam được - Tôi thấy nội dung và hình ảnh rất bình thường, không có gì nặng nề” (!).
Những bộ sách trên được biên soạn theo chương trình giáo dục của Trung Quốc, thì ra chúng chỉ đem về in ra cho trẻ Việt học, tác hại thế nào là cái không phải chúng không biết, và khâu xuất bản của chúng chỉ là một mắc xích trong chuổi dây thực hiện chính sách Hán hóa dân Việt. Đó là cái rõ như ban ngày, còn câu nói của bà Hương chỉ là đem cái hợp đồng ra để lấp liếm việc thực hiện theo chỉ thị, những hằn sâu khó xóa trong tâm trí đứa trẻ là cái bọn cộng sản đã có hẳn hoi một chính sách nơi trường học. Cộng đảng Việt đã thành công trong chủ trương tạo nên những mầm đỏ cho chế độ, ngoài ra với chủ nghĩa duy vật những mầm đỏ đó chúng đã tự loại dần những gì cá biệt dân tộc, mà ngày nay ta thấy nơi chúng đã trở thành tay sai đắc lực cho ngoại bang.
Nói đến chuyện những đứa trẻ thơ đầu đời cắp sách đến trường, không ai trong chúng ta không nhớ đến bài “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh, thật thú vị khi nghe ông kể lại những gì khắc sâu trong tâm ông về buổi sáng hôm đó. Những cái không bao giờ xóa nhòa trong ký ức ông, một sáng sương thu, gió lạnh, những chiếc lá vàng rụng nhiều và trên trời những đám mây bàng bạc, còn ngôi trường tuy đã có lần trước đây theo bạn bẫy chim ghé vào. Nhưng ngày đầu đi học thì lại khác, “Trước mặt tôi, trường Mỹ Lý vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ...” Đấy cái đầu đời trong trí chúng ta luôn là cái khó xóa!
Hôm nay nơi xứ Việt, trẻ thơ được người ta vẽ lên đầu óc trắng tinh của chúng, những hình ảnh xuất xứ từ những trang sách TQ, rồi mai đây có thể những hình ảnh đó sẽ là thực tế đều khắp trên đất nước, và cũng là những gì đứa trẻ đã được tập quen nhìn. Những đứa trẻ này lớn lên nếu chúng muốn kể lại buổi học đầu tiên như Thanh Tịnh, chắc chắn chúng sẽ viết như sau “Ngày đầu tiên đến trường, nơi lớp học, vì chúng em chưa biết đọc biết viết, nên cô giáo em đã cho chúng em tô màu bức tranh vẽ trường em, chúng em vô cùng thích thú. Với những cây bút màu, chúng em cho các bức tường mang màu hồng, cánh cửa sổ thì màu nâu, và đẹp nhất chúng em tô màu đỏ cho lá cờ trên nóc nhà trường, em cũng tô màu vàng cho sáu ngôi sao. Em yêu trường em lắm!!!
Đấy bài viết nó sẽ là thế ấy, chuyện hôm nay gợi lại chuyện xưa cũ, nên xin phép được ghi lại vài dòng như để kết thúc câu chuyện hôm nay – Bà mẹ mỗ tôi vì thằng con luôn đi trận mà buồn, bà thấy con ngày tháng chỉ lao vào những nơi lửa đạn, nỗi lo chiến tranh cướp thằng con bà đi mất, mà bà bắt tôi lấy vợ để cho bà có cháu. Đời lính luôn đó đây, nhưng rồi mỗ tôi cũng có được đứa con đầu lòng, đó cũng có nghĩa là bà có đươc đứa cháu nội, đứa bé lớn dần trong tình thương của bà, vì cha vắng nhà nên bà cháu luôn quấn lấy nhau. Bà vui mỗi sáng dắt tay cháu đến tận cửa lớp mẫu giáo, thương cháu mà trong nhà nơi đẹp nhất sáng nhất, bà đặt chiếc bàn học con con cho cháu, một lần về phép bà đi đón cháu chưa về, tôi ghé ngồi nơi chiếc bàn học đó.
Tò mò tôi mở ngăn kéo, những cây bút chì sáp đủ màu, và những trang giấy rời bài học tô màu của cháu, mà trên cùng là bức tranh vẽ người lính, tựa của bài học là “Chiến Sĩ”, cháu tô màu còn rất vụng dại - Nhưng cái làm mỗ tôi xúc động, đó là chữ “Bố” thật to viết ngay bên dưới chân người lính, cháu chỉ mới bắt đầu học nhận mặt chữ, thì chữ bố này chắc hẳn bà đã cầm tay tập cho cháu viết...
Việt Nhân (HNPĐ)
HÁN HÓA _ Việt Nhân
(HNPĐ) Như vậy mấy thằng Vẹm vẫn không từ bỏ chuyện chúng tiếp tay Hán hóa dân tộc Việt! Năm ngoái chúng lên chương trình cho mấy đứa nhỏ bậc tiểu học, học bốn tiết một tuần tiếng Tầu, bị thiên hạ ném đá những tưởng chúng thôi đi, ai ngờ chúng lì thiệt vẫn không từ bỏ, vẫn quyết tâm làm vui lòng đàn anh 16 vàng 4 tốt. Đây không phải chuyện thường mà là chuyện thâm độc lâu dài, nay có bài viết trong nước người ta đọc được, thấy rõ chúng muốn những đứa trẻ mẫu giáo, mang theo suốt đời trong ký ức của nó hình ảnh đầu tiên trong đời đến trường, là những gì nhắc nhớ đến cái nước Tung Của vĩ đại qua các bài học tô màu lớp mầm non.
Trên tuổi trẻ online, có đôi ba bài người ta nêu chuyện những đứa trẻ mẫu giáo Việt được cho học tô màu với các hình vẽ biểu tượng của một nước Tầu mà không phải là của nước ta, chúng được người ta tô đậm nét trong trí chúng, những khuôn mặt bạn “lạ” cùng với một nhà trường trên nóc cắm cờ máu năm sao. Đây lại là cái chủ trương vừa muốn khắc sâu vào ký ức, vừa tập cho trẻ Việt có cái nhìn quen về mẫu quốc, và cũng qua các bài báo đó được biết không thiếu những hình ảnh khác xe cộ tầu phà mang sắc thái TQ. Thậm chí nội dung luyện trí cho trẻ bằng những kiến thức hiểu biết phổ thông, qua những câu hỏi địa lý có nội dung chủ ý tập trung trẻ vào một TQ chúng muốn tuyên truyền.
Những cuốn sách này tất cả đều là sách mua bản quyền từ TQ, khá nhiều giải thích cho việc làm tiếp tay cho TQ từ những người có trách nhiệm, nhưng cho thấy đều là những lời trí trá cho qua truông. Riêng bà Bùi Thị Hương, giám đốc NXB Dân Trí khẳng định cùng báo Tuổi Trẻ rằng “Ðây là sách dịch, mua bản quyền của đối tác nước ngoài”, và nói “Chúng tôi đã kiểm tra hợp đồng bản quyền thì thấy các điều khoản trong đó rất chặt chẽ, đơn vị phát hành sách phải giữ nguyên xi nội dung gồm phần chữ và hình ảnh như bản gốc, không được phép thay đổi. Hình ảnh trong sách là hình ảnh trường của Trung Quốc thì phải treo cờ Trung Quốc chứ không thể treo cờ Việt Nam được - Tôi thấy nội dung và hình ảnh rất bình thường, không có gì nặng nề” (!).
Những bộ sách trên được biên soạn theo chương trình giáo dục của Trung Quốc, thì ra chúng chỉ đem về in ra cho trẻ Việt học, tác hại thế nào là cái không phải chúng không biết, và khâu xuất bản của chúng chỉ là một mắc xích trong chuổi dây thực hiện chính sách Hán hóa dân Việt. Đó là cái rõ như ban ngày, còn câu nói của bà Hương chỉ là đem cái hợp đồng ra để lấp liếm việc thực hiện theo chỉ thị, những hằn sâu khó xóa trong tâm trí đứa trẻ là cái bọn cộng sản đã có hẳn hoi một chính sách nơi trường học. Cộng đảng Việt đã thành công trong chủ trương tạo nên những mầm đỏ cho chế độ, ngoài ra với chủ nghĩa duy vật những mầm đỏ đó chúng đã tự loại dần những gì cá biệt dân tộc, mà ngày nay ta thấy nơi chúng đã trở thành tay sai đắc lực cho ngoại bang.
Nói đến chuyện những đứa trẻ thơ đầu đời cắp sách đến trường, không ai trong chúng ta không nhớ đến bài “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh, thật thú vị khi nghe ông kể lại những gì khắc sâu trong tâm ông về buổi sáng hôm đó. Những cái không bao giờ xóa nhòa trong ký ức ông, một sáng sương thu, gió lạnh, những chiếc lá vàng rụng nhiều và trên trời những đám mây bàng bạc, còn ngôi trường tuy đã có lần trước đây theo bạn bẫy chim ghé vào. Nhưng ngày đầu đi học thì lại khác, “Trước mặt tôi, trường Mỹ Lý vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ...” Đấy cái đầu đời trong trí chúng ta luôn là cái khó xóa!
Hôm nay nơi xứ Việt, trẻ thơ được người ta vẽ lên đầu óc trắng tinh của chúng, những hình ảnh xuất xứ từ những trang sách TQ, rồi mai đây có thể những hình ảnh đó sẽ là thực tế đều khắp trên đất nước, và cũng là những gì đứa trẻ đã được tập quen nhìn. Những đứa trẻ này lớn lên nếu chúng muốn kể lại buổi học đầu tiên như Thanh Tịnh, chắc chắn chúng sẽ viết như sau “Ngày đầu tiên đến trường, nơi lớp học, vì chúng em chưa biết đọc biết viết, nên cô giáo em đã cho chúng em tô màu bức tranh vẽ trường em, chúng em vô cùng thích thú. Với những cây bút màu, chúng em cho các bức tường mang màu hồng, cánh cửa sổ thì màu nâu, và đẹp nhất chúng em tô màu đỏ cho lá cờ trên nóc nhà trường, em cũng tô màu vàng cho sáu ngôi sao. Em yêu trường em lắm!!!
Đấy bài viết nó sẽ là thế ấy, chuyện hôm nay gợi lại chuyện xưa cũ, nên xin phép được ghi lại vài dòng như để kết thúc câu chuyện hôm nay – Bà mẹ mỗ tôi vì thằng con luôn đi trận mà buồn, bà thấy con ngày tháng chỉ lao vào những nơi lửa đạn, nỗi lo chiến tranh cướp thằng con bà đi mất, mà bà bắt tôi lấy vợ để cho bà có cháu. Đời lính luôn đó đây, nhưng rồi mỗ tôi cũng có được đứa con đầu lòng, đó cũng có nghĩa là bà có đươc đứa cháu nội, đứa bé lớn dần trong tình thương của bà, vì cha vắng nhà nên bà cháu luôn quấn lấy nhau. Bà vui mỗi sáng dắt tay cháu đến tận cửa lớp mẫu giáo, thương cháu mà trong nhà nơi đẹp nhất sáng nhất, bà đặt chiếc bàn học con con cho cháu, một lần về phép bà đi đón cháu chưa về, tôi ghé ngồi nơi chiếc bàn học đó.
Tò mò tôi mở ngăn kéo, những cây bút chì sáp đủ màu, và những trang giấy rời bài học tô màu của cháu, mà trên cùng là bức tranh vẽ người lính, tựa của bài học là “Chiến Sĩ”, cháu tô màu còn rất vụng dại - Nhưng cái làm mỗ tôi xúc động, đó là chữ “Bố” thật to viết ngay bên dưới chân người lính, cháu chỉ mới bắt đầu học nhận mặt chữ, thì chữ bố này chắc hẳn bà đã cầm tay tập cho cháu viết...
Việt Nhân (HNPĐ)