Truyện Ngắn & Phóng Sự

HẬU ĐOẠN ĐƯỜNG CHIẾN BINH CUẢ NGƯỜI LÍNH VNCH - Luong Chu

Khi người ta sống cùng cực tới tận đáy địa ngục thì thường nghĩ tới Chúa và Phật.

Khi người ta sống cùng cực tới tận đáy địa ngục thì thường nghĩ tới Chúa và Phật. Nếu sống "vô đạo" đi nữa thì cũng "cười vang trên những đau thương" như một thi sĩ tù đã viết. Hết 95% các anh tù đều nghĩ như vậy. Có suy nghĩ lắm đi nữa thì cũng chỉ làm cho mình già thêm nếu không nói là quẫn trí. Kệ mẹ nó ! tới đâu thì tới : có lẽ đó là cái triết lý sống được nhiều người áp dụng nhất khi thời gian "nằm ấp" đã bước qua giai đoạn hết mong ngày trở về. Do đó vụ đọc danh sách chuyển trại trưa nay đã được các vị hóa giải một cách dễ dàng. Nó không còn làm các anh bàn tán xôn xao như trước đây. Anh nào có tên trong danh sách thì lo sắp xếp đồ đạc, anh nào có tình cảm gắn bó với nhau lâu ngày thì
chia nhau vài viên thuốc, chút ít tiền còn dấu được...
Tất cả lên xe vào một
giờ sáng. Xe được che kín bằng những tấm vải bạt dày cộm. Đoàn xe
đậu dài cả một con
đường khoảng vài chục
chiếc. Đèn xe sáng rực dài hàng cây số. Chuyến này đi chắc đông, tôi tự nghĩ , thôi thì càng đông càng vui và đỡ cô đơn. Có chết thì chết cả lũ đâu có chết một mình mà lo. Cảnh chuyển tù đã trở nên quá quen thuộc. Tôi thủ sẵn một lưỡi lam giấu trong nẹp áo, rạch
một đường nhỏ, ghé mắt nhìn ra
ngoài . Khu Suối Máu đã quá quen
thuộc đối với tôi nên không cần phải để ý nhiều . Mọi người đều
chung một ý nghĩ là không biết kỳ này được chuyển đi đâu. Đoàn xe
chuyển bánh ra đường lộ. Thay vì queọ trái để tiến về miền Đông tới
Long Khánh, Xuân Lộc hay Long Giao như một số lớn các vị tù đã nghĩ thì chúng lại quẹo phải để đi về phía Saigon. Tôi
thông báo cho mọi người , anh nào cũng hí hửng .
Về miền Tây là nhất. Dọc đường đầy nhóc bộ đội và công an trang bị tận răng. Thỉnh thoảng lại có
những chiếc mô tô có chiếc thùng nhỏ bên cạnh cho một người ngồi giống như những chiếc
xe của Đức quốc xã thời đệ nhị thế chiến chạy vụt qua. Ánh điện đường càng ngày càng nhiều.Đã lâu lắm mới lại được nhìn "ánh sáng đô thành" lòng cảm thấy vui. Xe leo lên cầu Tân Cảng thì quẹo mặt đậu ngay trên bến tàu. Bỏ mẹ rồi ! Di chuyển bằng tàu thủy ! Niềm vui "về miền Tây là nhất"đã đi đoong ngay từ trong trứng nước . Hy vọng gửi "thư chui " thông báo cho vợ con đã tan thành mây khói. Bây giờ trực diện với thực tế chỉ còn nỗi lo âu. " Vô lý , tụi Phú Quốc mới được chuyển về tuần trước, nay lại đưa mình ra đó . Côn Sơn ư ? Còn khuya ! - đó cạp đất mà ăn ! Thực phẩm và phương tiện vận chuyển đâu có dễ dàng giải quyết được. Vả lại "tụi" Côn sơn cũng mới được chuyển về cách đây một tháng. Những cuộc bàn cãi chớp nhoáng như vậy tiếp tục cho đến khi đoàn tù được lệnh xếp hàng một trên bến tàu để leo lên những chiếc VS ( một loại tàu
chuyên chở lớn hơn Tuần duyên hạm PGM mang số 600 như 601, 602... nhưng nhỏ hơn Hải vận hạm LSM mang số 400 như 401, 402..của Hải quân VNCH ). Từng anh tù một bước lên cầu tàu nhận lãnh phần một ngày lương khô Trung quốc cùng một xấp báo Nhân Dân được cắt làm tám (lúc này anh tù nào cũng phì cười, ăn thì ít mà sao giấy đi "ị" lại nhiều thế). "Cách mạng" quả thực chu đáo! lo từ cái ăn đến cái "ị". Tôi thì đếch cần : "ị" thế nào cũng được. Tấm thân này đã chịu đựng biết bao nhiều lần "giờ thứ 25" trong đời, còn gì đâu nữa mà đau khổ. Thôi thì cứ "cười vang trên những đau thương". Phật cũng được, Chúa thì cũng OK. Hai vị đều cao cả và thương nhân loại đâu có hẹp hòi như con người trần thế mà phân biệt này nọ. Dì tôi thì tụng kinh gõ mõ hàng đêm còn tôi thì cứ theo em vào giáo đường mỗi sáng chủ nhật. Xếp tôi vào loại nào cũng được! Đoàn tù lếch thếch từng anh một leo xuống một thang dây để xuống hầm tàu như đang trình diễn một màn xiếc trên sân khấu . Hầm tầu chứa đủ 120 mạng tù là một hầm chở than. Những mảng than còn sót lại dính trên thành hầm. Lúc bấy giờ tôi mới nhìn kỹ sau khi đã yên vị tìm một chỗ dựa tấm thân đã mệt nhừ. Lỗ hổng cột chiếc thang dây là khoảng trống duy nhất để không khí có thể chui vào cho đám tù hít thở không khí của trời đất. Đó là một lỗ hình vuông mỗi bề khoảng một thước. Nằm dưới nhìn lên nếu không có tấm vải bạt che mưa nắng thí các vị tù có thể nhìn thấy bầu trời màu xanh và các vì sao lấp lánh để cảm thấy mình được tự do. Lúc này thì cũng coi như được tự do . Chẳng có "anh cán" nào xuống trọ trẹ này nọ. Các vị tù cứ việc nằm thẳng cẳng nghỉ ngơi thoải mái trong một khoảng không gian chỉ đủ chỗ cho 120 mạng tù nằm nghiêng. Tàu rời bến khoảng 3 giờ sáng ( đoán chừng vậy thôi, đồng hồ đâu nữa mà đeo). Theo kinh nghiệm bản thân, ít nhất cũng phải mất 3 tiếng đoàn tàu mới ra tới cửa biển Vũng Tàu sau khi đã đi qua Đặc khu Rừng Sát để tới cửa Cần Giờ. Giờ này trên sông Long Tào, tàu bè ít qua lại nên có thể sớm hơn một chút. Như vậy, cứ việc đánh một giấc cho thật đã thì sáng sớm có thể đoán được là mình sẽ đi đâu , Côn Sơn, Phú Quốc, hay... tôi không dám nghĩ tới . Thực ra chẳng có gì gọi là đáng sợ để không dám nghĩ tới. Sợ là sợ các anh em thấy mình là tay Hải quân duy nhất trên chuyến đi này để tới hỏi han này nọ...
Những âm thanh ồn ào của các anh tù có thói quen thức dậy sớm và mùi bọc nylon cháy khét làm tôi bừng tỉnh. Tôi nhìn lên lỗ hổng trên boong , trời đã sáng tự lúc nào. Ánh sáng xuyên khoai của mặt trời chiếu qua lỗ hổng cho tôi biết là đã hơn 9 giờ sáng và tàu đang di chuyển lên hướng Bắc. Thân tàu dập dềnh như thế này thì sóng nhiều lắm cũng chỉ cấp 2 hoặc 3 là cùng : biển êm. Tôi mà nói những chi tiết này ra thì thế nào cũng có những bố tù yếu bóng vía khóc thét lên. Họ biết những điều có thể chắc chắn sẽ xẩy ra nhưng không dám nghĩ tới. Tù trong Nam tuy có khổ thật nhưng còn được gặp mặt vợ con ,còn ngoài Bắc thì ôi thôi ! cuộc đời tù thật sự là khốn nạn và thảm thiết rồi. Tôi liếc mắt một vòng khắp khoang tàu. Khỏang 2/3 các vị tù đã thức dậy gồi tụm năm tụm ba hút thuốc lào ,hoặc nhâm nhi uống trà hay cà phê cơm cháy. Kỹ thuật "mưu sinh thoát hiểm" sau hai năm cải tạo của các vị tù đã tới mức thượng thừa . Bao nylon gói đồ là thứ nhiên liệu tốt nhất để đun một gô nước sôi uống trà hay nấu vội gói mì ăn liền. Những bao nylon đựng mắm ruốc, đựng mỡ, chà bông.. . cháy khét tạo nên một thứ hương vị chả bao giờ có trên thế gian này. Chỉ mới gần có nửa ngày trên tàu mà khoang tàu như một thùng rác khổng lồ, bừa bãi vô trật tự, chưa kể phân và nước tiểu quý vị tù đã phóng uế hồi khuya rồi để bậy để bạ. Tình trạng này mà kéo dài thêm nữa chắc chắn là mọi người sẽ chết trong biển.... nước tiểu và phân người. Tôi bò qua những tấm thân người tới gần chỗ một số bạn bè thân thiết tương đối còn khỏe mạnh để bàn tính những chuyện cần phải làm....không thì chết cả lũ. Lúc đó ở vài nơi đã có những tiếng cãi cọ, chửi thề tùm lum do việc phóng uế bừa bãi hồi hôm gây ra. Có anh ngủ dậy thấy bọc phân trong bao nylon để ngay bên cạnh, có anh bị nước tiểu của anh bên cạnh "rò rỉ" qua chỗ nằm của mình. Thôi thì đủ thứ lý do để nổi quạo trong lúc này. Mạnh ai nấy sống, mạnh ai nấy chửi thề ! . Ngay lúc đó một cái nón cối xuất hiện trên ô vuông ở boong trên cùng tiếng nói vọng xuống :
Này, chuẩn bị lấy nước uống !
Câu nói vừa dứt, soạt một cái anh nào anh nấy đã thấy thủ sẵn bi đông hoặc can nhựa trên tay. Đồng thời từ trên cao , qua lỗ hổng, hai can nhựa được thòng xuống bằng một sợi dây thừng . Loáng một cái hai can ( mỗi can khoảng 20 lít) đã cạn sạch, nước tung toé khắp nơi . Một số đông tiu nghỉu trở lại chỗ nằm. Hoạt cảnh này nếu tiếp tục chắc cũng chỉ một vài người có nước uống. Tôi nóng mặt đứng dậy hét lớn :
- Các bạn nghe đây !
Mọi ồn ào lúc này im bặt. Tôi tiếp :
- Như các bạn thấy, chúng ta không thể sống trong tình trạng "vô chính phủ" nảy mãi được. Tình trạng này còn kéo dài chúng ta sẽ chết cả lũ. Thời gian trên tàu không biết là lâu hay mau nhưng chúng ta cần tổ chức lại . Tôi và một số bạn đây (tôi vừa nói vừa đứng qua một bên để mọi người có thể nhìn thấy những tay "đầu gấu", mặt mũi dữ dằn, sẵn sàng thoi những anh nào bướng bỉnh ) sẽ tổ chức và ổn định lại cuộc sống trên tàu . Việc này có thể va chạm đến một số anh nhưng vì tập thể xin các anh tạm hy sinh.
Sau đó tôi phân chia lại chỗ nằm để có lối đi . Hai bên mạn tàu là hai dẫy, giữa là hai dẫy nằm gối đầu nhau . Hai lối đi là khoảng trống nằm giữa hai dẫy. Cầu tiêu được đặt ở góc khoang ngay chỗ tôi nằm. Anh nào đi cầu cứ việc men theo hai lối đi tới cầu tiêu . Nói là cầu tiêu cho dễ hiểu , thực sực nó là một bao nylon dày màu đen khổng lồ cỡ hai bao gạo. anh nào "ị" cứ việc "ị" trong bao nylon nhỏ xong rồi túm lại vất vào trong bao lớn. Bốn anh "đầu gấu" đảm trách bốn tổ có nhiệm vụ đón nhận mọi thứ từ trên thòng xuống phân chia cho các tổ rồi anh nào thuộc tổ nào thì lại tổ đó nhận. Việc đưa các chất thải lên cũng luân phiên chia nhau đảm trách. Công việc này không bình thường như lấy đồ từ trên thòng xuống. Tổ trực phải cử những người khoẻ mạnh kéo lê bao đựng phân và nước tiểu trên lối đi một đoạn dài tới đúng vị trí thẳng đứng từ trên lỗ hổng nhìn xuống . Từ đó dây ở bên trên thòng xuống. Tổ trưởng trực đích thân ràng rịt cho thật chắc ăn rồi ra hiệu cho bên trên kéo lên. Mọi người trong hầm không riêng gì các anh nằm dưới lỗ hổng đều van vái cho việc kéo chất thải lên được thuận buồm xuôi gió. Nghĩ dại nếu đứt dây hoặc bao phân cột không kỹ thì cả tàu chỉ còn cách ngủ đứng. Nhờ trời trong suốt chuyến "hải hành" không có chuyện đó xẩy ra. Thế là tạm ổn ! Tôi nói cho một số bạn bè biết là tảu sẽ có thể dến Vinh hoặc Đồng Hới rồi từ đó di chuyển bằng xe ra miền Bắc như đợt tù trước đây , hoặc tàu sẽ có thể ghé bến Sáu Kho Hải Phòng để rồi từ đó đi.... đâu thì không biết. Thời gian trên tàu có thể là 3 ngày ba đêm kể từ hôm nay. Anh nào cũng le lưỡi , mới có gần nửa ngảy mà đã bát nháo như thế huống chi....Dầu sao thì cuộc sống trên tàu lúc này cũng tạm ổn định. Đêm đêm tiếng đàn gi ta tự chế bằng ván ép và dây điện thoại lại thánh thót vang lên cùng những bản tình ca đã một thời vang bóng cũng đưa những vị tù đi vào giấc ngủ.
- Mẹ kiếp ! sao đ... thấy thì làm sao thấy rơi trên biển được !
Một anh bạn văng tục khi nghe chàng T đầu sói hát nhè nhẹ bản nhạc của chàng nhạc sĩ hải quân Nguyễn Vũ .Tôi vỗ về anh bạn nóng tính, mày không nghe thì để người khác nghe, không nhìn thấy sao thì tưởng tượng như có sao , có gì đâu mà phải nổi quạo. Nó còn hát được trong lúc này là nó còn yêu đời đấy con ạ !
Sau hơn 72 giờ trên "trại cải tạo nổi" cuối cùng thì tàu cũng cặp bến. Được biết cặp bến vì các vị tù được lệnh gói ghém hành trang "khẩn trương" để rời tàu . Mọi người mừng như cha chết sống lại. Hạnh phúc đôi khi có được qua sự so sánh. Tù trên bờ sướng hơn tù trên tàu . Lần này chiếc thang gỗ mới tinh còn thơm mùi gỗ mới (không phải thang dây) được thòng xuống cho các vị tù leo lên. Có lẽ"cách mạng" nghĩ sau 3 ngày 2 đêm lênh đênh trên biển cả đám tù đã "hết xí quách" , nếu cho leo thang dây chắc sẽ có vài mạng phải vào bệnh viện nếu không nói là đi theo "bác"qua bên kia thế giới. Bước nốt bậc thang cuối cùng để chui qua lỗ hổng ô vuông tôi thấy như mình vừa được chích thêm mũi thuốc khoẻ. Hít thở mạnh mấy lần làn không khí trong lành của thiên nhiên để trút bỏ cái mùi hắc ám trong mấy ngày qua tôi thấy mình như được tái sinh. Trời tối thui, nhưng đèn điện thì sáng rực. Đoàn tù lếch thếch đi giữa đám bộ đội AK trên tay cùng bầy quân khuyển to lớn, giống Berger chính gốc, lúc nào lưỡi cũng lòng thòng như muốn ăn tươi nuốt sống mấy anh tù chỉ còn da bọc xương . Quang cảnh thật lạ lùng. Không phải bến Sáu Kho ngày xưa tôi đã trầm mỉnh dưới nước trong những trưa hè. Không thấy những cây sấu tôi vẫn thường trèo lên bẻ trộm. Khung cảnh ở đây trống vắng và ghê rợn quá.. Sau này tôi mới được biết đó là cảng Chùa Vẽ. Đoàn tù được hướng dẫn tới hai địa điểm. Trước khi đi thẳng tiến về đoàn toa xe lửa đậu cách đó khoảng 50 mét, các vị tù được chỉ cho chiếc cầu tiêu lộ thiên bên bờ ruộng được che phía trước bằng những tấm nylon máng trên các cây cọc. Màn "chiêu đãi" thứ nhất quả thực rất hợp ý đoàn tù. Ba ngày hai đêm trên tàu, mỗi lần muốn "giải thoát" là cả một cực hình. Giờ đây được "ị" giữa bầu không khí trong lành, gió thổi qua bàn tọa mát rượi còn gì sướng bằng. Các vị tù vị nào cũng muốn kéo dài cái thời gian này để hưởng thật lâu một trong tứ khoái trên đời, nhưng "muỗi Bắc kỳ" quả thực tàn bạo cứ nhè những chiếc mông trắng hếu của đám tù mà hút máu. Tiếng vỗ mông đen đét cùng tiếng chửi thề làm cho cái yên lặng của đêm tối trở nên náo nhiệt và tức cười . Nhìn những chiếc mông nhấp lên nhấp xuống của các vị tù bị muỗi đốt, trong một hoàn cảnh chẳng lấy gì làm "phấn khởi", tôi vẫn không thể nào nín cười được. Nó giống như một đoàn ngưòi đang tập thể dục nhịp điệu chưa thuần thục. Sau khi xong xuôi quý vị tù được hướng dẫn qua "khu bồi dưỡng" thứ hai là một bàn chất đầy dưa gang đã được cắt sẵn từng khoanh và một bồn nước uống. Thế là mọi mệt nhọc hôi hám đã được tẩy trần để.. . chuẩn bị cho cuộc hành trình kế tiếp : thoải mái hay khốn khổ thì chưa ai có thể biết được, nhưng chắc chắn là không khốn nạn bằng di chuyển trên "trại cải tạo nổi".Thôi thì Cũng đành nhắm mắt đưa chân, Thử xem con tạo xoay vần tới đâu . Cả đoàn tù nằm dọc trên đường xe lửa chờ đợi để được xắp xếp lên toa . Cứ 30 mạng leo lên một toa kẻ nằm người ngồi ngửi tiếp mùi than và mùi phân bò. Cái háo hức được trở lại miền Bắc sau mấy chục năm xa cách khiến tôi dù mệt mỏi nhưng không thể nào ngủ được. Tôi muốn nhìn tận mắt những địa danh đã được nghe rất nhiều trong quá khứ cũng như đã đọc trong sách báo để coi nó như thế nào. Nó có lãng mạn mỗi khi được nhắc đến hay là tôi chỉ khéo tưởng tượng thi vị hoá khi đọc những tác phẩm viết về một thời kháng chiến cùng với cái quá khứ mù mờ tôi có được khi tuổi đời còn rất nhỏ. Tôi đã trở về miền Bắc, " cái nôi của tổ quốc" không phải trong tư thế của một người dân dã bình thường mà trong tư thế của một người tù không bản án, tương lai là đọa đầy và cái chết thì lúc nào cũng ở bên cạnh. Tôi cố gắng không để những suy nghĩ của mình bị thiên lệch qua hoàn cảnh hiện tại . Tôi nhớ đến vợ con dể hàng đêm trong giấc ngủ chập chờn mơ về một thời hoa mộng "đêm cánh tay dài nhớ tóc nằm nghe",đến những bạn bè thân thuộc gục ngã trong giờ thứ hai mươi lăm của cuộc chiến, đến những người tình đã gây những dấu ấn trong cuộc đời tôi . Tôi nhớ đến mẹ tôi giờ đây không biết là còn sống hay đã chết sau mấy chục năm dài xa cách. Căn nhà nhỏ trong khu phố Hạ Lý có còn hình bóng người đàn bà đã một thời ôm tôi trong lòng đưa tôi vào giấc ngủ trẻ thơ. Tôi có viễn mơ hay không ? Tôi có là "người đi trên mây hay không" ? Trong hoàn cảnh khốn cùng này mà còn mơ mộng lung tung . Xin bạn đọc thứ lỗi cho tôi nếu những riêng tư này làm cho các bạn khó chịu. Nhưng chính những thứ tình cảm này đã nuôi sống những người tù như chúng tôi đang đứng trên bờ vực thẳm hàng chục năm trời. Sau này khi bị nhốt trong nhà kỷ luật tại Khu sản xuất Thanh Lâm (cách trại Thanh Phong của ký giả Lô Răng 5 cây số đường rừng), Thanh Hóa hay tại trại Z30A, Xuân Lộc , một thứ "nhà tù trong nhà tù", một chân bị còng vào chân giường, bữa ăn đếm được 85 hạt bắp, cuộc đời đã đi đến tận đáy địa ngục thì chính những tình cảm này đã giúp tôi quên đi những đau đớn đoạ đày để sống một cách thanh thản.
Đoàn tàu di chuyển lúc nào tôi cũng chẳng hay . Một anh bạn cao tuổi cho biết dù đi đâu đi nữa thì nó cũng phải đi qua Hà Nội nhưng chắc chắn chẳng bao giờ đỗ lại ga Hàng Cỏ để các "quan tù" ngắm cảnh "Hà Nội 36 phố phường" về đêm. Tôi ghé mắt qua khe hở trên toa .Trời tối thui. Một bên loang loáng những cành đồng , một bên là những mái nhà tranh cũ nát mang một không khí tiêu điều ảm đạm. Xe giảm tốc, tôi cố thu mắt nhìn về bên phải của toa tàu .Tàu vào sân ga nhưng không dừng lại , tôi nhìn thấy tấm bảng gỗ sơn nguệch ngoạc hàng chữ Ga Phú Thọ . À thế ra mình đã được đưa từ vùng châu thổ sông Hồng lên miền thượng du mà không hay. Những người công nhân ca khuya ,mặc áo trấn thủ kiểu Trung quốc, đầu đội nón cối hoặc nón chống lạnh kiểu Siberia có vành vải tỏa xuống phủ cả gáy và tai để chống lạnh . Họ âm thầm làm việc như những bóng ma. Lúc này tôi bỗng nhớ đến truyện ngắn "Buồn ga nhỏ" của Thanh Nam mà lòng cảm thấy nao nao nhung nhớ một cái gì. Trong đời, tôi vẫn thường không thích nhưng nơi chốn như bến tàu ,sân ga, phi trường.... nó mang nhiều ý nghĩa của sự chia ly hơn là hội ngộ. Một nơi mang nhiều nỗi buồn hơn niềm vui.
Mặt trời đã lên cao. Qua ánh nắng lọt qua khe hở tôi đoán giờ này cũng khoảng gần trưa. Đoàn tàu giảm tốc, thở phì phò rồi ngừng lại. Tôi ghé mắt nhìn ra ngoài : một bên là thung lũng, một bên là vách núi , nhà cửa người ngợm chả thấy một ai. Chả lẽ trại tù lại ở đây ? .Đoàn tù được lệnh rời toa đứng dọc theo đường xe lửa , các toa kiểm lại nhân số, báo cáo , rồi lếch thếch di chuyển trên con đường mòn vòng quanh núi. Di chuyển gần 1 giờ đồng hồ mới qua được bên kia triền núi . Dưới chân núi là những dẫy nhà san sát, có đường lộ dẫn tới một con sông uốn khúc. Có thể đây là một thị trấn nhỏ nhưng chẳng anh tù nào biết tên..Chúng tôi xuống núi đi băng qua những con đường trong thị trấn để đến bến phà. Trên đường di chuyển, dân chúng bên đường nhìn chúng tôi một cách lạnh lùng, xa lạ . Họ như đã biết chúng tôi là ai, từ đâu tới . Quần áo họ mặc cũng chỉ là chiếc quần cái áo của bộ đội hoặc bằng vải xi ta một màu xám xịt. Họ đi đứng âm thầm và làm việc âm thầm, chịu đựng. Khi toán đầu của đoàn tù đến được bến phà thì cả đoàn tù được lệnh dừng lại. Thế là mọi người chẳng ai bảo ai đều quẳng hành trang xuống đất nằm dài bên vệ đường nghỉ mệt.Hỏi mấy đứa trẻ kiếm củi trên núi trở về đoàn tù được biết đây là bến phà sông Thao. Qua bên kia phà là đường đi Lai Châu ,Nghĩa Lộ và Sơn La. Ôi, cái tên sông Thao nghe sao mà đầy huyền thoại . Nó đục ngầu ,xấu xí, lở lói . Nhắc đến sông Thao tôi chẳng bao giờ quên được những trận chiến trong thời kỳ chống Pháp... .Nó là một địa danh mang tính chất lịch sử. Bây giờ nó đang ở trước mắt tôi, nhỏ bé và tầm thường . Việt Bắc là đây ! Chỉ thế này thôi ư ? Hữu Loan làm bài thơ "Màu tím hoa sim" cũng là ở đây, Doãn quốc Sĩ viết "Khu rừng lau" cũng lấy đây làm bối cảnh. Tôi có bị hoàn cảnh hiện tại chi phối tình cảm của mình hay không ? Có một điều chắc chắn là tôi chẳng thấy chút nào rung động khi đứng trước địa danh này.
Cả đoàn tù qua được bên kia bến phà sau gần 3 giờ đồng hồ vận chuyển hết toán này đến toán nọ. Nửa đoàn qua trước được được di chuyển đi đến trại tù bằng xe hơi. Toán còn lại ngồi chờ đoàn xe quay trở về. Như thế thì cuộc di chuyển này cũng không xa lắm. Toán ở lại ngồi chờ được thả lỏng chỉ có 2 bộ đội đứng canh đang ngồi hút thuốc lào và uống trà vối trong chiếc quán cóc bên đường. Nếu làm một cú vượt ngục tập thể vào lúc này cũng chẳng có gì khó khăn. Khổ một điều là đi đâu , lấy gì để mưu sinh, quần áo đâu mà ngụy trang. Nhìn bộ vó và bộ aó quần thì biết ngay là tù cải tạo trong Nam ra. Dân chúng được "giáo dục" để căm thù "ngụy" đến mức con nít khi nhìn thấy chúng tôi đã kêu "bình tu, bình tu, ra xem chúng mày ơi" (bình tu = tù binh).Có lẽ "cách mạng" nắm được điều này nên chỉ để có hai anh cán sữa ngồi lại ( Tình hình này chỉ xẩy ra trong giai đoạn đầu đem tù từ trong Nam ra ngoài Bắc. Sau khi gia đình các tù cải tạo được ra Bắc thăm nuôi thân nhân thì tình cảm của dân chúng đã đổi khác, nếu không nói là ngược lại).
Xế chiều thì đoàn xe trở lại. Chúng tôi được thoải mái nhìn ngắm trời đất, nuí non. Xe không bít bùng như ở trong Nam mỗi khi di chuyển . Trên đường đi , một bên là vực sâu một bên là núi cao, đoàn xe len lỏi qua những đường vòng quanh núi hoặc hì hục leo lên những dốc cao ,thỉnh thoảng gặp những người Mường hay Mán gì đó lưng mang gùi nghêu ngao hát dọc đường như những bóng ma hời .Sở dĩ đoàn tù được thoải mái trong sinh hoạt cũng như trong khi di chuyển là vì lúc bấy giờ tù cải tạo vẫn còn do bộ đội quản lý chưa giao cho công an. Sau này khi công an đảm trách trông coi tù cải tạo thì chiếc còng số 8 là vật không thể thiếu trên tay người tù mỗi khi di chuyển. Nói chung thời kỳ Quân quản đời tù thấy dễ thở hơn thời Bộ Nội Vụ. Đoàn xe chạy tới ngã ba Ba Khe thì rẽ trái .Nhìn các cột cây số dọc đường tôi biết là nếu không rẽ cứ đi thẳng thêm vài chục cây số nữa thì sẽ tới Lai Châu để qua biên giới. Giờ đây cũng theo các cột cây số, tôi biết là mình đang di chuyển trên địa bàn của tỉnh Nghĩa Lộ, và chắc chắn trại tù sẽ nằm đâu đó trong khu vực này bởi thời gian di chuyển cũng đã bằng một nửa thời gian ngồi đợi ở bến phà sông Thao. Còn nếu đi tiếp thì sẽ tới Sơn La ( cái tên lúc này nghe rùng rợn !) phải mất thêm một thời gian dài nữa. Đoàn xe đi giữa hai đồi trà bạt ngàn. Những gốc trà cao tới ngực lá xanh um được coi như là nguồn kinh tế chính của tỉnh. Sau này khi được nhâm nhi gô trà tươi (nấu bằng lá) các anh tù mới thấy trên đời còn có thêm một cái khoái thứ năm nữa ,đó là : Hút vài bi thuốc lào Tiên Lãng, Kiến An, và chiêu một ngụm chè tươi nóng hổi, khà một phát thật lớn, nằm vật ra để "phê ", quên hết mọi sự , cũng là một cái khoái trên đời . Cái khoái mang tính chất "bần cố nông" này tưởng sẽ chằng bao giờ có thể bỏ được, nhưng sau khi ra tù một thời gian các vị tù chẳng ai bảo ai đều quẳng chiếc điếu cày vào xó xỉnh nào đó , thay cốc chè tươi bằng tách trà "mộc" có ướp mùi sen mùi nhài ,thay chiếc điếu cày hôi hám bằng bao ba số thơm phức . Cái khoái mang đầy tính chất"tạch tạch sè"này đã thay thế cái khoái bần cố nông ngày nào. Xin bạn đọc cho tôi tạm ngưng "hậu đoạn đường chiến binh" trong vài giây để nói tiếp về chiếc điếu cày hôi hám. Nó là vật bất ly thân của mọi người tù. Tứ khoái của con người gồm ăn, ngủ, đ.., ị vẫn chưa hoàn haỏ nếu ta không thêm vào sau chữ"ăn " một động từ nữa . Phải là "ăn hút " thì mới đủ nghĩa. Chiếc điếu cày được chế tạo để phục vụ cho động từ hút. Điếu phải được làm bằng tre già ( những chiếc điếu ống nhôm là đồ bỏ) . Nõ điếu phải là nõ đá - đôi khi phải mất hàng tuần có khi cả nửa tháng để khoét một cái nõ đá . Đời tù đâu có thiếu thời gian. Khoét được một chiếc nõ đá "chiến đấu" không phải là công việc một ngày hai ngày. Nhiều anh tù có hoa tay khoét chiếc nõ mang hình người đàn bà khỏa thân ,lỗ rốn của nàng là nơi để nhét thuốc. Kể cũng hay ,vừa hút vừa coi sexy show anh nào chẳng ham. Khi ráp nõ vào điếu phải thử xem âm thanh khi rít thuốc lên có kêu "póc póc " như cái âm thanh của hai ngón tay búng vào nhau hay không thì mới được . Hút thuốc lào, theo một số người ,đôi khi cũng nên đưa lên hàng nghệ thuật., đóm hút phải là tre hay nứa được chẻ ra ngâm dưới suối hàng tuần rồi đem phơi khô mới dùng để đốt thuốc. Hút thuốc bằng que diêm hay bằng giấy chỉ là đồ "ngưu ẩm", chưa phải là dân sành điệu hay dân "cậu".Bạn đọc muốn thấy được điều này chỉ việc nhìn mấy bố "Bắc kỳ răng đen mã tấu " rít thuốc lào là biết ngay. Nước điếu cũng không phải là nước bạ đâu lấy đó. Nó phải là nước mưa hay nước giếng trong mới dùng được. Tôi nghĩ có lẽ đây là chuyện mấy bố trong tù trong lúc trà dư tửu hậu chế ra chứ nước điếu hút được một vài bi là dơ thấy mẹ. Để thấy "nghệ thuật" rít điếu cày nó điệu nghệ như thế nào, xin bạn đọc theo dõi một tay tù hình sự Bắc kỳ chính gốc biểu diễn.
Chú hai cho "cháu" xin một bi.
Rồi không đợi "chú hai" đồng ý hay không " cháu " thò tay vào trong hộp của chú hai nhúm một bi tổ bố, "cháu" vê nhúm thuốc bằng ba ngón tay : cái ,trỏ và giữa, cho đến khi nhúm thuốc trở nên tròn vo mới nhét từ từ vào nõ. "Cháu" dùng diêm châm đóm (không phải dùng que diêm làm đóm), nhấp nhấp vài hơi để "set up" rồi rít một tràng thật dài "póc póc póc,póc... ", gân cổ cháu nổi lên, mắt cháu lim dim như trinh nữ được hôn lần đầu . Khi hơi thuốc đã vào hết trong tì phế ,cháu ngưng vài giây để "phê" rồi đột nhiên nghiêng ống điếu khoảng 15 độ thổi ngược một hơi rất nhẹ. Lạ lùng thay ,tàn thuốc trong nõ điếu qua hơi thở ngược bay vụt ra khỏi nõ điếu nghe một tiếng phọt rồi nằm gọn gàng trên đống cỏ như ta chơi một cú rơ ve trên bàn ping pong.Điều đáng chú ý là nước trong nõ điếu không một giọt văng ra ngoài .Thật là điệu nghệ.! Các "chú hai" trước đây khi rít thuốc xong thường dùng cây thông điếu để móc tàn thuốc ra nay thấy"thằng cháu" hình sự biểu diễn quá hay và quá tiện lợi bèn bắt chước. Nhưng đâu có dễ. Tàn thuốc thay vì văng ra ngoài theo hơi thổi nhẹ vẫn nằm chình ình trong nõ điếu và nước điếu văng ra tùm lum. Nói gì thì nói ,uống trà, hút thuốc lào và...làm thịt chó phải dành cho Bắc kỳ chính gốc.Cũng như ca vọng cổ phải dành cho người Nam bộ. Anh chị Bắc kỳ nào muốn cướp nghề thì khán giả chỉ còn việc nhét bông gòn vào lỗ tai mà thôi ." Em Nan ơi, lếu em không thương anh thì anh đành rút khẩu nu nô ra khỏi dzỏ, để anh tự tử chết đi cho dzồi ." Nghe cứ như đấm vào tai. Bán bánh cuốn cà cuống mà không có bà cụ mặc áo cánh, đầu chít khăn mỏ quạ ngồi tráng bánh phía trước thì dù có ngon mấy khách cũng không đông.Bán phở mà anh đầu bếp gọn gàng sạch sẽ, dù phở có ngon vẫn không đông khách.Anh ta phải dơ dơ một chút, phải mỡ màng một chút thì mới mang được tính dân tộc và hương vị quê hương (!). Điếu thuốc lào là bạn thiết của người tù. Nước điếu cũng là một vị thuốc chữa bệnh. Đúng hay không thì phải thí nghiệm trước. Có lẽ khi ở trong một tình trạng thiếu thốn mọi thứ và sự tuyệt vọng đã lên tới cực điểm thì ai nói gì cũng nghe. Trong giai đoạn đầu đi ở tù, bệnh phổ thông nhất anh tù nào cũng mắc phải . Đó là bệnh ghẻ, nhất là ghẻ hai bên háng. Ghẻ thì phải ngứa, ngưá thì phải gãi , gãi một thời gian thì hai háng ghẻ mọc lên như hai về cơm cháy. Mỗi lần bước đi thì khệnh khạng trông cứ như mang bệnh "hột xoài" thời trai trẻ . Bông băng thuốc đỏ dùng một thời gian rồi cũng hết, còn đâu mà cho nhau. Thôi đành phải tự cứu . Xé tấm áo may ô thấm đẫm nước điếu đặc quánh, do dự một chút rồi thoa nhẹ lên hai bên háng. Lúc này thì bố tù nào cũng phải hét tướng lên vì xót mà "thuật ngữ" trong tù gọi là "một tiếng kêu cha ba tiếng kêu chó" (Cha! chặc ! chặc! chặc !) rồi thoát y nằm dài trên chỗ nằm, phủ vội tấm khăn lên trên của quý. Thoa độ vài lần như thế mụn ghẻ tróc mày rồi khỏi luôn. Thật là thần diệu và phản khoa học. Nghĩ lại thời gian này thấy khủng khiếp thật. Xin quý vị phu nhân các cựu tù đừng bao giờ hỏi "chàng " của mình có bị ghẻ trong tù không. Chàng sẽ dứt khoát trả lời là không và thế nào cũng đổ tội cho kẻ viết bài này là ở dơ nên mới bị.
Đoàn xe dừng lại . Đoàn tù được lệnh xuống xe, di chuyển vào trong dãy núi bên phải . Tôi nhìn lên sườn núi : cả một rừng hoa mua. Nơi này , 4 tháng sau ,tôi cùng 4 người bạn khác đã đào huyệt chôn người bạn đồng tù . Anh là người đầu tiên vượt ngục tại trại T4-Nghĩa Lộ, bị dân quân nông trường chè Nghĩa Lộ đánh chết. Khi tới nhận xác anh đem về trại để tẩm liệm và chôn cất tôi đã kéo dài thời gian lấp huyệt để cố gắng trồng một gốc mua thật lớn trên mộ làm dấu để sau này thân nhân có thể nhận ra. Đã hai mươi năm trôi qua , anh Long Rô ơi ! (mặt anh hơi rỗ - "bò tam" Phòng 2 Biệt khu Thủ Đô ) Anh có còn nằm đó hay đã được người nhà đem đi chỗ khác. Tôi còn nhớ rất rõ : Cột cây số 12 từ Ba Khe đi Nghĩa Lộ, phía bên phải có cây mua thật lớn , thật cao.. ..HQVN. QLVNCH facebook

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

HẬU ĐOẠN ĐƯỜNG CHIẾN BINH CUẢ NGƯỜI LÍNH VNCH - Luong Chu

Khi người ta sống cùng cực tới tận đáy địa ngục thì thường nghĩ tới Chúa và Phật.

Khi người ta sống cùng cực tới tận đáy địa ngục thì thường nghĩ tới Chúa và Phật. Nếu sống "vô đạo" đi nữa thì cũng "cười vang trên những đau thương" như một thi sĩ tù đã viết. Hết 95% các anh tù đều nghĩ như vậy. Có suy nghĩ lắm đi nữa thì cũng chỉ làm cho mình già thêm nếu không nói là quẫn trí. Kệ mẹ nó ! tới đâu thì tới : có lẽ đó là cái triết lý sống được nhiều người áp dụng nhất khi thời gian "nằm ấp" đã bước qua giai đoạn hết mong ngày trở về. Do đó vụ đọc danh sách chuyển trại trưa nay đã được các vị hóa giải một cách dễ dàng. Nó không còn làm các anh bàn tán xôn xao như trước đây. Anh nào có tên trong danh sách thì lo sắp xếp đồ đạc, anh nào có tình cảm gắn bó với nhau lâu ngày thì
chia nhau vài viên thuốc, chút ít tiền còn dấu được...
Tất cả lên xe vào một
giờ sáng. Xe được che kín bằng những tấm vải bạt dày cộm. Đoàn xe
đậu dài cả một con
đường khoảng vài chục
chiếc. Đèn xe sáng rực dài hàng cây số. Chuyến này đi chắc đông, tôi tự nghĩ , thôi thì càng đông càng vui và đỡ cô đơn. Có chết thì chết cả lũ đâu có chết một mình mà lo. Cảnh chuyển tù đã trở nên quá quen thuộc. Tôi thủ sẵn một lưỡi lam giấu trong nẹp áo, rạch
một đường nhỏ, ghé mắt nhìn ra
ngoài . Khu Suối Máu đã quá quen
thuộc đối với tôi nên không cần phải để ý nhiều . Mọi người đều
chung một ý nghĩ là không biết kỳ này được chuyển đi đâu. Đoàn xe
chuyển bánh ra đường lộ. Thay vì queọ trái để tiến về miền Đông tới
Long Khánh, Xuân Lộc hay Long Giao như một số lớn các vị tù đã nghĩ thì chúng lại quẹo phải để đi về phía Saigon. Tôi
thông báo cho mọi người , anh nào cũng hí hửng .
Về miền Tây là nhất. Dọc đường đầy nhóc bộ đội và công an trang bị tận răng. Thỉnh thoảng lại có
những chiếc mô tô có chiếc thùng nhỏ bên cạnh cho một người ngồi giống như những chiếc
xe của Đức quốc xã thời đệ nhị thế chiến chạy vụt qua. Ánh điện đường càng ngày càng nhiều.Đã lâu lắm mới lại được nhìn "ánh sáng đô thành" lòng cảm thấy vui. Xe leo lên cầu Tân Cảng thì quẹo mặt đậu ngay trên bến tàu. Bỏ mẹ rồi ! Di chuyển bằng tàu thủy ! Niềm vui "về miền Tây là nhất"đã đi đoong ngay từ trong trứng nước . Hy vọng gửi "thư chui " thông báo cho vợ con đã tan thành mây khói. Bây giờ trực diện với thực tế chỉ còn nỗi lo âu. " Vô lý , tụi Phú Quốc mới được chuyển về tuần trước, nay lại đưa mình ra đó . Côn Sơn ư ? Còn khuya ! - đó cạp đất mà ăn ! Thực phẩm và phương tiện vận chuyển đâu có dễ dàng giải quyết được. Vả lại "tụi" Côn sơn cũng mới được chuyển về cách đây một tháng. Những cuộc bàn cãi chớp nhoáng như vậy tiếp tục cho đến khi đoàn tù được lệnh xếp hàng một trên bến tàu để leo lên những chiếc VS ( một loại tàu
chuyên chở lớn hơn Tuần duyên hạm PGM mang số 600 như 601, 602... nhưng nhỏ hơn Hải vận hạm LSM mang số 400 như 401, 402..của Hải quân VNCH ). Từng anh tù một bước lên cầu tàu nhận lãnh phần một ngày lương khô Trung quốc cùng một xấp báo Nhân Dân được cắt làm tám (lúc này anh tù nào cũng phì cười, ăn thì ít mà sao giấy đi "ị" lại nhiều thế). "Cách mạng" quả thực chu đáo! lo từ cái ăn đến cái "ị". Tôi thì đếch cần : "ị" thế nào cũng được. Tấm thân này đã chịu đựng biết bao nhiều lần "giờ thứ 25" trong đời, còn gì đâu nữa mà đau khổ. Thôi thì cứ "cười vang trên những đau thương". Phật cũng được, Chúa thì cũng OK. Hai vị đều cao cả và thương nhân loại đâu có hẹp hòi như con người trần thế mà phân biệt này nọ. Dì tôi thì tụng kinh gõ mõ hàng đêm còn tôi thì cứ theo em vào giáo đường mỗi sáng chủ nhật. Xếp tôi vào loại nào cũng được! Đoàn tù lếch thếch từng anh một leo xuống một thang dây để xuống hầm tàu như đang trình diễn một màn xiếc trên sân khấu . Hầm tầu chứa đủ 120 mạng tù là một hầm chở than. Những mảng than còn sót lại dính trên thành hầm. Lúc bấy giờ tôi mới nhìn kỹ sau khi đã yên vị tìm một chỗ dựa tấm thân đã mệt nhừ. Lỗ hổng cột chiếc thang dây là khoảng trống duy nhất để không khí có thể chui vào cho đám tù hít thở không khí của trời đất. Đó là một lỗ hình vuông mỗi bề khoảng một thước. Nằm dưới nhìn lên nếu không có tấm vải bạt che mưa nắng thí các vị tù có thể nhìn thấy bầu trời màu xanh và các vì sao lấp lánh để cảm thấy mình được tự do. Lúc này thì cũng coi như được tự do . Chẳng có "anh cán" nào xuống trọ trẹ này nọ. Các vị tù cứ việc nằm thẳng cẳng nghỉ ngơi thoải mái trong một khoảng không gian chỉ đủ chỗ cho 120 mạng tù nằm nghiêng. Tàu rời bến khoảng 3 giờ sáng ( đoán chừng vậy thôi, đồng hồ đâu nữa mà đeo). Theo kinh nghiệm bản thân, ít nhất cũng phải mất 3 tiếng đoàn tàu mới ra tới cửa biển Vũng Tàu sau khi đã đi qua Đặc khu Rừng Sát để tới cửa Cần Giờ. Giờ này trên sông Long Tào, tàu bè ít qua lại nên có thể sớm hơn một chút. Như vậy, cứ việc đánh một giấc cho thật đã thì sáng sớm có thể đoán được là mình sẽ đi đâu , Côn Sơn, Phú Quốc, hay... tôi không dám nghĩ tới . Thực ra chẳng có gì gọi là đáng sợ để không dám nghĩ tới. Sợ là sợ các anh em thấy mình là tay Hải quân duy nhất trên chuyến đi này để tới hỏi han này nọ...
Những âm thanh ồn ào của các anh tù có thói quen thức dậy sớm và mùi bọc nylon cháy khét làm tôi bừng tỉnh. Tôi nhìn lên lỗ hổng trên boong , trời đã sáng tự lúc nào. Ánh sáng xuyên khoai của mặt trời chiếu qua lỗ hổng cho tôi biết là đã hơn 9 giờ sáng và tàu đang di chuyển lên hướng Bắc. Thân tàu dập dềnh như thế này thì sóng nhiều lắm cũng chỉ cấp 2 hoặc 3 là cùng : biển êm. Tôi mà nói những chi tiết này ra thì thế nào cũng có những bố tù yếu bóng vía khóc thét lên. Họ biết những điều có thể chắc chắn sẽ xẩy ra nhưng không dám nghĩ tới. Tù trong Nam tuy có khổ thật nhưng còn được gặp mặt vợ con ,còn ngoài Bắc thì ôi thôi ! cuộc đời tù thật sự là khốn nạn và thảm thiết rồi. Tôi liếc mắt một vòng khắp khoang tàu. Khỏang 2/3 các vị tù đã thức dậy gồi tụm năm tụm ba hút thuốc lào ,hoặc nhâm nhi uống trà hay cà phê cơm cháy. Kỹ thuật "mưu sinh thoát hiểm" sau hai năm cải tạo của các vị tù đã tới mức thượng thừa . Bao nylon gói đồ là thứ nhiên liệu tốt nhất để đun một gô nước sôi uống trà hay nấu vội gói mì ăn liền. Những bao nylon đựng mắm ruốc, đựng mỡ, chà bông.. . cháy khét tạo nên một thứ hương vị chả bao giờ có trên thế gian này. Chỉ mới gần có nửa ngày trên tàu mà khoang tàu như một thùng rác khổng lồ, bừa bãi vô trật tự, chưa kể phân và nước tiểu quý vị tù đã phóng uế hồi khuya rồi để bậy để bạ. Tình trạng này mà kéo dài thêm nữa chắc chắn là mọi người sẽ chết trong biển.... nước tiểu và phân người. Tôi bò qua những tấm thân người tới gần chỗ một số bạn bè thân thiết tương đối còn khỏe mạnh để bàn tính những chuyện cần phải làm....không thì chết cả lũ. Lúc đó ở vài nơi đã có những tiếng cãi cọ, chửi thề tùm lum do việc phóng uế bừa bãi hồi hôm gây ra. Có anh ngủ dậy thấy bọc phân trong bao nylon để ngay bên cạnh, có anh bị nước tiểu của anh bên cạnh "rò rỉ" qua chỗ nằm của mình. Thôi thì đủ thứ lý do để nổi quạo trong lúc này. Mạnh ai nấy sống, mạnh ai nấy chửi thề ! . Ngay lúc đó một cái nón cối xuất hiện trên ô vuông ở boong trên cùng tiếng nói vọng xuống :
Này, chuẩn bị lấy nước uống !
Câu nói vừa dứt, soạt một cái anh nào anh nấy đã thấy thủ sẵn bi đông hoặc can nhựa trên tay. Đồng thời từ trên cao , qua lỗ hổng, hai can nhựa được thòng xuống bằng một sợi dây thừng . Loáng một cái hai can ( mỗi can khoảng 20 lít) đã cạn sạch, nước tung toé khắp nơi . Một số đông tiu nghỉu trở lại chỗ nằm. Hoạt cảnh này nếu tiếp tục chắc cũng chỉ một vài người có nước uống. Tôi nóng mặt đứng dậy hét lớn :
- Các bạn nghe đây !
Mọi ồn ào lúc này im bặt. Tôi tiếp :
- Như các bạn thấy, chúng ta không thể sống trong tình trạng "vô chính phủ" nảy mãi được. Tình trạng này còn kéo dài chúng ta sẽ chết cả lũ. Thời gian trên tàu không biết là lâu hay mau nhưng chúng ta cần tổ chức lại . Tôi và một số bạn đây (tôi vừa nói vừa đứng qua một bên để mọi người có thể nhìn thấy những tay "đầu gấu", mặt mũi dữ dằn, sẵn sàng thoi những anh nào bướng bỉnh ) sẽ tổ chức và ổn định lại cuộc sống trên tàu . Việc này có thể va chạm đến một số anh nhưng vì tập thể xin các anh tạm hy sinh.
Sau đó tôi phân chia lại chỗ nằm để có lối đi . Hai bên mạn tàu là hai dẫy, giữa là hai dẫy nằm gối đầu nhau . Hai lối đi là khoảng trống nằm giữa hai dẫy. Cầu tiêu được đặt ở góc khoang ngay chỗ tôi nằm. Anh nào đi cầu cứ việc men theo hai lối đi tới cầu tiêu . Nói là cầu tiêu cho dễ hiểu , thực sực nó là một bao nylon dày màu đen khổng lồ cỡ hai bao gạo. anh nào "ị" cứ việc "ị" trong bao nylon nhỏ xong rồi túm lại vất vào trong bao lớn. Bốn anh "đầu gấu" đảm trách bốn tổ có nhiệm vụ đón nhận mọi thứ từ trên thòng xuống phân chia cho các tổ rồi anh nào thuộc tổ nào thì lại tổ đó nhận. Việc đưa các chất thải lên cũng luân phiên chia nhau đảm trách. Công việc này không bình thường như lấy đồ từ trên thòng xuống. Tổ trực phải cử những người khoẻ mạnh kéo lê bao đựng phân và nước tiểu trên lối đi một đoạn dài tới đúng vị trí thẳng đứng từ trên lỗ hổng nhìn xuống . Từ đó dây ở bên trên thòng xuống. Tổ trưởng trực đích thân ràng rịt cho thật chắc ăn rồi ra hiệu cho bên trên kéo lên. Mọi người trong hầm không riêng gì các anh nằm dưới lỗ hổng đều van vái cho việc kéo chất thải lên được thuận buồm xuôi gió. Nghĩ dại nếu đứt dây hoặc bao phân cột không kỹ thì cả tàu chỉ còn cách ngủ đứng. Nhờ trời trong suốt chuyến "hải hành" không có chuyện đó xẩy ra. Thế là tạm ổn ! Tôi nói cho một số bạn bè biết là tảu sẽ có thể dến Vinh hoặc Đồng Hới rồi từ đó di chuyển bằng xe ra miền Bắc như đợt tù trước đây , hoặc tàu sẽ có thể ghé bến Sáu Kho Hải Phòng để rồi từ đó đi.... đâu thì không biết. Thời gian trên tàu có thể là 3 ngày ba đêm kể từ hôm nay. Anh nào cũng le lưỡi , mới có gần nửa ngảy mà đã bát nháo như thế huống chi....Dầu sao thì cuộc sống trên tàu lúc này cũng tạm ổn định. Đêm đêm tiếng đàn gi ta tự chế bằng ván ép và dây điện thoại lại thánh thót vang lên cùng những bản tình ca đã một thời vang bóng cũng đưa những vị tù đi vào giấc ngủ.
- Mẹ kiếp ! sao đ... thấy thì làm sao thấy rơi trên biển được !
Một anh bạn văng tục khi nghe chàng T đầu sói hát nhè nhẹ bản nhạc của chàng nhạc sĩ hải quân Nguyễn Vũ .Tôi vỗ về anh bạn nóng tính, mày không nghe thì để người khác nghe, không nhìn thấy sao thì tưởng tượng như có sao , có gì đâu mà phải nổi quạo. Nó còn hát được trong lúc này là nó còn yêu đời đấy con ạ !
Sau hơn 72 giờ trên "trại cải tạo nổi" cuối cùng thì tàu cũng cặp bến. Được biết cặp bến vì các vị tù được lệnh gói ghém hành trang "khẩn trương" để rời tàu . Mọi người mừng như cha chết sống lại. Hạnh phúc đôi khi có được qua sự so sánh. Tù trên bờ sướng hơn tù trên tàu . Lần này chiếc thang gỗ mới tinh còn thơm mùi gỗ mới (không phải thang dây) được thòng xuống cho các vị tù leo lên. Có lẽ"cách mạng" nghĩ sau 3 ngày 2 đêm lênh đênh trên biển cả đám tù đã "hết xí quách" , nếu cho leo thang dây chắc sẽ có vài mạng phải vào bệnh viện nếu không nói là đi theo "bác"qua bên kia thế giới. Bước nốt bậc thang cuối cùng để chui qua lỗ hổng ô vuông tôi thấy như mình vừa được chích thêm mũi thuốc khoẻ. Hít thở mạnh mấy lần làn không khí trong lành của thiên nhiên để trút bỏ cái mùi hắc ám trong mấy ngày qua tôi thấy mình như được tái sinh. Trời tối thui, nhưng đèn điện thì sáng rực. Đoàn tù lếch thếch đi giữa đám bộ đội AK trên tay cùng bầy quân khuyển to lớn, giống Berger chính gốc, lúc nào lưỡi cũng lòng thòng như muốn ăn tươi nuốt sống mấy anh tù chỉ còn da bọc xương . Quang cảnh thật lạ lùng. Không phải bến Sáu Kho ngày xưa tôi đã trầm mỉnh dưới nước trong những trưa hè. Không thấy những cây sấu tôi vẫn thường trèo lên bẻ trộm. Khung cảnh ở đây trống vắng và ghê rợn quá.. Sau này tôi mới được biết đó là cảng Chùa Vẽ. Đoàn tù được hướng dẫn tới hai địa điểm. Trước khi đi thẳng tiến về đoàn toa xe lửa đậu cách đó khoảng 50 mét, các vị tù được chỉ cho chiếc cầu tiêu lộ thiên bên bờ ruộng được che phía trước bằng những tấm nylon máng trên các cây cọc. Màn "chiêu đãi" thứ nhất quả thực rất hợp ý đoàn tù. Ba ngày hai đêm trên tàu, mỗi lần muốn "giải thoát" là cả một cực hình. Giờ đây được "ị" giữa bầu không khí trong lành, gió thổi qua bàn tọa mát rượi còn gì sướng bằng. Các vị tù vị nào cũng muốn kéo dài cái thời gian này để hưởng thật lâu một trong tứ khoái trên đời, nhưng "muỗi Bắc kỳ" quả thực tàn bạo cứ nhè những chiếc mông trắng hếu của đám tù mà hút máu. Tiếng vỗ mông đen đét cùng tiếng chửi thề làm cho cái yên lặng của đêm tối trở nên náo nhiệt và tức cười . Nhìn những chiếc mông nhấp lên nhấp xuống của các vị tù bị muỗi đốt, trong một hoàn cảnh chẳng lấy gì làm "phấn khởi", tôi vẫn không thể nào nín cười được. Nó giống như một đoàn ngưòi đang tập thể dục nhịp điệu chưa thuần thục. Sau khi xong xuôi quý vị tù được hướng dẫn qua "khu bồi dưỡng" thứ hai là một bàn chất đầy dưa gang đã được cắt sẵn từng khoanh và một bồn nước uống. Thế là mọi mệt nhọc hôi hám đã được tẩy trần để.. . chuẩn bị cho cuộc hành trình kế tiếp : thoải mái hay khốn khổ thì chưa ai có thể biết được, nhưng chắc chắn là không khốn nạn bằng di chuyển trên "trại cải tạo nổi".Thôi thì Cũng đành nhắm mắt đưa chân, Thử xem con tạo xoay vần tới đâu . Cả đoàn tù nằm dọc trên đường xe lửa chờ đợi để được xắp xếp lên toa . Cứ 30 mạng leo lên một toa kẻ nằm người ngồi ngửi tiếp mùi than và mùi phân bò. Cái háo hức được trở lại miền Bắc sau mấy chục năm xa cách khiến tôi dù mệt mỏi nhưng không thể nào ngủ được. Tôi muốn nhìn tận mắt những địa danh đã được nghe rất nhiều trong quá khứ cũng như đã đọc trong sách báo để coi nó như thế nào. Nó có lãng mạn mỗi khi được nhắc đến hay là tôi chỉ khéo tưởng tượng thi vị hoá khi đọc những tác phẩm viết về một thời kháng chiến cùng với cái quá khứ mù mờ tôi có được khi tuổi đời còn rất nhỏ. Tôi đã trở về miền Bắc, " cái nôi của tổ quốc" không phải trong tư thế của một người dân dã bình thường mà trong tư thế của một người tù không bản án, tương lai là đọa đầy và cái chết thì lúc nào cũng ở bên cạnh. Tôi cố gắng không để những suy nghĩ của mình bị thiên lệch qua hoàn cảnh hiện tại . Tôi nhớ đến vợ con dể hàng đêm trong giấc ngủ chập chờn mơ về một thời hoa mộng "đêm cánh tay dài nhớ tóc nằm nghe",đến những bạn bè thân thuộc gục ngã trong giờ thứ hai mươi lăm của cuộc chiến, đến những người tình đã gây những dấu ấn trong cuộc đời tôi . Tôi nhớ đến mẹ tôi giờ đây không biết là còn sống hay đã chết sau mấy chục năm dài xa cách. Căn nhà nhỏ trong khu phố Hạ Lý có còn hình bóng người đàn bà đã một thời ôm tôi trong lòng đưa tôi vào giấc ngủ trẻ thơ. Tôi có viễn mơ hay không ? Tôi có là "người đi trên mây hay không" ? Trong hoàn cảnh khốn cùng này mà còn mơ mộng lung tung . Xin bạn đọc thứ lỗi cho tôi nếu những riêng tư này làm cho các bạn khó chịu. Nhưng chính những thứ tình cảm này đã nuôi sống những người tù như chúng tôi đang đứng trên bờ vực thẳm hàng chục năm trời. Sau này khi bị nhốt trong nhà kỷ luật tại Khu sản xuất Thanh Lâm (cách trại Thanh Phong của ký giả Lô Răng 5 cây số đường rừng), Thanh Hóa hay tại trại Z30A, Xuân Lộc , một thứ "nhà tù trong nhà tù", một chân bị còng vào chân giường, bữa ăn đếm được 85 hạt bắp, cuộc đời đã đi đến tận đáy địa ngục thì chính những tình cảm này đã giúp tôi quên đi những đau đớn đoạ đày để sống một cách thanh thản.
Đoàn tàu di chuyển lúc nào tôi cũng chẳng hay . Một anh bạn cao tuổi cho biết dù đi đâu đi nữa thì nó cũng phải đi qua Hà Nội nhưng chắc chắn chẳng bao giờ đỗ lại ga Hàng Cỏ để các "quan tù" ngắm cảnh "Hà Nội 36 phố phường" về đêm. Tôi ghé mắt qua khe hở trên toa .Trời tối thui. Một bên loang loáng những cành đồng , một bên là những mái nhà tranh cũ nát mang một không khí tiêu điều ảm đạm. Xe giảm tốc, tôi cố thu mắt nhìn về bên phải của toa tàu .Tàu vào sân ga nhưng không dừng lại , tôi nhìn thấy tấm bảng gỗ sơn nguệch ngoạc hàng chữ Ga Phú Thọ . À thế ra mình đã được đưa từ vùng châu thổ sông Hồng lên miền thượng du mà không hay. Những người công nhân ca khuya ,mặc áo trấn thủ kiểu Trung quốc, đầu đội nón cối hoặc nón chống lạnh kiểu Siberia có vành vải tỏa xuống phủ cả gáy và tai để chống lạnh . Họ âm thầm làm việc như những bóng ma. Lúc này tôi bỗng nhớ đến truyện ngắn "Buồn ga nhỏ" của Thanh Nam mà lòng cảm thấy nao nao nhung nhớ một cái gì. Trong đời, tôi vẫn thường không thích nhưng nơi chốn như bến tàu ,sân ga, phi trường.... nó mang nhiều ý nghĩa của sự chia ly hơn là hội ngộ. Một nơi mang nhiều nỗi buồn hơn niềm vui.
Mặt trời đã lên cao. Qua ánh nắng lọt qua khe hở tôi đoán giờ này cũng khoảng gần trưa. Đoàn tàu giảm tốc, thở phì phò rồi ngừng lại. Tôi ghé mắt nhìn ra ngoài : một bên là thung lũng, một bên là vách núi , nhà cửa người ngợm chả thấy một ai. Chả lẽ trại tù lại ở đây ? .Đoàn tù được lệnh rời toa đứng dọc theo đường xe lửa , các toa kiểm lại nhân số, báo cáo , rồi lếch thếch di chuyển trên con đường mòn vòng quanh núi. Di chuyển gần 1 giờ đồng hồ mới qua được bên kia triền núi . Dưới chân núi là những dẫy nhà san sát, có đường lộ dẫn tới một con sông uốn khúc. Có thể đây là một thị trấn nhỏ nhưng chẳng anh tù nào biết tên..Chúng tôi xuống núi đi băng qua những con đường trong thị trấn để đến bến phà. Trên đường di chuyển, dân chúng bên đường nhìn chúng tôi một cách lạnh lùng, xa lạ . Họ như đã biết chúng tôi là ai, từ đâu tới . Quần áo họ mặc cũng chỉ là chiếc quần cái áo của bộ đội hoặc bằng vải xi ta một màu xám xịt. Họ đi đứng âm thầm và làm việc âm thầm, chịu đựng. Khi toán đầu của đoàn tù đến được bến phà thì cả đoàn tù được lệnh dừng lại. Thế là mọi người chẳng ai bảo ai đều quẳng hành trang xuống đất nằm dài bên vệ đường nghỉ mệt.Hỏi mấy đứa trẻ kiếm củi trên núi trở về đoàn tù được biết đây là bến phà sông Thao. Qua bên kia phà là đường đi Lai Châu ,Nghĩa Lộ và Sơn La. Ôi, cái tên sông Thao nghe sao mà đầy huyền thoại . Nó đục ngầu ,xấu xí, lở lói . Nhắc đến sông Thao tôi chẳng bao giờ quên được những trận chiến trong thời kỳ chống Pháp... .Nó là một địa danh mang tính chất lịch sử. Bây giờ nó đang ở trước mắt tôi, nhỏ bé và tầm thường . Việt Bắc là đây ! Chỉ thế này thôi ư ? Hữu Loan làm bài thơ "Màu tím hoa sim" cũng là ở đây, Doãn quốc Sĩ viết "Khu rừng lau" cũng lấy đây làm bối cảnh. Tôi có bị hoàn cảnh hiện tại chi phối tình cảm của mình hay không ? Có một điều chắc chắn là tôi chẳng thấy chút nào rung động khi đứng trước địa danh này.
Cả đoàn tù qua được bên kia bến phà sau gần 3 giờ đồng hồ vận chuyển hết toán này đến toán nọ. Nửa đoàn qua trước được được di chuyển đi đến trại tù bằng xe hơi. Toán còn lại ngồi chờ đoàn xe quay trở về. Như thế thì cuộc di chuyển này cũng không xa lắm. Toán ở lại ngồi chờ được thả lỏng chỉ có 2 bộ đội đứng canh đang ngồi hút thuốc lào và uống trà vối trong chiếc quán cóc bên đường. Nếu làm một cú vượt ngục tập thể vào lúc này cũng chẳng có gì khó khăn. Khổ một điều là đi đâu , lấy gì để mưu sinh, quần áo đâu mà ngụy trang. Nhìn bộ vó và bộ aó quần thì biết ngay là tù cải tạo trong Nam ra. Dân chúng được "giáo dục" để căm thù "ngụy" đến mức con nít khi nhìn thấy chúng tôi đã kêu "bình tu, bình tu, ra xem chúng mày ơi" (bình tu = tù binh).Có lẽ "cách mạng" nắm được điều này nên chỉ để có hai anh cán sữa ngồi lại ( Tình hình này chỉ xẩy ra trong giai đoạn đầu đem tù từ trong Nam ra ngoài Bắc. Sau khi gia đình các tù cải tạo được ra Bắc thăm nuôi thân nhân thì tình cảm của dân chúng đã đổi khác, nếu không nói là ngược lại).
Xế chiều thì đoàn xe trở lại. Chúng tôi được thoải mái nhìn ngắm trời đất, nuí non. Xe không bít bùng như ở trong Nam mỗi khi di chuyển . Trên đường đi , một bên là vực sâu một bên là núi cao, đoàn xe len lỏi qua những đường vòng quanh núi hoặc hì hục leo lên những dốc cao ,thỉnh thoảng gặp những người Mường hay Mán gì đó lưng mang gùi nghêu ngao hát dọc đường như những bóng ma hời .Sở dĩ đoàn tù được thoải mái trong sinh hoạt cũng như trong khi di chuyển là vì lúc bấy giờ tù cải tạo vẫn còn do bộ đội quản lý chưa giao cho công an. Sau này khi công an đảm trách trông coi tù cải tạo thì chiếc còng số 8 là vật không thể thiếu trên tay người tù mỗi khi di chuyển. Nói chung thời kỳ Quân quản đời tù thấy dễ thở hơn thời Bộ Nội Vụ. Đoàn xe chạy tới ngã ba Ba Khe thì rẽ trái .Nhìn các cột cây số dọc đường tôi biết là nếu không rẽ cứ đi thẳng thêm vài chục cây số nữa thì sẽ tới Lai Châu để qua biên giới. Giờ đây cũng theo các cột cây số, tôi biết là mình đang di chuyển trên địa bàn của tỉnh Nghĩa Lộ, và chắc chắn trại tù sẽ nằm đâu đó trong khu vực này bởi thời gian di chuyển cũng đã bằng một nửa thời gian ngồi đợi ở bến phà sông Thao. Còn nếu đi tiếp thì sẽ tới Sơn La ( cái tên lúc này nghe rùng rợn !) phải mất thêm một thời gian dài nữa. Đoàn xe đi giữa hai đồi trà bạt ngàn. Những gốc trà cao tới ngực lá xanh um được coi như là nguồn kinh tế chính của tỉnh. Sau này khi được nhâm nhi gô trà tươi (nấu bằng lá) các anh tù mới thấy trên đời còn có thêm một cái khoái thứ năm nữa ,đó là : Hút vài bi thuốc lào Tiên Lãng, Kiến An, và chiêu một ngụm chè tươi nóng hổi, khà một phát thật lớn, nằm vật ra để "phê ", quên hết mọi sự , cũng là một cái khoái trên đời . Cái khoái mang tính chất "bần cố nông" này tưởng sẽ chằng bao giờ có thể bỏ được, nhưng sau khi ra tù một thời gian các vị tù chẳng ai bảo ai đều quẳng chiếc điếu cày vào xó xỉnh nào đó , thay cốc chè tươi bằng tách trà "mộc" có ướp mùi sen mùi nhài ,thay chiếc điếu cày hôi hám bằng bao ba số thơm phức . Cái khoái mang đầy tính chất"tạch tạch sè"này đã thay thế cái khoái bần cố nông ngày nào. Xin bạn đọc cho tôi tạm ngưng "hậu đoạn đường chiến binh" trong vài giây để nói tiếp về chiếc điếu cày hôi hám. Nó là vật bất ly thân của mọi người tù. Tứ khoái của con người gồm ăn, ngủ, đ.., ị vẫn chưa hoàn haỏ nếu ta không thêm vào sau chữ"ăn " một động từ nữa . Phải là "ăn hút " thì mới đủ nghĩa. Chiếc điếu cày được chế tạo để phục vụ cho động từ hút. Điếu phải được làm bằng tre già ( những chiếc điếu ống nhôm là đồ bỏ) . Nõ điếu phải là nõ đá - đôi khi phải mất hàng tuần có khi cả nửa tháng để khoét một cái nõ đá . Đời tù đâu có thiếu thời gian. Khoét được một chiếc nõ đá "chiến đấu" không phải là công việc một ngày hai ngày. Nhiều anh tù có hoa tay khoét chiếc nõ mang hình người đàn bà khỏa thân ,lỗ rốn của nàng là nơi để nhét thuốc. Kể cũng hay ,vừa hút vừa coi sexy show anh nào chẳng ham. Khi ráp nõ vào điếu phải thử xem âm thanh khi rít thuốc lên có kêu "póc póc " như cái âm thanh của hai ngón tay búng vào nhau hay không thì mới được . Hút thuốc lào, theo một số người ,đôi khi cũng nên đưa lên hàng nghệ thuật., đóm hút phải là tre hay nứa được chẻ ra ngâm dưới suối hàng tuần rồi đem phơi khô mới dùng để đốt thuốc. Hút thuốc bằng que diêm hay bằng giấy chỉ là đồ "ngưu ẩm", chưa phải là dân sành điệu hay dân "cậu".Bạn đọc muốn thấy được điều này chỉ việc nhìn mấy bố "Bắc kỳ răng đen mã tấu " rít thuốc lào là biết ngay. Nước điếu cũng không phải là nước bạ đâu lấy đó. Nó phải là nước mưa hay nước giếng trong mới dùng được. Tôi nghĩ có lẽ đây là chuyện mấy bố trong tù trong lúc trà dư tửu hậu chế ra chứ nước điếu hút được một vài bi là dơ thấy mẹ. Để thấy "nghệ thuật" rít điếu cày nó điệu nghệ như thế nào, xin bạn đọc theo dõi một tay tù hình sự Bắc kỳ chính gốc biểu diễn.
Chú hai cho "cháu" xin một bi.
Rồi không đợi "chú hai" đồng ý hay không " cháu " thò tay vào trong hộp của chú hai nhúm một bi tổ bố, "cháu" vê nhúm thuốc bằng ba ngón tay : cái ,trỏ và giữa, cho đến khi nhúm thuốc trở nên tròn vo mới nhét từ từ vào nõ. "Cháu" dùng diêm châm đóm (không phải dùng que diêm làm đóm), nhấp nhấp vài hơi để "set up" rồi rít một tràng thật dài "póc póc póc,póc... ", gân cổ cháu nổi lên, mắt cháu lim dim như trinh nữ được hôn lần đầu . Khi hơi thuốc đã vào hết trong tì phế ,cháu ngưng vài giây để "phê" rồi đột nhiên nghiêng ống điếu khoảng 15 độ thổi ngược một hơi rất nhẹ. Lạ lùng thay ,tàn thuốc trong nõ điếu qua hơi thở ngược bay vụt ra khỏi nõ điếu nghe một tiếng phọt rồi nằm gọn gàng trên đống cỏ như ta chơi một cú rơ ve trên bàn ping pong.Điều đáng chú ý là nước trong nõ điếu không một giọt văng ra ngoài .Thật là điệu nghệ.! Các "chú hai" trước đây khi rít thuốc xong thường dùng cây thông điếu để móc tàn thuốc ra nay thấy"thằng cháu" hình sự biểu diễn quá hay và quá tiện lợi bèn bắt chước. Nhưng đâu có dễ. Tàn thuốc thay vì văng ra ngoài theo hơi thổi nhẹ vẫn nằm chình ình trong nõ điếu và nước điếu văng ra tùm lum. Nói gì thì nói ,uống trà, hút thuốc lào và...làm thịt chó phải dành cho Bắc kỳ chính gốc.Cũng như ca vọng cổ phải dành cho người Nam bộ. Anh chị Bắc kỳ nào muốn cướp nghề thì khán giả chỉ còn việc nhét bông gòn vào lỗ tai mà thôi ." Em Nan ơi, lếu em không thương anh thì anh đành rút khẩu nu nô ra khỏi dzỏ, để anh tự tử chết đi cho dzồi ." Nghe cứ như đấm vào tai. Bán bánh cuốn cà cuống mà không có bà cụ mặc áo cánh, đầu chít khăn mỏ quạ ngồi tráng bánh phía trước thì dù có ngon mấy khách cũng không đông.Bán phở mà anh đầu bếp gọn gàng sạch sẽ, dù phở có ngon vẫn không đông khách.Anh ta phải dơ dơ một chút, phải mỡ màng một chút thì mới mang được tính dân tộc và hương vị quê hương (!). Điếu thuốc lào là bạn thiết của người tù. Nước điếu cũng là một vị thuốc chữa bệnh. Đúng hay không thì phải thí nghiệm trước. Có lẽ khi ở trong một tình trạng thiếu thốn mọi thứ và sự tuyệt vọng đã lên tới cực điểm thì ai nói gì cũng nghe. Trong giai đoạn đầu đi ở tù, bệnh phổ thông nhất anh tù nào cũng mắc phải . Đó là bệnh ghẻ, nhất là ghẻ hai bên háng. Ghẻ thì phải ngứa, ngưá thì phải gãi , gãi một thời gian thì hai háng ghẻ mọc lên như hai về cơm cháy. Mỗi lần bước đi thì khệnh khạng trông cứ như mang bệnh "hột xoài" thời trai trẻ . Bông băng thuốc đỏ dùng một thời gian rồi cũng hết, còn đâu mà cho nhau. Thôi đành phải tự cứu . Xé tấm áo may ô thấm đẫm nước điếu đặc quánh, do dự một chút rồi thoa nhẹ lên hai bên háng. Lúc này thì bố tù nào cũng phải hét tướng lên vì xót mà "thuật ngữ" trong tù gọi là "một tiếng kêu cha ba tiếng kêu chó" (Cha! chặc ! chặc! chặc !) rồi thoát y nằm dài trên chỗ nằm, phủ vội tấm khăn lên trên của quý. Thoa độ vài lần như thế mụn ghẻ tróc mày rồi khỏi luôn. Thật là thần diệu và phản khoa học. Nghĩ lại thời gian này thấy khủng khiếp thật. Xin quý vị phu nhân các cựu tù đừng bao giờ hỏi "chàng " của mình có bị ghẻ trong tù không. Chàng sẽ dứt khoát trả lời là không và thế nào cũng đổ tội cho kẻ viết bài này là ở dơ nên mới bị.
Đoàn xe dừng lại . Đoàn tù được lệnh xuống xe, di chuyển vào trong dãy núi bên phải . Tôi nhìn lên sườn núi : cả một rừng hoa mua. Nơi này , 4 tháng sau ,tôi cùng 4 người bạn khác đã đào huyệt chôn người bạn đồng tù . Anh là người đầu tiên vượt ngục tại trại T4-Nghĩa Lộ, bị dân quân nông trường chè Nghĩa Lộ đánh chết. Khi tới nhận xác anh đem về trại để tẩm liệm và chôn cất tôi đã kéo dài thời gian lấp huyệt để cố gắng trồng một gốc mua thật lớn trên mộ làm dấu để sau này thân nhân có thể nhận ra. Đã hai mươi năm trôi qua , anh Long Rô ơi ! (mặt anh hơi rỗ - "bò tam" Phòng 2 Biệt khu Thủ Đô ) Anh có còn nằm đó hay đã được người nhà đem đi chỗ khác. Tôi còn nhớ rất rõ : Cột cây số 12 từ Ba Khe đi Nghĩa Lộ, phía bên phải có cây mua thật lớn , thật cao.. ..HQVN. QLVNCH facebook

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm