Kinh Đời
HÃY BIẾT CÚI ĐẦU
Mỗi con người đều như nhau về địa vị và kể cả đối với nguồn gốc quốc gia, nhưng chính chúng ta là một sản phẩm của xã hội nơi xuất thân và mọi hành động của bản thân phần lớn là biểu hiện cho sự văn minh của dân tộc đó.
Cách đây gần 2 năm, một chuyên gia đại diện cho chính quyền Nhật Bản đã từng đặt câu hỏi: Việt Nam còn tiếp tục đi vay đến khi nào, 20 năm hay 30 năm nữa? Và có một người Nhật khác đã từng nói: Các anh (người Việt) sẽ mãi nghèo và chỉ đi làm thuê thôi (vì tư lợi nhỏ mọn và tư duy không liên quan đến mình).
Chúng ta đã nghèo nàn về kinh tế quốc gia, nhưng lại còn nghèo cả về mặt tinh thần lẫn văn hoá con người, kể cả là những kẻ mang danh là đại gia, vốn đã rất ít ỏi, đều chưa bao giờ “trưởng thành” và “văn minh” trong nền tảng xã hội đã và đang tha hoá đạo đức một cách khủng khiếp và với kiểu làm ăn luôn sẵn sàng chộp giật, bất chấp.
Và với nhiều quốc gia văn minh khác, người Việt Nam rất “vô văn hoá”, từ việc tranh giành nhau ăn uống (tại một buổi tiệc của đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài), ăn thừa thãi, hoang phí. Nhiều quốc gia còn viết biển hiệu về việc vui lòng không xả rác bừa bãi. Và tình trạng kinh khủng hơn đó là nạn ăn cắp, gần như nước nào cũng có biển cảnh báo bằng tiếng Việt “ăn cắp sẽ bị xử phạt thật nghiêm, đến 3 năm tù giam”, trong đó có Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan, Singarpore, Malaysia,…
Trong tổ quốc, những kẻ quyền chức thì ăn cắp tài sản công với những khoản khổng lồ, còn người dân ra nước ngoài tìm đường sống thì lại ăn cắp vặt nơi xứ người.
Chúng ta chỉ có thể ngẩng đầu khi cạo râu thôi.
Còn chúng ta nếu cứ thế này, thì sẽ mãi chỉ là kẻ làm thuê cho kẻ khác, ngay cả chính tại và trên quê hương mình. Và cả với tư duy “dân trí thấp”, tức khinh khi ngay cả dân tộc mình (mà do sự giáo dục và độc đoán tư tưởng từ cai trị chính trị mà ra), thì trách gì người khác không khinh khi chúng ta cho được.
Thái độ của người khác là dựa phần lớn trên những hành xử tương ứng của chúng ta trước đó.
Chỉ khi nào chúng ta biết cúi đầu, lúc đó chúng ta mới mong có cơ hội để ngẩng mặt lên với đời, và dành lại tương lai văn minh, phát triển, an toàn và tốt đẹp cho con cháu chúng ta. Nếu không, mãi là những kẻ hát vang những khúc ca được mùa sau luỹ tre làng với truyền thống tự mình huyễn hoặc mà thôi.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
HÃY BIẾT CÚI ĐẦU
Mỗi con người đều như nhau về địa vị và kể cả đối với nguồn gốc quốc gia, nhưng chính chúng ta là một sản phẩm của xã hội nơi xuất thân và mọi hành động của bản thân phần lớn là biểu hiện cho sự văn minh của dân tộc đó.
Cách đây gần 2 năm, một chuyên gia đại diện cho chính quyền Nhật Bản đã từng đặt câu hỏi: Việt Nam còn tiếp tục đi vay đến khi nào, 20 năm hay 30 năm nữa? Và có một người Nhật khác đã từng nói: Các anh (người Việt) sẽ mãi nghèo và chỉ đi làm thuê thôi (vì tư lợi nhỏ mọn và tư duy không liên quan đến mình).
Chúng ta đã nghèo nàn về kinh tế quốc gia, nhưng lại còn nghèo cả về mặt tinh thần lẫn văn hoá con người, kể cả là những kẻ mang danh là đại gia, vốn đã rất ít ỏi, đều chưa bao giờ “trưởng thành” và “văn minh” trong nền tảng xã hội đã và đang tha hoá đạo đức một cách khủng khiếp và với kiểu làm ăn luôn sẵn sàng chộp giật, bất chấp.
Và với nhiều quốc gia văn minh khác, người Việt Nam rất “vô văn hoá”, từ việc tranh giành nhau ăn uống (tại một buổi tiệc của đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài), ăn thừa thãi, hoang phí. Nhiều quốc gia còn viết biển hiệu về việc vui lòng không xả rác bừa bãi. Và tình trạng kinh khủng hơn đó là nạn ăn cắp, gần như nước nào cũng có biển cảnh báo bằng tiếng Việt “ăn cắp sẽ bị xử phạt thật nghiêm, đến 3 năm tù giam”, trong đó có Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan, Singarpore, Malaysia,…
Trong tổ quốc, những kẻ quyền chức thì ăn cắp tài sản công với những khoản khổng lồ, còn người dân ra nước ngoài tìm đường sống thì lại ăn cắp vặt nơi xứ người.
Chúng ta chỉ có thể ngẩng đầu khi cạo râu thôi.
Còn chúng ta nếu cứ thế này, thì sẽ mãi chỉ là kẻ làm thuê cho kẻ khác, ngay cả chính tại và trên quê hương mình. Và cả với tư duy “dân trí thấp”, tức khinh khi ngay cả dân tộc mình (mà do sự giáo dục và độc đoán tư tưởng từ cai trị chính trị mà ra), thì trách gì người khác không khinh khi chúng ta cho được.
Thái độ của người khác là dựa phần lớn trên những hành xử tương ứng của chúng ta trước đó.
Chỉ khi nào chúng ta biết cúi đầu, lúc đó chúng ta mới mong có cơ hội để ngẩng mặt lên với đời, và dành lại tương lai văn minh, phát triển, an toàn và tốt đẹp cho con cháu chúng ta. Nếu không, mãi là những kẻ hát vang những khúc ca được mùa sau luỹ tre làng với truyền thống tự mình huyễn hoặc mà thôi.