Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
HÃY LÀM NGƯỜI CÓ LIÊM SỈ! _ Việt Nhân
(HNPĐ) Trong câu chuyện “nhớ chuyện cũ” hôm thứ Tư, nửa phần đầu mỗ tôi chỉ nói chuyện đắng cay phận mình, phận nước, nhưng những lời nói không là sự thật của Huỳnh Tấn Mẫm trên BBC đã khiến mỗ tôi nặng lời trong nữa phần cuối. Bản tánh mỗ tôi cứng đầu, ngay trong tù chỉ vì một chữ Ngụy mà mỗ tôi đã không chịu nhịn, để phải khốn khổ khốn nạn thân tù vì những thằng trong tay nó có súng, nay chả lẽ cuối đời nghe người ta nói trắng thành đen mà vẫn câm miệng lại, hóa ra phải lại mang thêm tiếng là ngu. Ai ai cũng luôn trọng sự thật! Vậy qua lời Mẫm nói thực tâm quí vị xét nó đúng sai, nếu mọi người biết nó sai thì Mẫm cũng phải biết nó là sai – Nay 37 năm rồi vẫn không biết là sai thì chỉ có Vẹm, còn biết sai mà vẫn nói thì chỉ một trong hai thứ ngu hay sợ.
Mỗ tôi mượn chuyện Huỳnh Tấn Mẫm, để nhập đề cho câu chuyện hôm nay, cũng là chuyện tương tự, những kẻ theo Việt cộng thời mỗ tôi vừa lớn, chuyện của tên nhạc sĩ Tôn Thất Lập. Mỗ tôi tự hỏi, chắc chuyện đã cũ gần nữa thế kỷ nên có lắm kẻ nghĩ rằng những người đương thời với họ khi xưa đã chết hết không còn môt ai, nên mở miệng mà thở ra toàn lời của phường trí trá trắng đổi thành đen. Nhưng chợt nhận ra bản chất bọn phét lác quen tật bịp bợm, nay tuy già nhưng được dịp vẫn giở thói xưa nói không biết ngượng, tên Việt gian Tôn Thất Lập khi xưa núp trong tổng hội SV hôm nay lại lên BBC nói về cái tôi một thời của hắn.
Hắn nói chi mặc xác hắn, nhưng không thể được thời rồi nói có thành không, để bôi bẩn sự thật đó là cái hôm nay câu chuyện mỗ tôi xin thưa - Và cũng xin được cám ơn BBC có những cuộc phỏng vấn như thế này, để trình làng những bộ mặt Việt gian một thời, cũng qua đó ta thấy được thực chất của những kẻ ngày nào khuyấy phá miền Nam. Bên cạnh những phát biểu bôi nhọ VNCH của Lập như “Chính quyền Sài Gòn cũng dùng âm nhạc, dùng đủ thứ hết, nhưng vì họ không có chính nghĩa, cho nên họ nói và cuối cùng người ta thấy đây là cái tổ chức đi ngược lại đường lối của dân tộc, người ta không nghe”, Lập cũng xác nhận chuyện hắn làm “có sự liên hệ với Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và chịu sự chỉ đạo của Mặt trận…”.
Khi hắn nói phong trào sáng tác ca khúc "hát cho đồng bào tôi nghe" có vai trò chính trị trong cuộc chiến 30 năm ở Miền Nam Việt Nam, đó là hắn nổ cho công việc hắn làm, và thật sự những bài hát của chúng chỉ dùng trong nhóm của chúng, trong các hoạt động khuyấy phá Miền Nam theo chỉ thị của VC. Lời của hắn đã cho ta thấy “từ năm 1965, Tổng hội sinh viên Sài Gòn đã chính thức ra một nghị quyết, dùng văn nghệ để đấu tranh cho khát vọng của sinh viên, quyền lợi của sinh viên, cho phong trào hòa bình của đất nước. Và từ đó phong trào rộng mạnh, cuối cùng trong những cao trào của phong trào sinh viên rất rộng rãi lúc đó, năm 1967, 1968, 1969, có những cuộc xuống đường của tổng hội SV Việt Nam”, những gì hắn nói chỉ là hoang tưởng, và chả có cái gì là hát cho đồng bào nghe cả.
Thực chất VC đã dùng Lập len vào lực lượng HSSV qua các hoạt động xã hội ban đầu của phong trào này rồi phổ biến những bài hát của chúng, đồng thời móc nối những anh em thiếu hiểu biết về chúng để gầy dựng phong trào cho riêng cộng sản. Sau này có thêm sự tiếp tay của Huỳnh Tấn Mẫm khi Mẫm làm chủ tịch, nhưng kết quả không như Lập nói là phong trào “rộng mạnh”, vì ngay bước đầu những bài hát của chúng đã bị đông đảo anh em HSSV nghi ngờ và tẩy chay. Ngay cả các công tác xã hội mà anh em HSSV tham gia từ lâu cũng vì thế đã vắng dần, hôm nay đây còn rất nhiều người của thời đó là chứng nhân vẫn còn sống, và tiện đây cũng xin được đôi điều nói lại những gì bước đầu bọn Lập len vào sinh hoạt của bọn trẻ HSSV thời đó.
Những gì còn nhớ được trong đầu mỗ tôi, thì có lẽ đám thanh niên Sài gòn những năm 60 chúng tôi ngoài chuyện học, ngoài chuyện nhà trường cũng còn có nhiều chuyện để làm lắm, cùng với những đoàn thể sinh hoạt chung lành mạnh như Hướng Đạo. Với những công tác ngoài trời có tính giúp ích dân chúng, vẫn thường được gọi chung một tên là công tác xã hội, các khu dân cư nghèo, các quận ven đô là nơi chúng tôi thường lui tới, nhất là khoảng thời gian sau khi chế độ Ông Diệm sụp đổ. Chiến tranh bắt đầu lan rộng, người dân bỏ về phố thị lánh cư ngày thêm đông, có thêm nhiều việc cần những bàn tay thanh niên giúp đỡ – Từ cái vui tự nguyện, mà phong trào xã hội lớn mạnh, tất cả chúng tôi tham gia với cái tâm vì mọi người.
Nay đầu đã hai thứ tóc, mỗ tôi vẫn nhớ mãi khoảng thời gian đẹp đó, lúc đời đang còn tươi xanh, mang nhiệt huyết của tuổi trẻ, trong thâm tâm luôn muốn làm một cái gì đó để giúp đồng bào, tất cả tìm đến nhau không vương một chút vẩn đục. Vẫn vui tuy có bố mẹ mắng chuyện con mình làm, chẳng khác nào ăn cơm nhà vác ngà voi, tuy nói thế cũng đâu có thiếu những bạn, chuyện trong nhà chuyện ngoài đường vẹn toàn cả hai, nay nghĩ lại vẫn thấy thương cái hăng say anh em lúc đó. Trong sinh hoạt để cho thêm phần sôi động, chúng tôi luôn mang theo cả đàn sáo, đó là cách chúng tôi tạo nên cái vui để bớt đi mệt nhọc, những bài ca cùng nhau vui hát, hay ngay cả nhìn mặt mũi của nhau bị tèm lem cũng tạo nên những tiếng cười dòn.
Số lượng bài hát lúc ấy rất ít, chúng tôi bưng nguyên các bài hát của Hướng Đạo để dạy nhau hát, có pha thêm những bài dân ca như hát hội trăng rằm hay lý cây đa… Tuy thực tế số bài hát ít ỏi nhưng tiếng cười không vì thế mà kém, chỉ cần nghe một cô Nam kỳ hát câu, con dzỏi con dzoi cái dzòi… là không ai nín được cười. Cứ thế mọi chuyện êm trôi, phong trào lan nhanh đi các tỉnh lớn, cũng sinh hoạt ca hát rồi cùng nhau làm việc xã hội như ở Sàgòn, có nơi còn đặt cái tên khá kêu là HSSV phụng sự xã hội. Được đâu chỉ được hơn năm, khi nó vừa lớn mạnh thì phong trào có vấn đề, Việt cộng đang cố len lỏi vào phong trào, mà cái rõ nhất là các bài hát được lồng vào trong các buổi sinh hoạt công tác xã hội của chúng tôi.
Như mỗ tôi đã thưa, những bài hát trước đây tự chúng tôi truyền khẩu cho nhau, chúng là những bài của hướng đao, gia đình phật tử, hay bên thanh sinh công chúng là những bài rất trong lành, tự anh em chép tay trong cuốn sổ nhỏ cho riêng mình. Nhưng nay trong anh em xuất hiện những bài hát được in ấn bằng lối Ronéo thời đó, và nhiều bài rất lạ được giới thiệu như những ca khúc mới(?), với âm điệu xa lạ như mang cái khí thế đấu tranh. Quả thật đi làm công tác xã hội của thanh niên, mà tụm nhau lại ca những bài ca đó, đã gây nghi ngờ ngay cho chúng tôi, trong công việc chúng tôi cần tiếng cười như thêm sức, không ai cần cái khí thế đấu tranh, hay chống quân dịch trong lúc dọn rác - Nhóm “hát cho đồng bào tôi nghe” của bọn VC bị tẩy chay ngay.
Đã quen với những gì gọi là biểu tình xuống đường bãi khóa, có từ khi ông Diệm còn chưa bị giết, những cuộc biểu tình đó thường do một hai đứa chung trường xách động, những đứa mà thường ngày rất lu mờ trong mắt chúng tôi. Chúng đứng trên bục giảng kêu gọi xuống đường với lời lẽ rất lạ, lạ như lời những bài hát đuợc gọi là hát cho đồng bào tôi nghe, như mọi người đều biết những năm đó tình hình miền Nam, vô cùng xáo trộn về mặt xã hội chính trị. Chiến tranh thì bắt đầu lan rộng, có thể nói người dân thành phố bắt đầu nhìn tận mắt chiến tranh rõ hơn, còn bọn mới lớn chúng tôi cũng khôn hơn, nghi ngờ những gì dính tới VC thì lánh xa, nên phong trào hoạt động xã hội cũng bị ảnh hưởng mà giãn dần.
Nói không quá là bọn Vẹm đi đến đâu là chỉ hòng lợi dụng mà thôi, những gì anh em đang đem sức trẻ giúp ích xã hội nhân quần, thì chúng lái vào các mục tiêu đấu tranh của chúng, mà những gì chúng đấu tranh nào có là sự thật. Hãy nghe Lập nói “Những tác phẩm này đặt những vấn đề của đồng bào, của nhân dân, như là nhân dân đang bị sưu cao thuế nặng, đang bị áp bức, đang bị bắt đi lính, cầm súng để bắn lại người Việt của mình, cho nên đó là những vấn đề chính trị”. Và hắn bốc phét “Những tác phẩm anh em vừa hát ra, nó truyền bá ngay trước hết trong sinh viên, thanh niên, học sinh Sài Gòn và các tỉnh, thứ hai là trong các tổ chức của đồng bào, tổ chức công giáo, Phật giáo yêu hòa bình...” Rõ ràng thằng Vẹm nào cũng đều là những thằng xạo ke!
Có lẽ phải nói không còn là con người, mới có thể mở mồm nói những chuyện không thành có như tên Lập này, con chó tuy miệng nó ăn cứt, nhưng cũng chưa có con chó nào sủa lổ không, nghe sao mà phát giận cho thứ tuổi đã bảy mươi, mà vẫn chưa biết thế nào để làm người. Nhưng cũng nhờ những gì hắn nói mà người khách quan, đem ra so sánh những gì miền Nam đối xử với những thằng như hắn, cùng cái nhà nước khốn nạn hắn đang theo hôm nay, đã thẳng tay đàn áp những cháu như Việt Khang, Phượng Uyên… Ngay hắn khi quậy dưới chế độ VNCH, hắn thừa biết đó là một chế độ Dân Chủ, Tự Do, và hắn đã lợi dụng, vậy cái nào là chế độ có chính nghĩa?
Ở đời cũng lắm cái nực cười, vỏ quýt dày đã có móng tay nhọn, Lập xạo ke ngày nào, hôm nay già rồi mà còn dại mắc bẫy của BBC – Xin nhân chuyện của Lập Mẫm, mỗ tôi cũng là người cùng thời với chúng được xin có lời cùng, thời gian đã 40 năm trôi qua rồi, mọi vết thương to tát cỡ nào cũng đã lành, hận thù nào cũng phải nguôi ngoai, sự tha thứ cho lỗi lầm rất dễ thực hiện. Nhưng có một điều là những việc làm ít nhiều tổn hại cho dân tộc đất nước, dù cố ý hay không cũng đừng nên quên, và càng không nên vô sỉ mà lại đi tự hào về nó, hãy im lặng để làm người còn liêm sỉ như thể tỏ rằng mình ăn năn.
Việt Nhân (HNPĐ)
HÃY LÀM NGƯỜI CÓ LIÊM SỈ! _ Việt Nhân
(HNPĐ) Trong câu chuyện “nhớ chuyện cũ” hôm thứ Tư, nửa phần đầu mỗ tôi chỉ nói chuyện đắng cay phận mình, phận nước, nhưng những lời nói không là sự thật của Huỳnh Tấn Mẫm trên BBC đã khiến mỗ tôi nặng lời trong nữa phần cuối. Bản tánh mỗ tôi cứng đầu, ngay trong tù chỉ vì một chữ Ngụy mà mỗ tôi đã không chịu nhịn, để phải khốn khổ khốn nạn thân tù vì những thằng trong tay nó có súng, nay chả lẽ cuối đời nghe người ta nói trắng thành đen mà vẫn câm miệng lại, hóa ra phải lại mang thêm tiếng là ngu. Ai ai cũng luôn trọng sự thật! Vậy qua lời Mẫm nói thực tâm quí vị xét nó đúng sai, nếu mọi người biết nó sai thì Mẫm cũng phải biết nó là sai – Nay 37 năm rồi vẫn không biết là sai thì chỉ có Vẹm, còn biết sai mà vẫn nói thì chỉ một trong hai thứ ngu hay sợ.
Mỗ tôi mượn chuyện Huỳnh Tấn Mẫm, để nhập đề cho câu chuyện hôm nay, cũng là chuyện tương tự, những kẻ theo Việt cộng thời mỗ tôi vừa lớn, chuyện của tên nhạc sĩ Tôn Thất Lập. Mỗ tôi tự hỏi, chắc chuyện đã cũ gần nữa thế kỷ nên có lắm kẻ nghĩ rằng những người đương thời với họ khi xưa đã chết hết không còn môt ai, nên mở miệng mà thở ra toàn lời của phường trí trá trắng đổi thành đen. Nhưng chợt nhận ra bản chất bọn phét lác quen tật bịp bợm, nay tuy già nhưng được dịp vẫn giở thói xưa nói không biết ngượng, tên Việt gian Tôn Thất Lập khi xưa núp trong tổng hội SV hôm nay lại lên BBC nói về cái tôi một thời của hắn.
Hắn nói chi mặc xác hắn, nhưng không thể được thời rồi nói có thành không, để bôi bẩn sự thật đó là cái hôm nay câu chuyện mỗ tôi xin thưa - Và cũng xin được cám ơn BBC có những cuộc phỏng vấn như thế này, để trình làng những bộ mặt Việt gian một thời, cũng qua đó ta thấy được thực chất của những kẻ ngày nào khuyấy phá miền Nam. Bên cạnh những phát biểu bôi nhọ VNCH của Lập như “Chính quyền Sài Gòn cũng dùng âm nhạc, dùng đủ thứ hết, nhưng vì họ không có chính nghĩa, cho nên họ nói và cuối cùng người ta thấy đây là cái tổ chức đi ngược lại đường lối của dân tộc, người ta không nghe”, Lập cũng xác nhận chuyện hắn làm “có sự liên hệ với Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và chịu sự chỉ đạo của Mặt trận…”.
Khi hắn nói phong trào sáng tác ca khúc "hát cho đồng bào tôi nghe" có vai trò chính trị trong cuộc chiến 30 năm ở Miền Nam Việt Nam, đó là hắn nổ cho công việc hắn làm, và thật sự những bài hát của chúng chỉ dùng trong nhóm của chúng, trong các hoạt động khuyấy phá Miền Nam theo chỉ thị của VC. Lời của hắn đã cho ta thấy “từ năm 1965, Tổng hội sinh viên Sài Gòn đã chính thức ra một nghị quyết, dùng văn nghệ để đấu tranh cho khát vọng của sinh viên, quyền lợi của sinh viên, cho phong trào hòa bình của đất nước. Và từ đó phong trào rộng mạnh, cuối cùng trong những cao trào của phong trào sinh viên rất rộng rãi lúc đó, năm 1967, 1968, 1969, có những cuộc xuống đường của tổng hội SV Việt Nam”, những gì hắn nói chỉ là hoang tưởng, và chả có cái gì là hát cho đồng bào nghe cả.
Thực chất VC đã dùng Lập len vào lực lượng HSSV qua các hoạt động xã hội ban đầu của phong trào này rồi phổ biến những bài hát của chúng, đồng thời móc nối những anh em thiếu hiểu biết về chúng để gầy dựng phong trào cho riêng cộng sản. Sau này có thêm sự tiếp tay của Huỳnh Tấn Mẫm khi Mẫm làm chủ tịch, nhưng kết quả không như Lập nói là phong trào “rộng mạnh”, vì ngay bước đầu những bài hát của chúng đã bị đông đảo anh em HSSV nghi ngờ và tẩy chay. Ngay cả các công tác xã hội mà anh em HSSV tham gia từ lâu cũng vì thế đã vắng dần, hôm nay đây còn rất nhiều người của thời đó là chứng nhân vẫn còn sống, và tiện đây cũng xin được đôi điều nói lại những gì bước đầu bọn Lập len vào sinh hoạt của bọn trẻ HSSV thời đó.
Những gì còn nhớ được trong đầu mỗ tôi, thì có lẽ đám thanh niên Sài gòn những năm 60 chúng tôi ngoài chuyện học, ngoài chuyện nhà trường cũng còn có nhiều chuyện để làm lắm, cùng với những đoàn thể sinh hoạt chung lành mạnh như Hướng Đạo. Với những công tác ngoài trời có tính giúp ích dân chúng, vẫn thường được gọi chung một tên là công tác xã hội, các khu dân cư nghèo, các quận ven đô là nơi chúng tôi thường lui tới, nhất là khoảng thời gian sau khi chế độ Ông Diệm sụp đổ. Chiến tranh bắt đầu lan rộng, người dân bỏ về phố thị lánh cư ngày thêm đông, có thêm nhiều việc cần những bàn tay thanh niên giúp đỡ – Từ cái vui tự nguyện, mà phong trào xã hội lớn mạnh, tất cả chúng tôi tham gia với cái tâm vì mọi người.
Nay đầu đã hai thứ tóc, mỗ tôi vẫn nhớ mãi khoảng thời gian đẹp đó, lúc đời đang còn tươi xanh, mang nhiệt huyết của tuổi trẻ, trong thâm tâm luôn muốn làm một cái gì đó để giúp đồng bào, tất cả tìm đến nhau không vương một chút vẩn đục. Vẫn vui tuy có bố mẹ mắng chuyện con mình làm, chẳng khác nào ăn cơm nhà vác ngà voi, tuy nói thế cũng đâu có thiếu những bạn, chuyện trong nhà chuyện ngoài đường vẹn toàn cả hai, nay nghĩ lại vẫn thấy thương cái hăng say anh em lúc đó. Trong sinh hoạt để cho thêm phần sôi động, chúng tôi luôn mang theo cả đàn sáo, đó là cách chúng tôi tạo nên cái vui để bớt đi mệt nhọc, những bài ca cùng nhau vui hát, hay ngay cả nhìn mặt mũi của nhau bị tèm lem cũng tạo nên những tiếng cười dòn.
Số lượng bài hát lúc ấy rất ít, chúng tôi bưng nguyên các bài hát của Hướng Đạo để dạy nhau hát, có pha thêm những bài dân ca như hát hội trăng rằm hay lý cây đa… Tuy thực tế số bài hát ít ỏi nhưng tiếng cười không vì thế mà kém, chỉ cần nghe một cô Nam kỳ hát câu, con dzỏi con dzoi cái dzòi… là không ai nín được cười. Cứ thế mọi chuyện êm trôi, phong trào lan nhanh đi các tỉnh lớn, cũng sinh hoạt ca hát rồi cùng nhau làm việc xã hội như ở Sàgòn, có nơi còn đặt cái tên khá kêu là HSSV phụng sự xã hội. Được đâu chỉ được hơn năm, khi nó vừa lớn mạnh thì phong trào có vấn đề, Việt cộng đang cố len lỏi vào phong trào, mà cái rõ nhất là các bài hát được lồng vào trong các buổi sinh hoạt công tác xã hội của chúng tôi.
Như mỗ tôi đã thưa, những bài hát trước đây tự chúng tôi truyền khẩu cho nhau, chúng là những bài của hướng đao, gia đình phật tử, hay bên thanh sinh công chúng là những bài rất trong lành, tự anh em chép tay trong cuốn sổ nhỏ cho riêng mình. Nhưng nay trong anh em xuất hiện những bài hát được in ấn bằng lối Ronéo thời đó, và nhiều bài rất lạ được giới thiệu như những ca khúc mới(?), với âm điệu xa lạ như mang cái khí thế đấu tranh. Quả thật đi làm công tác xã hội của thanh niên, mà tụm nhau lại ca những bài ca đó, đã gây nghi ngờ ngay cho chúng tôi, trong công việc chúng tôi cần tiếng cười như thêm sức, không ai cần cái khí thế đấu tranh, hay chống quân dịch trong lúc dọn rác - Nhóm “hát cho đồng bào tôi nghe” của bọn VC bị tẩy chay ngay.
Đã quen với những gì gọi là biểu tình xuống đường bãi khóa, có từ khi ông Diệm còn chưa bị giết, những cuộc biểu tình đó thường do một hai đứa chung trường xách động, những đứa mà thường ngày rất lu mờ trong mắt chúng tôi. Chúng đứng trên bục giảng kêu gọi xuống đường với lời lẽ rất lạ, lạ như lời những bài hát đuợc gọi là hát cho đồng bào tôi nghe, như mọi người đều biết những năm đó tình hình miền Nam, vô cùng xáo trộn về mặt xã hội chính trị. Chiến tranh thì bắt đầu lan rộng, có thể nói người dân thành phố bắt đầu nhìn tận mắt chiến tranh rõ hơn, còn bọn mới lớn chúng tôi cũng khôn hơn, nghi ngờ những gì dính tới VC thì lánh xa, nên phong trào hoạt động xã hội cũng bị ảnh hưởng mà giãn dần.
Nói không quá là bọn Vẹm đi đến đâu là chỉ hòng lợi dụng mà thôi, những gì anh em đang đem sức trẻ giúp ích xã hội nhân quần, thì chúng lái vào các mục tiêu đấu tranh của chúng, mà những gì chúng đấu tranh nào có là sự thật. Hãy nghe Lập nói “Những tác phẩm này đặt những vấn đề của đồng bào, của nhân dân, như là nhân dân đang bị sưu cao thuế nặng, đang bị áp bức, đang bị bắt đi lính, cầm súng để bắn lại người Việt của mình, cho nên đó là những vấn đề chính trị”. Và hắn bốc phét “Những tác phẩm anh em vừa hát ra, nó truyền bá ngay trước hết trong sinh viên, thanh niên, học sinh Sài Gòn và các tỉnh, thứ hai là trong các tổ chức của đồng bào, tổ chức công giáo, Phật giáo yêu hòa bình...” Rõ ràng thằng Vẹm nào cũng đều là những thằng xạo ke!
Có lẽ phải nói không còn là con người, mới có thể mở mồm nói những chuyện không thành có như tên Lập này, con chó tuy miệng nó ăn cứt, nhưng cũng chưa có con chó nào sủa lổ không, nghe sao mà phát giận cho thứ tuổi đã bảy mươi, mà vẫn chưa biết thế nào để làm người. Nhưng cũng nhờ những gì hắn nói mà người khách quan, đem ra so sánh những gì miền Nam đối xử với những thằng như hắn, cùng cái nhà nước khốn nạn hắn đang theo hôm nay, đã thẳng tay đàn áp những cháu như Việt Khang, Phượng Uyên… Ngay hắn khi quậy dưới chế độ VNCH, hắn thừa biết đó là một chế độ Dân Chủ, Tự Do, và hắn đã lợi dụng, vậy cái nào là chế độ có chính nghĩa?
Ở đời cũng lắm cái nực cười, vỏ quýt dày đã có móng tay nhọn, Lập xạo ke ngày nào, hôm nay già rồi mà còn dại mắc bẫy của BBC – Xin nhân chuyện của Lập Mẫm, mỗ tôi cũng là người cùng thời với chúng được xin có lời cùng, thời gian đã 40 năm trôi qua rồi, mọi vết thương to tát cỡ nào cũng đã lành, hận thù nào cũng phải nguôi ngoai, sự tha thứ cho lỗi lầm rất dễ thực hiện. Nhưng có một điều là những việc làm ít nhiều tổn hại cho dân tộc đất nước, dù cố ý hay không cũng đừng nên quên, và càng không nên vô sỉ mà lại đi tự hào về nó, hãy im lặng để làm người còn liêm sỉ như thể tỏ rằng mình ăn năn.
Việt Nhân (HNPĐ)