Mỗi Ngày Một Chuyện
HOA CÀI ÁO LÍNH - CAO MỴ NHÂN
HOA CÀI ÁO LÍNH - CAO MỴ NHÂN
Thủa
xưa...lại là tích cũ, tức chuyện xẩy ra vào những năm trước 30-4-1975 lận.
Không có gì ghê gớm cả, nhưng tôi được trưởng thành trong thời gian đó. Thời kỳ hiến tranh triệt để nhất ở VN: 1964-
1972.
CSVN
gọi thời gian 9 năm trên là chiến tranh cục bộ, có sự tham dự chính thức của Hoa Kỳ và các quốc gia
đồng mình .
Thời
đó thanh niên miền nam được gần như tổng động viên,
Tham
gia quân đội nhiều nhất, nên cũng được
phân
phối đi các chiến trường nhiều nhất.
Miền
Trung đẹp tươi của ...tôi, lằn ranh từ Bến Hải đến Sa Huỳnh, gọi là Vùng I
Chiến thuật, sau đổi là Quân Khu I, phạm vi lãnh thổ do Quân Đoàn I kiểm soát
và bảo vệ.
Anh
đang cười nhạt, cho là tôi cao hứng gì mà dám múa rìu qua mắt "
thầy", chứ không phải qua mắt thợ đâu nhé.
Thưa
vâng, anh là sĩ quan huấn luyện tác chiến, thì anh rành quá chuyện lãnh thổ,
tiếp kế hoạch điều quân của binh chủng dữ dằn, mà tôi ...mê thích mãi.
Số
là tôi muốn giới thiệu với quý vị sự "thăng hoa " của tâm tư tình cảm
những người lính VNCH bên cuộc chiến đó.
Có
phải quý vị cũng đã từng biết, đơn vị nào, dù tác chiến kinh niên, tác chiến
thuần thành,hay thiện nghệ, điêu luyện ...từ cấp đại đội trở lên, đều có ít
nhất một sĩ quan Tâm Lý Chiến .
Cấp
đại đội thì Đại đội phó kiêm nhiệm Tâm Lý Chiến , có danh xưng là Đại Đội Phó
Tâm Lý Chiến, cho huynh đệ chi binh thấy là quân ta không bao giờ quên những
phút giây hân hoan, cũng như đau khổ của anh em.
Hân
hoan như thắng trận, thăng cấp, tưởng thưởng huy chương, liên hoan, văn nghệ vv...
Đau
khổ như tổn thất nhân mạng, vũ khí, thất thoát vv...
Thế
thì những việc làm đó, không Tâm Lý Chiến tổ chức, điều hành, ai sẽ lo vào đây
? Vậy là Tâm Lý Chiến nhé .
Do
đó Tâm Lý Chiến đã luôn hiện diện trong các thứ công tác như : dân vận, binh vân, địch
vận vv...
Nên
cấp Trung đoàn trở lên là đã hình thành Ban Tâm Lý Chiến . Song cao hơn, cấp
Tiểu Khu và Sư Đoàn, Quân Đoàn là đầy đủ các thiết bị cho một Phòng Tâm Lý
Chiến hoàn chỉnh rồi .
Để
giới thiệu sinh hoạt và công tác đúng với tôn chỉ, danh xưng một Phòng Tâm Lý
Chiến cấp Quân, Sư Đoàn, với đầy đủ nhân sự, quân trang, quân dụng nghề nghiệp
Tâm Lý Chiến nêu trên .
Tôi
xin phép cựu Thiếu Tá Trần Hữu Phước , Trưởng phòng Tâm Lý Chiến Sư Đoàn 2 Bộ
binh, sau ông lên Trung tá, giữ chức vụ Trưởng Phòng Chính Huấn Quân Đoàn I/QKI
cho tới ngày tan hàng .
Phòng
Tâm Lý Chiến Sư Đoàn 2 Bộ Binh là một phòng thuộc Bộ Tham Mưu Sư Đoàn, sánh
ngang với các phòng khác, nhưng có sắc thái đặc biệt hơn .
Trước
nhất là về nhân sự, đã quy tụ khá đông văn nghệ sĩ thứ thiệt ở ngoài đời bị
động viên, hoặc tình nguyện tham gia Quân Lực VNCH .
Ngoài
vị Trưởng Phòng và số nhân viên bình thường như các phòng được thuyên chuyển từ
các nơi đến gồm các sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, thi hành công tác theo phân
phối, chỉ định của Trưởng phòng rồi, tôi thấy có sự
hiện diện của các văn thi họa sĩ như sau :
Trung
uý Lê Nhật Trừng bút hiệu Phong Sơn, thi sĩ. Sau về trung ương, học cao học
luật, rồi đi làm Thanh Tra Giám Sát Viện .
Trung
uý Hồ Hoàng Đài họa sĩ
Thiếu
uý Lâm Quang Phước họa sĩ , sau
thuyên chuyển lên. Phòng Chinh Huấn QĐI /QKI, rồi thiệt mạng. trên đường vượt
biển.
Thiếu
uý Ngô Đức Chương thi sĩ, sau bị tai nạn xe, rồi thất lộc.
Thượng
sĩ Lưu Nghi nhà văn.
Cấp
bậc nhỏ nhất so với quý vị nêu trên, nhưng lại là người giỏi nghề nghiệp nhất :
đọc công văn kỹ, hiểu công văn rõ, thảo văn thư nhanh ...
Chắc
quý vị nghĩ là văn thư giấy tờ của một phòng TLC thì có gì quan trọng .
Song,
nếu quý vị tìm hiểu vấn đề, thì quả lời lẽ trong văn thư Tâm Lý Chiến nếu thiệt
sự mang những ý tưởng có tính cách tăng thêm hiệu quả chiến thắng, cho một cuộc
hành quân đang bị hoà lẫn vào sinh hoạt dân chúng ngoài xã hội .
Thượng
sĩ Lưu Nghi sau đó đã được Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị / Cục Tâm Lý Chiến
thuyên chuyển hẳn ông ta về trung ương làm việc .
Cách
đây không lâu,một tác giả gốc phóng viền, có viết về một buổi họp ở Tổng Cục
CTCT trước 1975 nào đó, nói rằng buổi họp đó làm tác giả ngạc nhiên vì các
nhân vật dự họp toàn cấp bậc hàng trung, đại tá, nhưng lọt vô bàn họp duy nhất
là một thượng sĩ . Tôi biết ngay là nhà văn Lưu Nghi.
Nhưng
chắc buổi họp phải lâu rồi,
vì năm 1972 hay trước hoặc sau thời gian
đó, phe ta đã phát giác được một Tổ Trí Vận ngay tại Cục Tâm Lý Chiến với 13,
người mà " thủ lãnh "lại là Thượng Sĩ Lưu Nghi . Rồi người thứ hai,
tên tuổi lớn trong làng thơ miền nam, Tường Lính, tôi không rõ ông ở cấp bậc
nào khi tan hàng, nhưng Tường Lính với thi phẩm " Trăng Treo Đầu Súng
" vốn là một hạ sĩ quan Tâm Lý Chiến .
Sự
thực tôi chỉ muốn kể với quý vị tính đa năng của người lính VNCH, trong ngành
Tâm Lý Chiến thôi.
Nếu
nói sự kết hợp làm văn nghệ ngày xưa, trước 30-4-1975, trong quân đội, thì tôi
nghĩ là những sĩ quan Tâm Lý Chiến, Chính Huấn đã nổi bật trong vai trò tổ chức
thành đoàn văn nghệ Hoa Tình Thương, Thép Súng vv...cả khi mang quân ra mặt trận, tiền
đồn, lẫn trong thành phố .
Tôi
vẫn giữ điều giới thiệu duy nhất về khả năng và tài năng CTCT/ Tâm Lý Chiến.
Không có ý khoe khoang dùm quý vị văn nghệ sĩ quân đội QL/VNCH , có thể ít
nhiều thì ai trong đại tộc KaKi tôi đều biết, nhưng không hoặc chưa có dịp nói
ra vậy thôi .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
HOA CÀI ÁO LÍNH - CAO MỴ NHÂN
HOA CÀI ÁO LÍNH - CAO MỴ NHÂN
Thủa
xưa...lại là tích cũ, tức chuyện xẩy ra vào những năm trước 30-4-1975 lận.
Không có gì ghê gớm cả, nhưng tôi được trưởng thành trong thời gian đó. Thời kỳ hiến tranh triệt để nhất ở VN: 1964-
1972.
CSVN
gọi thời gian 9 năm trên là chiến tranh cục bộ, có sự tham dự chính thức của Hoa Kỳ và các quốc gia
đồng mình .
Thời
đó thanh niên miền nam được gần như tổng động viên,
Tham
gia quân đội nhiều nhất, nên cũng được
phân
phối đi các chiến trường nhiều nhất.
Miền
Trung đẹp tươi của ...tôi, lằn ranh từ Bến Hải đến Sa Huỳnh, gọi là Vùng I
Chiến thuật, sau đổi là Quân Khu I, phạm vi lãnh thổ do Quân Đoàn I kiểm soát
và bảo vệ.
Anh
đang cười nhạt, cho là tôi cao hứng gì mà dám múa rìu qua mắt "
thầy", chứ không phải qua mắt thợ đâu nhé.
Thưa
vâng, anh là sĩ quan huấn luyện tác chiến, thì anh rành quá chuyện lãnh thổ,
tiếp kế hoạch điều quân của binh chủng dữ dằn, mà tôi ...mê thích mãi.
Số
là tôi muốn giới thiệu với quý vị sự "thăng hoa " của tâm tư tình cảm
những người lính VNCH bên cuộc chiến đó.
Có
phải quý vị cũng đã từng biết, đơn vị nào, dù tác chiến kinh niên, tác chiến
thuần thành,hay thiện nghệ, điêu luyện ...từ cấp đại đội trở lên, đều có ít
nhất một sĩ quan Tâm Lý Chiến .
Cấp
đại đội thì Đại đội phó kiêm nhiệm Tâm Lý Chiến , có danh xưng là Đại Đội Phó
Tâm Lý Chiến, cho huynh đệ chi binh thấy là quân ta không bao giờ quên những
phút giây hân hoan, cũng như đau khổ của anh em.
Hân
hoan như thắng trận, thăng cấp, tưởng thưởng huy chương, liên hoan, văn nghệ vv...
Đau
khổ như tổn thất nhân mạng, vũ khí, thất thoát vv...
Thế
thì những việc làm đó, không Tâm Lý Chiến tổ chức, điều hành, ai sẽ lo vào đây
? Vậy là Tâm Lý Chiến nhé .
Do
đó Tâm Lý Chiến đã luôn hiện diện trong các thứ công tác như : dân vận, binh vân, địch
vận vv...
Nên
cấp Trung đoàn trở lên là đã hình thành Ban Tâm Lý Chiến . Song cao hơn, cấp
Tiểu Khu và Sư Đoàn, Quân Đoàn là đầy đủ các thiết bị cho một Phòng Tâm Lý
Chiến hoàn chỉnh rồi .
Để
giới thiệu sinh hoạt và công tác đúng với tôn chỉ, danh xưng một Phòng Tâm Lý
Chiến cấp Quân, Sư Đoàn, với đầy đủ nhân sự, quân trang, quân dụng nghề nghiệp
Tâm Lý Chiến nêu trên .
Tôi
xin phép cựu Thiếu Tá Trần Hữu Phước , Trưởng phòng Tâm Lý Chiến Sư Đoàn 2 Bộ
binh, sau ông lên Trung tá, giữ chức vụ Trưởng Phòng Chính Huấn Quân Đoàn I/QKI
cho tới ngày tan hàng .
Phòng
Tâm Lý Chiến Sư Đoàn 2 Bộ Binh là một phòng thuộc Bộ Tham Mưu Sư Đoàn, sánh
ngang với các phòng khác, nhưng có sắc thái đặc biệt hơn .
Trước
nhất là về nhân sự, đã quy tụ khá đông văn nghệ sĩ thứ thiệt ở ngoài đời bị
động viên, hoặc tình nguyện tham gia Quân Lực VNCH .
Ngoài
vị Trưởng Phòng và số nhân viên bình thường như các phòng được thuyên chuyển từ
các nơi đến gồm các sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, thi hành công tác theo phân
phối, chỉ định của Trưởng phòng rồi, tôi thấy có sự
hiện diện của các văn thi họa sĩ như sau :
Trung
uý Lê Nhật Trừng bút hiệu Phong Sơn, thi sĩ. Sau về trung ương, học cao học
luật, rồi đi làm Thanh Tra Giám Sát Viện .
Trung
uý Hồ Hoàng Đài họa sĩ
Thiếu
uý Lâm Quang Phước họa sĩ , sau
thuyên chuyển lên. Phòng Chinh Huấn QĐI /QKI, rồi thiệt mạng. trên đường vượt
biển.
Thiếu
uý Ngô Đức Chương thi sĩ, sau bị tai nạn xe, rồi thất lộc.
Thượng
sĩ Lưu Nghi nhà văn.
Cấp
bậc nhỏ nhất so với quý vị nêu trên, nhưng lại là người giỏi nghề nghiệp nhất :
đọc công văn kỹ, hiểu công văn rõ, thảo văn thư nhanh ...
Chắc
quý vị nghĩ là văn thư giấy tờ của một phòng TLC thì có gì quan trọng .
Song,
nếu quý vị tìm hiểu vấn đề, thì quả lời lẽ trong văn thư Tâm Lý Chiến nếu thiệt
sự mang những ý tưởng có tính cách tăng thêm hiệu quả chiến thắng, cho một cuộc
hành quân đang bị hoà lẫn vào sinh hoạt dân chúng ngoài xã hội .
Thượng
sĩ Lưu Nghi sau đó đã được Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị / Cục Tâm Lý Chiến
thuyên chuyển hẳn ông ta về trung ương làm việc .
Cách
đây không lâu,một tác giả gốc phóng viền, có viết về một buổi họp ở Tổng Cục
CTCT trước 1975 nào đó, nói rằng buổi họp đó làm tác giả ngạc nhiên vì các
nhân vật dự họp toàn cấp bậc hàng trung, đại tá, nhưng lọt vô bàn họp duy nhất
là một thượng sĩ . Tôi biết ngay là nhà văn Lưu Nghi.
Nhưng
chắc buổi họp phải lâu rồi,
vì năm 1972 hay trước hoặc sau thời gian
đó, phe ta đã phát giác được một Tổ Trí Vận ngay tại Cục Tâm Lý Chiến với 13,
người mà " thủ lãnh "lại là Thượng Sĩ Lưu Nghi . Rồi người thứ hai,
tên tuổi lớn trong làng thơ miền nam, Tường Lính, tôi không rõ ông ở cấp bậc
nào khi tan hàng, nhưng Tường Lính với thi phẩm " Trăng Treo Đầu Súng
" vốn là một hạ sĩ quan Tâm Lý Chiến .
Sự
thực tôi chỉ muốn kể với quý vị tính đa năng của người lính VNCH, trong ngành
Tâm Lý Chiến thôi.
Nếu
nói sự kết hợp làm văn nghệ ngày xưa, trước 30-4-1975, trong quân đội, thì tôi
nghĩ là những sĩ quan Tâm Lý Chiến, Chính Huấn đã nổi bật trong vai trò tổ chức
thành đoàn văn nghệ Hoa Tình Thương, Thép Súng vv...cả khi mang quân ra mặt trận, tiền
đồn, lẫn trong thành phố .
Tôi
vẫn giữ điều giới thiệu duy nhất về khả năng và tài năng CTCT/ Tâm Lý Chiến.
Không có ý khoe khoang dùm quý vị văn nghệ sĩ quân đội QL/VNCH , có thể ít
nhiều thì ai trong đại tộc KaKi tôi đều biết, nhưng không hoặc chưa có dịp nói
ra vậy thôi .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)