Văn Học & Nghệ Thuật
HOA NỞ CHIẾN HÀO - CAO MỴ NHÂN
HOA NỞ CHIẾN HÀO - CAO MỴ
NHÂN
Có một người VN chung chung đã nói với
tôi rằng: bây giờ tạm đặt cái chủ đề bên thắng bên thua ra
ngoài, chỉ đề cập đến một nội dung duy nhất thôi, là tính cách
Văn nghệ trong cuộc chiến vừa qua.
Tôi, người nói, đọc được khá
nhiều văn thơ ... Viết về cuộc chiến bắc nam VN trong khoảng thòi
gian từ 1954 đến 1975, đa phần là giới thanh niên thôi, viết
trong khi và sau khi tham chiến.
Tôi, vẫn người nói trên rút ra được một điều, mà
có lẽ ai bây giờ cũng thấy rõ như vầy:
Lớp thanh niên miền bắc hăm hở theo
tiếng gọi lên đường của đảng ông Hồ, do ma thuật đội mồ các thế hệ cha
ông từ cố tổ tiên ta, Những Lê Lợi, Quang Trung vv. , khiến
thanh niên miền bắc lầm.
Bên cạnh đó, còn lời thơ phù thuỷ của
thi sĩ Cộng sản Tố Hữu nào là:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai
Lớp thanh niên bị ảnh hưởng giáo điều này
đã xem thường mạng sống, để thể hiện câu sinh băc tử nam như
một hãnh diện.
Do đó chính họ đã viết ra tâm tình có chút
lãng mạn khi vượt núi vượt sông vào Nam chiến đấu những
hình ảnh rải rác trong sách truyện của các cây viết dưới chế độ miền bắc
XHCN.
Cho tới khi vô được miền nam tận mắt thấy cuộc sống
sang giàu văn minh mới ngã rãi ra. Bấy giờ ai biết lầm thì vô hôi của các
nhà dân miền nam đã phải bỏ đi di tản lánh nạn.
Người có lương tri biết lầm lẫn thì chán nản, bắt
đầu chống đối ngầm viết nào là thiên đường mù, nào là ly thân, song vẫn vênh
váo khoe cái dĩ vãng hoa mộng của mình.
Vẫn người nói trên tiếp tục lướt qua thế hệ thanh
niên cùng thời với lớp đương nêu, Thanh niên miền nam trong cuộc chiến bảo
vệ tự do mà chính nghĩa Quốc gia theo đuổi.
Với danh xưng rõ ràng chính nghĩa Quốc gia bảo vệ
tự do, mà trong đó mỗi cá nhân đều được hưởng.
Khiến Thanh niên miền nam hiểu rộng rãi hơn,
không cần phải có những kiểu Tố Hữu thúc đẩy qua những hình ảnh hoa mộng rập
khuôn, thanh niên miền Nam mỗi người tự tạo cho mình tính chất lãng mạn
riêng trước bom rơi đạn nổ. Có người còn công khai hay dấu diếm tư tưởng
phản chiến như là cái mode thời ly loạn.
Để rồi sau cuộc chiến mới tiếc rẻ là chỉ có thời
đại VIỆT NAM CỘNG HOÀ mới thực sự lý tưởng, ôi thôi thì đã muộn.
Người nói trên thử kết luận: tôi tóm tắt
chơi chơi về những sự việc ai cũng biết tỏng từ cái ngày 30 4 1975, những
gì không cần lý luận, đã phơi bày ra ánh sáng ngay sau khi Cộng sản vô
Saigon mới có nửa ngày thôi.
Bây giờ thì chuyện cứ xem như ...qua rồi dù
không muốn cái kiểu qua rồi bức bách vậy.
Nhưng làm sao quên được đường trường thiên
lý của tập thể thanh niên thời chiến tranh đó chứ. Bắc nghĩ theo bắc,
Nam càng chắc chắn nghĩ theo Nam, càng tiếc nuối hình ảnh trăng treo
đầu súng, sương rơi lũng chiều khi chuyển quân, chiều mưa biên giới,
hoa cài thép súng vv ...
Thế thì những hình ảnh trên để đưa đến một kết
quả, là ngày nay chỉ còn những tâm hồn vỡ vụn, nếu không bừa phứa,
phá sản tư duy như lớp thanh niên ngủ mơ lý tưởng xuất xứ từ miền bắc
XHCN.
Còn đa số thanh niên miền nam đã ra nước
ngoài rồi, thì mau chóng lập thân bằng mọi cách: khoa cử, kinh
doanh, văn học nghệ thuật, võ thuật ...vv...nhưng nhìn về quá khứ, có
người cho là lỡ thời, hết thời, xa vời. ..vv
Rồi năm tháng trôi qua, tất cả chỉ còn là kỷ niệm dù
buồn vui hay ý nghĩa nào khác, mỗi thanh niên xưa đã bị cộng thêm bốn
chục tuổi hơn, đã trỏ thành quý cụ cao niên tới nơi. ..
Ngó về trận địa đã từng một mất một
còn với địch, hay đối phương. .. Bất giác thở dài, hoa vẫn nở nơi
chiến hào đang san bằng, hay mờ dần dấu tích, tuổi thanh niên
hoang hoá tự bao giờ, chỉ còn âm hưởng buồn thương ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
HOA NỞ CHIẾN HÀO - CAO MỴ NHÂN
HOA NỞ CHIẾN HÀO - CAO MỴ
NHÂN
Có một người VN chung chung đã nói với
tôi rằng: bây giờ tạm đặt cái chủ đề bên thắng bên thua ra
ngoài, chỉ đề cập đến một nội dung duy nhất thôi, là tính cách
Văn nghệ trong cuộc chiến vừa qua.
Tôi, người nói, đọc được khá
nhiều văn thơ ... Viết về cuộc chiến bắc nam VN trong khoảng thòi
gian từ 1954 đến 1975, đa phần là giới thanh niên thôi, viết
trong khi và sau khi tham chiến.
Tôi, vẫn người nói trên rút ra được một điều, mà
có lẽ ai bây giờ cũng thấy rõ như vầy:
Lớp thanh niên miền bắc hăm hở theo
tiếng gọi lên đường của đảng ông Hồ, do ma thuật đội mồ các thế hệ cha
ông từ cố tổ tiên ta, Những Lê Lợi, Quang Trung vv. , khiến
thanh niên miền bắc lầm.
Bên cạnh đó, còn lời thơ phù thuỷ của
thi sĩ Cộng sản Tố Hữu nào là:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai
Lớp thanh niên bị ảnh hưởng giáo điều này
đã xem thường mạng sống, để thể hiện câu sinh băc tử nam như
một hãnh diện.
Do đó chính họ đã viết ra tâm tình có chút
lãng mạn khi vượt núi vượt sông vào Nam chiến đấu những
hình ảnh rải rác trong sách truyện của các cây viết dưới chế độ miền bắc
XHCN.
Cho tới khi vô được miền nam tận mắt thấy cuộc sống
sang giàu văn minh mới ngã rãi ra. Bấy giờ ai biết lầm thì vô hôi của các
nhà dân miền nam đã phải bỏ đi di tản lánh nạn.
Người có lương tri biết lầm lẫn thì chán nản, bắt
đầu chống đối ngầm viết nào là thiên đường mù, nào là ly thân, song vẫn vênh
váo khoe cái dĩ vãng hoa mộng của mình.
Vẫn người nói trên tiếp tục lướt qua thế hệ thanh
niên cùng thời với lớp đương nêu, Thanh niên miền nam trong cuộc chiến bảo
vệ tự do mà chính nghĩa Quốc gia theo đuổi.
Với danh xưng rõ ràng chính nghĩa Quốc gia bảo vệ
tự do, mà trong đó mỗi cá nhân đều được hưởng.
Khiến Thanh niên miền nam hiểu rộng rãi hơn,
không cần phải có những kiểu Tố Hữu thúc đẩy qua những hình ảnh hoa mộng rập
khuôn, thanh niên miền Nam mỗi người tự tạo cho mình tính chất lãng mạn
riêng trước bom rơi đạn nổ. Có người còn công khai hay dấu diếm tư tưởng
phản chiến như là cái mode thời ly loạn.
Để rồi sau cuộc chiến mới tiếc rẻ là chỉ có thời
đại VIỆT NAM CỘNG HOÀ mới thực sự lý tưởng, ôi thôi thì đã muộn.
Người nói trên thử kết luận: tôi tóm tắt
chơi chơi về những sự việc ai cũng biết tỏng từ cái ngày 30 4 1975, những
gì không cần lý luận, đã phơi bày ra ánh sáng ngay sau khi Cộng sản vô
Saigon mới có nửa ngày thôi.
Bây giờ thì chuyện cứ xem như ...qua rồi dù
không muốn cái kiểu qua rồi bức bách vậy.
Nhưng làm sao quên được đường trường thiên
lý của tập thể thanh niên thời chiến tranh đó chứ. Bắc nghĩ theo bắc,
Nam càng chắc chắn nghĩ theo Nam, càng tiếc nuối hình ảnh trăng treo
đầu súng, sương rơi lũng chiều khi chuyển quân, chiều mưa biên giới,
hoa cài thép súng vv ...
Thế thì những hình ảnh trên để đưa đến một kết
quả, là ngày nay chỉ còn những tâm hồn vỡ vụn, nếu không bừa phứa,
phá sản tư duy như lớp thanh niên ngủ mơ lý tưởng xuất xứ từ miền bắc
XHCN.
Còn đa số thanh niên miền nam đã ra nước
ngoài rồi, thì mau chóng lập thân bằng mọi cách: khoa cử, kinh
doanh, văn học nghệ thuật, võ thuật ...vv...nhưng nhìn về quá khứ, có
người cho là lỡ thời, hết thời, xa vời. ..vv
Rồi năm tháng trôi qua, tất cả chỉ còn là kỷ niệm dù
buồn vui hay ý nghĩa nào khác, mỗi thanh niên xưa đã bị cộng thêm bốn
chục tuổi hơn, đã trỏ thành quý cụ cao niên tới nơi. ..
Ngó về trận địa đã từng một mất một
còn với địch, hay đối phương. .. Bất giác thở dài, hoa vẫn nở nơi
chiến hào đang san bằng, hay mờ dần dấu tích, tuổi thanh niên
hoang hoá tự bao giờ, chỉ còn âm hưởng buồn thương ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)