Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
HQ/Đại tá Hồ Tấn Quyền với Lực Lượng Hải Thuyền - Nguyễn Văn Ơn
HQ/ Đại tá Hồ-Tấn-Quyền sinh năm 1927 tại Đà-Nẵng, gia nhập khóa I SQHQ/Nha-Trang (gồm có 9 Sinh viên sĩ quan: 6 ngành chỉ huy và 3 ngành cơ khí). Sau thời gian thực tập trên các chiến hạm và hải đoàn Pháp, ngày 01/10/1952, Ông Quyền ra trường với cấp bậc HQ/Thiếu úy.
Kể từ ngày 20/08/1955, Pháp trao quyền chỉ huy Hải quân VNCH lại cho Tư lệnh Hải quân đầu tiên HQ/Đại tá Lê-Quang-Mỹ, thì HQ/Đại tá Hồ-Tấn-Quyền là vị Tư lệnh thứ ba nhậm chức ngày 06/08/1959 và bị hạ sát ngày 01/11/1963.
Trong quyển Hải-sử tuyển tập 2004, Ban biên tập ghi nhận ông Hồ-Tấn-Quyền là một sĩ quan hải quân đầy nhiệt tình và giàu khả năng khi phục vụ mọi đơn vị từ Giang đoàn đến Hải lực. Lúc nắm chức vụ cao nhất, HQ/Đại tá Quyền đã phát huy vượt bực viễn kiến sắc bén của mình để xây dựng sự vững mạnh cho Quân chủng như thành lập Lực lượng Hải-Thuyền, tổ chức Chiến dịch Sóng-Tình-Thương… và trở thành một hiện tượng đặc thù trong các vị Tư lệnh Hải quân (1). Theo lời kể lại của Sĩ quan thuyết trình viên về danh xưng và bảng cấp số 1958 cho các Hải đoàn Xung-Phong bị Bộ Tổng tham mưu (TTTM) bác bỏ, Tham mưu trưởng Hồ-Tấn-Quyền rất bực bội về việc Hải quân bị thượng cấp chèn ép không cho phát triển lên. Có lẽ vì lý do này mà Ông Quyền quyết tâm dùng con đường tắt “Cần-Lao”, vượt hệ thống quân giai để bành trướng quân chủng. Tưởng cũng nên nhắc lại, Tư lệnh Hải quân Quyền – thành viên trung kiên của đảng Cần-Lao thuộc nền Đệ I Cộng-Hòa – tuyệt đối ủng hộ Tổng thống Ngô-Đình-Diệm, chống lại bất kỳ cuộc đảo chánh nào xảy ra trong thời kỳ này; cho nên Ông bị hai sát thủ là HQ/Thiếu tá Trương-Ngọc-Lực và Đại úy TQLC Nguyễn-Kim-Hương-Giang bức hại.
Trong hơn bốn năm giữ chức Tư lệnh, Đại tá Quyền đã thực hiện hai đại công tác có tầm vóc chiến lược là thành lập Lực lượng Hải-thuyền và tổ chức Chiến dịch Sóng-Tình-Thương ở Năm-Căn (Cà-Mau).
LỰC LƯỢNG HẢI THUYỀN
1- BIÊN CHẾ VÀ HUẤN LUYỆN
Ngay khi nhận được phúc trình đặc biệt của HQ/Đại úy Nguyễn-Công-Hội (khóa 5 SQHQ/Nha-Trang), chỉ huy trưởng Duyên khu Đà-Nẵng về hoạt động đoàn ghe 759 CSBV (Tiểu đoàn 604 Cửa-Gianh, Đồng-Hới) chuyên chở vũ khí tiếp tế cho Việt-Cộng trong Nam, bằng những kinh nghiệm phong phú qua lối sinh hoạt của người dân trong vùng mình đã sinh trưởng và một nhiệm kỳ làm Chỉ huy trưởng Hải khu Đà-Nẵng, Tư lệnh Hải quân Đại tá Hồ-Tấn-Quyền có sáng kiến thành lập Lực lượng Hải-Thuyền (Junk Force) để chống lại sự xâm nhập này. Đây là một tổ chức bán quân sự với những người lính địa phương mặc áo bà ba đen, đội mũ nồi đen (It started out as paramilitary, there were no uniforms, just black pyjamas and black berets), tác chiến trên những ngư thuyền có vũ trang trà trộn vào đám ghe đánh cá khu vực để theo dõi và phát giác đối phương ngay khi chúng vượt qua khỏi vĩ tuyến 17. Ông Quyền quan niệm rằng tổ chức nhân dân để đánh lại chiến tranh nhân dân do CSBV phát động sẽ có xác suất thành công cao, nhưng hiện tại khó được Hoa-Kỳ hậu thuẩn tài chánh. Sau cùng, Tư lệnh Quyền quyết định vượt hệ thống quân giai, trình thẳng kế hoạch lên vị lãnh đạo quốc gia và được Tổng thống Ngô-Đình-Diệm bảo cứ làm, rồi ngân sách Quốc gia VNCH sẽ đài thọ.
Một tuần lễ sau, người có kinh nghiệm già dặn về duyên phòng tại tuyến đầu này là HQ/Đại úy Nguyễn-Văn-Thông (khóa 3 SQHQ/Nha-Trang) được Tư lệnh Hải quân chính thức ủy nhiệm đứng ra thành lập Lực lượng với hai phụ tá đắc lực là HQ/Đại úy Nguyễn-Công-Hội và HQ/Trung úy CK Hoàng-Nam (khóa 7 SQHQ/Nha-Trang). Bước đầu, ông Thông dùng bãi biển Sơn-Trà và cơ sở Duyên khu Đà-Nẵng làm nơi tuyển mộ ngư phủ địa phương để huấn luyện họ trở thành những Tuần viên đầu tiên (Junk Force Sailors) của Lực lượng vào năm 1960. Còn cán bộ khung phần đông là Hạ sĩ quan Hải quân thâm niên tình nguyện và Sĩ quan do Bộ tư lệnh biệt phái sang, trong đó có một số Sĩ quan tốt nghiệp trường Bộ binh Thủ-Đức.
Năm 1970, trong một buổi họp thường lệ của Ủy ban tu chính Hải-Quy, HQ/Đại tá Nguyễn-Văn-Thông, Tham mưu phó Hành quân của BTL có giải nghĩa ngắn gọn danh từ kép Sát-Cộng cũng giống như hai chữ Sát-Đát (hoặc Sát-Thát: giết quân Mông-Cổ) thích trên cánh tay của các chiến sĩ đời nhà Trần, trong thời kỳ chống lại quân xâm lược Nguyên-Mông, nhưng Tuần viên Hải-Thuyền lại xâm nó lên ngực trái (phía trái tim) của mình. Không có một sự cưỡng ép nào từ phía Hải quân VNCH, buộc Tuần viên phải làm như vậy cả; nó tự phát đầu tiên từ những Tuần viên gốc gác Ba-Tơ, Quảng-Ngãi (2), nơi có lằn ranh rõ rệt giữa người Quốc-Gia và người Cộng-Sản. Rồi lần hồi, chính nghĩa quốc gia VNCH càng ngày càng sáng tỏ khiến cho mọi Tuần viên đều thích xâm biểu hiệu quyết tâm diệt chủ thuyết Cộng-Sản ngoại lai này. Đến cuối năm 1960, Sát-Cộng được coi như một logo thời thượng trong tất cả các đội Hải-Thuyền thuộc Duyên khu Đà-Nẵng.
Theo như kế hoạch BTL/HQ/Phòng 3 ban hành vào đầu năm 1960, việc thành lập các đội Hải-Thuyền phải được các Duyên khu liên hệ lần lượt thực thi trong chương trình hoạch định kéo dài 4 năm. Chức năng Đội minh định qua văn thư là hoạt động bảo vệ lãnh hải quốc gia (vành đai cách bờ nước 3 hải lý # 5,5 cây số), chận đứng mọi tiếp tế của CSBV cho Việt-Cộng, mở rộng an ninh thủy lộ từ cửa sông lên thượng nguồn thêm 3 hải lý và tấn công lên khỏi bờ nước 2 cây số khi cần. Cấp số tạm thời cho mỗi Đội là 120 Tuần viên (kể cả Ban phòng thủ hậu cứ và hành quân). Vị trí đồn trú của mỗi đội tại những cửa sông quan trọng cũng là định số đi kèm với định danh đơn vị:
- Năm 1960, BCH Duyên khu Đà-Nẵng phải hoàn tất thành lập 6 đội Hải-Thuyền là Đội 11 Cửa-Việt, Đội 12 Thuận-An, Đội 13 Tư-Hiền, Đội 14 Hội-An, Đội 15 Chu-Lai, Đội 16 Cổ-Lũy (Cửa Đại sông Trà-Khúc). Mỗi đội được trang bị 18 ghe Mành-Khơi (Thuyền buồm).
- Năm 1961, BCH Duyên khu Phú-Quốc phải hoàn tất thành lập 7 đội Hải-Thuyền là Đội 41 Hòn-Khoai, Đội 42 An-Thới (đặc trách đảo Thổ-Châu), Đội 43 Hòn-Tre (Kiên-Giang), Đội 44 Kiên-An, Đội 45 Hà-Tiên và Liên Đội 46-47 An-Thới. Mỗi đội được trang bị 18 ghe Kiên-Giang.
- Năm 1962, BCH Duyên khu Vũng –Tàu phải hoàn tất thành lập 7 đội Hải-Thuyền là Đội 31 Hàm-Tân, Đội 32 Bến-Đình (Vũng-Tàu), Đội 33 Vàm-Láng, Liên Đội 34-37 Tiệm-Tôm (Ba-Tri), Đội 35 Hưng-Mỹ (Vĩnh-Bình) và Đội 36 Long-Phú (Đại-Ngãi). Mỗi đội có 18 ghe Di-Cư có thể chạy máy lẫn chạy buồm.
- Năm 1963, BCH Duyên khu Nha-Trang phải hoàn tất thành lập 8 đội Hải-Thuyền là Đội 21 Đề-Gi, Đội 22 Gambir. Đội 23 Sông-Cầu, Đội 24 Tuy-Hòa, Đội 25 Hòn-Khói, Đội 26 Bình-Ba, Đội 27 Ninh-Chữ và Đội 28 Phan-Thiết. Mỗi đội được trang bị 18 ghe vừa chạy máy vừa chạy buồm.
Sau nhiệm kỳ của HQ/Đại úy Nguyễn-Văn-Thông, theo tổ chức mới, các Đội Hải-thuyền được đặt dưới quyền điều động của hai Chỉ huy trưởng Duyên lực kế tiếp là HQ/Trung tá Vương-Hữu-Thiều (khóa 1 SQHQ/Brest) rồi đến HQ/Trung tá Khương-Hữu-Bá (khóa 2 SQHQ/Nha-Trang)
Đến cuối năm 1965, Lực lượng Hải-thuyền gồm 28 Đội với quân số lên đến 3.500 người, được sáp nhập vào Hải quân VNCH để Quân chủng đạt cấp số 15.000 quân theo nhu cầu của Bộ quốc phòng. Trong biên chế mới này, đội Hải-Thuyền có danh xưng mới là Duyên đoàn, riêng định danh số và nơi đồn trú của đơn vị không thay đổi. Tuần viên cải danh thành Đoàn viên Hải quân, hưởng quyền lợi như mọi thủy thủ chính quy của Quân lực VNCH; 500 ghe đánh cá cũ có vũ trang của Lực lượng Hải-thuyền sẽ được Hải quân Công xưởng lần lượt thay thế bằng những loại ghe Chủ-Lực, Yabuta và Ferro Ciment theo chu kỳ 4 năm.
Ngay sau ngày các đội Hải-Thuyền bán vũ trang trở thành các Duyênđoàn chính quy của Hải quân, BTL/HQ/Phòng 3 có ghi trong biên bản buổi họp hàng tháng/1965, một nhận định quan trọng về sự hội nhập của Lực lượng này như sau: “Qua quá trình hoạt động và thành tích đạt được sau 5 năm gian khổ chống xâm nhập bảo vệ hải phận, các Tuần viên rất xứng đáng được đại gia đình Hải quân đón nhận làm Đoàn viên của mình. Mặc dù trong những ngày sắp tới, BTL/Hải quân còn phải huấn luyện thêm cho Tân đoàn viên để họ chóng trở thành những thủy thủ chuyên nghiệp trên mọi chiến hạm, chiến đĩnh.”
2- TINH THẦN CHỐNG CỘNG-SẢN
Kể từ khi thành lập năm 1960, rồi trở thành các Duyên-đoàn chính quy của Hải quân, hầu như Lực lượng này lúc nào cũng góp phần không nhỏ vào thành tích chung của Hải quân VNCH săn bắt tàu CSBV (Trawler) xâm nhập hải phận quốc gia, từ vĩ tuyến 17 đến tận đường Brévié phía Bắc đảo Phú-Quốc (3).
Ngoài chức năng chính này, Duyên đoàn còn có thêm nhiệm vụ bảo vệ an ninh thủy trình tại các cửa sông, thủy lộ kinh tế của những thị xã lớn; đồng thời nới rộng vòng đai kiểm soát diện địa nơi đồn trú bằng những cuộc hành quân đổ bộ đột kích nhỏ ngõ hầu kiện toàn chiến thuật phòng thủ căn cứ lâu dài. Trong quá trình 16 năm can trường chống Cộng-sản, biểu hiệu “Sát-Cộng” thực sự không phải để khoe khoang (Show Off) mà để toàn thể Đoàn viên Duyên đoàn nêu cao ý chí kiên trì nhất quán đánh đuổi kẻ xâm lăng, giữ vững 28 căn cứ Hải quân cho đến ngày 30/04/1975; mặc dù đồn trú tại những cửa sông hẻo lánh đầy hung hiểm, nhưng chưa có nơi nào bị lọt vào tay Việt-Cộng/CSBV.
Vài chiến tích kể dưới đây đã một thời được báo chí và đài phát thanh Sài-Gòn loan tải:
a)- Đội 33 Vàm-Láng (Danh xưng mới là Duyên đoàn 33 Vũng-Tàu).
- Tháng 7/1963, Đội đột kích vào cơ sở kinh tài của Đại đội 206 thuộc Tiểu đoàn 300 Đặc khu Rừng-Sác tại rạch Vàm-Sát (Lý-Nhơn), khiến Việt-Cộng phải bỏ nhiều trạm thu thuế rút sâu vào rạch Đồng-Tranh.
- Ngày 09/01/1967, Duyên đoàn dưới sự chỉ huy của HQ/Trung úy Phan-Hữu-Niệm (khóa 12 SQHQ/Nha-Trang) bắn chìm 2 tàu tiếp tế của Việt-cộng ngoài cửa Soi-Rạp, thu 1 trung liên và 165 súng trường. Ước lượng 15 tấn đạn dược chìm theo tàu.
b)- Liên đội 34-37 Tiệm-Tôm (Danh xưng mới là Liên duyên đoàn 34-37 Tiệm-Tôm)
- Cuối năm 1965, HQ/Đại úy Nguyễn-Đức-Bổng (khóa 10 SQHQ/Nha-Trang), chỉ huy trưởng Đội 37 kiêm Liên đội trưởng 34-37 Tiệm-Tôm (Ba-Tri) điều động 3 Trung đội hành quân an ninh khu vực, tấn công vào mật khu Bãi-Ngao cách hậu cứ 2,5 cây số. Trong khi lục soát, Liên đội lọt vào trận phục kích của Tiểu đoàn địa phương Việt-cộng. Đại úy Bổng cùng với 20 Tuần viên của Liên đội mình đã anh dũng hy sinh, sau nửa giờ giao tranh ác liệt với địch quân. Về phía Việt-Cộng, Tiểu đoàn Bến-Tre cũng bị tổn thất gấp đôi, trong đó có viên Tiểu đoàn trưởng người quận Ba-Tri.
- Ngày 20/11/1966, Liên duyên đoàn phối hợp với 4 Duyên tốc đĩnh (PCF) đang hành quân Market-Time vùng cửa Tiểu, chận bắt Trawler 187 xâm nhập bị mắc cạn ngoài cửa Hàm-Luông. Trước khi toàn bộ thủy thủ đoàn đào thoát lên bờ, Thuyền trưởng Trawler điểm hỏa làm nổ tàu, nhưng lửa chỉ cháy phòng lái. Trong cảnh khói lửa mịt mù đầy nguy hiểm như vậy, 2 ghe chủ lực của Liên duyên đoàn 34-37 vẫn táo bạo tiếp cận, can đảm dập tắt đám cháy bằng vòi
nước cao áp và bắt được nguyên chiếc Trawler kéo về Vũng-Tàu.
c)- Duyên đoàn 16 Cổ-Lũy.
Đêm 07/08/1967, hai Tiểu đoàn địa phương Việt-Cộng mở cuộc tấn công tiền pháo hậu xung biển người vào hậu cứ Duyên đoàn 16 Cổ-Lũy (Quảng-Ngãi) để trả thù vụ tàu xâm nhập (Trawler 198) bị bắt tại Sa-Kỳ (Ba-Làng-An) ngày 14/07/1067. Lúc đó, tại Trung tâm hành quân Duyên đoàn, HQ/Đại úy Nguyễn-Ngọc-Thông (khóa 11 SQHQ/Nha-Trang), Chỉ huy trưởng cùng với 14 Đoàn viên của mình chiến đấu thật quả cảm cho đến hơi thở cuối cùng, sau 3 đợt xung phong tàn bạo của đối phương vào mặt Bắc của căn cứ. Đặc biệt, Cố vấn trưởng của Duyên đoàn là HQ/Đại úy William C. Fitzgerald cũng can đảm không kém, tình nguyện ở lại cản hậu, bắn che cho các chiến hữu an toàn rút xuồng ghe. Trong giây phút trao đổi hỏa lực dữ dội với đối phương tại chân cầu tàu, một viên đạn oan nghiệt đã kết liễu cuộc đời kiêu hùng của Đại úy Fitzgerald (4).
Hai mươi phút sau, Hộ tống hạm HQ10 Nhật-Tảo và cặp Duyên tốc đĩnh PCF.20, PCF.75 được lệnh rời vùng Market-Time gần đó, hỏa tốc trực chỉ Phố-An để yểm trợ cho Duyên đoàn 16. Nhờ những đợt hải yểm bằng đại bác 76.2 ly, 40 ly và Bích kích pháo 81 ly dồn dập, chính xác này mà Việt-cộng không kịp thu dọn chiến trường, đành vội vã rút lui ra ngoài vòng rào căn cứ tránh làm mồi cho hải pháo. Đồng thời, lực lượng tiếp viện cũng kịp lúc ổn định lại tình hình và tảng thương 35 đoàn viên về bệnh viện Quảng-Ngãi trước khi trời rạng sáng (ghi lại theo hồi ký trên báo điện tử của HQ/Thiếu tá Stew Harris, Cố vấn trưởng Duyên đoàn 16 Cổ-Lũy nhiệm kỳ 16/04/1968-30/04/1969). Hành động anh dũng hy sinh vì lý tưởng tự do trên chiến trường Việt Nam của cố HQ/Thiếu tá Fitzgerald rất xứng đáng được chính phủ Hoa-Kỳ lấy tên Ông đặt cho một khu truc hạm mang tên lửa, như nhà hải sử Cutler đã viết trong quyển Brown Water, Black Berets: “The USS Fitzgerald DDG.62 is named of the senior US Naval Officer of Coastal Group 16 that was fatally wounded during thi battle, while covering the escape of his comrade-in-arms. Bill was also posthumosly awarded the Navy-Cross for his gallant action” (5).
d)- Duyên đoàn 27 Ninh-Chữ.
Ngày 04/12/1968, trong cuộc hành quân liên quân Nguyễn-Công-Trứ phối hợp với các đơn vị Bộ binh VNCH thuộc Tiểu khu Ninh-Thuận, Duyên đoàn 27 Ninh-Chữ (không nhớ được tên của vị sĩ quan chỉ huy trận đánh này), đã bắn hạ 32 Việt-cộng và tịch thu 17 súng đủ loại tại chiến trường Đông-Bắc cách thị xã Phan-Rang 9 cây số.
e)- Duyên đoàn 11 Cửa-Việt.
Chiến dịch Hè-Đỏ-Lửa hay chiến dịch Trị-Thiên do Thượng tướng CSBV Văn-Tiến-Dũng làm Tư lệnh và Lê-Trọng-Tấn (nguyên Tư lệnh Chiến dịch Hạ-Lào 1971) phụ tá, bắt đầu từ 30/03/1972, chia làm 3 đợt tấn công kéo dài đến cuối tháng 6/1972 mới chấm dứt. Mục tiêu chiến dịch là tấn công vào hệ thống phòng thủ vùng Hỏa-Tuyến (Quảng-Trị), chiếm đóng Gio-Linh, Cam-Lộ, Đông-Hà và thị xã Quảng-Trị để tạo áp lực thắng lợi tại bàn đàm phán Paris. Hà-Nội đã điều động một lực lượng hùng hậu vượt qua vĩ tuyến 17 gồm: 3 sư đoàn Bộ binh chính quy (304,308 và 324), 2 Trung đoàn độc lập (48 và 27), 4 Tiểu đoàn địa phương Trị-Thiên, 10 Tiểu đoàn Đặc công kể cả Đoàn 126 Đăc công nước, 2 Trung đoàn Xe tăng Thiết giáp, 7 Trung đoàn Pháo binh và 4 Tiểu đoàn Tên lửa Phòng không.
Trong đợt 1 tấn công của quân CSBV (30/03/1972 -03/04/1972), mặt trận Đông-Hà và Cửa-Việt nặng nề nhất, bởi địch tiến đánh hai nơi cùng một lúc để giành quyền làm chủ khúc sông Thạch-Hãn với Duyên đoàn 11. Đây là thủy lộ huyết mạch mà CSBV đã nhắm đến để chuyển quân vào bao vây thành phố Quảng-Trị.
Biết mình không còn đơn vị bộ binh nào bên cạnh để hổ trợ lẫn nhau, nhưng chỉ huy trưởng Duyên đoàn cương quyết giữ vững căn cứ. Ngoài việc động viên tinh thần chiến đấu của mọi Đoàn viên trong đơn vị, Chỉ huy trưởng còn áp dụng cách đánh phòng ngự thật linh động, phối hợp chặc chẽ dưới ghe trên bờ. Bằng chiến thuật cơ động này, Duyên đoàn 11 đã đẩy lui được nhiều đột tấn công vũ bảo của Trung đoàn 48 và diệt nhiều đặc công nước thuộc Đoàn 126 (Mai-Năng) luồn sâu qua vòng đai phòng ngự. Sau 5 ngày đêm kiên trì chịu đựng, Căn cứ Duyên đoàn Hải quân chơ vơ đơn độc tại vùng tuyến đầu vẫn đứng vững cho đến khi nhận được hải yểm hiệu quả của những chiến hạm từ ngoài Cửa-Việt rót vào. Theo giới am tường quân sự thời đó, Chiến dịch Hè-Đỏ-Lửa của CSBV đã thất bại ngay từ khi phát động đợt 3 tấn công (04/05/1972), chứ không phải đợi cho đến ngày chấm dứt 30 tháng 6; vì ngay sau đó, hai Trung đoàn TQLC 147 và 369 của VNCH đánh bại quân CSBV tại sông Mỹ-Chánh và tái chiếm lại cổ thành Quảng-Trị.
f)- Duyên đoàn 35 Vĩnh-Bình.
Trong ba đêm liên tiếp của tháng Giêng năm 1975, Việt-cộng/CSBV mở ba cuộc tấn công vào căn cứ Duyên đoàn 35 Vĩnh-Bình (hữu ngạn sông Cổ-Chiên), với ý đồ san bằng đơn vị Hải quân tại đây.
- Lúc 03 giờ sáng đêm 11/01/1975, địch khai hỏa dử dội vào đơn vị bằng đủ loại súng như B.40, B.41, BKP.60 và 82 ly. Tiếp theo là đợt xung phong qua hàng rào kẽm gai. Với tinh thần cảnh giác cao độ và tin tưởng vào sự thực tập nhiệm sở tác chiến cho nhân viên nhuần nhuyễn hàng ngày, HQ/Thiếu tá Phi-Ngọc-Khánh (khóa 13 SQHQ/Nha-Trang) bình tĩnh chỉ huy đơn vị quả cảm này đánh gục đối phương ngay tại vòng rào.
- Đêm 12/01/1975, cũng lúc 3 giờ sáng, địch lại áp dụng chiến thuật tiền pháo hậu xung và cũng bị các chiến sĩ kiên cường của Duyên đoàn 35 chận đứng tại vòng rào kẽm gai như đêm trước.
- Đêm 13/01/1975, lúc 21 giờ, đối phương pháo kích ác liệt vào hậu cứ vDuyên đoàn, kế đến Tiểu đoàn địa phương Trà-Vinh tấn công từ ba hướng (ngoại trừ mặt sông). Đoán biết được ý định của địch, Thiếu tá Khánh dùng chiến thuật phòng ngự cản địch phối hợp với các ghe di động trên sông làm mũi nhọn đánh trả, bức phá thế công của địch. Chính những cây đại liên 30, 50 và BKP.81 ly trên ghe áp đảo hỏa lực và làm tinh thần tác chiến đối phương mau tan rã. Trận đánh kéo dài đến 01 giờ sáng ngày hôm sau mới im tiếng súng. Sau 3 lần công kiên chiến, hai tiểu đoàn Việt-cộng/CSBV những tưởng sẽ loại được Căn cứ Hải quân ra khỏi bãi Cát-Vàng, nào ngờ đâu lá cờ Vàng vẫn ngạo nghễ tung bay trên kỳ đài của Duyên đoàn 35 Vĩnh-Bình và 105 tử thi bộ đội Cộng-Sản còn vương vãi trên chiến địa.
Chú Thích
(1) Mặc dù Hải Quy không ấn định, nhưng truyền thống mặc nhiên công nhận của HQVN từ năm 1955 đến 1963 là vị sĩ quan nào làm Tham mưu trưởng rồi sẽ được Bộ TTM đề bạt làm Tư lệnh Hải quân. Hai vị Tư lệnh Trần-Văn-Chơn và Hồ-Tấn-Quyền đều được hưởng truyền thống đặc biệt này. Vì vậy, nhiều người cho rằng Đại tá Quyền không cần phải gia nhập đảng Cần-Lao cũng đương nhiên lên làm Tư lệnh, và ông ta cũng không bị ám sát trong ngày đảo chính 01/11/1963. Còn về đặc thù tham mưu “nhất Tánh, nhì Quyền” không phải là chuyện thần thoại trong Quân chủng. Ai đã từng ở trong Ban công văn đi tại các phòng sở thuộc Bộ TL cũng đều biết, một khi đả tự viên đánh máy sai tên lót của Phó đề đốc Lâm-Nguơn-Tánh thì mọi bản văn đều bị trả lại. Lỗi chánh tả này rất dễ sai phạm, bởi lẽ không có quyển tự điển Việt Nam nào có vần UƠ, mà chỉ có vần ƯƠ và UÔ thôi. Đứng hàng thứ hai sau ông Tánh là ông Quyền cần có chổ thật rộng rãi ở cuối bản văn để ký tên. Thông thường, Tư lệnh chỉ chịu ký tên trên khoảng trống của phân nửa tờ giấy đánh máy cở A4 trước khi văn thư được đóng mộc và gửi đi.
(2) Khi được Phái đoàn Bệnh viện hạm HQ.400 Hát-Giang phỏng vấn về lằn ranh Quốc-Cộng trong khu vực Quảng-Ngãi vào giữa năm 1967, HQ/Trung úy Nguyễn-Ngọc-Thông (Thông Sứt), Chỉ huy trưởng Duyên đoàn 16 Cổ-Lũy cho biết là kể từ khi CSVN cướp chính quyền tại Ba-Tơ dẫn đến cuộc chiếm lĩnh toàn bộ tỉnh Quảng-Ngãi tháng 8 năm 1945 thì hai đao phủ thủ Bí thư tỉnh ủy Trần-Nam-Trung (Trần-Lương) và Trần-Quý-Hai (Bùi-Chấn) đã giết hại quá nhiều thường dân vô tội. Thậm chí, có gia đình hãi Cộng-Sản quá, bỏ làng chạy trốn sang Đức-Phổ hay Mộ-Đức mà vẫn bị họ đuổi theo truy sát bừa bãi. Cơn ác mộng này là động cơ thúc đẩy người Quốc-Gia từ chối sống chung hòa bình với người Cộng-Sản. Bây giờ vào nhà dân chỉ thấy ông bà cụ già với cháu chắt và đàn bà; còn đàn ông, với oán thù chồng chất, nếu không theo Việt-Cộng đi lên núi thì cũng gia nhập vào Quân đội Quốc-Gia để có chỗ dựa. Tóm lại, quần chúng tại đây – phía bên này hay phía bên kia – không ai chịu tương nhượng để xóa lằn ranh Quốc-Cộng đang tranh chấp cả.
(3) Trích đoạn La Frontière maritime du Vietnam, trang 235-243, trong quyển La Frontières du Vietnam của Pierre Bernard Lafont, do ông Trương-Nhân-Tuấn chuyển ngữ.
Do vấn đề hành chánh thúc đẩy, ngày 31 tháng 1 năm 1939 Toàn quyền Brévié quyết định thành lập đường phân chia khu vực biển giữa hai xứ thuộc địa Cam-Bốt và Nam-Kỳ như sau: “Một đường phân định gần thẳng góc với bờ biển Việt-Nam và tạo thành một góc 140 độ với đường vĩ tuyến 10 độ 30 phút Bắc (10o30’ N) tại nơi này. Đây là đường ranh vòng qua vùng biển Bắc đảo Phú-Quốc và cách mũi Kwala của núi Chao 3,8 hải lý”
Trong thông tri về đường hành chánh nói trên, Toàn quyền Brévié nhấn mạnh rằng đây là đường ranh hành chánh và quan thuế, chứ không phải là đường biên giới lãnh hải giữa hai xứ Nam-Kỳ và Cam-Bốt.
(4) Đây là nhận định của Trung úy Truyền tin Anthony Williams, bị trúng đạn, nhưng sống còn sau trận đánh. Nhờ sự đánh trả gan lì và quyết liệt của Chỉ huy trưởng Thông và Đoàn viên tại Trung tâm Hành quân kéo dài gần cả tiếng đồng hồ mà Williams có đủ thời gian bắt liên lạc với đơn vị bạn và yêu cầu tiếp viện kịp thời không để hậu cứ Duyên đoàn 16 bị tràn ngập biển người của Việt-Cộng đang vượt hàng rào phía Bắc.
(5) HQ/Thiếu tá Thomas J.Cutler. Brown Water, Black Berets. USA 1988, trang 129.
http://hqvnch.org
Tân Sơn Hòa chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
HQ/Đại tá Hồ Tấn Quyền với Lực Lượng Hải Thuyền - Nguyễn Văn Ơn
HQ/ Đại tá Hồ-Tấn-Quyền sinh năm 1927 tại Đà-Nẵng, gia nhập khóa I SQHQ/Nha-Trang (gồm có 9 Sinh viên sĩ quan: 6 ngành chỉ huy và 3 ngành cơ khí). Sau thời gian thực tập trên các chiến hạm và hải đoàn Pháp, ngày 01/10/1952, Ông Quyền ra trường với cấp bậc HQ/Thiếu úy.
Kể từ ngày 20/08/1955, Pháp trao quyền chỉ huy Hải quân VNCH lại cho Tư lệnh Hải quân đầu tiên HQ/Đại tá Lê-Quang-Mỹ, thì HQ/Đại tá Hồ-Tấn-Quyền là vị Tư lệnh thứ ba nhậm chức ngày 06/08/1959 và bị hạ sát ngày 01/11/1963.
Trong quyển Hải-sử tuyển tập 2004, Ban biên tập ghi nhận ông Hồ-Tấn-Quyền là một sĩ quan hải quân đầy nhiệt tình và giàu khả năng khi phục vụ mọi đơn vị từ Giang đoàn đến Hải lực. Lúc nắm chức vụ cao nhất, HQ/Đại tá Quyền đã phát huy vượt bực viễn kiến sắc bén của mình để xây dựng sự vững mạnh cho Quân chủng như thành lập Lực lượng Hải-Thuyền, tổ chức Chiến dịch Sóng-Tình-Thương… và trở thành một hiện tượng đặc thù trong các vị Tư lệnh Hải quân (1). Theo lời kể lại của Sĩ quan thuyết trình viên về danh xưng và bảng cấp số 1958 cho các Hải đoàn Xung-Phong bị Bộ Tổng tham mưu (TTTM) bác bỏ, Tham mưu trưởng Hồ-Tấn-Quyền rất bực bội về việc Hải quân bị thượng cấp chèn ép không cho phát triển lên. Có lẽ vì lý do này mà Ông Quyền quyết tâm dùng con đường tắt “Cần-Lao”, vượt hệ thống quân giai để bành trướng quân chủng. Tưởng cũng nên nhắc lại, Tư lệnh Hải quân Quyền – thành viên trung kiên của đảng Cần-Lao thuộc nền Đệ I Cộng-Hòa – tuyệt đối ủng hộ Tổng thống Ngô-Đình-Diệm, chống lại bất kỳ cuộc đảo chánh nào xảy ra trong thời kỳ này; cho nên Ông bị hai sát thủ là HQ/Thiếu tá Trương-Ngọc-Lực và Đại úy TQLC Nguyễn-Kim-Hương-Giang bức hại.
Trong hơn bốn năm giữ chức Tư lệnh, Đại tá Quyền đã thực hiện hai đại công tác có tầm vóc chiến lược là thành lập Lực lượng Hải-thuyền và tổ chức Chiến dịch Sóng-Tình-Thương ở Năm-Căn (Cà-Mau).
LỰC LƯỢNG HẢI THUYỀN
1- BIÊN CHẾ VÀ HUẤN LUYỆN
Ngay khi nhận được phúc trình đặc biệt của HQ/Đại úy Nguyễn-Công-Hội (khóa 5 SQHQ/Nha-Trang), chỉ huy trưởng Duyên khu Đà-Nẵng về hoạt động đoàn ghe 759 CSBV (Tiểu đoàn 604 Cửa-Gianh, Đồng-Hới) chuyên chở vũ khí tiếp tế cho Việt-Cộng trong Nam, bằng những kinh nghiệm phong phú qua lối sinh hoạt của người dân trong vùng mình đã sinh trưởng và một nhiệm kỳ làm Chỉ huy trưởng Hải khu Đà-Nẵng, Tư lệnh Hải quân Đại tá Hồ-Tấn-Quyền có sáng kiến thành lập Lực lượng Hải-Thuyền (Junk Force) để chống lại sự xâm nhập này. Đây là một tổ chức bán quân sự với những người lính địa phương mặc áo bà ba đen, đội mũ nồi đen (It started out as paramilitary, there were no uniforms, just black pyjamas and black berets), tác chiến trên những ngư thuyền có vũ trang trà trộn vào đám ghe đánh cá khu vực để theo dõi và phát giác đối phương ngay khi chúng vượt qua khỏi vĩ tuyến 17. Ông Quyền quan niệm rằng tổ chức nhân dân để đánh lại chiến tranh nhân dân do CSBV phát động sẽ có xác suất thành công cao, nhưng hiện tại khó được Hoa-Kỳ hậu thuẩn tài chánh. Sau cùng, Tư lệnh Quyền quyết định vượt hệ thống quân giai, trình thẳng kế hoạch lên vị lãnh đạo quốc gia và được Tổng thống Ngô-Đình-Diệm bảo cứ làm, rồi ngân sách Quốc gia VNCH sẽ đài thọ.
Một tuần lễ sau, người có kinh nghiệm già dặn về duyên phòng tại tuyến đầu này là HQ/Đại úy Nguyễn-Văn-Thông (khóa 3 SQHQ/Nha-Trang) được Tư lệnh Hải quân chính thức ủy nhiệm đứng ra thành lập Lực lượng với hai phụ tá đắc lực là HQ/Đại úy Nguyễn-Công-Hội và HQ/Trung úy CK Hoàng-Nam (khóa 7 SQHQ/Nha-Trang). Bước đầu, ông Thông dùng bãi biển Sơn-Trà và cơ sở Duyên khu Đà-Nẵng làm nơi tuyển mộ ngư phủ địa phương để huấn luyện họ trở thành những Tuần viên đầu tiên (Junk Force Sailors) của Lực lượng vào năm 1960. Còn cán bộ khung phần đông là Hạ sĩ quan Hải quân thâm niên tình nguyện và Sĩ quan do Bộ tư lệnh biệt phái sang, trong đó có một số Sĩ quan tốt nghiệp trường Bộ binh Thủ-Đức.
Năm 1970, trong một buổi họp thường lệ của Ủy ban tu chính Hải-Quy, HQ/Đại tá Nguyễn-Văn-Thông, Tham mưu phó Hành quân của BTL có giải nghĩa ngắn gọn danh từ kép Sát-Cộng cũng giống như hai chữ Sát-Đát (hoặc Sát-Thát: giết quân Mông-Cổ) thích trên cánh tay của các chiến sĩ đời nhà Trần, trong thời kỳ chống lại quân xâm lược Nguyên-Mông, nhưng Tuần viên Hải-Thuyền lại xâm nó lên ngực trái (phía trái tim) của mình. Không có một sự cưỡng ép nào từ phía Hải quân VNCH, buộc Tuần viên phải làm như vậy cả; nó tự phát đầu tiên từ những Tuần viên gốc gác Ba-Tơ, Quảng-Ngãi (2), nơi có lằn ranh rõ rệt giữa người Quốc-Gia và người Cộng-Sản. Rồi lần hồi, chính nghĩa quốc gia VNCH càng ngày càng sáng tỏ khiến cho mọi Tuần viên đều thích xâm biểu hiệu quyết tâm diệt chủ thuyết Cộng-Sản ngoại lai này. Đến cuối năm 1960, Sát-Cộng được coi như một logo thời thượng trong tất cả các đội Hải-Thuyền thuộc Duyên khu Đà-Nẵng.
Theo như kế hoạch BTL/HQ/Phòng 3 ban hành vào đầu năm 1960, việc thành lập các đội Hải-Thuyền phải được các Duyên khu liên hệ lần lượt thực thi trong chương trình hoạch định kéo dài 4 năm. Chức năng Đội minh định qua văn thư là hoạt động bảo vệ lãnh hải quốc gia (vành đai cách bờ nước 3 hải lý # 5,5 cây số), chận đứng mọi tiếp tế của CSBV cho Việt-Cộng, mở rộng an ninh thủy lộ từ cửa sông lên thượng nguồn thêm 3 hải lý và tấn công lên khỏi bờ nước 2 cây số khi cần. Cấp số tạm thời cho mỗi Đội là 120 Tuần viên (kể cả Ban phòng thủ hậu cứ và hành quân). Vị trí đồn trú của mỗi đội tại những cửa sông quan trọng cũng là định số đi kèm với định danh đơn vị:
- Năm 1960, BCH Duyên khu Đà-Nẵng phải hoàn tất thành lập 6 đội Hải-Thuyền là Đội 11 Cửa-Việt, Đội 12 Thuận-An, Đội 13 Tư-Hiền, Đội 14 Hội-An, Đội 15 Chu-Lai, Đội 16 Cổ-Lũy (Cửa Đại sông Trà-Khúc). Mỗi đội được trang bị 18 ghe Mành-Khơi (Thuyền buồm).
- Năm 1961, BCH Duyên khu Phú-Quốc phải hoàn tất thành lập 7 đội Hải-Thuyền là Đội 41 Hòn-Khoai, Đội 42 An-Thới (đặc trách đảo Thổ-Châu), Đội 43 Hòn-Tre (Kiên-Giang), Đội 44 Kiên-An, Đội 45 Hà-Tiên và Liên Đội 46-47 An-Thới. Mỗi đội được trang bị 18 ghe Kiên-Giang.
- Năm 1962, BCH Duyên khu Vũng –Tàu phải hoàn tất thành lập 7 đội Hải-Thuyền là Đội 31 Hàm-Tân, Đội 32 Bến-Đình (Vũng-Tàu), Đội 33 Vàm-Láng, Liên Đội 34-37 Tiệm-Tôm (Ba-Tri), Đội 35 Hưng-Mỹ (Vĩnh-Bình) và Đội 36 Long-Phú (Đại-Ngãi). Mỗi đội có 18 ghe Di-Cư có thể chạy máy lẫn chạy buồm.
- Năm 1963, BCH Duyên khu Nha-Trang phải hoàn tất thành lập 8 đội Hải-Thuyền là Đội 21 Đề-Gi, Đội 22 Gambir. Đội 23 Sông-Cầu, Đội 24 Tuy-Hòa, Đội 25 Hòn-Khói, Đội 26 Bình-Ba, Đội 27 Ninh-Chữ và Đội 28 Phan-Thiết. Mỗi đội được trang bị 18 ghe vừa chạy máy vừa chạy buồm.
Sau nhiệm kỳ của HQ/Đại úy Nguyễn-Văn-Thông, theo tổ chức mới, các Đội Hải-thuyền được đặt dưới quyền điều động của hai Chỉ huy trưởng Duyên lực kế tiếp là HQ/Trung tá Vương-Hữu-Thiều (khóa 1 SQHQ/Brest) rồi đến HQ/Trung tá Khương-Hữu-Bá (khóa 2 SQHQ/Nha-Trang)
Đến cuối năm 1965, Lực lượng Hải-thuyền gồm 28 Đội với quân số lên đến 3.500 người, được sáp nhập vào Hải quân VNCH để Quân chủng đạt cấp số 15.000 quân theo nhu cầu của Bộ quốc phòng. Trong biên chế mới này, đội Hải-Thuyền có danh xưng mới là Duyên đoàn, riêng định danh số và nơi đồn trú của đơn vị không thay đổi. Tuần viên cải danh thành Đoàn viên Hải quân, hưởng quyền lợi như mọi thủy thủ chính quy của Quân lực VNCH; 500 ghe đánh cá cũ có vũ trang của Lực lượng Hải-thuyền sẽ được Hải quân Công xưởng lần lượt thay thế bằng những loại ghe Chủ-Lực, Yabuta và Ferro Ciment theo chu kỳ 4 năm.
Ngay sau ngày các đội Hải-Thuyền bán vũ trang trở thành các Duyênđoàn chính quy của Hải quân, BTL/HQ/Phòng 3 có ghi trong biên bản buổi họp hàng tháng/1965, một nhận định quan trọng về sự hội nhập của Lực lượng này như sau: “Qua quá trình hoạt động và thành tích đạt được sau 5 năm gian khổ chống xâm nhập bảo vệ hải phận, các Tuần viên rất xứng đáng được đại gia đình Hải quân đón nhận làm Đoàn viên của mình. Mặc dù trong những ngày sắp tới, BTL/Hải quân còn phải huấn luyện thêm cho Tân đoàn viên để họ chóng trở thành những thủy thủ chuyên nghiệp trên mọi chiến hạm, chiến đĩnh.”
2- TINH THẦN CHỐNG CỘNG-SẢN
Kể từ khi thành lập năm 1960, rồi trở thành các Duyên-đoàn chính quy của Hải quân, hầu như Lực lượng này lúc nào cũng góp phần không nhỏ vào thành tích chung của Hải quân VNCH săn bắt tàu CSBV (Trawler) xâm nhập hải phận quốc gia, từ vĩ tuyến 17 đến tận đường Brévié phía Bắc đảo Phú-Quốc (3).
Ngoài chức năng chính này, Duyên đoàn còn có thêm nhiệm vụ bảo vệ an ninh thủy trình tại các cửa sông, thủy lộ kinh tế của những thị xã lớn; đồng thời nới rộng vòng đai kiểm soát diện địa nơi đồn trú bằng những cuộc hành quân đổ bộ đột kích nhỏ ngõ hầu kiện toàn chiến thuật phòng thủ căn cứ lâu dài. Trong quá trình 16 năm can trường chống Cộng-sản, biểu hiệu “Sát-Cộng” thực sự không phải để khoe khoang (Show Off) mà để toàn thể Đoàn viên Duyên đoàn nêu cao ý chí kiên trì nhất quán đánh đuổi kẻ xâm lăng, giữ vững 28 căn cứ Hải quân cho đến ngày 30/04/1975; mặc dù đồn trú tại những cửa sông hẻo lánh đầy hung hiểm, nhưng chưa có nơi nào bị lọt vào tay Việt-Cộng/CSBV.
Vài chiến tích kể dưới đây đã một thời được báo chí và đài phát thanh Sài-Gòn loan tải:
a)- Đội 33 Vàm-Láng (Danh xưng mới là Duyên đoàn 33 Vũng-Tàu).
- Tháng 7/1963, Đội đột kích vào cơ sở kinh tài của Đại đội 206 thuộc Tiểu đoàn 300 Đặc khu Rừng-Sác tại rạch Vàm-Sát (Lý-Nhơn), khiến Việt-Cộng phải bỏ nhiều trạm thu thuế rút sâu vào rạch Đồng-Tranh.
- Ngày 09/01/1967, Duyên đoàn dưới sự chỉ huy của HQ/Trung úy Phan-Hữu-Niệm (khóa 12 SQHQ/Nha-Trang) bắn chìm 2 tàu tiếp tế của Việt-cộng ngoài cửa Soi-Rạp, thu 1 trung liên và 165 súng trường. Ước lượng 15 tấn đạn dược chìm theo tàu.
b)- Liên đội 34-37 Tiệm-Tôm (Danh xưng mới là Liên duyên đoàn 34-37 Tiệm-Tôm)
- Cuối năm 1965, HQ/Đại úy Nguyễn-Đức-Bổng (khóa 10 SQHQ/Nha-Trang), chỉ huy trưởng Đội 37 kiêm Liên đội trưởng 34-37 Tiệm-Tôm (Ba-Tri) điều động 3 Trung đội hành quân an ninh khu vực, tấn công vào mật khu Bãi-Ngao cách hậu cứ 2,5 cây số. Trong khi lục soát, Liên đội lọt vào trận phục kích của Tiểu đoàn địa phương Việt-cộng. Đại úy Bổng cùng với 20 Tuần viên của Liên đội mình đã anh dũng hy sinh, sau nửa giờ giao tranh ác liệt với địch quân. Về phía Việt-Cộng, Tiểu đoàn Bến-Tre cũng bị tổn thất gấp đôi, trong đó có viên Tiểu đoàn trưởng người quận Ba-Tri.
- Ngày 20/11/1966, Liên duyên đoàn phối hợp với 4 Duyên tốc đĩnh (PCF) đang hành quân Market-Time vùng cửa Tiểu, chận bắt Trawler 187 xâm nhập bị mắc cạn ngoài cửa Hàm-Luông. Trước khi toàn bộ thủy thủ đoàn đào thoát lên bờ, Thuyền trưởng Trawler điểm hỏa làm nổ tàu, nhưng lửa chỉ cháy phòng lái. Trong cảnh khói lửa mịt mù đầy nguy hiểm như vậy, 2 ghe chủ lực của Liên duyên đoàn 34-37 vẫn táo bạo tiếp cận, can đảm dập tắt đám cháy bằng vòi
nước cao áp và bắt được nguyên chiếc Trawler kéo về Vũng-Tàu.
c)- Duyên đoàn 16 Cổ-Lũy.
Đêm 07/08/1967, hai Tiểu đoàn địa phương Việt-Cộng mở cuộc tấn công tiền pháo hậu xung biển người vào hậu cứ Duyên đoàn 16 Cổ-Lũy (Quảng-Ngãi) để trả thù vụ tàu xâm nhập (Trawler 198) bị bắt tại Sa-Kỳ (Ba-Làng-An) ngày 14/07/1067. Lúc đó, tại Trung tâm hành quân Duyên đoàn, HQ/Đại úy Nguyễn-Ngọc-Thông (khóa 11 SQHQ/Nha-Trang), Chỉ huy trưởng cùng với 14 Đoàn viên của mình chiến đấu thật quả cảm cho đến hơi thở cuối cùng, sau 3 đợt xung phong tàn bạo của đối phương vào mặt Bắc của căn cứ. Đặc biệt, Cố vấn trưởng của Duyên đoàn là HQ/Đại úy William C. Fitzgerald cũng can đảm không kém, tình nguyện ở lại cản hậu, bắn che cho các chiến hữu an toàn rút xuồng ghe. Trong giây phút trao đổi hỏa lực dữ dội với đối phương tại chân cầu tàu, một viên đạn oan nghiệt đã kết liễu cuộc đời kiêu hùng của Đại úy Fitzgerald (4).
Hai mươi phút sau, Hộ tống hạm HQ10 Nhật-Tảo và cặp Duyên tốc đĩnh PCF.20, PCF.75 được lệnh rời vùng Market-Time gần đó, hỏa tốc trực chỉ Phố-An để yểm trợ cho Duyên đoàn 16. Nhờ những đợt hải yểm bằng đại bác 76.2 ly, 40 ly và Bích kích pháo 81 ly dồn dập, chính xác này mà Việt-cộng không kịp thu dọn chiến trường, đành vội vã rút lui ra ngoài vòng rào căn cứ tránh làm mồi cho hải pháo. Đồng thời, lực lượng tiếp viện cũng kịp lúc ổn định lại tình hình và tảng thương 35 đoàn viên về bệnh viện Quảng-Ngãi trước khi trời rạng sáng (ghi lại theo hồi ký trên báo điện tử của HQ/Thiếu tá Stew Harris, Cố vấn trưởng Duyên đoàn 16 Cổ-Lũy nhiệm kỳ 16/04/1968-30/04/1969). Hành động anh dũng hy sinh vì lý tưởng tự do trên chiến trường Việt Nam của cố HQ/Thiếu tá Fitzgerald rất xứng đáng được chính phủ Hoa-Kỳ lấy tên Ông đặt cho một khu truc hạm mang tên lửa, như nhà hải sử Cutler đã viết trong quyển Brown Water, Black Berets: “The USS Fitzgerald DDG.62 is named of the senior US Naval Officer of Coastal Group 16 that was fatally wounded during thi battle, while covering the escape of his comrade-in-arms. Bill was also posthumosly awarded the Navy-Cross for his gallant action” (5).
d)- Duyên đoàn 27 Ninh-Chữ.
Ngày 04/12/1968, trong cuộc hành quân liên quân Nguyễn-Công-Trứ phối hợp với các đơn vị Bộ binh VNCH thuộc Tiểu khu Ninh-Thuận, Duyên đoàn 27 Ninh-Chữ (không nhớ được tên của vị sĩ quan chỉ huy trận đánh này), đã bắn hạ 32 Việt-cộng và tịch thu 17 súng đủ loại tại chiến trường Đông-Bắc cách thị xã Phan-Rang 9 cây số.
e)- Duyên đoàn 11 Cửa-Việt.
Chiến dịch Hè-Đỏ-Lửa hay chiến dịch Trị-Thiên do Thượng tướng CSBV Văn-Tiến-Dũng làm Tư lệnh và Lê-Trọng-Tấn (nguyên Tư lệnh Chiến dịch Hạ-Lào 1971) phụ tá, bắt đầu từ 30/03/1972, chia làm 3 đợt tấn công kéo dài đến cuối tháng 6/1972 mới chấm dứt. Mục tiêu chiến dịch là tấn công vào hệ thống phòng thủ vùng Hỏa-Tuyến (Quảng-Trị), chiếm đóng Gio-Linh, Cam-Lộ, Đông-Hà và thị xã Quảng-Trị để tạo áp lực thắng lợi tại bàn đàm phán Paris. Hà-Nội đã điều động một lực lượng hùng hậu vượt qua vĩ tuyến 17 gồm: 3 sư đoàn Bộ binh chính quy (304,308 và 324), 2 Trung đoàn độc lập (48 và 27), 4 Tiểu đoàn địa phương Trị-Thiên, 10 Tiểu đoàn Đặc công kể cả Đoàn 126 Đăc công nước, 2 Trung đoàn Xe tăng Thiết giáp, 7 Trung đoàn Pháo binh và 4 Tiểu đoàn Tên lửa Phòng không.
Trong đợt 1 tấn công của quân CSBV (30/03/1972 -03/04/1972), mặt trận Đông-Hà và Cửa-Việt nặng nề nhất, bởi địch tiến đánh hai nơi cùng một lúc để giành quyền làm chủ khúc sông Thạch-Hãn với Duyên đoàn 11. Đây là thủy lộ huyết mạch mà CSBV đã nhắm đến để chuyển quân vào bao vây thành phố Quảng-Trị.
Biết mình không còn đơn vị bộ binh nào bên cạnh để hổ trợ lẫn nhau, nhưng chỉ huy trưởng Duyên đoàn cương quyết giữ vững căn cứ. Ngoài việc động viên tinh thần chiến đấu của mọi Đoàn viên trong đơn vị, Chỉ huy trưởng còn áp dụng cách đánh phòng ngự thật linh động, phối hợp chặc chẽ dưới ghe trên bờ. Bằng chiến thuật cơ động này, Duyên đoàn 11 đã đẩy lui được nhiều đột tấn công vũ bảo của Trung đoàn 48 và diệt nhiều đặc công nước thuộc Đoàn 126 (Mai-Năng) luồn sâu qua vòng đai phòng ngự. Sau 5 ngày đêm kiên trì chịu đựng, Căn cứ Duyên đoàn Hải quân chơ vơ đơn độc tại vùng tuyến đầu vẫn đứng vững cho đến khi nhận được hải yểm hiệu quả của những chiến hạm từ ngoài Cửa-Việt rót vào. Theo giới am tường quân sự thời đó, Chiến dịch Hè-Đỏ-Lửa của CSBV đã thất bại ngay từ khi phát động đợt 3 tấn công (04/05/1972), chứ không phải đợi cho đến ngày chấm dứt 30 tháng 6; vì ngay sau đó, hai Trung đoàn TQLC 147 và 369 của VNCH đánh bại quân CSBV tại sông Mỹ-Chánh và tái chiếm lại cổ thành Quảng-Trị.
f)- Duyên đoàn 35 Vĩnh-Bình.
Trong ba đêm liên tiếp của tháng Giêng năm 1975, Việt-cộng/CSBV mở ba cuộc tấn công vào căn cứ Duyên đoàn 35 Vĩnh-Bình (hữu ngạn sông Cổ-Chiên), với ý đồ san bằng đơn vị Hải quân tại đây.
- Lúc 03 giờ sáng đêm 11/01/1975, địch khai hỏa dử dội vào đơn vị bằng đủ loại súng như B.40, B.41, BKP.60 và 82 ly. Tiếp theo là đợt xung phong qua hàng rào kẽm gai. Với tinh thần cảnh giác cao độ và tin tưởng vào sự thực tập nhiệm sở tác chiến cho nhân viên nhuần nhuyễn hàng ngày, HQ/Thiếu tá Phi-Ngọc-Khánh (khóa 13 SQHQ/Nha-Trang) bình tĩnh chỉ huy đơn vị quả cảm này đánh gục đối phương ngay tại vòng rào.
- Đêm 12/01/1975, cũng lúc 3 giờ sáng, địch lại áp dụng chiến thuật tiền pháo hậu xung và cũng bị các chiến sĩ kiên cường của Duyên đoàn 35 chận đứng tại vòng rào kẽm gai như đêm trước.
- Đêm 13/01/1975, lúc 21 giờ, đối phương pháo kích ác liệt vào hậu cứ vDuyên đoàn, kế đến Tiểu đoàn địa phương Trà-Vinh tấn công từ ba hướng (ngoại trừ mặt sông). Đoán biết được ý định của địch, Thiếu tá Khánh dùng chiến thuật phòng ngự cản địch phối hợp với các ghe di động trên sông làm mũi nhọn đánh trả, bức phá thế công của địch. Chính những cây đại liên 30, 50 và BKP.81 ly trên ghe áp đảo hỏa lực và làm tinh thần tác chiến đối phương mau tan rã. Trận đánh kéo dài đến 01 giờ sáng ngày hôm sau mới im tiếng súng. Sau 3 lần công kiên chiến, hai tiểu đoàn Việt-cộng/CSBV những tưởng sẽ loại được Căn cứ Hải quân ra khỏi bãi Cát-Vàng, nào ngờ đâu lá cờ Vàng vẫn ngạo nghễ tung bay trên kỳ đài của Duyên đoàn 35 Vĩnh-Bình và 105 tử thi bộ đội Cộng-Sản còn vương vãi trên chiến địa.
Chú Thích
(1) Mặc dù Hải Quy không ấn định, nhưng truyền thống mặc nhiên công nhận của HQVN từ năm 1955 đến 1963 là vị sĩ quan nào làm Tham mưu trưởng rồi sẽ được Bộ TTM đề bạt làm Tư lệnh Hải quân. Hai vị Tư lệnh Trần-Văn-Chơn và Hồ-Tấn-Quyền đều được hưởng truyền thống đặc biệt này. Vì vậy, nhiều người cho rằng Đại tá Quyền không cần phải gia nhập đảng Cần-Lao cũng đương nhiên lên làm Tư lệnh, và ông ta cũng không bị ám sát trong ngày đảo chính 01/11/1963. Còn về đặc thù tham mưu “nhất Tánh, nhì Quyền” không phải là chuyện thần thoại trong Quân chủng. Ai đã từng ở trong Ban công văn đi tại các phòng sở thuộc Bộ TL cũng đều biết, một khi đả tự viên đánh máy sai tên lót của Phó đề đốc Lâm-Nguơn-Tánh thì mọi bản văn đều bị trả lại. Lỗi chánh tả này rất dễ sai phạm, bởi lẽ không có quyển tự điển Việt Nam nào có vần UƠ, mà chỉ có vần ƯƠ và UÔ thôi. Đứng hàng thứ hai sau ông Tánh là ông Quyền cần có chổ thật rộng rãi ở cuối bản văn để ký tên. Thông thường, Tư lệnh chỉ chịu ký tên trên khoảng trống của phân nửa tờ giấy đánh máy cở A4 trước khi văn thư được đóng mộc và gửi đi.
(2) Khi được Phái đoàn Bệnh viện hạm HQ.400 Hát-Giang phỏng vấn về lằn ranh Quốc-Cộng trong khu vực Quảng-Ngãi vào giữa năm 1967, HQ/Trung úy Nguyễn-Ngọc-Thông (Thông Sứt), Chỉ huy trưởng Duyên đoàn 16 Cổ-Lũy cho biết là kể từ khi CSVN cướp chính quyền tại Ba-Tơ dẫn đến cuộc chiếm lĩnh toàn bộ tỉnh Quảng-Ngãi tháng 8 năm 1945 thì hai đao phủ thủ Bí thư tỉnh ủy Trần-Nam-Trung (Trần-Lương) và Trần-Quý-Hai (Bùi-Chấn) đã giết hại quá nhiều thường dân vô tội. Thậm chí, có gia đình hãi Cộng-Sản quá, bỏ làng chạy trốn sang Đức-Phổ hay Mộ-Đức mà vẫn bị họ đuổi theo truy sát bừa bãi. Cơn ác mộng này là động cơ thúc đẩy người Quốc-Gia từ chối sống chung hòa bình với người Cộng-Sản. Bây giờ vào nhà dân chỉ thấy ông bà cụ già với cháu chắt và đàn bà; còn đàn ông, với oán thù chồng chất, nếu không theo Việt-Cộng đi lên núi thì cũng gia nhập vào Quân đội Quốc-Gia để có chỗ dựa. Tóm lại, quần chúng tại đây – phía bên này hay phía bên kia – không ai chịu tương nhượng để xóa lằn ranh Quốc-Cộng đang tranh chấp cả.
(3) Trích đoạn La Frontière maritime du Vietnam, trang 235-243, trong quyển La Frontières du Vietnam của Pierre Bernard Lafont, do ông Trương-Nhân-Tuấn chuyển ngữ.
Do vấn đề hành chánh thúc đẩy, ngày 31 tháng 1 năm 1939 Toàn quyền Brévié quyết định thành lập đường phân chia khu vực biển giữa hai xứ thuộc địa Cam-Bốt và Nam-Kỳ như sau: “Một đường phân định gần thẳng góc với bờ biển Việt-Nam và tạo thành một góc 140 độ với đường vĩ tuyến 10 độ 30 phút Bắc (10o30’ N) tại nơi này. Đây là đường ranh vòng qua vùng biển Bắc đảo Phú-Quốc và cách mũi Kwala của núi Chao 3,8 hải lý”
Trong thông tri về đường hành chánh nói trên, Toàn quyền Brévié nhấn mạnh rằng đây là đường ranh hành chánh và quan thuế, chứ không phải là đường biên giới lãnh hải giữa hai xứ Nam-Kỳ và Cam-Bốt.
(4) Đây là nhận định của Trung úy Truyền tin Anthony Williams, bị trúng đạn, nhưng sống còn sau trận đánh. Nhờ sự đánh trả gan lì và quyết liệt của Chỉ huy trưởng Thông và Đoàn viên tại Trung tâm Hành quân kéo dài gần cả tiếng đồng hồ mà Williams có đủ thời gian bắt liên lạc với đơn vị bạn và yêu cầu tiếp viện kịp thời không để hậu cứ Duyên đoàn 16 bị tràn ngập biển người của Việt-Cộng đang vượt hàng rào phía Bắc.
(5) HQ/Thiếu tá Thomas J.Cutler. Brown Water, Black Berets. USA 1988, trang 129.
http://hqvnch.org
Tân Sơn Hòa chuyển