Truyện Ngắn & Phóng Sự
HUỲNH CÔNG ÁNH, người vượt thoát -Song Thao
Huỳnh Công Ánh là một nhạc sĩ. Anh sống với nhạc. Nhạc tranh đấu. Tháng 3 năm 1985, anh cùng các nhạc sĩ Việt Dzũng, Châu Đình An, Phan Ni Tấn, Hà Thúc Sinh và Nguyệt Ánh thành lập phong trào Hưng Ca. Trước đó, khi đi tù cải tạo anh cũng vác nhạc theo.
Trong tù, khi các “đồng chí tù” bị ngồi hát, cán bộ cần một người điều khiển hát đồng ca. Anh cán bộ, người miền Bắc, hỏi: “Ai biết cầm càng?”. Cả nhóm tù ngơ ngác không hiểu cầm càng là chi. Sau đó họ mới “học hỏi” được một từ mới. “Cầm càng” là bắt nhịp cho mọi người hát đồng ca. Cán bộ hỏi tiếp: “Anh nào biết hát nhạc cách mạng?”. Hỏi “ngụy” hát nhạc “cách mạng” coi như bù trất. Huỳnh Công Ánh kể lại: “Thấy mọi người ngồi yên, tôi mới hỏi lại: “Nếu cán bộ có bản nhạc có nốt thì tôi hát được”. “Nốt là cái gì thế?”. “Nốt là cung bậc thấp cao, viết theo ký âm pháp”. Anh cán bộ coi chừng chưa hiểu, đứng nghệch mặt ra, nhưng cũng ráng hỏi: “Anh chắc làm được chứ?”. “Thưa chắc”. Sáng hôm sau, anh cán bộ đưa xuống đội một tập nhạc dày cộm: “Anh gì đấy? Cái anh hôm qua, đây này, anh xem và hát thử xem nào!”. Hôm đó cả đội đang tập trung phê bình kiểm điểm công tác lao động. Tôi cầm tập nhạc, mở ra một trang, đó là bài hát có tựa đề là “Gái Sông La”. Tôi xướng âm từng nốt nhạc và lẩm nhẩm hát lời, đến giờ nghỉ, tôi nói: “Tôi có thể hát được rồi, cán bộ!”. “Đâu, anh hát đi”. Khi tôi hát, anh em trong đội ai cũng lắng nghe. Xong bài, mọi người ai nấy đều vỗ tay, riêng anh cán bộ, ngạc nhiên, đứng ngẩn ra: “Thế năm nay anh bao nhiêu tuổi?”. “Tôi 29”. “Vậy anh nghe đài Hà Nội bao giờ mà anh biết hát?”. “Tôi cả đời chưa nghe đài Hà Nội bao giờ. Tôi hát là hát theo từng nốt nhạc trong sách”. “Thế nà thế lào?”. “Đây là ký âm pháp quốc tế, ai có học qua nhạc lý và học xướng âm đều hát được”. Anh cán bộ vẫn đớ ra chưa hiểu ký âm pháp là gì!”.
Không phải chỉ mình anh quản giáo này không hiểu ký âm pháp là cái chi chi, mà các cán bộ khác của trại cũng vậy. Tối hôm sau, anh quản giáo dẫn theo bốn anh cán bộ cấp trên của anh xuống, gọi anh Ánh đứng dậy “nàm” một bài khác thử coi. Anh mở bài “Vàm Cỏ Đông” và xướng âm hát. Năm anh cán bộ nghệch mặt ra, chỉ biết chữa thẹn: “Thế anh nàm tốt đấy!”. Và anh Ánh trở thành người ‘cầm càng” trong các trại tù từ Nam ra Bắc. Chính công tác “cầm càng” này đã làm lỡ cuộc vượt thoát lần thứ nhất của anh Ánh.
Anh cùng một anh bạn tên Nguyễn Ngọc Giàu đã tính chuyện trốn trại ngay từ lúc còn ở trại Long Giao trong Nam. Họ chú ý tới một lỗ hổng ở hàng rào do cán bộ trại cắt ra để lấy lối cho tù ra ngoài phát quang. Hai người toan tính sẽ chui qua lỗ hổng này để trốn trại. Giờ giấc thuận tiện là khoảng 8 giờ tối, khi tù bị họp để phê bình kiểm thảo. Thừa lúc tù đang phát biểu hăng say, hai anh sẽ lẩn trốn. Bữa hai người hẹn trốn, tên quản giáo nổi máu lười, thay vì phê bình kiểm thảo, hắn bắt đội tù hát hết bài này qua bài khác. Hát thì anh Ánh phải “cầm càng”, vậy là kẹt. Đang lúc hát, anh liếc nhìn xuống phía dưới thấy chỗ anh Giàu ngồi trống trơn. Vậy là Giàu đã dọt! Sau đó có tiếng súng AK bắn ra từ chòi canh cùng với tiếng la: “Tù trốn trại! Tù trốn trại!”. Nguyễn Ngọc Giàu đã trốn thoát. Sau này anh Giàu đã vượt biên đường bộ qua ngả Căm Bốt, bị bắt và bị xử bắn tại Bình Dương.
Lần vượt thoát thứ hai của Huỳnh Ngọc Ánh xảy ra khi anh đang bị tù tại Nghệ Tĩnh, ngoài Bắc. Cũng dính vào nhạc! Để kỷ niệm 25 năm ngày thành lập hợp tác xã Tân Kỳ, Xã yêu cầu cho đội văn nghệ tù ra hát cho dân chúng nghe. Sân khấu được dựng trên sân phơi lúa của hợp tác xã đầy nghẹt khán giả. Có những người phải đi xe bò, xe ngựa từ huyện hoặc những làng mạc xa xôi từ nơi khác tới. Huỳnh Công Ánh hát hai bài: “Đi Mô Cũng Nhớ Về Hà Tĩnh” và “Lá Đỏ”. Trong số khán giả có một cô tên Trần Thị Hoa say mê nghe hai bài hát này. Cô Hoa khoảng 18 tuổi, có khuôn mặt trái soan, tóc dài, cổ cao, rất xinh gái. Bạn tù của anh Ánh là nhà văn Hà Kỳ Lam, trong một bài viết sau này, đã gọi cô là “hoa khôi Tân Kỳ”.
Huỳnh Ngọc Ánh kể lại phút khởi đầu của câu chuyện tình trong tù này: “Một buổi chiều, khi đội làm gạch về, đoàn tù xếp hàng dài, xa xa có mấy vệ binh vác súng đi theo….Đột nhiên bên ruộng bắp có một cô gái chạy nhanh ra, nhét vào tay tôi một miếng giấy nhỏ, rồi nhanh chân biến mất sau ruộng bắp. Anh em trong hàng ai cũng thấy rõ. Bọn nó suỵt suỵt, có đứa còn níu vai tôi: “Nó viết cái gì vậy, mở ra coi đi mày!”. Lúc đó, tôi cầm miếng giấy mà cũng run, lỡ vệ binh bắt được thì quá phiền. Tôi nắm miếng giấy chặt trong tay, chưa dám mở ra coi. Mấy ông bạn trong đội lại giục: “Mở ra coi nó viết cái gì vậy mày? Mở ra đi!”. Đi đến đoạn đường khuất bóng vệ binh, tôi mới dám mở ra. Trên miếng giấy nguệch ngoạc mấy chữ viết rất xấu, như chữ học sinh lớp Ba: “Em tên Hoa, em muốn làm quen với anh Ánh”. Tôi cầm miếng giấy nhỏ trong tay, thấy lâng lâng như vừa uống chút rượu, có cảm giác sung sướng lạ lùng”.
Thời gian này Huỳnh Công Ánh phụ trách nấu nước cho đội làm gạch. Quản giáo tên Phượng. Tên này cũng rất thích nghe anh hát. Lại dính nhạc! Anh lân la “hối lộ” bằng cách bỏ tiền ra mua gà, mua mít, mua thơm, tặng áo len cho tên Phượng. Lấy cớ đi mua đồ, anh được quản giáo Phượng cho đi xa ra ngoài nhà dân. Cô Hoa bám lấy anh, mang về giới thiệu với gia đình. Bố cô Hoa còn tính đến chuyện khi anh được thả, sẽ cưới con gái ông, định cư tại chỗ. Anh lại tính khác. Nhất định anh sẽ trốn trại. Nếu trốn trại trong bộ đồ tù tại miền Bắc sẽ không thoát được, anh toan tính chuyện giả làm cán bộ. Anh nhờ cô Hoa mua cho anh bộ đồ bộ đội với đầy đủ áo quần, dép, xà cột và giữ dùm anh, khi cần anh sẽ lấy. Ngày hành động, anh đưa ra một miếng mồi lớn cho quản giáo Phượng: mua thịt chó cho hắn. Anh xin đi bốn tiếng. Anh ra nhà Hoa lấy bộ đồ bộ đội và vượt thoát về tới Sài Gòn trong lốt bộ đội!
Vượt thoát nhà tù, anh tính đường vượt biên. Tháng 8 năm 1980, anh ra đi trên một con tàu nhỏ dài 12 thước chở khoảng 29 người, xuất phát từ Rạch Giá. Tài công đi lạc hướng lạc vào một hòn đảo do Việt cộng chiếm giữ, bị tàu Việt cộng đuổi sát nách. Thoát được tàu Việt cộng, lại gặp tàu đánh cá Thái Lan. Ba lần cướp. Huỳnh Công Ánh đoạt quyền của tài công, điều động mọi người giúp sức cho tàu khỏi chìm. Cuối cùng gặp tàu đánh cá quốc doanh. Họ thỏa thuận kéo về một bãi vắng trên đảo Phú Quốc với giá hai cây vàng. Thân phận vượt tù, anh biết số phận mình sẽ khác với những người trên tàu, anh phải tính cái giá phải trả của anh. Khi cắt giây kéo để tàu đánh cá ra lại ngoài khơi, anh đã liều mình. “Tôi quyết định khá nhanh. Lúc dùng cái rựa chặt sợi dây xong, thay vì đứng lại trên tàu vượt biên, tôi liệng cái rựa xuống biển, quấn chặt đầu sợi dây của tàu quốc doanh vào cánh tay, nhảy xuống nước. Khi chiếc tàu đó quay đầu chạy thì kéo tôi theo luôn. Tôi bỏ con tàu vỡ nát kia lại và chắc chắn anh em trên tàu có thể tìm cách vô bờ được. Đương nhiên là người trên tàu sẽ bị công an bắt…Lúc đó trời rất tối, không ai thấy hành động của tôi…Tôi kéo sợi dây gần về phía mình. Trời đêm hơi lạnh, lại đã đói khát nhiều ngày, ngâm mình dưới nước biển quả là một cực hình, hai hàm răng tôi đánh vào nhau lập cập, đôi khi tưởng như mình không còn sức lực để bám theo sợi dây tàu. Sợ chịu không nổi, phải buông tay rơi xuống biển, tôi lấy sợi dây kéo quấn xung quanh bụng mấy vòng. Tàu vẫn tiếp tục chạy. Thời gian trôi qua lâu lắm, ước chừng hai tiếng đồng hồ sau, tôi thật sự chịu không nổi. Bên thân tàu có ống nước ấm xả ra, lúc nào thấy lạnh thì tôi lại tạt một ít nước vào người cho ấm, nhưng tình trạng này không thể kéo dài được, nên tôi đành quyết định liều mạng. Tôi nắm chặt sợi dây sát vào mình rồi bắt đầu leo lên tàu. Trên boong tàu lúc đó vắng lặng, không có ai. Gần đó có một đống lưới rất lớn, to bằng cái nhà, tôi chui vào đó, che mình bằng mấy lớp lưới nằm. Từ thời gian bị cướp, bị bắn cho đến bây giờ, tôi mới được ngủ một giấc mê mệt, không cần lo nghĩ bị cướp, bị chìm, cũng không cần phải chỉ huy ai hoặc cứu ai cả, tôi ngủ như chết!”.
Trên tàu quốc doanh anh may mắn gặp anh lính nhảy dù tên Cho, được anh bao che xuống đất liền bình an. Mối duyên với anh lính nhảy dù này kéo anh tới chuyến vượt biển thứ hai vào tháng giêng năm 1981. Lần này anh được đi chọn mua tàu, được quyền mang theo bảy người không tốn tiền, được tự lái tàu. Chuyến đi êm ả đưa anh và gia đình tới Mã Lai.
Bốn cuộc vượt thoát không phải là toàn bộ cuốn hồi ký “Vượt Tù, Vượt Biển” của Huỳnh Công Ánh. Đời anh là một chuỗi những nguy nan khốn cùng mà nếu là người khác đã bị đè bẹp dí không ngóc lên được. Anh trì chí và can đảm. Nhưng anh cũng có số may, gặp nhiều quý nhân giúp đỡ. Tôi nghĩ chính sự quyết đoán của anh đã tạo nên những thành công trong cuộc đời anh. Đôi khi sự quyết đoán này không thể hiểu được. Như chuyện cha anh đã khuất, trở về trong giấc mơ của anh, đưa cho anh chiếc bao bằng lá chuối khô mà người nông dân hay dùng để đựng thuốc lá, ông nói ông cho anh số tiền ông dành dụm được. Trong lúc chập chờn nửa mê nửa tỉnh, anh thấy rõ ràng trên bao có con số 66. Anh vét hết tiền trong túi được bốn ngàn, cầm cái đồng hồ đeo tay được 12 ngàn, vay thêm tiền cho đủ hai chục ngàn, để đánh đề con số 66. Anh phải nhờ người đi đánh tại nhiều chủ đề mới đặt hết số tiền của anh. Kết quả anh trúng số tiền lên tới một triệu tư và trở thành triệu phú năm anh mới 22 tuổi. Đây là lần lên chức triệu phú lần thứ hai trong đời anh. Lần thứ nhất năm anh mới 19 tuổi sau một vụ làm ăn. Sau này, khi qua định cư tại Mỹ, anh đã thành công trong thương trường, trong tay có hệ thống nhà hàng Phú Kim tại Houston và hệ thống tiệm tạp hóa AM Minimart mà con số lên tới hai chục tiệm!
Thường thì dân văn nghệ như anh Ánh không có khiếu buôn bán. Nhưng Huỳnh Công Ánh lại thành công trên thương trường. Có lẽ vì anh làm nhạc…đấu tranh chăng? Giỡn chơi chút xíu, thực ra tôi nghĩ anh là người của hành động. Chuyện chi cũng nhảy vào. Và đã làm là thành công. Ngay khi còn tại ngũ, anh cũng hơn người. Anh được bầu là chiến sĩ xuất sắc của Sư Đoàn 22 Bộ Binh, được Tổng Thống tiếp tại Sài Gòn, được các thương gia thưởng cho rất nhiều tiền, được qua du lịch Đài Loan. Những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa, anh bôn ba trên đường rút quân theo Quân Đoàn II về tới Sài Gòn. Có nhiều dịp di tản nhưng anh từ chối vì không chấp nhận trốn chạy bỏ ngũ. Đời anh chập trùng những gian khổ nhưng anh sống có trách nhiệm, có lương tâm. Và có trước có sau.
Tất cả những người ơn trong thời gian anh ở tù, anh đều cố gắng đền đáp. Anh tù hình sự Nguyễn Đình Chiến, người đã cùng anh vượt bao nỗi gian truân đi từ Bắc vào Nam khi anh trốn tù, đã được anh mang theo khi vượt biên. Anh lính nhảy dù tên Cho giúp anh thoát trong lần vượt biên thứ nhất, anh đã nhờ người nhà tìm kiếm để tạ ơn nhưng không liên lạc được. Nhưng diều anh ân hận nhất có lẽ là chưa trả ơn được cho cô Trần Thị Hoa, người con gái yêu anh hết lòng, đã không ngại nguy khốn, chu toàn mọi thứ anh cần khi vượt ngục. Anh đã nhờ người liên lạc với cô Hoa nhưng gia đình cô đã biệt tăm. Có đòn thù nào giáng xuống gia đình cô không? Anh chỉ biết dùng nhạc để cảm kích mối tình vô vọng của người con gái mới 18 tuổi.
Em bên nớ chừ ra sao rồi nhỉ
Bờ tre xưa đã mấy độ lên măng
Giòng sông Hiếu đã bao mùa nước lũ
Và nương ngô, gốc sắn có còn xanh
Ơi! Người em Nghệ Tĩnh
Môi có còn đỏ
Má có còn hồng
Mắt có còn tình như trời xanh mênh mông?
Bài hát này đã được anh trình bày trong bữa ra mắt sách tại Montreal ngày 17 tháng 9 năm 2017 vừa qua. Tôi nghĩ chắc anh đã và sẽ trình bày trong tất cả các lần anh giới thiệu cuốn hồi ký này tại bất cứ nơi đâu. Vì đó là món nợ đường dài, chẳng biết bao giờ anh mới trả được.
Hồi ký “Vượt Tù, Vượt Biển” được viết bằng song ngữ Anh Việt, phần tiếng Việt dày 400 trang, phần tiếng Anh 438 trang, bìa dày, in trên giấy vàng nhạt rất sang cả. Phần Anh Ngữ sẽ giúp ích rất nhiều cho người ngoại quốc biết về những oan khiên mà dân tộc Việt Nam phải hứng chịu khi bị đồng minh bán đứng. Giới trẻ hải ngoại cũng có thể hiểu rõ về thời gian nan của thế hệ cha anh ở Việt Nam.
Cuốn hồi ký được viết bằng một giọng văn bình thản, nhẹ nhàng, không cường điệu, không màu mè, đánh động được vào tâm hồn người đọc. Những con chữ như mang lại thân tình và tin cậy cho độc giả. Ít khi tôi đọc một cuốn sách dày trong một thời gian ngắn như khi đọc cuốn hồi ký hấp dẫn này.
Khi gặp mặt tác giả, cái đập vào mắt tôi là sự vững chãi và quyết đoán trong con người và dáng dấp của anh. Tôi nghĩ anh có thể khuất phục người khác một cách dễ dàng. Một hàm râu quai nón bao trùm khuôn mặt vuông vức quả cảm, một chiều cao quá khổ của một người Việt trung bình, một dáng đi vững vàng tự tin, một nụ cười hiền hòa ấm áp, tất cả đã tạo thành một cái uy ngầm trong con người anh.
Tôi bất giác nghĩ tới nhân vật Từ Hải của cụ Nguyễn Du. Râu hùm, hàm én, mày ngài / Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao. Anh chàng Từ Hải mặc complet này thật dễ nể!
vvb chuyen
Song Thao
nguồn: songthao.com
HUỲNH CÔNG ÁNH, người vượt thoát -Song Thao
Huỳnh Công Ánh là một nhạc sĩ. Anh sống với nhạc. Nhạc tranh đấu. Tháng 3 năm 1985, anh cùng các nhạc sĩ Việt Dzũng, Châu Đình An, Phan Ni Tấn, Hà Thúc Sinh và Nguyệt Ánh thành lập phong trào Hưng Ca. Trước đó, khi đi tù cải tạo anh cũng vác nhạc theo.
Trong tù, khi các “đồng chí tù” bị ngồi hát, cán bộ cần một người điều khiển hát đồng ca. Anh cán bộ, người miền Bắc, hỏi: “Ai biết cầm càng?”. Cả nhóm tù ngơ ngác không hiểu cầm càng là chi. Sau đó họ mới “học hỏi” được một từ mới. “Cầm càng” là bắt nhịp cho mọi người hát đồng ca. Cán bộ hỏi tiếp: “Anh nào biết hát nhạc cách mạng?”. Hỏi “ngụy” hát nhạc “cách mạng” coi như bù trất. Huỳnh Công Ánh kể lại: “Thấy mọi người ngồi yên, tôi mới hỏi lại: “Nếu cán bộ có bản nhạc có nốt thì tôi hát được”. “Nốt là cái gì thế?”. “Nốt là cung bậc thấp cao, viết theo ký âm pháp”. Anh cán bộ coi chừng chưa hiểu, đứng nghệch mặt ra, nhưng cũng ráng hỏi: “Anh chắc làm được chứ?”. “Thưa chắc”. Sáng hôm sau, anh cán bộ đưa xuống đội một tập nhạc dày cộm: “Anh gì đấy? Cái anh hôm qua, đây này, anh xem và hát thử xem nào!”. Hôm đó cả đội đang tập trung phê bình kiểm điểm công tác lao động. Tôi cầm tập nhạc, mở ra một trang, đó là bài hát có tựa đề là “Gái Sông La”. Tôi xướng âm từng nốt nhạc và lẩm nhẩm hát lời, đến giờ nghỉ, tôi nói: “Tôi có thể hát được rồi, cán bộ!”. “Đâu, anh hát đi”. Khi tôi hát, anh em trong đội ai cũng lắng nghe. Xong bài, mọi người ai nấy đều vỗ tay, riêng anh cán bộ, ngạc nhiên, đứng ngẩn ra: “Thế năm nay anh bao nhiêu tuổi?”. “Tôi 29”. “Vậy anh nghe đài Hà Nội bao giờ mà anh biết hát?”. “Tôi cả đời chưa nghe đài Hà Nội bao giờ. Tôi hát là hát theo từng nốt nhạc trong sách”. “Thế nà thế lào?”. “Đây là ký âm pháp quốc tế, ai có học qua nhạc lý và học xướng âm đều hát được”. Anh cán bộ vẫn đớ ra chưa hiểu ký âm pháp là gì!”.
Không phải chỉ mình anh quản giáo này không hiểu ký âm pháp là cái chi chi, mà các cán bộ khác của trại cũng vậy. Tối hôm sau, anh quản giáo dẫn theo bốn anh cán bộ cấp trên của anh xuống, gọi anh Ánh đứng dậy “nàm” một bài khác thử coi. Anh mở bài “Vàm Cỏ Đông” và xướng âm hát. Năm anh cán bộ nghệch mặt ra, chỉ biết chữa thẹn: “Thế anh nàm tốt đấy!”. Và anh Ánh trở thành người ‘cầm càng” trong các trại tù từ Nam ra Bắc. Chính công tác “cầm càng” này đã làm lỡ cuộc vượt thoát lần thứ nhất của anh Ánh.
Anh cùng một anh bạn tên Nguyễn Ngọc Giàu đã tính chuyện trốn trại ngay từ lúc còn ở trại Long Giao trong Nam. Họ chú ý tới một lỗ hổng ở hàng rào do cán bộ trại cắt ra để lấy lối cho tù ra ngoài phát quang. Hai người toan tính sẽ chui qua lỗ hổng này để trốn trại. Giờ giấc thuận tiện là khoảng 8 giờ tối, khi tù bị họp để phê bình kiểm thảo. Thừa lúc tù đang phát biểu hăng say, hai anh sẽ lẩn trốn. Bữa hai người hẹn trốn, tên quản giáo nổi máu lười, thay vì phê bình kiểm thảo, hắn bắt đội tù hát hết bài này qua bài khác. Hát thì anh Ánh phải “cầm càng”, vậy là kẹt. Đang lúc hát, anh liếc nhìn xuống phía dưới thấy chỗ anh Giàu ngồi trống trơn. Vậy là Giàu đã dọt! Sau đó có tiếng súng AK bắn ra từ chòi canh cùng với tiếng la: “Tù trốn trại! Tù trốn trại!”. Nguyễn Ngọc Giàu đã trốn thoát. Sau này anh Giàu đã vượt biên đường bộ qua ngả Căm Bốt, bị bắt và bị xử bắn tại Bình Dương.
Lần vượt thoát thứ hai của Huỳnh Ngọc Ánh xảy ra khi anh đang bị tù tại Nghệ Tĩnh, ngoài Bắc. Cũng dính vào nhạc! Để kỷ niệm 25 năm ngày thành lập hợp tác xã Tân Kỳ, Xã yêu cầu cho đội văn nghệ tù ra hát cho dân chúng nghe. Sân khấu được dựng trên sân phơi lúa của hợp tác xã đầy nghẹt khán giả. Có những người phải đi xe bò, xe ngựa từ huyện hoặc những làng mạc xa xôi từ nơi khác tới. Huỳnh Công Ánh hát hai bài: “Đi Mô Cũng Nhớ Về Hà Tĩnh” và “Lá Đỏ”. Trong số khán giả có một cô tên Trần Thị Hoa say mê nghe hai bài hát này. Cô Hoa khoảng 18 tuổi, có khuôn mặt trái soan, tóc dài, cổ cao, rất xinh gái. Bạn tù của anh Ánh là nhà văn Hà Kỳ Lam, trong một bài viết sau này, đã gọi cô là “hoa khôi Tân Kỳ”.
Huỳnh Ngọc Ánh kể lại phút khởi đầu của câu chuyện tình trong tù này: “Một buổi chiều, khi đội làm gạch về, đoàn tù xếp hàng dài, xa xa có mấy vệ binh vác súng đi theo….Đột nhiên bên ruộng bắp có một cô gái chạy nhanh ra, nhét vào tay tôi một miếng giấy nhỏ, rồi nhanh chân biến mất sau ruộng bắp. Anh em trong hàng ai cũng thấy rõ. Bọn nó suỵt suỵt, có đứa còn níu vai tôi: “Nó viết cái gì vậy, mở ra coi đi mày!”. Lúc đó, tôi cầm miếng giấy mà cũng run, lỡ vệ binh bắt được thì quá phiền. Tôi nắm miếng giấy chặt trong tay, chưa dám mở ra coi. Mấy ông bạn trong đội lại giục: “Mở ra coi nó viết cái gì vậy mày? Mở ra đi!”. Đi đến đoạn đường khuất bóng vệ binh, tôi mới dám mở ra. Trên miếng giấy nguệch ngoạc mấy chữ viết rất xấu, như chữ học sinh lớp Ba: “Em tên Hoa, em muốn làm quen với anh Ánh”. Tôi cầm miếng giấy nhỏ trong tay, thấy lâng lâng như vừa uống chút rượu, có cảm giác sung sướng lạ lùng”.
Thời gian này Huỳnh Công Ánh phụ trách nấu nước cho đội làm gạch. Quản giáo tên Phượng. Tên này cũng rất thích nghe anh hát. Lại dính nhạc! Anh lân la “hối lộ” bằng cách bỏ tiền ra mua gà, mua mít, mua thơm, tặng áo len cho tên Phượng. Lấy cớ đi mua đồ, anh được quản giáo Phượng cho đi xa ra ngoài nhà dân. Cô Hoa bám lấy anh, mang về giới thiệu với gia đình. Bố cô Hoa còn tính đến chuyện khi anh được thả, sẽ cưới con gái ông, định cư tại chỗ. Anh lại tính khác. Nhất định anh sẽ trốn trại. Nếu trốn trại trong bộ đồ tù tại miền Bắc sẽ không thoát được, anh toan tính chuyện giả làm cán bộ. Anh nhờ cô Hoa mua cho anh bộ đồ bộ đội với đầy đủ áo quần, dép, xà cột và giữ dùm anh, khi cần anh sẽ lấy. Ngày hành động, anh đưa ra một miếng mồi lớn cho quản giáo Phượng: mua thịt chó cho hắn. Anh xin đi bốn tiếng. Anh ra nhà Hoa lấy bộ đồ bộ đội và vượt thoát về tới Sài Gòn trong lốt bộ đội!
Vượt thoát nhà tù, anh tính đường vượt biên. Tháng 8 năm 1980, anh ra đi trên một con tàu nhỏ dài 12 thước chở khoảng 29 người, xuất phát từ Rạch Giá. Tài công đi lạc hướng lạc vào một hòn đảo do Việt cộng chiếm giữ, bị tàu Việt cộng đuổi sát nách. Thoát được tàu Việt cộng, lại gặp tàu đánh cá Thái Lan. Ba lần cướp. Huỳnh Công Ánh đoạt quyền của tài công, điều động mọi người giúp sức cho tàu khỏi chìm. Cuối cùng gặp tàu đánh cá quốc doanh. Họ thỏa thuận kéo về một bãi vắng trên đảo Phú Quốc với giá hai cây vàng. Thân phận vượt tù, anh biết số phận mình sẽ khác với những người trên tàu, anh phải tính cái giá phải trả của anh. Khi cắt giây kéo để tàu đánh cá ra lại ngoài khơi, anh đã liều mình. “Tôi quyết định khá nhanh. Lúc dùng cái rựa chặt sợi dây xong, thay vì đứng lại trên tàu vượt biên, tôi liệng cái rựa xuống biển, quấn chặt đầu sợi dây của tàu quốc doanh vào cánh tay, nhảy xuống nước. Khi chiếc tàu đó quay đầu chạy thì kéo tôi theo luôn. Tôi bỏ con tàu vỡ nát kia lại và chắc chắn anh em trên tàu có thể tìm cách vô bờ được. Đương nhiên là người trên tàu sẽ bị công an bắt…Lúc đó trời rất tối, không ai thấy hành động của tôi…Tôi kéo sợi dây gần về phía mình. Trời đêm hơi lạnh, lại đã đói khát nhiều ngày, ngâm mình dưới nước biển quả là một cực hình, hai hàm răng tôi đánh vào nhau lập cập, đôi khi tưởng như mình không còn sức lực để bám theo sợi dây tàu. Sợ chịu không nổi, phải buông tay rơi xuống biển, tôi lấy sợi dây kéo quấn xung quanh bụng mấy vòng. Tàu vẫn tiếp tục chạy. Thời gian trôi qua lâu lắm, ước chừng hai tiếng đồng hồ sau, tôi thật sự chịu không nổi. Bên thân tàu có ống nước ấm xả ra, lúc nào thấy lạnh thì tôi lại tạt một ít nước vào người cho ấm, nhưng tình trạng này không thể kéo dài được, nên tôi đành quyết định liều mạng. Tôi nắm chặt sợi dây sát vào mình rồi bắt đầu leo lên tàu. Trên boong tàu lúc đó vắng lặng, không có ai. Gần đó có một đống lưới rất lớn, to bằng cái nhà, tôi chui vào đó, che mình bằng mấy lớp lưới nằm. Từ thời gian bị cướp, bị bắn cho đến bây giờ, tôi mới được ngủ một giấc mê mệt, không cần lo nghĩ bị cướp, bị chìm, cũng không cần phải chỉ huy ai hoặc cứu ai cả, tôi ngủ như chết!”.
Trên tàu quốc doanh anh may mắn gặp anh lính nhảy dù tên Cho, được anh bao che xuống đất liền bình an. Mối duyên với anh lính nhảy dù này kéo anh tới chuyến vượt biển thứ hai vào tháng giêng năm 1981. Lần này anh được đi chọn mua tàu, được quyền mang theo bảy người không tốn tiền, được tự lái tàu. Chuyến đi êm ả đưa anh và gia đình tới Mã Lai.
Bốn cuộc vượt thoát không phải là toàn bộ cuốn hồi ký “Vượt Tù, Vượt Biển” của Huỳnh Công Ánh. Đời anh là một chuỗi những nguy nan khốn cùng mà nếu là người khác đã bị đè bẹp dí không ngóc lên được. Anh trì chí và can đảm. Nhưng anh cũng có số may, gặp nhiều quý nhân giúp đỡ. Tôi nghĩ chính sự quyết đoán của anh đã tạo nên những thành công trong cuộc đời anh. Đôi khi sự quyết đoán này không thể hiểu được. Như chuyện cha anh đã khuất, trở về trong giấc mơ của anh, đưa cho anh chiếc bao bằng lá chuối khô mà người nông dân hay dùng để đựng thuốc lá, ông nói ông cho anh số tiền ông dành dụm được. Trong lúc chập chờn nửa mê nửa tỉnh, anh thấy rõ ràng trên bao có con số 66. Anh vét hết tiền trong túi được bốn ngàn, cầm cái đồng hồ đeo tay được 12 ngàn, vay thêm tiền cho đủ hai chục ngàn, để đánh đề con số 66. Anh phải nhờ người đi đánh tại nhiều chủ đề mới đặt hết số tiền của anh. Kết quả anh trúng số tiền lên tới một triệu tư và trở thành triệu phú năm anh mới 22 tuổi. Đây là lần lên chức triệu phú lần thứ hai trong đời anh. Lần thứ nhất năm anh mới 19 tuổi sau một vụ làm ăn. Sau này, khi qua định cư tại Mỹ, anh đã thành công trong thương trường, trong tay có hệ thống nhà hàng Phú Kim tại Houston và hệ thống tiệm tạp hóa AM Minimart mà con số lên tới hai chục tiệm!
Thường thì dân văn nghệ như anh Ánh không có khiếu buôn bán. Nhưng Huỳnh Công Ánh lại thành công trên thương trường. Có lẽ vì anh làm nhạc…đấu tranh chăng? Giỡn chơi chút xíu, thực ra tôi nghĩ anh là người của hành động. Chuyện chi cũng nhảy vào. Và đã làm là thành công. Ngay khi còn tại ngũ, anh cũng hơn người. Anh được bầu là chiến sĩ xuất sắc của Sư Đoàn 22 Bộ Binh, được Tổng Thống tiếp tại Sài Gòn, được các thương gia thưởng cho rất nhiều tiền, được qua du lịch Đài Loan. Những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa, anh bôn ba trên đường rút quân theo Quân Đoàn II về tới Sài Gòn. Có nhiều dịp di tản nhưng anh từ chối vì không chấp nhận trốn chạy bỏ ngũ. Đời anh chập trùng những gian khổ nhưng anh sống có trách nhiệm, có lương tâm. Và có trước có sau.
Tất cả những người ơn trong thời gian anh ở tù, anh đều cố gắng đền đáp. Anh tù hình sự Nguyễn Đình Chiến, người đã cùng anh vượt bao nỗi gian truân đi từ Bắc vào Nam khi anh trốn tù, đã được anh mang theo khi vượt biên. Anh lính nhảy dù tên Cho giúp anh thoát trong lần vượt biên thứ nhất, anh đã nhờ người nhà tìm kiếm để tạ ơn nhưng không liên lạc được. Nhưng diều anh ân hận nhất có lẽ là chưa trả ơn được cho cô Trần Thị Hoa, người con gái yêu anh hết lòng, đã không ngại nguy khốn, chu toàn mọi thứ anh cần khi vượt ngục. Anh đã nhờ người liên lạc với cô Hoa nhưng gia đình cô đã biệt tăm. Có đòn thù nào giáng xuống gia đình cô không? Anh chỉ biết dùng nhạc để cảm kích mối tình vô vọng của người con gái mới 18 tuổi.
Em bên nớ chừ ra sao rồi nhỉ
Bờ tre xưa đã mấy độ lên măng
Giòng sông Hiếu đã bao mùa nước lũ
Và nương ngô, gốc sắn có còn xanh
Ơi! Người em Nghệ Tĩnh
Môi có còn đỏ
Má có còn hồng
Mắt có còn tình như trời xanh mênh mông?
Bài hát này đã được anh trình bày trong bữa ra mắt sách tại Montreal ngày 17 tháng 9 năm 2017 vừa qua. Tôi nghĩ chắc anh đã và sẽ trình bày trong tất cả các lần anh giới thiệu cuốn hồi ký này tại bất cứ nơi đâu. Vì đó là món nợ đường dài, chẳng biết bao giờ anh mới trả được.
Hồi ký “Vượt Tù, Vượt Biển” được viết bằng song ngữ Anh Việt, phần tiếng Việt dày 400 trang, phần tiếng Anh 438 trang, bìa dày, in trên giấy vàng nhạt rất sang cả. Phần Anh Ngữ sẽ giúp ích rất nhiều cho người ngoại quốc biết về những oan khiên mà dân tộc Việt Nam phải hứng chịu khi bị đồng minh bán đứng. Giới trẻ hải ngoại cũng có thể hiểu rõ về thời gian nan của thế hệ cha anh ở Việt Nam.
Cuốn hồi ký được viết bằng một giọng văn bình thản, nhẹ nhàng, không cường điệu, không màu mè, đánh động được vào tâm hồn người đọc. Những con chữ như mang lại thân tình và tin cậy cho độc giả. Ít khi tôi đọc một cuốn sách dày trong một thời gian ngắn như khi đọc cuốn hồi ký hấp dẫn này.
Khi gặp mặt tác giả, cái đập vào mắt tôi là sự vững chãi và quyết đoán trong con người và dáng dấp của anh. Tôi nghĩ anh có thể khuất phục người khác một cách dễ dàng. Một hàm râu quai nón bao trùm khuôn mặt vuông vức quả cảm, một chiều cao quá khổ của một người Việt trung bình, một dáng đi vững vàng tự tin, một nụ cười hiền hòa ấm áp, tất cả đã tạo thành một cái uy ngầm trong con người anh.
Tôi bất giác nghĩ tới nhân vật Từ Hải của cụ Nguyễn Du. Râu hùm, hàm én, mày ngài / Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao. Anh chàng Từ Hải mặc complet này thật dễ nể!
vvb chuyen
Song Thao
nguồn: songthao.com