Gánh phở, xe kem, thùng tào phớ... trên vai, bộ bưu ảnh tái hiện nhiều ký ức thân quen ở Sài Gòn - Chợ Lớn đồng thời cho thấy cảnh sôi động của thành phố ngay từ đầu thế kỷ 20
Gánh phở, xe kem, thùng tào phớ... trên vai,
bộ bưu ảnh tái hiện nhiều ký ức thân quen ở Sài Gòn - Chợ Lớn đồng thời
cho thấy cảnh sôi động của thành phố ngay từ đầu thế kỷ 20.
|
Đô thị Sài Gòn- Chợ Lớn, một
trong hai thành phố quan trọng nhất Việt Nam sau khi Pháp chiếm Đông
Dương vào cuối thế kỷ 19. Các nhà nhiếp ảnh người Pháp nhanh chóng phát
hiện ra hoạt động buôn bán kiểu di động- hàng hoá, thức ăn được lưu
thông dựa vào sự dẻo dai của đôi chân người bán hàng, có mặt ở khắp các
ngóc ngách của thành phố. Bộ bưu ảnh hàng rong ở Sài Gòn- Chợ Lớn tái
hiện một phần đời sống kinh tế- xã hội cũng như văn hoá của người Việt
hồi đầu thế kỷ 20. |
|
Phở là món ăn truyền thống của
người Việt xuất hiện đầu tiên trên các gánh hàng rong. Thành phần đơn
giản, chỉ gồm nước lèo, bánh phở, một vài miếng thịt và các lọ gia vị.
Đây là một gánh phở dạo khác của người Sài Gòn xưa, người bán hàng gánh
cả bếp lò, nồi nước sôi đi khắp nơi phục vụ. |
|
Bánh gạo, một loại bánh phổ
biến cũng được bán rong trên các khu phố. Bánh được làm từ gạo trộn
cùng một số loại ngũ cốc khác cho có mùi vị, cho thêm bột kết dính rồi
ép dẹp, sau đó hấp chín. |
|
Cháo, mỳ hay hủ tiếu được người
Pháp gọi chung là súp. Các gánh hàng loại này khá cồng kềnh, nặng nề
nên chủ gánh thường chọn một góc phố đông người, ngã tư để tiện buôn
bán. |
|
Hình ảnh khá thú vị về một xe
bán kem của người Hoa Sài Gòn những năm đầu thế kỷ 20. Kem được làm mát
bằng đá lạnh xếp xung quanh, sát thùng là một lớp xốp mỏng để giữ đá lâu
tan. Người bán sẽ “thu hút” khách bằng một cái chuông nhỏ gắn sát tay
lái bên phải. |
|
Khu vực Chợ Lớn tập trung đông
đúc Hoa kiều theo đường biển vào lập nghiệp ở Việt Nam từ thời các chúa
Nguyễn mở mang bờ cõi. Người Hoa là những người giỏi buôn bán, chịu khó
nên các gánh hàng của họ thường đông khách. Hình ảnh chú "Khách"- một
cách gọi người Hoa của người Việt bán với đôi quang gánh bán dạo các món
ăn như mỳ, cháo, tào phớ... rất quen thuộc và tồn tại cho đến những năm
70 của thế kỷ 20. |
|
Hình ảnh điển hình của gánh tào
phớ xưa. Người bán thường gánh một thùng gỗ đựng tào phớ, một chạn gỗ
đựng chén bát, muỗng, và những vật dụng khác. Người bán tào phớ có tiếng
rao rất đặc biệt, chỉ có một chữ " phớ..." kéo dài. |
|
Quán bán nước giải khát trên
vỉa hè. Người bán hàng ngồi trên ghế cho thấy quán hàng kiểu này là cố
đinh, khách hàng là khách qua đường, các bác phu xe kéo nghỉ chân uống
chén trà xanh hay một loại nước trái cây nào đó như dừa, được trồng
nhiều ở ngay tại vùng Sài Gòn- Chợ Lớn. |
|
Những thực khách ngồi xổm
thưởng thức món mỳ của một người bán hàng rong người Hoa ngay trên
đường. Các gánh hàng kiểu này vẫn duy trì nhiều ở Sài Gòn cho đến tận
những năm 1970.
|
|
Nón lá, hình ảnh đặc trưng của
người Việt, được làm từ lá cọ lợp trên nên khung tre nhỏ hình chóp nhọn
dưới có quai đeo, nón rộng vành nên che kín mặt và rất mát. Nón của
người Việt khác với nón người Trung Quốc hay đội với cái chóp nhọn đặc
trưng. |
|
Sài Gòn xưa cũng có những khu
phố tập hợp các loại gánh hàng rong để người dân và khách thuận tiện ăn
uống. Vào buổi sáng khu phố rất náo nhiệt thu hút cả người Tây sống ở
thuộc địa. |
|
Họp chợ trên đường phố là một
thói quen cố hữu của người Việt. Buôn bán nhỏ, mang bán từng mớ rau, con
cá nuôi được nên người Việt tiện đâu bán đấy. Những hình ảnh này cho
thấy các bà các chị đang mua bán nông sản, thực phẩm rất sôi động trên
phố phường Sài Gòn xưa. |
Phóng to |
Một người Việt với chiếc nón lá
đặc trưng quẩy đôi quang gánh trên đường phố Sài Gòn. Trong đôi sọt đan
bằng lá của người đàn ông này thường có nhiều loại nông sản do chính
gia đình trồng được để mang đi bán. |
Hải An
Song Phương chuyển