Truyện Ngắn & Phóng Sự

Hành nghề tư - Trần Nguơn Phiêu

Tổ chức nghề nghiệp y sĩ ở Việt Nam có Y sĩ Ðoàn. Theo nguyên tắc, đây là một cơ quan chuyên lo về việc hành nghề của các y sĩ, cấp giấy phép cho những cá nhân


Tổ chức nghề nghiệp y sĩ ở Việt Nam có Y sĩ Ðoàn. Theo nguyên tắc, đây là một cơ quan chuyên lo về việc hành nghề của các y sĩ, cấp giấy phép cho những cá nhân có học vị cũng như tư cách xứng đáng để săn sóc sức khỏe cho dân chúng. Y sĩ Ðoàn còn có thẩm quyền rút giấy phép hành nghề của những y sĩ mang án tội phạm, hoặc xét có những hành vi trái với đạo đức hành nghề theo Nghĩa Vụ Luận. Y sĩ Ðoàn VN là một cơ quan đã được thiết lập do một Dụ của chánh phủ. Ngoài Y sĩ Ðoàn còn có thêm Nghiệp đoàn Y sĩ. Ðây là một tổ chức tư nhân, có trách nhiệm chánh là để bảo vệ quyền lợi giới y sĩ.

Ở các xứ khác thường cũng có những cơ quan tương tự để điều hành các hoạt động của giới y sĩ. Ngoài ra, việc thường thấy là các cơ quan này còn lo việc thăng tiến nghề nghiệp, mở những khóa huấn luyện hay hội thảo để giới y sĩ được cập nhật thường xuyên với các tiến bộ y khoa. Các giải thưởng hay các học bổng thường do các cơ quan này đặt ra để khuyến khích giới sinh viên y khoa hoặc các y sĩ trẻ có những công trình đột phá. Từ ngày về nước, Triệu đau lòng nhận thấy giới đàn anh trong các tổ chức trên chỉ lo việc bảo vệ quyền lợi của riêng giới y sĩ. Việc nâng đỡ cấp đàn em xem chừng như chưa hề thấy đặt ra. Trái lại các đàn em đã tình nguyện gia nhập quân đội trong thời chiến lại càng bị các bậc đàn anh gây nhiều trở ngại.
Những người như Triệu, thường tự thán:

“Dưa leo mà chấm cá kèo,
Cha mẹ anh nghèo anh học Quân Y”

Các đàn anh coi quân y sĩ là hạng đã chọn giúp lính tráng thì chỉ nên lo cho quân đội mà thôi. Việc hành nghề tư chỉ có thể được chấp thuận nếu hành nghề xa ranh giới đô thị, tránh xa nơi làm ăn phát đạt của đàn anh. Lúc Triệu mới về xứ, nhận thấy sự đối xử bất công với anh em y sĩ hiện dịch vì không nhận được phụ cấp chuyên môn y sĩ so với các y sĩ trừ bị được trưng dụng nên Triệu và một số anh em đã làm đơn khiếu nại. Triệu đã phải một thời được An ninh Quân đội của Ðại tá Ðỗ Mậu chiếu cố điều tra về việc này.

Thông cảm tình cảnh của Triệu, Y sĩ Thiếu tá P.T.T., đang làm y sĩ chăm sóc cho nhân viên hãng dầu Shell nhường cho Triệu phần lo cho nhân viên của hãng ở trụ sở Nhà Bè. Ông chỉ còn lo cho nhân viên ở vùng Sài Gòn. Mỗi tuần vào trưa thứ Năm, Triệu lái xe về bịnh xá của hãng Shell để khám bịnh cho nhân viên và công nhân của hãng. Bịnh nhân khá đông nhưng nơi bịnh xá có hai nữ y tá tốt nghiệp trường Thévenet của các bà sơ Thiên Chúa giáo đào tạo chăm lo. Vì được sự giúp sức của y tá rành nghề nên Triệu không gặp nhiều khó khăn trong việc săn sóc bịnh nhân. Nhờ có dịp đến Nhà Bè thường xuyên, Triệu được biết thêm món cháo cá chìa vôi, một đặc sản ẩm thực của khúc sông này.

Một thời gian sau, Triệu có dịp gặp N. một bạn kỹ sư tốt nghiệp từ Pháp về đang phụ trách kỹ thuật cho nhà máy đường Hiệp Hòa. Anh giới thiệu Triệu đến gặp Giám đốc T.N.T. và T.N.T. đã chấp thuận để Triệu làm y sĩ điều trị cho nhân viên hãng đường. Ðây là một cơ sở quan trọng của người Pháp lập ra, nhưng vị trí lại ở vùng Ðức Hòa, Ðức Huệ, một vùng không có nhiều an ninh trong thời kháng chiến. Sau hiệp định Genève 1954, các đường giao thông bị đào xới trong thời chiến nay mới bắt đầu được sửa chữa nhưng vẫn còn trong tình trạng chưa hoàn tất. Mỗi chiều thứ Bảy, Triệu cùng Duy Thảo lái xe từ Sài Gòn đến Hiệp Hòa. Ðến Hóc Môn phải tẻ vào đường nhỏ để đi Ðức Hòa, Ðức Huệ. Chiếc xe “trắc xông” Citroen của Triệu đã khổ sở lăn bánh trên đường đá gồ ghề chưa cán bằng phẳng để đến Hiệp Hòa. Hãng đường có được một xe camionette Citroen 2 mã lực, trông xấu xí nhưng lại thích hợp với loại đường chưa tráng nhựa này nên đã được dùng để tải thương đến các bịnh viện Sài Gòn. Cảnh vật hai bên đường chỉ có ruộng ngập nước phèn, dưới toàn là năn, một loại cỏ dài trên ba tấc, mọc được trong môi trường đặc biệt này. Năn được dân chúng cắt trải lên phơi trên đường. Năn phơi khô được bán cho những nơi làm nệm vì nệm dồn năn rẻ tiền hơn các nệm dồn gòn.

Một vùng nghèo nàn như vậy với phần đông dân chúng một thời sống với Cộng sản nay lại có bà Ngô Ðình Nhu làm đại diện ở Quốc hội, quả là một việc khó hiểu. Nếu dân chúng đã thật sự bỏ thăm một cách dân chủ để bầu bà làm đại biểu thì quả thật là chuyện oái oăm. Bà đại biểu cũng chưa bao giờ đến Ðức Hòa, Ðức Huệ để “thăm dân cho biết sự tình”.

Hãng đường Hiệp Hòa đã được thành lập từ lâu do người Pháp nên tuy ở xa nhưng các tiện nghi nhà cửa rất đầy đủ. Việc liên lạc với văn phòng chánh ở Sài Gòn có hệ thống viễn liên thường trực. Ngoài việc sản xuất đường, hãng cũng có những bồn bằng gỗ sồi để trữ nước đường chế biến thành rượu rhum khá danh tiếng, có thể so sánh với Rhum St. James của Pháp.

Anh kỹ sư N. đã có thời sinh hoạt tích cực trong giới sinh viên Việt ở Pháp nên về làm việc tại một nơi xa lánh như Hiệp Hòa, N. có vẻ như rất thích nghi với cuộc sống cùng dân chúng nơi đây. Anh thường đề nghị với Duy Thảo và Triệu nên ở lại Hiệp Hòa nghỉ cuối tuần nhưng Triệu vẫn thối thoát không thích ở lại đêm tại hãng. Sau gần hai năm làm việc ở đây, một hôm trên đường đến hãng, Triệu bỗng nhận thấy một chuyện biến đổi trên đường đi. Các bảng biểu ngữ chống Cộng thường thấy dọc đường vào thời Tổng thống Diệm, nhất là ở Ðức Hòa, Ðức Huệ nay bỗng nhiên biến mất. Trên đường chỉ còn thấy sót lại những tấm biểu ngữ với dòng chữ: “Toàn dân ghi ân những người ái quốc chống Pháp”.

Triệu và Duy Thảo đoán biết tình hình nay đã thay đổi và ngay tuần đó, đã đến gặp Giám đốc của hãng là T.N.T. để xin nghỉ việc, mặc dầu hãng trả lương rất hậu. T.N.T. đã thông cảm, chấp nhận đơn từ nhiệm của Triệu. T.N.T. về sau này là một bộ trưởng trong chánh phủ Mặt trận Giải phóng Miền Nam.

Sau đó, Triệu đã làm đơn xin Y Sĩ đoàn cho Triệu mở phòng mạch tư ở đường Giồng Ông Tố, tỉnh Gia Ðịnh. Triệu biết rằng các bác sĩ trí thức Sài Gòn- Chợ Lớn ít bước chân ra khỏi thành phố nên chẳng biết Giồng Ông Tố là nơi đâu. Ðơn của Triệu được mau chóng chấp thuận và Triệu đã mở được một nơi hành nghề tư ở 13/3 đường Giồng Ông Tố, Thủ Thiêm. Tuy thuộc tỉnh Gia Ðịnh nhưng Thủ Thiêm chỉ cách Sài Gòn có một con sông. Hằng ngày, trước hoặc sau giờ làm việc ở Hải Quân, Triệu chỉ qua đò Thủ Thiêm là có thể đến phòng mạch khám bịnh cho dân chúng.

Thật sự Thủ Thiêm chỉ cách Sài Gòn có một bờ sông nhưng ở đây không có các tiện nghi điện, nước... Ánh sáng văn minh chưa bò được sang khu bình dân này. Triệu đã phải nấu nước sôi, đổ vào các bình chứa gác trên cao để có nước sạch rửa tay khi thực hành các tiểu giải phẫu. Ánh sáng chiều tối phải dùng đèn manchon, tuy ánh sáng rất tốt nhưng khiến phòng mạch rất nóng nực. Dân chúng ở đây phần lớn là các dân lao động, công chức nghèo, gia đình các anh em Hải Quân, vì giá mướn nhà rất rẻ so với Sài Gòn. Hai cơ sở tôn giáo lớn là các nữ tu Thiên Chúa giáo dòng “Mến Thánh Giá” và chùa Phật giáo “Ðông Hưng” của Hòa thượng Thích Hành Trụ. Hòa thượng là một cao tăng, vóc người cao lớn, có bộ râu rất đẹp. Ông là người được giới Phật giáo biết tiếng vì đã có công dịch nhiều bộ kinh sách.

Tuy xa cách Sài Gòn chỉ có một con sông nhưng sinh hoạt ở Thủ Thiêm lại giống như cảnh của các miền quê. Các nữ tu dòng Mến Thánh giá ngoài việc tụng kinh, cầu nguyện, ngày ngày vẫn lao tác chăm lo vườn tược, đào bùn vét mương, làm cỏ... Hòa thượng Hành Trụ và tăng chúng ngoài việc tu hành vẫn thấy đốn cây, chẻ củi, chăm lo đồng ruộng... Từ ngày có phòng mạch ở Thủ Thiêm, Triệu vẫn thường có dịp khám miễn phí cho các Dì và các Tăng, ni. Ngoài ra còn có bốn gia đình rất khốn khổ sống cạnh bờ sông. Nhà cửa của họ là những chiếc ghe cũ, thủng đáy, được kéo lên bờ để làm nơi tá túc tránh nắng mưa. Có lần khi được biết một gia đình của những người bất hạnh này có con trẻ đang bịnh nặng, Triệu đã ghé thăm, cho thuốc chữa bịnh vì họ không dám đem con đi khám khi bị bịnh! Kể từ đó, Triệu xem việc thỉnh thoảng phải ghé thăm họ là một thông lệ.

Dân chúng sống rất hài hòa một phần chắc cũng do ảnh hưởng giáo huấn của Thiên Chúa giáo và Phật giáo. Chiều thứ Sáu mỗi tuần là ngày vui nhộn nhất của xóm. Ngày ngày đều phải lo qua Sài Gòn làm việc nên lúc cuối tuần, phần đông nhà nhà đều chuẩn bị làm gà vịt cho những buổi ăn gia đình. Sau khi khám bịnh ở phòng mạch, lắm khi Triệu được các gia đình mời thăm các bịnh nhân nặng, không di chuyển được. Ðây là những dịp để Triệu biết rõ được sinh hoạt của dân chúng. Ði qua các xóm vào chiều thứ Sáu, Triệu thường được các gia đình mời chung vui ăn uống. Tuy không dám nấn ná vì chiều sắp đến nhưng Triệu cũng không thể từ chối không chung vui vài phút với gia đình các thân chủ. Cũng nhờ những dịp này mà Triệu mới tự khám phá được việc ăn thịt vịt luộc mà nhâm nhi thêm chút rượu Mai Quế Lộ thì không có gì tuyệt hơn!

Ngoài những giờ sống và làm việc với anh em Hải Quân, Triệu đã coi việc chăm sóc sức khỏe cho xóm lao động Thủ Thiêm là một bổn phận và một lý lẽ cho đời sống y sĩ của mình.

Tân Sơn Hòa chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Hành nghề tư - Trần Nguơn Phiêu

Tổ chức nghề nghiệp y sĩ ở Việt Nam có Y sĩ Ðoàn. Theo nguyên tắc, đây là một cơ quan chuyên lo về việc hành nghề của các y sĩ, cấp giấy phép cho những cá nhân


Tổ chức nghề nghiệp y sĩ ở Việt Nam có Y sĩ Ðoàn. Theo nguyên tắc, đây là một cơ quan chuyên lo về việc hành nghề của các y sĩ, cấp giấy phép cho những cá nhân có học vị cũng như tư cách xứng đáng để săn sóc sức khỏe cho dân chúng. Y sĩ Ðoàn còn có thẩm quyền rút giấy phép hành nghề của những y sĩ mang án tội phạm, hoặc xét có những hành vi trái với đạo đức hành nghề theo Nghĩa Vụ Luận. Y sĩ Ðoàn VN là một cơ quan đã được thiết lập do một Dụ của chánh phủ. Ngoài Y sĩ Ðoàn còn có thêm Nghiệp đoàn Y sĩ. Ðây là một tổ chức tư nhân, có trách nhiệm chánh là để bảo vệ quyền lợi giới y sĩ.

Ở các xứ khác thường cũng có những cơ quan tương tự để điều hành các hoạt động của giới y sĩ. Ngoài ra, việc thường thấy là các cơ quan này còn lo việc thăng tiến nghề nghiệp, mở những khóa huấn luyện hay hội thảo để giới y sĩ được cập nhật thường xuyên với các tiến bộ y khoa. Các giải thưởng hay các học bổng thường do các cơ quan này đặt ra để khuyến khích giới sinh viên y khoa hoặc các y sĩ trẻ có những công trình đột phá. Từ ngày về nước, Triệu đau lòng nhận thấy giới đàn anh trong các tổ chức trên chỉ lo việc bảo vệ quyền lợi của riêng giới y sĩ. Việc nâng đỡ cấp đàn em xem chừng như chưa hề thấy đặt ra. Trái lại các đàn em đã tình nguyện gia nhập quân đội trong thời chiến lại càng bị các bậc đàn anh gây nhiều trở ngại.
Những người như Triệu, thường tự thán:

“Dưa leo mà chấm cá kèo,
Cha mẹ anh nghèo anh học Quân Y”

Các đàn anh coi quân y sĩ là hạng đã chọn giúp lính tráng thì chỉ nên lo cho quân đội mà thôi. Việc hành nghề tư chỉ có thể được chấp thuận nếu hành nghề xa ranh giới đô thị, tránh xa nơi làm ăn phát đạt của đàn anh. Lúc Triệu mới về xứ, nhận thấy sự đối xử bất công với anh em y sĩ hiện dịch vì không nhận được phụ cấp chuyên môn y sĩ so với các y sĩ trừ bị được trưng dụng nên Triệu và một số anh em đã làm đơn khiếu nại. Triệu đã phải một thời được An ninh Quân đội của Ðại tá Ðỗ Mậu chiếu cố điều tra về việc này.

Thông cảm tình cảnh của Triệu, Y sĩ Thiếu tá P.T.T., đang làm y sĩ chăm sóc cho nhân viên hãng dầu Shell nhường cho Triệu phần lo cho nhân viên của hãng ở trụ sở Nhà Bè. Ông chỉ còn lo cho nhân viên ở vùng Sài Gòn. Mỗi tuần vào trưa thứ Năm, Triệu lái xe về bịnh xá của hãng Shell để khám bịnh cho nhân viên và công nhân của hãng. Bịnh nhân khá đông nhưng nơi bịnh xá có hai nữ y tá tốt nghiệp trường Thévenet của các bà sơ Thiên Chúa giáo đào tạo chăm lo. Vì được sự giúp sức của y tá rành nghề nên Triệu không gặp nhiều khó khăn trong việc săn sóc bịnh nhân. Nhờ có dịp đến Nhà Bè thường xuyên, Triệu được biết thêm món cháo cá chìa vôi, một đặc sản ẩm thực của khúc sông này.

Một thời gian sau, Triệu có dịp gặp N. một bạn kỹ sư tốt nghiệp từ Pháp về đang phụ trách kỹ thuật cho nhà máy đường Hiệp Hòa. Anh giới thiệu Triệu đến gặp Giám đốc T.N.T. và T.N.T. đã chấp thuận để Triệu làm y sĩ điều trị cho nhân viên hãng đường. Ðây là một cơ sở quan trọng của người Pháp lập ra, nhưng vị trí lại ở vùng Ðức Hòa, Ðức Huệ, một vùng không có nhiều an ninh trong thời kháng chiến. Sau hiệp định Genève 1954, các đường giao thông bị đào xới trong thời chiến nay mới bắt đầu được sửa chữa nhưng vẫn còn trong tình trạng chưa hoàn tất. Mỗi chiều thứ Bảy, Triệu cùng Duy Thảo lái xe từ Sài Gòn đến Hiệp Hòa. Ðến Hóc Môn phải tẻ vào đường nhỏ để đi Ðức Hòa, Ðức Huệ. Chiếc xe “trắc xông” Citroen của Triệu đã khổ sở lăn bánh trên đường đá gồ ghề chưa cán bằng phẳng để đến Hiệp Hòa. Hãng đường có được một xe camionette Citroen 2 mã lực, trông xấu xí nhưng lại thích hợp với loại đường chưa tráng nhựa này nên đã được dùng để tải thương đến các bịnh viện Sài Gòn. Cảnh vật hai bên đường chỉ có ruộng ngập nước phèn, dưới toàn là năn, một loại cỏ dài trên ba tấc, mọc được trong môi trường đặc biệt này. Năn được dân chúng cắt trải lên phơi trên đường. Năn phơi khô được bán cho những nơi làm nệm vì nệm dồn năn rẻ tiền hơn các nệm dồn gòn.

Một vùng nghèo nàn như vậy với phần đông dân chúng một thời sống với Cộng sản nay lại có bà Ngô Ðình Nhu làm đại diện ở Quốc hội, quả là một việc khó hiểu. Nếu dân chúng đã thật sự bỏ thăm một cách dân chủ để bầu bà làm đại biểu thì quả thật là chuyện oái oăm. Bà đại biểu cũng chưa bao giờ đến Ðức Hòa, Ðức Huệ để “thăm dân cho biết sự tình”.

Hãng đường Hiệp Hòa đã được thành lập từ lâu do người Pháp nên tuy ở xa nhưng các tiện nghi nhà cửa rất đầy đủ. Việc liên lạc với văn phòng chánh ở Sài Gòn có hệ thống viễn liên thường trực. Ngoài việc sản xuất đường, hãng cũng có những bồn bằng gỗ sồi để trữ nước đường chế biến thành rượu rhum khá danh tiếng, có thể so sánh với Rhum St. James của Pháp.

Anh kỹ sư N. đã có thời sinh hoạt tích cực trong giới sinh viên Việt ở Pháp nên về làm việc tại một nơi xa lánh như Hiệp Hòa, N. có vẻ như rất thích nghi với cuộc sống cùng dân chúng nơi đây. Anh thường đề nghị với Duy Thảo và Triệu nên ở lại Hiệp Hòa nghỉ cuối tuần nhưng Triệu vẫn thối thoát không thích ở lại đêm tại hãng. Sau gần hai năm làm việc ở đây, một hôm trên đường đến hãng, Triệu bỗng nhận thấy một chuyện biến đổi trên đường đi. Các bảng biểu ngữ chống Cộng thường thấy dọc đường vào thời Tổng thống Diệm, nhất là ở Ðức Hòa, Ðức Huệ nay bỗng nhiên biến mất. Trên đường chỉ còn thấy sót lại những tấm biểu ngữ với dòng chữ: “Toàn dân ghi ân những người ái quốc chống Pháp”.

Triệu và Duy Thảo đoán biết tình hình nay đã thay đổi và ngay tuần đó, đã đến gặp Giám đốc của hãng là T.N.T. để xin nghỉ việc, mặc dầu hãng trả lương rất hậu. T.N.T. đã thông cảm, chấp nhận đơn từ nhiệm của Triệu. T.N.T. về sau này là một bộ trưởng trong chánh phủ Mặt trận Giải phóng Miền Nam.

Sau đó, Triệu đã làm đơn xin Y Sĩ đoàn cho Triệu mở phòng mạch tư ở đường Giồng Ông Tố, tỉnh Gia Ðịnh. Triệu biết rằng các bác sĩ trí thức Sài Gòn- Chợ Lớn ít bước chân ra khỏi thành phố nên chẳng biết Giồng Ông Tố là nơi đâu. Ðơn của Triệu được mau chóng chấp thuận và Triệu đã mở được một nơi hành nghề tư ở 13/3 đường Giồng Ông Tố, Thủ Thiêm. Tuy thuộc tỉnh Gia Ðịnh nhưng Thủ Thiêm chỉ cách Sài Gòn có một con sông. Hằng ngày, trước hoặc sau giờ làm việc ở Hải Quân, Triệu chỉ qua đò Thủ Thiêm là có thể đến phòng mạch khám bịnh cho dân chúng.

Thật sự Thủ Thiêm chỉ cách Sài Gòn có một bờ sông nhưng ở đây không có các tiện nghi điện, nước... Ánh sáng văn minh chưa bò được sang khu bình dân này. Triệu đã phải nấu nước sôi, đổ vào các bình chứa gác trên cao để có nước sạch rửa tay khi thực hành các tiểu giải phẫu. Ánh sáng chiều tối phải dùng đèn manchon, tuy ánh sáng rất tốt nhưng khiến phòng mạch rất nóng nực. Dân chúng ở đây phần lớn là các dân lao động, công chức nghèo, gia đình các anh em Hải Quân, vì giá mướn nhà rất rẻ so với Sài Gòn. Hai cơ sở tôn giáo lớn là các nữ tu Thiên Chúa giáo dòng “Mến Thánh Giá” và chùa Phật giáo “Ðông Hưng” của Hòa thượng Thích Hành Trụ. Hòa thượng là một cao tăng, vóc người cao lớn, có bộ râu rất đẹp. Ông là người được giới Phật giáo biết tiếng vì đã có công dịch nhiều bộ kinh sách.

Tuy xa cách Sài Gòn chỉ có một con sông nhưng sinh hoạt ở Thủ Thiêm lại giống như cảnh của các miền quê. Các nữ tu dòng Mến Thánh giá ngoài việc tụng kinh, cầu nguyện, ngày ngày vẫn lao tác chăm lo vườn tược, đào bùn vét mương, làm cỏ... Hòa thượng Hành Trụ và tăng chúng ngoài việc tu hành vẫn thấy đốn cây, chẻ củi, chăm lo đồng ruộng... Từ ngày có phòng mạch ở Thủ Thiêm, Triệu vẫn thường có dịp khám miễn phí cho các Dì và các Tăng, ni. Ngoài ra còn có bốn gia đình rất khốn khổ sống cạnh bờ sông. Nhà cửa của họ là những chiếc ghe cũ, thủng đáy, được kéo lên bờ để làm nơi tá túc tránh nắng mưa. Có lần khi được biết một gia đình của những người bất hạnh này có con trẻ đang bịnh nặng, Triệu đã ghé thăm, cho thuốc chữa bịnh vì họ không dám đem con đi khám khi bị bịnh! Kể từ đó, Triệu xem việc thỉnh thoảng phải ghé thăm họ là một thông lệ.

Dân chúng sống rất hài hòa một phần chắc cũng do ảnh hưởng giáo huấn của Thiên Chúa giáo và Phật giáo. Chiều thứ Sáu mỗi tuần là ngày vui nhộn nhất của xóm. Ngày ngày đều phải lo qua Sài Gòn làm việc nên lúc cuối tuần, phần đông nhà nhà đều chuẩn bị làm gà vịt cho những buổi ăn gia đình. Sau khi khám bịnh ở phòng mạch, lắm khi Triệu được các gia đình mời thăm các bịnh nhân nặng, không di chuyển được. Ðây là những dịp để Triệu biết rõ được sinh hoạt của dân chúng. Ði qua các xóm vào chiều thứ Sáu, Triệu thường được các gia đình mời chung vui ăn uống. Tuy không dám nấn ná vì chiều sắp đến nhưng Triệu cũng không thể từ chối không chung vui vài phút với gia đình các thân chủ. Cũng nhờ những dịp này mà Triệu mới tự khám phá được việc ăn thịt vịt luộc mà nhâm nhi thêm chút rượu Mai Quế Lộ thì không có gì tuyệt hơn!

Ngoài những giờ sống và làm việc với anh em Hải Quân, Triệu đã coi việc chăm sóc sức khỏe cho xóm lao động Thủ Thiêm là một bổn phận và một lý lẽ cho đời sống y sĩ của mình.

Tân Sơn Hòa chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm