Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Hiệp định ngưng bắn Paris 1973 và DĐ21 tại căn cứ ĐềGi (Deji)
1.- Căn cứ ĐềGi và Duyên Đoàn 21
Duyên Đoàn 21 được thành lập từ những năm đầu của thập niên 60, được dọn về và đóng đô tại căn cứ ĐềGi (tọa độ 14.07’ N, 109.27’ E) ngay từ khoảng đầu năm 1966. Căn cứ ĐềGi nằm cách Quốc lộ số 1 khoảng 10 km về hướng Đông. Kể từ tháng Năm 1971, khi quân đội Đại Hàn rút ra khỏi vùng hoạt động,núi Ngãi An nằm cách ĐềGi chừng 3 km về hướng Tây-Nam, thì tình hình an ninh đường bộ và chung quanh căn cứ đã trở nên hết sức mất an ninh. Duyên đoàn 21 trực thuộc Vùng II Duyên Hải, có vùng hoạt động từ Mũi Yến ra đến Tam Quan. Duyên đoàn có tổng cộng khoảng gần 150 nhân viên cơ hữu, và 14 chiến thuyền, nhưng chỉ có khoảng 7 chiếc khiển dụng tại căn cứ trong khoảng thời gian này. Căn cứ ĐềGi là hậu cứ của Duyên Đoàn 21 và Đài Kiểm Báo 201. Phía Bắc giáp Đầm Nước Ngọt nơi có cầu tàu của đơn vị. Đầm Nước Ngọt thật sự là một cái vịnh con con ăn thông ra biển bằng cửa ĐềGi. Giữa biển Đông và Đầm Nước Ngọt là một giải đất hẹp, dân cư gồm có xã hay làng đánh cá Vĩnh Lợi. Phía cuối giải đất nhiều cát này là hai ngọn đồi 82 và 101. Ngọn đồi 82 nằm ngay đối diện với căn cứ về phía bên kia của cửa khẩu. Đứng từ trên ngọn đồi 82, người ta có thể quan sát được những sinh hoạt trong căn cứ một cách rõ ràng. Xa hơn về hướng Đông của đồi 82, hướng ra biển, và về phía cuối mỏm là ngọn đồi 101, nơi đặt Đài Kiểm Báo 201 (có tọa độ 14.09’ N,109.28’ E).
Nơi đây có thể kiểm soát đường ra vào cửa khẩu, và tối đa vùng bờ biển chung quanh. Phía Nam của căn cứ là những khu đất trống với những đụn cát thấp, và những lùm bụi thưa thớt. Xa hơn nữa về phía Nam là xã Cát Khánh nơi có một đơn vị Nghĩa quân, và gần đó là BCH một Đại đội ĐPQ đóng tại đồi Trung Từ cách căn cứ khoảng hơn 3 km đường chim bay. Phía Đông của căn cứ là một bãi cát chạy dài khoảng 500 thước là ra đến biển Đông. Ngay sát phía Tây của căn cứ là các ấp An Quang, và Chánh Oai còn được gọi chung là làng ĐềGi, có nhiều nhà nằm ngay xát đến tận hang rào phòng thủ của căn cứ. Xa hơn một chút nữa về hướng Tây Nam là ấp Ngãi An. Những vùng chung quanh căn cứ, núi non hiểm trở là những mật khu của Sư đoàn 3 Sao Vàng, các đơn vị đặc công, và du kích địa phương của VC.
2.- Vài nét về HQ Thiếu tá Phạm Ngọc Ấn
Ông thuộc Khóa 13 SQHQ, làm Chỉ Huy Trưởng ZĐ21 từ khoảng gần cuối năm 1970 cho đến đúng ngày cuối năm 1972 thì rời chức vụ CHT/ZĐ21 để tham dự khoá Tham Mưu Cao Cấp/HQ. Gần một tháng sau, Cộng Sản đã tấn công căn cứ ĐềGi và ZĐ21. CHT Phạm Ngọc Ấn là một người văn võ song toàn. Ngoài tài chỉ huy, ông còn làm thơ hay viết văn. Ông uống rựơu hình như chưa biết “sỉn” là gì, và có tính rất văn nghệ. Những khi an bình, và vào những dịp lễ Tết, ông thường cho đơn vị tổ chức những buổi du ngoạn Tâm Lý Chiến với những trường học trong vùng ra ngoài Hòn Trâu. Vì vậy đã có nhiều mối tình nẩy nở giữa những cô giáo trẻ hay các cô học sinh với những anh thủy thủ độc thân và xa gia đình.
Ông cho tăng cường hệ thống phòng thủ, đề ra những chiến thuật như mở rộng vị trí phòng thủ căn cứ bằng những toán kích đêm. Đặt tiền đồn canh gác trên ngọn đồi 82, nằm đối diện với căn cứ ngay phía bên kia cửa khẩu của đầm Nước Ngọt. Ông đã cùng chúng tôi đi điều nghiên, và chấm sẵn những tọa độ mà VC có thể đặt súng cối bắn vào căn cứ để sẵn sàng phản pháo bằng khẩu 81 cơ hữu. Học hỏi và làm quen với địa hình địa vật chung quanh khu vực và những vùng làng mạc hay đồi núi trong những khu lân cận, chính vì thế mà chúng tôi đã nắm bắt rất vững những chỗ nào địch có thể đặt pháo hay ếm quân chờ tấn công. Ông còn huấn luyện và chỉ bảo cho đám sĩ quan mới ra trường như chúng tôi thêm về tham mưu, hành chánh. Chúng tôi đã học hỏi được rất nhiều ở nơi ông. Vào năm 1971, hãng thầu RMK xây Đài Kiểm Báo 201 nằm trên ngọn đồi 101 ngay phía bên kia cửa vào đầm Nước Ngọt và về hướng Đông Bắc của căn cứ. Hậu cứ của ĐKB 201 đã được xây cất ngay trong căn cứ ĐềGi, nên ông đã yêu cầu để được xây cất thêm 5 vọng gác cao tới hơn 15 thước, hết sức kiên cố để có thể chịu nổi sức công phá của B40 hay B41. Trên những vọng gác luôn có dự trữ nước uống và đạn dược, nhất là lựu đạn để có thể cầm cự tử thủ trong một vài ngày mà không cần đến tiếp tế. Năm lô cốt kiên cố, một nửa nằm chìm dưới đất và phần nổi lên có bao cát dầy cũng đã được tu bổ và thiết lập. Một hàng rào lưới mắt cáo cao vòng quanh căn cứ, ngoại trừ hướng Bắc nơi có cầu tàu và sát với đầm Nước Ngọt. Bên ngoài là những hàng rào kẽm gai, và được gài sẵn những trái mìn claymore. Hệ thống đèn phòng thủ chung quanh hàng rào, và một nhà máy đèn mới tinh. Một kế hoạch di tản chiến thuật căn cứ cũng đã được soạn thảo, và đã được BTL/V2DH duyệt xét và chấp thuận.
3.- Tình hình chiến cuộc Việt Nam trong giai đoạn các năm 1972 - 1973
4.- Tình hình trong vùng ĐềGi
Tin tức tình báo cho biết Sư Đoàn 3 Sao Vàng của Cộng Sản sẽ tấn công và hy vọng làm cỏ căn cứ ĐềGi, ĐKB 201, cùng các đơn vị ĐPQ, và Nghĩa quân trong vùng để mở cửa khẩu tiếp tế thông ra biển Đông trước khi ngưng bắn. BTL/HQ đã cho tăng cường một Tuần Dương Hạm PCE, một Tuần Duyên Hạm PGM, và hai Duyên Tốc Đỉnh PCF để yểm trợ hải pháo, và di tản chiến thuật căn cứ nếu thấy cần thiết.
CHT/ZĐ21 mới tân đáo đơn vị trong vòng một tháng, không nắm giữ được tình hình, nên đã chỉ định tôi được toàn quyền chỉ huy phòng thủ căn cứ. Tuy là một sĩ quan thâm niên nhất tại duyên đoàn, và đang nắm giữ chức vụ CHP/ZĐ nhưng tôi cũng rất âu lo. ĐềGi đã được các anh em HQ cho là chỗ lưu đầy của Vùng II Duyên Hải, một nơi đi dễ khó về như những lời truyền tụng. Đóng tại đây lâu ngày riết rồi chúng tôi cũng thêm lỳ ra mà phó mặc số mệnh nơi ông Trời vậy. Căn cứ ĐềGi bị pháo kích quấy rối thường xuyên.
5.- Ngày 27 tháng 1 năm 1973
Khi CHT ra lệnh cho tôi điều hành việc phòng thủ căn cứ, tôi đã suy
nghĩ và âu lo cho việc phòng thủ đêm nay dữ lắm. Qua những tin tức tình
báo đã cho biết, tôi biết chắc một điều là VC sẽ tấn công không phải chỉ
riêng có ĐềGi mà còn có thể trên toàn Miền Nam Việt Nam, và chúng sẽ cố
gắng dứt điểm căn cứ này trong đêm nay vì ngày mai sẽ có ngưng bắn. Sau
khi ăn cơm, khoảng 1 giờ trưa tôi họp sĩ quan lại và phân phối nhiệm vụ
công tác:
- Trung úy Sách, chỉ huy hai chiến thuyền, tuần tiểu trong đầm, đặc biệt
yểm trợ cho toán kích đêm ngoài đầu làng, bắn hỏa châu để soi sáng nếu
cần.
- Thiếu úy Minh chỉ huy hai chiến thuyền tuần tiểu vùng ngay phía trước
cầu tàu ra đến cửa khẩu, ngay phía dưới chân ĐKB 201, thả MK3 để ngăn
ngừa đặc công thủy VC tấn công và quấy phá căn cứ từ mặt Bắc.
- Chuẩn úy Phúc chỉ huy hai chiến thuyền yểm trợ vùng biển phía Bắc của ĐKB 201. Còn lại một chiếc trực tại cầu tàu. Hai chiến thuyền đang hoạt động từ Mũi Yến sẽ được điều động về để bảo vệ hướng Đông của căn cứ cùng với các chiến hạm tăng phái. Đó là phòng thủ vùng biển và đầm Nước Ngọt.
Còn vấn đề phòng thủ trên bờ mới là điều đáng cho chúng tôi lo ngại, nhất là hướng Nam là một nơi đồng không mông quạnh, và nơi mà địch có thể dùng chiến thuật biển người để tấn công sau khi đã pháo vào căn cứ để cho chúng tôi không ngóc đầu lên được. Tôi đã để Trung úy Thành, là người có nhiều kinh nghiệm chiến đấu từ giang đoàn, mới được thuyên chuyển về đơn vị để chỉ huy mặt này.
Công việc khó khăn và nguy hiểm nhất tôi đã giao cho người bạn thân nhất của tôi tại đơn vị là Trung úy Phạm Thanh Tân: đêm nay tôi muốn bạn chỉ huy toán kích tiền phương. Toán kích được chia làm hai nhóm, một nhóm sẽ nằm ở phía Nam căn cứ, và một nhóm sẽ nằm ở phía đầu làng ĐềGi. Tân về đơn vị cũng đã lâu, rành địa hình địa vật. Có một lần khi tôi và Tân đang trên đường xuống cầu tàu thì địch pháo căn cứ bằng hỏa tiễn 122 ly. Tân nói “thôi để đó tao chụp nó cho rồi” nhưng một tiếng nổ “ầm” vang lên, và Tân đã bị trúng miểng, miệng còn la lên tỉnh bơ là “tao trúng số rồi!”. Nếu địch pháo bằng 62 ly hay 82 ly thì mọi người mau nhẩy tìm chỗ núp, vì những hầm trú ẩn có thể che chở được. Nhưng nếu địch pháo bằng 122 ly không mấy chính xác, và nếu trúng thì đúng là số Trời! Lần này hắn cũng còn đùa: “Nếu có chuyện gì thì CHP nhớ lo cho vợ con tui nhé.” Riêng tôi thì sẽ chỉ huy tổng quát từ phòng hành quân.
Ba giờ chiều tôi cho tập họp đơn vị. Tôi cho ông Quản đọc công điện từ BTL/HQ về lệnh ngưng bắn. Chúng ta tuyệt đối tuân lệnh, chỉ nổ súng để tự vệ sau 8 giờ sáng ngày mai. Tôi vốn ít nói, nhưng đã nói lên những điều tôi suy nghĩ cả ngày vì biết đâu đây là những lời sau cùng chúng tôi nói với nhau. “ Các anh, chúng ta đã đi lính bao nhiêu lâu nay. Đêm nay có lẽ là cái đêm mà Tổ Quốc chúng ta cần đến chúng ta nhất, chúng ta phải cố giữ ĐềGi cho Việt Nam ...” Tôi đã suy nghĩ rất kỹ, và thật xúc động khi nói ra những lời này. Tôi không nhớ rõ những đoạn nói sau, nhưng kết luận: “Sẽ có nhiệm sở tác chiến nguyên đêm, mọi người sẽ ngủ tại vị trí của mình. Hệ thống phòng thủ của ZĐ khó chống lại cách đánh đặc công của VC. Nếu chúng xâm nhập vào nhà dân, rồi cắt hàng rào và đánh đặc công thì khó mà đề phòng được. Nếu chúng tấn công từ bên ngoài, và mình biết trước được để đề cao cảnh giác thì sẽ tránh được bị tần công bất ngờ.” Sau khi tan hàng, tôi vào phòng Hành quân và báo cáo cho CHT. Ông vẫn còn đang bận rộn với mớ công điện, và đang liên lạc truyền tin.
Tôi đi tản bộ xuống cầu tàu làm một điếu
thuốc cho thư giãn nhân tiện coi qua nơi này một chút. Thần kinh tôi
căng thẳng. Tôi rất hồi hộp và hết sức lo âu. Chiều nay, bầu trời ĐềGi
rất trong, biển tương đối êm vì không có gió. Tôi chợt nhớ ra hôm nay là
23 tháng Chạp, giờ này chắc Má tôi đang chuẩn bị cúng đưa ông Táo về
Trời. Còn một tuần lễ nữa là ngày Tết. Giá mà giờ này tôi đang có mặt ở
Sài Gòn, thì chắc tôi và người yêu đang đi dạo chợ Hoa ngày Tết. Em đang
làm gì nhỉ? Đang vui đùa với bạn bè hay là đang lo nghĩ đến sự an nguy
của anh? Tôi nhớ nàng quá, và thầm nghĩ nếu thoát hiểm được kỳ này, tôi
sẽ xin phép để về làm đám cưới với em.
Nắng chiều ở ĐềGi tắt đi rất đột ngột, một khi mặt trời xuống khỏi rặng
Núi Bà là sập tối ngay. Nên tôi canh cho đến đúng lúc mặt trời vừa tới
khoảng đỉnh núi là cho gọi nhiệm sở tác chiến. Tôi bàn với CHT, nếu ông
mệt thì nên đi nghỉ sớm, tới khuya thì lên thế tôi. Phòng HQ lúc này chỉ
còn lại Tr/S Trí và T/T Hùng trực vô tuyến. Sau khi các chiến thuyền và
các tuyến báo cáo vị trí là sẽ im lặng vô tuyến. Trí báo cáo là tất cả
đã vào nhiệm sở. Để phá tan bầu không khí im lặng trong phòng vô tuyến,
và cho tinh thần tôi bớt căng thẳng bồn chồn. Tôi gợi chuyện hỏi Trí.
Anh đã kể cho chúng tôi nghe những mẩu chuyện đời binh nghiệp của anh.
Anh xuất thân từ những đơn vị Hải thuyền, chuyên mặc quần áo bà ba đen,
bụng nhét dao găm, tay cầm mã tấu, và trên ngực còn có xâm hai chữ “Sát
Cộng”. Tôi đã đùa với anh là kỳ này mình lại đụng với “sinh Bắc tử Nam”
(vì đa số bộ đội của Sư đoàn Sao Vàng VC có xâm trên mình hàng chữ này).
Khoảng 8 giờ tối, tôi nói với anh Trí là:” Tôi lên trên nóc phòng hành quân để quan sát, có gì gọi cho tôi biết liền.” Trên nóc phòng hành quân, đằng sau những bao cát được xếp thành một lô cốt phòng thủ là khẩu đại liên M-60 của TT Sơn để yểm trợ cho mặt phía Nam và phía trước cổng căn cứ. Nghe nói là trước khi gia nhập Hải quân, TT Sơn đã từng là một tay anh chị khét tiếng ở bên Khánh Hội, và mang danh là “Sơn Chém”. Sơn bảnh trai, thân thể rắn chắc, và coi “ngầu” như nhân vật Rambo trên phim ảnh sau này. Tuy thế, Sơn đối với tôi như một người em, và còn dễ thương nữa là khác. Sơn là một trong số 10 thủy thủ đã được gửi đến để tăng cường cho chúng tôi vào mùa hè đỏ lửa năm 1972 vừa qua. Sau năm 1975, tình cờ trong một quán nhậu, Sơn đã có gặp được một anh bộ đội đi phép từ Campuchia về, và trong lúc quá chén đã lè nhè: “Bố đánh bao nhiêu trận, từ miền Nam qua đến Campuchia, nhưng chưa trận nào bằng trận ở ĐềGi. Đ.M. tụi Hải quân ở đấy nó bắn “rét” quá.” Sơn nghe thấy vậy chỉ cười thầm. Sơn hiện đang định cư bên Mỹ.
Đêm đen đang bao phủ ĐềGi.
8 giờ 20, Toán kích “Zulu” báo cáo có chuột nhắt về ăn đêm. Toán kích được lệnh không nổ súng khi thấy địch đông, chỉ lẩn tránh để khỏi bị phát giác, và báo cáo về phòng HQ.
8 giờ 30, Một loạt tiếng súng nổ và một tiếng nổ lớn như của lựu đạn vang lên từ phía Nam, đầu làng. Tôi gọi máy cho toán kích để hỏi tình hình, nhưng “Zulu” không lên máy. Tôi lo sợ toán kích đã chạm địch, nên vội gọi Tr/úy Sách bắn trái sáng để yểm trợ. Tôi thông báo tình hình toán kích cho CHT, và ông đã đánh công điện về BTL/HQ báo cáo là phát hiện địch đã xuất hiện.
Tình hình trở nên căng thẳng một cách hết sức lạ thường.
10 giờ 20, địch bắt đầu pháo kích vào căn cứ. Một trong những trái đạn
đầu tiên trúng vào BCH/ZĐ nhưng không gây thiệt hại đáng kể và sau đó
thì hàng trăm trái pháo rơi vào căn cứ và những vùng chung quanh. Hai
nhân viên xạ thủ đại liên 50 trên nóc lô cốt nằm trước phòng hành quân
và hai nhân viên ở cây 81 cơ hữu đều bị thương phải di tản vào phòng
hành quân. Trận pháo kéo dài khoảng chừng 30 phút. Điều may mắn nhất là
có nhiều trái rơi vào gần nhà máy đèn, nhưng máy đèn không bị thiệt hại
và vẫn hoạt động được.
11 giờ, khoảng 10 phút sau khi địch ngưng tiếng pháo, tôi leo lên nóc phòng hành quân để giám sát tình hình. Sơn không sao, và vẫn ghìm súng sau lỗ châu mai. Một ánh lửa chợt loé lên từ hướng nhà dân ngoài hàng rào, và một tiếng súng vang lên. Viên đạn xẹt lửa và trúng vào cây bàng gần phòng hành quân. Tôi la lên: “ Sơn, chúng bắn tao từ nhà Hóa Thành!”. Tiệm bán đồ lưu niệm như san hô hay vỏ ốc Hóa Thành là một ngôi nhà xây bằng gạch nằm phía ngoài, ngay phía bên phải của cổng chính vào căn cứ. Tôi vội chạy xuống phòng hành quân, điện thoại cho vọng gác một cho biết là địch đã chiếm nhà Hóa Thành, và ra lệnh cho vọng gác một thẩy lựu đạn xuống phía sát ngoài nhà, và nơi những chỗ địch có thể núp để bắn sẻ vào căn cứ. Vọng một báo cáo thấy có ba tên chạy thoát ra khỏi nhà Hóa Thành.
11 giờ 30, BCH/ĐĐ/ĐPQ ở đồi Trung Từ bị
tràn ngập. Chỉ còn một trung đội đi kích bên ngoài là thoát hiểm. Tôi đã
yêu cầu các chiến hạm HQ yểm trợ hải pháo vào những vị trí chung quanh
đồi Trung Từ.
11 giờ 45, Trụ sở xã Cát Khánh ở phía Nam và làng Vĩnh Lợi ở phía Bắc căn cứ bị tràn ngập.
12 giờ, ĐKB 201 bị thất thủ, nhân viên đào thoát. CHT yêu cầu các chiến
hạm yểm trợ hải pháo cho ĐKB. Những tin tức dữ dội dồn dập. Căn cứ ĐềGi
là cứ điểm sau cùng còn đứng vững. Địch đang di chuyển mọi lực lượng để
chĩa mũi dùi vào tấn công chúng tôi. Chúng tôi căng thẳng thần kinh
nhưng không nản chí. Chúng tôi hồi hộp nhưng không chùn bước. Chúng tôi
lo âu nhưng không khiếp nhược. Không phải bây giờ ngồi ở một nơi an toàn
mà tôi nói “thánh nói tướng” như vậy. Khi đó trong lòng chúng tôi chỉ
nghĩ đến khi nào thì chúng tấn công và biết chắc là chúng sẽ tấn công,
điều này đã làm cho chúng tôi hồi hộp. Chúng tôi chỉ lo sợ là chúng sẽ
đánh thẳng vào cửa chính sau khi đã xâm nhập qua khu nhà dân ngoài làng.
Điểm này là yếu nhất, và một khi chúng đã tràn vào căn cứ, thì chúng
tôi khó tiếp cứu lẫn nhau, và chúng tôi khó có thể đứng vững được. Tôi
rời phòng hành quân ra phụ với Tr/Sỹ Y tá Bôi tại cây đại liên 50 nằm
trên nóc lô cốt ngay phía trước phòng hành quân. Bây giờ ai cũng cầm
súng để chiến đấu và tử thủ, không còn một chọn lựa nào khác.
1 giờ sáng, địch pháo kích lần thứ hai, dữ dội hơn cả lần đầu. Chúng đã đưa những khẩu bích kích pháo 62 và 82 ly đến được gần căn cứ hơn nên đã nhắm vào khu Bộ Chỉ Huy mà bắn. Khoảng nữa tiếng sau thì địch ngưng tiếng pháo, và tấn công thật dữ dội vào phía Nam của căn cứ với những súng cộng đồng và cá nhân. Bên ta chống trả mãnh liệt, bốn cây đại liên 30, và cây 60 của T/T Sơn nổ liên hồi cứ ba hay bốn phát một. Cây 50 đã được sử dụng tác xạ tầm xa để địch không tiến lên khỏi các đụn cát được. Lựu đạn được sử dụng, và súng phóng lựu M79 được câu xuống từ các vọng gác cao. Sau chừng 45 phút, địch không chọc thủng được phòng tuyến, và bị bắn rát quá không tiến lên được nên đã rút lui ra sau những cồn cát phía xa.
3 giờ sáng, địch pháo kích lần thứ ba và tấn công lần thứ hai. Lần này B40 của địch đã phá thủng được hàng chục lỗ của hàng rào phòng thủ nhưng cũng không tiến lên được. Những cây đại liên 30 và 60 đã đan kín phía ngoài hàng rào, và đạn vãi ra như mưa sa làm cho địch không thể nào xông vào được. Địch lại bị đẩy lui lần thứ hai. Chúng tôi vẫn tiếp tục ghìm tay súng, nhưng không thấy chúng tấn công nữa.
5 giờ 45, ánh bình minh đã bắt đầu ló dạng ngoài biển khơi. Chiến trường trở nên yên lặng lạ thuờng.
7 giờ, dân làng di tản, chạy về hướng bờ biển.
7 giờ 20, toán kích mò về lại được căn cứ. Một toán về nơi cửa chính, toán còn lại về từ hướng bờ biển. Hai nhân viên bị thương nhẹ, và tử thương Hạ sỹ La. Anh đã hy sinh ngay khi toán kích của anh đụng phải ổ phục kích của địch từ hồi 8 giờ 30 đêm qua. Mọi người trong toán đã phải chạy thúc mạng để bảo toàn nên đã không mang xác của anh theo được.
Nhiệm sở tác chiến vẫn còn hiệu lực vì tình hình chung quanh căn cứ chưa được rõ ràng. Địch vẫn còn lởn vởn bên ngoài. Sinh hoạt khu gia binh trở nên ồn ào, nhất là tiếng khóc thảm thiết ai oán của chị La khi nghe tin chồng chị đã bị tử trận.
8 giờ sáng ngày 28 tháng 1 năm 1973, lệnh ngưng bắn bắt đầu có hiệu lực. Tôi cảm thấy nhẹ người đi được một chút, và hy vọng là phía bên kia, địch cũng giữ đúng lời cam kết. Một điều rất khó xử cho CHT và tôi lúc sau đó là chị La đã lên nằm kêu khóc tại văn phòng và đòi thấy xác chồng. Dù giải thích như thế nào chị cũng không nghe. Chị kêu gào “ Sao CHP lại bỏ chồng tôi?” Tôi rất đau đớn vì những lời oán trách này. Tôi tạm tránh mặt để cho chị dịu lại, và tìm cách đi lấy xác anh La.
Khoảng 9 giờ sáng, nghe tin Trung đội ĐPQ còn lại từ Trung Từ và anh em Nghĩa quân thuộc xã Cát Khánh đã rút về được đến đầu làng. Dân chúng cũng đã lục tục kéo nhau về lại trong làng. Chúng tôi ai cũng kiệt lực đến lả người. Mọi nhân viên ai cũng mệt mỏi, ai không có nhiệm vụ cũng đều tìm cách nhắm mắt ngủ đi đôi chút để lấy lại sức. Khó khăn lắm tôi mới tìm được ba người trong toán kích đã tình nguyện theo tôi đi lấy thi hài anh La về.
Chuyến đi này, sau đó tôi đã được nghe dân làng kể lại là trong lúc chúng tôi đi ngang qua một căn nhà có hai tên VC phục kích bên trong, một tên định bắn chúng tôi, nhưng tên kia cản lại vì lệnh ngưng bắn có đã hiệu lực. Nếu chúng nổ súng thì chúng tôi không thể nào thoát được, vì đường đi chật hẹp và không có chỗ núp. Chúng tôi đã tìm thấy thi hài anh La, và đưa về căn cứ. Anh chết không nhắm mắt, chỉ khi chị ấy đến bên và vuốt mắt thì đôi mắt anh mới khép lại. Tôi không bao giờ quên được anh.
Vào khoảng 2 giờ chiều thì Thiếu tá Bái, Quận truởng quận Phù Cát, và một ĐĐ/ĐPQ được trực thăng vận xuống căn cứ, hành quân bung ra để tái chiếm lại những vùng đã bị VC chiếm. Một ĐĐ/BĐQ cũng được trực thăng vận xuống phía Bắc để tái chiếm lại ĐKB 201 và làng Vĩnh Lợi. Cuộc tái chiếm và giải tỏa những vùng chung quanh tiếp tục diễn ra vào những ngày sau đó.
6.- Phần Kết
Như đã viết bên trên, tôi vốn ít nói và trận tử thủ ĐềGi đã xẩy ra hơn ba mươi năm. Kỳ họp Khóa 20/SQHQ tại Washington D.C. vào cuối tháng 7/2006 vừa qua, tôi đã được nhiều bạn bè cùng khóa khuyến khích nên mới viết ra bài viết này. Thứ nhất là để có một tài liệu hay tiếng nói của chính một người ở trong cuộc. Thứ hai là để vinh danh những chiến sĩ Hải Quân, nhất là những người ở ĐềGi, đã từng một thời quên mình mà chỉ biết đến nhiệm vụ của người lính VNCH trong thời chinh chiến.
Xin xem thêm bài “Trận đánh giải tỏa Đề Gi” của anh Trần Thúc Vũ đăng trong Những Trận Đánh Không Tên để biết thêm chi tiết về cuộc giải tỏa Đề Gi.
Xin xem thêm bài “Duyên Đoàn 21 và trận
tử thủ căn cứ Degi” của cựu CHT Phạm Ngọc Ấn đăng trong Đặc San Khóa 13
SQHQ để biết thêm về căn cứ địa đầu Vùng Hai Duyên Hải này.
Cũng xin xem thêm bài “Thiếp ra quan ải” của bà Phạm Thị Bích Vân đăng
trong Tuyển Tập Hải Sử để biết rõ hơn về những sinh hoạt trong căn cứ.
Tôi xin cám ơn anh Tân, anh Sơn, và
những anh khác, những người đã cùng tôi chịu đựng những trận pháo kích,
những giờ phút sinh tử, và đã sát cánh cùng tôi chiến đấu để giữ vững
ĐềGi. Tôi cũng xin cám ơn anh bộ đội đã biết tôn trọng lệnh ngưng bắn mà
không bắn hạ chúng tôi khi đi ngang chỗ núp của các anh trong lúc chúng
tôi đi di tản thi hài của anh La. Sau cùng tôi cũng xin cám ơn đến anh
Nguyễn Văn Đệ, người bạn cùng khóa, đã giúp tôi sắp xếp câu chuyện cho
có lớp lang, và nhất là đã chữa cho tôi những dấu chính tả mà những
người không sanh ra ở miền Bắc như tôi thì rất hay mắc phải.
Tác giả: Trần Đình Triết
Khóa 20/SQHQ/VNCH
Chú thích:
Hình 1: Bản đồ Căn Cứ ĐềGi, với Đầm Nước Ngọt nằm ở phía trên.
Hình 2: Sĩ quan thuộc ZĐ 21 đứng trước lô cốt đặt bên trên nóc phòng
Hành Quân. Từ trái qua phải: Anh An, Đời, Nguyên, Lễ, CHT PN Ấn, Thảnh,
Tân, Bé Chinh, và Trần Đình Triết. Hình chụp năm 1971, tài liệu của
CHT/PN Ấn.
Hình 3: Thủy Thủ Sơn với cây đại liên 60.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Hiệp định ngưng bắn Paris 1973 và DĐ21 tại căn cứ ĐềGi (Deji)
1.- Căn cứ ĐềGi và Duyên Đoàn 21
Duyên Đoàn 21 được thành lập từ những năm đầu của thập niên 60, được dọn về và đóng đô tại căn cứ ĐềGi (tọa độ 14.07’ N, 109.27’ E) ngay từ khoảng đầu năm 1966. Căn cứ ĐềGi nằm cách Quốc lộ số 1 khoảng 10 km về hướng Đông. Kể từ tháng Năm 1971, khi quân đội Đại Hàn rút ra khỏi vùng hoạt động,núi Ngãi An nằm cách ĐềGi chừng 3 km về hướng Tây-Nam, thì tình hình an ninh đường bộ và chung quanh căn cứ đã trở nên hết sức mất an ninh. Duyên đoàn 21 trực thuộc Vùng II Duyên Hải, có vùng hoạt động từ Mũi Yến ra đến Tam Quan. Duyên đoàn có tổng cộng khoảng gần 150 nhân viên cơ hữu, và 14 chiến thuyền, nhưng chỉ có khoảng 7 chiếc khiển dụng tại căn cứ trong khoảng thời gian này. Căn cứ ĐềGi là hậu cứ của Duyên Đoàn 21 và Đài Kiểm Báo 201. Phía Bắc giáp Đầm Nước Ngọt nơi có cầu tàu của đơn vị. Đầm Nước Ngọt thật sự là một cái vịnh con con ăn thông ra biển bằng cửa ĐềGi. Giữa biển Đông và Đầm Nước Ngọt là một giải đất hẹp, dân cư gồm có xã hay làng đánh cá Vĩnh Lợi. Phía cuối giải đất nhiều cát này là hai ngọn đồi 82 và 101. Ngọn đồi 82 nằm ngay đối diện với căn cứ về phía bên kia của cửa khẩu. Đứng từ trên ngọn đồi 82, người ta có thể quan sát được những sinh hoạt trong căn cứ một cách rõ ràng. Xa hơn về hướng Đông của đồi 82, hướng ra biển, và về phía cuối mỏm là ngọn đồi 101, nơi đặt Đài Kiểm Báo 201 (có tọa độ 14.09’ N,109.28’ E).
Nơi đây có thể kiểm soát đường ra vào cửa khẩu, và tối đa vùng bờ biển chung quanh. Phía Nam của căn cứ là những khu đất trống với những đụn cát thấp, và những lùm bụi thưa thớt. Xa hơn nữa về phía Nam là xã Cát Khánh nơi có một đơn vị Nghĩa quân, và gần đó là BCH một Đại đội ĐPQ đóng tại đồi Trung Từ cách căn cứ khoảng hơn 3 km đường chim bay. Phía Đông của căn cứ là một bãi cát chạy dài khoảng 500 thước là ra đến biển Đông. Ngay sát phía Tây của căn cứ là các ấp An Quang, và Chánh Oai còn được gọi chung là làng ĐềGi, có nhiều nhà nằm ngay xát đến tận hang rào phòng thủ của căn cứ. Xa hơn một chút nữa về hướng Tây Nam là ấp Ngãi An. Những vùng chung quanh căn cứ, núi non hiểm trở là những mật khu của Sư đoàn 3 Sao Vàng, các đơn vị đặc công, và du kích địa phương của VC.
2.- Vài nét về HQ Thiếu tá Phạm Ngọc Ấn
Ông thuộc Khóa 13 SQHQ, làm Chỉ Huy Trưởng ZĐ21 từ khoảng gần cuối năm 1970 cho đến đúng ngày cuối năm 1972 thì rời chức vụ CHT/ZĐ21 để tham dự khoá Tham Mưu Cao Cấp/HQ. Gần một tháng sau, Cộng Sản đã tấn công căn cứ ĐềGi và ZĐ21. CHT Phạm Ngọc Ấn là một người văn võ song toàn. Ngoài tài chỉ huy, ông còn làm thơ hay viết văn. Ông uống rựơu hình như chưa biết “sỉn” là gì, và có tính rất văn nghệ. Những khi an bình, và vào những dịp lễ Tết, ông thường cho đơn vị tổ chức những buổi du ngoạn Tâm Lý Chiến với những trường học trong vùng ra ngoài Hòn Trâu. Vì vậy đã có nhiều mối tình nẩy nở giữa những cô giáo trẻ hay các cô học sinh với những anh thủy thủ độc thân và xa gia đình.
Ông cho tăng cường hệ thống phòng thủ, đề ra những chiến thuật như mở rộng vị trí phòng thủ căn cứ bằng những toán kích đêm. Đặt tiền đồn canh gác trên ngọn đồi 82, nằm đối diện với căn cứ ngay phía bên kia cửa khẩu của đầm Nước Ngọt. Ông đã cùng chúng tôi đi điều nghiên, và chấm sẵn những tọa độ mà VC có thể đặt súng cối bắn vào căn cứ để sẵn sàng phản pháo bằng khẩu 81 cơ hữu. Học hỏi và làm quen với địa hình địa vật chung quanh khu vực và những vùng làng mạc hay đồi núi trong những khu lân cận, chính vì thế mà chúng tôi đã nắm bắt rất vững những chỗ nào địch có thể đặt pháo hay ếm quân chờ tấn công. Ông còn huấn luyện và chỉ bảo cho đám sĩ quan mới ra trường như chúng tôi thêm về tham mưu, hành chánh. Chúng tôi đã học hỏi được rất nhiều ở nơi ông. Vào năm 1971, hãng thầu RMK xây Đài Kiểm Báo 201 nằm trên ngọn đồi 101 ngay phía bên kia cửa vào đầm Nước Ngọt và về hướng Đông Bắc của căn cứ. Hậu cứ của ĐKB 201 đã được xây cất ngay trong căn cứ ĐềGi, nên ông đã yêu cầu để được xây cất thêm 5 vọng gác cao tới hơn 15 thước, hết sức kiên cố để có thể chịu nổi sức công phá của B40 hay B41. Trên những vọng gác luôn có dự trữ nước uống và đạn dược, nhất là lựu đạn để có thể cầm cự tử thủ trong một vài ngày mà không cần đến tiếp tế. Năm lô cốt kiên cố, một nửa nằm chìm dưới đất và phần nổi lên có bao cát dầy cũng đã được tu bổ và thiết lập. Một hàng rào lưới mắt cáo cao vòng quanh căn cứ, ngoại trừ hướng Bắc nơi có cầu tàu và sát với đầm Nước Ngọt. Bên ngoài là những hàng rào kẽm gai, và được gài sẵn những trái mìn claymore. Hệ thống đèn phòng thủ chung quanh hàng rào, và một nhà máy đèn mới tinh. Một kế hoạch di tản chiến thuật căn cứ cũng đã được soạn thảo, và đã được BTL/V2DH duyệt xét và chấp thuận.
3.- Tình hình chiến cuộc Việt Nam trong giai đoạn các năm 1972 - 1973
4.- Tình hình trong vùng ĐềGi
Tin tức tình báo cho biết Sư Đoàn 3 Sao Vàng của Cộng Sản sẽ tấn công và hy vọng làm cỏ căn cứ ĐềGi, ĐKB 201, cùng các đơn vị ĐPQ, và Nghĩa quân trong vùng để mở cửa khẩu tiếp tế thông ra biển Đông trước khi ngưng bắn. BTL/HQ đã cho tăng cường một Tuần Dương Hạm PCE, một Tuần Duyên Hạm PGM, và hai Duyên Tốc Đỉnh PCF để yểm trợ hải pháo, và di tản chiến thuật căn cứ nếu thấy cần thiết.
CHT/ZĐ21 mới tân đáo đơn vị trong vòng một tháng, không nắm giữ được tình hình, nên đã chỉ định tôi được toàn quyền chỉ huy phòng thủ căn cứ. Tuy là một sĩ quan thâm niên nhất tại duyên đoàn, và đang nắm giữ chức vụ CHP/ZĐ nhưng tôi cũng rất âu lo. ĐềGi đã được các anh em HQ cho là chỗ lưu đầy của Vùng II Duyên Hải, một nơi đi dễ khó về như những lời truyền tụng. Đóng tại đây lâu ngày riết rồi chúng tôi cũng thêm lỳ ra mà phó mặc số mệnh nơi ông Trời vậy. Căn cứ ĐềGi bị pháo kích quấy rối thường xuyên.
5.- Ngày 27 tháng 1 năm 1973
Khi CHT ra lệnh cho tôi điều hành việc phòng thủ căn cứ, tôi đã suy
nghĩ và âu lo cho việc phòng thủ đêm nay dữ lắm. Qua những tin tức tình
báo đã cho biết, tôi biết chắc một điều là VC sẽ tấn công không phải chỉ
riêng có ĐềGi mà còn có thể trên toàn Miền Nam Việt Nam, và chúng sẽ cố
gắng dứt điểm căn cứ này trong đêm nay vì ngày mai sẽ có ngưng bắn. Sau
khi ăn cơm, khoảng 1 giờ trưa tôi họp sĩ quan lại và phân phối nhiệm vụ
công tác:
- Trung úy Sách, chỉ huy hai chiến thuyền, tuần tiểu trong đầm, đặc biệt
yểm trợ cho toán kích đêm ngoài đầu làng, bắn hỏa châu để soi sáng nếu
cần.
- Thiếu úy Minh chỉ huy hai chiến thuyền tuần tiểu vùng ngay phía trước
cầu tàu ra đến cửa khẩu, ngay phía dưới chân ĐKB 201, thả MK3 để ngăn
ngừa đặc công thủy VC tấn công và quấy phá căn cứ từ mặt Bắc.
- Chuẩn úy Phúc chỉ huy hai chiến thuyền yểm trợ vùng biển phía Bắc của ĐKB 201. Còn lại một chiếc trực tại cầu tàu. Hai chiến thuyền đang hoạt động từ Mũi Yến sẽ được điều động về để bảo vệ hướng Đông của căn cứ cùng với các chiến hạm tăng phái. Đó là phòng thủ vùng biển và đầm Nước Ngọt.
Còn vấn đề phòng thủ trên bờ mới là điều đáng cho chúng tôi lo ngại, nhất là hướng Nam là một nơi đồng không mông quạnh, và nơi mà địch có thể dùng chiến thuật biển người để tấn công sau khi đã pháo vào căn cứ để cho chúng tôi không ngóc đầu lên được. Tôi đã để Trung úy Thành, là người có nhiều kinh nghiệm chiến đấu từ giang đoàn, mới được thuyên chuyển về đơn vị để chỉ huy mặt này.
Công việc khó khăn và nguy hiểm nhất tôi đã giao cho người bạn thân nhất của tôi tại đơn vị là Trung úy Phạm Thanh Tân: đêm nay tôi muốn bạn chỉ huy toán kích tiền phương. Toán kích được chia làm hai nhóm, một nhóm sẽ nằm ở phía Nam căn cứ, và một nhóm sẽ nằm ở phía đầu làng ĐềGi. Tân về đơn vị cũng đã lâu, rành địa hình địa vật. Có một lần khi tôi và Tân đang trên đường xuống cầu tàu thì địch pháo căn cứ bằng hỏa tiễn 122 ly. Tân nói “thôi để đó tao chụp nó cho rồi” nhưng một tiếng nổ “ầm” vang lên, và Tân đã bị trúng miểng, miệng còn la lên tỉnh bơ là “tao trúng số rồi!”. Nếu địch pháo bằng 62 ly hay 82 ly thì mọi người mau nhẩy tìm chỗ núp, vì những hầm trú ẩn có thể che chở được. Nhưng nếu địch pháo bằng 122 ly không mấy chính xác, và nếu trúng thì đúng là số Trời! Lần này hắn cũng còn đùa: “Nếu có chuyện gì thì CHP nhớ lo cho vợ con tui nhé.” Riêng tôi thì sẽ chỉ huy tổng quát từ phòng hành quân.
Ba giờ chiều tôi cho tập họp đơn vị. Tôi cho ông Quản đọc công điện từ BTL/HQ về lệnh ngưng bắn. Chúng ta tuyệt đối tuân lệnh, chỉ nổ súng để tự vệ sau 8 giờ sáng ngày mai. Tôi vốn ít nói, nhưng đã nói lên những điều tôi suy nghĩ cả ngày vì biết đâu đây là những lời sau cùng chúng tôi nói với nhau. “ Các anh, chúng ta đã đi lính bao nhiêu lâu nay. Đêm nay có lẽ là cái đêm mà Tổ Quốc chúng ta cần đến chúng ta nhất, chúng ta phải cố giữ ĐềGi cho Việt Nam ...” Tôi đã suy nghĩ rất kỹ, và thật xúc động khi nói ra những lời này. Tôi không nhớ rõ những đoạn nói sau, nhưng kết luận: “Sẽ có nhiệm sở tác chiến nguyên đêm, mọi người sẽ ngủ tại vị trí của mình. Hệ thống phòng thủ của ZĐ khó chống lại cách đánh đặc công của VC. Nếu chúng xâm nhập vào nhà dân, rồi cắt hàng rào và đánh đặc công thì khó mà đề phòng được. Nếu chúng tấn công từ bên ngoài, và mình biết trước được để đề cao cảnh giác thì sẽ tránh được bị tần công bất ngờ.” Sau khi tan hàng, tôi vào phòng Hành quân và báo cáo cho CHT. Ông vẫn còn đang bận rộn với mớ công điện, và đang liên lạc truyền tin.
Tôi đi tản bộ xuống cầu tàu làm một điếu
thuốc cho thư giãn nhân tiện coi qua nơi này một chút. Thần kinh tôi
căng thẳng. Tôi rất hồi hộp và hết sức lo âu. Chiều nay, bầu trời ĐềGi
rất trong, biển tương đối êm vì không có gió. Tôi chợt nhớ ra hôm nay là
23 tháng Chạp, giờ này chắc Má tôi đang chuẩn bị cúng đưa ông Táo về
Trời. Còn một tuần lễ nữa là ngày Tết. Giá mà giờ này tôi đang có mặt ở
Sài Gòn, thì chắc tôi và người yêu đang đi dạo chợ Hoa ngày Tết. Em đang
làm gì nhỉ? Đang vui đùa với bạn bè hay là đang lo nghĩ đến sự an nguy
của anh? Tôi nhớ nàng quá, và thầm nghĩ nếu thoát hiểm được kỳ này, tôi
sẽ xin phép để về làm đám cưới với em.
Nắng chiều ở ĐềGi tắt đi rất đột ngột, một khi mặt trời xuống khỏi rặng
Núi Bà là sập tối ngay. Nên tôi canh cho đến đúng lúc mặt trời vừa tới
khoảng đỉnh núi là cho gọi nhiệm sở tác chiến. Tôi bàn với CHT, nếu ông
mệt thì nên đi nghỉ sớm, tới khuya thì lên thế tôi. Phòng HQ lúc này chỉ
còn lại Tr/S Trí và T/T Hùng trực vô tuyến. Sau khi các chiến thuyền và
các tuyến báo cáo vị trí là sẽ im lặng vô tuyến. Trí báo cáo là tất cả
đã vào nhiệm sở. Để phá tan bầu không khí im lặng trong phòng vô tuyến,
và cho tinh thần tôi bớt căng thẳng bồn chồn. Tôi gợi chuyện hỏi Trí.
Anh đã kể cho chúng tôi nghe những mẩu chuyện đời binh nghiệp của anh.
Anh xuất thân từ những đơn vị Hải thuyền, chuyên mặc quần áo bà ba đen,
bụng nhét dao găm, tay cầm mã tấu, và trên ngực còn có xâm hai chữ “Sát
Cộng”. Tôi đã đùa với anh là kỳ này mình lại đụng với “sinh Bắc tử Nam”
(vì đa số bộ đội của Sư đoàn Sao Vàng VC có xâm trên mình hàng chữ này).
Khoảng 8 giờ tối, tôi nói với anh Trí là:” Tôi lên trên nóc phòng hành quân để quan sát, có gì gọi cho tôi biết liền.” Trên nóc phòng hành quân, đằng sau những bao cát được xếp thành một lô cốt phòng thủ là khẩu đại liên M-60 của TT Sơn để yểm trợ cho mặt phía Nam và phía trước cổng căn cứ. Nghe nói là trước khi gia nhập Hải quân, TT Sơn đã từng là một tay anh chị khét tiếng ở bên Khánh Hội, và mang danh là “Sơn Chém”. Sơn bảnh trai, thân thể rắn chắc, và coi “ngầu” như nhân vật Rambo trên phim ảnh sau này. Tuy thế, Sơn đối với tôi như một người em, và còn dễ thương nữa là khác. Sơn là một trong số 10 thủy thủ đã được gửi đến để tăng cường cho chúng tôi vào mùa hè đỏ lửa năm 1972 vừa qua. Sau năm 1975, tình cờ trong một quán nhậu, Sơn đã có gặp được một anh bộ đội đi phép từ Campuchia về, và trong lúc quá chén đã lè nhè: “Bố đánh bao nhiêu trận, từ miền Nam qua đến Campuchia, nhưng chưa trận nào bằng trận ở ĐềGi. Đ.M. tụi Hải quân ở đấy nó bắn “rét” quá.” Sơn nghe thấy vậy chỉ cười thầm. Sơn hiện đang định cư bên Mỹ.
Đêm đen đang bao phủ ĐềGi.
8 giờ 20, Toán kích “Zulu” báo cáo có chuột nhắt về ăn đêm. Toán kích được lệnh không nổ súng khi thấy địch đông, chỉ lẩn tránh để khỏi bị phát giác, và báo cáo về phòng HQ.
8 giờ 30, Một loạt tiếng súng nổ và một tiếng nổ lớn như của lựu đạn vang lên từ phía Nam, đầu làng. Tôi gọi máy cho toán kích để hỏi tình hình, nhưng “Zulu” không lên máy. Tôi lo sợ toán kích đã chạm địch, nên vội gọi Tr/úy Sách bắn trái sáng để yểm trợ. Tôi thông báo tình hình toán kích cho CHT, và ông đã đánh công điện về BTL/HQ báo cáo là phát hiện địch đã xuất hiện.
Tình hình trở nên căng thẳng một cách hết sức lạ thường.
10 giờ 20, địch bắt đầu pháo kích vào căn cứ. Một trong những trái đạn
đầu tiên trúng vào BCH/ZĐ nhưng không gây thiệt hại đáng kể và sau đó
thì hàng trăm trái pháo rơi vào căn cứ và những vùng chung quanh. Hai
nhân viên xạ thủ đại liên 50 trên nóc lô cốt nằm trước phòng hành quân
và hai nhân viên ở cây 81 cơ hữu đều bị thương phải di tản vào phòng
hành quân. Trận pháo kéo dài khoảng chừng 30 phút. Điều may mắn nhất là
có nhiều trái rơi vào gần nhà máy đèn, nhưng máy đèn không bị thiệt hại
và vẫn hoạt động được.
11 giờ, khoảng 10 phút sau khi địch ngưng tiếng pháo, tôi leo lên nóc phòng hành quân để giám sát tình hình. Sơn không sao, và vẫn ghìm súng sau lỗ châu mai. Một ánh lửa chợt loé lên từ hướng nhà dân ngoài hàng rào, và một tiếng súng vang lên. Viên đạn xẹt lửa và trúng vào cây bàng gần phòng hành quân. Tôi la lên: “ Sơn, chúng bắn tao từ nhà Hóa Thành!”. Tiệm bán đồ lưu niệm như san hô hay vỏ ốc Hóa Thành là một ngôi nhà xây bằng gạch nằm phía ngoài, ngay phía bên phải của cổng chính vào căn cứ. Tôi vội chạy xuống phòng hành quân, điện thoại cho vọng gác một cho biết là địch đã chiếm nhà Hóa Thành, và ra lệnh cho vọng gác một thẩy lựu đạn xuống phía sát ngoài nhà, và nơi những chỗ địch có thể núp để bắn sẻ vào căn cứ. Vọng một báo cáo thấy có ba tên chạy thoát ra khỏi nhà Hóa Thành.
11 giờ 30, BCH/ĐĐ/ĐPQ ở đồi Trung Từ bị
tràn ngập. Chỉ còn một trung đội đi kích bên ngoài là thoát hiểm. Tôi đã
yêu cầu các chiến hạm HQ yểm trợ hải pháo vào những vị trí chung quanh
đồi Trung Từ.
11 giờ 45, Trụ sở xã Cát Khánh ở phía Nam và làng Vĩnh Lợi ở phía Bắc căn cứ bị tràn ngập.
12 giờ, ĐKB 201 bị thất thủ, nhân viên đào thoát. CHT yêu cầu các chiến
hạm yểm trợ hải pháo cho ĐKB. Những tin tức dữ dội dồn dập. Căn cứ ĐềGi
là cứ điểm sau cùng còn đứng vững. Địch đang di chuyển mọi lực lượng để
chĩa mũi dùi vào tấn công chúng tôi. Chúng tôi căng thẳng thần kinh
nhưng không nản chí. Chúng tôi hồi hộp nhưng không chùn bước. Chúng tôi
lo âu nhưng không khiếp nhược. Không phải bây giờ ngồi ở một nơi an toàn
mà tôi nói “thánh nói tướng” như vậy. Khi đó trong lòng chúng tôi chỉ
nghĩ đến khi nào thì chúng tấn công và biết chắc là chúng sẽ tấn công,
điều này đã làm cho chúng tôi hồi hộp. Chúng tôi chỉ lo sợ là chúng sẽ
đánh thẳng vào cửa chính sau khi đã xâm nhập qua khu nhà dân ngoài làng.
Điểm này là yếu nhất, và một khi chúng đã tràn vào căn cứ, thì chúng
tôi khó tiếp cứu lẫn nhau, và chúng tôi khó có thể đứng vững được. Tôi
rời phòng hành quân ra phụ với Tr/Sỹ Y tá Bôi tại cây đại liên 50 nằm
trên nóc lô cốt ngay phía trước phòng hành quân. Bây giờ ai cũng cầm
súng để chiến đấu và tử thủ, không còn một chọn lựa nào khác.
1 giờ sáng, địch pháo kích lần thứ hai, dữ dội hơn cả lần đầu. Chúng đã đưa những khẩu bích kích pháo 62 và 82 ly đến được gần căn cứ hơn nên đã nhắm vào khu Bộ Chỉ Huy mà bắn. Khoảng nữa tiếng sau thì địch ngưng tiếng pháo, và tấn công thật dữ dội vào phía Nam của căn cứ với những súng cộng đồng và cá nhân. Bên ta chống trả mãnh liệt, bốn cây đại liên 30, và cây 60 của T/T Sơn nổ liên hồi cứ ba hay bốn phát một. Cây 50 đã được sử dụng tác xạ tầm xa để địch không tiến lên khỏi các đụn cát được. Lựu đạn được sử dụng, và súng phóng lựu M79 được câu xuống từ các vọng gác cao. Sau chừng 45 phút, địch không chọc thủng được phòng tuyến, và bị bắn rát quá không tiến lên được nên đã rút lui ra sau những cồn cát phía xa.
3 giờ sáng, địch pháo kích lần thứ ba và tấn công lần thứ hai. Lần này B40 của địch đã phá thủng được hàng chục lỗ của hàng rào phòng thủ nhưng cũng không tiến lên được. Những cây đại liên 30 và 60 đã đan kín phía ngoài hàng rào, và đạn vãi ra như mưa sa làm cho địch không thể nào xông vào được. Địch lại bị đẩy lui lần thứ hai. Chúng tôi vẫn tiếp tục ghìm tay súng, nhưng không thấy chúng tấn công nữa.
5 giờ 45, ánh bình minh đã bắt đầu ló dạng ngoài biển khơi. Chiến trường trở nên yên lặng lạ thuờng.
7 giờ, dân làng di tản, chạy về hướng bờ biển.
7 giờ 20, toán kích mò về lại được căn cứ. Một toán về nơi cửa chính, toán còn lại về từ hướng bờ biển. Hai nhân viên bị thương nhẹ, và tử thương Hạ sỹ La. Anh đã hy sinh ngay khi toán kích của anh đụng phải ổ phục kích của địch từ hồi 8 giờ 30 đêm qua. Mọi người trong toán đã phải chạy thúc mạng để bảo toàn nên đã không mang xác của anh theo được.
Nhiệm sở tác chiến vẫn còn hiệu lực vì tình hình chung quanh căn cứ chưa được rõ ràng. Địch vẫn còn lởn vởn bên ngoài. Sinh hoạt khu gia binh trở nên ồn ào, nhất là tiếng khóc thảm thiết ai oán của chị La khi nghe tin chồng chị đã bị tử trận.
8 giờ sáng ngày 28 tháng 1 năm 1973, lệnh ngưng bắn bắt đầu có hiệu lực. Tôi cảm thấy nhẹ người đi được một chút, và hy vọng là phía bên kia, địch cũng giữ đúng lời cam kết. Một điều rất khó xử cho CHT và tôi lúc sau đó là chị La đã lên nằm kêu khóc tại văn phòng và đòi thấy xác chồng. Dù giải thích như thế nào chị cũng không nghe. Chị kêu gào “ Sao CHP lại bỏ chồng tôi?” Tôi rất đau đớn vì những lời oán trách này. Tôi tạm tránh mặt để cho chị dịu lại, và tìm cách đi lấy xác anh La.
Khoảng 9 giờ sáng, nghe tin Trung đội ĐPQ còn lại từ Trung Từ và anh em Nghĩa quân thuộc xã Cát Khánh đã rút về được đến đầu làng. Dân chúng cũng đã lục tục kéo nhau về lại trong làng. Chúng tôi ai cũng kiệt lực đến lả người. Mọi nhân viên ai cũng mệt mỏi, ai không có nhiệm vụ cũng đều tìm cách nhắm mắt ngủ đi đôi chút để lấy lại sức. Khó khăn lắm tôi mới tìm được ba người trong toán kích đã tình nguyện theo tôi đi lấy thi hài anh La về.
Chuyến đi này, sau đó tôi đã được nghe dân làng kể lại là trong lúc chúng tôi đi ngang qua một căn nhà có hai tên VC phục kích bên trong, một tên định bắn chúng tôi, nhưng tên kia cản lại vì lệnh ngưng bắn có đã hiệu lực. Nếu chúng nổ súng thì chúng tôi không thể nào thoát được, vì đường đi chật hẹp và không có chỗ núp. Chúng tôi đã tìm thấy thi hài anh La, và đưa về căn cứ. Anh chết không nhắm mắt, chỉ khi chị ấy đến bên và vuốt mắt thì đôi mắt anh mới khép lại. Tôi không bao giờ quên được anh.
Vào khoảng 2 giờ chiều thì Thiếu tá Bái, Quận truởng quận Phù Cát, và một ĐĐ/ĐPQ được trực thăng vận xuống căn cứ, hành quân bung ra để tái chiếm lại những vùng đã bị VC chiếm. Một ĐĐ/BĐQ cũng được trực thăng vận xuống phía Bắc để tái chiếm lại ĐKB 201 và làng Vĩnh Lợi. Cuộc tái chiếm và giải tỏa những vùng chung quanh tiếp tục diễn ra vào những ngày sau đó.
6.- Phần Kết
Như đã viết bên trên, tôi vốn ít nói và trận tử thủ ĐềGi đã xẩy ra hơn ba mươi năm. Kỳ họp Khóa 20/SQHQ tại Washington D.C. vào cuối tháng 7/2006 vừa qua, tôi đã được nhiều bạn bè cùng khóa khuyến khích nên mới viết ra bài viết này. Thứ nhất là để có một tài liệu hay tiếng nói của chính một người ở trong cuộc. Thứ hai là để vinh danh những chiến sĩ Hải Quân, nhất là những người ở ĐềGi, đã từng một thời quên mình mà chỉ biết đến nhiệm vụ của người lính VNCH trong thời chinh chiến.
Xin xem thêm bài “Trận đánh giải tỏa Đề Gi” của anh Trần Thúc Vũ đăng trong Những Trận Đánh Không Tên để biết thêm chi tiết về cuộc giải tỏa Đề Gi.
Xin xem thêm bài “Duyên Đoàn 21 và trận
tử thủ căn cứ Degi” của cựu CHT Phạm Ngọc Ấn đăng trong Đặc San Khóa 13
SQHQ để biết thêm về căn cứ địa đầu Vùng Hai Duyên Hải này.
Cũng xin xem thêm bài “Thiếp ra quan ải” của bà Phạm Thị Bích Vân đăng
trong Tuyển Tập Hải Sử để biết rõ hơn về những sinh hoạt trong căn cứ.
Tôi xin cám ơn anh Tân, anh Sơn, và
những anh khác, những người đã cùng tôi chịu đựng những trận pháo kích,
những giờ phút sinh tử, và đã sát cánh cùng tôi chiến đấu để giữ vững
ĐềGi. Tôi cũng xin cám ơn anh bộ đội đã biết tôn trọng lệnh ngưng bắn mà
không bắn hạ chúng tôi khi đi ngang chỗ núp của các anh trong lúc chúng
tôi đi di tản thi hài của anh La. Sau cùng tôi cũng xin cám ơn đến anh
Nguyễn Văn Đệ, người bạn cùng khóa, đã giúp tôi sắp xếp câu chuyện cho
có lớp lang, và nhất là đã chữa cho tôi những dấu chính tả mà những
người không sanh ra ở miền Bắc như tôi thì rất hay mắc phải.
Tác giả: Trần Đình Triết
Khóa 20/SQHQ/VNCH
Chú thích:
Hình 1: Bản đồ Căn Cứ ĐềGi, với Đầm Nước Ngọt nằm ở phía trên.
Hình 2: Sĩ quan thuộc ZĐ 21 đứng trước lô cốt đặt bên trên nóc phòng
Hành Quân. Từ trái qua phải: Anh An, Đời, Nguyên, Lễ, CHT PN Ấn, Thảnh,
Tân, Bé Chinh, và Trần Đình Triết. Hình chụp năm 1971, tài liệu của
CHT/PN Ấn.
Hình 3: Thủy Thủ Sơn với cây đại liên 60.