Hình Ảnh & Sự Kiện
Hình ảnh chuyến thăm lịch sử tới Myanmar của TT Obama
Tổng thống Barack Obama vừa trở thành tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Mỹ đặt chân đến Myanmar, trong chuyến thăm lịch sử vào hôm nay 19-11.
Hình ảnh chuyến thăm lịch sử tới Myanmar của TT Obama
Một số người còn giơ những khẩu hiệu “Chúng tôi yêu Obama”. Đám đông còn tràn ra đường phố, cố gắng tới gần, chạm vào xe Tổng thống Mỹ.
Sau đó, ông Obama tới thăm và hội đàm với lãnh đạo đối lập kiêm biểu tượng ủng hộ dân chủ ở Myanmar, bà Aung San Suu Kyi tại ngôi nhà bên hồ của bà.
Trên đường đi, Tổng thống Obama đã dừng chân bất ngờ tại Chùa Shwedagon. Tại đây ông cùng Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và đoàn tháp tùng (trong đó có cả các mật vụ) đã đi chân trần trên các bậc thang đá khổng lồ.
“Mỹ có thể có nền quân sự mạnh mẽ nhất thế giới nhưng tất cả các quyết định phải đệ trình lên bộ máy kiểm soát dân sự. Là một tổng thống kiêm tổng tư lệnh, tôi không thể chỉ áp đặt ý chí của mình lên Nghị viện, mặc dù đôi khi tôi ước mình có quyền đó”, Tổng thống Obama nhấn mạnh.
Hình ảnh chuyến thăm lịch sử tới Myanmar của TT Obama
Tổng thống Barack Obama vừa trở thành tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Mỹ đặt chân đến Myanmar, trong chuyến thăm lịch sử vào hôm nay 19-11.
Trong suốt chuyến thăm kéo dài 6 giờ, Tổng thống Obama nỗ lực cân bằng giữa việc đề cao các bước tiến của chính phủ Myanmar và nhấn mạnh tăng cường cải cách.
Điểm dừng chân đầu tiên của Tổng thống Obama là trong cuộc hội đàm với Tổng thống Myanmar Thein Sein.
Điểm dừng chân đầu tiên của Tổng thống Obama là trong cuộc hội đàm với Tổng thống Myanmar Thein Sein.
“Tôi chia sẻ với ông ấy thực tế rằng tôi nhận ra đây mới chỉ là những bước đầu tiên của một hành trình còn dài”," Tổng thống Obama phát biểu với báo giới khi đang đứng cạnh ông Thein Sein.
"Tuy nhiên chúng tôi cho rằng tiến trình cải tổ kinh tế và dân chủ ở Myanmar do Tổng thống Thein Sein khởi xướng có thể mở ra những cơ hội phát triển đáng kể”, ông Obama khẳng định.
Tổng thống Obama bắt tay Tổng thống Myanmar Thein Sein
Phát biểu bằng tiếng mẹ đẻ, ông Thein Sein cho biết hai bên sẽ tiến về phía trước “trên cơ sở tin tưởng, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau”.
“Trong các cuộc thảo luận, chúng tôi cũng đạt tới các thỏa thuận vì sự phát triển dân chủ ở Myanmar cũng như sự phát triển nhân quyền phù hợp với tiêu chuẩn thế giới”, ông Thein Sein nhấn mạnh.
Hàng chục ngàn người, trong đó có nhiều trẻ em, vẫy cờ Myanmar và cờ Mỹ đón ông Obama tới thăm quốc hội cũ của Myanmar ở cố đô Rangoon - nơi Tổng thống Mỹ gặp ông Thein Sein.
“Trong các cuộc thảo luận, chúng tôi cũng đạt tới các thỏa thuận vì sự phát triển dân chủ ở Myanmar cũng như sự phát triển nhân quyền phù hợp với tiêu chuẩn thế giới”, ông Thein Sein nhấn mạnh.
Hàng chục ngàn người, trong đó có nhiều trẻ em, vẫy cờ Myanmar và cờ Mỹ đón ông Obama tới thăm quốc hội cũ của Myanmar ở cố đô Rangoon - nơi Tổng thống Mỹ gặp ông Thein Sein.
Người dân Myanmar chào đón Tổng thống Mỹ. Ảnh: Reuters
Một số người còn giơ những khẩu hiệu “Chúng tôi yêu Obama”. Đám đông còn tràn ra đường phố, cố gắng tới gần, chạm vào xe Tổng thống Mỹ.
Sau đó, ông Obama tới thăm và hội đàm với lãnh đạo đối lập kiêm biểu tượng ủng hộ dân chủ ở Myanmar, bà Aung San Suu Kyi tại ngôi nhà bên hồ của bà.
Tổng thống Mỹ thăm lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chào lãnh đạo đối lập kiêm biểu tượng ủng hộ dân chủ ở Myanmar,
bà Aung San Suu Kyi tại Rangoon. Ảnh: Reuters
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và bà Aung San Suu Kyi trở thành khán giả
trong bài phát biểu của ông Obama tại Đại học Rangoon
Trên đường đi, Tổng thống Obama đã dừng chân bất ngờ tại Chùa Shwedagon. Tại đây ông cùng Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và đoàn tháp tùng (trong đó có cả các mật vụ) đã đi chân trần trên các bậc thang đá khổng lồ.
Tổng thống Obama đã dừng chân bất ngờ tại Chùa Shwedagon. Ảnh: Reuters
Bài phát biểu của Tổng thống Obama tại Đại học Rangoon - địa điểm biểu tượng từng là khai mào nhiều phong trào nổi dậy của sinh viên cũng thu hút nhiều sự chú ý khi trong số những người tham gia tại đây có những cựu tù nhân cấp cao.
“Mỹ có thể có nền quân sự mạnh mẽ nhất thế giới nhưng tất cả các quyết định phải đệ trình lên bộ máy kiểm soát dân sự. Là một tổng thống kiêm tổng tư lệnh, tôi không thể chỉ áp đặt ý chí của mình lên Nghị viện, mặc dù đôi khi tôi ước mình có quyền đó”, Tổng thống Obama nhấn mạnh.
Tổng thống Obama phát biểu tại Đại học Rangoon
Khán giả tập trung tại Đại học Rangoon
Trong một diễn biến liên quan, giới chức Myanmar hôm nay 19-11 bắt đầu thả tự do cho hàng chục tù nhân chính trị, trong đó có Myint Aye - một nhân vật chống đối khét tiếng. Theo giới chức nhà tù và các nhà hoạt động, 66 tù nhân sẽ được thả tự do vào dịp này.
Thu Hằng (Theo Reuters, Guardian)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Hình ảnh chuyến thăm lịch sử tới Myanmar của TT Obama
Tổng thống Barack Obama vừa trở thành tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Mỹ đặt chân đến Myanmar, trong chuyến thăm lịch sử vào hôm nay 19-11.
Hình ảnh chuyến thăm lịch sử tới Myanmar của TT Obama
Tổng thống Barack Obama vừa trở thành tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Mỹ đặt chân đến Myanmar, trong chuyến thăm lịch sử vào hôm nay 19-11.
Trong suốt chuyến thăm kéo dài 6 giờ, Tổng thống Obama nỗ lực cân bằng giữa việc đề cao các bước tiến của chính phủ Myanmar và nhấn mạnh tăng cường cải cách.
Điểm dừng chân đầu tiên của Tổng thống Obama là trong cuộc hội đàm với Tổng thống Myanmar Thein Sein.
Điểm dừng chân đầu tiên của Tổng thống Obama là trong cuộc hội đàm với Tổng thống Myanmar Thein Sein.
“Tôi chia sẻ với ông ấy thực tế rằng tôi nhận ra đây mới chỉ là những bước đầu tiên của một hành trình còn dài”," Tổng thống Obama phát biểu với báo giới khi đang đứng cạnh ông Thein Sein.
"Tuy nhiên chúng tôi cho rằng tiến trình cải tổ kinh tế và dân chủ ở Myanmar do Tổng thống Thein Sein khởi xướng có thể mở ra những cơ hội phát triển đáng kể”, ông Obama khẳng định.
Tổng thống Obama bắt tay Tổng thống Myanmar Thein Sein
Phát biểu bằng tiếng mẹ đẻ, ông Thein Sein cho biết hai bên sẽ tiến về phía trước “trên cơ sở tin tưởng, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau”.
“Trong các cuộc thảo luận, chúng tôi cũng đạt tới các thỏa thuận vì sự phát triển dân chủ ở Myanmar cũng như sự phát triển nhân quyền phù hợp với tiêu chuẩn thế giới”, ông Thein Sein nhấn mạnh.
Hàng chục ngàn người, trong đó có nhiều trẻ em, vẫy cờ Myanmar và cờ Mỹ đón ông Obama tới thăm quốc hội cũ của Myanmar ở cố đô Rangoon - nơi Tổng thống Mỹ gặp ông Thein Sein.
“Trong các cuộc thảo luận, chúng tôi cũng đạt tới các thỏa thuận vì sự phát triển dân chủ ở Myanmar cũng như sự phát triển nhân quyền phù hợp với tiêu chuẩn thế giới”, ông Thein Sein nhấn mạnh.
Hàng chục ngàn người, trong đó có nhiều trẻ em, vẫy cờ Myanmar và cờ Mỹ đón ông Obama tới thăm quốc hội cũ của Myanmar ở cố đô Rangoon - nơi Tổng thống Mỹ gặp ông Thein Sein.
Người dân Myanmar chào đón Tổng thống Mỹ. Ảnh: Reuters
Một số người còn giơ những khẩu hiệu “Chúng tôi yêu Obama”. Đám đông còn tràn ra đường phố, cố gắng tới gần, chạm vào xe Tổng thống Mỹ.
Sau đó, ông Obama tới thăm và hội đàm với lãnh đạo đối lập kiêm biểu tượng ủng hộ dân chủ ở Myanmar, bà Aung San Suu Kyi tại ngôi nhà bên hồ của bà.
Tổng thống Mỹ thăm lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chào lãnh đạo đối lập kiêm biểu tượng ủng hộ dân chủ ở Myanmar,
bà Aung San Suu Kyi tại Rangoon. Ảnh: Reuters
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và bà Aung San Suu Kyi trở thành khán giả
trong bài phát biểu của ông Obama tại Đại học Rangoon
Trên đường đi, Tổng thống Obama đã dừng chân bất ngờ tại Chùa Shwedagon. Tại đây ông cùng Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và đoàn tháp tùng (trong đó có cả các mật vụ) đã đi chân trần trên các bậc thang đá khổng lồ.
Tổng thống Obama đã dừng chân bất ngờ tại Chùa Shwedagon. Ảnh: Reuters
Bài phát biểu của Tổng thống Obama tại Đại học Rangoon - địa điểm biểu tượng từng là khai mào nhiều phong trào nổi dậy của sinh viên cũng thu hút nhiều sự chú ý khi trong số những người tham gia tại đây có những cựu tù nhân cấp cao.
“Mỹ có thể có nền quân sự mạnh mẽ nhất thế giới nhưng tất cả các quyết định phải đệ trình lên bộ máy kiểm soát dân sự. Là một tổng thống kiêm tổng tư lệnh, tôi không thể chỉ áp đặt ý chí của mình lên Nghị viện, mặc dù đôi khi tôi ước mình có quyền đó”, Tổng thống Obama nhấn mạnh.
Tổng thống Obama phát biểu tại Đại học Rangoon
Khán giả tập trung tại Đại học Rangoon
Trong một diễn biến liên quan, giới chức Myanmar hôm nay 19-11 bắt đầu thả tự do cho hàng chục tù nhân chính trị, trong đó có Myint Aye - một nhân vật chống đối khét tiếng. Theo giới chức nhà tù và các nhà hoạt động, 66 tù nhân sẽ được thả tự do vào dịp này.
Thu Hằng (Theo Reuters, Guardian)