Truyện Ngắn & Phóng Sự
Hoa Hàng Xóm
Mùa Xuân ở Nam Cali thật tuyệt vời khi mặt trởi óng ả trên các ngọn cây và tiếng chim líu lo trên cành lá. Cuộc sống trong khu vưc tôi ở giữa hai thành phố
Nhìn những ông bà, cha mẹ đưa con đến trường.Những em bé ríu rít, tung tăng theo bố mẹ ra xe. Những cư dân, Mỹ, Mễ. Việt gặp nhau chào hỏi vui vẻ, thân thiện làm ai ai cũng cảm thấy hãnh diện vì được sống trong một đất nước, một xã hội đầy ấp tình thương và an bình.
Trên đường đi, những vườn hoa nhỏ xinh xắn, những chậu hoa, những giỏ hoa lan đủ màu sắc treo trước nhà hay bên cửa sổ. Con đường đầy hoa vô tình đưa tôi trở về thời hoa niên mơ mộng.Bên vách tường nhà ai là những bông hoa giấy đủ màu sắc. Những cụm hoa bông giấy màu đỏ thẩm gợi nhớ bao kỷ niệm mùa hè phượng đỏ rực rỡ ở Huế, ngân lên những cảm xúc nhẹ nhàng của tuổi học trò như dòng Hương Giang ngàn năm xuôi về phá Tam Giang rồi ra biển.
Tiếp theo là những hoa tím đua nhau khoe sắc tràn ngập cả lối đi làm nhớ lại bài thơ Màu tím hoa sim” của Hửu
Có những bông hoa nhỏ xíu không tên đủ màu sắc, mọc trong hốc đá, len lỏi giữa hàng rào hoặc chen chúc trong các sân cỏ xanh làm trái tim tôi rung động vì cái màu tim tím đó.
Tất cả những hoa đẹp trong mùa xuân nầy phần đông đều là do bàn tay mềm mại chăm sóc của các bà nội trợ sau thời gian rãnh rỗi.Đây không phải là những loại hoa chọn lọc được trồng theo thiết kế tại các vườn hoa nổi tiếng tạo thành một tấm thảm hay một bức tranh đầy màu sắc để bán hay cho du khách chiêm ngưỡng. Hoa hàng xóm đơn sơ, mộc mạc nhưng là những tác phẩm của những cư dân sống trong vùng và tùy thuộc vào văn hóa của mỗi gia đình và sự ưa thích của mỗi dân tộc.
Người Viêt Nam, ngoài trồng hoa lại thích trồng thêm vài cụm rau thơm hay vài cây ớt hiểm.Nhờ khí hậu tốt nên miền Nam cali quanh năm suốt tháng đều có rau xanh, cây trái, hoa quả. Người Việt Nam đi đâu cũng mang theo quê hương và rồi biến nơi mình ở thành quê hương thứ hai.Ngoài rau trái, đường sá ở quận Cam thỉnh thoáng lại có những tà áo dài với chiếc nón lá hay những chiếc áo bà ba căn đầy sức sống trong những ngày hội, ngày Tết.
Tôi lại nghĩ về những mùa hè của tuổi trẻ thời mới vào lính đi thực tập trên các chiến hạm.Bây giờ gặp nhau, bao nhiêu câu chuyện được bạn bè miên man kể theo dòng thời gian, từ chuyện đi thật xa qua Mỹ lãnh tàu, sửa chữa tàu cho đến những chuyến huấn luyện thực tập ngoài khơi.Lúc đó hình ảnh màu xanh của biển, màu áo xanh của người lính làm việc và chiến đấu vẫn còn in sâu trong trí nhớ.
Có những chiếc áo xanh ướt đẩm mồ hôi của những thủy thủ dưới cái nắng chói chang để gỏ sét trên bong tàu.Có những chiếc áo xanh ướt đẩm mồ hôi và máu bên các khẩu đại liên 30, 50 hay bên các khẩu đại bác 20 ly, 40 ly, 76 ly, 127 ly khi đối mặt với quân thù.Nhưng cũng có những người lính biển dạng dày gió sương nhưng khi bước chân lên các đảo Hoàng Sa,Trường Sa bạt ngàn gió biển cùng muôn cánh chim lạ thì lại trở nên vụng về, ngây thơ như đang lạc vào chốn thần tiên của hoang đảo.
Còn nhiều câu chuyện để kể về người lình biển VNCH như những ngày tuần tiểu Hoàng Sa và Trường Sa, những ngày ra các đảo ấy dựng bia chủ quyền.Những ngày tháng đó, những công việc quen đó, đọng lại thành kỷ niệm cho những thủy thủ già xa quê hương. Đó là những dòng chảy bền bỉ theo thời gian dù đã gần 40 năm dài xa cách.
Màu xanh của người lính biển ngày xưa và màu xanh hoa lá cành của nhiều người Việt đang sinh sống dù bất kỳ ở nơi đâu nhiều lúc găp nhau và giao thoa. Khi nghe tin ngày 20/3/2013 một tàu đánh cá của VN bị tàu Trung Cộng bắn cháy khi đang hành nghề tại Hoàng Sa, người Viêt Nam nào nghe tin nầy mà không đau xót.
Tôi còn nhớ, năm 1963-1964, khi phục vụ trên Hộ Tống Hạm Vạn Kiếp (HQ 02) dưới đời Hạm Trưởng HQ Đại Úy Bùi Huy Phong, chiến hạm đươc biêt phái ra Hải Khu Đà Nẵng.Chỉ huy trưởng Hải Khu lúc bấy giợ là Hải Quân Thiếu Tá Nguyễn Bá Trang.Lúc đang tuần tiểu ngoài khơi Đà Nẩng thì được lênh của Hải Khu ra Hoàng Sa để bắt một số ghe đanh cá của Trung Cộng đang đánh cá tại Hoàng Sa.Tin tức nầy có được nhờ phía Mỹ báo cho Vùng 1 Chiến Thuật và Vùng 1 báo cho Hải Khu Đà Nẳng.Chiến hạm liền trực chỉ Hoàng Sa.
Đây là những ghe đánh cá của các hợp tác xã ngư nghiệp Trung Cộng đi từ đảo Hải Nam xuống biển Đông.Các ghe đánh cá nầy dài khoảng 30 mét, rộng 4 mét làm bằng gỗ, chạy bằng buồm.Hằng năm theo gió mùa Đông-Bắc (từ tháng 9 đến tháng 12), các ghe đánh cá nầy căn buồm chạy xuống đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Khi đã đến vùng Hoàng Sa thì họ kéo buồm xuống và dùng chèo để di chuyển và đánh bắt cá.Gặp lúc biển động, họ neo ghe gần đảo rồi đổ bộ lên đảo trú ẩn.Đến mùa gió Đông-Nam (từ tháng 5 đến tháng 9), khi ghe đầy tôm cá, họ lại căn buồm theo gió chạy trở về lại đảo Hải Nam.
Lúc bấy giờ chiến hạm đã cho người xuống ghe khám xét.Trên ghe có khoảng 10 ngư dân, ngoài dụng cụ đánh bắt cá, ghe có những hầm chứa cá khô, hầm nước ngọt.Nhiều bao muối để muối cá và những bao gạo, bắp khô và những bao củ cải muối để làm lương thực trong nhiều tháng. Cá tôm bắt được đều làm sạch phơi khô, sau đó ướp với muổi hột rồi chất đầy trong các hầm trống.Thời đó, ngư dân Trung Cộng trông ốm yếu và thiếu quần áo. Sau khi làm các thủ tục khám xét, chiến hạm đã đưa các ghe đánh cá nầy về giao cho Hải Khu Đà Nẵng.
Ngày 2-4-2013, nhân khi găp mặt cựu HQ Đại Tả Nguyễn Bá Trang vá cựu HQ Đại Tá Nguyễn Xuân Sơn tai Nam Cali, tôi có hỏi NT Trang về viêc băt giữ và cách giải quyết các ghe đánh cá của
Trung Cộng tại Hoàng Sa thời đó thì NT Trang cho biết: “Hải Khu Đà Nẵng đã đối xử tử tế với các ngư dân Trung Cộng, giúp họ thực phẩm tươi nhất là thuốc lá. Sau đó chính phủ VNCH qua trung gian Lảnh Sự Quán Anh tại Đà Nẵng đã can thiệp.Cuối cùng các ghe của Trung Cộng và nhân viên vi phạm được thả về lại Hải Nam”.
Trong thời gian tuần tiểu vùng đảo Hoàng Sa, các chiến hạm VNCH thường găp nhiều ghe đánh cá của ngư dân Đà Nẵng và ngư dân đảo Lý Sơn còn gọi là cù lao Ré thuộc tỉnh Quảng Ngãi.Dân cư cù lao Ré ngoài làm nghề cá còn có nghề trồng tỏi và trồng hành.Các chiến hạm VNCH thường neo tại cù lao Ré để đi chợ và nghỉ ngơi.Đây cũng là dịp các thủy thủ trên các chiến hạm làm quen với các cô thiếu nữ trên đảo.
Những năm sau tôi lại đi chiếc Hải Vận Hạm Hương Giang (HQ 404) mà Hạm Trưởng lần lượt là Hải Quân Đại Úy Nguyễn Quang Dật và Hải Quân Đại Úy Võ Duy Ninh. Chiến hạm HQ 404 biệt phái ra Đà Nẳng để tiếp tế và chở các Đại Đội Địa Phương Quân ra trấn giữ đảo Hoàng Sa hoặc chở họ về Đà Nẵng sau sáu tháng ở đảo. Tôi cũng đã nhiều lần lên đảo Hoàng Sa, nhưng thời đó, ngoài những dãy nhà tôn cho đại đội ĐPQ và đài khí tượng còn có một cái miểu nhỏ xây cất từ thời nhà Nguyễn.Toàn bộ đảo là một dãy cát vàng dài chưa tới 500 mét với nhiều cây cỏ thấp trong đó nhiều nhất là cây mắc cỡ.
Cây mắc cỡ thân có gai, ban đêm lá xếp lại hoặc khi ta chạm vào cây thì toàn bộ lá xếp lại như các cô gái xuân e ấp, thẹn thùng gặp người yêu.Hoa mắc cỡ là loài “Mimosa Pudica”có lông tơ mịn và màu tím nhạt hay gọi là hoa trinh nữ thẹn thùng nhưng kiêu sa.
Bây giờ ngồi trên đất Mỹ, nhìn hoa hàng xóm và nhớ lại hoa trinh nữ trên đảo Hoàng Sa mà lòng thấy xót xa cho một đất nước Việt Nam thân yêu.
Tam Giang Hoàng Đinh Báu
Tân Sơn Hòa chuyển
Hoa Hàng Xóm
Mùa Xuân ở Nam Cali thật tuyệt vời khi mặt trởi óng ả trên các ngọn cây và tiếng chim líu lo trên cành lá. Cuộc sống trong khu vưc tôi ở giữa hai thành phố
Nhìn những ông bà, cha mẹ đưa con đến trường.Những em bé ríu rít, tung tăng theo bố mẹ ra xe. Những cư dân, Mỹ, Mễ. Việt gặp nhau chào hỏi vui vẻ, thân thiện làm ai ai cũng cảm thấy hãnh diện vì được sống trong một đất nước, một xã hội đầy ấp tình thương và an bình.
Trên đường đi, những vườn hoa nhỏ xinh xắn, những chậu hoa, những giỏ hoa lan đủ màu sắc treo trước nhà hay bên cửa sổ. Con đường đầy hoa vô tình đưa tôi trở về thời hoa niên mơ mộng.Bên vách tường nhà ai là những bông hoa giấy đủ màu sắc. Những cụm hoa bông giấy màu đỏ thẩm gợi nhớ bao kỷ niệm mùa hè phượng đỏ rực rỡ ở Huế, ngân lên những cảm xúc nhẹ nhàng của tuổi học trò như dòng Hương Giang ngàn năm xuôi về phá Tam Giang rồi ra biển.
Tiếp theo là những hoa tím đua nhau khoe sắc tràn ngập cả lối đi làm nhớ lại bài thơ Màu tím hoa sim” của Hửu
Có những bông hoa nhỏ xíu không tên đủ màu sắc, mọc trong hốc đá, len lỏi giữa hàng rào hoặc chen chúc trong các sân cỏ xanh làm trái tim tôi rung động vì cái màu tim tím đó.
Tất cả những hoa đẹp trong mùa xuân nầy phần đông đều là do bàn tay mềm mại chăm sóc của các bà nội trợ sau thời gian rãnh rỗi.Đây không phải là những loại hoa chọn lọc được trồng theo thiết kế tại các vườn hoa nổi tiếng tạo thành một tấm thảm hay một bức tranh đầy màu sắc để bán hay cho du khách chiêm ngưỡng. Hoa hàng xóm đơn sơ, mộc mạc nhưng là những tác phẩm của những cư dân sống trong vùng và tùy thuộc vào văn hóa của mỗi gia đình và sự ưa thích của mỗi dân tộc.
Người Viêt Nam, ngoài trồng hoa lại thích trồng thêm vài cụm rau thơm hay vài cây ớt hiểm.Nhờ khí hậu tốt nên miền Nam cali quanh năm suốt tháng đều có rau xanh, cây trái, hoa quả. Người Việt Nam đi đâu cũng mang theo quê hương và rồi biến nơi mình ở thành quê hương thứ hai.Ngoài rau trái, đường sá ở quận Cam thỉnh thoáng lại có những tà áo dài với chiếc nón lá hay những chiếc áo bà ba căn đầy sức sống trong những ngày hội, ngày Tết.
Tôi lại nghĩ về những mùa hè của tuổi trẻ thời mới vào lính đi thực tập trên các chiến hạm.Bây giờ gặp nhau, bao nhiêu câu chuyện được bạn bè miên man kể theo dòng thời gian, từ chuyện đi thật xa qua Mỹ lãnh tàu, sửa chữa tàu cho đến những chuyến huấn luyện thực tập ngoài khơi.Lúc đó hình ảnh màu xanh của biển, màu áo xanh của người lính làm việc và chiến đấu vẫn còn in sâu trong trí nhớ.
Có những chiếc áo xanh ướt đẩm mồ hôi của những thủy thủ dưới cái nắng chói chang để gỏ sét trên bong tàu.Có những chiếc áo xanh ướt đẩm mồ hôi và máu bên các khẩu đại liên 30, 50 hay bên các khẩu đại bác 20 ly, 40 ly, 76 ly, 127 ly khi đối mặt với quân thù.Nhưng cũng có những người lính biển dạng dày gió sương nhưng khi bước chân lên các đảo Hoàng Sa,Trường Sa bạt ngàn gió biển cùng muôn cánh chim lạ thì lại trở nên vụng về, ngây thơ như đang lạc vào chốn thần tiên của hoang đảo.
Còn nhiều câu chuyện để kể về người lình biển VNCH như những ngày tuần tiểu Hoàng Sa và Trường Sa, những ngày ra các đảo ấy dựng bia chủ quyền.Những ngày tháng đó, những công việc quen đó, đọng lại thành kỷ niệm cho những thủy thủ già xa quê hương. Đó là những dòng chảy bền bỉ theo thời gian dù đã gần 40 năm dài xa cách.
Màu xanh của người lính biển ngày xưa và màu xanh hoa lá cành của nhiều người Việt đang sinh sống dù bất kỳ ở nơi đâu nhiều lúc găp nhau và giao thoa. Khi nghe tin ngày 20/3/2013 một tàu đánh cá của VN bị tàu Trung Cộng bắn cháy khi đang hành nghề tại Hoàng Sa, người Viêt Nam nào nghe tin nầy mà không đau xót.
Tôi còn nhớ, năm 1963-1964, khi phục vụ trên Hộ Tống Hạm Vạn Kiếp (HQ 02) dưới đời Hạm Trưởng HQ Đại Úy Bùi Huy Phong, chiến hạm đươc biêt phái ra Hải Khu Đà Nẵng.Chỉ huy trưởng Hải Khu lúc bấy giợ là Hải Quân Thiếu Tá Nguyễn Bá Trang.Lúc đang tuần tiểu ngoài khơi Đà Nẩng thì được lênh của Hải Khu ra Hoàng Sa để bắt một số ghe đanh cá của Trung Cộng đang đánh cá tại Hoàng Sa.Tin tức nầy có được nhờ phía Mỹ báo cho Vùng 1 Chiến Thuật và Vùng 1 báo cho Hải Khu Đà Nẳng.Chiến hạm liền trực chỉ Hoàng Sa.
Đây là những ghe đánh cá của các hợp tác xã ngư nghiệp Trung Cộng đi từ đảo Hải Nam xuống biển Đông.Các ghe đánh cá nầy dài khoảng 30 mét, rộng 4 mét làm bằng gỗ, chạy bằng buồm.Hằng năm theo gió mùa Đông-Bắc (từ tháng 9 đến tháng 12), các ghe đánh cá nầy căn buồm chạy xuống đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Khi đã đến vùng Hoàng Sa thì họ kéo buồm xuống và dùng chèo để di chuyển và đánh bắt cá.Gặp lúc biển động, họ neo ghe gần đảo rồi đổ bộ lên đảo trú ẩn.Đến mùa gió Đông-Nam (từ tháng 5 đến tháng 9), khi ghe đầy tôm cá, họ lại căn buồm theo gió chạy trở về lại đảo Hải Nam.
Lúc bấy giờ chiến hạm đã cho người xuống ghe khám xét.Trên ghe có khoảng 10 ngư dân, ngoài dụng cụ đánh bắt cá, ghe có những hầm chứa cá khô, hầm nước ngọt.Nhiều bao muối để muối cá và những bao gạo, bắp khô và những bao củ cải muối để làm lương thực trong nhiều tháng. Cá tôm bắt được đều làm sạch phơi khô, sau đó ướp với muổi hột rồi chất đầy trong các hầm trống.Thời đó, ngư dân Trung Cộng trông ốm yếu và thiếu quần áo. Sau khi làm các thủ tục khám xét, chiến hạm đã đưa các ghe đánh cá nầy về giao cho Hải Khu Đà Nẵng.
Ngày 2-4-2013, nhân khi găp mặt cựu HQ Đại Tả Nguyễn Bá Trang vá cựu HQ Đại Tá Nguyễn Xuân Sơn tai Nam Cali, tôi có hỏi NT Trang về viêc băt giữ và cách giải quyết các ghe đánh cá của
Trung Cộng tại Hoàng Sa thời đó thì NT Trang cho biết: “Hải Khu Đà Nẵng đã đối xử tử tế với các ngư dân Trung Cộng, giúp họ thực phẩm tươi nhất là thuốc lá. Sau đó chính phủ VNCH qua trung gian Lảnh Sự Quán Anh tại Đà Nẵng đã can thiệp.Cuối cùng các ghe của Trung Cộng và nhân viên vi phạm được thả về lại Hải Nam”.
Trong thời gian tuần tiểu vùng đảo Hoàng Sa, các chiến hạm VNCH thường găp nhiều ghe đánh cá của ngư dân Đà Nẵng và ngư dân đảo Lý Sơn còn gọi là cù lao Ré thuộc tỉnh Quảng Ngãi.Dân cư cù lao Ré ngoài làm nghề cá còn có nghề trồng tỏi và trồng hành.Các chiến hạm VNCH thường neo tại cù lao Ré để đi chợ và nghỉ ngơi.Đây cũng là dịp các thủy thủ trên các chiến hạm làm quen với các cô thiếu nữ trên đảo.
Những năm sau tôi lại đi chiếc Hải Vận Hạm Hương Giang (HQ 404) mà Hạm Trưởng lần lượt là Hải Quân Đại Úy Nguyễn Quang Dật và Hải Quân Đại Úy Võ Duy Ninh. Chiến hạm HQ 404 biệt phái ra Đà Nẳng để tiếp tế và chở các Đại Đội Địa Phương Quân ra trấn giữ đảo Hoàng Sa hoặc chở họ về Đà Nẵng sau sáu tháng ở đảo. Tôi cũng đã nhiều lần lên đảo Hoàng Sa, nhưng thời đó, ngoài những dãy nhà tôn cho đại đội ĐPQ và đài khí tượng còn có một cái miểu nhỏ xây cất từ thời nhà Nguyễn.Toàn bộ đảo là một dãy cát vàng dài chưa tới 500 mét với nhiều cây cỏ thấp trong đó nhiều nhất là cây mắc cỡ.
Cây mắc cỡ thân có gai, ban đêm lá xếp lại hoặc khi ta chạm vào cây thì toàn bộ lá xếp lại như các cô gái xuân e ấp, thẹn thùng gặp người yêu.Hoa mắc cỡ là loài “Mimosa Pudica”có lông tơ mịn và màu tím nhạt hay gọi là hoa trinh nữ thẹn thùng nhưng kiêu sa.
Bây giờ ngồi trên đất Mỹ, nhìn hoa hàng xóm và nhớ lại hoa trinh nữ trên đảo Hoàng Sa mà lòng thấy xót xa cho một đất nước Việt Nam thân yêu.
Tam Giang Hoàng Đinh Báu
Tân Sơn Hòa chuyển