Di Sản Hồ Chí Minh
Hoa Kỳ không muốn ‘quan hệ đổi chác’ với Việt Nam
Một nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ mới tuyên bố như vậy trong khi giới quan sát nhận định rằng Hà Nội dường như đang sử dụng các nhà bất đồng chính kiến trong cuộc mặc cả với Washington.
Ông Malinowski (phải) đảm nhận vị trí Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ hồi tháng Năm năm nay, và trước đó, ông là Giám đốc Văn phòng của Human Rights Watch ở thủ đô Washington. |
Một nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ mới tuyên bố như vậy trong khi giới
quan sát nhận định rằng Hà Nội dường như đang sử dụng các nhà bất đồng
chính kiến trong cuộc mặc cả với Washington.
Trong cuộc gặp với báo giới, kết thúc chuyến thăm kéo dài nhiều ngày tới
Việt Nam tuần trước, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Dân chủ, Nhân quyền
và Lao động, ông Tom Malinowski đã đề cập tới nhiều khía cạnh của mối
quan hệ Việt – Mỹ.
Nhà ngoại giao từng là Giám đốc văn phòng của tổ chức thúc đẩy nhân
quyền Human Rights Watch ở thủ đô Hoa Kỳ cho biết: “Thông điệp chúng tôi
gửi tới những người đã gặp là, hiện có một cơ hội lịch sử để xây dựng
một mối quan hệ gần gũi hơn nhiều giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nhưng chúng
tôi không muốn đó là một mối quan hệ đổi chác, tức là chúng tôi đến với
Việt Nam khi chúng tôi cần họ vì một cái gì đó và phía Việt Nam đến với
chúng tôi khi họ cần chúng tôi vì một cái gì đó”.
Thông điệp chúng tôi gửi tới những người đã gặp là, hiện có một cơ hội lịch sử để xây dựng một mối quan hệ gần gũi hơn nhiều giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nhưng chúng tôi không muốn đó là một mối quan hệ đổi chác, tức là chúng tôi đến với Việt Nam khi chúng tôi cần họ vì một cái gì đó và phía Việt Nam đến với chúng tôi khi họ cần chúng tôi vì một cái gì đó.Ông Malinowski nói.
Ông Malinowski nói thêm rằng phía Mỹ muốn mối bang giao với Hà Nội “sâu
sắc và bền vững hơn như các mối quan hệ đối tác của Mỹ với các bạn hữu
và các đồng minh thân thiết nhất ở châu Á, châu Âu cũng như những nơi
khác”.
Nhưng để đạt tới điều đó, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho rằng mối quan hệ Hà
Nội - Washington cần phải “dựa trên những giá trị chung”, và đó là lý
do vì sao Hoa Kỳ “nhấn mạnh rất nhiều tới vấn đề nhân quyền”.
Ông Malinowski có đề cập tới một số tiến bộ của Việt Nam, trong đó có
việc thả 12 tù nhân lương tâm, nhưng ông nói phía Mỹ “muốn thấy nhiều
hơn thế”.
Nhà ngoại giao này cũng đề cập cụ thể tới những người bị cầm tù vì bày
tỏ quan điểm một cách ôn hòa như luật sư Lê Quốc Quân, blogger Anh Ba
Sàm hay blogger Tạ Phong Tần.
Về các cá nhân mà phương Tây gọi là tù nhân lương tâm như blogger Điếu
Cày, trong khi Việt Nam lại chỉ coi là những người vi phạm pháp luật,
ông Malinowski nói: "Sự thật là, một người đã vi phạm pháp luật vì pháp
luật trong nước không phù hợp với các cam kết về nhân quyền trong hiến
pháp của Việt Nam. Pháp luật quả thực ngăn cấm những điều như tuyên
truyền chống nhà nước. Vì vậy, ở một mức độ, chính phủ có thể nói không
sai rằng một số người mà chúng tôi coi là tù nhân lương tâm đã vi phạm
pháp luật".
Sự thật là, một người đã vi phạm pháp luật vì pháp luật trong nước không phù hợp với các cam kết về nhân quyền trong hiến pháp của Việt Nam. Pháp luật quả thực ngăn cấm những điều như tuyên truyền chống nhà nước. Vì vậy, ở một mức độ, chính phủ có thể nói không sai rằng một số người mà chúng tôi coi là tù nhân lương tâm đã vi phạm pháp luật.Ông Malinowski nói thêm.
Ông nói thêm: "Và đó là lý do vì sao cách thức để giải quyết vấn đề hóc
búa này, cho dù có đồng ý về các thuật ngữ hay không, là phải làm công
việc khó khăn là cải cách luật pháp. Điều đó sẽ mất thời gian, nhưng lại
giúp chúng tôi vượt qua cái mốc hiện thời khi mà chúng tôi tranh cãi về
các trường hợp cụ thể, để hướng tới một mối quan hệ ít tính chất đổi
chác hơn giữa Mỹ và Việt Nam".
Ông Malinowski tới Việt Nam hôm thứ Ba tuần trước, cùng ngày chính quyền địa phương thả blogger Điếu Cày và cho ông sang Mỹ.
Nhà bất đồng chính kiến từng được Tổng thống Obama nêu tên được phóng
thích không lâu sau khi Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí đối với
Việt Nam và hai nước đang gấp rút hoàn tất việc thương thảo về Hiệp định
Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nói rằng một phần quan trọng trong quá trình gia
nhập TPP là Việt Nam “cần phải cải cách luật pháp từ đó cho phép công
dân Việt Nam quyền được thành lập các tổ chức công đoàn”.
Ông nói: “Quyền lao động là một phần của các cuộc đàm phán TPP. TPP cũng
phải được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn và ngoài quyền lao động, Quốc hội
Hoa Kỳ rất quan tâm về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Vì vậy, sự tiến
bộ sẽ giúp chúng tôi thuyết phục Quốc hội của chúng tôi dễ dàng hơn
nhiều rằng họ nên thông qua TPP với Việt Nam như là một phần của thỏa
thuận”.
Trong cuộc phỏng vấn với đài VOA, blogger Điếu Cày cho biết ông bị buộc
phải rời Việt Nam rồi sang Mỹ và Hà Nội không cho ông lựa chọn nào khác.
Trong một số trường hợp, chính phủ Việt Nam đã khăng khăng đòi tù nhân được thả phải rời khỏi đất nước khi được thả. Trong những trường hợp khác, chính phủ đã cho phép họ ở lại Việt Nam. Trong trường hợp đầu tiên, tức là chính phủ yêu cầu tù nhân phải ra đi, chúng tôi tất nhiên sẽ tiếp nhận nếu đó là mong muốn của các tù nhân. Nhưng điều đó không phải là lý tưởng.Ông Malinowski nói.
Khi được hỏi là điều đó là sự lựa chọn của nhà bất đồng chính kiến này,
hay là thỏa thuận giữa Washington và Hà Nội, quan chức ngoại giao phụ
trách về vấn đề nhân quyền nói: "Trong một số trường hợp, chính phủ Việt
Nam đã khăng khăng đòi tù nhân được thả phải rời khỏi đất nước khi được
thả. Trong những trường hợp khác, chính phủ đã cho phép họ ở lại Việt
Nam. Trong trường hợp đầu tiên, tức là chính phủ yêu cầu tù nhân phải ra
đi, chúng tôi tất nhiên sẽ tiếp nhận nếu đó là mong muốn của các tù
nhân. Nhưng điều đó không phải là lý tưởng".
Ông Malinowski cho biết thêm: "Chúng tôi đã nói rõ ràng với chính phủ
Việt Nam rằng những người bị lấy đi quyền tự do của họ, vì bày tỏ chính
kiến một cách ôn hòa, cần được thả và được phép tiếp tục cuộc sống của
họ ở Việt Nam. Đó mới là sự tiến bộ về nhân quyền thật sự. Nếu họ đến
Hoa Kỳ, họ thường sẽ đi với một quy chế đặc biệt theo đó họ có một con
đường để nhập quốc tịch sau một vài năm nếu họ chấp nhận con đường đó.
Như vậy, đó là sự lựa chọn của họ".
Trong các cuộc họp với các quan chức Việt Nam, ông Malinowski cho biết
cuộc gặp “rất nghiêm túc và thực chất” với một thứ trưởng Bộ Công an kéo
dài gần hai tiếng.
Nhà ngoại giao này cho biết ông nghĩ ông là quan chức cấp cao đầu tiên
của Washington tới thăm một nhà tù ở Việt Nam, nhưng cho hay, ông không
gặp tù nhân lương tâm nào trong trại giam.
(VOA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Hoa Kỳ không muốn ‘quan hệ đổi chác’ với Việt Nam
Một nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ mới tuyên bố như vậy trong khi giới quan sát nhận định rằng Hà Nội dường như đang sử dụng các nhà bất đồng chính kiến trong cuộc mặc cả với Washington.
Ông Malinowski (phải) đảm nhận vị trí Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ hồi tháng Năm năm nay, và trước đó, ông là Giám đốc Văn phòng của Human Rights Watch ở thủ đô Washington. |
Một nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ mới tuyên bố như vậy trong khi giới
quan sát nhận định rằng Hà Nội dường như đang sử dụng các nhà bất đồng
chính kiến trong cuộc mặc cả với Washington.
Trong cuộc gặp với báo giới, kết thúc chuyến thăm kéo dài nhiều ngày tới
Việt Nam tuần trước, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Dân chủ, Nhân quyền
và Lao động, ông Tom Malinowski đã đề cập tới nhiều khía cạnh của mối
quan hệ Việt – Mỹ.
Nhà ngoại giao từng là Giám đốc văn phòng của tổ chức thúc đẩy nhân
quyền Human Rights Watch ở thủ đô Hoa Kỳ cho biết: “Thông điệp chúng tôi
gửi tới những người đã gặp là, hiện có một cơ hội lịch sử để xây dựng
một mối quan hệ gần gũi hơn nhiều giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nhưng chúng
tôi không muốn đó là một mối quan hệ đổi chác, tức là chúng tôi đến với
Việt Nam khi chúng tôi cần họ vì một cái gì đó và phía Việt Nam đến với
chúng tôi khi họ cần chúng tôi vì một cái gì đó”.
Thông điệp chúng tôi gửi tới những người đã gặp là, hiện có một cơ hội lịch sử để xây dựng một mối quan hệ gần gũi hơn nhiều giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nhưng chúng tôi không muốn đó là một mối quan hệ đổi chác, tức là chúng tôi đến với Việt Nam khi chúng tôi cần họ vì một cái gì đó và phía Việt Nam đến với chúng tôi khi họ cần chúng tôi vì một cái gì đó.Ông Malinowski nói.
Ông Malinowski nói thêm rằng phía Mỹ muốn mối bang giao với Hà Nội “sâu
sắc và bền vững hơn như các mối quan hệ đối tác của Mỹ với các bạn hữu
và các đồng minh thân thiết nhất ở châu Á, châu Âu cũng như những nơi
khác”.
Nhưng để đạt tới điều đó, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho rằng mối quan hệ Hà
Nội - Washington cần phải “dựa trên những giá trị chung”, và đó là lý
do vì sao Hoa Kỳ “nhấn mạnh rất nhiều tới vấn đề nhân quyền”.
Ông Malinowski có đề cập tới một số tiến bộ của Việt Nam, trong đó có
việc thả 12 tù nhân lương tâm, nhưng ông nói phía Mỹ “muốn thấy nhiều
hơn thế”.
Nhà ngoại giao này cũng đề cập cụ thể tới những người bị cầm tù vì bày
tỏ quan điểm một cách ôn hòa như luật sư Lê Quốc Quân, blogger Anh Ba
Sàm hay blogger Tạ Phong Tần.
Về các cá nhân mà phương Tây gọi là tù nhân lương tâm như blogger Điếu
Cày, trong khi Việt Nam lại chỉ coi là những người vi phạm pháp luật,
ông Malinowski nói: "Sự thật là, một người đã vi phạm pháp luật vì pháp
luật trong nước không phù hợp với các cam kết về nhân quyền trong hiến
pháp của Việt Nam. Pháp luật quả thực ngăn cấm những điều như tuyên
truyền chống nhà nước. Vì vậy, ở một mức độ, chính phủ có thể nói không
sai rằng một số người mà chúng tôi coi là tù nhân lương tâm đã vi phạm
pháp luật".
Sự thật là, một người đã vi phạm pháp luật vì pháp luật trong nước không phù hợp với các cam kết về nhân quyền trong hiến pháp của Việt Nam. Pháp luật quả thực ngăn cấm những điều như tuyên truyền chống nhà nước. Vì vậy, ở một mức độ, chính phủ có thể nói không sai rằng một số người mà chúng tôi coi là tù nhân lương tâm đã vi phạm pháp luật.Ông Malinowski nói thêm.
Ông nói thêm: "Và đó là lý do vì sao cách thức để giải quyết vấn đề hóc
búa này, cho dù có đồng ý về các thuật ngữ hay không, là phải làm công
việc khó khăn là cải cách luật pháp. Điều đó sẽ mất thời gian, nhưng lại
giúp chúng tôi vượt qua cái mốc hiện thời khi mà chúng tôi tranh cãi về
các trường hợp cụ thể, để hướng tới một mối quan hệ ít tính chất đổi
chác hơn giữa Mỹ và Việt Nam".
Ông Malinowski tới Việt Nam hôm thứ Ba tuần trước, cùng ngày chính quyền địa phương thả blogger Điếu Cày và cho ông sang Mỹ.
Nhà bất đồng chính kiến từng được Tổng thống Obama nêu tên được phóng
thích không lâu sau khi Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí đối với
Việt Nam và hai nước đang gấp rút hoàn tất việc thương thảo về Hiệp định
Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nói rằng một phần quan trọng trong quá trình gia
nhập TPP là Việt Nam “cần phải cải cách luật pháp từ đó cho phép công
dân Việt Nam quyền được thành lập các tổ chức công đoàn”.
Ông nói: “Quyền lao động là một phần của các cuộc đàm phán TPP. TPP cũng
phải được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn và ngoài quyền lao động, Quốc hội
Hoa Kỳ rất quan tâm về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Vì vậy, sự tiến
bộ sẽ giúp chúng tôi thuyết phục Quốc hội của chúng tôi dễ dàng hơn
nhiều rằng họ nên thông qua TPP với Việt Nam như là một phần của thỏa
thuận”.
Trong cuộc phỏng vấn với đài VOA, blogger Điếu Cày cho biết ông bị buộc
phải rời Việt Nam rồi sang Mỹ và Hà Nội không cho ông lựa chọn nào khác.
Trong một số trường hợp, chính phủ Việt Nam đã khăng khăng đòi tù nhân được thả phải rời khỏi đất nước khi được thả. Trong những trường hợp khác, chính phủ đã cho phép họ ở lại Việt Nam. Trong trường hợp đầu tiên, tức là chính phủ yêu cầu tù nhân phải ra đi, chúng tôi tất nhiên sẽ tiếp nhận nếu đó là mong muốn của các tù nhân. Nhưng điều đó không phải là lý tưởng.Ông Malinowski nói.
Khi được hỏi là điều đó là sự lựa chọn của nhà bất đồng chính kiến này,
hay là thỏa thuận giữa Washington và Hà Nội, quan chức ngoại giao phụ
trách về vấn đề nhân quyền nói: "Trong một số trường hợp, chính phủ Việt
Nam đã khăng khăng đòi tù nhân được thả phải rời khỏi đất nước khi được
thả. Trong những trường hợp khác, chính phủ đã cho phép họ ở lại Việt
Nam. Trong trường hợp đầu tiên, tức là chính phủ yêu cầu tù nhân phải ra
đi, chúng tôi tất nhiên sẽ tiếp nhận nếu đó là mong muốn của các tù
nhân. Nhưng điều đó không phải là lý tưởng".
Ông Malinowski cho biết thêm: "Chúng tôi đã nói rõ ràng với chính phủ
Việt Nam rằng những người bị lấy đi quyền tự do của họ, vì bày tỏ chính
kiến một cách ôn hòa, cần được thả và được phép tiếp tục cuộc sống của
họ ở Việt Nam. Đó mới là sự tiến bộ về nhân quyền thật sự. Nếu họ đến
Hoa Kỳ, họ thường sẽ đi với một quy chế đặc biệt theo đó họ có một con
đường để nhập quốc tịch sau một vài năm nếu họ chấp nhận con đường đó.
Như vậy, đó là sự lựa chọn của họ".
Trong các cuộc họp với các quan chức Việt Nam, ông Malinowski cho biết
cuộc gặp “rất nghiêm túc và thực chất” với một thứ trưởng Bộ Công an kéo
dài gần hai tiếng.
Nhà ngoại giao này cho biết ông nghĩ ông là quan chức cấp cao đầu tiên
của Washington tới thăm một nhà tù ở Việt Nam, nhưng cho hay, ông không
gặp tù nhân lương tâm nào trong trại giam.
(VOA)