Tham Khảo
Hoa Kỳ và Trung Quốc phối hợp với nhau trong sự đảo ngược chính sách
Tác giả: Carol E. Lee và Te-Ping Chen
Dịch giả: Trần Văn Minh
11-2-2017
Trump cam kết sẽ tôn trọng chính sách lâu đời, không công nhận Đài Loan về mặt ngoại giao.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cam kết tôn trọng một thỏa thuận lâu đời rằng Hoa Kỳ sẽ không công nhận Đài Loan về mặt ngoại giao, trong một cuộc điện đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình vào cuối ngày thứ Năm.
Quyết định rút lại lời đe dọa của Tổng thống Donald Trump về việc hủy bỏ mối quan hệ nền tảng giữa Hoa Kỳ – Trung Quốc, đã được thực hiện trước cuộc gọi điện thoại cho người đồng nhiệm Tập Cận Bình hồi tuần này, một phần trong hành động hướng tới tính liên tục trong cách tiếp cận của Washington đối với Châu Á.
Một viên chức cao cấp Mỹ nói, ông Trump và ông Tập nói chuyện điện thoại chưa đầy 5 phút hồi tối thứ Năm khi lời đe dọa của tân chính quyền muốn hủy bỏ thỏa thuận lâu đời của Mỹ với Trung Quốc, việc từ chối công nhận ngoại giao với Đài Loan, đã bị bỏ qua một bên.
Ông Tập nói với ông Trump trong một cuộc trao đổi được ghi lại, “Tôi muốn ông duy trì chính sách ‘Một Trung Quốc’.”
Viên chức đó nói rằng, ông Trump trả lời: “Thể theo lời yêu cầu của ông, tôi sẽ làm điều đó”.
Ông Trump vừa ăn bữa cơm tối với nhà tài trợ Cộng hòa Sheldon Adelson, Ngoại trưởng Rex Tillerson và bà Nikki Haley, đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc.
Các viên chức Nhà Trắng từ chối không cho biết ông Trump đã nhận được điều gì khi xuống nước về chính sách Một Trung Quốc. Lục Khảng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc không trực tiếp đề cập đến câu hỏi liệu Trung Quốc có bước nhượng bộ nào để đáp lại hay không.
Đối với ông Trump, sự việc này đánh dấu một bước tháo lui đáng kể, nhưng cũng đưa tới một cơ hội để tiếp tục đẩy mạnh các cuộc đàm phán về các vấn đề kinh tế và an ninh, rất quan trọng đối với chính sách của ông trong khu vực.
Viên chức cao cấp này nói, hai nhà lãnh đạo đã có cuộc thảo luận dài 45 phút về các vấn đề khác nhau, từ thương mại đến đời sống cá nhân, vợ chồng và gia đình.
Viên chức này nói rằng: “Thực sự là một cơ hội để bảo đảm mối quan hệ với Trung Quốc được thiết lập lại”.
Đây cũng là một cơ hội để ông Trump nói chuyện trực tiếp với ông Tập. Đội ngũ nhân viên Nhà Trắng đã làm việc trong nhiều ngày để sắp xếp cuộc gọi, xảy ra nhiều tuần sau cuộc trò chuyện hồi tháng Mười Hai của ông Trump với tổng thống Đài Loan, một cuộc gọi đã phá vỡ nghi thức ngoại giao của nhiều thập niên mà Hoa Kỳ đã đồng ý không công nhận Đài Loan về mặt ngoại giao.
Với ông Tập Cận Bình, thời điểm này phản ánh phương thức chờ đợi của Trung Quốc đối với tân tổng thống Hoa Kỳ mang lại kết quả. Bắc Kinh đã nói rõ với chính quyền Trump rằng sự tôn trọng của Hoa Kỳ đối với chính sách ‘Một Trung Quốc’ là điều kiện tiên quyết bất khả xâm phạm trong mối quan hệ [giữa hai nước].
Bắc Kinh ca ngợi sự thay đổi của ông Trump về chính sách Một Trung Quốc. Ông Tập bày tỏ sự trân trọng trong suốt cuộc gọi, theo thông tấn xã nhà nước Tân Hoa Xã. Một viên chức cao cấp Mỹ cho biết, ông Tập đã dành thời gian để khen ngợi ông Trump trong việc thắng cử, là điều tổng thống trân trọng.
Đối với ông Trump, đây là một phần của một thông điệp lớn hơn cho khu vực [Châu Á] trong tuần này và một ngày trước cuộc họp ở Nhà Trắng với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào thứ Sáu [ngày 10/2/2017].
Sau cuộc họp tại phòng Bầu dục với ông Abe, tại một cuộc họp báo, ông Trump đã trấn an Nhật Bản và các nước Châu Á-Thái Bình Dương khác rằng, ông sẽ không hủy bỏ chính sách đối ngoại nhiều thập niên của Mỹ bằng cách giảm bớt sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực. Đồng minh lo sợ ông sẽ làm như vậy sau khi ông đặt câu hỏi về sự củng cố lực lượng và gợi ý trong chiến dịch của ông rằng, các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc nên trang bị vũ khí hạt nhân.
“Chúng tôi cam kết an ninh cho Nhật Bản và tất cả các khu vực dưới sự kiểm soát hành chính của Nhật Bản và tăng cường hơn nữa liên minh rất quan trọng của chúng tôi”, ông Trump cho biết tại một cuộc họp báo chung với ông Abe. “Liên minh Mỹ – Nhật là nền tảng của hòa bình và ổn định ở khu vực Thái Bình Dương”.
Ông [Trump] nói, cuộc trò chuyện với ông Tập và mối quan hệ gần gũi của Hoa Kỳ với Trung Quốc sẽ có lợi cho Nhật Bản.
Ông Trump nói về cuộc điện đàm với ông Tập, “Đó là một cuộc trò chuyện rất thân mật. Tôi nghĩ rằng chúng tôi đang ở trên tiến trình rất thân thiện với nhau. Tôi tin rằng tất cả sẽ suôn sẻ với mọi nước, Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và tất cả các nước trong khu vực”.
Các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng, sự thay đổi trong ngôn ngữ của ông Trump là chuyện đương nhiên.
Trương Duệ Tráng, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nam Khai ở Thiên Tân cho biết, “Một số điều bạn không cần phải hấp tấp đáp trả bằng phương thức ăn miếng trả miếng. Thay vào đó, cho ông ta một thời gian, và để cho ông ta từ từ, tự mình nhận ra sự việc”.
Tuy nhiên, một số nhà quan sát đã phải thất vọng.
Ông Sean King, một chuyên gia về Châu Á và phó giám đốc cao cấp của công ty tư vấn Park Strategies nói: “Tôi đoán tôi luôn biết Tổng thống Trump cuối cùng sẽ tái khẳng định chính sách Một Trung Quốc của chúng tôi, nhưng tôi hy vọng ít nhất là có một cuộc thảo luận cởi mở, thẳng thắn hơn về nguồn gốc và tính thích đáng liên tục của chính sách này trước khi làm như vậy”.
Ông King nói sự đảo ngược sẽ gây tổn thương cho Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn.
Cuộc điện đàm giữa ông Trump và bà Thái đã làm dấy lên cả sự vui mừng lẫn lo lắng ở Đài Loan, bao gồm nỗi lo ngại rằng hòn đảo này có thể trở thành một con cờ trong quan hệ Hoa Kỳ -Trung Quốc. Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh ly khai kể từ khi Quốc Dân Đảng Tưởng Giới Thạch thiết lập một chính quyền ở đó vào năm 1949, sau nhiều năm nội chiến.
Thỏa thuận duy trì chính sách Một Trung Quốc của ông Trump đánh dấu một trong hàng loạt quan điểm về châu Á mà ông lui bước kể từ khi nhậm chức. Ông đã gạt cuộc điện đàm với bà Thái sang một bên, cho rằng không có gì quan trọng, và cam kết sẽ sử dụng chính sách Một Trung Quốc như đòn bẩy trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc về các vấn đề an ninh và kinh tế gây tranh cãi.
Trong suốt chiến dịch tranh cử, Trump cũng đe dọa sẽ áp đặt thuế thương mại 45% lên hàng hóa Trung Quốc và hứa sẽ tuyên bố Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ vào ngày đầu tiên nhậm chức.
Nhưng ông đã rút lại lời cam kết, nói với Wall Street Journal trong một cuộc phỏng vấn trước khi nhậm chức hồi tháng trước, rằng ông muốn nói chuyện với Trung Quốc trước.
Hôm thứ Sáu, ông Trump hứa chẳng bao lâu sẽ có “một sân chơi bình đẳng” về định giá tiền tệ khi được hỏi liệu ông sẽ tiếp tục gây áp lực lên các nhà lãnh đạo Trung Quốc về các hành động hạ giá đồng tiền của họ trong quá khứ hay không.
Ông Trump nói không cần suy nghĩ: “Đó là cách duy nhất mà bạn có thể cạnh tranh công bằng trong thương mại và những thứ khác”.
Một viên chức cao cấp của Mỹ cho biết vấn đề này đã được nêu lên trong cuộc điện đàm trong bối cảnh các vấn đề kinh tế, nhưng không phải là một điểm quan trọng trong cuộc thảo luận.
David Lampton, giáo sư tại khoa Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp của trường Đại học Johns Hopkins, cho biết, Trung Quốc có thể sẵn sàng làm một vài điều để cố gắng đưa mối quan hệ theo hướng tích cực hơn, chẳng hạn như gia tăng áp lực đối với Bắc Triều Tiên về mối đe dọa hạt nhân hay khởi sự đàm phán về một hiệp ước đầu tư song phương.
Ông nói: “Nếu tôi là Trung Quốc, tôi sẽ hoan nghênh các tuyên bố gần đây, nhưng tôi sẽ không xem thường chúng. Điều này có thể mở ra khả năng cho sự tiến bộ chừng mực ở những lãnh vực khác, nhưng về lâu dài, chính sách này có thể được điều chỉnh khi hai nước tương tác với nhau”.
Eswar Prasad, một cựu chuyên gia Trung Quốc tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế và một giáo sư tại Đại học Cornell, cho biết, sự thay đổi này có thể có tác dụng có ích cho doanh nghiệp Hoa Kỳ.
Ông Prasad nói, “Chuyện này làm dịu bớt những căng thẳng chính trị, cũng như kinh tế, là những điều chắc chắn gắn bó với nhau trong môi trường này”.
Trong những ngày gần đây, chính quyền Trump đã tìm cách làm rõ cách tiếp cận với châu Á. Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đã có chuyến thăm các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản để trấn an họ rằng, Mỹ có kế hoạch tiếp tục đóng quân ở cả hai nước, theo sau đề xuất của ông Trump rằng sự hiện diện của [quân đội Mỹ] – đóng vai trò thành lũy chống lại sự xâm lấn quân sự của Bắc Kinh và Bình Nhưỡng – quá tốn kém cho nước Mỹ.
Tương tự như vậy, trước khi được phê chuẩn chức vụ Ngoại trưởng của Trump, Rex Tillerson lặp lại tuyên bố trước đó rằng Mỹ có thể ngăn chặn sự tiếp cập của Trung Quốc đến các hòn đảo mà họ đã xây dựng ở Biển Đông, nói rằng Mỹ “có thể” hạn chế sự tiếp cận đó, nếu một biến cố bất ngờ xảy ra.
Trong câu trả lời bằng văn bản cung cấp cho Thượng viện, ông Tillerson cũng cho biết, ông có ý định tôn trọng chính sách “Một Trung Quốc”, nói rằng Đài Loan “không nên được đối xử như một con bài để thương lượng”.
Ông Tillerson đã có mặt trong cuộc điện đàm [giữa Trump với Tập] hôm thứ Năm.
Bài viết này có sự góp sức của Kersten Zhang, Josh Chin, Felicia Schwartz và Damian Paletta.
( Ba sàm )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Hoa Kỳ và Trung Quốc phối hợp với nhau trong sự đảo ngược chính sách
Tác giả: Carol E. Lee và Te-Ping Chen
Dịch giả: Trần Văn Minh
11-2-2017
Trump cam kết sẽ tôn trọng chính sách lâu đời, không công nhận Đài Loan về mặt ngoại giao.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cam kết tôn trọng một thỏa thuận lâu đời rằng Hoa Kỳ sẽ không công nhận Đài Loan về mặt ngoại giao, trong một cuộc điện đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình vào cuối ngày thứ Năm.
Quyết định rút lại lời đe dọa của Tổng thống Donald Trump về việc hủy bỏ mối quan hệ nền tảng giữa Hoa Kỳ – Trung Quốc, đã được thực hiện trước cuộc gọi điện thoại cho người đồng nhiệm Tập Cận Bình hồi tuần này, một phần trong hành động hướng tới tính liên tục trong cách tiếp cận của Washington đối với Châu Á.
Một viên chức cao cấp Mỹ nói, ông Trump và ông Tập nói chuyện điện thoại chưa đầy 5 phút hồi tối thứ Năm khi lời đe dọa của tân chính quyền muốn hủy bỏ thỏa thuận lâu đời của Mỹ với Trung Quốc, việc từ chối công nhận ngoại giao với Đài Loan, đã bị bỏ qua một bên.
Ông Tập nói với ông Trump trong một cuộc trao đổi được ghi lại, “Tôi muốn ông duy trì chính sách ‘Một Trung Quốc’.”
Viên chức đó nói rằng, ông Trump trả lời: “Thể theo lời yêu cầu của ông, tôi sẽ làm điều đó”.
Ông Trump vừa ăn bữa cơm tối với nhà tài trợ Cộng hòa Sheldon Adelson, Ngoại trưởng Rex Tillerson và bà Nikki Haley, đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc.
Các viên chức Nhà Trắng từ chối không cho biết ông Trump đã nhận được điều gì khi xuống nước về chính sách Một Trung Quốc. Lục Khảng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc không trực tiếp đề cập đến câu hỏi liệu Trung Quốc có bước nhượng bộ nào để đáp lại hay không.
Đối với ông Trump, sự việc này đánh dấu một bước tháo lui đáng kể, nhưng cũng đưa tới một cơ hội để tiếp tục đẩy mạnh các cuộc đàm phán về các vấn đề kinh tế và an ninh, rất quan trọng đối với chính sách của ông trong khu vực.
Viên chức cao cấp này nói, hai nhà lãnh đạo đã có cuộc thảo luận dài 45 phút về các vấn đề khác nhau, từ thương mại đến đời sống cá nhân, vợ chồng và gia đình.
Viên chức này nói rằng: “Thực sự là một cơ hội để bảo đảm mối quan hệ với Trung Quốc được thiết lập lại”.
Đây cũng là một cơ hội để ông Trump nói chuyện trực tiếp với ông Tập. Đội ngũ nhân viên Nhà Trắng đã làm việc trong nhiều ngày để sắp xếp cuộc gọi, xảy ra nhiều tuần sau cuộc trò chuyện hồi tháng Mười Hai của ông Trump với tổng thống Đài Loan, một cuộc gọi đã phá vỡ nghi thức ngoại giao của nhiều thập niên mà Hoa Kỳ đã đồng ý không công nhận Đài Loan về mặt ngoại giao.
Với ông Tập Cận Bình, thời điểm này phản ánh phương thức chờ đợi của Trung Quốc đối với tân tổng thống Hoa Kỳ mang lại kết quả. Bắc Kinh đã nói rõ với chính quyền Trump rằng sự tôn trọng của Hoa Kỳ đối với chính sách ‘Một Trung Quốc’ là điều kiện tiên quyết bất khả xâm phạm trong mối quan hệ [giữa hai nước].
Bắc Kinh ca ngợi sự thay đổi của ông Trump về chính sách Một Trung Quốc. Ông Tập bày tỏ sự trân trọng trong suốt cuộc gọi, theo thông tấn xã nhà nước Tân Hoa Xã. Một viên chức cao cấp Mỹ cho biết, ông Tập đã dành thời gian để khen ngợi ông Trump trong việc thắng cử, là điều tổng thống trân trọng.
Đối với ông Trump, đây là một phần của một thông điệp lớn hơn cho khu vực [Châu Á] trong tuần này và một ngày trước cuộc họp ở Nhà Trắng với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào thứ Sáu [ngày 10/2/2017].
Sau cuộc họp tại phòng Bầu dục với ông Abe, tại một cuộc họp báo, ông Trump đã trấn an Nhật Bản và các nước Châu Á-Thái Bình Dương khác rằng, ông sẽ không hủy bỏ chính sách đối ngoại nhiều thập niên của Mỹ bằng cách giảm bớt sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực. Đồng minh lo sợ ông sẽ làm như vậy sau khi ông đặt câu hỏi về sự củng cố lực lượng và gợi ý trong chiến dịch của ông rằng, các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc nên trang bị vũ khí hạt nhân.
“Chúng tôi cam kết an ninh cho Nhật Bản và tất cả các khu vực dưới sự kiểm soát hành chính của Nhật Bản và tăng cường hơn nữa liên minh rất quan trọng của chúng tôi”, ông Trump cho biết tại một cuộc họp báo chung với ông Abe. “Liên minh Mỹ – Nhật là nền tảng của hòa bình và ổn định ở khu vực Thái Bình Dương”.
Ông [Trump] nói, cuộc trò chuyện với ông Tập và mối quan hệ gần gũi của Hoa Kỳ với Trung Quốc sẽ có lợi cho Nhật Bản.
Ông Trump nói về cuộc điện đàm với ông Tập, “Đó là một cuộc trò chuyện rất thân mật. Tôi nghĩ rằng chúng tôi đang ở trên tiến trình rất thân thiện với nhau. Tôi tin rằng tất cả sẽ suôn sẻ với mọi nước, Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và tất cả các nước trong khu vực”.
Các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng, sự thay đổi trong ngôn ngữ của ông Trump là chuyện đương nhiên.
Trương Duệ Tráng, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nam Khai ở Thiên Tân cho biết, “Một số điều bạn không cần phải hấp tấp đáp trả bằng phương thức ăn miếng trả miếng. Thay vào đó, cho ông ta một thời gian, và để cho ông ta từ từ, tự mình nhận ra sự việc”.
Tuy nhiên, một số nhà quan sát đã phải thất vọng.
Ông Sean King, một chuyên gia về Châu Á và phó giám đốc cao cấp của công ty tư vấn Park Strategies nói: “Tôi đoán tôi luôn biết Tổng thống Trump cuối cùng sẽ tái khẳng định chính sách Một Trung Quốc của chúng tôi, nhưng tôi hy vọng ít nhất là có một cuộc thảo luận cởi mở, thẳng thắn hơn về nguồn gốc và tính thích đáng liên tục của chính sách này trước khi làm như vậy”.
Ông King nói sự đảo ngược sẽ gây tổn thương cho Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn.
Cuộc điện đàm giữa ông Trump và bà Thái đã làm dấy lên cả sự vui mừng lẫn lo lắng ở Đài Loan, bao gồm nỗi lo ngại rằng hòn đảo này có thể trở thành một con cờ trong quan hệ Hoa Kỳ -Trung Quốc. Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh ly khai kể từ khi Quốc Dân Đảng Tưởng Giới Thạch thiết lập một chính quyền ở đó vào năm 1949, sau nhiều năm nội chiến.
Thỏa thuận duy trì chính sách Một Trung Quốc của ông Trump đánh dấu một trong hàng loạt quan điểm về châu Á mà ông lui bước kể từ khi nhậm chức. Ông đã gạt cuộc điện đàm với bà Thái sang một bên, cho rằng không có gì quan trọng, và cam kết sẽ sử dụng chính sách Một Trung Quốc như đòn bẩy trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc về các vấn đề an ninh và kinh tế gây tranh cãi.
Trong suốt chiến dịch tranh cử, Trump cũng đe dọa sẽ áp đặt thuế thương mại 45% lên hàng hóa Trung Quốc và hứa sẽ tuyên bố Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ vào ngày đầu tiên nhậm chức.
Nhưng ông đã rút lại lời cam kết, nói với Wall Street Journal trong một cuộc phỏng vấn trước khi nhậm chức hồi tháng trước, rằng ông muốn nói chuyện với Trung Quốc trước.
Hôm thứ Sáu, ông Trump hứa chẳng bao lâu sẽ có “một sân chơi bình đẳng” về định giá tiền tệ khi được hỏi liệu ông sẽ tiếp tục gây áp lực lên các nhà lãnh đạo Trung Quốc về các hành động hạ giá đồng tiền của họ trong quá khứ hay không.
Ông Trump nói không cần suy nghĩ: “Đó là cách duy nhất mà bạn có thể cạnh tranh công bằng trong thương mại và những thứ khác”.
Một viên chức cao cấp của Mỹ cho biết vấn đề này đã được nêu lên trong cuộc điện đàm trong bối cảnh các vấn đề kinh tế, nhưng không phải là một điểm quan trọng trong cuộc thảo luận.
David Lampton, giáo sư tại khoa Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp của trường Đại học Johns Hopkins, cho biết, Trung Quốc có thể sẵn sàng làm một vài điều để cố gắng đưa mối quan hệ theo hướng tích cực hơn, chẳng hạn như gia tăng áp lực đối với Bắc Triều Tiên về mối đe dọa hạt nhân hay khởi sự đàm phán về một hiệp ước đầu tư song phương.
Ông nói: “Nếu tôi là Trung Quốc, tôi sẽ hoan nghênh các tuyên bố gần đây, nhưng tôi sẽ không xem thường chúng. Điều này có thể mở ra khả năng cho sự tiến bộ chừng mực ở những lãnh vực khác, nhưng về lâu dài, chính sách này có thể được điều chỉnh khi hai nước tương tác với nhau”.
Eswar Prasad, một cựu chuyên gia Trung Quốc tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế và một giáo sư tại Đại học Cornell, cho biết, sự thay đổi này có thể có tác dụng có ích cho doanh nghiệp Hoa Kỳ.
Ông Prasad nói, “Chuyện này làm dịu bớt những căng thẳng chính trị, cũng như kinh tế, là những điều chắc chắn gắn bó với nhau trong môi trường này”.
Trong những ngày gần đây, chính quyền Trump đã tìm cách làm rõ cách tiếp cận với châu Á. Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đã có chuyến thăm các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản để trấn an họ rằng, Mỹ có kế hoạch tiếp tục đóng quân ở cả hai nước, theo sau đề xuất của ông Trump rằng sự hiện diện của [quân đội Mỹ] – đóng vai trò thành lũy chống lại sự xâm lấn quân sự của Bắc Kinh và Bình Nhưỡng – quá tốn kém cho nước Mỹ.
Tương tự như vậy, trước khi được phê chuẩn chức vụ Ngoại trưởng của Trump, Rex Tillerson lặp lại tuyên bố trước đó rằng Mỹ có thể ngăn chặn sự tiếp cập của Trung Quốc đến các hòn đảo mà họ đã xây dựng ở Biển Đông, nói rằng Mỹ “có thể” hạn chế sự tiếp cận đó, nếu một biến cố bất ngờ xảy ra.
Trong câu trả lời bằng văn bản cung cấp cho Thượng viện, ông Tillerson cũng cho biết, ông có ý định tôn trọng chính sách “Một Trung Quốc”, nói rằng Đài Loan “không nên được đối xử như một con bài để thương lượng”.
Ông Tillerson đã có mặt trong cuộc điện đàm [giữa Trump với Tập] hôm thứ Năm.
Bài viết này có sự góp sức của Kersten Zhang, Josh Chin, Felicia Schwartz và Damian Paletta.
( Ba sàm )