Tham Khảo
Hoa Kỳ và nguy cơ suy trầm toàn cầu
Vừa tuyên thệ nhậm chức hôm Thứ Hai mùng ba vừa qua, tân Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ, bà Janet Yellen đã phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải của kinh tế Mỹ. Nhưng thế giới bên ngoài cũng chú ý đến những quyết định của Ngân hàng Trung ương Mỹ vì sóng gió đã nổi lên tại các quốc gia đang phát triển ở mọi lục địa. Qua phần trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa, Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về sóng gió này và về hiệu ứng từ Hoa Kỳ.
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, bà Janet Yellen vừa nhậm chức Thống đốc Ngân hàng Trung ương Mỹ vào tuần trước. Tuần này, bà ra điều trần trước Hạ viện Hoa Kỳ vào ngày Thứ Ba 11 rồi trước Thượng viện vào ngày Thứ Năm 13 và tất nhiên được hỏi về chính sách tiền tệ sắp tới. Ngoài ra, vị lãnh đạo hệ thống ngân hàng trung ương Mỹ cũng có thể được hỏi về sự biến động lan rộng tại nhiều quốc gia trên thế giới và về vai trò của Hoa Kỳ. Chương trình kỳ này của chúng ta sẽ tìm hiểu về những biến động ấy vì có nhiều nguồn dư luận cho là các nước đang phát triển có thể bị khủng hoảng nặng khi Hoa Kỳ thu hồi dần biện pháp bơm tiền đã thi hành trong hơn năm năm vừa qua. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng đây là cơ hội để chúng ta thấy được ảnh hưởng thật ra vẫn rất mạnh của nước Mỹ trong luồng giao dịch toàn cầu sau hơn năm năm khốn đốn vừa qua.
Sau vụ khủng hoảng năm 2008, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ hạ lãi suất tới số không và tiến hành ba đợt bơm tiền vào kinh tế với hơn ba ngàn tỷ đô la, lần thứ ba là Tháng Chín năm 2012, với quyết định mỗi tháng bơm thêm 85 tỷ đô la cho đến khi tỷ lệ thất nghiệp trở lại mức 6,5%. Trong tháng qua, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đã giảm tới mức 6,6% nhưng con số này không thật vì số việc làm được tạo thêm vẫn còn quá thấp trong hai tháng liền và nhiều người nản chí hết muốn kiếm việc nên không được kể vào số thất nghiệp.
Vừa lên nhậm chức, bà Yellen được hỏi ngay về con số thất nghiệp này vì vị tiền nhiệm là ông Ben Bernanke đã thông báo là sẽ thu hồi dần lượng tiền bơm ra và nâng lãi suất khi thất nghiệp hạ tới mức 6,5%. Nói cho dễ hiểu thì tân Thống đốc phải giải trình là sinh hoạt kinh tế đã đủ khả quan chưa để đảo ngược chính sách kích thích và nâng lãi suất? Tôi thiển nghĩ rằng bà Yellen sẽ giải thích là thận trọng tiếp tục chính sách giảm dần lượng tiền bơm ra hàng tháng cho tới khi tình hình nhân dụng sáng sủa hơn thì Ngân hàng Trung ương Mỹ mới tăng lãi suất. Đó là chuyện bên trong nước Mỹ và ta có thể thấy quyết định này vào tháng tới khi Ủy ban Tiền tệ FOMC của Ngân hành Trung ương Mỹ sẽ được bà Yellen chủ tọa trong hai ngày 18 và 19.
Vũ Hoàng: Ông vừa nói đến chính sách giảm dần lượng tiền bơm ra hàng tháng thì hai tháng qua, Ngân hàng Trung ương Mỹ đã hai lần giảm, mỗi lần 10 tỷ trong số 85 tỷ bơm ra mỗi tháng. Nếu so với ba ngàn tỷ đã được bơm ra thì con số 10 này có gì là nhiều?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa quả thật là như vậy nếu mình nhìn vào bên trong nước Mỹ. Từ lần thứ nhất vào Tháng 10 năm 2008 rồi lần thứ hai vào Tháng 10 năm 2010 qua lần thứ ba từ Tháng Chín năm 2012, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ đã bơm ra hơn ba ngàn tỷ trong hơn năm năm cho nên có thể mất cả chục năm mới trở lại bình thường như vào năm 2007. Nhưng 10 tỷ đô la cũng là lượng tư bản mỗi tháng vẫn ra vào các thị trường tài chính của hai nước láng giềng là Canada và Mexico hay bảy nước đang phát triển như Ấn Độ, Brazil, Chile, Indonesia, Thái Lan, Turkey và Ukraine. Như vậy, qua hai đợt giảm đà bơm tiền, chứ chưa phải là hút tiền về, Hoa Kỳ đã giảm 20 tỷ, cũng bằng số tư bản hàng tháng vẫn chảy vào chín nước, và đấy mới là yếu tố làm chấn động các thị trường tài chính thế giới. Có nước phải tăng lãi suất hơn gấp đôi như Turkey, có nước thì phá giá đồng bạc như Argentina.
Vũ Hoàng: Sau hơn năm năm bơm tiền kích thích kinh tế, với đợt sau cùng là bơm ra 85 tỷ đô la một tháng kể từ Tháng Chín năm 2012 thì nước Mỹ mới chỉ giảm dần lượng tiền bơm ra có 20 tỷ, nghĩa là vẫn bơm ra 65 tỷ, thì thế giới đã bị biến động. Khi ấy ra mới trở về đề mục sẽ tìm hiểu kỳ này là hoàn cảnh của các nước gọi là đang lên. Thưa ông, tình hình rồi đây sẽ ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin được nói hai chuyện về bối cảnh trước khi ta đi vào vấn đề.
Biến động đã khởi sự từ Tháng Năm năm ngoái, khi lãnh đạo Ngân hàng Trung ương Mỹ thông báo trước là sẽ điều chỉnh chính sách kích thích cho tinh hơn khi kinh tế Hoa Kỳ có chỉ dấu phục hồi rõ rệt hơn. Lời thông báo ấy cho thấy Hoa Kỳ sẽ đảo ngược trào lưu tiền nhiều và rẻ áp dụng từ năm 2008. Các thị trường hưởng lợi nhờ chính sách này của Mỹ bắt đầu kết luận là lãi suất tại Mỹ sẽ tăng, Mỹ kim sẽ lên giá và tư bản nóng sẽ chảy về Mỹ. Đó là chuyện thứ nhất.
Chuyện thứ hai là không chỉ có Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ mà nhiều Ngân hàng Trung ương khác - như Âu Châu, Anh quốc hay Nhật Bản từ đầu năm ngoái - cũng áp dụng biện pháp bất thường gọi là QE, gia tăng mức lưu hoạt có định lượng, tức là ào ạt bơm tiền. Việc bơm tiền ấy khiến đô la Mỹ, đồng Euro hay đồng Yen Nhật đều xuống giá. Khi ấy, các nước đang lên đều than là các nước giàu có đã mở ra "trận chiến ngoại hối", mặc nhiên phá giá để bán hàng cho rẻ hầu thoát khỏi suy trầm. Bây giờ, khi tình hình kinh tế của khối công nghiệp hóa có vẻ khả quan hơn nên họ giảm dần việc bơm tiền thì quyết định ẩy lại làm các nước kia bị chấn động về tài chính và ngoại hối vì làm đồng bạc của họ mất giá. Vì vậy, vấn đề cũng nằm ở các nước này.
Bức tranh toàn cầu
Vũ Hoàng: Thưa ông, nếu có thể tóm lược cho gọn thì vấn đề ấy là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin được tạm chia thế giới thành bốn nhóm quốc gia tính theo mức lợi tức từ giàu đến nghèo để mình có bức tranh toàn cầu.
Nhóm thứ nhất có một tỷ 300 triệu dân của các nước công nghiệp hóa với lợi tức bình quân một đầu người là trên 12 ngàn đô la một năm. Nhóm thứ hai là các nền kinh tế đang lên gồm có dân số là hai tỷ tư, mỗi người có lợi tức từ bốn ngàn tới 12 ngàn, đây là nhóm quốc gia năng động và có tham vọng bắt kịp khối công nghiệp hoá ở trên. Bên dưới thì có nhóm thứ ba còn đông đảo hơn vì có đển hai tỷ rưỡi thuộc loại có lợi tức trung bình thấp và bị nguy cơ rơi vào bẫy xập của lợi tức trung bình, với mỗi người kiếm được từ một cho đến bốn ngàn đô la một năm. Việt Nam thuộc vào nhóm này và cả tỷ người Trung Quốc cũng chỉ có số lợi tức nghèo nàn như vậy. Sau cùng là nhóm cực nghèo, đa số tại Phi Châu, gồm có 850 triệu người một năm chưa kiếm ra được một ngàn đồng, mỗi ngày chưa có ba đô la để sống.
Bây giờ, trong vụ tổng suy trầm từ năm 2008, thế giới cứ nói đến cuộc khủng hoảng của tư bản chủ nghĩa và sự suy sụp tất yếu của khối công nghiệp hóa, của các nền kinh tế Âu-Mỹ-Nhật. Song song, người ta ngợi ca sự lớn mạnh của kinh tế Trung Quốc, hay của nhóm BRIC là Brazil. Liên bang Nga, Ấn Độ và Trung Quốc theo trò quảng cáo của một tập đoàn đầu tư Mỹ. Nhìn rộng hơn vậy, người ta còn cho rằng nhóm kinh tế gọi là đang lên sẽ là đầu máy đưa kinh tế toàn cầu ra khỏi nạn trì trệ, suy trầm.
Thật ra, trong các nền kinh tế đang lên chỉ có Nam Hàn, Đài Loan và Chile mới đủ điều kiện gia nhập thành phần công nghiệp hoá giàu có. Còn lại, ngần ấy quốc gia trong nhóm BRIC hay BRICS nếu kể thêm Nam Phi, và từ Trung Nam Mỹ qua Á Châu, Âu Châu, hàng loạt quốc gia đang ở mé bờ khủng hoảng, mỗi quốc gia vì một lý do. Việc Hoa Kỳ giảm đà bơm tiền và sau này sẽ nâng lãi suất không là cái nhân của khủng hoảng mà chỉ là cái duyên thôi.
Vũ Hoàng: Chúng ta sẽ nói về các lý do đó thưa ông. Cái nhân của khủng hoảng là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi trộm nghĩ rằng hai nước rộng lớn nhất mà có nhiều khó khăn nhất chinh là Trung Quốc và Liên bang Nga. Trung Quốc có ưu thế đã tàn là dân số rất đông mà lại ngập trong núi nợ sẽ sụp đổ và khi đang phải chuyển hướng thì sự chuyển dịch tư bản nóng ra khỏi trị trường có thể là cái duyên của khủng hoảng khi bónh bóng đầu cơ sẽ bể. Liên bang Nga có ưu thế đã tàn là giá dầu thô và khí đốt hết tăng mà còn có thể giảm mạnh do cuộc cách mạng về công nghệ năng lượng trong các nước công nghiệp hoá, trước tiên là tại Hoa Kỳ. Ngoài ra, Nga cũng có một núi nợ nguy ngập của 83 địa phương mà chính quyền trung ương không thể thanh toán nổi. Người ta ít thấy là sau cuộc vui Thế vận hội mùa Đông tại Sochi, nước Nga mới rơi vào mùa Đông thật!
Kế tiếp, ta có hàng loạt quốc gia lớn nhỏ như Ấn Độ, Brazil, Argentina, Turkey, Indonesia, Ukraine đều đang có nhiều vấn đề nội tại như nhập siêu và thiếu ngoại tệ, hay lạm phát, tham ô, đầu cơ tài chính trong một thị trường bấp bênh. Thái Lan có nền kinh tế tương đối quân bình hơn mà bị động loạn chính trị liên miên nên cũng khiến cho giới đầu tư nản chí mà rút lui. Việt Nam có sự ổn định chính trị trên bề mặt chứ nền móng kinh tế lại thua kém, bị nhập siêu và thâm hụt vãng lại còn tệ hơn nên dự trữ ngoại tệ quá mỏng không thể ứng phó được với biến động.
Trong một giai đoạn khá lâu, tiền nhiều và rẻ từ Hoa Kỳ tuôn qua mấy xứ đó đã phần nào khỏa lấp thực tế đen tối ở dưới, thậm chí còn tráng lên một lớp men của đầu cơ tài chính và phồn vinh giả tạo. Khi kinh tế Mỹ có triển vọng sáng sủa hơn và tư bản như thủy triều rút về thị trường Mỹ thì các chứng tật bên trong sẽ được phơi bày và càng gặp khó khăn thì tư bản sẽ rút càng lẹ.
Vũ Hoàng: Trong cả chục quốc gia ông vừa nhắc tới thì hoàn cảnh mỗi nước lại mỗi khác, thế thì đâu là yếu tố chung có thể dẫn tới nạn suy thoái kinh tế hay khủng hoảng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta có loại quốc gia xuất khẩu nguyên nhiên vật liệu gọi là thương phẩm thì bị suy sụp khi thương phẩm mất giá, là điều đã xảy ra. Chúng ta có loại quốc gia chuyên về xuất khẩu hàng chế biến thì có lợi khi đồng bạc mất giá so với tiền Mỹ, nhưng phải trả hóa đơn nhập khẩu đắt hơn và bề nào cũng khó xuất cảng hơn khi Hoa Kỳ giảm dần số nhập của mình. Chúng ta có loại quốc gia đã hội nhập về tài chính với các nước giàu và mở cửa cho tiền Mỹ rất rẻ chảy vào kiếm lời nhờ lãi suất cao hơn. Khi luồng tư bản nóng đó tràn vào thì có thể thổi lên bóng bóng đầu cơ, khi nó tháo chạy thì bóng bể và gây ra khủng hoảng. Nguy hại nhất là hoàn cảnh của các nước vay tiền Mỹ rất rẻ trong ngắn hạn để trút vào dự án dài hạn ở nhà, trả bằng nội tệ, khi giới đầu tư rút tiền về thì cả kiến trúc bấp bênh đó sụp đổ.
Yếu tố chung ở đây là trong khung cảnh toàn cầu hóa, các nước có thể huy động được phương tiện của xứ khác để làm giàu cho mình, thí dụ như qua đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Nhưng làm gì thì cũng phải có nội lực và định chế vững mạnh bên trong. Nếu không nghĩ tới đầu tư mà chỉ muốn đầu cơ thì khi thị trường đảo chiều là mình sụp đổ là điều có thể xảy ra từ năm nay. Mexico đã bị như vậy năm 1994 và các nước Đông Á cũng thế vào năm 1997. Vì vậy, nguy cơ suy trầm của các nước là điều có thật. Nếu có oán Mỹ hay giới đầu tư thì cũng vô ích. Ngân hàng Trung ương Mỹ chỉ có thể phối hợp với các nước khi chuyển hướng, chứ nhiệm vụ ưu tiên của vẫn là bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ, như bà Janet Yellen trình bày trước Quốc hội vào tuần này.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.
RFI
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Hoa Kỳ và nguy cơ suy trầm toàn cầu
Vừa tuyên thệ nhậm chức hôm Thứ Hai mùng ba vừa qua, tân Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ, bà Janet Yellen đã phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải của kinh tế Mỹ. Nhưng thế giới bên ngoài cũng chú ý đến những quyết định của Ngân hàng Trung ương Mỹ vì sóng gió đã nổi lên tại các quốc gia đang phát triển ở mọi lục địa. Qua phần trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa, Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về sóng gió này và về hiệu ứng từ Hoa Kỳ.
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, bà Janet Yellen vừa nhậm chức Thống đốc Ngân hàng Trung ương Mỹ vào tuần trước. Tuần này, bà ra điều trần trước Hạ viện Hoa Kỳ vào ngày Thứ Ba 11 rồi trước Thượng viện vào ngày Thứ Năm 13 và tất nhiên được hỏi về chính sách tiền tệ sắp tới. Ngoài ra, vị lãnh đạo hệ thống ngân hàng trung ương Mỹ cũng có thể được hỏi về sự biến động lan rộng tại nhiều quốc gia trên thế giới và về vai trò của Hoa Kỳ. Chương trình kỳ này của chúng ta sẽ tìm hiểu về những biến động ấy vì có nhiều nguồn dư luận cho là các nước đang phát triển có thể bị khủng hoảng nặng khi Hoa Kỳ thu hồi dần biện pháp bơm tiền đã thi hành trong hơn năm năm vừa qua. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng đây là cơ hội để chúng ta thấy được ảnh hưởng thật ra vẫn rất mạnh của nước Mỹ trong luồng giao dịch toàn cầu sau hơn năm năm khốn đốn vừa qua.
Sau vụ khủng hoảng năm 2008, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ hạ lãi suất tới số không và tiến hành ba đợt bơm tiền vào kinh tế với hơn ba ngàn tỷ đô la, lần thứ ba là Tháng Chín năm 2012, với quyết định mỗi tháng bơm thêm 85 tỷ đô la cho đến khi tỷ lệ thất nghiệp trở lại mức 6,5%. Trong tháng qua, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đã giảm tới mức 6,6% nhưng con số này không thật vì số việc làm được tạo thêm vẫn còn quá thấp trong hai tháng liền và nhiều người nản chí hết muốn kiếm việc nên không được kể vào số thất nghiệp.
Vừa lên nhậm chức, bà Yellen được hỏi ngay về con số thất nghiệp này vì vị tiền nhiệm là ông Ben Bernanke đã thông báo là sẽ thu hồi dần lượng tiền bơm ra và nâng lãi suất khi thất nghiệp hạ tới mức 6,5%. Nói cho dễ hiểu thì tân Thống đốc phải giải trình là sinh hoạt kinh tế đã đủ khả quan chưa để đảo ngược chính sách kích thích và nâng lãi suất? Tôi thiển nghĩ rằng bà Yellen sẽ giải thích là thận trọng tiếp tục chính sách giảm dần lượng tiền bơm ra hàng tháng cho tới khi tình hình nhân dụng sáng sủa hơn thì Ngân hàng Trung ương Mỹ mới tăng lãi suất. Đó là chuyện bên trong nước Mỹ và ta có thể thấy quyết định này vào tháng tới khi Ủy ban Tiền tệ FOMC của Ngân hành Trung ương Mỹ sẽ được bà Yellen chủ tọa trong hai ngày 18 và 19.
Vũ Hoàng: Ông vừa nói đến chính sách giảm dần lượng tiền bơm ra hàng tháng thì hai tháng qua, Ngân hàng Trung ương Mỹ đã hai lần giảm, mỗi lần 10 tỷ trong số 85 tỷ bơm ra mỗi tháng. Nếu so với ba ngàn tỷ đã được bơm ra thì con số 10 này có gì là nhiều?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa quả thật là như vậy nếu mình nhìn vào bên trong nước Mỹ. Từ lần thứ nhất vào Tháng 10 năm 2008 rồi lần thứ hai vào Tháng 10 năm 2010 qua lần thứ ba từ Tháng Chín năm 2012, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ đã bơm ra hơn ba ngàn tỷ trong hơn năm năm cho nên có thể mất cả chục năm mới trở lại bình thường như vào năm 2007. Nhưng 10 tỷ đô la cũng là lượng tư bản mỗi tháng vẫn ra vào các thị trường tài chính của hai nước láng giềng là Canada và Mexico hay bảy nước đang phát triển như Ấn Độ, Brazil, Chile, Indonesia, Thái Lan, Turkey và Ukraine. Như vậy, qua hai đợt giảm đà bơm tiền, chứ chưa phải là hút tiền về, Hoa Kỳ đã giảm 20 tỷ, cũng bằng số tư bản hàng tháng vẫn chảy vào chín nước, và đấy mới là yếu tố làm chấn động các thị trường tài chính thế giới. Có nước phải tăng lãi suất hơn gấp đôi như Turkey, có nước thì phá giá đồng bạc như Argentina.
Vũ Hoàng: Sau hơn năm năm bơm tiền kích thích kinh tế, với đợt sau cùng là bơm ra 85 tỷ đô la một tháng kể từ Tháng Chín năm 2012 thì nước Mỹ mới chỉ giảm dần lượng tiền bơm ra có 20 tỷ, nghĩa là vẫn bơm ra 65 tỷ, thì thế giới đã bị biến động. Khi ấy ra mới trở về đề mục sẽ tìm hiểu kỳ này là hoàn cảnh của các nước gọi là đang lên. Thưa ông, tình hình rồi đây sẽ ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin được nói hai chuyện về bối cảnh trước khi ta đi vào vấn đề.
Biến động đã khởi sự từ Tháng Năm năm ngoái, khi lãnh đạo Ngân hàng Trung ương Mỹ thông báo trước là sẽ điều chỉnh chính sách kích thích cho tinh hơn khi kinh tế Hoa Kỳ có chỉ dấu phục hồi rõ rệt hơn. Lời thông báo ấy cho thấy Hoa Kỳ sẽ đảo ngược trào lưu tiền nhiều và rẻ áp dụng từ năm 2008. Các thị trường hưởng lợi nhờ chính sách này của Mỹ bắt đầu kết luận là lãi suất tại Mỹ sẽ tăng, Mỹ kim sẽ lên giá và tư bản nóng sẽ chảy về Mỹ. Đó là chuyện thứ nhất.
Chuyện thứ hai là không chỉ có Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ mà nhiều Ngân hàng Trung ương khác - như Âu Châu, Anh quốc hay Nhật Bản từ đầu năm ngoái - cũng áp dụng biện pháp bất thường gọi là QE, gia tăng mức lưu hoạt có định lượng, tức là ào ạt bơm tiền. Việc bơm tiền ấy khiến đô la Mỹ, đồng Euro hay đồng Yen Nhật đều xuống giá. Khi ấy, các nước đang lên đều than là các nước giàu có đã mở ra "trận chiến ngoại hối", mặc nhiên phá giá để bán hàng cho rẻ hầu thoát khỏi suy trầm. Bây giờ, khi tình hình kinh tế của khối công nghiệp hóa có vẻ khả quan hơn nên họ giảm dần việc bơm tiền thì quyết định ẩy lại làm các nước kia bị chấn động về tài chính và ngoại hối vì làm đồng bạc của họ mất giá. Vì vậy, vấn đề cũng nằm ở các nước này.
Bức tranh toàn cầu
Vũ Hoàng: Thưa ông, nếu có thể tóm lược cho gọn thì vấn đề ấy là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin được tạm chia thế giới thành bốn nhóm quốc gia tính theo mức lợi tức từ giàu đến nghèo để mình có bức tranh toàn cầu.
Nhóm thứ nhất có một tỷ 300 triệu dân của các nước công nghiệp hóa với lợi tức bình quân một đầu người là trên 12 ngàn đô la một năm. Nhóm thứ hai là các nền kinh tế đang lên gồm có dân số là hai tỷ tư, mỗi người có lợi tức từ bốn ngàn tới 12 ngàn, đây là nhóm quốc gia năng động và có tham vọng bắt kịp khối công nghiệp hoá ở trên. Bên dưới thì có nhóm thứ ba còn đông đảo hơn vì có đển hai tỷ rưỡi thuộc loại có lợi tức trung bình thấp và bị nguy cơ rơi vào bẫy xập của lợi tức trung bình, với mỗi người kiếm được từ một cho đến bốn ngàn đô la một năm. Việt Nam thuộc vào nhóm này và cả tỷ người Trung Quốc cũng chỉ có số lợi tức nghèo nàn như vậy. Sau cùng là nhóm cực nghèo, đa số tại Phi Châu, gồm có 850 triệu người một năm chưa kiếm ra được một ngàn đồng, mỗi ngày chưa có ba đô la để sống.
Bây giờ, trong vụ tổng suy trầm từ năm 2008, thế giới cứ nói đến cuộc khủng hoảng của tư bản chủ nghĩa và sự suy sụp tất yếu của khối công nghiệp hóa, của các nền kinh tế Âu-Mỹ-Nhật. Song song, người ta ngợi ca sự lớn mạnh của kinh tế Trung Quốc, hay của nhóm BRIC là Brazil. Liên bang Nga, Ấn Độ và Trung Quốc theo trò quảng cáo của một tập đoàn đầu tư Mỹ. Nhìn rộng hơn vậy, người ta còn cho rằng nhóm kinh tế gọi là đang lên sẽ là đầu máy đưa kinh tế toàn cầu ra khỏi nạn trì trệ, suy trầm.
Thật ra, trong các nền kinh tế đang lên chỉ có Nam Hàn, Đài Loan và Chile mới đủ điều kiện gia nhập thành phần công nghiệp hoá giàu có. Còn lại, ngần ấy quốc gia trong nhóm BRIC hay BRICS nếu kể thêm Nam Phi, và từ Trung Nam Mỹ qua Á Châu, Âu Châu, hàng loạt quốc gia đang ở mé bờ khủng hoảng, mỗi quốc gia vì một lý do. Việc Hoa Kỳ giảm đà bơm tiền và sau này sẽ nâng lãi suất không là cái nhân của khủng hoảng mà chỉ là cái duyên thôi.
Vũ Hoàng: Chúng ta sẽ nói về các lý do đó thưa ông. Cái nhân của khủng hoảng là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi trộm nghĩ rằng hai nước rộng lớn nhất mà có nhiều khó khăn nhất chinh là Trung Quốc và Liên bang Nga. Trung Quốc có ưu thế đã tàn là dân số rất đông mà lại ngập trong núi nợ sẽ sụp đổ và khi đang phải chuyển hướng thì sự chuyển dịch tư bản nóng ra khỏi trị trường có thể là cái duyên của khủng hoảng khi bónh bóng đầu cơ sẽ bể. Liên bang Nga có ưu thế đã tàn là giá dầu thô và khí đốt hết tăng mà còn có thể giảm mạnh do cuộc cách mạng về công nghệ năng lượng trong các nước công nghiệp hoá, trước tiên là tại Hoa Kỳ. Ngoài ra, Nga cũng có một núi nợ nguy ngập của 83 địa phương mà chính quyền trung ương không thể thanh toán nổi. Người ta ít thấy là sau cuộc vui Thế vận hội mùa Đông tại Sochi, nước Nga mới rơi vào mùa Đông thật!
Kế tiếp, ta có hàng loạt quốc gia lớn nhỏ như Ấn Độ, Brazil, Argentina, Turkey, Indonesia, Ukraine đều đang có nhiều vấn đề nội tại như nhập siêu và thiếu ngoại tệ, hay lạm phát, tham ô, đầu cơ tài chính trong một thị trường bấp bênh. Thái Lan có nền kinh tế tương đối quân bình hơn mà bị động loạn chính trị liên miên nên cũng khiến cho giới đầu tư nản chí mà rút lui. Việt Nam có sự ổn định chính trị trên bề mặt chứ nền móng kinh tế lại thua kém, bị nhập siêu và thâm hụt vãng lại còn tệ hơn nên dự trữ ngoại tệ quá mỏng không thể ứng phó được với biến động.
Trong một giai đoạn khá lâu, tiền nhiều và rẻ từ Hoa Kỳ tuôn qua mấy xứ đó đã phần nào khỏa lấp thực tế đen tối ở dưới, thậm chí còn tráng lên một lớp men của đầu cơ tài chính và phồn vinh giả tạo. Khi kinh tế Mỹ có triển vọng sáng sủa hơn và tư bản như thủy triều rút về thị trường Mỹ thì các chứng tật bên trong sẽ được phơi bày và càng gặp khó khăn thì tư bản sẽ rút càng lẹ.
Vũ Hoàng: Trong cả chục quốc gia ông vừa nhắc tới thì hoàn cảnh mỗi nước lại mỗi khác, thế thì đâu là yếu tố chung có thể dẫn tới nạn suy thoái kinh tế hay khủng hoảng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta có loại quốc gia xuất khẩu nguyên nhiên vật liệu gọi là thương phẩm thì bị suy sụp khi thương phẩm mất giá, là điều đã xảy ra. Chúng ta có loại quốc gia chuyên về xuất khẩu hàng chế biến thì có lợi khi đồng bạc mất giá so với tiền Mỹ, nhưng phải trả hóa đơn nhập khẩu đắt hơn và bề nào cũng khó xuất cảng hơn khi Hoa Kỳ giảm dần số nhập của mình. Chúng ta có loại quốc gia đã hội nhập về tài chính với các nước giàu và mở cửa cho tiền Mỹ rất rẻ chảy vào kiếm lời nhờ lãi suất cao hơn. Khi luồng tư bản nóng đó tràn vào thì có thể thổi lên bóng bóng đầu cơ, khi nó tháo chạy thì bóng bể và gây ra khủng hoảng. Nguy hại nhất là hoàn cảnh của các nước vay tiền Mỹ rất rẻ trong ngắn hạn để trút vào dự án dài hạn ở nhà, trả bằng nội tệ, khi giới đầu tư rút tiền về thì cả kiến trúc bấp bênh đó sụp đổ.
Yếu tố chung ở đây là trong khung cảnh toàn cầu hóa, các nước có thể huy động được phương tiện của xứ khác để làm giàu cho mình, thí dụ như qua đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Nhưng làm gì thì cũng phải có nội lực và định chế vững mạnh bên trong. Nếu không nghĩ tới đầu tư mà chỉ muốn đầu cơ thì khi thị trường đảo chiều là mình sụp đổ là điều có thể xảy ra từ năm nay. Mexico đã bị như vậy năm 1994 và các nước Đông Á cũng thế vào năm 1997. Vì vậy, nguy cơ suy trầm của các nước là điều có thật. Nếu có oán Mỹ hay giới đầu tư thì cũng vô ích. Ngân hàng Trung ương Mỹ chỉ có thể phối hợp với các nước khi chuyển hướng, chứ nhiệm vụ ưu tiên của vẫn là bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ, như bà Janet Yellen trình bày trước Quốc hội vào tuần này.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.
RFI