Kinh Đời
Hoa mai Việt trên đất Mỹ
Gian hàng hoa mai Việt của ông Nguyễn Hùng Văn nằm đối diện ngay cửa vào thương xá Phước Lộc Thọ trong chợ hoa Tết năm nay. Gian hàng trưng bày khoảng trên 50 chậu mai Việt Nam với những bông hoa từ 5 cánh cho đến trên 10 cánh mầu vàng tươi rực rỡ như ánh nắng miền Nam Việt Nam trên quê hương của những người Việt xa xứ.
Mỗi chậu mai, có thể nói là một kỳ công trong nuôi dưỡng chăm sóc nên giá đề trên mỗi chậu, nhẹ nhất cũng vài ba trăm cho đến cả mấy ngàn đô la cũng không ai lấy làm lạ.
Ðây không phải là những chậu mai được nhập cảng từ Việt Nam, mà những cây mai này được sinh trưởng và nuôi dưỡng tại Nam California trong nhiều năm nay tại vườn mai của người yêu hoa mai Nguyễn Hùng Văn.
Người Việt ở hải ngoại, ai cũng hiểu rằng khí hậu và thổ nhưỡng ở California nói riêng, và Mỹ nói chung, hoàn toàn khác biệt với miền Nam Việt Nam, nơi hoa mai đã là biểu tượng cho xứ sở. Nhưng xa quê hương ngoài nỗi “nhớ mẹ hiền,” mỗi lần Tết đến là lòng lại xôn xao da diết nhớ đến những cánh mai vàng làm rực lên niềm vui Xuân về Tết đến. Nên mai rừng của Mỹ dù hoa nhỏ, cành cứng và thưa thớt hoa cũng vẫn được thay thế mai Việt mà chiếm ngự trên những bàn thờ nhỏ trong gia đình, trong phòng khách và tại các đền chùa tự viện nhà thờ trong suốt mấy ngày Tết.
Ít năm gần đây lại có thêm mai Nhật ở các chợ hoa, giá đắt gần gấp ba mai rừng Mỹ, nhưng được cái mầu vàng đậm hơn và hoa thì chi chít trên những cành thẳng đuột chẳng có chút nghệ thuật nào nhưng vẫn được bà con mình vì nỗi nhớ mai vàng Việt Nam da diết nên cũng dễ dàng chấp nhận.
Ông Nguyễn Hùng Văn là người đã bỏ trên 12 năm miệt mài nghiên cứu xem có cách nào trồng được mai Việt Nam trên đất Mỹ hay không.
Ông kể: “Nhớ lại những ngày đầu, lụi hụi về Việt Nam bỏ công mua mang về Mỹ thì cả bốn lần đều bị quan thuế phi trường tịch thu và còn bị phạt vạ, không có cách gì qua lọt nổi. Chợt nhớ ra là ở Mỹ cái gì cũng phải có bằng, nên mới tìm cách xin được cái giấy phép nhập cảnh hoa mai Việt Nam. Cũng không dễ vì nước Mỹ có những luật lệ bảo vệ môi sinh, cây giống và hoa trái, nên dù khi có được giấy phép rồi, hí hửng mang mai về thì lại bị phạt vạ vì cây mai có những côn trùng bị cấm trong danh sách cây cối nhập vào Hoa Kỳ. Ôi thôi vừa mất công lại vừa mất của. Nhưng vẫn chưa làm tiêu tan được niềm mơ ước có được mai Việt Nam mình mà chơi Tết nơi xứ lạ quê người nên tôi quyết chí không bỏ cuộc.”
Ông Văn không chỉ là người mê hoa mai mà chăm sóc cây mai làm sao cho cây sống được trên đất Mỹ. Ông hiểu thổ nhưỡng, khí hậu, đất đai, nước tưới, phân bón ở Hoa Kỳ khác biệt với miền Nam Việt Nam. Ông cũng hiểu ngay trên miền đất của tiểu bang California, thổ nhưỡng cũng không đồng nhất. Bắc California cũng đã khác Nam California rồi, huống hồ ở các tiểu bang khác như miền Ðông, Ðông Bắc hay Tây Bắc Hoa Kỳ. Thế nên, để dưỡng được cây mai cho thích hợp với đất ở Nam California, ông đã phải đi tìm một vài nơi có phòng thí nghiệm phân tích đất đai để ông có thể so sánh với đất đai ở miền Nam Việt Nam, nơi nào cũng có mai, để ông có thể cải tạo, gia giảm phân bón và những yếu tố của đất cho thích hợp. Qua được cái khâu này rồi, ông còn phải lo ngay đến thời tiết. Ở miền Nam Việt Nam thì chỉ có hai mùa mưa nắng còn ở Nam California thì bốn mùa rõ rệt nên phải cho cây được trú ẩn khi mùa Ðông đến, nhất là vào lúc có sương mù, sương muối.
Gian nan đến đây chưa hết, theo ông Nguyễn Hùng Văn. Bước kế tiếp nữa là nước tưới. Ở Việt Nam là nhiệt đới, khí hậu ẩm thấp trong khi ở đây khí hậu khô, độ ẩm rất ít nên lá cây dễ bị cháy, héo. Thông thường, ai chăm sóc cây cũng giải quyết việc này bằng cách gia tăng nước tưới. Nhưng theo ông Văn, khi lá bị héo là lúc cây không hút được nước, nếu cứ thêm nước cho cây thì cây sẽ ngậm nước làm cho rễ cây thối đi cây sẽ chết không thể cứu vãn được. Phải có phương cách khác làm cho cây tiêu thụ được lượng nước đã ngậm. Cách nào thì đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu xa hơn. Nói đến đây, ông cười cười không nói tiếp để người nghe hiểu rằng “có những bí quyết nghề nghiệp thuộc chỗ riêng tư, không thể phổ biến rộng được.”
Tóm lại, theo ông Văn, có ba yếu tố chính cần phải lưu tâm khi săn sóc cây mai Việt Nam. Ðó là nước, không nên tưới nhiều quá. Thứ hai là đất, đất bán tại cửa hàng Home Depot không nên dùng. Thứ ba là cây không ra hoa được thì không phải là mai đực hay mai cái gì cả mà chỉ là do mình chưa biết săn sóc cây mai cho đúng mà thôi. Ba yếu tố này ông Văn rút ra được là sau hơn 10 năm nổi trôi cùng mai Việt trên đất Mỹ với tồn phí cả hơn trăm ngàn đô la, ông mới có được.
Khi được hỏi nguyên nhân khiến hy sinh cả công lẫn của để có được mai Việt trên đất Mỹ, ông nói: “Ðó là ngoài sự say mê hoa mai Việt Nam của bản thân, tôi còn có một nguyện ước là đem được mai Việt đến tất cả mọi nhà người Việt trong mỗi dịp Xuân về Tết đến ở hải ngoại. Ðây có lẽ cũng là điều không khó vì gốc gác của mai Việt Nam là từ Châu Phi đã lan rộng tới nhiều nước ở Ðông Nam Á nên mai đã có đến hàng trăm chủng loại tùy theo thổ nhưỡng mỗi nơi. Có nơi như ở Indonesia, mai có đến 14, 15 cánh hoa.”
Nói đến giá cả những chậu mai quí này có thể là một trở ngại không nhỏ đối với túi tiền của mọi người thì ông Nguyễn Hùng Văn khẳng định: “Nay chúng tôi đã vượt qua được bước đầu là trồng được mai Việt trên đất Mỹ, chúng tôi tin rằng chỉ trong vòng một hai năm nữa, chúng tôi sẽ cống hiến cho bà con những cây mai, cành mai giá rất phổ thông hợp với túi tiền của mọi người vì chúng tôi đã tìm ra được cách nhân giống và trồng được mai Việt trên đất Mỹ.”
|
Ngắm những cành mai trên những cây mai trong gian hàng Mai Việt Trên Ðất Mỹ ai cũng thấy được nét mai và sắc mai của quê hương mình. Cánh mai thì vàng rực, cứng cáp dựng đứng bên những nụ hoa cũng thẳng đứng chi chít trên cành. Nó cho chúng ta cái cảm giác sức sống của mùa Xuân. Ðây là những điểm mà mai Việt như mai tứ quí có loáng thoáng xuất hiện trong dịp Tết vào những năm qua không thể bì được vì những cây mai này dù hoa có giống nhưng cả hoa và nụ hoa đều chúc xuống. Ngoài ra hoa lại thường thưa thớt khiến cho nỗi khao khát về hoa mai của người nhìn hoa dễ có cảm giác không được trọn vẹn.
––
Liên lạc tác giả: NguyenHuy@nguoi-viet.com
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Hoa mai Việt trên đất Mỹ
Gian hàng hoa mai Việt của ông Nguyễn Hùng Văn nằm đối diện ngay cửa vào thương xá Phước Lộc Thọ trong chợ hoa Tết năm nay. Gian hàng trưng bày khoảng trên 50 chậu mai Việt Nam với những bông hoa từ 5 cánh cho đến trên 10 cánh mầu vàng tươi rực rỡ như ánh nắng miền Nam Việt Nam trên quê hương của những người Việt xa xứ.
Mỗi chậu mai, có thể nói là một kỳ công trong nuôi dưỡng chăm sóc nên giá đề trên mỗi chậu, nhẹ nhất cũng vài ba trăm cho đến cả mấy ngàn đô la cũng không ai lấy làm lạ.
Ðây không phải là những chậu mai được nhập cảng từ Việt Nam, mà những cây mai này được sinh trưởng và nuôi dưỡng tại Nam California trong nhiều năm nay tại vườn mai của người yêu hoa mai Nguyễn Hùng Văn.
Người Việt ở hải ngoại, ai cũng hiểu rằng khí hậu và thổ nhưỡng ở California nói riêng, và Mỹ nói chung, hoàn toàn khác biệt với miền Nam Việt Nam, nơi hoa mai đã là biểu tượng cho xứ sở. Nhưng xa quê hương ngoài nỗi “nhớ mẹ hiền,” mỗi lần Tết đến là lòng lại xôn xao da diết nhớ đến những cánh mai vàng làm rực lên niềm vui Xuân về Tết đến. Nên mai rừng của Mỹ dù hoa nhỏ, cành cứng và thưa thớt hoa cũng vẫn được thay thế mai Việt mà chiếm ngự trên những bàn thờ nhỏ trong gia đình, trong phòng khách và tại các đền chùa tự viện nhà thờ trong suốt mấy ngày Tết.
Ít năm gần đây lại có thêm mai Nhật ở các chợ hoa, giá đắt gần gấp ba mai rừng Mỹ, nhưng được cái mầu vàng đậm hơn và hoa thì chi chít trên những cành thẳng đuột chẳng có chút nghệ thuật nào nhưng vẫn được bà con mình vì nỗi nhớ mai vàng Việt Nam da diết nên cũng dễ dàng chấp nhận.
Ông Nguyễn Hùng Văn là người đã bỏ trên 12 năm miệt mài nghiên cứu xem có cách nào trồng được mai Việt Nam trên đất Mỹ hay không.
Ông kể: “Nhớ lại những ngày đầu, lụi hụi về Việt Nam bỏ công mua mang về Mỹ thì cả bốn lần đều bị quan thuế phi trường tịch thu và còn bị phạt vạ, không có cách gì qua lọt nổi. Chợt nhớ ra là ở Mỹ cái gì cũng phải có bằng, nên mới tìm cách xin được cái giấy phép nhập cảnh hoa mai Việt Nam. Cũng không dễ vì nước Mỹ có những luật lệ bảo vệ môi sinh, cây giống và hoa trái, nên dù khi có được giấy phép rồi, hí hửng mang mai về thì lại bị phạt vạ vì cây mai có những côn trùng bị cấm trong danh sách cây cối nhập vào Hoa Kỳ. Ôi thôi vừa mất công lại vừa mất của. Nhưng vẫn chưa làm tiêu tan được niềm mơ ước có được mai Việt Nam mình mà chơi Tết nơi xứ lạ quê người nên tôi quyết chí không bỏ cuộc.”
Ông Văn không chỉ là người mê hoa mai mà chăm sóc cây mai làm sao cho cây sống được trên đất Mỹ. Ông hiểu thổ nhưỡng, khí hậu, đất đai, nước tưới, phân bón ở Hoa Kỳ khác biệt với miền Nam Việt Nam. Ông cũng hiểu ngay trên miền đất của tiểu bang California, thổ nhưỡng cũng không đồng nhất. Bắc California cũng đã khác Nam California rồi, huống hồ ở các tiểu bang khác như miền Ðông, Ðông Bắc hay Tây Bắc Hoa Kỳ. Thế nên, để dưỡng được cây mai cho thích hợp với đất ở Nam California, ông đã phải đi tìm một vài nơi có phòng thí nghiệm phân tích đất đai để ông có thể so sánh với đất đai ở miền Nam Việt Nam, nơi nào cũng có mai, để ông có thể cải tạo, gia giảm phân bón và những yếu tố của đất cho thích hợp. Qua được cái khâu này rồi, ông còn phải lo ngay đến thời tiết. Ở miền Nam Việt Nam thì chỉ có hai mùa mưa nắng còn ở Nam California thì bốn mùa rõ rệt nên phải cho cây được trú ẩn khi mùa Ðông đến, nhất là vào lúc có sương mù, sương muối.
Gian nan đến đây chưa hết, theo ông Nguyễn Hùng Văn. Bước kế tiếp nữa là nước tưới. Ở Việt Nam là nhiệt đới, khí hậu ẩm thấp trong khi ở đây khí hậu khô, độ ẩm rất ít nên lá cây dễ bị cháy, héo. Thông thường, ai chăm sóc cây cũng giải quyết việc này bằng cách gia tăng nước tưới. Nhưng theo ông Văn, khi lá bị héo là lúc cây không hút được nước, nếu cứ thêm nước cho cây thì cây sẽ ngậm nước làm cho rễ cây thối đi cây sẽ chết không thể cứu vãn được. Phải có phương cách khác làm cho cây tiêu thụ được lượng nước đã ngậm. Cách nào thì đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu xa hơn. Nói đến đây, ông cười cười không nói tiếp để người nghe hiểu rằng “có những bí quyết nghề nghiệp thuộc chỗ riêng tư, không thể phổ biến rộng được.”
Tóm lại, theo ông Văn, có ba yếu tố chính cần phải lưu tâm khi săn sóc cây mai Việt Nam. Ðó là nước, không nên tưới nhiều quá. Thứ hai là đất, đất bán tại cửa hàng Home Depot không nên dùng. Thứ ba là cây không ra hoa được thì không phải là mai đực hay mai cái gì cả mà chỉ là do mình chưa biết săn sóc cây mai cho đúng mà thôi. Ba yếu tố này ông Văn rút ra được là sau hơn 10 năm nổi trôi cùng mai Việt trên đất Mỹ với tồn phí cả hơn trăm ngàn đô la, ông mới có được.
Khi được hỏi nguyên nhân khiến hy sinh cả công lẫn của để có được mai Việt trên đất Mỹ, ông nói: “Ðó là ngoài sự say mê hoa mai Việt Nam của bản thân, tôi còn có một nguyện ước là đem được mai Việt đến tất cả mọi nhà người Việt trong mỗi dịp Xuân về Tết đến ở hải ngoại. Ðây có lẽ cũng là điều không khó vì gốc gác của mai Việt Nam là từ Châu Phi đã lan rộng tới nhiều nước ở Ðông Nam Á nên mai đã có đến hàng trăm chủng loại tùy theo thổ nhưỡng mỗi nơi. Có nơi như ở Indonesia, mai có đến 14, 15 cánh hoa.”
Nói đến giá cả những chậu mai quí này có thể là một trở ngại không nhỏ đối với túi tiền của mọi người thì ông Nguyễn Hùng Văn khẳng định: “Nay chúng tôi đã vượt qua được bước đầu là trồng được mai Việt trên đất Mỹ, chúng tôi tin rằng chỉ trong vòng một hai năm nữa, chúng tôi sẽ cống hiến cho bà con những cây mai, cành mai giá rất phổ thông hợp với túi tiền của mọi người vì chúng tôi đã tìm ra được cách nhân giống và trồng được mai Việt trên đất Mỹ.”
|
Ngắm những cành mai trên những cây mai trong gian hàng Mai Việt Trên Ðất Mỹ ai cũng thấy được nét mai và sắc mai của quê hương mình. Cánh mai thì vàng rực, cứng cáp dựng đứng bên những nụ hoa cũng thẳng đứng chi chít trên cành. Nó cho chúng ta cái cảm giác sức sống của mùa Xuân. Ðây là những điểm mà mai Việt như mai tứ quí có loáng thoáng xuất hiện trong dịp Tết vào những năm qua không thể bì được vì những cây mai này dù hoa có giống nhưng cả hoa và nụ hoa đều chúc xuống. Ngoài ra hoa lại thường thưa thớt khiến cho nỗi khao khát về hoa mai của người nhìn hoa dễ có cảm giác không được trọn vẹn.
––
Liên lạc tác giả: NguyenHuy@nguoi-viet.com