Nhân Vật

Họa sĩ Tạ Tỵ, con sư tử lạc loài, cô độc

Cuối năm 1966, khi tôi được điều về Cục Chỉnh Huấn ở đường Lê Văn Duyệt, Sài Gòn, thì họa sĩ Tạ Tỵ đã có mặt

No photo description available.
Ly Le

Họa sĩ Tạ Tỵ, con sư tử lạc loài, cô độc

Cuối năm 1966, khi tôi được điều về Cục Chỉnh Huấn ở đường Lê Văn Duyệt, Sài Gòn, thì họa sĩ Tạ Tỵ đã có mặt. Ông phụ trách phòng thiết kế, vẽ sơ đồ những chương trình huấn luyện của cơ quan này.

Cảm phục tài năng, tên tuổi của ông từ lâu, nhất là ở lãnh vực tranh lập thể, và những bức chân dung văn nghệ sĩ đặc biệt, đầy cá tính… Như những bức chân dung đen, trắng kiệm nét, họ Tạ từng vẽ kịch tác gia Vi Huyền Đắc, nhà thơ Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, nhà văn Tchya/ Đái Đức Tuấn, Hiếu Chân/ Nguyễn Hoạt, Phùng Tất Đắc… Nhưng tôi không dám đường đột làm quen ông.

Cho tới một buổi trưa, tình cờ gặp nhau nơi sân cờ Cục Chính Huấn, Tạ Tỵ bất ngờ bảo tôi: “Cậu về phòng tôi chơi. Tôi sẽ vẽ cho cậu một cái portrait…”

Tôi cảm động, lặng lẽ theo ông về căn phòng nhỏ biệt lập, đối diện khu nhà chính, hai tầng của cơ quan này.

Mang tiếng là trưởng phòng, nhưng tôi không thấy ông có phụ tá, hoặc nhân viên nào khác!

Khi tôi ngồi xuống chiếc ghế duy nhất trước bàn giấy của ông, ông bảo tôi cứ thanh thản, chỉ cần giữ hơi lâu một chút thế ngồi đầu tiên mà thôi.

“Chừng 20 tới nửa tiếng là xong,” ông nhấn mạnh.

Trong lúc vẽ, ông hỏi tôi đủ chuyện linh tinh; tựa như để tôi khỏi bị căng thẳng…

Đúng như ông nói, tôi đồ chừng chưa tới 20 phút, ông đã buông bút, đưa tấm giấy croquis khổ lớn cho tôi.

Tôi ngạc nhiên không thấy mình trong bộ đồ lính, mà lại là một người quấn len quàng cổ, miệng ngậm pipe. Tôi dè dặt hỏi ông ở đâu ra hình ảnh tôi như thế, ông bảo: “Tôi thấy cậu như thế vài lần ở cà phê La Pagode, hoặc ở đâu đấy. Nhưng chính vì những hình ảnh đó mà tôi muốn vẽ cậu.”

Sau đó nhiều năm, ông lại vẽ cho tôi một portrait khác.

Ông giải thích với T. rằng, khi gặp lại tôi, ông thấy tôi như một người khác. Từ một thanh niên có dáng vẻ “thư sinh” (?); tôi biến thành một trung niên “bặm trợn” (?)

Khi khoảng cách giữa tôi và họa sĩ nổi tiếng từ thời kháng chiến này được thu hẹp lại, nếu không muốn nói là không còn, tôi mạnh dạn hỏi ông về hành trình hội họa của ông trước cuộc di cư 1954.

Ông kể ông tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương Hà Nội năm 1943. Cũng năm này, ông đoạt một giải thưởng lớn của Salon Unique của Pháp. Trước đó, năm 1941, khi còn là sinh viên, ông đã được trao cho một giải thưởng hội họa đặc biệt.

Tuy nhiên, điều ông hãnh diện nhất, có thể nhiều người không biết, đó là chính nhờ giải thưởng vừa kể mà, ông được Hoàng Đế Bảo Đại (thời đó) mời viếng thăm cố đô Huế.

Dịp này, họ Tạ được Cựu Hoàng ưu ái mời đi chung xe ngựa, chạy qua một số phố chính của kinh thành Huế.

Khi trả lời câu hỏi về những người bạn đồng thời với ông, ai là người ông thân nhất? Không suy nghĩ, ông đáp: “Bùi Xuân Phái. Người được Nguyễn Tuân gọi là ‘Phái Phố.’”

Về chuyện tham gia kháng chiến chống Pháp, ông kể, như nhiều văn nghệ sĩ thời tiền chiến, sau cuộc tổng khởi nghĩa 1945, ông thoát ly gia đình, tham gia kháng chiến. Ở Liên Khu 3, ông được chỉ định hướng dẫn một lớp học về Mỹ thuật. Giữa năm 1950, khi thấy mình không hợp với phong trào VM, ông đã “dinh tê” tức trở về vùng quốc gia, năm 1950.

Họa sĩ Tạ Tỵ nhớ lại, năm 1953, trước khi quyết định bỏ Hà Nội vào Sài Gòn, ông đã rủ Phái Phố đi cùng. Nhưng: “Hắn từ chối vì không biết tới ‘xứ lạ, quê người’ rồi lấy gì sống? Lấy gì nuôi vợ con?!?”

Một chi tiết khác nữa, họ Tạ nói, ông rất bằng lòng một việc làm thể hiện tình bạn bất biến của mình là: Sau hơn 10 năm tù cải tạo ở một trại cải tạo miền Bắc, khi được trả tự do, thay vì về ngay với gia đình đang hồi hộp, trông ngóng ở Sài Gòn thì, ông lại đi tìm bạn, ở Hà Nội.

Ông nói: “Khi gặp Bùi Xuân Phái, thấy nhau, chúng tôi cùng bùi ngùi. Chúng tôi không nói được với nhau một lời nào! Chỉ nhìn nhau. Mặc cho những giọt mắt già nua, hiếm hoi, lặng lẽ chảy…”

Tuy nhiên, người họa sĩ Việt Nam đầu tiên du nhập trường phái Lập Thể vào Việt Nam, đã cho thấy ông càng quý, trọng bạn hơn nữa, khi sau này tình cờ ông biết được một phát biểu can đảm, liều lĩnh của Phái Phố, khi ông được một nhà báo miền Nam sau 1975, hỏi kỷ niệm nào đáng nhớ nhất về Tạ Tỵ? Thì, danh họa Bùi Xuân Phái nói đại ý: Những năm ở lại Hà Nội, có một giai đoạn cuộc sống quá khó khăn, ông lấy làm tiếc đã không nghe lời khuyên vào Nam trước Tháng Bảy, 1954, của Tạ Tỵ…

***

Thời gian ở Sài Gòn ngay từ năm 1956 rồi 1961, họa sĩ Tạ Tỵ đã có hai cuộc triển lãm cá nhân. Lần thứ nhất với 60 bức tranh lập thể khổ lớn. Lần thứ hai, ông cũng cho trưng bày 60 bức tranh khác, vừa lập thể vừa trừu tượng…

Trong 20 năm văn học nghệ thuật miền Nam, ngoài hội họa, Tạ Tỵ còn là tác giả nhiều tác phẩm, từ thơ, truyện ngắn, tới biên khảo, phê bình… Ở lãnh vực nào, tác phẩm của ông cũng tạo được sự chú ý đáng kể. Thậm chí có cuốn sách của ông, còn gây nhiều dư luận thuận/ nghịch. Như cuốn “Phạm Duy Còn Đó Nỗi Buồn.” Sách phổ biến không lâu, ông đã bị tác giả Nguyễn Trọng Văn, phản bác bằng cuốn “Phạm Duy Đã Chết, Như Thế Nào?”

Với tôi, những đóng góp của cố họa sĩ Tạ Tỵ rất lớn lao cho văn học nghệ thuật miền Nam cũng như cả Việt Nam. Vậy mà, tính tới Tháng Tư, 1975, mọi đóng góp của ông gần như bị lãng quên. Họa hiếm lắm, ông mới được những người trong giới nhắc tới!

Giải thích cho sự kiện bất bình thường này, họa sĩ Trịnh Cung, thế hệ thứ hai, nổi tiếng từ đầu thập niên 1960, cũng là một trong vài tên tuổi tiêu biểu của hội họa miền Nam 20 năm, cho rằng: Sinh thời, họa sĩ Tạ Tỵ không giao du, không tham dự sinh hoạt chung với anh em trong giới. Ông tự tách biệt mình khỏi đám đông. Như thể ông không để ý tới ai, khiến anh em không có nhiều cơ hội tiếp xúc (?!)

Tôi muốn thêm vào lý giải của Trịnh Cung hai cảm nghĩ chủ quan sau đây:

-Thứ nhất, Tạ Tỵ đã tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương, từ thuở phôi thai của nền hội họa Việt. Ông lại còn rất sớm, nhận nhiều giải thưởng giá trị. Mặt khác, ông cũng rất sớm được các bảo tàng viện thế giới lưu giữ, và trưng bày tranh của ông.

Tưởng cũng nên nhắc đến bức sơn dầu “Cô Đơn,” ông vẽ năm 1951 tại Hà Nội, thì nhiều năm sau, (Tháng Tư, 2000) nhà Sotheby, đã bán đấu giá được 19,550 Singapore đô la, trong một cuộc đấu giá tranh ở Singapore.

Một chi tiết khác nữa, theo một người bạn thân của họ Tạ (không thuộc giới hội họa) thì, bức “Mùa Hè Đỏ Lửa” ông vẽ năm 1972, sau được đổi tên thành “Cất Cánh,” được bảo tàng viện thành phố Sài Gòn chọn để trưng bày (đó là bức sơn dầu lớn nhất của bảo tàng viện này, tính tới hôm nay).

-Thứ nhì, tình trạng phe phái, đố kị, khoanh vùng, có tính cách địa phương, trong sinh hoạt văn học nghệ thuật ở miền Nam 20 năm là có thật và khá trầm trọng!

Điển hình, cá nhân tôi, có lần hỏi nhà văn Trần Phong Giao, thời còn làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn rằng: “Tại sao báo Văn không mời nhà văn A., nhà thơ B., góp bài cho Văn?” Ông trả lời ngay, khá thản nhiên: “Vì, ‘không quen. Không hợp.’”

Sự lãnh đạm hay chủ tâm (?) “loại bỏ” Tạ Tỵ khỏi họa-giới của một số người làm nghệ thuật ở Sài Gòn trước đây, tôi cho là một sai lầm. Một đáng tiếc lớn.

***

Rất may, cuối cùng, trước sự ra đi vĩnh viễn gần như trong lặng, lẽ, âm thầm của họa sĩ, nhà thơ, nhà văn Tạ Tỵ ngày 24 Tháng Tám, 2004, tại Sài Gòn, đã được họa sĩ Đinh Cường, thế hệ sau họ Tạ, ở hải ngoại sớm biết. Họ Đinh đã gửi một vòng hoa phúng điếu về Việt Nam, và một vòng hoa khác, của Hội Nghệ Thuật Thành Phố Sài Gòn… gửi viếng, chia buồn với tang quyến người quá cố.

Hôm nay, tôi nghĩ, ở cõi khác, nếu họa sĩ Tạ Tỵ biết, chắc ông sẽ cảm thấy được an ủi phần nào! Giống như thời gian gần đây, họa sĩ Trịnh Cung, ở miền Nam California, cũng đã có những bài viết khách quan, ghi nhận công lao đóng góp đáng kể của Tạ Tỵ cho hội họa miền Nam (tất nhiên cho cả Việt Nam).

Với tôi, Tạ Tỵ là một trong vài họa sĩ Việt Nam, khiến tôi liên tưởng tới hình ảnh con sư tử lạc loài, cô độc, cho tới khi từ trần.

Du Tử Lê.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Họa sĩ Tạ Tỵ, con sư tử lạc loài, cô độc

Cuối năm 1966, khi tôi được điều về Cục Chỉnh Huấn ở đường Lê Văn Duyệt, Sài Gòn, thì họa sĩ Tạ Tỵ đã có mặt

No photo description available.
Ly Le

Họa sĩ Tạ Tỵ, con sư tử lạc loài, cô độc

Cuối năm 1966, khi tôi được điều về Cục Chỉnh Huấn ở đường Lê Văn Duyệt, Sài Gòn, thì họa sĩ Tạ Tỵ đã có mặt. Ông phụ trách phòng thiết kế, vẽ sơ đồ những chương trình huấn luyện của cơ quan này.

Cảm phục tài năng, tên tuổi của ông từ lâu, nhất là ở lãnh vực tranh lập thể, và những bức chân dung văn nghệ sĩ đặc biệt, đầy cá tính… Như những bức chân dung đen, trắng kiệm nét, họ Tạ từng vẽ kịch tác gia Vi Huyền Đắc, nhà thơ Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, nhà văn Tchya/ Đái Đức Tuấn, Hiếu Chân/ Nguyễn Hoạt, Phùng Tất Đắc… Nhưng tôi không dám đường đột làm quen ông.

Cho tới một buổi trưa, tình cờ gặp nhau nơi sân cờ Cục Chính Huấn, Tạ Tỵ bất ngờ bảo tôi: “Cậu về phòng tôi chơi. Tôi sẽ vẽ cho cậu một cái portrait…”

Tôi cảm động, lặng lẽ theo ông về căn phòng nhỏ biệt lập, đối diện khu nhà chính, hai tầng của cơ quan này.

Mang tiếng là trưởng phòng, nhưng tôi không thấy ông có phụ tá, hoặc nhân viên nào khác!

Khi tôi ngồi xuống chiếc ghế duy nhất trước bàn giấy của ông, ông bảo tôi cứ thanh thản, chỉ cần giữ hơi lâu một chút thế ngồi đầu tiên mà thôi.

“Chừng 20 tới nửa tiếng là xong,” ông nhấn mạnh.

Trong lúc vẽ, ông hỏi tôi đủ chuyện linh tinh; tựa như để tôi khỏi bị căng thẳng…

Đúng như ông nói, tôi đồ chừng chưa tới 20 phút, ông đã buông bút, đưa tấm giấy croquis khổ lớn cho tôi.

Tôi ngạc nhiên không thấy mình trong bộ đồ lính, mà lại là một người quấn len quàng cổ, miệng ngậm pipe. Tôi dè dặt hỏi ông ở đâu ra hình ảnh tôi như thế, ông bảo: “Tôi thấy cậu như thế vài lần ở cà phê La Pagode, hoặc ở đâu đấy. Nhưng chính vì những hình ảnh đó mà tôi muốn vẽ cậu.”

Sau đó nhiều năm, ông lại vẽ cho tôi một portrait khác.

Ông giải thích với T. rằng, khi gặp lại tôi, ông thấy tôi như một người khác. Từ một thanh niên có dáng vẻ “thư sinh” (?); tôi biến thành một trung niên “bặm trợn” (?)

Khi khoảng cách giữa tôi và họa sĩ nổi tiếng từ thời kháng chiến này được thu hẹp lại, nếu không muốn nói là không còn, tôi mạnh dạn hỏi ông về hành trình hội họa của ông trước cuộc di cư 1954.

Ông kể ông tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương Hà Nội năm 1943. Cũng năm này, ông đoạt một giải thưởng lớn của Salon Unique của Pháp. Trước đó, năm 1941, khi còn là sinh viên, ông đã được trao cho một giải thưởng hội họa đặc biệt.

Tuy nhiên, điều ông hãnh diện nhất, có thể nhiều người không biết, đó là chính nhờ giải thưởng vừa kể mà, ông được Hoàng Đế Bảo Đại (thời đó) mời viếng thăm cố đô Huế.

Dịp này, họ Tạ được Cựu Hoàng ưu ái mời đi chung xe ngựa, chạy qua một số phố chính của kinh thành Huế.

Khi trả lời câu hỏi về những người bạn đồng thời với ông, ai là người ông thân nhất? Không suy nghĩ, ông đáp: “Bùi Xuân Phái. Người được Nguyễn Tuân gọi là ‘Phái Phố.’”

Về chuyện tham gia kháng chiến chống Pháp, ông kể, như nhiều văn nghệ sĩ thời tiền chiến, sau cuộc tổng khởi nghĩa 1945, ông thoát ly gia đình, tham gia kháng chiến. Ở Liên Khu 3, ông được chỉ định hướng dẫn một lớp học về Mỹ thuật. Giữa năm 1950, khi thấy mình không hợp với phong trào VM, ông đã “dinh tê” tức trở về vùng quốc gia, năm 1950.

Họa sĩ Tạ Tỵ nhớ lại, năm 1953, trước khi quyết định bỏ Hà Nội vào Sài Gòn, ông đã rủ Phái Phố đi cùng. Nhưng: “Hắn từ chối vì không biết tới ‘xứ lạ, quê người’ rồi lấy gì sống? Lấy gì nuôi vợ con?!?”

Một chi tiết khác nữa, họ Tạ nói, ông rất bằng lòng một việc làm thể hiện tình bạn bất biến của mình là: Sau hơn 10 năm tù cải tạo ở một trại cải tạo miền Bắc, khi được trả tự do, thay vì về ngay với gia đình đang hồi hộp, trông ngóng ở Sài Gòn thì, ông lại đi tìm bạn, ở Hà Nội.

Ông nói: “Khi gặp Bùi Xuân Phái, thấy nhau, chúng tôi cùng bùi ngùi. Chúng tôi không nói được với nhau một lời nào! Chỉ nhìn nhau. Mặc cho những giọt mắt già nua, hiếm hoi, lặng lẽ chảy…”

Tuy nhiên, người họa sĩ Việt Nam đầu tiên du nhập trường phái Lập Thể vào Việt Nam, đã cho thấy ông càng quý, trọng bạn hơn nữa, khi sau này tình cờ ông biết được một phát biểu can đảm, liều lĩnh của Phái Phố, khi ông được một nhà báo miền Nam sau 1975, hỏi kỷ niệm nào đáng nhớ nhất về Tạ Tỵ? Thì, danh họa Bùi Xuân Phái nói đại ý: Những năm ở lại Hà Nội, có một giai đoạn cuộc sống quá khó khăn, ông lấy làm tiếc đã không nghe lời khuyên vào Nam trước Tháng Bảy, 1954, của Tạ Tỵ…

***

Thời gian ở Sài Gòn ngay từ năm 1956 rồi 1961, họa sĩ Tạ Tỵ đã có hai cuộc triển lãm cá nhân. Lần thứ nhất với 60 bức tranh lập thể khổ lớn. Lần thứ hai, ông cũng cho trưng bày 60 bức tranh khác, vừa lập thể vừa trừu tượng…

Trong 20 năm văn học nghệ thuật miền Nam, ngoài hội họa, Tạ Tỵ còn là tác giả nhiều tác phẩm, từ thơ, truyện ngắn, tới biên khảo, phê bình… Ở lãnh vực nào, tác phẩm của ông cũng tạo được sự chú ý đáng kể. Thậm chí có cuốn sách của ông, còn gây nhiều dư luận thuận/ nghịch. Như cuốn “Phạm Duy Còn Đó Nỗi Buồn.” Sách phổ biến không lâu, ông đã bị tác giả Nguyễn Trọng Văn, phản bác bằng cuốn “Phạm Duy Đã Chết, Như Thế Nào?”

Với tôi, những đóng góp của cố họa sĩ Tạ Tỵ rất lớn lao cho văn học nghệ thuật miền Nam cũng như cả Việt Nam. Vậy mà, tính tới Tháng Tư, 1975, mọi đóng góp của ông gần như bị lãng quên. Họa hiếm lắm, ông mới được những người trong giới nhắc tới!

Giải thích cho sự kiện bất bình thường này, họa sĩ Trịnh Cung, thế hệ thứ hai, nổi tiếng từ đầu thập niên 1960, cũng là một trong vài tên tuổi tiêu biểu của hội họa miền Nam 20 năm, cho rằng: Sinh thời, họa sĩ Tạ Tỵ không giao du, không tham dự sinh hoạt chung với anh em trong giới. Ông tự tách biệt mình khỏi đám đông. Như thể ông không để ý tới ai, khiến anh em không có nhiều cơ hội tiếp xúc (?!)

Tôi muốn thêm vào lý giải của Trịnh Cung hai cảm nghĩ chủ quan sau đây:

-Thứ nhất, Tạ Tỵ đã tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương, từ thuở phôi thai của nền hội họa Việt. Ông lại còn rất sớm, nhận nhiều giải thưởng giá trị. Mặt khác, ông cũng rất sớm được các bảo tàng viện thế giới lưu giữ, và trưng bày tranh của ông.

Tưởng cũng nên nhắc đến bức sơn dầu “Cô Đơn,” ông vẽ năm 1951 tại Hà Nội, thì nhiều năm sau, (Tháng Tư, 2000) nhà Sotheby, đã bán đấu giá được 19,550 Singapore đô la, trong một cuộc đấu giá tranh ở Singapore.

Một chi tiết khác nữa, theo một người bạn thân của họ Tạ (không thuộc giới hội họa) thì, bức “Mùa Hè Đỏ Lửa” ông vẽ năm 1972, sau được đổi tên thành “Cất Cánh,” được bảo tàng viện thành phố Sài Gòn chọn để trưng bày (đó là bức sơn dầu lớn nhất của bảo tàng viện này, tính tới hôm nay).

-Thứ nhì, tình trạng phe phái, đố kị, khoanh vùng, có tính cách địa phương, trong sinh hoạt văn học nghệ thuật ở miền Nam 20 năm là có thật và khá trầm trọng!

Điển hình, cá nhân tôi, có lần hỏi nhà văn Trần Phong Giao, thời còn làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn rằng: “Tại sao báo Văn không mời nhà văn A., nhà thơ B., góp bài cho Văn?” Ông trả lời ngay, khá thản nhiên: “Vì, ‘không quen. Không hợp.’”

Sự lãnh đạm hay chủ tâm (?) “loại bỏ” Tạ Tỵ khỏi họa-giới của một số người làm nghệ thuật ở Sài Gòn trước đây, tôi cho là một sai lầm. Một đáng tiếc lớn.

***

Rất may, cuối cùng, trước sự ra đi vĩnh viễn gần như trong lặng, lẽ, âm thầm của họa sĩ, nhà thơ, nhà văn Tạ Tỵ ngày 24 Tháng Tám, 2004, tại Sài Gòn, đã được họa sĩ Đinh Cường, thế hệ sau họ Tạ, ở hải ngoại sớm biết. Họ Đinh đã gửi một vòng hoa phúng điếu về Việt Nam, và một vòng hoa khác, của Hội Nghệ Thuật Thành Phố Sài Gòn… gửi viếng, chia buồn với tang quyến người quá cố.

Hôm nay, tôi nghĩ, ở cõi khác, nếu họa sĩ Tạ Tỵ biết, chắc ông sẽ cảm thấy được an ủi phần nào! Giống như thời gian gần đây, họa sĩ Trịnh Cung, ở miền Nam California, cũng đã có những bài viết khách quan, ghi nhận công lao đóng góp đáng kể của Tạ Tỵ cho hội họa miền Nam (tất nhiên cho cả Việt Nam).

Với tôi, Tạ Tỵ là một trong vài họa sĩ Việt Nam, khiến tôi liên tưởng tới hình ảnh con sư tử lạc loài, cô độc, cho tới khi từ trần.

Du Tử Lê.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm