Truyện Ngắn & Phóng Sự
Hoàn Cố hương - Trần Nguơn Phiêu
Hơn sáu năm trước, lần đầu tiên đặt chân trên đất Pháp, Triệu đã được Mới đến đón. Lần trở về xứ lần này cũng được Mới ra sân bay đưa tiễn. Lần này cả hai đều trong tâm trạng phân vân, không biết đây có phải là lần gặp nhau cuối cùng hay không? Tương lai tiên liệu sẽ có nhiều bất trắc, khó lường.
Nếu chuyến đi ngày trước bằng phi cơ Constellation có cánh quạt phải mất gần hai ngày đường thì nay chuyến trở về xứ chỉ còn độ trong hơn một ngày với phi cơ phản lực. Máy bay chỉ ngừng lại một vài nơi để tiếp tế nhiên liệu hay để nhận khách. Triệu tiếc cái thời đã có dịp nhìn Karachi trong chiều tà hoặc ăn sáng ở phi trường Bagdad với những chùm ngo to và ngọt lịm.
Về xứ lần này, bao nhiêu sách vở, vật dụng, Triệu đều gởi về bằng đường biển. Triệu chỉ đem theo trên phi cơ chiếc đàn guitare Ramirez và một máy thâu thanh Zénith Transocéanic được coi là loại máy thật tốt thời bấy giờ để bắt được các đài phát thanh trên thế giới.
Khi vào không phận Sài Gòn phi cơ đã bay một vòng trước khi đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhứt. Triệu đã nhận lại được hình ảnh quen thuộc của vài kiến trúc như nhà thờ Ðức Bà, Chợ Bến Thành, Thương cảng Khánh Hội... nhưng lại thấy Sài Gòn bây giờ như nở rộng ra với bao nhiêu nhà cửa ở vùng ngoại ô. Khi rời phi trường, đi ra phố Triệu mới thấy choáng váng vì cảnh tấp nập của thành phố nay quá đông người. Sáu năm về trước, Sài Gòn, Chợ Lớn chỉ có số dân cư vào khoảng 200.000 người. Vì tình hình an ninh thời chiến, dân số đã tăng dần. Nay sau khi có hiệp định Genève, với số dân cư mới di cư từ miền Bắc vào, Sài Gòn dưới mắt Triệu nay quả là một thành phố nghẹt thở!
Thời gian khi Triệu trở về xứ là những tháng trước Tết Âm lịch. Bao nhiêu năm xa xứ nay Triệu mới có dịp chứng kiến lại cảnh náo nức, nhộn nhịp của những ngày giáp Tết. Sống ở Âu châu, vào dịp lễ Giáng sinh hay Tết Dương lịch, dân chúng cũng náo nức mong hưởng những ngày lễ nghỉ việc nhưng Triệu không thấy cái khung cảnh rầm rộ, lo âu chuẩn bị đón lễ như ở Việt Nam. Phải chăng đây là do truyền thống nhiều thế hệ của các xã hội nông nghiệp Á đông? Triệu đã từng có được dịp sống ở đồng quê nên đã chứng kiến thấy việc cực nhọc quanh năm suốt tháng của những người nông dân. Người nhà nông lúc nào cũng canh cánh lo lắng thời tiết nắng mưa thay đổi, nước lớn, nước ròng và chỉ được chút an tâm khi mùa màng gặt xong, nợ nần thanh toán. Ở vùng quê miền Nam, vào độ tháng Mười, khi lúa đã chín ngoài đồng, một ít hột rơi rớt trôi trên mặt sông khiến cá nhảy đớp mồi liên tục. Chim chóc nay no đủ nên líu lo hơn những lúc phải tìm tước ăn các hột cỏ hoang. Cảnh vật thay đổi an bình và vui tươi khiến nhà nông mới có dịp chuẩn bị cho những ngày lễ Tết. Trong cái khung cảnh cả nước chuẩn bị cho những ngày lễ sắp đến, trong bối cảnh tương đối thanh bình của những năm sau hiệp định Genève chấm dứt chiến tranh, Triệu thấy lòng lâng lâng hòa nhịp với sự náo nức của dân chúng.
Chợ hoa kiểng đường Nguyễn Huệ chỉ nhóm họp mỗi năm một lần vào dịp Tết nhưng là biểu hiệu vui tươi của những ngày Tết sắp đến. Ðặc biệt về đêm, khí trời mát mẻ khiến dân chúng đổ xô về đâyỳ, dạo ngắm bông hoa đủ màu đủ kiểu của các nhà vườn đã tưng tiu vun bón trong năm, chuẩn bị cho ngày hội lớn.
Từ ngày được học chữ Hán với ông nội ở Sa Ðéc, Triệu thích nhất khi biết được bài “Quy khứ lai từ” của Ðào Tiềm. Sau đó đọc thêm được các bài của Ðào Tiềm nên biết Ðào Uyên Minh là người rất thích hoa cúc nên Triệu từ đó cũng thấy lây thương hoa cúc nhất là cúc vàng vào dịp Tết. Bây giờ trở về xứ nhằm lúc giáp Tết nên Triệu say mê nhìn được như một rừng cúc vàng ở chợ Tết Nguyễn Huệ. Triệu đã chọn cúc để chưng ở nhà từ trên bàn thờ đến tận ngoài sân.
Ba ngày sau khi trở về xứ, đúng theo kỷ luật quân đội, Triệu đã áo mũ chỉnh tề, đến bộ Tư Lịnh Hải Quân ở bến Bạch Ðằng để trình diện. Thật là một sự bất ngờ khi Triệu được Thiếu tá Hải Quân Nguyễn Văn Ánh, Tham mưu trưởng đưa vào diện kiến vị Tư Lịnh Hải Quân. Thiếu tá Ánh cho biết Tư Lịnh đã biết tin Triệu về xứ và muốn gặp khi Triệu đến trình diện. Ðại tá Tư Lịnh Lê Quang Mỹ, bạn thân ngày trước của anh bác sĩ Nguyễn Văn Ðăng cũng đã từng biết Triệu khi ông từng đến ngồi tự học ở Thư viện Quốc gia đường Gia Long. Sau phút trình diện Tư Lịnh theo lễ nghi quân cách, ông Lê Quang Mỹ đã bảo Thiếu tá Tham Mưu trưởng trở về bàn giấy. Còn lại chỉ hai người, Ðại tá Mỹ đã thân mật đến ôm Triệu vào lòng và bảo: “Tôi và anh lúc nào cũng là bạn, tôi mừng vô hạn khi biết anh trở về sau khi tốt nghiệp. Là người được huấn luyện chuyên nghiệp trong nghành Hải Quân, tôi tin chắc các anh sẽ giúp tôi gầy dựng một Hải Quân Việt Nam đúng theo tiêu chuẩn”.
Ðại tá Mỹ cho biết hiện tại, ở Sài Gòn, chỉ có một Y sĩ là Thiếu tá Phạm Tấn Tước do Nha Quân Y biệt phái để lo cho cả Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến. Một y sĩ khác, Y sĩ Ðại úy Quýnh được chỉ định phụ trách Trung tâm Huấn Luyện Hải Quân ở Nha Trang. Thay vì được hưởng những ngày phép của quân nhân tốt nghiệp hồi hương, Ðại tá Mỹ khuyên Triệu nên bắt tay vào việc ngay. Thế là chỉ trong một ngày, Triệu đã được cấp một cư xá ở đường Chu Mạnh Trinh. Bàn ghế giường nệm đã được Trung tâm Tiếp liệu Hải Quân đem đến trang bị.
Thiếu tá Tước đã yêu cầu Triệu lo ngay việc dự thảo về tổ chức và điều hành phần Quân Y Hải Quân mà ông chưa có được thời giờ và tài liệu tham khảo. Triệu cảm thấy vô cùng lo ngại trước một việc quá hệ trọng được giao phó. May thay, Triệu đã tìm ngay được trong sách vở, tài liệu do Hải Quân Pháp còn để lại ở Bộ Tư lịnh khi họ bàn giao Căn cứ Francis Garnier, nay là Trại Bạch Ðằng cho Hải Quân Việt Nam. Nắm được toàn bộ Công báo của Hải Quân: B.O.M. (Bulletin Officiel de la Marine), sau một tháng trời làm việc liên tục, tìm cách ứng dụng tài liệu Hải Quân Pháp vào tình cảnh Việt Nam, Triệu đã hoàn thành phần nào các đề nghị về Tổ chức, Ðiều hành nghành Quân Y Hải Quân. Sau khi trình duyệt ở Bộ Tư lịnh Hải Quân, đề nghị Tổ chức của Triệu đã được Nha Quân Y Quân Ðội Việt Nam thông qua nhanh chóng vì thật ra ở Nha lúc bấy giờ cũng ít có người am hiểu Hải Quân tổ chức ra sao!
Bước chân vào nghề, quả thật Triệu thấy đam mê với công việc hằng ngày. Vì Quân Y là một nghành chuyên môn trong quân đội vừa mới thành hình ở miền Nam nên phần đông các y sĩ là các bác sĩ được trưng tập vì nhu cầu chiến tranh. Các y sĩ phần lớn đều đang có phòng mạch, cơ sở riêng nên chỉ đến các đơn vị làm việc sau giờ hành nghề tư. Triệu thì mỗi sáng đều đến Bịnh xá Bạch Ðằng từ 7 giờ rưởi sáng để giúp phòng Thử nghiệm trong việc lấy mẫu và thử nghiệm. Các anh em y tá rất thích thú vì Triệu làm giúp họ và huấn luyện cho các anh em về các phương pháp thử nghiệm mà trường Quân Y Hải Quân Pháp đã truyền cho Triệu. Sau đó là việc khám bịnh cho quân nhân và gia đình quân nhân trọn suốt buổi sáng. Vào buổi chiều, Triệu cũng phải bận rộn suốt buổi để lo việc khám sức khỏe định kỳ cho quân nhân và nhân viên Hải Quân Công Xưởng, một việc mà trước kia chưa bao giờ được thi hành vì không có y sĩ phụ trách. Các cuộc khám tổng quát với thử nghiệm y khoa và chụp hình phổi đã giúp tìm ra được nhiều bịnh nhân bị bịnh tiểu đường hay phổi nhuốm bịnh lao để lưu ý chữa trị cho họ.
Nhưng có một việc Triệu thích thú nhất là huấn luyện nhân viên y tá. Trước kia, việc này được tổ chức ở Trung tâm Huấn luyện Hải Quân ở Nha Trang. Việc giảng dạy theo chương trình của Hải quân Pháp rất đầy đủ nhưng đã được các y sĩ Pháp phụ trách bằng ngoại ngữ nên việc lãnh hội có phần thiếu kém. Triệu nay dạy lại các anh em bằng tiếng Việt nên mỗi buổi dạy đều được các nhân viên y tá đã tốt nghiệp xin đến thụ huấn thêm. Triệu đồng ý và khuyến khích các anh em y tá đặt thêm câu hỏi nếu họ có những thắc mắc. Các buổi học vì vậy rất sôi nổi và hào hứng khiến Triệu quên cả các mệt nhọc. Chưa bao giờ Triệu có được những giây phút mãn nguyện tuyệt vời khi thấy mình đã truyền đạt được các điều học hỏi cho đàn em sau những giờ huấn luyện như thuở ấy. Triệu hãnh diện đã được dịp đem các điều thâu thập giúp được vào việc mở mang kiến thức chuyên môn của những đồng nghiệp trẻ hiếu học.
Hải quân Việt Nam vào thuở sơ khai chỉ có quân số độ năm ngàn người cộng thêm độ hai ngàn Thủy quân Lục chiến. Vào phòng ăn của Câu lạc bộ Sĩ quan, mỗi ngày chỉ có bốn sĩ quan trực ở Bộ Tư lịnh: một thuộc phòng hành quân, một thuộc phòng Truyền tin, một Thủy quân Lục chiến và một Y sĩ!
Công tác trực của bác sĩ một bịnh xá nhỏ bốn mươi giường không có gì là mệt nhọc. Phòng bác sĩ trực được thiết trí ở từng lầu thứ ba của bịnh xá với đầy đủ tiện nghi do các bác sĩ Pháp để lại. Từ cửa sổ phòng trực có thể nhìn xuống đường, từ bến Bạch Ðằng trước Bộ Tư lịnh cho đến bến đò Thủ Thiêm. Mỗi buổi chiều, nhất là vào cuối tuần, bến tấp nập dân chúng đổ xô về bờ sông để dạo mát, vui hưởng không khí mát mẻ trên bến. Công trường ở cuối đường Hai bà Trưng lúc đó mang tên là công trường Mê Linh. Về sau này Bộ Tư Lịnh Hải Quân cho đặt tượng Thánh tổ Trần Hưng Ðạo nên công trường được đổi tên thành Công trường Trần Hưng Ðạo. Cạnh phía trong công trường, đối diện với bến sông là một dancing nhỏ, xinh xắn, có tên Mỹ Phụng. Bao nhiêu chàng trai thủy thủ đầy mộng hải hồ đã ghé qua quán Mỹ Phụng sau những ngày lăn lộn vượt sóng để trút chút tâm sự với các cô vũ nữ trẻ trung.
Trên các cầu tàu trước bộ Tư lịnh Hải Quân thường có các chiến hạm neo bến sau khi đi công tác trở về. Sau những ngày vật lộn ê chề với biển cả, đây là những lúc thoải mái của anh em thủy thủ. Theo truyền thống của phần đông các Hải quân trên thế giới, các nhân viên phục vụ trên các chiến hạm thường được hưởng một khoản phụ trội ẩm thực để họ lấy lại sức mỗi khi chiến hạm trở về bờ. Triệu vốn có cái thú hay đến thăm các chiến hạm của Hải quân nhà, tuy là những chiến hạm nhỏ, nhưng thủy thủ đoàn sống rất thân mật, đậm đà tình người. Mỗi trưa thứ Sáu, Triệu thường đến ăn trưa với các sĩ quan trên chiến hạm quen thuộc. Triệu thích cái không khí trang nghiêm của phòng ăn sĩ quan Hải quân. Dẫu công tác trong ngày có nhiều cực nhọc đi nữa nhưng đến giờ ăn các sĩ quan phải thay quân phục chỉnh tề trước khi bước vào “carré”. Nhiều vị hạm trưởng sành đời thường hay chọn được đầu bếp giỏi để phục vụ chiến hạm. Mỗi buổi ăn thứ Sáu cuối tuần vì vậy có khi phải được coi như một tiệc nhỏ.
Rất tiếc là không bao lâu, về sau, Tổng thống Ngô Ðình Diệm đã nghe theo lời cố vấn của những quân sư không am tường về truyền thống đặc biệt của các quân chủng nên đã cắt bỏ phần phụ cấp cho các đơn vị đi biển.
Nhiều nét sinh hoạt đặc biệt của Hải quân cũng đã bị bãi bỏ về sau. Từ hồi còn Hải quân Pháp, dân chúng mỗi sáng, từ vùng Thủ Thiêm đến Khánh Hội cũng như các quận lân cận, đều trông chờ phát súng đại bác chào cờ lúc 8 giờ trước bộ Tư Lịnh Hải Quân. Riêng Triệu cũng có thói quen, nhất là vào sáng thứ Hai, đón chờ buổi chào cờ đầu tuần. Toán chào cờ với quân phục trắng, sĩ quan với quân phục đại lễ, gươm tuốt trần sáng loáng, sẵn sàng chờ cờ hiệu báo 8 giờ từ nóc cao của trung tâm Truyền Tin Hải Quân. Các chiến hạm neo bờ cũng đều trong tư thế sẵn sàng thượng kỳ. Khi cờ hiệu từ trung tâm Truyền Tin được hạ xuống, pháo thủ trước kỳ đài nổ phát súng báo hiệu 8 giờ và đại kỳ trước bộ Tư Lịnh cũng như quốc kỳ của các chiến hạm đồng lúc được từ từ kéo cao lên. Tiếng pháo lịnh về sau không còn được bắn vào sáng thứ Hai theo lịnh của Tổng Thống Diệm(?) vì muốn tiết kiệm đạn dược!
Triệu cũng gặp việc bực mình trong việc huấn luyện nhân viên y tá. Hải Quân có chương trình huấn luyện ba bực: sơ cấp, trung và cao cấp theo các tài liệu huấn luyện rất tỉ mỉ được phổ cập từ nhiều thập niên. Quân Y Việt Nam có chương trình hai cấp CC 1 và CC 2 cho Lục Quân. Nha Quân Y bắt buộc y tá Hải Quân phải có các chứng chỉ CC 1 và CC 2 mới lãnh lương y tá! Vì không am tường các sinh hoạt đặc biệt của từng quân chủng nên Nha Quân Y không biết các khía cạnh huấn luyện riêng của y tá Hải Quân. Trong khi cáng chuyên chở thương binh của Lục Quân là loại cáng vải luôn luôn được khiêng song song với mặt đất thì các cáng của Hải Quân là loại cáng thúng bằng kim khí: thương binh được đặt nằm trong thúng và cột chặt để có thể di chuyển lên xuống các thang đặt dựng đứng trong chiến hạm. Thương tích do các loại đẻng, rắn biển, các bịnh ngoài da do sứa lửa... là những việc y tá bộ binh ít khi gặp. Thể thức sống còn khi đào thoát trên biển cả là việc y tá Hải quân phải am hiểu để huấn luyện đồng đội. Tất cả các việc trên đã không được Nha Quân Y chú ý nên cuối cùng y tá Hải Quân đã phải theo thi lấy các chứng chỉ CC 1, CC 2 để lấy bằng chuyên nghiệp. Triệu và các bạn phải soạn thêm một chương trình bổ túc y tá Hải Quân để họ có những kiến thức đặc biệt về y khoa của quân chủng.
Những chán nản đầu tiên về việc hành nghề đã bắt đầu len lỏi vào tâm hồn Triệu.
Khi Triệu trở về xứ, từ lương Trung úy Y sĩ được 120 ngàn quan Pháp, Triệu chỉ được lãnh 4000 ngàn đồng Việt Nam, tương đương không bằng được 1 phần 10 lương cũ! Thêm một bất công khác là các y sĩ ngạch hiện dịch như Triệu không được lãnh 2000 đồng phụ cấp chuyên môn so với các y sĩ bị động viên trong ngạch trừ bị. Triệu đã vận động anh em y sĩ thành lập hội Ái hữu Quân Y. Sau đó Triệu và các anh em y sĩ hiện dịch đã làm đơn từng cá nhân để xin cho các y sĩ hiện dịch được lãnh phần phụ trội chuyên môn. Việc này khiến Triệu được mời lên Nha An ninh Quân đội. Triệu đã có được cái hân hạnh trực diện với vị sĩ quan trưởng nghành là ông Ðỗ Mậu. Lúc đó ông Ðỗ Mậu còn mang cấp bậc thiếu tá. Ông tiếp Triệu rất thân mật và cho biết ông từng làm tùy viên quân sự ở Paris và rất phục các anh em y sĩ đã tình nguyện từ Pháp trở về Việt Nam phục vụ. Việc các anh em làm đơn cá nhân không có gì là trái với luật lệ quân đội nhưng ông có bổn phận phải biết rõ ai là người khởi xướng. Triệu đã thú nhận chính Triệu là người đã muốn san bằng cái bất công giữa hiện dịch và trừ bị. Thiếu tá Ðỗ Mậu đã đứng lên bắt tay Triệu và nói: “Tôi đã biết được điều tôi có trách nhiệm phải biết. Bác sĩ cứ trở về đơn vị làm việc, coi như không có chuyện gì xảy ra. Việc có lãnh được phụ trội hay không sẽ do bộ Quốc Phòng quyết định”.
Ðó là lần đầu tiên Triệu được gặp ông Ðỗ Mậu, một nhân vật liên quan đến nhiều biến cố lịch sử miền Nam về sau này. Ðơn viết của Triệu đã có kết quả tốt và lương bổng của các y sĩ trừ bị hay hiện dịch đã được điều chỉnh như nhau.
Tân Sơn Hòa chuyển
Hoàn Cố hương - Trần Nguơn Phiêu
Hơn sáu năm trước, lần đầu tiên đặt chân trên đất Pháp, Triệu đã được Mới đến đón. Lần trở về xứ lần này cũng được Mới ra sân bay đưa tiễn. Lần này cả hai đều trong tâm trạng phân vân, không biết đây có phải là lần gặp nhau cuối cùng hay không? Tương lai tiên liệu sẽ có nhiều bất trắc, khó lường.
Nếu chuyến đi ngày trước bằng phi cơ Constellation có cánh quạt phải mất gần hai ngày đường thì nay chuyến trở về xứ chỉ còn độ trong hơn một ngày với phi cơ phản lực. Máy bay chỉ ngừng lại một vài nơi để tiếp tế nhiên liệu hay để nhận khách. Triệu tiếc cái thời đã có dịp nhìn Karachi trong chiều tà hoặc ăn sáng ở phi trường Bagdad với những chùm ngo to và ngọt lịm.
Về xứ lần này, bao nhiêu sách vở, vật dụng, Triệu đều gởi về bằng đường biển. Triệu chỉ đem theo trên phi cơ chiếc đàn guitare Ramirez và một máy thâu thanh Zénith Transocéanic được coi là loại máy thật tốt thời bấy giờ để bắt được các đài phát thanh trên thế giới.
Khi vào không phận Sài Gòn phi cơ đã bay một vòng trước khi đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhứt. Triệu đã nhận lại được hình ảnh quen thuộc của vài kiến trúc như nhà thờ Ðức Bà, Chợ Bến Thành, Thương cảng Khánh Hội... nhưng lại thấy Sài Gòn bây giờ như nở rộng ra với bao nhiêu nhà cửa ở vùng ngoại ô. Khi rời phi trường, đi ra phố Triệu mới thấy choáng váng vì cảnh tấp nập của thành phố nay quá đông người. Sáu năm về trước, Sài Gòn, Chợ Lớn chỉ có số dân cư vào khoảng 200.000 người. Vì tình hình an ninh thời chiến, dân số đã tăng dần. Nay sau khi có hiệp định Genève, với số dân cư mới di cư từ miền Bắc vào, Sài Gòn dưới mắt Triệu nay quả là một thành phố nghẹt thở!
Thời gian khi Triệu trở về xứ là những tháng trước Tết Âm lịch. Bao nhiêu năm xa xứ nay Triệu mới có dịp chứng kiến lại cảnh náo nức, nhộn nhịp của những ngày giáp Tết. Sống ở Âu châu, vào dịp lễ Giáng sinh hay Tết Dương lịch, dân chúng cũng náo nức mong hưởng những ngày lễ nghỉ việc nhưng Triệu không thấy cái khung cảnh rầm rộ, lo âu chuẩn bị đón lễ như ở Việt Nam. Phải chăng đây là do truyền thống nhiều thế hệ của các xã hội nông nghiệp Á đông? Triệu đã từng có được dịp sống ở đồng quê nên đã chứng kiến thấy việc cực nhọc quanh năm suốt tháng của những người nông dân. Người nhà nông lúc nào cũng canh cánh lo lắng thời tiết nắng mưa thay đổi, nước lớn, nước ròng và chỉ được chút an tâm khi mùa màng gặt xong, nợ nần thanh toán. Ở vùng quê miền Nam, vào độ tháng Mười, khi lúa đã chín ngoài đồng, một ít hột rơi rớt trôi trên mặt sông khiến cá nhảy đớp mồi liên tục. Chim chóc nay no đủ nên líu lo hơn những lúc phải tìm tước ăn các hột cỏ hoang. Cảnh vật thay đổi an bình và vui tươi khiến nhà nông mới có dịp chuẩn bị cho những ngày lễ Tết. Trong cái khung cảnh cả nước chuẩn bị cho những ngày lễ sắp đến, trong bối cảnh tương đối thanh bình của những năm sau hiệp định Genève chấm dứt chiến tranh, Triệu thấy lòng lâng lâng hòa nhịp với sự náo nức của dân chúng.
Chợ hoa kiểng đường Nguyễn Huệ chỉ nhóm họp mỗi năm một lần vào dịp Tết nhưng là biểu hiệu vui tươi của những ngày Tết sắp đến. Ðặc biệt về đêm, khí trời mát mẻ khiến dân chúng đổ xô về đâyỳ, dạo ngắm bông hoa đủ màu đủ kiểu của các nhà vườn đã tưng tiu vun bón trong năm, chuẩn bị cho ngày hội lớn.
Từ ngày được học chữ Hán với ông nội ở Sa Ðéc, Triệu thích nhất khi biết được bài “Quy khứ lai từ” của Ðào Tiềm. Sau đó đọc thêm được các bài của Ðào Tiềm nên biết Ðào Uyên Minh là người rất thích hoa cúc nên Triệu từ đó cũng thấy lây thương hoa cúc nhất là cúc vàng vào dịp Tết. Bây giờ trở về xứ nhằm lúc giáp Tết nên Triệu say mê nhìn được như một rừng cúc vàng ở chợ Tết Nguyễn Huệ. Triệu đã chọn cúc để chưng ở nhà từ trên bàn thờ đến tận ngoài sân.
Ba ngày sau khi trở về xứ, đúng theo kỷ luật quân đội, Triệu đã áo mũ chỉnh tề, đến bộ Tư Lịnh Hải Quân ở bến Bạch Ðằng để trình diện. Thật là một sự bất ngờ khi Triệu được Thiếu tá Hải Quân Nguyễn Văn Ánh, Tham mưu trưởng đưa vào diện kiến vị Tư Lịnh Hải Quân. Thiếu tá Ánh cho biết Tư Lịnh đã biết tin Triệu về xứ và muốn gặp khi Triệu đến trình diện. Ðại tá Tư Lịnh Lê Quang Mỹ, bạn thân ngày trước của anh bác sĩ Nguyễn Văn Ðăng cũng đã từng biết Triệu khi ông từng đến ngồi tự học ở Thư viện Quốc gia đường Gia Long. Sau phút trình diện Tư Lịnh theo lễ nghi quân cách, ông Lê Quang Mỹ đã bảo Thiếu tá Tham Mưu trưởng trở về bàn giấy. Còn lại chỉ hai người, Ðại tá Mỹ đã thân mật đến ôm Triệu vào lòng và bảo: “Tôi và anh lúc nào cũng là bạn, tôi mừng vô hạn khi biết anh trở về sau khi tốt nghiệp. Là người được huấn luyện chuyên nghiệp trong nghành Hải Quân, tôi tin chắc các anh sẽ giúp tôi gầy dựng một Hải Quân Việt Nam đúng theo tiêu chuẩn”.
Ðại tá Mỹ cho biết hiện tại, ở Sài Gòn, chỉ có một Y sĩ là Thiếu tá Phạm Tấn Tước do Nha Quân Y biệt phái để lo cho cả Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến. Một y sĩ khác, Y sĩ Ðại úy Quýnh được chỉ định phụ trách Trung tâm Huấn Luyện Hải Quân ở Nha Trang. Thay vì được hưởng những ngày phép của quân nhân tốt nghiệp hồi hương, Ðại tá Mỹ khuyên Triệu nên bắt tay vào việc ngay. Thế là chỉ trong một ngày, Triệu đã được cấp một cư xá ở đường Chu Mạnh Trinh. Bàn ghế giường nệm đã được Trung tâm Tiếp liệu Hải Quân đem đến trang bị.
Thiếu tá Tước đã yêu cầu Triệu lo ngay việc dự thảo về tổ chức và điều hành phần Quân Y Hải Quân mà ông chưa có được thời giờ và tài liệu tham khảo. Triệu cảm thấy vô cùng lo ngại trước một việc quá hệ trọng được giao phó. May thay, Triệu đã tìm ngay được trong sách vở, tài liệu do Hải Quân Pháp còn để lại ở Bộ Tư lịnh khi họ bàn giao Căn cứ Francis Garnier, nay là Trại Bạch Ðằng cho Hải Quân Việt Nam. Nắm được toàn bộ Công báo của Hải Quân: B.O.M. (Bulletin Officiel de la Marine), sau một tháng trời làm việc liên tục, tìm cách ứng dụng tài liệu Hải Quân Pháp vào tình cảnh Việt Nam, Triệu đã hoàn thành phần nào các đề nghị về Tổ chức, Ðiều hành nghành Quân Y Hải Quân. Sau khi trình duyệt ở Bộ Tư lịnh Hải Quân, đề nghị Tổ chức của Triệu đã được Nha Quân Y Quân Ðội Việt Nam thông qua nhanh chóng vì thật ra ở Nha lúc bấy giờ cũng ít có người am hiểu Hải Quân tổ chức ra sao!
Bước chân vào nghề, quả thật Triệu thấy đam mê với công việc hằng ngày. Vì Quân Y là một nghành chuyên môn trong quân đội vừa mới thành hình ở miền Nam nên phần đông các y sĩ là các bác sĩ được trưng tập vì nhu cầu chiến tranh. Các y sĩ phần lớn đều đang có phòng mạch, cơ sở riêng nên chỉ đến các đơn vị làm việc sau giờ hành nghề tư. Triệu thì mỗi sáng đều đến Bịnh xá Bạch Ðằng từ 7 giờ rưởi sáng để giúp phòng Thử nghiệm trong việc lấy mẫu và thử nghiệm. Các anh em y tá rất thích thú vì Triệu làm giúp họ và huấn luyện cho các anh em về các phương pháp thử nghiệm mà trường Quân Y Hải Quân Pháp đã truyền cho Triệu. Sau đó là việc khám bịnh cho quân nhân và gia đình quân nhân trọn suốt buổi sáng. Vào buổi chiều, Triệu cũng phải bận rộn suốt buổi để lo việc khám sức khỏe định kỳ cho quân nhân và nhân viên Hải Quân Công Xưởng, một việc mà trước kia chưa bao giờ được thi hành vì không có y sĩ phụ trách. Các cuộc khám tổng quát với thử nghiệm y khoa và chụp hình phổi đã giúp tìm ra được nhiều bịnh nhân bị bịnh tiểu đường hay phổi nhuốm bịnh lao để lưu ý chữa trị cho họ.
Nhưng có một việc Triệu thích thú nhất là huấn luyện nhân viên y tá. Trước kia, việc này được tổ chức ở Trung tâm Huấn luyện Hải Quân ở Nha Trang. Việc giảng dạy theo chương trình của Hải quân Pháp rất đầy đủ nhưng đã được các y sĩ Pháp phụ trách bằng ngoại ngữ nên việc lãnh hội có phần thiếu kém. Triệu nay dạy lại các anh em bằng tiếng Việt nên mỗi buổi dạy đều được các nhân viên y tá đã tốt nghiệp xin đến thụ huấn thêm. Triệu đồng ý và khuyến khích các anh em y tá đặt thêm câu hỏi nếu họ có những thắc mắc. Các buổi học vì vậy rất sôi nổi và hào hứng khiến Triệu quên cả các mệt nhọc. Chưa bao giờ Triệu có được những giây phút mãn nguyện tuyệt vời khi thấy mình đã truyền đạt được các điều học hỏi cho đàn em sau những giờ huấn luyện như thuở ấy. Triệu hãnh diện đã được dịp đem các điều thâu thập giúp được vào việc mở mang kiến thức chuyên môn của những đồng nghiệp trẻ hiếu học.
Hải quân Việt Nam vào thuở sơ khai chỉ có quân số độ năm ngàn người cộng thêm độ hai ngàn Thủy quân Lục chiến. Vào phòng ăn của Câu lạc bộ Sĩ quan, mỗi ngày chỉ có bốn sĩ quan trực ở Bộ Tư lịnh: một thuộc phòng hành quân, một thuộc phòng Truyền tin, một Thủy quân Lục chiến và một Y sĩ!
Công tác trực của bác sĩ một bịnh xá nhỏ bốn mươi giường không có gì là mệt nhọc. Phòng bác sĩ trực được thiết trí ở từng lầu thứ ba của bịnh xá với đầy đủ tiện nghi do các bác sĩ Pháp để lại. Từ cửa sổ phòng trực có thể nhìn xuống đường, từ bến Bạch Ðằng trước Bộ Tư lịnh cho đến bến đò Thủ Thiêm. Mỗi buổi chiều, nhất là vào cuối tuần, bến tấp nập dân chúng đổ xô về bờ sông để dạo mát, vui hưởng không khí mát mẻ trên bến. Công trường ở cuối đường Hai bà Trưng lúc đó mang tên là công trường Mê Linh. Về sau này Bộ Tư Lịnh Hải Quân cho đặt tượng Thánh tổ Trần Hưng Ðạo nên công trường được đổi tên thành Công trường Trần Hưng Ðạo. Cạnh phía trong công trường, đối diện với bến sông là một dancing nhỏ, xinh xắn, có tên Mỹ Phụng. Bao nhiêu chàng trai thủy thủ đầy mộng hải hồ đã ghé qua quán Mỹ Phụng sau những ngày lăn lộn vượt sóng để trút chút tâm sự với các cô vũ nữ trẻ trung.
Trên các cầu tàu trước bộ Tư lịnh Hải Quân thường có các chiến hạm neo bến sau khi đi công tác trở về. Sau những ngày vật lộn ê chề với biển cả, đây là những lúc thoải mái của anh em thủy thủ. Theo truyền thống của phần đông các Hải quân trên thế giới, các nhân viên phục vụ trên các chiến hạm thường được hưởng một khoản phụ trội ẩm thực để họ lấy lại sức mỗi khi chiến hạm trở về bờ. Triệu vốn có cái thú hay đến thăm các chiến hạm của Hải quân nhà, tuy là những chiến hạm nhỏ, nhưng thủy thủ đoàn sống rất thân mật, đậm đà tình người. Mỗi trưa thứ Sáu, Triệu thường đến ăn trưa với các sĩ quan trên chiến hạm quen thuộc. Triệu thích cái không khí trang nghiêm của phòng ăn sĩ quan Hải quân. Dẫu công tác trong ngày có nhiều cực nhọc đi nữa nhưng đến giờ ăn các sĩ quan phải thay quân phục chỉnh tề trước khi bước vào “carré”. Nhiều vị hạm trưởng sành đời thường hay chọn được đầu bếp giỏi để phục vụ chiến hạm. Mỗi buổi ăn thứ Sáu cuối tuần vì vậy có khi phải được coi như một tiệc nhỏ.
Rất tiếc là không bao lâu, về sau, Tổng thống Ngô Ðình Diệm đã nghe theo lời cố vấn của những quân sư không am tường về truyền thống đặc biệt của các quân chủng nên đã cắt bỏ phần phụ cấp cho các đơn vị đi biển.
Nhiều nét sinh hoạt đặc biệt của Hải quân cũng đã bị bãi bỏ về sau. Từ hồi còn Hải quân Pháp, dân chúng mỗi sáng, từ vùng Thủ Thiêm đến Khánh Hội cũng như các quận lân cận, đều trông chờ phát súng đại bác chào cờ lúc 8 giờ trước bộ Tư Lịnh Hải Quân. Riêng Triệu cũng có thói quen, nhất là vào sáng thứ Hai, đón chờ buổi chào cờ đầu tuần. Toán chào cờ với quân phục trắng, sĩ quan với quân phục đại lễ, gươm tuốt trần sáng loáng, sẵn sàng chờ cờ hiệu báo 8 giờ từ nóc cao của trung tâm Truyền Tin Hải Quân. Các chiến hạm neo bờ cũng đều trong tư thế sẵn sàng thượng kỳ. Khi cờ hiệu từ trung tâm Truyền Tin được hạ xuống, pháo thủ trước kỳ đài nổ phát súng báo hiệu 8 giờ và đại kỳ trước bộ Tư Lịnh cũng như quốc kỳ của các chiến hạm đồng lúc được từ từ kéo cao lên. Tiếng pháo lịnh về sau không còn được bắn vào sáng thứ Hai theo lịnh của Tổng Thống Diệm(?) vì muốn tiết kiệm đạn dược!
Triệu cũng gặp việc bực mình trong việc huấn luyện nhân viên y tá. Hải Quân có chương trình huấn luyện ba bực: sơ cấp, trung và cao cấp theo các tài liệu huấn luyện rất tỉ mỉ được phổ cập từ nhiều thập niên. Quân Y Việt Nam có chương trình hai cấp CC 1 và CC 2 cho Lục Quân. Nha Quân Y bắt buộc y tá Hải Quân phải có các chứng chỉ CC 1 và CC 2 mới lãnh lương y tá! Vì không am tường các sinh hoạt đặc biệt của từng quân chủng nên Nha Quân Y không biết các khía cạnh huấn luyện riêng của y tá Hải Quân. Trong khi cáng chuyên chở thương binh của Lục Quân là loại cáng vải luôn luôn được khiêng song song với mặt đất thì các cáng của Hải Quân là loại cáng thúng bằng kim khí: thương binh được đặt nằm trong thúng và cột chặt để có thể di chuyển lên xuống các thang đặt dựng đứng trong chiến hạm. Thương tích do các loại đẻng, rắn biển, các bịnh ngoài da do sứa lửa... là những việc y tá bộ binh ít khi gặp. Thể thức sống còn khi đào thoát trên biển cả là việc y tá Hải quân phải am hiểu để huấn luyện đồng đội. Tất cả các việc trên đã không được Nha Quân Y chú ý nên cuối cùng y tá Hải Quân đã phải theo thi lấy các chứng chỉ CC 1, CC 2 để lấy bằng chuyên nghiệp. Triệu và các bạn phải soạn thêm một chương trình bổ túc y tá Hải Quân để họ có những kiến thức đặc biệt về y khoa của quân chủng.
Những chán nản đầu tiên về việc hành nghề đã bắt đầu len lỏi vào tâm hồn Triệu.
Khi Triệu trở về xứ, từ lương Trung úy Y sĩ được 120 ngàn quan Pháp, Triệu chỉ được lãnh 4000 ngàn đồng Việt Nam, tương đương không bằng được 1 phần 10 lương cũ! Thêm một bất công khác là các y sĩ ngạch hiện dịch như Triệu không được lãnh 2000 đồng phụ cấp chuyên môn so với các y sĩ bị động viên trong ngạch trừ bị. Triệu đã vận động anh em y sĩ thành lập hội Ái hữu Quân Y. Sau đó Triệu và các anh em y sĩ hiện dịch đã làm đơn từng cá nhân để xin cho các y sĩ hiện dịch được lãnh phần phụ trội chuyên môn. Việc này khiến Triệu được mời lên Nha An ninh Quân đội. Triệu đã có được cái hân hạnh trực diện với vị sĩ quan trưởng nghành là ông Ðỗ Mậu. Lúc đó ông Ðỗ Mậu còn mang cấp bậc thiếu tá. Ông tiếp Triệu rất thân mật và cho biết ông từng làm tùy viên quân sự ở Paris và rất phục các anh em y sĩ đã tình nguyện từ Pháp trở về Việt Nam phục vụ. Việc các anh em làm đơn cá nhân không có gì là trái với luật lệ quân đội nhưng ông có bổn phận phải biết rõ ai là người khởi xướng. Triệu đã thú nhận chính Triệu là người đã muốn san bằng cái bất công giữa hiện dịch và trừ bị. Thiếu tá Ðỗ Mậu đã đứng lên bắt tay Triệu và nói: “Tôi đã biết được điều tôi có trách nhiệm phải biết. Bác sĩ cứ trở về đơn vị làm việc, coi như không có chuyện gì xảy ra. Việc có lãnh được phụ trội hay không sẽ do bộ Quốc Phòng quyết định”.
Ðó là lần đầu tiên Triệu được gặp ông Ðỗ Mậu, một nhân vật liên quan đến nhiều biến cố lịch sử miền Nam về sau này. Ðơn viết của Triệu đã có kết quả tốt và lương bổng của các y sĩ trừ bị hay hiện dịch đã được điều chỉnh như nhau.
Tân Sơn Hòa chuyển