Kinh Đời
Hoang mang bủa vây làng biển
27-6-2016
Ông Hoàng Đình Phi, trưởng thôn làng biển Xuân Hòa (Quảng Xuân, Quảng Trạch, Quảng Bình) nói chuyện cá chết đã gần hạn 3 tháng mà không được giải thích về nguyên nhân, thật sự là hoang mang. Làng ông nhờ cả vào đánh bắt gần bờ để mưu sinh nhưng thuyền đóng bến quá lâu rồi, gạo cứu đói hay tiền hỗ trợ rồi cũng hết thì cuộc đời gieo neo lắm.
Làng biển bãi ngang này có 839 hộ dân, 3.800 khẩu. Ông Phi nói có 270 tàu thuyền, trong đó có 27 tàu trên 90CV trở lên, 74 chiếc dưới 90CV, 61 bơ nan, còn lại mủng chai 108 chiếc. Loại dưới 90CV và các thứ bơ nan, mủng chai đã hoàn toàn nằm bờ từ ngày cá chết hàng loạt. “Cũng có hai tàu đi vì nhớ biển, đi liều gần bờ vào được khoảng 3 tấn nhưng rồi không ai mua nên đành chôn tiêu hủy”, ông Phi cho hay.
Ông cũng nói thêm: “Cho đến lúc này, càng lâu công bố nguyên nhân cá chết, càng lâu công bố biển an toàn ở mức độ nào, phục hồi dưới đáy biển như thế nào thì thật sự lòng dân rất hoang mang. Cứ lâu công bố là mọi người ở đây thật sự hoang mang”. Hoang mang đang cột chặt người dân, hoang mang đang âu lo người dân, hoang mang đang bủa vây làng biển.
Phó Bí thư xã, Dương Minh Hợi cho hay: “Gạo chính phủ hỗ trợ, tiền mỗi đò cũng được hỗ trợ từ 3-5 triệu đã phát đến tay dân nhưng tình hình kéo dài thì quá nan giải vì ngư dân đánh bắt gần bờ chỉ cần ra khơi mùa hè 2 ngày đã có 3 triệu, có khi trúng lớn một thuyền nhỏ cũng hơn chục triệu sau hai ngày đánh bắt. Thế nên gần 3 tháng không có sản xuất kinh doanh bình thường thì thiệt hại không gì bù đắp nổi”.
Đầu làng Xuân Hòa có không khí xây dựng nhà cửa đang rất dày đặc, thấy tôi ngạc nhiên, ông Phi giải thích, làng giờ còn hình ảnh này là từ 400 con em đi làm ngư dân ở Hàn Quốc, Đài Loan gửi tiền tích cóp mấy năm trước, giờ tách hộ thì xây nhà để ở. Còn ngư dân trong bờ chẳng ai có sức để làm lụng như thế.
Bên trong Xuân Hòa cũng như những làng biển khác, có các hộ nghèo gieo neo. Những phận đời này thường ngày xuống bãi biển, đợi ngư dân về bờ họ giúp khiêng cá, vác lưới sau đó nhận chút công bằng cá mực rồi đưa bán cho thương lái hay ra bữa chợ để bán rồi mua gạo tích trữ cho mùa đông giá rét. Còn những phận đời không làm gì vì liệt giường, đau ốm, chòm xóm ngư dân sẽ chia mỗi chuyến biển mớ cá, họ hàng cưu mang thêm cũng đủ ăn khi cần kíp. Nay thì cả làng dừng thuyền, nhiều phận đời như thế giờ thật vất vả hơn.
Vừa nói, ông Phi vừa nhắc danh sách sơ qua thân phận như thế, chị Báu tàn tật, chị Bin không chồng, chị Lưu neo đơn, chị Liệt khó khăn, chị Tuyết, chị Sáu…dù họ có giúp đỡ chế độ chính sách ít ỏi, nhưng tình thương của biển cả, sẻ chia từ đồng bào làng biển đều chủ đạo cho họ vượt qua bao mùa mưa rét, năm nay, đã qua gần nửa năm rồi, khó khăn cũng còn kéo dài, không biết họ hứng chịu xác xơ có vượt qua được không? Ông Phi vừa nói vừa ứa nước mắt.
Làng biển bây giờ đã toàn nhà cửa xây xa, nhưng ruộng vườn không xôi mật mà cát trắng phau, cái gì cũng bằng từ con cá kiếm ra, gạo cơm, ăn mặc, vật dụng sinh hoạt đều từ biển gần, đều từ cá mực ở đó, nay cá không có, mà có cũng không ai mua thì nguồn lực mọi thứ đều dần cạn kiệt, khô rang như cát háo nước. Vào mỗi gác nhà, chỉ xuống cái chái bếp sẽ biết nguồn sống như thế nào, cái bếp là năng lượng mỗi nhà, nó vắng bóng bao món ăn từ biển làng, vắng đến đắng đót, vắt đến hiu hắt.
Xuân Hòa nếu mọi năm, già trẻ lớn bé đều nở bung ra biển, lao động sản xuất náo nhiệt bờ biển nơi nào cũng đầy chất cuộc sống. Mùa năm nay, đường ra biển ít hằn dấu chân người, gió thổi cát bay lấp bao dấu chân cũ. Rừng dương vi vít gió thổi vắng bóng người làng, chỉ bọn cu gáy lên tiếng. Lối ra bãi tắm vốn năm trước đông đúc, nay thì chỉ còng gió rượt đuổi nhau. Lá dương khô rơi như tấm thảm lót trên cát. Biển vắng bóng người mà bi ai, người như thắt lại vì hoang mang, uất hận sao tàu thuyền lận bờ đến điêu tàn hôm nay.
Những chiếc thuyền không biết bao giờ ra khơi. Nguồn: Cu Làng Cát
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Hoang mang bủa vây làng biển
27-6-2016
Ông Hoàng Đình Phi, trưởng thôn làng biển Xuân Hòa (Quảng Xuân, Quảng Trạch, Quảng Bình) nói chuyện cá chết đã gần hạn 3 tháng mà không được giải thích về nguyên nhân, thật sự là hoang mang. Làng ông nhờ cả vào đánh bắt gần bờ để mưu sinh nhưng thuyền đóng bến quá lâu rồi, gạo cứu đói hay tiền hỗ trợ rồi cũng hết thì cuộc đời gieo neo lắm.
Làng biển bãi ngang này có 839 hộ dân, 3.800 khẩu. Ông Phi nói có 270 tàu thuyền, trong đó có 27 tàu trên 90CV trở lên, 74 chiếc dưới 90CV, 61 bơ nan, còn lại mủng chai 108 chiếc. Loại dưới 90CV và các thứ bơ nan, mủng chai đã hoàn toàn nằm bờ từ ngày cá chết hàng loạt. “Cũng có hai tàu đi vì nhớ biển, đi liều gần bờ vào được khoảng 3 tấn nhưng rồi không ai mua nên đành chôn tiêu hủy”, ông Phi cho hay.
Ông cũng nói thêm: “Cho đến lúc này, càng lâu công bố nguyên nhân cá chết, càng lâu công bố biển an toàn ở mức độ nào, phục hồi dưới đáy biển như thế nào thì thật sự lòng dân rất hoang mang. Cứ lâu công bố là mọi người ở đây thật sự hoang mang”. Hoang mang đang cột chặt người dân, hoang mang đang âu lo người dân, hoang mang đang bủa vây làng biển.
Phó Bí thư xã, Dương Minh Hợi cho hay: “Gạo chính phủ hỗ trợ, tiền mỗi đò cũng được hỗ trợ từ 3-5 triệu đã phát đến tay dân nhưng tình hình kéo dài thì quá nan giải vì ngư dân đánh bắt gần bờ chỉ cần ra khơi mùa hè 2 ngày đã có 3 triệu, có khi trúng lớn một thuyền nhỏ cũng hơn chục triệu sau hai ngày đánh bắt. Thế nên gần 3 tháng không có sản xuất kinh doanh bình thường thì thiệt hại không gì bù đắp nổi”.
Đầu làng Xuân Hòa có không khí xây dựng nhà cửa đang rất dày đặc, thấy tôi ngạc nhiên, ông Phi giải thích, làng giờ còn hình ảnh này là từ 400 con em đi làm ngư dân ở Hàn Quốc, Đài Loan gửi tiền tích cóp mấy năm trước, giờ tách hộ thì xây nhà để ở. Còn ngư dân trong bờ chẳng ai có sức để làm lụng như thế.
Bên trong Xuân Hòa cũng như những làng biển khác, có các hộ nghèo gieo neo. Những phận đời này thường ngày xuống bãi biển, đợi ngư dân về bờ họ giúp khiêng cá, vác lưới sau đó nhận chút công bằng cá mực rồi đưa bán cho thương lái hay ra bữa chợ để bán rồi mua gạo tích trữ cho mùa đông giá rét. Còn những phận đời không làm gì vì liệt giường, đau ốm, chòm xóm ngư dân sẽ chia mỗi chuyến biển mớ cá, họ hàng cưu mang thêm cũng đủ ăn khi cần kíp. Nay thì cả làng dừng thuyền, nhiều phận đời như thế giờ thật vất vả hơn.
Vừa nói, ông Phi vừa nhắc danh sách sơ qua thân phận như thế, chị Báu tàn tật, chị Bin không chồng, chị Lưu neo đơn, chị Liệt khó khăn, chị Tuyết, chị Sáu…dù họ có giúp đỡ chế độ chính sách ít ỏi, nhưng tình thương của biển cả, sẻ chia từ đồng bào làng biển đều chủ đạo cho họ vượt qua bao mùa mưa rét, năm nay, đã qua gần nửa năm rồi, khó khăn cũng còn kéo dài, không biết họ hứng chịu xác xơ có vượt qua được không? Ông Phi vừa nói vừa ứa nước mắt.
Làng biển bây giờ đã toàn nhà cửa xây xa, nhưng ruộng vườn không xôi mật mà cát trắng phau, cái gì cũng bằng từ con cá kiếm ra, gạo cơm, ăn mặc, vật dụng sinh hoạt đều từ biển gần, đều từ cá mực ở đó, nay cá không có, mà có cũng không ai mua thì nguồn lực mọi thứ đều dần cạn kiệt, khô rang như cát háo nước. Vào mỗi gác nhà, chỉ xuống cái chái bếp sẽ biết nguồn sống như thế nào, cái bếp là năng lượng mỗi nhà, nó vắng bóng bao món ăn từ biển làng, vắng đến đắng đót, vắt đến hiu hắt.
Xuân Hòa nếu mọi năm, già trẻ lớn bé đều nở bung ra biển, lao động sản xuất náo nhiệt bờ biển nơi nào cũng đầy chất cuộc sống. Mùa năm nay, đường ra biển ít hằn dấu chân người, gió thổi cát bay lấp bao dấu chân cũ. Rừng dương vi vít gió thổi vắng bóng người làng, chỉ bọn cu gáy lên tiếng. Lối ra bãi tắm vốn năm trước đông đúc, nay thì chỉ còng gió rượt đuổi nhau. Lá dương khô rơi như tấm thảm lót trên cát. Biển vắng bóng người mà bi ai, người như thắt lại vì hoang mang, uất hận sao tàu thuyền lận bờ đến điêu tàn hôm nay.
Những chiếc thuyền không biết bao giờ ra khơi. Nguồn: Cu Làng Cát