Kinh Khổ
Học sinh miền Trung đu dây vượt dòng nước xiết để đến trường

Mỗi ngày hơn 200 học sinh ở xã Sơn Bao (huyện vùng cao Sơn Hà, Quảng Ngãi) phải đu dây kéo bè, ghe vượt sông sâu chảy xiết đến trường.
Dọc theo quãng sông dài ở hai thôn Nước Rinh và thôn Tang, xã Sơn Bao, có ba bến đò đu dây kéo bè, ghe qua sông. Những thân tre dài chừng 15 m được ghép lại bằng dây dừa thành một chiếc bè rộng khoảng 4 m. Mỗi lúc qua sông, dân làng cùng học sinh lại chen chúc, bì bõm trong dòng nước xiết.
Thầy Trần Văn Hải, Hiệu trưởng trường THCS Sơn Bao cho hay, cả phụ huynh và giáo viên đều lo ngại nguy cơ mất an toàn tính mạng học sinh. Nhưng hoàn cảnh kinh tế của các gia đình ở vùng cao còn nghèo khó, sáng sớm cha mẹ lên nương rẫy nên hầu hết học sinh phải tự qua sông đến trường. Trường có 250 học sinh, mỗi lần có mưa lớn, nước sông cuồn cuộn đổ về, là hơn một nửa số lượng học sinh phải nghỉ học.
Nam sinh lớp 7 Đinh Văn Viên nói: "6h30 mỗi ngày là tụi con rời làng ra bến đò cùng các bạn đu dây kéo bè qua sông để đến lớp. Hôm nào đêm trước có mưa, nước chảy mạnh thì tụi con sợ lắm. Nếu không có người lớn đi cùng thì không dám qua sông. Mùa mưa tụi con đến trường bị trễ miết thôi".
Theo ông Đinh Văn Phèng, Chủ tịch UBND xã Sơn Bao, có khoảng 300 hộ dân với hơn 1.500 nhân khẩu ở bốn thôn: Nước Rinh, Mang Nà, Nước Bao và Nước Tang nằm cách biệt bên kia sông Rinh, sông Tang. Do nước sông thường chảy xiết nên người dân địa phương nghĩ cách đóng cọc gỗ, tre hai bên bờ rồi nối dây để kéo bè, ghe qua sông.
Ông Phèng nói thêm: "Ngân sách xã thì có hạn nên hàng năm chỉ hỗ trợ vài triệu đồng cho người đu dây kéo bè đưa người dân, học sinh qua sông. Chính quyền địa phương thường nhắc nhở khi mưa lớn, lũ dâng cao thì không được kéo bè hoặc chèo ghe qua sông để tránh nguy hiểm tính mạng".
Cách đây vài ngày, đã có trường hợp người dân đu dây cáp qua sông, bị ngã dẫn đến tử vong do đứt cáp. Trong nhiều năm gần đây, những cảnh tương tự như: chui vào túi nilon để qua sông, đu dây qua sông, … được truyền thông trong nước đưa tin rất nhiều. Nỗi khổ của người dân vùng núi phải vượt sông, đặc biệt trong mùa mưa, nước lũ dâng cao vẫn chưa được giải quyết triệt để trong nhiều năm qua.
Tại một số tỉnh miền núi Phía Bắc, những chiếc cầu treo đã được xây dựng, nhưng chất lượng còn đáng nghi ngại, kể từ khi cầu treo Chu Va 2 bị đứt cáp, gây thiệt hại về người.
Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, dự án sân bay Long Thành, dự án cáp treo trong hang Sơn Đòong, … liệu có cấp bách hơn những nỗi khó khăn này của người dân, đặc biệt là với trẻ em vùng cao đến trường tìm cái chữ hay không ? (Nhật Nam)
http://www.sbtn.tv/vi/tin-viet-nam/hoc-sinh-mien-trung-du-day-vuot-dong-nuoc-xiet-de-den-truong.htmlBàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Học sinh miền Trung đu dây vượt dòng nước xiết để đến trường

Mỗi ngày hơn 200 học sinh ở xã Sơn Bao (huyện vùng cao Sơn Hà, Quảng Ngãi) phải đu dây kéo bè, ghe vượt sông sâu chảy xiết đến trường.
Dọc theo quãng sông dài ở hai thôn Nước Rinh và thôn Tang, xã Sơn Bao, có ba bến đò đu dây kéo bè, ghe qua sông. Những thân tre dài chừng 15 m được ghép lại bằng dây dừa thành một chiếc bè rộng khoảng 4 m. Mỗi lúc qua sông, dân làng cùng học sinh lại chen chúc, bì bõm trong dòng nước xiết.
Thầy Trần Văn Hải, Hiệu trưởng trường THCS Sơn Bao cho hay, cả phụ huynh và giáo viên đều lo ngại nguy cơ mất an toàn tính mạng học sinh. Nhưng hoàn cảnh kinh tế của các gia đình ở vùng cao còn nghèo khó, sáng sớm cha mẹ lên nương rẫy nên hầu hết học sinh phải tự qua sông đến trường. Trường có 250 học sinh, mỗi lần có mưa lớn, nước sông cuồn cuộn đổ về, là hơn một nửa số lượng học sinh phải nghỉ học.
Nam sinh lớp 7 Đinh Văn Viên nói: "6h30 mỗi ngày là tụi con rời làng ra bến đò cùng các bạn đu dây kéo bè qua sông để đến lớp. Hôm nào đêm trước có mưa, nước chảy mạnh thì tụi con sợ lắm. Nếu không có người lớn đi cùng thì không dám qua sông. Mùa mưa tụi con đến trường bị trễ miết thôi".
Theo ông Đinh Văn Phèng, Chủ tịch UBND xã Sơn Bao, có khoảng 300 hộ dân với hơn 1.500 nhân khẩu ở bốn thôn: Nước Rinh, Mang Nà, Nước Bao và Nước Tang nằm cách biệt bên kia sông Rinh, sông Tang. Do nước sông thường chảy xiết nên người dân địa phương nghĩ cách đóng cọc gỗ, tre hai bên bờ rồi nối dây để kéo bè, ghe qua sông.
Ông Phèng nói thêm: "Ngân sách xã thì có hạn nên hàng năm chỉ hỗ trợ vài triệu đồng cho người đu dây kéo bè đưa người dân, học sinh qua sông. Chính quyền địa phương thường nhắc nhở khi mưa lớn, lũ dâng cao thì không được kéo bè hoặc chèo ghe qua sông để tránh nguy hiểm tính mạng".
Cách đây vài ngày, đã có trường hợp người dân đu dây cáp qua sông, bị ngã dẫn đến tử vong do đứt cáp. Trong nhiều năm gần đây, những cảnh tương tự như: chui vào túi nilon để qua sông, đu dây qua sông, … được truyền thông trong nước đưa tin rất nhiều. Nỗi khổ của người dân vùng núi phải vượt sông, đặc biệt trong mùa mưa, nước lũ dâng cao vẫn chưa được giải quyết triệt để trong nhiều năm qua.
Tại một số tỉnh miền núi Phía Bắc, những chiếc cầu treo đã được xây dựng, nhưng chất lượng còn đáng nghi ngại, kể từ khi cầu treo Chu Va 2 bị đứt cáp, gây thiệt hại về người.
Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, dự án sân bay Long Thành, dự án cáp treo trong hang Sơn Đòong, … liệu có cấp bách hơn những nỗi khó khăn này của người dân, đặc biệt là với trẻ em vùng cao đến trường tìm cái chữ hay không ? (Nhật Nam)
http://www.sbtn.tv/vi/tin-viet-nam/hoc-sinh-mien-trung-du-day-vuot-dong-nuoc-xiet-de-den-truong.html