TIN CỘNG ĐỒNG
Hội Cựu SVSQ Trường Võ Bị QGVN Houston Mừng Xuân Đinh Dậu.
Phóng viên Xây Dựng
(Xây Dựng – Năm Thứ 33 – Số 831 ngày 20-2-2016 tại Houston Texas)
Sau 40 năm định cư ở xứ người, thành phố Houston có rất nhiều hội đoàn được thành lập trong mục đích Quan, Hôn, Tương Tế, để chia xẻ buồn vui. Những người cùng tỉnh lập hội Đồng Hương để tìm lại hình ảnh quê hương trong giọng nói, trường xưa, còn giới Kaki, có các Hội Đoàn Quân Binh Chủng: Không Quân, Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Hải Quân... qui tụ những anh em cùng màu áo. Riêng các cựu Sinh viên Sĩ quan đã được đào tạo từ 2 quân trường nổi tiếng là Trường Võ Khoa Thủ Đức (Sĩ quan Trừ Bị) và trường Võ Bị Quốc Gia VN (Sĩ quan Hiện Dịch) cũng lần lượt hình thành Hội ái hữu. Tất cả các hội đoàn kể trên đã giúp cho sinh họat cộng đồng Houston, tiểu bang Texas ngày càng thêm đa dạng, phong phú, nhất là trong các dịp Xuân về.
Tháng
2, 2016. Tết âm lịch vừa đi, nhưng Houston vẫn còn đắm
mình trong cái lạnh nhè nhẹ của những ngày cuối Đông.
Không gian này càng làm cho tình chiến hữu thêm nồng ấm,
vì không khí tươi vui bao trùm thành phố,với
các tiệc Mừng Xuân thay phiên nhau tổ chức hằng
tuần.
Song song với các hội
Đồng Hương
(Quảng Trị,
Quang Trung) và chuẩn bị khá chu đáo
là tiệc Mừng Xuân của Hội cựu SVSQ Trường
Võ Bị Quốc Gia VN (TVBQGVN) mà nhiều người hay gọi
vắn tắt là Hội Võ Bị Đà Lạt.
Đà Lạt là tên gọi của một thành phố nhỏ, nằm cách thủ đô Saigon 302 Km, với khí hậu miền cao nguyên quanh năm sương mù, là nơi tọa lạc của Trường Võ Bị QGVN. Tại đây, quân trường Đà Lạt đã thu nhận những thanh niên có kiến thức, tình nguyện gia nhập, để đào tạo họ trở thành người lính văn võ song toàn. Trong thời gian thụ huấn từ 2 năm hoặc 4 năm tùy theo tình hình chiến sự, các thanh niên này được huấn luyện Quân Sự song song với Văn Hoá, để khi tốt nghiệp họ trở thành những cấp chỉ huy đa năng, đa hiệu. Do vậy mà trường Võ Bị Quốc Gia VN được ví như Quân Trường West Point của Quân lực Hoa Kỳ.
* * *
Với giá biểu 35 đô la một khẩu phần bao gồm ăn tối, văn nghệ, dạ vũ, gần 500 cựu SVSQ và quan khách đã đáp lời mời của hội Cựu SVSQ/Trường Võ Bị QGVN Houston và Vùng Phụ Cận, tham dự tiệc Xuân vào 4 giờ chiều Chủ Nhật, ngày 14 tháng 2 năm 2016 tại nhà hàng Chateau de L’amour, nằm trong hệ thống nhà hàng Kim Sơn quản trị, trên đường Diary Ashford vùng Tây Nam, Houston, TX. Đây là một hội trường trang nhã, bãi đậu xe rộng rãi, an ninh.
Cũng như những năm trước, Buổi Hội Ngộ Mừng Xuân năm 2016 đã nổi bật lên nhờ các cựu Sinh viên Sĩ Quan mặc trang phục “Dạo Phố Mùa Đông” mà mấy ông quen gọi là Jaspé. Hình ảnh oai hùng của những chàng sinh viên Võ Bị sáng lên với bao kỷ niệm trong tâm tư các phu nhân, gợi nhớ những hẹn hò xôn xao, nhớ nhung của thời thiếu nữ:
Trời Đà Lạt hôm nay nhiều aó chiến.
Áo chiến mùa Đông pha màu Đỏ Alpha
Em nhớ anh, nên nước mắt nhạt nhòa..
(thơ Lệ Khánh)
Hoặc:
Bây giờ trời vào Thu
Nên em buồn thương nhớ
Đà Lạt sáng sương mù
Mimosa vàng nở..
(Thơ Lệ Khánh)
Thắm thoát đã quá nửa đời người, tay em vẫn kết chặt tay anh, chúng ta cùng chống chọi với bao nỗi đắng cay, muộn phiền của đời sống, nhất là sau ngày CS cưỡng chiếm miền Nam, đem tang thương phủ chụp lên mọi gia đình Quân Dân Cán Chính:
Thật
tình em rất yêu anh.
Thủy chung qua mấy khúc quanh cuộc đời
(thơ Lý Thụy Ý)...
Hôm nay, các nội tướng gia đình Võ Bị trong Ban Tiếp Tân mặc áo dài xanh màu mạ non, thướt tha, xinh đẹp bên chồng với nụ cười hạnh phúc:
Dây leo quấn quít thân tùng.
Gội sương tắm nắng từ thung lũng hồng
(thơ Lý Thụy Ý)
Ban Tiếp Tân làm việc rất đắc lực, có sự hướng dẫn của phu nhân Hội Trưởng, của bà Đoàn trưởng Đoàn Phụ Nữ Lâm Viên, đưa khách yên vị. Ngoài kia bóng tối bao trùm thì trong hội trường đã chan hoà màu sắc của nhiều quân binh chủng bạn với mũ Đỏ, mũ Xanh, mũ Nâu. Các ông có dịp gặp gỡ hàn huyên chuyện buồn vui thuở trước, của một thời đất nước điêu linh:
Cuộc đời người lính chiến
Sáng đến vùng Khe Sanh
Chiều về sông Thạch Hãn
Luân chuyển như sao băng
(thơ Đỗ Quí Toàn)
nhắc nhở
những đồng ngũ đã oanh liệt hy sinh hoặc
đang sống đời thương tật ở quê nhà:
Khi người lính tay không còn vũ khí.
Thì em ơi, lịch sử đã sang trang
(thơ Hoàng Đình Nam)
Buổi tiệc
mừng Xuân của gia đình Hội Võ Bị Đà Lạt có sự
hiện diện đông đảo của quan khách, thân hữu
và các đại diện hội đoàn Cựu Quân Nhân VNCH
như: Gia Đình Mũ Đỏ, Hội TQLC, Hội Biệt
Động Quân, Hội Thiếu Sinh Quân ... không kể các cựu
sinh viên sĩ quan nhiều Khoá ở các vùng lân cận tìm về.
4:15: Dưới sự điều động của xướng ngôn viên là cựu SVSQ Nguyễn Ngọc Khoan, chương trình khai mạc với nghi thức chào cờ Mỹ-Việt. Tất cả cựu SVSQ các Khoá trong quân phục Jaspé được mời lên sân khấu, đón toán Quốc Quân Kỳ của Trường Võ Bị Quốc Gia VN, nhịp nhàng tiến lên.
Sau nghi thức chào cờ là một phút Mặc Niệm. MC Nguyễn Ngọc Khoan trong phút giây này cũng nhắc tên cựu SVSQ Nguyễn Hòa Phùng K.8 vừa mãn phần, cựu SVSQ Khoá 18 Trương văn Cao – người đã đóng góp rất nhiều cho Hội Cựu SVSQ Võ Bị hải ngoại và Houston. Thật sự, năm nay trong hội trường còn vắng mặt cựu SVSQ Khoá 13 (Lê Trực). Hai anh đã rũ áo từ bỏ thân nhân, bằng hữu...Không thấy chị Trương văn Cao, nhưng có chị Lê Trực trong bàn quan khách.
Chương trình tiếp diễn với các cựu SVSQ Hội Võ Bị đồng ca bài Võ Bị Hành Khúc. Mặc dù tóc đã bạc màu “sương khói” và nếp nhăn đã phủ đầy trên vầng trán, tất cả các cựu SVSQ trong tiếng nhạc quân hành, trông vẫn còn oai vệ và hào hùng như ngày nào. “Ta đoàn Sinh Viên Võ Bị Việt Nam, đồng hát khúc ca quân hành…”.
Bài hát thật hay, thật hùng gợi nhớ hình ảnh các Niên trưởng, Niên đệ đã một thời đổ mồ hôi nơi trường Mẹ của vùng trời Đà Lạt sương mù, cùng những mối tình rất đẹp. Quang cảnh cửa vào hội trường được chăm chút đầy màu sắc và ý nghĩa chào mừng năm mới, thu hút tia nhìn của quan khách và rất đông người chụp ảnh kỷ niệm. Những nụ cười như hoa đào tươi thắm của các thành viên trong Hội Phự Nữ Lâm Viên, khiến cho người ta nhớ đến bài thơ của thi sĩ Nhất Tuấn vẽ lại mối tình rất thơ mộng, của một cựu sinh viên sĩ quan Võ Bị:
Nhớ 8 năm về trước.
Khi còn là sinh viên.
Học trong trường Võ Bị.
Nơi núi rừng cao nguyên.
Dạo ấy em mười tám
Xinh đẹp hơn tiên nga
Tóc mây bồng vương trán
Môi cười tươi như hoa
Còn nhớ không ngày xưa
Đà Lạt buồn trăng mờ
Gió vàng trên nước biếc
Chim chiều bay bơ vơ
Chúng mình sát vai nhau
Tay đan tay chậm bước
Cùng đếm từng vì sao
Rồi xây bao mộng ước.
Rừng Ái Ân còn đó,
Hồ Than Thở còn đây.
Thông im buồn đợi gió.
Mây đồi xa còn bay...
Nhưng hoàn cảnh nghiệt ngã, thân trai nặng nợ sông núi, đất nước trong hoàn cảnh chiến tranh, nên:
Cũng vẫn một khung trời
Còn nguyên hình ảnh cũ
Em bây giờ xa rồi
Tìm đâu ngươì viễn xứ
Tình nào không dang dở.
Màu nào mà không phai.
Cho nên anh không nỡ.
Làm thơ để trách ai
(Thơ “Nhớ về Đà Lạt” của Nhất Tuấn)
(Hình: Cháu nội của SVSQ Võ Trọng Em K.19)
Như mọi năm, mỗi lần tổ chức thì các nội tướng của các thành viên trong Hội đều có mặt để chia xẻ công việc với các anh. Có chị ngồi bàn Thủ Quỹ, có chị lo văn nghệ, góp phần ca, múa, có chị tiếp tay Ban Tổ Chức lo trong, ngó ngoài. Khách đã yên vị, chủ tiệc còn tất tả tới lui. Những tà aó dài thướt tha, nét mặt tươi thắm.. Đây là những người đã một đời tận tụy bên chồng trong thời binh lửa, nơi xứ người, chị vẫn gắn bó với anh, hoà đồng với các hội đoàn bạn..
Làm người vợ Lính trong thời chiến, là bao gồm sự can đảm, sự chịu đựng và lòng hy sinh với chồng con, vì trong chiến tranh, chinh phu vẫn luôn vắng nhà, một tay nàng quán xuyến, vừa làm cha, vừa làm mẹ, vì:
Lại một mùa Xuân nữa.
Mấy mùa xuân đi qua.
Anh ở đồn biên giới.
Thương về một khung trời....
...........
Em biết chăng đời lính.
Nắng sớm với mưa chiều.
Gió rừng rồi mưa núi...
(Hình: Các Niên Trưởng trường VBQGVN)
Đó là không kể sự “mất, còn” của anh như một giấc mơ trong lằn tên mũi đạn. Vì “Đời lính chiến cầm bằng như khói thuốc”:
Ngày anh lên Thiếu Tá
Với chữ “cố” đứng đầu
Em trở thành goá phụ...
Trầm mình trong vực sâu.
(không nhớ tên tác giả)
Bởi vậy nhà thơ Hồ Dzếnh cũng có câu để tôn vinh nét đẹp tâm hồn ngàn đời của người phụ nữ Việt Nam:
Cô gái Việt nam ơi
Nếu chữ hy sinh có ở đời
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
Cho lòng cô gái VN tươi..
Những giai nhân một thời xuân sắc, hôm nay là bà nội, bà ngọai, nhưng vẫn giữ được dáng dấp mảnh mai, dịu dàng, mặc dù tóc đã nhiều sợi bạc.. Ngoài phần Tiếp Tân, Ẩm Thực, các chị cũng có mặt trong các màn hợp ca, hoặc đơn ca để làm không khí tiệc Xuân thêm vui nhộn.
(Hình: Đòan Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu)
Người trưởng ban tổ chức tiệc Xuân năm nay là SVSQ Võ Minh Hoà, Khoá 21. Ông có một bài diễn văn chào mừng quan khách, ngắn gọn. 10 giờ sáng nay thấy ông hướng dẫn anh em trong hàng quân đứng chào cờ đầu năm trong khu Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, bây giờ thấy ông vẫn linh hoạt tươi vui trong bài diễn văn khai mạc..Tuổi đời đã cao nhưng niềm vui làm việc với anh em, quả đã đem sức sống mãnh liệt cho con người.
Hiện diện trong hàng quan khách năm nay có tướng Mạch văn Trường (Khoá 12/Tư Lệnh Sư Đoàn 21 BB). Tuy không khoẻ, ông vẫn đến tham dự và có đôi lời phát biểu.. Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy rất nhiều đại niên trưởng của trường Mẹ như giáo sư Văn Hoá Vụ, ông Ưng Hiến, cựu đại tá Tô văn Kiểm, cưu Đại Tá Trương Như Phùng, cựu Trung Tá Lê Hữu Tự, cựu Trung Tá Trương văn Túc v.v..
(Hình: TQLC Trần Ngọc Toàn K.16 – BĐQ Hà Kỳ Danh K.18)
Dịp này, ông Tô văn Kiểm, đại diện Hội Đồng Tư Vấn chúc Tết. Ngoài ra còn có hai vị dân cử: Dân Biểu Hubert Võ và cựu Nghị viên đơn vị F Richard Nguyễn.
4 giờ:50: Ông Dân Biểu Hubert Võ trong phần phát biểu có nhắc nhở mọi người đi bầu (sơ bộ trong Đảng) vào tháng 3 và không quên cám ơn Gia đình Võ Bị Quốc Gia VN Houston đã cộng tác với ông trong Buổi Diễn Hành Xe Hoa vừa tổ chức hôm Thứ Bảy 13 tháng Hai.
4 giờ 55: Hội không quên tặng bảng Tuyên Dương ca ngợi sự nỗ lực của các phu nhân trong Đoàn Phụ Nữ Lâm Viên và Đoàn Hậu Duệ của gia đình Võ Bị QGVN tại Houston. Hai đoàn này đã tích cực trong nhiệm vụ, có mặt trong mọi sinh hoạt chính trị, xã hội của thành phố.
Truyền thống văn hoá của ngày Tết thể hiện qua phần Múa Lân của hội Con Rồng Cháu Tiên và Lì xì cho các con cháu.
BTC không quên cám ơn các vị đã ký Sổ Vàng yểm trợ Hội trong tiệc mừng Xuân...
Mọi người dùng cơm, xem văn nghệ đặc sắc do con, em, vợ của các thành viên trong Hội phụ trách. MC Văn Nghệ là cháu Hoàng Dũng, con trai của ông Nguyễn Tri Phúc (Khoá 21). Các cháu của cựu SVSQ Khoá 19 Võ Trọng Em (5 tuổi và 7 tuổi) vừa đàn vừa hát, nội tướng của cựu SVSQ Khoá 22 Nguyễn Kim Chung (Vân Thanh), nội tướng của cựu SVSQ Khoá 25 Phùng Hũu Châu (Giáng Hương) là những khuôn mặt quen thuộc trong phần giúp vui văn nghệ..
Trong lúc quan khách yên vị thưởng thức phần ẩm thực nhiều món rất ngon của nhà hàng Kim Sơn phục vụ, bà Trưởng Đoàn Phụ Nữ Lâm Viên vẫn còn tíu tít đi chào bàn, hỏi thăm chúc Tết quan khách, các chị trong Đoàn đi phân phối vé số lấy hên đầu năm do các Khoá tặng.
(Hình: SVSQ Võ Minh Hòa, Nguyễn Chí Phúc – K. 21 VB)
Hôm nay, 14 tháng Hai, rơi vào ngày lễ Tình Yêu (Valentine’s Day), cho nên Hoa Hồng Đỏ cũng được BTC phân phối, để mỗi người có thể tặng cho Vợ, cho Mẹ, bày tỏ sự thương yêu, trìu mến dành cho nhau. Ngày lễ này, cũng là lúc những ai đã mất người phối ngẫu, càng cảm nhận ý nghĩa của hai chữ “cô đơn”.
***
Đêm Mừng Xuân năm 2016 chấm dứt lúc 10:30 giờ đêm sau mục Dạ vũ. Tất cả mọi người đều có chút luyến tiếc lúc chia tay, vì thời gian và bệnh tật đang lăm le xâm thực thân thể, cho nên còn cơ hội gặp nhau phút nào, cũng là điều rất quí. Niềm vui gặp lại niên trưởng, niên đệ, gợi cho nhau những kỷ niệm lúc thanh xuân, là món quà rất quí của tuổi già.
Nhìn bước chân cụ ông liêu xiêu, sát vai cụ bà, người ta biết rằng những người lính năm xưa giờ đã già, nhất là với người trai của Trường Võ Bị Quốc Gia VN.
Từ tuổi thanh niên, các anh chọn quân đội là con đường để phục vụ quê hương, dân tộc. Nay sống trong tình trạng của một binh lực bị bức tử, phải tan hàng, sự ray rứt chắc chắn luôn dằn dặt trong nội tâm. Đêm đêm nghe anh thở dài, hay có những lúc anh quay quắt ra vào, tia nhìn đăm chiêu, chị nên hỗ trợ cho anh trong sinh hoạt hội đoàn, để anh được dịp tâm tình, chia xẻ với các niên trưởng, niên đệ, vì anh đang đắm chìm trong nỗi nhớ:
Hồn lính còn vương trên tóc bạc
Anh nhớ sa trường, em có hay?
(không nhớ tên tác giả)
Hoàng Minh Thúy
Lê Văn Bửu/K 21 chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Hội Cựu SVSQ Trường Võ Bị QGVN Houston Mừng Xuân Đinh Dậu.
Phóng viên Xây Dựng
(Xây Dựng – Năm Thứ 33 – Số 831 ngày 20-2-2016 tại Houston Texas)
Sau 40 năm định cư ở xứ người, thành phố Houston có rất nhiều hội đoàn được thành lập trong mục đích Quan, Hôn, Tương Tế, để chia xẻ buồn vui. Những người cùng tỉnh lập hội Đồng Hương để tìm lại hình ảnh quê hương trong giọng nói, trường xưa, còn giới Kaki, có các Hội Đoàn Quân Binh Chủng: Không Quân, Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Hải Quân... qui tụ những anh em cùng màu áo. Riêng các cựu Sinh viên Sĩ quan đã được đào tạo từ 2 quân trường nổi tiếng là Trường Võ Khoa Thủ Đức (Sĩ quan Trừ Bị) và trường Võ Bị Quốc Gia VN (Sĩ quan Hiện Dịch) cũng lần lượt hình thành Hội ái hữu. Tất cả các hội đoàn kể trên đã giúp cho sinh họat cộng đồng Houston, tiểu bang Texas ngày càng thêm đa dạng, phong phú, nhất là trong các dịp Xuân về.
Tháng
2, 2016. Tết âm lịch vừa đi, nhưng Houston vẫn còn đắm
mình trong cái lạnh nhè nhẹ của những ngày cuối Đông.
Không gian này càng làm cho tình chiến hữu thêm nồng ấm,
vì không khí tươi vui bao trùm thành phố,với
các tiệc Mừng Xuân thay phiên nhau tổ chức hằng
tuần.
Song song với các hội
Đồng Hương
(Quảng Trị,
Quang Trung) và chuẩn bị khá chu đáo
là tiệc Mừng Xuân của Hội cựu SVSQ Trường
Võ Bị Quốc Gia VN (TVBQGVN) mà nhiều người hay gọi
vắn tắt là Hội Võ Bị Đà Lạt.
Đà Lạt là tên gọi của một thành phố nhỏ, nằm cách thủ đô Saigon 302 Km, với khí hậu miền cao nguyên quanh năm sương mù, là nơi tọa lạc của Trường Võ Bị QGVN. Tại đây, quân trường Đà Lạt đã thu nhận những thanh niên có kiến thức, tình nguyện gia nhập, để đào tạo họ trở thành người lính văn võ song toàn. Trong thời gian thụ huấn từ 2 năm hoặc 4 năm tùy theo tình hình chiến sự, các thanh niên này được huấn luyện Quân Sự song song với Văn Hoá, để khi tốt nghiệp họ trở thành những cấp chỉ huy đa năng, đa hiệu. Do vậy mà trường Võ Bị Quốc Gia VN được ví như Quân Trường West Point của Quân lực Hoa Kỳ.
* * *
Với giá biểu 35 đô la một khẩu phần bao gồm ăn tối, văn nghệ, dạ vũ, gần 500 cựu SVSQ và quan khách đã đáp lời mời của hội Cựu SVSQ/Trường Võ Bị QGVN Houston và Vùng Phụ Cận, tham dự tiệc Xuân vào 4 giờ chiều Chủ Nhật, ngày 14 tháng 2 năm 2016 tại nhà hàng Chateau de L’amour, nằm trong hệ thống nhà hàng Kim Sơn quản trị, trên đường Diary Ashford vùng Tây Nam, Houston, TX. Đây là một hội trường trang nhã, bãi đậu xe rộng rãi, an ninh.
Cũng như những năm trước, Buổi Hội Ngộ Mừng Xuân năm 2016 đã nổi bật lên nhờ các cựu Sinh viên Sĩ Quan mặc trang phục “Dạo Phố Mùa Đông” mà mấy ông quen gọi là Jaspé. Hình ảnh oai hùng của những chàng sinh viên Võ Bị sáng lên với bao kỷ niệm trong tâm tư các phu nhân, gợi nhớ những hẹn hò xôn xao, nhớ nhung của thời thiếu nữ:
Trời Đà Lạt hôm nay nhiều aó chiến.
Áo chiến mùa Đông pha màu Đỏ Alpha
Em nhớ anh, nên nước mắt nhạt nhòa..
(thơ Lệ Khánh)
Hoặc:
Bây giờ trời vào Thu
Nên em buồn thương nhớ
Đà Lạt sáng sương mù
Mimosa vàng nở..
(Thơ Lệ Khánh)
Thắm thoát đã quá nửa đời người, tay em vẫn kết chặt tay anh, chúng ta cùng chống chọi với bao nỗi đắng cay, muộn phiền của đời sống, nhất là sau ngày CS cưỡng chiếm miền Nam, đem tang thương phủ chụp lên mọi gia đình Quân Dân Cán Chính:
Thật
tình em rất yêu anh.
Thủy chung qua mấy khúc quanh cuộc đời
(thơ Lý Thụy Ý)...
Hôm nay, các nội tướng gia đình Võ Bị trong Ban Tiếp Tân mặc áo dài xanh màu mạ non, thướt tha, xinh đẹp bên chồng với nụ cười hạnh phúc:
Dây leo quấn quít thân tùng.
Gội sương tắm nắng từ thung lũng hồng
(thơ Lý Thụy Ý)
Ban Tiếp Tân làm việc rất đắc lực, có sự hướng dẫn của phu nhân Hội Trưởng, của bà Đoàn trưởng Đoàn Phụ Nữ Lâm Viên, đưa khách yên vị. Ngoài kia bóng tối bao trùm thì trong hội trường đã chan hoà màu sắc của nhiều quân binh chủng bạn với mũ Đỏ, mũ Xanh, mũ Nâu. Các ông có dịp gặp gỡ hàn huyên chuyện buồn vui thuở trước, của một thời đất nước điêu linh:
Cuộc đời người lính chiến
Sáng đến vùng Khe Sanh
Chiều về sông Thạch Hãn
Luân chuyển như sao băng
(thơ Đỗ Quí Toàn)
nhắc nhở
những đồng ngũ đã oanh liệt hy sinh hoặc
đang sống đời thương tật ở quê nhà:
Khi người lính tay không còn vũ khí.
Thì em ơi, lịch sử đã sang trang
(thơ Hoàng Đình Nam)
Buổi tiệc
mừng Xuân của gia đình Hội Võ Bị Đà Lạt có sự
hiện diện đông đảo của quan khách, thân hữu
và các đại diện hội đoàn Cựu Quân Nhân VNCH
như: Gia Đình Mũ Đỏ, Hội TQLC, Hội Biệt
Động Quân, Hội Thiếu Sinh Quân ... không kể các cựu
sinh viên sĩ quan nhiều Khoá ở các vùng lân cận tìm về.
4:15: Dưới sự điều động của xướng ngôn viên là cựu SVSQ Nguyễn Ngọc Khoan, chương trình khai mạc với nghi thức chào cờ Mỹ-Việt. Tất cả cựu SVSQ các Khoá trong quân phục Jaspé được mời lên sân khấu, đón toán Quốc Quân Kỳ của Trường Võ Bị Quốc Gia VN, nhịp nhàng tiến lên.
Sau nghi thức chào cờ là một phút Mặc Niệm. MC Nguyễn Ngọc Khoan trong phút giây này cũng nhắc tên cựu SVSQ Nguyễn Hòa Phùng K.8 vừa mãn phần, cựu SVSQ Khoá 18 Trương văn Cao – người đã đóng góp rất nhiều cho Hội Cựu SVSQ Võ Bị hải ngoại và Houston. Thật sự, năm nay trong hội trường còn vắng mặt cựu SVSQ Khoá 13 (Lê Trực). Hai anh đã rũ áo từ bỏ thân nhân, bằng hữu...Không thấy chị Trương văn Cao, nhưng có chị Lê Trực trong bàn quan khách.
Chương trình tiếp diễn với các cựu SVSQ Hội Võ Bị đồng ca bài Võ Bị Hành Khúc. Mặc dù tóc đã bạc màu “sương khói” và nếp nhăn đã phủ đầy trên vầng trán, tất cả các cựu SVSQ trong tiếng nhạc quân hành, trông vẫn còn oai vệ và hào hùng như ngày nào. “Ta đoàn Sinh Viên Võ Bị Việt Nam, đồng hát khúc ca quân hành…”.
Bài hát thật hay, thật hùng gợi nhớ hình ảnh các Niên trưởng, Niên đệ đã một thời đổ mồ hôi nơi trường Mẹ của vùng trời Đà Lạt sương mù, cùng những mối tình rất đẹp. Quang cảnh cửa vào hội trường được chăm chút đầy màu sắc và ý nghĩa chào mừng năm mới, thu hút tia nhìn của quan khách và rất đông người chụp ảnh kỷ niệm. Những nụ cười như hoa đào tươi thắm của các thành viên trong Hội Phự Nữ Lâm Viên, khiến cho người ta nhớ đến bài thơ của thi sĩ Nhất Tuấn vẽ lại mối tình rất thơ mộng, của một cựu sinh viên sĩ quan Võ Bị:
Nhớ 8 năm về trước.
Khi còn là sinh viên.
Học trong trường Võ Bị.
Nơi núi rừng cao nguyên.
Dạo ấy em mười tám
Xinh đẹp hơn tiên nga
Tóc mây bồng vương trán
Môi cười tươi như hoa
Còn nhớ không ngày xưa
Đà Lạt buồn trăng mờ
Gió vàng trên nước biếc
Chim chiều bay bơ vơ
Chúng mình sát vai nhau
Tay đan tay chậm bước
Cùng đếm từng vì sao
Rồi xây bao mộng ước.
Rừng Ái Ân còn đó,
Hồ Than Thở còn đây.
Thông im buồn đợi gió.
Mây đồi xa còn bay...
Nhưng hoàn cảnh nghiệt ngã, thân trai nặng nợ sông núi, đất nước trong hoàn cảnh chiến tranh, nên:
Cũng vẫn một khung trời
Còn nguyên hình ảnh cũ
Em bây giờ xa rồi
Tìm đâu ngươì viễn xứ
Tình nào không dang dở.
Màu nào mà không phai.
Cho nên anh không nỡ.
Làm thơ để trách ai
(Thơ “Nhớ về Đà Lạt” của Nhất Tuấn)
(Hình: Cháu nội của SVSQ Võ Trọng Em K.19)
Như mọi năm, mỗi lần tổ chức thì các nội tướng của các thành viên trong Hội đều có mặt để chia xẻ công việc với các anh. Có chị ngồi bàn Thủ Quỹ, có chị lo văn nghệ, góp phần ca, múa, có chị tiếp tay Ban Tổ Chức lo trong, ngó ngoài. Khách đã yên vị, chủ tiệc còn tất tả tới lui. Những tà aó dài thướt tha, nét mặt tươi thắm.. Đây là những người đã một đời tận tụy bên chồng trong thời binh lửa, nơi xứ người, chị vẫn gắn bó với anh, hoà đồng với các hội đoàn bạn..
Làm người vợ Lính trong thời chiến, là bao gồm sự can đảm, sự chịu đựng và lòng hy sinh với chồng con, vì trong chiến tranh, chinh phu vẫn luôn vắng nhà, một tay nàng quán xuyến, vừa làm cha, vừa làm mẹ, vì:
Lại một mùa Xuân nữa.
Mấy mùa xuân đi qua.
Anh ở đồn biên giới.
Thương về một khung trời....
...........
Em biết chăng đời lính.
Nắng sớm với mưa chiều.
Gió rừng rồi mưa núi...
(Hình: Các Niên Trưởng trường VBQGVN)
Đó là không kể sự “mất, còn” của anh như một giấc mơ trong lằn tên mũi đạn. Vì “Đời lính chiến cầm bằng như khói thuốc”:
Ngày anh lên Thiếu Tá
Với chữ “cố” đứng đầu
Em trở thành goá phụ...
Trầm mình trong vực sâu.
(không nhớ tên tác giả)
Bởi vậy nhà thơ Hồ Dzếnh cũng có câu để tôn vinh nét đẹp tâm hồn ngàn đời của người phụ nữ Việt Nam:
Cô gái Việt nam ơi
Nếu chữ hy sinh có ở đời
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
Cho lòng cô gái VN tươi..
Những giai nhân một thời xuân sắc, hôm nay là bà nội, bà ngọai, nhưng vẫn giữ được dáng dấp mảnh mai, dịu dàng, mặc dù tóc đã nhiều sợi bạc.. Ngoài phần Tiếp Tân, Ẩm Thực, các chị cũng có mặt trong các màn hợp ca, hoặc đơn ca để làm không khí tiệc Xuân thêm vui nhộn.
(Hình: Đòan Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu)
Người trưởng ban tổ chức tiệc Xuân năm nay là SVSQ Võ Minh Hoà, Khoá 21. Ông có một bài diễn văn chào mừng quan khách, ngắn gọn. 10 giờ sáng nay thấy ông hướng dẫn anh em trong hàng quân đứng chào cờ đầu năm trong khu Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, bây giờ thấy ông vẫn linh hoạt tươi vui trong bài diễn văn khai mạc..Tuổi đời đã cao nhưng niềm vui làm việc với anh em, quả đã đem sức sống mãnh liệt cho con người.
Hiện diện trong hàng quan khách năm nay có tướng Mạch văn Trường (Khoá 12/Tư Lệnh Sư Đoàn 21 BB). Tuy không khoẻ, ông vẫn đến tham dự và có đôi lời phát biểu.. Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy rất nhiều đại niên trưởng của trường Mẹ như giáo sư Văn Hoá Vụ, ông Ưng Hiến, cựu đại tá Tô văn Kiểm, cưu Đại Tá Trương Như Phùng, cựu Trung Tá Lê Hữu Tự, cựu Trung Tá Trương văn Túc v.v..
(Hình: TQLC Trần Ngọc Toàn K.16 – BĐQ Hà Kỳ Danh K.18)
Dịp này, ông Tô văn Kiểm, đại diện Hội Đồng Tư Vấn chúc Tết. Ngoài ra còn có hai vị dân cử: Dân Biểu Hubert Võ và cựu Nghị viên đơn vị F Richard Nguyễn.
4 giờ:50: Ông Dân Biểu Hubert Võ trong phần phát biểu có nhắc nhở mọi người đi bầu (sơ bộ trong Đảng) vào tháng 3 và không quên cám ơn Gia đình Võ Bị Quốc Gia VN Houston đã cộng tác với ông trong Buổi Diễn Hành Xe Hoa vừa tổ chức hôm Thứ Bảy 13 tháng Hai.
4 giờ 55: Hội không quên tặng bảng Tuyên Dương ca ngợi sự nỗ lực của các phu nhân trong Đoàn Phụ Nữ Lâm Viên và Đoàn Hậu Duệ của gia đình Võ Bị QGVN tại Houston. Hai đoàn này đã tích cực trong nhiệm vụ, có mặt trong mọi sinh hoạt chính trị, xã hội của thành phố.
Truyền thống văn hoá của ngày Tết thể hiện qua phần Múa Lân của hội Con Rồng Cháu Tiên và Lì xì cho các con cháu.
BTC không quên cám ơn các vị đã ký Sổ Vàng yểm trợ Hội trong tiệc mừng Xuân...
Mọi người dùng cơm, xem văn nghệ đặc sắc do con, em, vợ của các thành viên trong Hội phụ trách. MC Văn Nghệ là cháu Hoàng Dũng, con trai của ông Nguyễn Tri Phúc (Khoá 21). Các cháu của cựu SVSQ Khoá 19 Võ Trọng Em (5 tuổi và 7 tuổi) vừa đàn vừa hát, nội tướng của cựu SVSQ Khoá 22 Nguyễn Kim Chung (Vân Thanh), nội tướng của cựu SVSQ Khoá 25 Phùng Hũu Châu (Giáng Hương) là những khuôn mặt quen thuộc trong phần giúp vui văn nghệ..
Trong lúc quan khách yên vị thưởng thức phần ẩm thực nhiều món rất ngon của nhà hàng Kim Sơn phục vụ, bà Trưởng Đoàn Phụ Nữ Lâm Viên vẫn còn tíu tít đi chào bàn, hỏi thăm chúc Tết quan khách, các chị trong Đoàn đi phân phối vé số lấy hên đầu năm do các Khoá tặng.
(Hình: SVSQ Võ Minh Hòa, Nguyễn Chí Phúc – K. 21 VB)
Hôm nay, 14 tháng Hai, rơi vào ngày lễ Tình Yêu (Valentine’s Day), cho nên Hoa Hồng Đỏ cũng được BTC phân phối, để mỗi người có thể tặng cho Vợ, cho Mẹ, bày tỏ sự thương yêu, trìu mến dành cho nhau. Ngày lễ này, cũng là lúc những ai đã mất người phối ngẫu, càng cảm nhận ý nghĩa của hai chữ “cô đơn”.
***
Đêm Mừng Xuân năm 2016 chấm dứt lúc 10:30 giờ đêm sau mục Dạ vũ. Tất cả mọi người đều có chút luyến tiếc lúc chia tay, vì thời gian và bệnh tật đang lăm le xâm thực thân thể, cho nên còn cơ hội gặp nhau phút nào, cũng là điều rất quí. Niềm vui gặp lại niên trưởng, niên đệ, gợi cho nhau những kỷ niệm lúc thanh xuân, là món quà rất quí của tuổi già.
Nhìn bước chân cụ ông liêu xiêu, sát vai cụ bà, người ta biết rằng những người lính năm xưa giờ đã già, nhất là với người trai của Trường Võ Bị Quốc Gia VN.
Từ tuổi thanh niên, các anh chọn quân đội là con đường để phục vụ quê hương, dân tộc. Nay sống trong tình trạng của một binh lực bị bức tử, phải tan hàng, sự ray rứt chắc chắn luôn dằn dặt trong nội tâm. Đêm đêm nghe anh thở dài, hay có những lúc anh quay quắt ra vào, tia nhìn đăm chiêu, chị nên hỗ trợ cho anh trong sinh hoạt hội đoàn, để anh được dịp tâm tình, chia xẻ với các niên trưởng, niên đệ, vì anh đang đắm chìm trong nỗi nhớ:
Hồn lính còn vương trên tóc bạc
Anh nhớ sa trường, em có hay?
(không nhớ tên tác giả)
Hoàng Minh Thúy
Lê Văn Bửu/K 21 chuyển