Truyện Ngắn & Phóng Sự
Hồi ức, thơm mãi Sài Gòn *
Quán cà phê Trieste ở San Francisco cứ ám ảnh tôi mãi. Nó chỉ là cái quán nhỏ nằm ở góc phố Vallejo/Grant được mở từ năm 1956, bởi một người Ý nhập cư, nhưng từ đây
Đỗ Trung Quân
Quán cà phê Trieste ở San Francisco cứ ám ảnh tôi mãi. Nó chỉ là cái quán nhỏ nằm ở góc phố Vallejo/Grant được mở từ năm 1956, bởi một người Ý nhập cư, nhưng từ đây lịch sử một địa chỉ văn hoá lừng lẫy được hình thành. Nó là nơi lui tới của nhiều nhà thơ, nghệ sĩ danh tiếng, là “phòng khách” của Jack Kerouac, Allen Ginsberg và những nhà thơ Beatniks bạn bè. Nơi thi sĩ gốc Nga giải Nobel văn chương Joseph Brodsky gạch gạch xoá xoá những vần thơ của mình… Còn nữa. Tại một chiếc bàn gỗ nhỏ ở góc phòng còn phảng phất bóng dáng của Francis Ford Coppola ngồi gọt giũa kịch bản “The Godfather” những năm 70… Chính họ, những ẩm khách mà hoạt động nghệ thuật và danh tiếng đã biến Caffe Trieste trở thành một địa điểm văn hoá bất cứ du khách nào quan tâm đến nghệ thuật đều mong muốn bước vào.
Về Sài Gòn, tôi bỗng nhớ khôn nguôi những quán cà phê của mình, những nơi lẽ ra cũng phải trở thành địa chỉ văn hoá, phải được gìn giữ và bảo tồn cho một thành phố thu hút du khách mọi nơi không chỉ vì cái danh xưng cố tình bị thu nhỏ – thành phố “kinh tế” – mà còn ẩn hiện, nhưng là ẩn hiện tràn lan, đầy ấn tượng trong cuộc sống tinh thấn của nhiều thế hệ thanh niên, những cánh cửa văn hoá tưởng như không toan tính nào có đủ sức niêm phong, hay xoá mờ.
La Pagode – quán cà phê “Cái chùa” từng nằm trên góc ngã tư Lê Thánh Tôn – Tự Do (trước là Rue d’Espagne và Rue Catinat, nay được «vinh danh» là Đồng Khởi) đã mất đi từ lâu. Nó chính là nơi nhiều gương mặt danh tiếng nhất về văn chương, thơ ca, hội hoạ, âm nhạc, cũng như những tên tuổi lớn trong các hoạt động văn hoá xã hội của Sài Gòn một thời thường có mặt. Hòa bình đã 35 năm, những ngộ nhận ấu trĩ – hay giả vờ nhìn nhận là ấu trĩ – có lẽ đã đi qua, hay ít nhiều không còn nặng nề như thời tiếp quản thành phố. Tiếc thay, La Pagode đã biến mất, biến mất vĩnh viễn.
Brodard – một quán kiểu Pháp danh tiếng khác của Sài Gòn cũng không còn là Brodard nguyên trạng của nó: nó đã thay tên và thay cả kiến trúc. Trong “bộ ba” danh tiếng ấy, (bộ ba, nếu không kể một địa điểm danh tiếng khác của Sài Gòn mà chính tôi sau này chỉ nghe nói chứ chưa hề có dịp đặt chân tới vì còn quá nhỏ: La Croix du Sud, cũng trên đường Catinat) cái còn lại là Givral, nơi khi chọn làm bối cảnh một trường đoạn của bộ phim Người Mỹ trầm lặng, đoàn làm phim đã không ngại tốn kém, bắt buộc phải dựng lại đúng màu sơn, đúng hình dáng của nó ở thập niên 60-70. Ngay cả khách sạn phía đối diện, là Hotel Continental, một địa điểm khác xuất hiện trong bộ phim dựa theo tác phẩm văn học của Graham Greene, cũng phải trở lại kiến trúc thời ấy.
Thật dễ hiểu: các nơi này vừa là địa điểm văn hoá vừa là những địa chỉ có thật trong bước đi của lịch sử. Nhà báo và tình báo Phạm Xuân Ẩn ở Sài Gòn từng chọn Givral làm chỗ ngồi thường xuyên, cũng như vô số nhà báo trong và ngoài nước những năm chiến tranh Việt Nam: họ chọn địa điểm này để nhâm nhi, quan sát và thu thập tin tức báo chí mỗi ngày, muốn gặp nhau thường khi khỏi phải hẹn trước…
Những ngày Givral chuẩn bị lên máy chém, tôi thường ra kéo ghế ngồi một mình, ngẩn ngơ không tin cái chuyện dự án xoá sổ Givral chung với toàn bộ khu thương xá Eden là chuyện có thật. Quy hoạch một thành phố, chỉnh trang một thành phố, phát triển một thành phố tất nhiên là việc cần thiết, nhưng người ta hoàn toàn không được tự cho phép làm những công việc ấy với một tầm nhìn thiếu sâu sắc, chỉ tính đến đường đi của một thứ lịch sử bị ép mỏng không quá một thế kỷ mà quên mất công việc bảo tồn những cái cần bảo tồn, là những nơi chốn có thể được coi là trở thành di sản tinh thần.
Trieste giờ đây đã là một chuỗi quán cà phê danh tiếng trên đất Mỹ. Khởi đầu tên tuổi, thương hiệu của mình từ cái quán nhỏ bé ở góc phố Vallejo/Grand kia (từ một người Ý nhập cư làm nghề lau chùi cửa kính) vào những năm 1956, ngày nay nhắc đến Caffe Trieste không phải là ghi nhận những thành tích kinh doanh của hệ thống Trieste, mà trước tiên là nhắc tên một địa chỉ văn hoá và nghệ thuật không chỉ của riêng người Ý, mà của cả người Mỹ.
Đất nước Cuba trải qua nhiều năm chiến tranh khốc liệt, đã khoác lên mình nhiều chiến bào khác biệt, đã kinh qua nhiều cuộc cải cách đầy “khí thế cách mạng” triệt để. Người Cuba, ngay cả giữa thủ đô La Habana, nghe nói là cuộc sống hãy còn nhiều thiếu thốn vất vả, với hình ảnh “ấn tượng” là những chiếc xe bò chạy thay cho xe tải, nhưng những người yêu mến Cuba còn may mắn có quyền hi vọng, bởi lẽ không một địa chỉ văn hoá nào trên đất nước này bị cuốn theo cơn lốc đổi mới kiểu quê mùa giả tạo, và những ai thiết tha với không khí văn hoá Cuba vẫn sẽ hoàn toàn có cơ may tìm lại nó dễ dàng, và chẳng cần phải qua những lễ hội trống kèn nhang khói, mà chính trong cuộc sống ngày thường.
Ôi, hãy tưởng tượng một người Paris một buổi sáng ra phố, bỗng thấy ở cái chỗ bao nhiêu năm là nơi có cái bảng hiệu Café des Deux Magots, hay Café de Flore, nay chỉ là những đống gạch vụn, để rồi sau đó thấy dựng lên một thứ Mỹ không ra Mỹ, Tàu không ra Tàu, Ấn-độ không ra Ấn-độ…
Givral cũng như La Pagode, Brodard, hay La Croix du Sud trên đường Catinat ngày nào, là một trong những địa điểm mà vô tình, một cách nào đó, lịch sử đã đóng dấu ấn lên cả những chiếc ghế ngồi.
Givral. Xin vĩnh biệt cái quán góc phố nơi ngày còn nhỏ ta từng được mẹ nắm tay dẫn qua trên hè phố Sài Gòn…
Đỗ Trung Quân
Nguyệt Giao chuyển
Đỗ Trung Quân
Quán cà phê Trieste ở San Francisco cứ ám ảnh tôi mãi. Nó chỉ là cái quán nhỏ nằm ở góc phố Vallejo/Grant được mở từ năm 1956, bởi một người Ý nhập cư, nhưng từ đây lịch sử một địa chỉ văn hoá lừng lẫy được hình thành. Nó là nơi lui tới của nhiều nhà thơ, nghệ sĩ danh tiếng, là “phòng khách” của Jack Kerouac, Allen Ginsberg và những nhà thơ Beatniks bạn bè. Nơi thi sĩ gốc Nga giải Nobel văn chương Joseph Brodsky gạch gạch xoá xoá những vần thơ của mình… Còn nữa. Tại một chiếc bàn gỗ nhỏ ở góc phòng còn phảng phất bóng dáng của Francis Ford Coppola ngồi gọt giũa kịch bản “The Godfather” những năm 70… Chính họ, những ẩm khách mà hoạt động nghệ thuật và danh tiếng đã biến Caffe Trieste trở thành một địa điểm văn hoá bất cứ du khách nào quan tâm đến nghệ thuật đều mong muốn bước vào.
Về Sài Gòn, tôi bỗng nhớ khôn nguôi những quán cà phê của mình, những nơi lẽ ra cũng phải trở thành địa chỉ văn hoá, phải được gìn giữ và bảo tồn cho một thành phố thu hút du khách mọi nơi không chỉ vì cái danh xưng cố tình bị thu nhỏ – thành phố “kinh tế” – mà còn ẩn hiện, nhưng là ẩn hiện tràn lan, đầy ấn tượng trong cuộc sống tinh thấn của nhiều thế hệ thanh niên, những cánh cửa văn hoá tưởng như không toan tính nào có đủ sức niêm phong, hay xoá mờ.
La Pagode – quán cà phê “Cái chùa” từng nằm trên góc ngã tư Lê Thánh Tôn – Tự Do (trước là Rue d’Espagne và Rue Catinat, nay được «vinh danh» là Đồng Khởi) đã mất đi từ lâu. Nó chính là nơi nhiều gương mặt danh tiếng nhất về văn chương, thơ ca, hội hoạ, âm nhạc, cũng như những tên tuổi lớn trong các hoạt động văn hoá xã hội của Sài Gòn một thời thường có mặt. Hòa bình đã 35 năm, những ngộ nhận ấu trĩ – hay giả vờ nhìn nhận là ấu trĩ – có lẽ đã đi qua, hay ít nhiều không còn nặng nề như thời tiếp quản thành phố. Tiếc thay, La Pagode đã biến mất, biến mất vĩnh viễn.
Brodard – một quán kiểu Pháp danh tiếng khác của Sài Gòn cũng không còn là Brodard nguyên trạng của nó: nó đã thay tên và thay cả kiến trúc. Trong “bộ ba” danh tiếng ấy, (bộ ba, nếu không kể một địa điểm danh tiếng khác của Sài Gòn mà chính tôi sau này chỉ nghe nói chứ chưa hề có dịp đặt chân tới vì còn quá nhỏ: La Croix du Sud, cũng trên đường Catinat) cái còn lại là Givral, nơi khi chọn làm bối cảnh một trường đoạn của bộ phim Người Mỹ trầm lặng, đoàn làm phim đã không ngại tốn kém, bắt buộc phải dựng lại đúng màu sơn, đúng hình dáng của nó ở thập niên 60-70. Ngay cả khách sạn phía đối diện, là Hotel Continental, một địa điểm khác xuất hiện trong bộ phim dựa theo tác phẩm văn học của Graham Greene, cũng phải trở lại kiến trúc thời ấy.
Thật dễ hiểu: các nơi này vừa là địa điểm văn hoá vừa là những địa chỉ có thật trong bước đi của lịch sử. Nhà báo và tình báo Phạm Xuân Ẩn ở Sài Gòn từng chọn Givral làm chỗ ngồi thường xuyên, cũng như vô số nhà báo trong và ngoài nước những năm chiến tranh Việt Nam: họ chọn địa điểm này để nhâm nhi, quan sát và thu thập tin tức báo chí mỗi ngày, muốn gặp nhau thường khi khỏi phải hẹn trước…
Những ngày Givral chuẩn bị lên máy chém, tôi thường ra kéo ghế ngồi một mình, ngẩn ngơ không tin cái chuyện dự án xoá sổ Givral chung với toàn bộ khu thương xá Eden là chuyện có thật. Quy hoạch một thành phố, chỉnh trang một thành phố, phát triển một thành phố tất nhiên là việc cần thiết, nhưng người ta hoàn toàn không được tự cho phép làm những công việc ấy với một tầm nhìn thiếu sâu sắc, chỉ tính đến đường đi của một thứ lịch sử bị ép mỏng không quá một thế kỷ mà quên mất công việc bảo tồn những cái cần bảo tồn, là những nơi chốn có thể được coi là trở thành di sản tinh thần.
Trieste giờ đây đã là một chuỗi quán cà phê danh tiếng trên đất Mỹ. Khởi đầu tên tuổi, thương hiệu của mình từ cái quán nhỏ bé ở góc phố Vallejo/Grand kia (từ một người Ý nhập cư làm nghề lau chùi cửa kính) vào những năm 1956, ngày nay nhắc đến Caffe Trieste không phải là ghi nhận những thành tích kinh doanh của hệ thống Trieste, mà trước tiên là nhắc tên một địa chỉ văn hoá và nghệ thuật không chỉ của riêng người Ý, mà của cả người Mỹ.
Quán cafe trên phố Saigon xưa. Photo by Saigoneer.com |
Đất nước Cuba trải qua nhiều năm chiến tranh khốc liệt, đã khoác lên mình nhiều chiến bào khác biệt, đã kinh qua nhiều cuộc cải cách đầy “khí thế cách mạng” triệt để. Người Cuba, ngay cả giữa thủ đô La Habana, nghe nói là cuộc sống hãy còn nhiều thiếu thốn vất vả, với hình ảnh “ấn tượng” là những chiếc xe bò chạy thay cho xe tải, nhưng những người yêu mến Cuba còn may mắn có quyền hi vọng, bởi lẽ không một địa chỉ văn hoá nào trên đất nước này bị cuốn theo cơn lốc đổi mới kiểu quê mùa giả tạo, và những ai thiết tha với không khí văn hoá Cuba vẫn sẽ hoàn toàn có cơ may tìm lại nó dễ dàng, và chẳng cần phải qua những lễ hội trống kèn nhang khói, mà chính trong cuộc sống ngày thường.
Ôi, hãy tưởng tượng một người Paris một buổi sáng ra phố, bỗng thấy ở cái chỗ bao nhiêu năm là nơi có cái bảng hiệu Café des Deux Magots, hay Café de Flore, nay chỉ là những đống gạch vụn, để rồi sau đó thấy dựng lên một thứ Mỹ không ra Mỹ, Tàu không ra Tàu, Ấn-độ không ra Ấn-độ…
Givral cũng như La Pagode, Brodard, hay La Croix du Sud trên đường Catinat ngày nào, là một trong những địa điểm mà vô tình, một cách nào đó, lịch sử đã đóng dấu ấn lên cả những chiếc ghế ngồi.
Givral. Xin vĩnh biệt cái quán góc phố nơi ngày còn nhỏ ta từng được mẹ nắm tay dẫn qua trên hè phố Sài Gòn…
Đỗ Trung Quân
Nguyệt Giao chuyển
Hồi ức, thơm mãi Sài Gòn *
Quán cà phê Trieste ở San Francisco cứ ám ảnh tôi mãi. Nó chỉ là cái quán nhỏ nằm ở góc phố Vallejo/Grant được mở từ năm 1956, bởi một người Ý nhập cư, nhưng từ đây
Đỗ Trung Quân
Quán cà phê Trieste ở San Francisco cứ ám ảnh tôi mãi. Nó chỉ là cái quán nhỏ nằm ở góc phố Vallejo/Grant được mở từ năm 1956, bởi một người Ý nhập cư, nhưng từ đây lịch sử một địa chỉ văn hoá lừng lẫy được hình thành. Nó là nơi lui tới của nhiều nhà thơ, nghệ sĩ danh tiếng, là “phòng khách” của Jack Kerouac, Allen Ginsberg và những nhà thơ Beatniks bạn bè. Nơi thi sĩ gốc Nga giải Nobel văn chương Joseph Brodsky gạch gạch xoá xoá những vần thơ của mình… Còn nữa. Tại một chiếc bàn gỗ nhỏ ở góc phòng còn phảng phất bóng dáng của Francis Ford Coppola ngồi gọt giũa kịch bản “The Godfather” những năm 70… Chính họ, những ẩm khách mà hoạt động nghệ thuật và danh tiếng đã biến Caffe Trieste trở thành một địa điểm văn hoá bất cứ du khách nào quan tâm đến nghệ thuật đều mong muốn bước vào.
Về Sài Gòn, tôi bỗng nhớ khôn nguôi những quán cà phê của mình, những nơi lẽ ra cũng phải trở thành địa chỉ văn hoá, phải được gìn giữ và bảo tồn cho một thành phố thu hút du khách mọi nơi không chỉ vì cái danh xưng cố tình bị thu nhỏ – thành phố “kinh tế” – mà còn ẩn hiện, nhưng là ẩn hiện tràn lan, đầy ấn tượng trong cuộc sống tinh thấn của nhiều thế hệ thanh niên, những cánh cửa văn hoá tưởng như không toan tính nào có đủ sức niêm phong, hay xoá mờ.
La Pagode – quán cà phê “Cái chùa” từng nằm trên góc ngã tư Lê Thánh Tôn – Tự Do (trước là Rue d’Espagne và Rue Catinat, nay được «vinh danh» là Đồng Khởi) đã mất đi từ lâu. Nó chính là nơi nhiều gương mặt danh tiếng nhất về văn chương, thơ ca, hội hoạ, âm nhạc, cũng như những tên tuổi lớn trong các hoạt động văn hoá xã hội của Sài Gòn một thời thường có mặt. Hòa bình đã 35 năm, những ngộ nhận ấu trĩ – hay giả vờ nhìn nhận là ấu trĩ – có lẽ đã đi qua, hay ít nhiều không còn nặng nề như thời tiếp quản thành phố. Tiếc thay, La Pagode đã biến mất, biến mất vĩnh viễn.
Brodard – một quán kiểu Pháp danh tiếng khác của Sài Gòn cũng không còn là Brodard nguyên trạng của nó: nó đã thay tên và thay cả kiến trúc. Trong “bộ ba” danh tiếng ấy, (bộ ba, nếu không kể một địa điểm danh tiếng khác của Sài Gòn mà chính tôi sau này chỉ nghe nói chứ chưa hề có dịp đặt chân tới vì còn quá nhỏ: La Croix du Sud, cũng trên đường Catinat) cái còn lại là Givral, nơi khi chọn làm bối cảnh một trường đoạn của bộ phim Người Mỹ trầm lặng, đoàn làm phim đã không ngại tốn kém, bắt buộc phải dựng lại đúng màu sơn, đúng hình dáng của nó ở thập niên 60-70. Ngay cả khách sạn phía đối diện, là Hotel Continental, một địa điểm khác xuất hiện trong bộ phim dựa theo tác phẩm văn học của Graham Greene, cũng phải trở lại kiến trúc thời ấy.
Thật dễ hiểu: các nơi này vừa là địa điểm văn hoá vừa là những địa chỉ có thật trong bước đi của lịch sử. Nhà báo và tình báo Phạm Xuân Ẩn ở Sài Gòn từng chọn Givral làm chỗ ngồi thường xuyên, cũng như vô số nhà báo trong và ngoài nước những năm chiến tranh Việt Nam: họ chọn địa điểm này để nhâm nhi, quan sát và thu thập tin tức báo chí mỗi ngày, muốn gặp nhau thường khi khỏi phải hẹn trước…
Những ngày Givral chuẩn bị lên máy chém, tôi thường ra kéo ghế ngồi một mình, ngẩn ngơ không tin cái chuyện dự án xoá sổ Givral chung với toàn bộ khu thương xá Eden là chuyện có thật. Quy hoạch một thành phố, chỉnh trang một thành phố, phát triển một thành phố tất nhiên là việc cần thiết, nhưng người ta hoàn toàn không được tự cho phép làm những công việc ấy với một tầm nhìn thiếu sâu sắc, chỉ tính đến đường đi của một thứ lịch sử bị ép mỏng không quá một thế kỷ mà quên mất công việc bảo tồn những cái cần bảo tồn, là những nơi chốn có thể được coi là trở thành di sản tinh thần.
Trieste giờ đây đã là một chuỗi quán cà phê danh tiếng trên đất Mỹ. Khởi đầu tên tuổi, thương hiệu của mình từ cái quán nhỏ bé ở góc phố Vallejo/Grand kia (từ một người Ý nhập cư làm nghề lau chùi cửa kính) vào những năm 1956, ngày nay nhắc đến Caffe Trieste không phải là ghi nhận những thành tích kinh doanh của hệ thống Trieste, mà trước tiên là nhắc tên một địa chỉ văn hoá và nghệ thuật không chỉ của riêng người Ý, mà của cả người Mỹ.
Quán cafe trên phố Saigon xưa. Photo by Saigoneer.com |
Đất nước Cuba trải qua nhiều năm chiến tranh khốc liệt, đã khoác lên mình nhiều chiến bào khác biệt, đã kinh qua nhiều cuộc cải cách đầy “khí thế cách mạng” triệt để. Người Cuba, ngay cả giữa thủ đô La Habana, nghe nói là cuộc sống hãy còn nhiều thiếu thốn vất vả, với hình ảnh “ấn tượng” là những chiếc xe bò chạy thay cho xe tải, nhưng những người yêu mến Cuba còn may mắn có quyền hi vọng, bởi lẽ không một địa chỉ văn hoá nào trên đất nước này bị cuốn theo cơn lốc đổi mới kiểu quê mùa giả tạo, và những ai thiết tha với không khí văn hoá Cuba vẫn sẽ hoàn toàn có cơ may tìm lại nó dễ dàng, và chẳng cần phải qua những lễ hội trống kèn nhang khói, mà chính trong cuộc sống ngày thường.
Ôi, hãy tưởng tượng một người Paris một buổi sáng ra phố, bỗng thấy ở cái chỗ bao nhiêu năm là nơi có cái bảng hiệu Café des Deux Magots, hay Café de Flore, nay chỉ là những đống gạch vụn, để rồi sau đó thấy dựng lên một thứ Mỹ không ra Mỹ, Tàu không ra Tàu, Ấn-độ không ra Ấn-độ…
Givral cũng như La Pagode, Brodard, hay La Croix du Sud trên đường Catinat ngày nào, là một trong những địa điểm mà vô tình, một cách nào đó, lịch sử đã đóng dấu ấn lên cả những chiếc ghế ngồi.
Givral. Xin vĩnh biệt cái quán góc phố nơi ngày còn nhỏ ta từng được mẹ nắm tay dẫn qua trên hè phố Sài Gòn…
Đỗ Trung Quân
Nguyệt Giao chuyển