Tin nóng trong ngày
Hollywood bị tố cáo phục tùng Bắc Kinh,
Trung Quốc cho phép chiếu chỉ một số ít phim nước ngoài và thường là phim "bom tấn" Mỹ. Ảnh minh họa : Fan của phim Avengers tại Hollywood, tháng 04/2019. AFP/FileTrọng Nghĩa4 phútVào lúc quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng hẳn lên trên mọi mặt, và Bắc Kinh công khai kêu gọi giới doanh nhân Mỹ góp phần ngăn chặn bàn tay của chính quyền Trump, PEN America, một hiệp hội bảo vệ quyền tự do ngôn luận tại Mỹ vào hôm qua, 05/08/2020 đã công bố một bản phúc trình tố cáo Hollywood, tức là ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ, là đã phục tùng các đòi hỏi quá đáng của Bắc Kinh để có thể chen chân vào thị trường Trung Quốc.
Bản báo cáo dày gần 100 trang, mang tựa đề không khoan nhượng “Chế tạo tại Hollywood, kiểm duyệt bởi Bắc Kinh - Made in Hollywood, Censored by Beijing”, đã tố cáo giới làm phim ảnh tại Mỹ, từ các nhà biên kịch, nhà sản xuất, cho đến các đạo diễn, các hãng phim, là trong thời gian qua đã không ngần ngại sửa đổi kịch bản, cắt bỏ những đoạn phim, thay đổi mọi thứ chỉ để chiều lòng bộ máy kiểm duyệt của Bắc Kinh với hy vọng tiếp cận được số 1,4 tỷ người tiêu thụ trên thị trường Trung Quốc.
PEN America đã liệt kê một loạt những hành vi tự kiểm duyệt của ngành điện ảnh Mỹ để phục tùng các đòi hỏi của Bắc Kinh, chẳng hạn như xóa bỏ những chi tiết mà Trung Quốc không thích trên những bộ phim, từ hình lá cờ Đài Loan trên chiếc áo khoác (blouson) của diễn viên Tom Cruise trong phim Top Gun: Maverick nổi tiếng, cho đến việc xóa hẳn các cảnh cho thấy Trung Quốc là nơi xuất phát của một con virus cương thi trong phim World War Z, ra vào năm 2013.
Ngoài ra, cũng trong phạm vị tự kiểm duyệt để khỏi đụng chạm Trung Quốc, giới điện ảnh Hollywood còn tránh né những chủ đề nhạy cảm, về chính trị như Tây Tạng, Đài Loan, Tân Cương hay Hồng Kông đã đành, mà cả về văn hóa, xã hội, như không cho thấy những nhân vật thuộc cộng đồng đồng tính, chuyển giới LGBTQ.
Một hình thức phục tùng Trung Quốc khác là mời luôn phía Trung Quốc tham gia các bộ phim, kể cả các cán bộ kiểm duyệt để cố vấn cho họ cách tránh né cơn thịnh nộ của Bắc Kinh.
Không chỉ tránh các chủ đề gây mất lòng, giới điện ảnh Hollywood còn bị cáo buộc sẵn sàng tuyên truyền cho Trung Quốc. Ví dụ được PEN America nêu bật trong báo cáo là bộ phim thiếu nhi Abominable (mà Việt Nam đặt tên là Everest, Người tuyết bé nhỏ) đã đưa hẳn tấm bản đồ lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông vào phim, bất chấp thực tế là đường ranh giới đó đã bị một tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc phán quyết là phi pháp.
Đối với PEN America, “vuốt ve chính quyền và các nhà kiểm duyệt Trung Quốc đã trở thành một kiểu cách làm ăn giống như mọi kiểu khác”. Có người thậm chí còn tự ý kiểm duyệt mà không cần được yêu cầu.
Vấn đề theo hiệp hội Mỹ, là Bắc Kinh có một hệ thống kiểm duyệt mang tính chất đàn áp nặng nề nhất thế giới, nằm ngay trong cơ quan tuyên truyền của đảng Cộng Sản Trung Quốc, có quyền quyết định cho phim nước ngoài nào được chiếu trên thị trường Trung Quốc.
Chỉ một số ít phim nước ngoài được chiếu mỗi năm, và thường là những phim Mỹ như Avengers: Endgame hay Spider-Man: Far From Home đạt được những doanh thu khổng lồ tại Trung Quốc, thậm chí còn hơn cả số thu tại Mỹ.
Chính vì lý do tiếp cận thị trường Trung Quốc béo bở mà nhiều hãng phim Mỹ sẵn sàng “bán mình” cho Bắc Kinh.
PEN America nêu bật ví dụ của một cựu lãnh đạo của Disney, Michael Eisner, đã xin lỗi Bắc Kinh sau khi phim Kundun của Martin Scorsese, ra năm 1997, nói về cuộc đời của Đức Đạt Lai Lạt Ma lưu vong, bị cấm ở Trung Quốc.
Hiệp hội Mỹ lo ngại là “cách tiếp cận của Hollywood, nhượng bộ những yêu sách của Bắc Kinh, sẽ nêu gương xấu cho phần còn lại của thế giới”, ở cả những nước vẫn tự hào về quyền tự do ngôn luận.
Mai Phiet chuuyen
Bàn ra tán vào (0)
Hollywood bị tố cáo phục tùng Bắc Kinh,
Trung Quốc cho phép chiếu chỉ một số ít phim nước ngoài và thường là phim "bom tấn" Mỹ. Ảnh minh họa : Fan của phim Avengers tại Hollywood, tháng 04/2019. AFP/FileTrọng Nghĩa4 phútVào lúc quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng hẳn lên trên mọi mặt, và Bắc Kinh công khai kêu gọi giới doanh nhân Mỹ góp phần ngăn chặn bàn tay của chính quyền Trump, PEN America, một hiệp hội bảo vệ quyền tự do ngôn luận tại Mỹ vào hôm qua, 05/08/2020 đã công bố một bản phúc trình tố cáo Hollywood, tức là ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ, là đã phục tùng các đòi hỏi quá đáng của Bắc Kinh để có thể chen chân vào thị trường Trung Quốc.
Bản báo cáo dày gần 100 trang, mang tựa đề không khoan nhượng “Chế tạo tại Hollywood, kiểm duyệt bởi Bắc Kinh - Made in Hollywood, Censored by Beijing”, đã tố cáo giới làm phim ảnh tại Mỹ, từ các nhà biên kịch, nhà sản xuất, cho đến các đạo diễn, các hãng phim, là trong thời gian qua đã không ngần ngại sửa đổi kịch bản, cắt bỏ những đoạn phim, thay đổi mọi thứ chỉ để chiều lòng bộ máy kiểm duyệt của Bắc Kinh với hy vọng tiếp cận được số 1,4 tỷ người tiêu thụ trên thị trường Trung Quốc.
PEN America đã liệt kê một loạt những hành vi tự kiểm duyệt của ngành điện ảnh Mỹ để phục tùng các đòi hỏi của Bắc Kinh, chẳng hạn như xóa bỏ những chi tiết mà Trung Quốc không thích trên những bộ phim, từ hình lá cờ Đài Loan trên chiếc áo khoác (blouson) của diễn viên Tom Cruise trong phim Top Gun: Maverick nổi tiếng, cho đến việc xóa hẳn các cảnh cho thấy Trung Quốc là nơi xuất phát của một con virus cương thi trong phim World War Z, ra vào năm 2013.
Ngoài ra, cũng trong phạm vị tự kiểm duyệt để khỏi đụng chạm Trung Quốc, giới điện ảnh Hollywood còn tránh né những chủ đề nhạy cảm, về chính trị như Tây Tạng, Đài Loan, Tân Cương hay Hồng Kông đã đành, mà cả về văn hóa, xã hội, như không cho thấy những nhân vật thuộc cộng đồng đồng tính, chuyển giới LGBTQ.
Một hình thức phục tùng Trung Quốc khác là mời luôn phía Trung Quốc tham gia các bộ phim, kể cả các cán bộ kiểm duyệt để cố vấn cho họ cách tránh né cơn thịnh nộ của Bắc Kinh.
Không chỉ tránh các chủ đề gây mất lòng, giới điện ảnh Hollywood còn bị cáo buộc sẵn sàng tuyên truyền cho Trung Quốc. Ví dụ được PEN America nêu bật trong báo cáo là bộ phim thiếu nhi Abominable (mà Việt Nam đặt tên là Everest, Người tuyết bé nhỏ) đã đưa hẳn tấm bản đồ lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông vào phim, bất chấp thực tế là đường ranh giới đó đã bị một tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc phán quyết là phi pháp.
Đối với PEN America, “vuốt ve chính quyền và các nhà kiểm duyệt Trung Quốc đã trở thành một kiểu cách làm ăn giống như mọi kiểu khác”. Có người thậm chí còn tự ý kiểm duyệt mà không cần được yêu cầu.
Vấn đề theo hiệp hội Mỹ, là Bắc Kinh có một hệ thống kiểm duyệt mang tính chất đàn áp nặng nề nhất thế giới, nằm ngay trong cơ quan tuyên truyền của đảng Cộng Sản Trung Quốc, có quyền quyết định cho phim nước ngoài nào được chiếu trên thị trường Trung Quốc.
Chỉ một số ít phim nước ngoài được chiếu mỗi năm, và thường là những phim Mỹ như Avengers: Endgame hay Spider-Man: Far From Home đạt được những doanh thu khổng lồ tại Trung Quốc, thậm chí còn hơn cả số thu tại Mỹ.
Chính vì lý do tiếp cận thị trường Trung Quốc béo bở mà nhiều hãng phim Mỹ sẵn sàng “bán mình” cho Bắc Kinh.
PEN America nêu bật ví dụ của một cựu lãnh đạo của Disney, Michael Eisner, đã xin lỗi Bắc Kinh sau khi phim Kundun của Martin Scorsese, ra năm 1997, nói về cuộc đời của Đức Đạt Lai Lạt Ma lưu vong, bị cấm ở Trung Quốc.
Hiệp hội Mỹ lo ngại là “cách tiếp cận của Hollywood, nhượng bộ những yêu sách của Bắc Kinh, sẽ nêu gương xấu cho phần còn lại của thế giới”, ở cả những nước vẫn tự hào về quyền tự do ngôn luận.
Mai Phiet chuuyen