Văn Học & Nghệ Thuật

Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng

Có một nhà văn mới ra đời là đã có thế lực: Khái Hưng. Và có một cuốn tiểu thuyết mới ra đời đã chiếm đứt vị trí của Ngọc Lê hồn và Tố Tâm: cuốnHồn bướm mơ tiên.

Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng

 

Có một nhà văn mới ra đời là đã có thế lực: Khái Hưng. Và có một cuốn tiểu thuyết mới ra đời đã chiếm đứt vị trí của Ngọc Lê hồn Tố Tâm: cuốnHồn bướm mơ tiên.

Từ Trẩm Á của văn học cận đại Trung Hoa tới, và Hoàng Ngọc Phách tại chốn “ngàn năm văn vật” không còn là thần tượng nữa. Giới thanh niên trí thức tiểu tư sản đã có thần tượng mới: nhân vật của Khái Hưng và Nhất Linh. Cuốn tiểu thuyết thứ nhất của Khái Hưng là cuốn Hồn bướm mơ tiênhiện ra trong văn học như một hành tinh sáng. Cùng với tác giả nó: Khái Hưng.

Ra đời trong văn giới, Khái Hưng mang theo với mình một số mặc cảm: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính… đã lên đoạn đầu đài rồi, còn sĩ phu của Tân Việt cách mạng đảng đương mạnh ai nấy chạy… Nước đã mất và nước đương mất… Dân tộc tính văn hóa đương phai lần lần: nếu chẳng phải là Ngũ kinh Tứ thư đã xưa xửa hay cuốn Ngọc Lê hồn đương gây nước mắt chan hòa một cách rất… lãng mạn thì cũng là Chateaubriand hay Lamartine đương thổn thức… Còn chính trường dân tộc đã đẩy những quan lại phụng sự chính quyền thuộc địa một cách rất “hạo họa nhiên” trong lúc những đứa con cuối cùng của một lớp nho sĩ bại trận thì đành “hạ Thú dương” và tự phòng thủ mình với nguyên tắc “thế chiến quốc thế xuân thu, gặp thời thế…”.

Kết quả là bao nhiêu cặn bã của một lớp trí thức Việt Nam mới và cũ nổi lên trên, theo thời… với tất cả những lầy lội ẩn sau mấy hòn non bộ, mấy bức hoành phi, mấy đôi câu đối thếp vàng sơn son, thêm vào đó mấy cuốn Luận ngữ giấy tuy rách nhưng còn giữ lấy… lề đặt bên cạnh mấy cuốn sách Tây… xếp có ngăn nắp trong văn phòng Khai Trí Tiến Đức…

*

Một người như Khái Hưng phải thở dài… Thở dài mãi và nhiều rồi, chàng không còn cách gì hơn là tìm lối thoát cho mình: chàng tạo một hình ảnh của chính mình – cậu Ngọc – và tô thêm phấn son: một tấm gương để mình soi mình.

Một lối hướng thượng bèo bọt cho một tấm thân mất nước đương bơ vơ và tự mình dối mình trầm trồ khen mình trước hình bóng của mình trong tiểu thuyết do mình viết ra. Chàng tạo thêm một mối tình mà chàng muốn cho đẹp: kết quả ép của tinh thần Á Đông hòa hợp với màu sắc ái tình lãng mạntrong mấy trang văn học sử Pháp để gần một trăm năm mới từ Âu châu qua đất này. Chàng còn phải tìm khung cảnh cho mối tình ấy: còn ở đâu hơn là nơi kín đáo xa xôi – một ngôi chùa, một nơi mà nếp nhân sinh lặng lẽ và vắng vẻ khác hẳn nếp nhân sinh nơi tưng bừng, nơi mà mọi thứ của con người đều cân nhắc và dựng trên nguyên tắc buôn bán!…

Rồi chàng khai sinh bức tranh ấy dưới một cái tên nghe khá đẹp, thỏa mãn được ao ước của thính giác, thỏa mãn được sự đòi hỏi của thông minh: Hồn bướm mơ tiên.

Kể thế đã là đẹp lắm!

Cái giai cấp trí thức tiểu tư sản và giới sinh viên học sinh của một dân tộc bại trận… trước chính quyền thuộc địa… không đòi gì hơn là được ngắm những bức tranh ít nét ít màu, đẹp như tranh thủy mạc, kín đáo như sương và nắng Á Đông những sớm đầu xuân… Hồn bướm mơ tiên.

Hồn bướm mơ tiên được hoan nghênh.

May cho Hồn bướm mơ tiên là thời ấy Phật giáo chưa phục hưng như bây giờ; và nhà Nguyễn đương chải chuốt nguyên tắc Nho giáo độc tôn đương suy vi – của nhà Hậu Lê để lại như để một gia tài sắp khánh kiệt – đã sa đọa và đương sa đọa, một thứ vang bóng xa xôi của một triều đại quân chủ đã hết sứ mạng lịch sử đương cố giấu bức tranh vân cẩu của chính mình.

*

Không may cho tác giả Hồn bướm mơ tiên.

Khái Hưng có thiện cảm với Phật giáo lại làm tổn thương giá trị Phật giáo mà không biết! Hồi đó, chẳng ai nói đến, mà ngày nay cũng không ai nói đến cái sở đoản ấy, vì mỗi thời có những tưng bừng riêng, có những vui buồn và lo âu riêng, có những tấp nập riêng… thiên hạ quên mất cái bảng giá trị có vị trí tinh thần văn nghệ – có cuốn Hồn bướm mơ tiên.

Trừ văn nghệ phẩm thuần túy tả chân duy nhiên ra, trong những tiểu thuyết của các trường khác, ít nhiều đều có lờ mờ hình bóng của tác giả. Tác giả lấp ló, khi ẩn khi hiện, khi nghênh ngang có bề dài bề rộng, khi kín đáo lờ mờ trong truyện… Trong mỗi nhân vật đều có một mẩu tác giả và trong mỗi một lời nói của nhân vật đều có bóng thông minh và lý trí của tác giả. Đôi khi đến trang chót, tính sổ tư tưởng, người ta có thể xếp cả một “hệ thống” ý tưởng của người viết sách: Gide, Mauriac, Malraux… Kể cả người gần chúng ta: Khái Hưng, Nhất Linh… mà nhiều người gọi là tác giả tiểu thuyết luận đề.

Cẩn thận một chút, chúng ta thấy Khái Hưng thật không hiểu Phật giáo: yếu tính Phật giáo, yếu lý phong trào, bản chất Phật giáo, tinh thần kinh kệPhật giáo… Kể cả cái thông thường nhất của Phật giáo: tâm lý siêu hình chính truyền của Phật giáo.

Cậu Ngọc hỏi chú Lan:

“Chú tu ở trong vùng này thú chú nhỉ?”

Chú Lan trả lời:

“Thưa ông, đã xa nơi trần tục mà mến cảnh thiền am thì không còn lấy chi làm vui thú nữa”.

Vô tình, cả cậu Ngọc và chú Lan của Khái Hưng đã hiểu lầm cái thú và cái vui thú của sự tu hành chấp chính – nói vậy vì tôi tin rằng tác giả Hồn bướm mơ tiên đã muốn thăng hoa mọi trường hợp, mọi điều kiện và cả mọi luận cứ của sự tu hành ở cửa thiền – kể cả những người tu hành. Vì cái thú và cáivui thú của người chân tu – hay đương tìm đường chân tu – phải nhìn qua một góc lăng kính khác… Ủa, người chân tu họ vui thú lắm chứ!

Và nguy nhất là Khái Hưng đem hoang sử, huyền sử vào cửa thiền: muốn thăng hoa thái độ và nếp tu hành của Văn Khôi công chúa đời Lý Nhân Tôn, người viết truyện đã đem cả Ngọc hoàng Thượng đế và Tiên Nga giáng thế vào… chùa – thêm vào đó một con rồng vàng và phép mầu nhiệm của Thích Ca Mâu Ni…

Mô Phật!

Chẳng lẽ Phật giáo – theo cái nghĩa chính truyền của nó – lại vướng vào chính cái mà Phật giáo chống ở Bà La Môn là một giáo mà “giấy khai sinh” và “giấy sao lục tư pháp” có cả một vạn chuyện hoang sử, huyền sử… Và chuyện hoang đường, không khác gì tất cả những chuyện hoang sử người bình dân kể cho nhau nghe những đêm trăng dài… cho vơi những nặng nề của thân phận mỗi ngày đầu tắt mặt tối đủ cả hai mươi bốn giờ… Ấy là chưa nói rằng người viết Hồn bướm mơ tiên đã để vào miệng sư Cụ một lời nói – nói với Ngọc là cháu – mà một thượng tọa hay đại đức bây giờ ít khi nói: “Cháu nên biết rằng đạo Phật huyền bí lắm!…”. Thực ra, nếu nói về tôn giáo, về gốc đạo Phật, thì Phật là một người bằng xương bằng thịt: thái tử Tất Đạt Đa… Còn nói về triết học như một trong những hệ thống triết học… thì ai cũng có thể dày công nghiên cứu – hãy bắt đầu bằng duy thức học…- và có khó hiểu (?) thì chỉ có Thiền (Zen) là khó nhưng ai cũng có thể đem tất cả cái nhất trí của cá nhân ra để chứng nghiệm và luyện cái trực giác đến cao độ để ngộ ở một trình độ nào đó cái thiền… Nói huyền bí cũng như nói bà Âu Cơ đẻ ra một trăm trứng và mỗi trứng nở ra một người…

Khái Hưng, nhà văn đáng quý và đáng kính của chúng ta đã qua đời: giá ông còn sống đến bây giờ, ông sẽ không mãn nguyện về cuốn truyện của mình – vào chính giờ này, ở ngay chỗ này…

*

Khái Hưng còn làm một chuyện mà tôi cho là chướng nữa.

Trong bức thư Ngọc viết cho Lan – nhưng rồi lại xé đi – có câu:

“…Dù có muốn xa lánh cõi tục, dứt bỏ trần duyên, song cái bản tính của con người dễ một lúc mà có xóa bỏ nổi được. Cái bản tính ấy là tình, là, A Di Đà Phật, là ái tình…

Ái tình là bản tính của loài người mà là hạnh phúc của chúng ta…

Đức Thích Ca Mâu Ni xuất thế để đưa linh hồn chúng sanh đến cõi Niết Bàn mà hưởng sự hạnh phúc bất vong bất diệt. Nhưng hạnh phúc của chúng ta chỉ ở ái tình. Đó là… A Di Đà Phật: Đó là Niết Bàn của chúng ta…

Mấy hôm nay tôi đọc quyển Phật giáo tôi thấy tôi yêu đạo Phật…”

Những cây ấy thành một bức thư, viết ở đâu, gửi cho ai – miễn là ở ngoài nơi tu hành – đều có văn chương và bay bướm … Nhưng viết cho chú Lan và do cậu Ngọc viết nhờ Khái Hưng viết giùm và viết trong cuốn truyện Hồn bướm mơ tiên, một cuốn tiểu thuyết mà Khái Hưng muốn dùng để… đề cao cậu Ngọc, vẽ chú tiểu Lan cho đẹp, và thi vị hóa mối tình… và nhất là hình ảnh từ bi của Phật… thì thật là tôi, kẻ viết bài này, không tán thành chút nào.

*

Chú Tâm Quán có viết một tập truyện tên là Tình người. Trong tập truyện có một truyện tên là Giọt nước cành dương… Trong truyện này có một nhân vật tên là Vĩnh. Vĩnh hay nói chuyện với chú Tâm Quán – là tác giả, là “tôi” trong tập truyện. Một hôm Vĩnh hỏi chú Tâm Quán: “Chú có đọc cuốnThế rồi một buổi chiều của Nhất Linh chưa? Chú Tâm Quán nói rằng có đọc rồi và nói thêm rằng: “Có thêm một nhân vật như thế” - nghĩa là cô sư nữ? - “thì đạo Phật cũng chỉ lấy làm xấu hổ mà thôi”. Bạn đọc muốn hiểu đầu đuôi, xin tìm đọc Thế rồi một buổi chiều của Nhất Linh và Tình người của Tâm Quán mới ra đời đây. Chỉ biết rằng kẻ vào chùa, khoác áo cà sa để quên một mối tình thương tâm, một sớm cũng sẽ cởi áo cà sa trả lại cho chùa… mà thôi. Nhà Phật chỉ hãnh diện về những kẻ có sẵn bản chất tu hành, có sẵn cái Nguyễn Du gọi là thiện căn – chứ không hãnh diện về những người mượn chùa làm nơi quên những chuyện bại trận ngoài đời sống: những người ấy khi quên được rồi… lại sẽ ra… trận! Tôi đồng ý với chú Tâm Quán như vậy!

*

Và nhà chùa quả tình cũng chẳng hãnh diện gì về “hai linh hồn…” – Ngọc và Lan – “ẩn núp dưới bóng từ bi”. Nhà văn Khái Hưng còn viết ở trang cuối, để câu nói vào miệng Ngọc: “Yêu là một luật chung của vạn vật, mà là bản tính của Phật giáo. Ta yêu nhau, ta yêu nhau trong linh hồn, trong lý tưởng, Phật giáo cũng chẳng cấm đoán ta yêu nhau như thế”. Theo kẻ viết bài này, nói rằng yêu là luật chung của vạn vật, và là bản tính của Phật giáo… là nói đúng. Nhưng cái yêu đó là tình thương của Phật đối với chúng sinh, và là giấc mơ tình cảm chúng sinh đối với nhau… chứ không phải là tình yêu giữa trai gái – một thứ ái tình không biết rằng đó là ái tình của hai cái “giống” – amour qui s’ingore. Và theo tôi thì thứ yêu ấy, Phật giáo có… cấm đoán hẳn hoi! Vì nếu Ngọc cứ đạp xe đạp lên thăm Lan mãi – như hai người, Ngọc và Lan đã nói với nhau, hứa hẹn với nhau – thì rồi thế nào cũng “thế rồi một buổi chiều”… Một việc ở nơi tu hành – xin nói lại: ở nơi tu hành mà thôi – mà chú Tâm Quán không tán thành. Kể cả một kẻ không có tư cách gì để không tán thành, và vẫn không tán thành, là tôi.

*

Còn cái chuyện – mà có người gọi là vấn đề ái tình và tôn giáo trong Hồn bướm mơ tiên chỉ là truyện trà dư tửu hậu nói giữa hai ly rượu trắng thì được, nói một cách nghiêm trọng trong văn học sử thì quả tình là không… ổn! Một câu chuyện đã là dối (faux) rồi, thì vấn đề cho có đặt ra lẽ tự nhiên cũng chỉ là một vấn đề dối (faux problème).

1964

Nguồn: Lá Bối xuất bản lần thứ nhất, in tại nhà in Đăng Quang, 734a Phan Thanh Giản – Sài Gòn. Giấy phép số 481 TBTTCH/BC3/XB Sài Gòn ngày 22 tháng 2 năm 1967, ngoài những bản thường in thêm 100 bản đẹp dành riêng cho tác giả, nhà xuất bản và thân hữu. Thư từ, liên lạc về Nxb xin gửi cho Từ Mẫn, bưu điện xin đề tên cô Cao Ngọc Thanh. Giá 120 đồng. Bản điện tử do talawas thực hiện

 

QuynhMai Post

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng

Có một nhà văn mới ra đời là đã có thế lực: Khái Hưng. Và có một cuốn tiểu thuyết mới ra đời đã chiếm đứt vị trí của Ngọc Lê hồn và Tố Tâm: cuốnHồn bướm mơ tiên.

Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng

 

Có một nhà văn mới ra đời là đã có thế lực: Khái Hưng. Và có một cuốn tiểu thuyết mới ra đời đã chiếm đứt vị trí của Ngọc Lê hồn Tố Tâm: cuốnHồn bướm mơ tiên.

Từ Trẩm Á của văn học cận đại Trung Hoa tới, và Hoàng Ngọc Phách tại chốn “ngàn năm văn vật” không còn là thần tượng nữa. Giới thanh niên trí thức tiểu tư sản đã có thần tượng mới: nhân vật của Khái Hưng và Nhất Linh. Cuốn tiểu thuyết thứ nhất của Khái Hưng là cuốn Hồn bướm mơ tiênhiện ra trong văn học như một hành tinh sáng. Cùng với tác giả nó: Khái Hưng.

Ra đời trong văn giới, Khái Hưng mang theo với mình một số mặc cảm: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính… đã lên đoạn đầu đài rồi, còn sĩ phu của Tân Việt cách mạng đảng đương mạnh ai nấy chạy… Nước đã mất và nước đương mất… Dân tộc tính văn hóa đương phai lần lần: nếu chẳng phải là Ngũ kinh Tứ thư đã xưa xửa hay cuốn Ngọc Lê hồn đương gây nước mắt chan hòa một cách rất… lãng mạn thì cũng là Chateaubriand hay Lamartine đương thổn thức… Còn chính trường dân tộc đã đẩy những quan lại phụng sự chính quyền thuộc địa một cách rất “hạo họa nhiên” trong lúc những đứa con cuối cùng của một lớp nho sĩ bại trận thì đành “hạ Thú dương” và tự phòng thủ mình với nguyên tắc “thế chiến quốc thế xuân thu, gặp thời thế…”.

Kết quả là bao nhiêu cặn bã của một lớp trí thức Việt Nam mới và cũ nổi lên trên, theo thời… với tất cả những lầy lội ẩn sau mấy hòn non bộ, mấy bức hoành phi, mấy đôi câu đối thếp vàng sơn son, thêm vào đó mấy cuốn Luận ngữ giấy tuy rách nhưng còn giữ lấy… lề đặt bên cạnh mấy cuốn sách Tây… xếp có ngăn nắp trong văn phòng Khai Trí Tiến Đức…

*

Một người như Khái Hưng phải thở dài… Thở dài mãi và nhiều rồi, chàng không còn cách gì hơn là tìm lối thoát cho mình: chàng tạo một hình ảnh của chính mình – cậu Ngọc – và tô thêm phấn son: một tấm gương để mình soi mình.

Một lối hướng thượng bèo bọt cho một tấm thân mất nước đương bơ vơ và tự mình dối mình trầm trồ khen mình trước hình bóng của mình trong tiểu thuyết do mình viết ra. Chàng tạo thêm một mối tình mà chàng muốn cho đẹp: kết quả ép của tinh thần Á Đông hòa hợp với màu sắc ái tình lãng mạntrong mấy trang văn học sử Pháp để gần một trăm năm mới từ Âu châu qua đất này. Chàng còn phải tìm khung cảnh cho mối tình ấy: còn ở đâu hơn là nơi kín đáo xa xôi – một ngôi chùa, một nơi mà nếp nhân sinh lặng lẽ và vắng vẻ khác hẳn nếp nhân sinh nơi tưng bừng, nơi mà mọi thứ của con người đều cân nhắc và dựng trên nguyên tắc buôn bán!…

Rồi chàng khai sinh bức tranh ấy dưới một cái tên nghe khá đẹp, thỏa mãn được ao ước của thính giác, thỏa mãn được sự đòi hỏi của thông minh: Hồn bướm mơ tiên.

Kể thế đã là đẹp lắm!

Cái giai cấp trí thức tiểu tư sản và giới sinh viên học sinh của một dân tộc bại trận… trước chính quyền thuộc địa… không đòi gì hơn là được ngắm những bức tranh ít nét ít màu, đẹp như tranh thủy mạc, kín đáo như sương và nắng Á Đông những sớm đầu xuân… Hồn bướm mơ tiên.

Hồn bướm mơ tiên được hoan nghênh.

May cho Hồn bướm mơ tiên là thời ấy Phật giáo chưa phục hưng như bây giờ; và nhà Nguyễn đương chải chuốt nguyên tắc Nho giáo độc tôn đương suy vi – của nhà Hậu Lê để lại như để một gia tài sắp khánh kiệt – đã sa đọa và đương sa đọa, một thứ vang bóng xa xôi của một triều đại quân chủ đã hết sứ mạng lịch sử đương cố giấu bức tranh vân cẩu của chính mình.

*

Không may cho tác giả Hồn bướm mơ tiên.

Khái Hưng có thiện cảm với Phật giáo lại làm tổn thương giá trị Phật giáo mà không biết! Hồi đó, chẳng ai nói đến, mà ngày nay cũng không ai nói đến cái sở đoản ấy, vì mỗi thời có những tưng bừng riêng, có những vui buồn và lo âu riêng, có những tấp nập riêng… thiên hạ quên mất cái bảng giá trị có vị trí tinh thần văn nghệ – có cuốn Hồn bướm mơ tiên.

Trừ văn nghệ phẩm thuần túy tả chân duy nhiên ra, trong những tiểu thuyết của các trường khác, ít nhiều đều có lờ mờ hình bóng của tác giả. Tác giả lấp ló, khi ẩn khi hiện, khi nghênh ngang có bề dài bề rộng, khi kín đáo lờ mờ trong truyện… Trong mỗi nhân vật đều có một mẩu tác giả và trong mỗi một lời nói của nhân vật đều có bóng thông minh và lý trí của tác giả. Đôi khi đến trang chót, tính sổ tư tưởng, người ta có thể xếp cả một “hệ thống” ý tưởng của người viết sách: Gide, Mauriac, Malraux… Kể cả người gần chúng ta: Khái Hưng, Nhất Linh… mà nhiều người gọi là tác giả tiểu thuyết luận đề.

Cẩn thận một chút, chúng ta thấy Khái Hưng thật không hiểu Phật giáo: yếu tính Phật giáo, yếu lý phong trào, bản chất Phật giáo, tinh thần kinh kệPhật giáo… Kể cả cái thông thường nhất của Phật giáo: tâm lý siêu hình chính truyền của Phật giáo.

Cậu Ngọc hỏi chú Lan:

“Chú tu ở trong vùng này thú chú nhỉ?”

Chú Lan trả lời:

“Thưa ông, đã xa nơi trần tục mà mến cảnh thiền am thì không còn lấy chi làm vui thú nữa”.

Vô tình, cả cậu Ngọc và chú Lan của Khái Hưng đã hiểu lầm cái thú và cái vui thú của sự tu hành chấp chính – nói vậy vì tôi tin rằng tác giả Hồn bướm mơ tiên đã muốn thăng hoa mọi trường hợp, mọi điều kiện và cả mọi luận cứ của sự tu hành ở cửa thiền – kể cả những người tu hành. Vì cái thú và cáivui thú của người chân tu – hay đương tìm đường chân tu – phải nhìn qua một góc lăng kính khác… Ủa, người chân tu họ vui thú lắm chứ!

Và nguy nhất là Khái Hưng đem hoang sử, huyền sử vào cửa thiền: muốn thăng hoa thái độ và nếp tu hành của Văn Khôi công chúa đời Lý Nhân Tôn, người viết truyện đã đem cả Ngọc hoàng Thượng đế và Tiên Nga giáng thế vào… chùa – thêm vào đó một con rồng vàng và phép mầu nhiệm của Thích Ca Mâu Ni…

Mô Phật!

Chẳng lẽ Phật giáo – theo cái nghĩa chính truyền của nó – lại vướng vào chính cái mà Phật giáo chống ở Bà La Môn là một giáo mà “giấy khai sinh” và “giấy sao lục tư pháp” có cả một vạn chuyện hoang sử, huyền sử… Và chuyện hoang đường, không khác gì tất cả những chuyện hoang sử người bình dân kể cho nhau nghe những đêm trăng dài… cho vơi những nặng nề của thân phận mỗi ngày đầu tắt mặt tối đủ cả hai mươi bốn giờ… Ấy là chưa nói rằng người viết Hồn bướm mơ tiên đã để vào miệng sư Cụ một lời nói – nói với Ngọc là cháu – mà một thượng tọa hay đại đức bây giờ ít khi nói: “Cháu nên biết rằng đạo Phật huyền bí lắm!…”. Thực ra, nếu nói về tôn giáo, về gốc đạo Phật, thì Phật là một người bằng xương bằng thịt: thái tử Tất Đạt Đa… Còn nói về triết học như một trong những hệ thống triết học… thì ai cũng có thể dày công nghiên cứu – hãy bắt đầu bằng duy thức học…- và có khó hiểu (?) thì chỉ có Thiền (Zen) là khó nhưng ai cũng có thể đem tất cả cái nhất trí của cá nhân ra để chứng nghiệm và luyện cái trực giác đến cao độ để ngộ ở một trình độ nào đó cái thiền… Nói huyền bí cũng như nói bà Âu Cơ đẻ ra một trăm trứng và mỗi trứng nở ra một người…

Khái Hưng, nhà văn đáng quý và đáng kính của chúng ta đã qua đời: giá ông còn sống đến bây giờ, ông sẽ không mãn nguyện về cuốn truyện của mình – vào chính giờ này, ở ngay chỗ này…

*

Khái Hưng còn làm một chuyện mà tôi cho là chướng nữa.

Trong bức thư Ngọc viết cho Lan – nhưng rồi lại xé đi – có câu:

“…Dù có muốn xa lánh cõi tục, dứt bỏ trần duyên, song cái bản tính của con người dễ một lúc mà có xóa bỏ nổi được. Cái bản tính ấy là tình, là, A Di Đà Phật, là ái tình…

Ái tình là bản tính của loài người mà là hạnh phúc của chúng ta…

Đức Thích Ca Mâu Ni xuất thế để đưa linh hồn chúng sanh đến cõi Niết Bàn mà hưởng sự hạnh phúc bất vong bất diệt. Nhưng hạnh phúc của chúng ta chỉ ở ái tình. Đó là… A Di Đà Phật: Đó là Niết Bàn của chúng ta…

Mấy hôm nay tôi đọc quyển Phật giáo tôi thấy tôi yêu đạo Phật…”

Những cây ấy thành một bức thư, viết ở đâu, gửi cho ai – miễn là ở ngoài nơi tu hành – đều có văn chương và bay bướm … Nhưng viết cho chú Lan và do cậu Ngọc viết nhờ Khái Hưng viết giùm và viết trong cuốn truyện Hồn bướm mơ tiên, một cuốn tiểu thuyết mà Khái Hưng muốn dùng để… đề cao cậu Ngọc, vẽ chú tiểu Lan cho đẹp, và thi vị hóa mối tình… và nhất là hình ảnh từ bi của Phật… thì thật là tôi, kẻ viết bài này, không tán thành chút nào.

*

Chú Tâm Quán có viết một tập truyện tên là Tình người. Trong tập truyện có một truyện tên là Giọt nước cành dương… Trong truyện này có một nhân vật tên là Vĩnh. Vĩnh hay nói chuyện với chú Tâm Quán – là tác giả, là “tôi” trong tập truyện. Một hôm Vĩnh hỏi chú Tâm Quán: “Chú có đọc cuốnThế rồi một buổi chiều của Nhất Linh chưa? Chú Tâm Quán nói rằng có đọc rồi và nói thêm rằng: “Có thêm một nhân vật như thế” - nghĩa là cô sư nữ? - “thì đạo Phật cũng chỉ lấy làm xấu hổ mà thôi”. Bạn đọc muốn hiểu đầu đuôi, xin tìm đọc Thế rồi một buổi chiều của Nhất Linh và Tình người của Tâm Quán mới ra đời đây. Chỉ biết rằng kẻ vào chùa, khoác áo cà sa để quên một mối tình thương tâm, một sớm cũng sẽ cởi áo cà sa trả lại cho chùa… mà thôi. Nhà Phật chỉ hãnh diện về những kẻ có sẵn bản chất tu hành, có sẵn cái Nguyễn Du gọi là thiện căn – chứ không hãnh diện về những người mượn chùa làm nơi quên những chuyện bại trận ngoài đời sống: những người ấy khi quên được rồi… lại sẽ ra… trận! Tôi đồng ý với chú Tâm Quán như vậy!

*

Và nhà chùa quả tình cũng chẳng hãnh diện gì về “hai linh hồn…” – Ngọc và Lan – “ẩn núp dưới bóng từ bi”. Nhà văn Khái Hưng còn viết ở trang cuối, để câu nói vào miệng Ngọc: “Yêu là một luật chung của vạn vật, mà là bản tính của Phật giáo. Ta yêu nhau, ta yêu nhau trong linh hồn, trong lý tưởng, Phật giáo cũng chẳng cấm đoán ta yêu nhau như thế”. Theo kẻ viết bài này, nói rằng yêu là luật chung của vạn vật, và là bản tính của Phật giáo… là nói đúng. Nhưng cái yêu đó là tình thương của Phật đối với chúng sinh, và là giấc mơ tình cảm chúng sinh đối với nhau… chứ không phải là tình yêu giữa trai gái – một thứ ái tình không biết rằng đó là ái tình của hai cái “giống” – amour qui s’ingore. Và theo tôi thì thứ yêu ấy, Phật giáo có… cấm đoán hẳn hoi! Vì nếu Ngọc cứ đạp xe đạp lên thăm Lan mãi – như hai người, Ngọc và Lan đã nói với nhau, hứa hẹn với nhau – thì rồi thế nào cũng “thế rồi một buổi chiều”… Một việc ở nơi tu hành – xin nói lại: ở nơi tu hành mà thôi – mà chú Tâm Quán không tán thành. Kể cả một kẻ không có tư cách gì để không tán thành, và vẫn không tán thành, là tôi.

*

Còn cái chuyện – mà có người gọi là vấn đề ái tình và tôn giáo trong Hồn bướm mơ tiên chỉ là truyện trà dư tửu hậu nói giữa hai ly rượu trắng thì được, nói một cách nghiêm trọng trong văn học sử thì quả tình là không… ổn! Một câu chuyện đã là dối (faux) rồi, thì vấn đề cho có đặt ra lẽ tự nhiên cũng chỉ là một vấn đề dối (faux problème).

1964

Nguồn: Lá Bối xuất bản lần thứ nhất, in tại nhà in Đăng Quang, 734a Phan Thanh Giản – Sài Gòn. Giấy phép số 481 TBTTCH/BC3/XB Sài Gòn ngày 22 tháng 2 năm 1967, ngoài những bản thường in thêm 100 bản đẹp dành riêng cho tác giả, nhà xuất bản và thân hữu. Thư từ, liên lạc về Nxb xin gửi cho Từ Mẫn, bưu điện xin đề tên cô Cao Ngọc Thanh. Giá 120 đồng. Bản điện tử do talawas thực hiện

 

QuynhMai Post

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm