Kinh Đời
Hồng Kông ở Việt Nam: Chưa, nhưng sẽ có
Lớp lãnh đạo bảo thủ Hà Nội, và cả các phe nhóm lợi ích nữa, có “cảm giác” thế nào trước cơn bão phản kháng toàn trị của phong trào sinh viên Hồng Kông trong những ngày qua?
Lớp lãnh đạo bảo thủ Hà Nội, và cả các phe nhóm lợi ích nữa, có “cảm giác” thế nào trước cơn bão phản kháng toàn trị của phong trào sinh viên Hồng Kông trong những ngày qua?
Nếu ngay những nhân vật chủ chốt trong Bộ Chính Trị Ðảng Cộng Sản Trung Quốc cũng phải quyết định rút lực lượng cảnh sát đặc nhiệm phong tỏa đám đông biểu tình và bắt đầu nhượng bộ yêu sách của họ, toàn bộ Bộ Chính Trị Ðảng Việt Nam càng phải đau đầu cân nhắc đối với bất kỳ cuộc biểu tình nào trong nước.
Mới đây, cuộc biểu tình và bãi thị của hàng trăm tiểu thương ở khu chợ Tân Bình, Sài Gòn đã buộc chính quyền quận này phải tạm ngưng việc triển khai dự án xây chợ mới - mà thực chất là làm lợi cho một nhóm lợi ích không thèm giấu mình.
Rõ là mọi chuyện đã khác và còn khác nhiều so với thời buổi bưng bít thông tin chỉ cách đây vài ba năm.
Hồng Kông là Hồng Kông
Dư luận có thể tạm thở phào. Hồng Kông không phải là Tây Tạng - nơi mà Bắc Kinh đang chuyển sang xu hướng đàn áp thay vì “ôn hòa” như trước đây; càng không phải Tân Cương nơi mà tòa án sở tại vừa kết án chung thân cả một nhân vật thuộc phái ôn hòa, còn công an Hán đang có quyền bắn người Duy Ngô Nhĩ mà chẳng cần lý cớ rõ rệt.
Trên hết, Hồng Kông là Hồng Kông, chưa từng là một vùng đất hoàn toàn thuộc về giá trị độc đảng Trung Quốc, mà là một hình ảnh của thế giới, trong đó có chính giới phương Tây. Chưa tính đến những giá trị dân chủ và nhân quyền truyền thống của đô thị này, được người Mỹ và Châu Âu bảo vệ và khác xa đêm trường cay đắng trong lòng Nội Hán, doanh số giao thương quốc tế bị ảnh hưởng đáng kể của Hồng Kông sẽ khiến Bắc Kinh chùn tay nếu họ bị thất thu thuế và giảm nguồn “trợ cấp” từ đầu tư nước ngoài một khi dại dột đàn áp phong trào biểu tình của sinh viên.
Một cách đương nhiên và khác xa Hoa lục, Hồng Kông là một trung tâm tài chính và thương mại mang tầm cỡ toàn cầu. Giá trị hàng hóa được giao dịch qua Hồng Kông đạt 977 tỷ USD trong năm 2013, tương đương 5,2% tổng giá trị thương mại toàn cầu. Năm ngoái, Trung Quốc thu hút 124 tỷ USD vốn đầu tư toàn cầu, và dựa theo các năm trước đó, khoảng một nửa trong số này chảy qua Hồng Kông. Ðồng thời, khoảng 60% số vốn Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài cũng chảy qua Hồng Kông.
Cũng bởi thế, số quan chức theo trường phái diều hâu trong quân đội Trung Quốc chắc hẳn đang tràn trề thất vọng do sẽ không thể có một Thiên An Môn như một phần tư thế kỷ trước, khi hàng đoàn xe tăng thản nhiên cán qua mình hàng trăm sinh viên tay không tấc sắt.
Có đến 3,000-5,000 sinh viên đã chết thảm dưới xích xe tăng và họng súng của lực lượng có tên “Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc” ở Thiên An Môn mùa Hè năm 1989...
Hai thất bại của họ Tập
Mọi chuyện đã khác hẳn sau hơn hai chục năm. Không còn cơ hội cho “xích xe tăng tưới máu” ở Thiên An Môn. Nếu quá khứ đã chưa mấy lộ diện làn sóng phản ứng ngày càng ghê gớm ở Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông và cả một số tỉnh thành trong lòng Nội Hán như hiện thời, giờ đây chính quyền trung ương Bắc Kinh đang hàng ngày phải đối phó với đủ thứ chuyện.
Hàng loạt tiếng nổ trong lòng Nội Hán trong những năm qua, về nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, đang khiến cho chính quyền địa phương nhiều nơi trở nên bấn loạn. Làn sóng biểu tình của đám đông dân oan đất đai và nạn nhân môi trường đang bắt buộc chính quyền trung ương phải đấu dịu, nếu không muốn sự nguy hiểm nội loạn sẽ xóa sổ nó.
Dù năm 2014 vẫn còn một quý mới trôi qua, có thể nói Trung Quốc đã phải nhận hai thất bại không nên xem là nhỏ. Thất bại thứ nhất mang tên Hải Dương 981 - giàn khoan mà chính quyền nước này đã mạo hiểm tung vào khu vực Biển Ðông, để từ đó rước lấy phản ứng bất ngờ và mạnh mẽ của không chỉ dư luận nhân dân Việt Nam, mà từ cả cộng đồng quốc tế. Suýt chút nữa, một liên minh quân sự Bắc Á và Ðông Nam Á đã hình thành để chống lại mưu đồ bành trướng quá lộ liễu của kẻ kế thừa tư tưởng Mao Trạch Ðông về “chính quyền sinh ra trên họng súng.”
Hồng Kông là thất bại thứ hai. Cơ chế “đảng cử, dân bầu” mà Bắc Kinh quen thói hành xử với người dân nước mình đã vấp phải sự phản bác quyết liệt của lớp người trẻ tuổi ở nơi từng là thuộc địa Anh. Tất nhiên, gần hai chục năm lấy lại Hồng Kông không phải là ngắn, nhưng cũng chưa đủ dài để Tập Cận Bình có thể áp đặt chế độ nhân sự điều hành đầy tính độc đoán vào mảnh đất này theo phương pháp “đả hổ diệt ruồi” mà ông đang tung hoành ở Trung Quốc.
Và nếu chưa hoặc không thể xảy ra Thiên An Môn thứ hai, kịch bản mà Bắc Kinh có lẽ phải chấp nhận là tạm dung hòa mọi chuyện ở Hồng Kông cho đến khi tình hình tạm lắng. Tất nhiên sau đó họ có thể làm động tác truy xét và sách nhiễu, thậm chí bắt bớ những người biểu tình. Tuy nhiên, thế và lực của Trung Quốc hiện thời không cho phép họ làm bất kỳ một động tác nào quá căng thẳng, nếu thẳng thừng soi xét đến mối quan hệ giao thương với phương Tây và cận cảnh Trung Quốc bị cô lập gần như tuyệt đối về ngoại giao trên thế giới.
4,000 tỷ đô la dự trữ ngoại hối của Trung Quốc, tuy chỉ đứng sau Mỹ, nhưng không thể đủ để cứu vãn nền kinh tế đông dân nhất thế giới, nếu khủng hoảng xảy ra.
Mà khủng hoảng kinh tế lại đang là một triển vọng khá gần gũi để có thể nhấn chìm thể chế độc đảng ở đất nước của vô số “thái tử đỏ” và dày đặc mầm mống nội loạn.
Chưa, nhưng sẽ có
Hồng Kông - Trung Quốc cũng là một bài học quá đáng suy ngẫm dành cho đảng và chính quyền Việt Nam. Ở vào thế yếu hơn nhiều so với Bắc Kinh về nội lực kinh tế, tiềm năng quân sự và bản lĩnh cai trị, Hà Nội đang trong tình thế không phải muốn làm gì thì làm. Thậm chí, ngay cả việc bắt bớ một nhân vật bất đồng chính kiến loại “ruồi” ở Việt Nam vào lúc này cũng trở nên khó khăn hơn nhiều so với cách đây hai năm.
TPP, vũ khí sát thương, thỏa thuận hạt nhân dân sự, hứa hẹn đối tác chiến lược toàn diện, kể cả dự luật chế tài nhân quyền Việt Nam mang mã số HR4254 đang không cho phép Hà Nội hành xử một cách liều lĩnh, càng không có chuyện “được ăn cả ngã về không.”
Bất chấp truyền thống can thiệp và “kiểm duyệt mềm” từ Ban Tuyên Giáo Trung Ương, báo chí nhà nước ở Việt Nam đã đồng loạt “xé rào” trong chiến dịch đưa tin mang tính cổ vũ cho phong trào phản kháng ở Hồng Kông, dù thâm tâm nhiều người Việt Nam hiểu rõ rằng não trạng cam chịu đường hướng chính trị một chiều từ quá nhiều năm qua, cùng mặt bằng dân trí đấu tranh dân chủ và căn bệnh vô cảm kinh niên hành hạ đã kéo chậm dân chúng Việt trong tiến trình đòi lại những gì đã mất.
Nhưng “quan trí” của giới cầm quyền Việt Nam cũng chẳng thể khá hơn. Tuy có thể còn khá lâu nữa chính quyền trung ương Hà Nội mới phải đối phó với những gì như ở Hồng Kông, nhưng cái cốt tử là họ đã trở nên đuối lý hoàn toàn trước cả một dân tộc.
Chính nghĩa đã không còn thuộc về giới cầm quyền - cả Trung Quốc lẫn Việt Nam, và tất cả sẽ kết thúc vào thời điểm cộng hưởng cơn phản kháng phẫn uất của dân oan đất đai, nạn nhân môi trường, công nhân và những thành phần khác trong xã hội.
Chưa, nhưng cách nào đó sẽ có một Hồng Kông ở Việt Nam.
Vấn đề chỉ còn là thời gian, bao hàm cả việc giới cầm quyền có muốn và có thể tự thay đổi trước khi quá muộn hay không...
Lớp lãnh đạo bảo thủ Hà Nội, và cả các phe nhóm lợi ích nữa, có “cảm giác” thế nào trước cơn bão phản kháng toàn trị của phong trào sinh viên Hồng Kông trong những ngày qua?
Nếu ngay những nhân vật chủ chốt trong Bộ Chính Trị Ðảng Cộng Sản Trung Quốc cũng phải quyết định rút lực lượng cảnh sát đặc nhiệm phong tỏa đám đông biểu tình và bắt đầu nhượng bộ yêu sách của họ, toàn bộ Bộ Chính Trị Ðảng Việt Nam càng phải đau đầu cân nhắc đối với bất kỳ cuộc biểu tình nào trong nước.
Mới đây, cuộc biểu tình và bãi thị của hàng trăm tiểu thương ở khu chợ Tân Bình, Sài Gòn đã buộc chính quyền quận này phải tạm ngưng việc triển khai dự án xây chợ mới - mà thực chất là làm lợi cho một nhóm lợi ích không thèm giấu mình.
Rõ là mọi chuyện đã khác và còn khác nhiều so với thời buổi bưng bít thông tin chỉ cách đây vài ba năm.
Hồng Kông là Hồng Kông
Dư luận có thể tạm thở phào. Hồng Kông không phải là Tây Tạng - nơi mà Bắc Kinh đang chuyển sang xu hướng đàn áp thay vì “ôn hòa” như trước đây; càng không phải Tân Cương nơi mà tòa án sở tại vừa kết án chung thân cả một nhân vật thuộc phái ôn hòa, còn công an Hán đang có quyền bắn người Duy Ngô Nhĩ mà chẳng cần lý cớ rõ rệt.
Trên hết, Hồng Kông là Hồng Kông, chưa từng là một vùng đất hoàn toàn thuộc về giá trị độc đảng Trung Quốc, mà là một hình ảnh của thế giới, trong đó có chính giới phương Tây. Chưa tính đến những giá trị dân chủ và nhân quyền truyền thống của đô thị này, được người Mỹ và Châu Âu bảo vệ và khác xa đêm trường cay đắng trong lòng Nội Hán, doanh số giao thương quốc tế bị ảnh hưởng đáng kể của Hồng Kông sẽ khiến Bắc Kinh chùn tay nếu họ bị thất thu thuế và giảm nguồn “trợ cấp” từ đầu tư nước ngoài một khi dại dột đàn áp phong trào biểu tình của sinh viên.
Một cách đương nhiên và khác xa Hoa lục, Hồng Kông là một trung tâm tài chính và thương mại mang tầm cỡ toàn cầu. Giá trị hàng hóa được giao dịch qua Hồng Kông đạt 977 tỷ USD trong năm 2013, tương đương 5,2% tổng giá trị thương mại toàn cầu. Năm ngoái, Trung Quốc thu hút 124 tỷ USD vốn đầu tư toàn cầu, và dựa theo các năm trước đó, khoảng một nửa trong số này chảy qua Hồng Kông. Ðồng thời, khoảng 60% số vốn Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài cũng chảy qua Hồng Kông.
Cũng bởi thế, số quan chức theo trường phái diều hâu trong quân đội Trung Quốc chắc hẳn đang tràn trề thất vọng do sẽ không thể có một Thiên An Môn như một phần tư thế kỷ trước, khi hàng đoàn xe tăng thản nhiên cán qua mình hàng trăm sinh viên tay không tấc sắt.
Có đến 3,000-5,000 sinh viên đã chết thảm dưới xích xe tăng và họng súng của lực lượng có tên “Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc” ở Thiên An Môn mùa Hè năm 1989...
Hai thất bại của họ Tập
Mọi chuyện đã khác hẳn sau hơn hai chục năm. Không còn cơ hội cho “xích xe tăng tưới máu” ở Thiên An Môn. Nếu quá khứ đã chưa mấy lộ diện làn sóng phản ứng ngày càng ghê gớm ở Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông và cả một số tỉnh thành trong lòng Nội Hán như hiện thời, giờ đây chính quyền trung ương Bắc Kinh đang hàng ngày phải đối phó với đủ thứ chuyện.
Hàng loạt tiếng nổ trong lòng Nội Hán trong những năm qua, về nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, đang khiến cho chính quyền địa phương nhiều nơi trở nên bấn loạn. Làn sóng biểu tình của đám đông dân oan đất đai và nạn nhân môi trường đang bắt buộc chính quyền trung ương phải đấu dịu, nếu không muốn sự nguy hiểm nội loạn sẽ xóa sổ nó.
Dù năm 2014 vẫn còn một quý mới trôi qua, có thể nói Trung Quốc đã phải nhận hai thất bại không nên xem là nhỏ. Thất bại thứ nhất mang tên Hải Dương 981 - giàn khoan mà chính quyền nước này đã mạo hiểm tung vào khu vực Biển Ðông, để từ đó rước lấy phản ứng bất ngờ và mạnh mẽ của không chỉ dư luận nhân dân Việt Nam, mà từ cả cộng đồng quốc tế. Suýt chút nữa, một liên minh quân sự Bắc Á và Ðông Nam Á đã hình thành để chống lại mưu đồ bành trướng quá lộ liễu của kẻ kế thừa tư tưởng Mao Trạch Ðông về “chính quyền sinh ra trên họng súng.”
Hồng Kông là thất bại thứ hai. Cơ chế “đảng cử, dân bầu” mà Bắc Kinh quen thói hành xử với người dân nước mình đã vấp phải sự phản bác quyết liệt của lớp người trẻ tuổi ở nơi từng là thuộc địa Anh. Tất nhiên, gần hai chục năm lấy lại Hồng Kông không phải là ngắn, nhưng cũng chưa đủ dài để Tập Cận Bình có thể áp đặt chế độ nhân sự điều hành đầy tính độc đoán vào mảnh đất này theo phương pháp “đả hổ diệt ruồi” mà ông đang tung hoành ở Trung Quốc.
Và nếu chưa hoặc không thể xảy ra Thiên An Môn thứ hai, kịch bản mà Bắc Kinh có lẽ phải chấp nhận là tạm dung hòa mọi chuyện ở Hồng Kông cho đến khi tình hình tạm lắng. Tất nhiên sau đó họ có thể làm động tác truy xét và sách nhiễu, thậm chí bắt bớ những người biểu tình. Tuy nhiên, thế và lực của Trung Quốc hiện thời không cho phép họ làm bất kỳ một động tác nào quá căng thẳng, nếu thẳng thừng soi xét đến mối quan hệ giao thương với phương Tây và cận cảnh Trung Quốc bị cô lập gần như tuyệt đối về ngoại giao trên thế giới.
4,000 tỷ đô la dự trữ ngoại hối của Trung Quốc, tuy chỉ đứng sau Mỹ, nhưng không thể đủ để cứu vãn nền kinh tế đông dân nhất thế giới, nếu khủng hoảng xảy ra.
Mà khủng hoảng kinh tế lại đang là một triển vọng khá gần gũi để có thể nhấn chìm thể chế độc đảng ở đất nước của vô số “thái tử đỏ” và dày đặc mầm mống nội loạn.
Chưa, nhưng sẽ có
Hồng Kông - Trung Quốc cũng là một bài học quá đáng suy ngẫm dành cho đảng và chính quyền Việt Nam. Ở vào thế yếu hơn nhiều so với Bắc Kinh về nội lực kinh tế, tiềm năng quân sự và bản lĩnh cai trị, Hà Nội đang trong tình thế không phải muốn làm gì thì làm. Thậm chí, ngay cả việc bắt bớ một nhân vật bất đồng chính kiến loại “ruồi” ở Việt Nam vào lúc này cũng trở nên khó khăn hơn nhiều so với cách đây hai năm.
TPP, vũ khí sát thương, thỏa thuận hạt nhân dân sự, hứa hẹn đối tác chiến lược toàn diện, kể cả dự luật chế tài nhân quyền Việt Nam mang mã số HR4254 đang không cho phép Hà Nội hành xử một cách liều lĩnh, càng không có chuyện “được ăn cả ngã về không.”
Bất chấp truyền thống can thiệp và “kiểm duyệt mềm” từ Ban Tuyên Giáo Trung Ương, báo chí nhà nước ở Việt Nam đã đồng loạt “xé rào” trong chiến dịch đưa tin mang tính cổ vũ cho phong trào phản kháng ở Hồng Kông, dù thâm tâm nhiều người Việt Nam hiểu rõ rằng não trạng cam chịu đường hướng chính trị một chiều từ quá nhiều năm qua, cùng mặt bằng dân trí đấu tranh dân chủ và căn bệnh vô cảm kinh niên hành hạ đã kéo chậm dân chúng Việt trong tiến trình đòi lại những gì đã mất.
Nhưng “quan trí” của giới cầm quyền Việt Nam cũng chẳng thể khá hơn. Tuy có thể còn khá lâu nữa chính quyền trung ương Hà Nội mới phải đối phó với những gì như ở Hồng Kông, nhưng cái cốt tử là họ đã trở nên đuối lý hoàn toàn trước cả một dân tộc.
Chính nghĩa đã không còn thuộc về giới cầm quyền - cả Trung Quốc lẫn Việt Nam, và tất cả sẽ kết thúc vào thời điểm cộng hưởng cơn phản kháng phẫn uất của dân oan đất đai, nạn nhân môi trường, công nhân và những thành phần khác trong xã hội.
Chưa, nhưng cách nào đó sẽ có một Hồng Kông ở Việt Nam.
Vấn đề chỉ còn là thời gian, bao hàm cả việc giới cầm quyền có muốn và có thể tự thay đổi trước khi quá muộn hay không...
Phạm Chí Dũng
(Người Việt)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Hồng Kông ở Việt Nam: Chưa, nhưng sẽ có
Lớp lãnh đạo bảo thủ Hà Nội, và cả các phe nhóm lợi ích nữa, có “cảm giác” thế nào trước cơn bão phản kháng toàn trị của phong trào sinh viên Hồng Kông trong những ngày qua?
Lớp lãnh đạo bảo thủ Hà Nội, và cả các phe nhóm lợi ích nữa, có “cảm giác” thế nào trước cơn bão phản kháng toàn trị của phong trào sinh viên Hồng Kông trong những ngày qua?
Nếu ngay những nhân vật chủ chốt trong Bộ Chính Trị Ðảng Cộng Sản Trung Quốc cũng phải quyết định rút lực lượng cảnh sát đặc nhiệm phong tỏa đám đông biểu tình và bắt đầu nhượng bộ yêu sách của họ, toàn bộ Bộ Chính Trị Ðảng Việt Nam càng phải đau đầu cân nhắc đối với bất kỳ cuộc biểu tình nào trong nước.
Mới đây, cuộc biểu tình và bãi thị của hàng trăm tiểu thương ở khu chợ Tân Bình, Sài Gòn đã buộc chính quyền quận này phải tạm ngưng việc triển khai dự án xây chợ mới - mà thực chất là làm lợi cho một nhóm lợi ích không thèm giấu mình.
Rõ là mọi chuyện đã khác và còn khác nhiều so với thời buổi bưng bít thông tin chỉ cách đây vài ba năm.
Hồng Kông là Hồng Kông
Dư luận có thể tạm thở phào. Hồng Kông không phải là Tây Tạng - nơi mà Bắc Kinh đang chuyển sang xu hướng đàn áp thay vì “ôn hòa” như trước đây; càng không phải Tân Cương nơi mà tòa án sở tại vừa kết án chung thân cả một nhân vật thuộc phái ôn hòa, còn công an Hán đang có quyền bắn người Duy Ngô Nhĩ mà chẳng cần lý cớ rõ rệt.
Trên hết, Hồng Kông là Hồng Kông, chưa từng là một vùng đất hoàn toàn thuộc về giá trị độc đảng Trung Quốc, mà là một hình ảnh của thế giới, trong đó có chính giới phương Tây. Chưa tính đến những giá trị dân chủ và nhân quyền truyền thống của đô thị này, được người Mỹ và Châu Âu bảo vệ và khác xa đêm trường cay đắng trong lòng Nội Hán, doanh số giao thương quốc tế bị ảnh hưởng đáng kể của Hồng Kông sẽ khiến Bắc Kinh chùn tay nếu họ bị thất thu thuế và giảm nguồn “trợ cấp” từ đầu tư nước ngoài một khi dại dột đàn áp phong trào biểu tình của sinh viên.
Một cách đương nhiên và khác xa Hoa lục, Hồng Kông là một trung tâm tài chính và thương mại mang tầm cỡ toàn cầu. Giá trị hàng hóa được giao dịch qua Hồng Kông đạt 977 tỷ USD trong năm 2013, tương đương 5,2% tổng giá trị thương mại toàn cầu. Năm ngoái, Trung Quốc thu hút 124 tỷ USD vốn đầu tư toàn cầu, và dựa theo các năm trước đó, khoảng một nửa trong số này chảy qua Hồng Kông. Ðồng thời, khoảng 60% số vốn Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài cũng chảy qua Hồng Kông.
Cũng bởi thế, số quan chức theo trường phái diều hâu trong quân đội Trung Quốc chắc hẳn đang tràn trề thất vọng do sẽ không thể có một Thiên An Môn như một phần tư thế kỷ trước, khi hàng đoàn xe tăng thản nhiên cán qua mình hàng trăm sinh viên tay không tấc sắt.
Có đến 3,000-5,000 sinh viên đã chết thảm dưới xích xe tăng và họng súng của lực lượng có tên “Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc” ở Thiên An Môn mùa Hè năm 1989...
Hai thất bại của họ Tập
Mọi chuyện đã khác hẳn sau hơn hai chục năm. Không còn cơ hội cho “xích xe tăng tưới máu” ở Thiên An Môn. Nếu quá khứ đã chưa mấy lộ diện làn sóng phản ứng ngày càng ghê gớm ở Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông và cả một số tỉnh thành trong lòng Nội Hán như hiện thời, giờ đây chính quyền trung ương Bắc Kinh đang hàng ngày phải đối phó với đủ thứ chuyện.
Hàng loạt tiếng nổ trong lòng Nội Hán trong những năm qua, về nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, đang khiến cho chính quyền địa phương nhiều nơi trở nên bấn loạn. Làn sóng biểu tình của đám đông dân oan đất đai và nạn nhân môi trường đang bắt buộc chính quyền trung ương phải đấu dịu, nếu không muốn sự nguy hiểm nội loạn sẽ xóa sổ nó.
Dù năm 2014 vẫn còn một quý mới trôi qua, có thể nói Trung Quốc đã phải nhận hai thất bại không nên xem là nhỏ. Thất bại thứ nhất mang tên Hải Dương 981 - giàn khoan mà chính quyền nước này đã mạo hiểm tung vào khu vực Biển Ðông, để từ đó rước lấy phản ứng bất ngờ và mạnh mẽ của không chỉ dư luận nhân dân Việt Nam, mà từ cả cộng đồng quốc tế. Suýt chút nữa, một liên minh quân sự Bắc Á và Ðông Nam Á đã hình thành để chống lại mưu đồ bành trướng quá lộ liễu của kẻ kế thừa tư tưởng Mao Trạch Ðông về “chính quyền sinh ra trên họng súng.”
Hồng Kông là thất bại thứ hai. Cơ chế “đảng cử, dân bầu” mà Bắc Kinh quen thói hành xử với người dân nước mình đã vấp phải sự phản bác quyết liệt của lớp người trẻ tuổi ở nơi từng là thuộc địa Anh. Tất nhiên, gần hai chục năm lấy lại Hồng Kông không phải là ngắn, nhưng cũng chưa đủ dài để Tập Cận Bình có thể áp đặt chế độ nhân sự điều hành đầy tính độc đoán vào mảnh đất này theo phương pháp “đả hổ diệt ruồi” mà ông đang tung hoành ở Trung Quốc.
Và nếu chưa hoặc không thể xảy ra Thiên An Môn thứ hai, kịch bản mà Bắc Kinh có lẽ phải chấp nhận là tạm dung hòa mọi chuyện ở Hồng Kông cho đến khi tình hình tạm lắng. Tất nhiên sau đó họ có thể làm động tác truy xét và sách nhiễu, thậm chí bắt bớ những người biểu tình. Tuy nhiên, thế và lực của Trung Quốc hiện thời không cho phép họ làm bất kỳ một động tác nào quá căng thẳng, nếu thẳng thừng soi xét đến mối quan hệ giao thương với phương Tây và cận cảnh Trung Quốc bị cô lập gần như tuyệt đối về ngoại giao trên thế giới.
4,000 tỷ đô la dự trữ ngoại hối của Trung Quốc, tuy chỉ đứng sau Mỹ, nhưng không thể đủ để cứu vãn nền kinh tế đông dân nhất thế giới, nếu khủng hoảng xảy ra.
Mà khủng hoảng kinh tế lại đang là một triển vọng khá gần gũi để có thể nhấn chìm thể chế độc đảng ở đất nước của vô số “thái tử đỏ” và dày đặc mầm mống nội loạn.
Chưa, nhưng sẽ có
Hồng Kông - Trung Quốc cũng là một bài học quá đáng suy ngẫm dành cho đảng và chính quyền Việt Nam. Ở vào thế yếu hơn nhiều so với Bắc Kinh về nội lực kinh tế, tiềm năng quân sự và bản lĩnh cai trị, Hà Nội đang trong tình thế không phải muốn làm gì thì làm. Thậm chí, ngay cả việc bắt bớ một nhân vật bất đồng chính kiến loại “ruồi” ở Việt Nam vào lúc này cũng trở nên khó khăn hơn nhiều so với cách đây hai năm.
TPP, vũ khí sát thương, thỏa thuận hạt nhân dân sự, hứa hẹn đối tác chiến lược toàn diện, kể cả dự luật chế tài nhân quyền Việt Nam mang mã số HR4254 đang không cho phép Hà Nội hành xử một cách liều lĩnh, càng không có chuyện “được ăn cả ngã về không.”
Bất chấp truyền thống can thiệp và “kiểm duyệt mềm” từ Ban Tuyên Giáo Trung Ương, báo chí nhà nước ở Việt Nam đã đồng loạt “xé rào” trong chiến dịch đưa tin mang tính cổ vũ cho phong trào phản kháng ở Hồng Kông, dù thâm tâm nhiều người Việt Nam hiểu rõ rằng não trạng cam chịu đường hướng chính trị một chiều từ quá nhiều năm qua, cùng mặt bằng dân trí đấu tranh dân chủ và căn bệnh vô cảm kinh niên hành hạ đã kéo chậm dân chúng Việt trong tiến trình đòi lại những gì đã mất.
Nhưng “quan trí” của giới cầm quyền Việt Nam cũng chẳng thể khá hơn. Tuy có thể còn khá lâu nữa chính quyền trung ương Hà Nội mới phải đối phó với những gì như ở Hồng Kông, nhưng cái cốt tử là họ đã trở nên đuối lý hoàn toàn trước cả một dân tộc.
Chính nghĩa đã không còn thuộc về giới cầm quyền - cả Trung Quốc lẫn Việt Nam, và tất cả sẽ kết thúc vào thời điểm cộng hưởng cơn phản kháng phẫn uất của dân oan đất đai, nạn nhân môi trường, công nhân và những thành phần khác trong xã hội.
Chưa, nhưng cách nào đó sẽ có một Hồng Kông ở Việt Nam.
Vấn đề chỉ còn là thời gian, bao hàm cả việc giới cầm quyền có muốn và có thể tự thay đổi trước khi quá muộn hay không...
Phạm Chí Dũng
(Người Việt)