Kinh Đời
Hồng y Tauran: Hệ thống Cộng Sản không hoạt động hiệu quả nữa và nó sẽ phải sụp đổ
VRNs (13.11.2014) – Sài Gòn –theo zenit- Hồng y Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại liên tôn, vào ngày 9 tháng 11 vừa qua, nhân kỷ niệm 25 năm ngày bức tường Berlin sụp đổ đã dành cho hãng tin Zenit một cuộc phỏng vấn.
Ngài chia sẻ ký ức về sự kiện đó như sau:
ZENIT: Ngài đã ở đâu và Ngài nhận tin sụp đổ của bức tường Berlin như thế nào?
Hồng y Tauran: Năm đó tôi làm thư ký dưới quyền của Quốc vụ khanh Tòa Thánh; Tôi đã ở vị trí đó từ năm 1988 đến năm 1990. Tôi đang nghỉ hè tại quê nhà ở Bordeaux. Tôi nhớ những gì Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói rằng: mọi người đều biết hệ thống Cộng Sản không hoạt động hiệu quả nữa và nó sẽ phải sụp đổ; tuy nhiên, không ai nghĩ hoặc có thể dự đoán rằng nó sụp đổ quá nhanh mà không cần đổ máu. Khi Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đắc cử, tôi đã nói: “Cộng sản sẽ bị tiêu diệt”
ZENIT: Những ai ra lệnh ám sát Giáo hoàng Gioan Phao lô II chắc đã ước mong tránh được sự sụp đổ của chế độ Sô Viết.
Hồng y Tauran: Điều đó không biết được, mặc dù thông điệp rất rõ ràng: Ngài là vị Giáo hoàng gây ảnh hưởng với tốc độ lan đi nhanh chóng.
Tôi luôn nói rằng điều đó đã được chuẩn bị bởi 3 việc: 1. tiến trình Helsinki đã tạo ra một triết lý mới trong mối quan hệ; 2. với sự ra đời hiệp định Final Act năm 1975; 3. Tổng thống Gorbachew và Giáo hoàng Giao Phaolô II, hai nhân vật gây ảnh hưởng đã gặp gỡ nhau.
ZENIT: Còn chính sách Ostpolitik của Vatican thì sao?
Hồng y Tauran: Chính sách đó làm cho Giáo hội im lặng không dám lên tiếng nói. Mãi cho đến khi Giám mục Krakow đắc cử Giáo Hoàng, sự im lặng mới được khắc phục…
ZENIT: Làm sao GH Gioan Phaolô II biết được điều này?
Hồng y Tauran: Ngài biết được điều này nhờ phương tiện truyền thông; thêm nữa, lúc đó có các Giám mục lưu động, như giám mục Luigi Poggi, đặc biệt phụ trách trong mối quan hệ với Ba Lan, Hungari, Tiệp Khắc, Rumani và Bungari.
ZENIT: GH Gioan Phaolô II đã làm gì khi Ngài nhận được tin?
Hồng y tauran: Ngài chắc chắn đã cầu nguyện. Tôi cũng nhớ rằng khi chuyến viếng thăm của Gorbachew được thông báo, Gioan Phaolô II đã chuẩn bị cả tháng trước đó, hằng ngày Ngài đọc một trang Tin Mừng bằng tiếng Nga. Cuộc gặp mặt giữa hai người không cần thông dịch vì họ hiểu nhau; Ngài nói tiếng Ba Lan và Gorbachew nói tiếng Nga.
ZENIT: Bức Màn Sắt dạy chúng ta điều gì?
Hồng y Tauran: Rằng con người không thể chia rẽ lẫn nhau, chúng ta được tạo ra để sống cùng nhau trong tôn trọng con người và văn hóa của nhau.
ZENIT: Có phải cộng sản rất sợ Kitô hữu Phương tây hơn cả chúng ta sợ Hồi giáo cực đoan ngày nay không?
Hồng y tauran: Phải. Nhưng mỗi nỗi sợ hãi có nét riêng của nó. Nói về châu Âu, tất cả các quốc gia ở Đông Âu có một di sản chung: Thiên chúa giáo. Theo lẽ tự nhiên, một ngày nào đó những đất nước này sẽ chọn nguồn gốc chung của họ.
ZENIT: GH Gioan Phao lô II đã đến Ba Lan lần 2 trong thời gian luật thống chế. Ngài đã ảnh hưởng đến việc đó như thế nào?
Hồng y Tauran: Tôi không có mặt trong chuyến đi đó, nhưng tại Đông Đức, mọi thứ bắt đầu từ các nhà thờ Chính thống giáo, người ta đốt nến diễu hành đến bức tường Berlin yêu cầu tự do. Mọi thứ diễn ra quá nhanh mà không cần đổ máu; hệ thống bị bỏ trống từ bên trong. Và sau đó vào năm 1987 hoặc 1988, khi tôi đang ở Vienna thương thuyết một hội nghị hợp tác, đó là vào tháng 5, trang Sự Thật phỏng vấn vị trưởng Giáo hội chính thống Pimen cùng với hình của ông, với niềm tin, là Kitô hữu gốc Nga, vì thế có gì đó đang chuyển động.
ZENIT: Dân tộc phương Đông cảm nhận Giáo Hoàng Balan như thế nào?
Hồng y tauran: Họ có cảm giác an tâm. Họ biết rằng, Ngài biết Giáo hội từ bên trong; Ngài không phải nhà ngoại giao mà là người lãnh đạo tôn giáo. Họ biết rằng Ngài đại diện cho tiếng nói của tất cả mọi người. Giáo hội không còn im lặng nữa.
ZENIT: Giá trị đạo đức của câu chuyện này là gì?
Hồng y Tauran: Cuối cùng, Sự thật luôn luôn chiến thắng.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Hồng y Tauran: Hệ thống Cộng Sản không hoạt động hiệu quả nữa và nó sẽ phải sụp đổ
VRNs (13.11.2014) – Sài Gòn –theo zenit- Hồng y Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại liên tôn, vào ngày 9 tháng 11 vừa qua, nhân kỷ niệm 25 năm ngày bức tường Berlin sụp đổ đã dành cho hãng tin Zenit một cuộc phỏng vấn.
Ngài chia sẻ ký ức về sự kiện đó như sau:
ZENIT: Ngài đã ở đâu và Ngài nhận tin sụp đổ của bức tường Berlin như thế nào?
Hồng y Tauran: Năm đó tôi làm thư ký dưới quyền của Quốc vụ khanh Tòa Thánh; Tôi đã ở vị trí đó từ năm 1988 đến năm 1990. Tôi đang nghỉ hè tại quê nhà ở Bordeaux. Tôi nhớ những gì Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói rằng: mọi người đều biết hệ thống Cộng Sản không hoạt động hiệu quả nữa và nó sẽ phải sụp đổ; tuy nhiên, không ai nghĩ hoặc có thể dự đoán rằng nó sụp đổ quá nhanh mà không cần đổ máu. Khi Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đắc cử, tôi đã nói: “Cộng sản sẽ bị tiêu diệt”
ZENIT: Những ai ra lệnh ám sát Giáo hoàng Gioan Phao lô II chắc đã ước mong tránh được sự sụp đổ của chế độ Sô Viết.
Hồng y Tauran: Điều đó không biết được, mặc dù thông điệp rất rõ ràng: Ngài là vị Giáo hoàng gây ảnh hưởng với tốc độ lan đi nhanh chóng.
Tôi luôn nói rằng điều đó đã được chuẩn bị bởi 3 việc: 1. tiến trình Helsinki đã tạo ra một triết lý mới trong mối quan hệ; 2. với sự ra đời hiệp định Final Act năm 1975; 3. Tổng thống Gorbachew và Giáo hoàng Giao Phaolô II, hai nhân vật gây ảnh hưởng đã gặp gỡ nhau.
ZENIT: Còn chính sách Ostpolitik của Vatican thì sao?
Hồng y Tauran: Chính sách đó làm cho Giáo hội im lặng không dám lên tiếng nói. Mãi cho đến khi Giám mục Krakow đắc cử Giáo Hoàng, sự im lặng mới được khắc phục…
ZENIT: Làm sao GH Gioan Phaolô II biết được điều này?
Hồng y Tauran: Ngài biết được điều này nhờ phương tiện truyền thông; thêm nữa, lúc đó có các Giám mục lưu động, như giám mục Luigi Poggi, đặc biệt phụ trách trong mối quan hệ với Ba Lan, Hungari, Tiệp Khắc, Rumani và Bungari.
ZENIT: GH Gioan Phaolô II đã làm gì khi Ngài nhận được tin?
Hồng y tauran: Ngài chắc chắn đã cầu nguyện. Tôi cũng nhớ rằng khi chuyến viếng thăm của Gorbachew được thông báo, Gioan Phaolô II đã chuẩn bị cả tháng trước đó, hằng ngày Ngài đọc một trang Tin Mừng bằng tiếng Nga. Cuộc gặp mặt giữa hai người không cần thông dịch vì họ hiểu nhau; Ngài nói tiếng Ba Lan và Gorbachew nói tiếng Nga.
ZENIT: Bức Màn Sắt dạy chúng ta điều gì?
Hồng y Tauran: Rằng con người không thể chia rẽ lẫn nhau, chúng ta được tạo ra để sống cùng nhau trong tôn trọng con người và văn hóa của nhau.
ZENIT: Có phải cộng sản rất sợ Kitô hữu Phương tây hơn cả chúng ta sợ Hồi giáo cực đoan ngày nay không?
Hồng y tauran: Phải. Nhưng mỗi nỗi sợ hãi có nét riêng của nó. Nói về châu Âu, tất cả các quốc gia ở Đông Âu có một di sản chung: Thiên chúa giáo. Theo lẽ tự nhiên, một ngày nào đó những đất nước này sẽ chọn nguồn gốc chung của họ.
ZENIT: GH Gioan Phao lô II đã đến Ba Lan lần 2 trong thời gian luật thống chế. Ngài đã ảnh hưởng đến việc đó như thế nào?
Hồng y Tauran: Tôi không có mặt trong chuyến đi đó, nhưng tại Đông Đức, mọi thứ bắt đầu từ các nhà thờ Chính thống giáo, người ta đốt nến diễu hành đến bức tường Berlin yêu cầu tự do. Mọi thứ diễn ra quá nhanh mà không cần đổ máu; hệ thống bị bỏ trống từ bên trong. Và sau đó vào năm 1987 hoặc 1988, khi tôi đang ở Vienna thương thuyết một hội nghị hợp tác, đó là vào tháng 5, trang Sự Thật phỏng vấn vị trưởng Giáo hội chính thống Pimen cùng với hình của ông, với niềm tin, là Kitô hữu gốc Nga, vì thế có gì đó đang chuyển động.
ZENIT: Dân tộc phương Đông cảm nhận Giáo Hoàng Balan như thế nào?
Hồng y tauran: Họ có cảm giác an tâm. Họ biết rằng, Ngài biết Giáo hội từ bên trong; Ngài không phải nhà ngoại giao mà là người lãnh đạo tôn giáo. Họ biết rằng Ngài đại diện cho tiếng nói của tất cả mọi người. Giáo hội không còn im lặng nữa.
ZENIT: Giá trị đạo đức của câu chuyện này là gì?
Hồng y Tauran: Cuối cùng, Sự thật luôn luôn chiến thắng.