Tham Khảo
Hospice, nơi nghỉ chân cuối đời và an dưỡng cuối cùng
Thường có quan niệm sai lạc về Hospice cho rằng Hospice là một nơi vào để chờ ngày ra đi, để bỏ cho chết. Điều đó không đúng.
Tiến sĩ Cao Thị Lễ, giáo sư trường đại học George Mason nay đã nghỉ hưu, trong một bài nghiên cứu về Hospice với tựa đề ‘An dưỡng cuối đời’ đăng trên tạp chí “Hành chánh Miền Đông” số 18 năm 2013, cho biết:
Tiến sĩ Cao Thị Lễ, giáo sư trường đại học George Mason nay đã nghỉ hưu, trong một bài nghiên cứu về Hospice với tựa đề ‘An dưỡng cuối đời’ đăng trên tạp chí “Hành chánh Miền Đông” số 18 năm 2013, cho biết:
“Thường có quan niệm sai lạc về Hospice cho rằng Hospice là một nơi vào để chờ ngày ra đi, để bỏ cho chết. Điều đó không đúng.
Hospice ngược lại là nơi săn sóc những người bệnh ở vào giai đoạn cuối cùng của cuộc đời, tức là chỉ còn 6 tháng trở lại.
Những người này đã bị các bệnh viện từ chối điều trị. Bệnh viện yêu cầu đưa về nhà để lo việc hậu sự. Khi đem về nhà nếu không có Hospice hay dịch vụ Hospice thì con cái phải thay phiên nhau săn sóc, phải mời bác sĩ tới rồi thành ra có nhiều rắc rối, lại gây ra nhiều công việc cho người nhà. Khi có hậu sự người nhà cũng phải tự lo liệu lấy.
Các cơ sở Hospice sẽ săn sóc hết, một cách toàn diện, một cách nhân bản, tức là săn sóc về thể xác bằng cách làm bớt đau đớn, săn sóc về tình cảm, an ủi, săn sóc về tâm linh, có đại diện của các tôn giáo đến để nói chuyện, để an ủi.
Ngoài việc giúp gia đình khỏi phải chăm sóc 24/24 mà còn giúp gia đình lo về hậu sự nữa.”
Đường dẫn trực tiếp
(MP3)
Hospice: nơi an dưỡng cuối đời
Ông Vũ Bá Hoan có mẹ trong chương trình Hospice.
Mẹ ông mất cách đây 10 năm lúc bà cụ 99 tuổi.
Ông xác nhận:
“Bà cụ tôi vẫn nằm trong viện dưỡng lão nhưng lúc đó, lúc cuối đời, bà cụ sắp sửa đi, bác sĩ biết là chữa không được, nên bác sĩ, y tá của Hospice đến chăm sóc giúp bà cụ ra đi thoải mái, dễ dàng không thấy đau đớn.”
Tuy nhiên, cũng có những người không chấp nhận thực tế là người thân của mình sắp mất với quan niệm là còn nước còn tát, như trường hợp cô Ann Phạm. Bố cô mất lúc hơn 90 tuổi.
“Hospice rất ngạc nhiên, họ nói ông già tôi chịu khoảng một tuần lễ là sẽ chết. Rồi họ cho những người lại kiếm chỗ mai táng nhưng ông già tôi kéo được 2 tháng, chính tay tôi săn sóc ổng. Lần thứ hai tôi đổi công ty khác tôi nghĩ là tốt hơn. Công ty này để người săn sóc ông bố tôi cả đêm ở trong nhà. Tôi mệt quá tôi ngủ. Tôi không hiểu suốt cả đêm đó họ cho uống thuốc gì, có lẽ có chất morphine gì đó. Chỉ có hai ngày ông bố tôi càng yếu, ông bị ho. Rồi sáng đó, họ cho uống thêm một chút nữa thì tim ông ngừng đập.”
Cô Lê Thi, người chăm sóc bệnh nhân trong các Viện Dưỡng Lão và Hospice đã 15 năm nay tại thành phố Charlotte, tiểu bang North Carolina, cho rằng:
“Cái đó là tùy vào mỗi một trường hợp và trong di chúc của ông cụ đó ông muốn cái gì. Tôi biết có nhiều người không muốn sống. Tôi chăm sóc một cụ bị ung thư. Mỗi lần tôi đi vào thay đồ hay thay tã cụ đều nắm tay tôi và nói cụ muốn chết. Cụ nói với tôi rằng tôi không biết cụ đau đớn như thế nào đâu, nhưng người con của cụ được ủy nhiệm toàn quyền quyết định sự chết và sự sống của cụ theo di chúc của cụ. Người con của cụ không muốn cho cụ chết thì chúng tôi phải chăm sóc.”
Hospice cung cấp dịch vụ 24/24, 7 ngày một tuần.
Hiện có 3 loại Hospice.
Một là chăm sóc tại nhà. Cơ sở Hospice sẽ gởi người đến tận nhà, nhưng trong trường hợp này phải có một người trong gia đình đứng làm người săn sóc chính.
Ngoài ra, có một số viện dưỡng lão cũng có khu dành riêng cho Hospice.
Một dạng nữa là có những cơ sở Hospice biệt lập, chuyên về Hospice.
Giáo sư Lễ cho biết thêm:
“Thật ra họ không chú trọng đến việc chữa trị, chỉ làm sao cho người bệnh được có một khoảng thời gian thỏa mái cuối đời thôi. Thường thường trong việc chăm sóc có một toán chuyên viên gồm có bác sĩ để theo dõi, để kiểm soát chương trình chăm sóc. Có y tá để chích thuốc, để cho thuốc giảm đau. Có phụ tá lo về vệ sinh cá nhân. Có nhân viên xã hội để khuyến khích, giúp đỡ gia đình tìm các phương tiện tài trợ hay giúp đỡ gia đình trong việc an táng. Có đại diện tôn giáo. Có nhân viên vật lý trị liệu để xoa bóp hay tập cho người bệnh. Có cố vấn về tang lễ để giúp việc tang lễ. Ngoài ra còn các tình nguyện viên để giúp đỡ. Nếu ở nhà thì họ có thể giúp đỡ đi mua sắm, mua thức ăn, làm công việc nhà hay nấu ăn.”
Điều kiện vào Hospice không phân biệt tuổi tác, miễn là có hai bác sĩ chứng nhận là bệnh nhân không còn điều trị được nữa và bệnh viện yêu cầu đem về. Khi bệnh viện từ chối không chữa trị nữa thì công ty bảo hiểm y tế không trả viện phí, do đó phải đem bệnh nhân về nhà. Và khi đem về nhà cũng không sử dụng chương trình chăm sóc tại nhà (home care) được. Nếu có Medicare thì được sử dụng trong 20 ngày. Sau 20 ngày, Medicare không chi trả nữa. Tuy nhiên, nếu vào chương trình Hospice thì Medicare trả.
Giáo sư Lễ giải thích rõ về chi phí Hospice:
“Chi phí của Hospice rất cao, nhưng nếu săn sóc tại nhà thì Medicare đài thọ chi phí, còn Medicaid thì tùy tiểu bang, nhưng đa số tiểu bang có đài thọ. Nhưng nếu tại cơ sở Hospice thì Medicare không trả tiền phòng và tiền ăn, chỉ trả những chuyện khác thôi. Cũng có nhiều công ty bảo hiểm sức khỏe có đài thọ khoảng này. Ngoài ra, các nhân viên xã hội có thể giúp gia đình tìm các nguồn tài trợ khác. Thường thường họ cũng giúp được chớ không phải khó khăn lắm.”
Những người bệnh đến giai đoạn cuối của cuộc đời và chỉ còn sống trong một thời gian ngắn, nếu còn sáng suốt thì tự lựa chọn, hoặc do thân nhân trong gia đình chọn hay ủy nhiệm cho luật sư chọn được chăm sóc Hospice tại nhà hay trong viện dưỡng lão.
Cô Lê Thi tiếp lời:
“Hospice sẽ đem một cái giường dành cho người sắp mất, còn sống một hai tháng nữa. Đây là một cái giường đặc biệt có thể nâng lên hạ xuống tùy theo trường hợp của từng người. Có những người không thể nằm ngủ được, phải ngủ ngồi vì lưng hay cổ có vấn đề. Hoặc những người ăn bằng ống chuyền vào bụng thì bắt buộc phải ngồi lên để bơm thức ăn vào. Giường bình thường, giường gỗ không sử dụng được. Hospice có thể đem giường đến nhà hoặc viện dưỡng lão. Đó là quyền lựa chọn của mình, người ta không bắt buộc mình. Nếu đầu óc của mình còn minh mẫn hoặc tất cả những gì mình viết trong di chúc thì người ta cứ như vậy, người ta làm theo.”
Thường người ta cho rằng những người vào Hospice hay được chăm sóc Hospice chỉ sống được một thời gian ngắn từ 3 đến 6 tháng, nhưng theo cô Thi, nhiều khi việc này tùy thuộc vào tinh thần của người bệnh:
“Tôi chăm sóc một cụ đó, cụ không ăn được nữa, và Hospice nói cụ chỉ sống được 3 tháng, nhưng mà rồi tui thấy bà sống 2 năm, rất là vui vẻ. Việc này tùy thuộc vào tinh thần của người đó đối diện với hoàn cảnh. Tôi cũng chăm sóc một bà cụ không đi được nữa, bà chỉ nằm một chỗ, nhưng bà vẫn vui vẻ. Tôi hỏi bí quyết nào, cách nào mà tôi thấy lúc nào bà cũng vui vẻ, mặc dù bà không đi được, nhiều khi bà phải chờ đợi để được chăm sóc. Bà nói bà cầu nguyện, bà có Chúa, Chúa biết điều gì tốt nhất cho bà.”
Khái niệm về Hospice được du nhập từ Anh quốc vào Mỹ trong những năm 1970 và phát triển rất nhanh. Theo phúc trình năm 2012 của Tổ chức National Hospice and Palliative Care, có đến 66% bệnh nhân sử dụng Hospice tại nhà và 26,1% nằm trong các cơ sở Hospice. Thống kê này cho thấy cứ ba người Mỹ thì có một người lìa đời qua dịch vụ này.
An dưỡng cuối cùng
Posted on January 27, 2016
[Inline image 1]
Tôi ngần ngại khá lâu trước khi viết về đề tài nầy vì đây là một việc mà không ai muốn nghe hoặc nghĩ đến mặc dù đó là sự thật không ai có thể tránh được: “Có sinh thì phải có tử”! Điều quan trọng là chúng ta phải chấp nhận và làm sao để cho mình trong những ngày cuối cuộc đời, cũng như để cho những người thân yêu đang chăm sóc mình, được thoải mái. Đây là mục đích của dịch vụ Hospice.
Hospice là dịch vụ săn sóc những bệnh nhân mà bác sĩ và bệnh viện tuyên bố không còn chữa trị được nữa, chỉ còn độ 6 tháng hoặc ngắn hơn để sống mà thôi, nôm na là “bác sĩ đã chê rồi” (terminal illnesses).
Trong những trường hợp nầy, gia đình sẽ vô cùng bối rối không biết làm thế nào .
Có người đành mang bệnh nhân về nhà, con cháu thay phiên săn sóc và chuẩn bị việc tang lễ.
Có người nhứt định “còn nước còn tát” tìm cách chạy chữa khác như Đông y …
Nhưng khổ nỗi là bệnh cứ kéo dài nhiều tháng, con cháu phải đi làm kiếm sống và mệt mỏi trong việc săn sóc người bệnh.
Người bệnh cũng đau khổ không kém vì không những đau đớn về thể xác mà còn đau buồn khi thấy con cháu bận rộn vì mình .
May mắn là ở Hoa Kỳ có dịch vụ Hospice để giúp đỡ chúng ta trong những trường hợp như thế.
Tuy nhiên người Việt chúng ta ít người biết đến dịch vụ nầy .
Quan niệm căn bản của Hospice:
Quan niệm căn bản của Hospice là giúp cho những bệnh nhân sắp lìa đời được thoải mái trong những ngày cuối cùng của cuộc đời bằng cách săn sóc những nhu cầu về thể xác, tình cảm, tinh thần và xã hội của bệnh nhân. Ngoài ra Hospice cũng giúp đỡ gia đình bệnh nhân vượt qua giai đoạn khó khăn nầy.
Quan niệm về Hospice đã được du nhập từ Anh Quốc vào thập niên 1970s.
Sau đó Hospices được phát triển nhanh chóng: vào năm 2007 có đến 1.4 triệu bệnh nhân sử dụng dịch vụ nầy và hơn 1/3 người Mỹ từ giã cõi đời qua các dịch vụ nầy.
Điều kiện sử dụng dịch vụ của Hospice:
Bệnh nhân, không kể tuổi tác, được hai bác sĩ (bác sĩ gia đình và bác sĩ giám đốc của Hospice) chứng nhận là không còn chữa trị được nữa, chỉ còn sống được trong vòng 6 tháng trở lại.
Trong trường hợp nầy bệnh nhân phải xuất viện vì bảo hiểm sức khỏe không đài thọ nữa.
Gia đình phải đưa bệnh nhân về, tự tổ chức sự săn sóc tại nhà.
Trong trường hợp nầy không thể xin “Home care” của Medicare vì chương trình “Home care” chỉ đài thọ các bệnh nhân còn hy vọng hồi phục sau việc điều trị tại bệnh viện.
Vả lại “Home care” chỉ được Medicare đài thọ trong 20 ngày đầu, sau đó bệnh nhân phải trả co-payment, và sau 100 ngày thì bệnh nhân phải trả toàn bộ chi phí.
Bệnh nhân có Medicare được hưởng dịch vụ Hospice miễn phí.
Đối với các bệnh nhân có Medicaid thì tùy theo tiểu bang.
Nhiều hãng bảo hiểm sức khỏe cũng đài thọ chi phí nầỵ
Bệnh nhân không nhứt thiết phải dưới sự chăm sóc của Hospice cho đến ngày qua đời.
Nếu bịnh tình không thay đổi, thường đối với bịnh nhân già lão mà bác sĩ cho là “failure to thrice” (suy sụp toàn diện, thường gọi là “bịnh già”), thì có thể tự rút lui sau vài ba tháng chăm sóc, và có thể trở lại khi bịnh nặng hơn.
Nếu bệnh tình thuyên giảm, bệnh nhân có thể xin chấm dứt dịch vụ nầy và trở lại điều trị tại bệnh viện.
Về sau, nếu bệnh trở nên nguy kịch thì có thể xin trở lại với dịch vụ Hospice.
Ngoài ra, sau 6 tháng, nếu cần, bệnh nhân có thể xin gia hạn nếu được bác sĩ chứng nhận.
Theo thống kê. trung bình số ngày bệnh nhân cần dịch vụ nầy là 26 ngày (1994), 19 ngày (1998) và 57 ngày (2004).
Dịch vụ Hospice:
Dịch vụ Hospice có thể được cung cấp tại nhà qua các Hospice care providers, tại nursing homes, tại bệnh viện, hoặc tại một cơ sở Hospice biệt lập.
Dịch vụ Hospice không chú trọng đến việc chữa trị ( vì bác sĩ đã quyết định là bệnh không còn chữa trị được nữa ) mà chỉ nhằm giúp cho bệnh nhân bớt đau đớn (pain management) bằng thuốc men, massage, exercise; săn sóc về ăn uống và vệ sinh cá nhân; nâng đỡ tinh thần và tâm linh, giúp đỡ gia đình trong những việc cần thiết như xin trợ cấp, khai tử, tổ chức tang lễ vv…
Dịch vụ của Hospice có tính cách toàn diện và nhân bản, không như bệnh viện chỉ chú trọng đến việc chữa trị (medical treatment) và nursing homes chú trọng đến săn sóc thể xác (custodial care).
Thường thì bệnh nhân muốn được săn sóc tại nhà vì được hưởng không khí gia đình, gần gủi con cháu, ăn uống hợp khẩu vị, con cháu đỡ phải đi lại bệnh viện để thăm viếng và không phải trả phí tổn tiền phòng (room & board).
Tuy nhiên, phải có người nhà làm người săn sóc chính (primary caregiver). Hospice care providers sẽ phái người lại nhà để giúp đỡ những nhu cầu nói trên.
Trong trường họp người nhà không thể làm “primary caregiver” thì nên vào các cơ sở Hospices (Hospice facilities).
Các nursing homes, hospitals có thể có đơn vị riêng biệt cung cấp dịch vụ nầy hoặc vào môt cơ sở Hospice biệt lập.Tại đây có người săn sóc bệnh nhân 24/24 giờ, 7 ngày trong tuần .
Gia đình có thể ở bên cạnh bệnh nhân lúc nào cũng được nhưng không cần phải có mặt thường xuyên, nên có thể yên tâm sinh hoạt thường ngày và có quyền tham gia về các quyết định săn sóc bệnh nhân.
Thường các bệnh nhân sắp lìa đời có các nhu cầu sau đây:
* Săn sóc thân thể: vệ sinh cơ thể (tắm rửa, quần áo sạch sẽ)
* Tình cảm: xúc động, bối rối, lo sợ
* Muốn được gần gủi gia đình, bạn bè.
* Tâm linh
Chương trình Hospice, dù tại gia hay tại cơ sở Hopsice, đều nhằm thỏa mãn các nhu cầu trên.
Chương trình được bác sĩ, nhân viên của Hospice và gia đình cùng soạn thảo theo nhu cầu của bệnh nhân.
Bệnh nhân được săn sóc bởi:
* Primary caregiver: gia đình bệnh nhân, bạn bè (một hay nhiều người).
* Hospice care team gồm có:
– Bác sĩ theo dõi và kiểm soát việc thực thi chương trình săn sóc bệnh nhân.
– Y tá (registerd nurses) phối trí chương trình và chăm lo việc làm giảm sự đau đớn (pain management).
– Phụ tá (home care aides) săn sóc về vệ sinh cơ thể và công việc lặt vặt trong nhà liên hệ đến bệnh nhân.
– Nhân viên xã hội (social workers) săn sóc về mặt tình cảm, nâng đỡ và khuyến khích bệnh nhân và gia đình, chỉ dẫn về những giấy tờ cần thiết trong lúc bệnh nhân còn sống và sau khi bệnh nhân qua đời.
– Hospice spiritual care co-ordinator: an ủi tinh thần, tùy theo tôn giáo của bệnh nhân.
– Therapists chăm lo về vật lý trị liệu.
– Cố vấn về tang lễ.
– Các tình nguyện viên (trained volunteers) để giúp đỡ về mặt tình cảm (lắng nghe), mua sắm, công việc nhà, nấu ăn cho bệnh nhân, thay mặt gia đình để săn sóc bệnh nhân để primary caregiver được nghỉ ngơi vài ngày vv…
Lợi Điểm của dịch vụ Hospice :
* Dịch vụ Hospice có tính cách toàn diện và nhân bản nhằm thoả mãn những nhu cầu thể xác, tình cảm, xã hội và tâm linh của bệnh nhân bởi những nhân viên chuyên nghiệp và tận tâm.
* Cung cấp dịch vụ 24/24 giờ, 7 ngày trong tuần.
* Bệnh nhân lúc nào cũng cảm thấy được quan tâm và thương yêu.
* Bệnh nhân được sống trong không khí ấm áp và quen thuộc của gia đình và bạn bè.
* Được tiếp tục ăn những thức ăn hợp khẩu vị.
* Gia đình đỡ phải đi lại. Khi cần primary caregiver có thể xin vắng mặt vài ngày để đỡ mệt mõi và căng thẳng (respite care).
* Khi bệnh nhân qua đời tại nhà, không cần phải qua thủ tục điều tra và mổ xẻ khám nghiệm phiền toái.
* Gia đình được chỉ dẫn về việc xin trợ cấp để trả chi phí nếu không có Medicare, Medicaid hay bảo hiểm sức khỏe tư.
* Gia đình được an ủi và giúp đỡ trong việc tổ chức tang lễ; cũng như có thể sẽ được thăm hỏi một thời gian sau đó.
Chi phi về Hospices :
Chi phí về Hospices rất cao, gần như chi phí ở bệnh viện .
Nếu săn sóc tại nhà thì các bệnh nhân có Medicare được hoàn toàn miễn phí dù thời gian kéo dài đến 6 tháng, trừ chi phí về tâm linh.
Nếu sau 6 tháng và được bác sĩ chứng nhận là cần thiết, bệnh nhân có thể tiếp tục được hưởng dịch vụ nầy. Bệnh nhân chỉ trả co-payment $5 cho mỗi toa thuốc.
Nếu săn sóc tại các cơ sở Hospices (hospitals, nursing homes, hospice facilities), thì Medicare không trả tiền phòng và ăn uống (room & board).
Trong trường hợp nầy, có thể nhờ social worker tìm cho các nguồn tài trợ khác.
Đối với các bệnh nhân được hưởng Medicaid thì tùy tiểu bang.
Đa số tiểu bang đài thọ chi phí nầy.
Đối với các bệnh nhân không có Medicare hay Medicaid, các health insurance companies có thể đài thọ các chi phí nầy.
Nhiều cơ quan Hospices không nhận Medicare hay Medicaid.
Trong trường hợp nầy, nếu private health insurance có điều khoản đài thọ chi phí nầy thì bệnh nhân có nhiều lựa chọn hơn.
Hospital social workers có thể giúp tìm dùm các cơ quan Hospices tùy theo khả năng tài chánh của gia đình.
Cơ quan Hospices vùng Northern Virginia:
Muốn tìm cơ quan Hospices, có thể vào internet tìm “Hospice Care Services” .
Ngoài ra có thể nhờ hospital social workers tìm giúp.
Nhiều cơ sở không nhận Medicare hay Medicaid, chi phí ở tại các cơ sở nầy hiện nay có thể từ $1,000 đến $5,000 mỗi tháng.
Ngoài ra còn có các công ty cung cấp dịch vụ Hospice tại nhà.
Đa số công ty nhận Medicare hay Medicaid. Social workers có thể giúp tìm các cơ sở nào vừa với khả năng tài chánh của gia đình.
Riêng tại Northern Virginia có các cơ sở dưới đây:
A - Cơ sở nhận Medicare hay Medicaid:
1- Tall Oaks At Reston ( Medicare), Reston
2- Leewood Healthcare Center (Medicare &Medicaid), Falls Church.
3- The Jefferson (Medicare & Medicaid) , Falls Church.
4- CrystalGardens Assisted Living (Medicare)
B - Cơ sở không nhận Medicare hay Medicaid:
1- Sunrise at MountVernont: $2,945/tháng.
2- Sunrise at Reston Town Center: $ 3,750/tháng.
3- Vinson Hall, Fairfax: $1,518/tháng.
4- Potomac Homes Assisted Living: $4,200/tháng.
5- Herrmitage in Norther Virginia, Alexandria: $2,795/tháng.
(Các giá tiền thay đổi tùy theo thời gian)
C - Cơ sở không nói rõ có nhận Medicare, Medicaid, cũng như giá cả:
1- Sunrise at Alexandria.
2- Sunrise at Hunter Mill, Fairfax.
3- Sunrise of Falls Church.
4- Sunrise at Arlington.
5- Sunrise of Mc Clean.
6- Sunrise at Bluemont Park, Arlington.
7- Tysons Woods, Fairfax.
8- Thetford House, Alexandria.
Trên đây là các cơ sở Hospices.
Ngoài ra còn có các Hospice care providers cung cấp dịch vụ tại nhà.
Những việc nên chuẩn bị trước:
Chúng ta nên chuẩn bị trước, càng sớm càng tốt, những việc sau đây :
* Will hay Living trust :
Cần làm trước một di chúc (will) hay một living trust liên hệ đến việc phân chia gia tài cho vợ, chồng và các con cháu.
Di chúc khác với living trust ở chổ di chúc phải qua thủ tục “probate” tại tòa trước khi phân chia tài sản.
Thủ tục nầy thường kéo dài từ 1 đến 2 năm và tốn tiền luật sư.
Với living trust, không cần qua thủ tục nầy.
Người được ủy quyền “trustee” đứng ra lãnh tiền, trả nợ và phân chia tài sản ngay sau khi ngưòi trustor qua đời.
Phí tổn lập living trust đắt hơn phí tổn lập will nhiều ( độ $2,000 hay hơn trong khi will - di chuc - chỉ độ vài tram ).
* Durable Power of Attorney for Health:
Trong văn kiện nầy, chúng ta sẽ chỉ định người có quyền quyết định trong việc điều trị nếu chúng ta không còn sức khỏe hoặc tỉnh táo để làm việc nầy.
Nên nhờ luật sư thảo văn kiện nầy. Phí tổn chi vài trăm thôi. Tại tiểu bang Virginia, có thể download mẫu Virginia POA/ Healthcare từ Internet, với chi phí nhỏ, rồi đem công chứng (notary public).
* Living will hay Advanced Directives:
Trong văn kiện nầy chúng ta nói rõ là khi bệnh không còn trị được nữa và phải nhờ những biện pháp nhân tạo để kéo dài sự sống (vegetative state) thì chúng ta có muốn chấm dứt để ra đi nhẹ nhàng hay không.
Văn kiện nầy rất cần để tránh cho gia đình phải làm quyết định khó khăn nầy.
Nhiều gia đình phải tranh cải với nhau và có khi phải lôi nhau ra tòa chỉ vì có người muốn kéo dài trong khi có người muốn chấm dứt.
Hiện nay có 40 tiểu bang chấp nhận living will.
Vì vậy chúng ta phải tìm hiểu tiểu bang nơi cư ngụ có luật nầy không.
Living will không cần phải do luật sư soạn thảo.
Các tiểu bang có các “form” living will.
Chúng ta chỉ cần làm theo các forms nầy và đem công chứng (notary public) là được.
* Quyết định về tổ chức tang lễ.
GS Cao Thị Lễ
-----o0o-----
ST chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Hospice, nơi nghỉ chân cuối đời và an dưỡng cuối cùng
Thường có quan niệm sai lạc về Hospice cho rằng Hospice là một nơi vào để chờ ngày ra đi, để bỏ cho chết. Điều đó không đúng.
Tiến sĩ Cao Thị Lễ, giáo sư trường đại học George Mason nay đã nghỉ hưu, trong một bài nghiên cứu về Hospice với tựa đề ‘An dưỡng cuối đời’ đăng trên tạp chí “Hành chánh Miền Đông” số 18 năm 2013, cho biết:
“Thường có quan niệm sai lạc về Hospice cho rằng Hospice là một nơi vào để chờ ngày ra đi, để bỏ cho chết. Điều đó không đúng.
Hospice ngược lại là nơi săn sóc những người bệnh ở vào giai đoạn cuối cùng của cuộc đời, tức là chỉ còn 6 tháng trở lại.
Những người này đã bị các bệnh viện từ chối điều trị. Bệnh viện yêu cầu đưa về nhà để lo việc hậu sự. Khi đem về nhà nếu không có Hospice hay dịch vụ Hospice thì con cái phải thay phiên nhau săn sóc, phải mời bác sĩ tới rồi thành ra có nhiều rắc rối, lại gây ra nhiều công việc cho người nhà. Khi có hậu sự người nhà cũng phải tự lo liệu lấy.
Các cơ sở Hospice sẽ săn sóc hết, một cách toàn diện, một cách nhân bản, tức là săn sóc về thể xác bằng cách làm bớt đau đớn, săn sóc về tình cảm, an ủi, săn sóc về tâm linh, có đại diện của các tôn giáo đến để nói chuyện, để an ủi.
Ngoài việc giúp gia đình khỏi phải chăm sóc 24/24 mà còn giúp gia đình lo về hậu sự nữa.”
Đường dẫn trực tiếp
(MP3)
Hospice: nơi an dưỡng cuối đời
Ông Vũ Bá Hoan có mẹ trong chương trình Hospice.
Mẹ ông mất cách đây 10 năm lúc bà cụ 99 tuổi.
Ông xác nhận:
“Bà cụ tôi vẫn nằm trong viện dưỡng lão nhưng lúc đó, lúc cuối đời, bà cụ sắp sửa đi, bác sĩ biết là chữa không được, nên bác sĩ, y tá của Hospice đến chăm sóc giúp bà cụ ra đi thoải mái, dễ dàng không thấy đau đớn.”
Tuy nhiên, cũng có những người không chấp nhận thực tế là người thân của mình sắp mất với quan niệm là còn nước còn tát, như trường hợp cô Ann Phạm. Bố cô mất lúc hơn 90 tuổi.
“Hospice rất ngạc nhiên, họ nói ông già tôi chịu khoảng một tuần lễ là sẽ chết. Rồi họ cho những người lại kiếm chỗ mai táng nhưng ông già tôi kéo được 2 tháng, chính tay tôi săn sóc ổng. Lần thứ hai tôi đổi công ty khác tôi nghĩ là tốt hơn. Công ty này để người săn sóc ông bố tôi cả đêm ở trong nhà. Tôi mệt quá tôi ngủ. Tôi không hiểu suốt cả đêm đó họ cho uống thuốc gì, có lẽ có chất morphine gì đó. Chỉ có hai ngày ông bố tôi càng yếu, ông bị ho. Rồi sáng đó, họ cho uống thêm một chút nữa thì tim ông ngừng đập.”
Cô Lê Thi, người chăm sóc bệnh nhân trong các Viện Dưỡng Lão và Hospice đã 15 năm nay tại thành phố Charlotte, tiểu bang North Carolina, cho rằng:
“Cái đó là tùy vào mỗi một trường hợp và trong di chúc của ông cụ đó ông muốn cái gì. Tôi biết có nhiều người không muốn sống. Tôi chăm sóc một cụ bị ung thư. Mỗi lần tôi đi vào thay đồ hay thay tã cụ đều nắm tay tôi và nói cụ muốn chết. Cụ nói với tôi rằng tôi không biết cụ đau đớn như thế nào đâu, nhưng người con của cụ được ủy nhiệm toàn quyền quyết định sự chết và sự sống của cụ theo di chúc của cụ. Người con của cụ không muốn cho cụ chết thì chúng tôi phải chăm sóc.”
Hospice cung cấp dịch vụ 24/24, 7 ngày một tuần.
Hiện có 3 loại Hospice.
Một là chăm sóc tại nhà. Cơ sở Hospice sẽ gởi người đến tận nhà, nhưng trong trường hợp này phải có một người trong gia đình đứng làm người săn sóc chính.
Ngoài ra, có một số viện dưỡng lão cũng có khu dành riêng cho Hospice.
Một dạng nữa là có những cơ sở Hospice biệt lập, chuyên về Hospice.
Giáo sư Lễ cho biết thêm:
“Thật ra họ không chú trọng đến việc chữa trị, chỉ làm sao cho người bệnh được có một khoảng thời gian thỏa mái cuối đời thôi. Thường thường trong việc chăm sóc có một toán chuyên viên gồm có bác sĩ để theo dõi, để kiểm soát chương trình chăm sóc. Có y tá để chích thuốc, để cho thuốc giảm đau. Có phụ tá lo về vệ sinh cá nhân. Có nhân viên xã hội để khuyến khích, giúp đỡ gia đình tìm các phương tiện tài trợ hay giúp đỡ gia đình trong việc an táng. Có đại diện tôn giáo. Có nhân viên vật lý trị liệu để xoa bóp hay tập cho người bệnh. Có cố vấn về tang lễ để giúp việc tang lễ. Ngoài ra còn các tình nguyện viên để giúp đỡ. Nếu ở nhà thì họ có thể giúp đỡ đi mua sắm, mua thức ăn, làm công việc nhà hay nấu ăn.”
Điều kiện vào Hospice không phân biệt tuổi tác, miễn là có hai bác sĩ chứng nhận là bệnh nhân không còn điều trị được nữa và bệnh viện yêu cầu đem về. Khi bệnh viện từ chối không chữa trị nữa thì công ty bảo hiểm y tế không trả viện phí, do đó phải đem bệnh nhân về nhà. Và khi đem về nhà cũng không sử dụng chương trình chăm sóc tại nhà (home care) được. Nếu có Medicare thì được sử dụng trong 20 ngày. Sau 20 ngày, Medicare không chi trả nữa. Tuy nhiên, nếu vào chương trình Hospice thì Medicare trả.
Giáo sư Lễ giải thích rõ về chi phí Hospice:
“Chi phí của Hospice rất cao, nhưng nếu săn sóc tại nhà thì Medicare đài thọ chi phí, còn Medicaid thì tùy tiểu bang, nhưng đa số tiểu bang có đài thọ. Nhưng nếu tại cơ sở Hospice thì Medicare không trả tiền phòng và tiền ăn, chỉ trả những chuyện khác thôi. Cũng có nhiều công ty bảo hiểm sức khỏe có đài thọ khoảng này. Ngoài ra, các nhân viên xã hội có thể giúp gia đình tìm các nguồn tài trợ khác. Thường thường họ cũng giúp được chớ không phải khó khăn lắm.”
Những người bệnh đến giai đoạn cuối của cuộc đời và chỉ còn sống trong một thời gian ngắn, nếu còn sáng suốt thì tự lựa chọn, hoặc do thân nhân trong gia đình chọn hay ủy nhiệm cho luật sư chọn được chăm sóc Hospice tại nhà hay trong viện dưỡng lão.
Cô Lê Thi tiếp lời:
“Hospice sẽ đem một cái giường dành cho người sắp mất, còn sống một hai tháng nữa. Đây là một cái giường đặc biệt có thể nâng lên hạ xuống tùy theo trường hợp của từng người. Có những người không thể nằm ngủ được, phải ngủ ngồi vì lưng hay cổ có vấn đề. Hoặc những người ăn bằng ống chuyền vào bụng thì bắt buộc phải ngồi lên để bơm thức ăn vào. Giường bình thường, giường gỗ không sử dụng được. Hospice có thể đem giường đến nhà hoặc viện dưỡng lão. Đó là quyền lựa chọn của mình, người ta không bắt buộc mình. Nếu đầu óc của mình còn minh mẫn hoặc tất cả những gì mình viết trong di chúc thì người ta cứ như vậy, người ta làm theo.”
Thường người ta cho rằng những người vào Hospice hay được chăm sóc Hospice chỉ sống được một thời gian ngắn từ 3 đến 6 tháng, nhưng theo cô Thi, nhiều khi việc này tùy thuộc vào tinh thần của người bệnh:
“Tôi chăm sóc một cụ đó, cụ không ăn được nữa, và Hospice nói cụ chỉ sống được 3 tháng, nhưng mà rồi tui thấy bà sống 2 năm, rất là vui vẻ. Việc này tùy thuộc vào tinh thần của người đó đối diện với hoàn cảnh. Tôi cũng chăm sóc một bà cụ không đi được nữa, bà chỉ nằm một chỗ, nhưng bà vẫn vui vẻ. Tôi hỏi bí quyết nào, cách nào mà tôi thấy lúc nào bà cũng vui vẻ, mặc dù bà không đi được, nhiều khi bà phải chờ đợi để được chăm sóc. Bà nói bà cầu nguyện, bà có Chúa, Chúa biết điều gì tốt nhất cho bà.”
Khái niệm về Hospice được du nhập từ Anh quốc vào Mỹ trong những năm 1970 và phát triển rất nhanh. Theo phúc trình năm 2012 của Tổ chức National Hospice and Palliative Care, có đến 66% bệnh nhân sử dụng Hospice tại nhà và 26,1% nằm trong các cơ sở Hospice. Thống kê này cho thấy cứ ba người Mỹ thì có một người lìa đời qua dịch vụ này.
An dưỡng cuối cùng
Posted on January 27, 2016
[Inline image 1]
Tôi ngần ngại khá lâu trước khi viết về đề tài nầy vì đây là một việc mà không ai muốn nghe hoặc nghĩ đến mặc dù đó là sự thật không ai có thể tránh được: “Có sinh thì phải có tử”! Điều quan trọng là chúng ta phải chấp nhận và làm sao để cho mình trong những ngày cuối cuộc đời, cũng như để cho những người thân yêu đang chăm sóc mình, được thoải mái. Đây là mục đích của dịch vụ Hospice.
Hospice là dịch vụ săn sóc những bệnh nhân mà bác sĩ và bệnh viện tuyên bố không còn chữa trị được nữa, chỉ còn độ 6 tháng hoặc ngắn hơn để sống mà thôi, nôm na là “bác sĩ đã chê rồi” (terminal illnesses).
Trong những trường hợp nầy, gia đình sẽ vô cùng bối rối không biết làm thế nào .
Có người đành mang bệnh nhân về nhà, con cháu thay phiên săn sóc và chuẩn bị việc tang lễ.
Có người nhứt định “còn nước còn tát” tìm cách chạy chữa khác như Đông y …
Nhưng khổ nỗi là bệnh cứ kéo dài nhiều tháng, con cháu phải đi làm kiếm sống và mệt mỏi trong việc săn sóc người bệnh.
Người bệnh cũng đau khổ không kém vì không những đau đớn về thể xác mà còn đau buồn khi thấy con cháu bận rộn vì mình .
May mắn là ở Hoa Kỳ có dịch vụ Hospice để giúp đỡ chúng ta trong những trường hợp như thế.
Tuy nhiên người Việt chúng ta ít người biết đến dịch vụ nầy .
Quan niệm căn bản của Hospice:
Quan niệm căn bản của Hospice là giúp cho những bệnh nhân sắp lìa đời được thoải mái trong những ngày cuối cùng của cuộc đời bằng cách săn sóc những nhu cầu về thể xác, tình cảm, tinh thần và xã hội của bệnh nhân. Ngoài ra Hospice cũng giúp đỡ gia đình bệnh nhân vượt qua giai đoạn khó khăn nầy.
Quan niệm về Hospice đã được du nhập từ Anh Quốc vào thập niên 1970s.
Sau đó Hospices được phát triển nhanh chóng: vào năm 2007 có đến 1.4 triệu bệnh nhân sử dụng dịch vụ nầy và hơn 1/3 người Mỹ từ giã cõi đời qua các dịch vụ nầy.
Điều kiện sử dụng dịch vụ của Hospice:
Bệnh nhân, không kể tuổi tác, được hai bác sĩ (bác sĩ gia đình và bác sĩ giám đốc của Hospice) chứng nhận là không còn chữa trị được nữa, chỉ còn sống được trong vòng 6 tháng trở lại.
Trong trường hợp nầy bệnh nhân phải xuất viện vì bảo hiểm sức khỏe không đài thọ nữa.
Gia đình phải đưa bệnh nhân về, tự tổ chức sự săn sóc tại nhà.
Trong trường hợp nầy không thể xin “Home care” của Medicare vì chương trình “Home care” chỉ đài thọ các bệnh nhân còn hy vọng hồi phục sau việc điều trị tại bệnh viện.
Vả lại “Home care” chỉ được Medicare đài thọ trong 20 ngày đầu, sau đó bệnh nhân phải trả co-payment, và sau 100 ngày thì bệnh nhân phải trả toàn bộ chi phí.
Bệnh nhân có Medicare được hưởng dịch vụ Hospice miễn phí.
Đối với các bệnh nhân có Medicaid thì tùy theo tiểu bang.
Nhiều hãng bảo hiểm sức khỏe cũng đài thọ chi phí nầỵ
Bệnh nhân không nhứt thiết phải dưới sự chăm sóc của Hospice cho đến ngày qua đời.
Nếu bịnh tình không thay đổi, thường đối với bịnh nhân già lão mà bác sĩ cho là “failure to thrice” (suy sụp toàn diện, thường gọi là “bịnh già”), thì có thể tự rút lui sau vài ba tháng chăm sóc, và có thể trở lại khi bịnh nặng hơn.
Nếu bệnh tình thuyên giảm, bệnh nhân có thể xin chấm dứt dịch vụ nầy và trở lại điều trị tại bệnh viện.
Về sau, nếu bệnh trở nên nguy kịch thì có thể xin trở lại với dịch vụ Hospice.
Ngoài ra, sau 6 tháng, nếu cần, bệnh nhân có thể xin gia hạn nếu được bác sĩ chứng nhận.
Theo thống kê. trung bình số ngày bệnh nhân cần dịch vụ nầy là 26 ngày (1994), 19 ngày (1998) và 57 ngày (2004).
Dịch vụ Hospice:
Dịch vụ Hospice có thể được cung cấp tại nhà qua các Hospice care providers, tại nursing homes, tại bệnh viện, hoặc tại một cơ sở Hospice biệt lập.
Dịch vụ Hospice không chú trọng đến việc chữa trị ( vì bác sĩ đã quyết định là bệnh không còn chữa trị được nữa ) mà chỉ nhằm giúp cho bệnh nhân bớt đau đớn (pain management) bằng thuốc men, massage, exercise; săn sóc về ăn uống và vệ sinh cá nhân; nâng đỡ tinh thần và tâm linh, giúp đỡ gia đình trong những việc cần thiết như xin trợ cấp, khai tử, tổ chức tang lễ vv…
Dịch vụ của Hospice có tính cách toàn diện và nhân bản, không như bệnh viện chỉ chú trọng đến việc chữa trị (medical treatment) và nursing homes chú trọng đến săn sóc thể xác (custodial care).
Thường thì bệnh nhân muốn được săn sóc tại nhà vì được hưởng không khí gia đình, gần gủi con cháu, ăn uống hợp khẩu vị, con cháu đỡ phải đi lại bệnh viện để thăm viếng và không phải trả phí tổn tiền phòng (room & board).
Tuy nhiên, phải có người nhà làm người săn sóc chính (primary caregiver). Hospice care providers sẽ phái người lại nhà để giúp đỡ những nhu cầu nói trên.
Trong trường họp người nhà không thể làm “primary caregiver” thì nên vào các cơ sở Hospices (Hospice facilities).
Các nursing homes, hospitals có thể có đơn vị riêng biệt cung cấp dịch vụ nầy hoặc vào môt cơ sở Hospice biệt lập.Tại đây có người săn sóc bệnh nhân 24/24 giờ, 7 ngày trong tuần .
Gia đình có thể ở bên cạnh bệnh nhân lúc nào cũng được nhưng không cần phải có mặt thường xuyên, nên có thể yên tâm sinh hoạt thường ngày và có quyền tham gia về các quyết định săn sóc bệnh nhân.
Thường các bệnh nhân sắp lìa đời có các nhu cầu sau đây:
* Săn sóc thân thể: vệ sinh cơ thể (tắm rửa, quần áo sạch sẽ)
* Tình cảm: xúc động, bối rối, lo sợ
* Muốn được gần gủi gia đình, bạn bè.
* Tâm linh
Chương trình Hospice, dù tại gia hay tại cơ sở Hopsice, đều nhằm thỏa mãn các nhu cầu trên.
Chương trình được bác sĩ, nhân viên của Hospice và gia đình cùng soạn thảo theo nhu cầu của bệnh nhân.
Bệnh nhân được săn sóc bởi:
* Primary caregiver: gia đình bệnh nhân, bạn bè (một hay nhiều người).
* Hospice care team gồm có:
– Bác sĩ theo dõi và kiểm soát việc thực thi chương trình săn sóc bệnh nhân.
– Y tá (registerd nurses) phối trí chương trình và chăm lo việc làm giảm sự đau đớn (pain management).
– Phụ tá (home care aides) săn sóc về vệ sinh cơ thể và công việc lặt vặt trong nhà liên hệ đến bệnh nhân.
– Nhân viên xã hội (social workers) săn sóc về mặt tình cảm, nâng đỡ và khuyến khích bệnh nhân và gia đình, chỉ dẫn về những giấy tờ cần thiết trong lúc bệnh nhân còn sống và sau khi bệnh nhân qua đời.
– Hospice spiritual care co-ordinator: an ủi tinh thần, tùy theo tôn giáo của bệnh nhân.
– Therapists chăm lo về vật lý trị liệu.
– Cố vấn về tang lễ.
– Các tình nguyện viên (trained volunteers) để giúp đỡ về mặt tình cảm (lắng nghe), mua sắm, công việc nhà, nấu ăn cho bệnh nhân, thay mặt gia đình để săn sóc bệnh nhân để primary caregiver được nghỉ ngơi vài ngày vv…
Lợi Điểm của dịch vụ Hospice :
* Dịch vụ Hospice có tính cách toàn diện và nhân bản nhằm thoả mãn những nhu cầu thể xác, tình cảm, xã hội và tâm linh của bệnh nhân bởi những nhân viên chuyên nghiệp và tận tâm.
* Cung cấp dịch vụ 24/24 giờ, 7 ngày trong tuần.
* Bệnh nhân lúc nào cũng cảm thấy được quan tâm và thương yêu.
* Bệnh nhân được sống trong không khí ấm áp và quen thuộc của gia đình và bạn bè.
* Được tiếp tục ăn những thức ăn hợp khẩu vị.
* Gia đình đỡ phải đi lại. Khi cần primary caregiver có thể xin vắng mặt vài ngày để đỡ mệt mõi và căng thẳng (respite care).
* Khi bệnh nhân qua đời tại nhà, không cần phải qua thủ tục điều tra và mổ xẻ khám nghiệm phiền toái.
* Gia đình được chỉ dẫn về việc xin trợ cấp để trả chi phí nếu không có Medicare, Medicaid hay bảo hiểm sức khỏe tư.
* Gia đình được an ủi và giúp đỡ trong việc tổ chức tang lễ; cũng như có thể sẽ được thăm hỏi một thời gian sau đó.
Chi phi về Hospices :
Chi phí về Hospices rất cao, gần như chi phí ở bệnh viện .
Nếu săn sóc tại nhà thì các bệnh nhân có Medicare được hoàn toàn miễn phí dù thời gian kéo dài đến 6 tháng, trừ chi phí về tâm linh.
Nếu sau 6 tháng và được bác sĩ chứng nhận là cần thiết, bệnh nhân có thể tiếp tục được hưởng dịch vụ nầy. Bệnh nhân chỉ trả co-payment $5 cho mỗi toa thuốc.
Nếu săn sóc tại các cơ sở Hospices (hospitals, nursing homes, hospice facilities), thì Medicare không trả tiền phòng và ăn uống (room & board).
Trong trường hợp nầy, có thể nhờ social worker tìm cho các nguồn tài trợ khác.
Đối với các bệnh nhân được hưởng Medicaid thì tùy tiểu bang.
Đa số tiểu bang đài thọ chi phí nầy.
Đối với các bệnh nhân không có Medicare hay Medicaid, các health insurance companies có thể đài thọ các chi phí nầy.
Nhiều cơ quan Hospices không nhận Medicare hay Medicaid.
Trong trường hợp nầy, nếu private health insurance có điều khoản đài thọ chi phí nầy thì bệnh nhân có nhiều lựa chọn hơn.
Hospital social workers có thể giúp tìm dùm các cơ quan Hospices tùy theo khả năng tài chánh của gia đình.
Cơ quan Hospices vùng Northern Virginia:
Muốn tìm cơ quan Hospices, có thể vào internet tìm “Hospice Care Services” .
Ngoài ra có thể nhờ hospital social workers tìm giúp.
Nhiều cơ sở không nhận Medicare hay Medicaid, chi phí ở tại các cơ sở nầy hiện nay có thể từ $1,000 đến $5,000 mỗi tháng.
Ngoài ra còn có các công ty cung cấp dịch vụ Hospice tại nhà.
Đa số công ty nhận Medicare hay Medicaid. Social workers có thể giúp tìm các cơ sở nào vừa với khả năng tài chánh của gia đình.
Riêng tại Northern Virginia có các cơ sở dưới đây:
A - Cơ sở nhận Medicare hay Medicaid:
1- Tall Oaks At Reston ( Medicare), Reston
2- Leewood Healthcare Center (Medicare &Medicaid), Falls Church.
3- The Jefferson (Medicare & Medicaid) , Falls Church.
4- CrystalGardens Assisted Living (Medicare)
B - Cơ sở không nhận Medicare hay Medicaid:
1- Sunrise at MountVernont: $2,945/tháng.
2- Sunrise at Reston Town Center: $ 3,750/tháng.
3- Vinson Hall, Fairfax: $1,518/tháng.
4- Potomac Homes Assisted Living: $4,200/tháng.
5- Herrmitage in Norther Virginia, Alexandria: $2,795/tháng.
(Các giá tiền thay đổi tùy theo thời gian)
C - Cơ sở không nói rõ có nhận Medicare, Medicaid, cũng như giá cả:
1- Sunrise at Alexandria.
2- Sunrise at Hunter Mill, Fairfax.
3- Sunrise of Falls Church.
4- Sunrise at Arlington.
5- Sunrise of Mc Clean.
6- Sunrise at Bluemont Park, Arlington.
7- Tysons Woods, Fairfax.
8- Thetford House, Alexandria.
Trên đây là các cơ sở Hospices.
Ngoài ra còn có các Hospice care providers cung cấp dịch vụ tại nhà.
Những việc nên chuẩn bị trước:
Chúng ta nên chuẩn bị trước, càng sớm càng tốt, những việc sau đây :
* Will hay Living trust :
Cần làm trước một di chúc (will) hay một living trust liên hệ đến việc phân chia gia tài cho vợ, chồng và các con cháu.
Di chúc khác với living trust ở chổ di chúc phải qua thủ tục “probate” tại tòa trước khi phân chia tài sản.
Thủ tục nầy thường kéo dài từ 1 đến 2 năm và tốn tiền luật sư.
Với living trust, không cần qua thủ tục nầy.
Người được ủy quyền “trustee” đứng ra lãnh tiền, trả nợ và phân chia tài sản ngay sau khi ngưòi trustor qua đời.
Phí tổn lập living trust đắt hơn phí tổn lập will nhiều ( độ $2,000 hay hơn trong khi will - di chuc - chỉ độ vài tram ).
* Durable Power of Attorney for Health:
Trong văn kiện nầy, chúng ta sẽ chỉ định người có quyền quyết định trong việc điều trị nếu chúng ta không còn sức khỏe hoặc tỉnh táo để làm việc nầy.
Nên nhờ luật sư thảo văn kiện nầy. Phí tổn chi vài trăm thôi. Tại tiểu bang Virginia, có thể download mẫu Virginia POA/ Healthcare từ Internet, với chi phí nhỏ, rồi đem công chứng (notary public).
* Living will hay Advanced Directives:
Trong văn kiện nầy chúng ta nói rõ là khi bệnh không còn trị được nữa và phải nhờ những biện pháp nhân tạo để kéo dài sự sống (vegetative state) thì chúng ta có muốn chấm dứt để ra đi nhẹ nhàng hay không.
Văn kiện nầy rất cần để tránh cho gia đình phải làm quyết định khó khăn nầy.
Nhiều gia đình phải tranh cải với nhau và có khi phải lôi nhau ra tòa chỉ vì có người muốn kéo dài trong khi có người muốn chấm dứt.
Hiện nay có 40 tiểu bang chấp nhận living will.
Vì vậy chúng ta phải tìm hiểu tiểu bang nơi cư ngụ có luật nầy không.
Living will không cần phải do luật sư soạn thảo.
Các tiểu bang có các “form” living will.
Chúng ta chỉ cần làm theo các forms nầy và đem công chứng (notary public) là được.
* Quyết định về tổ chức tang lễ.
GS Cao Thị Lễ
-----o0o-----
ST chuyen