Truyện Ngắn & Phóng Sự

Hương Xuân - Topa

( HNPĐ )Thành phố Mỹ Tho vào những ngày cuối năm thời tiết vẫn không được mát như Hải nghĩ khi anh trên đường từ Sàigòn xuống đây. Bệnh viện Mỹ Tho trong ngày này số người đến khám bệnh vẫn đông đúc ra vào tấp nập như bệnh viện Từ Dũ ở Sàigòn



( HNPĐ )
Thành phố Mỹ Tho vào những ngày cuối năm thời tiết vẫn không được mát như Hải nghĩ khi anh trên đường từ Sàigòn xuống đây. Bệnh viện Mỹ Tho trong ngày này số người đến khám bệnh vẫn đông đúc ra vào tấp nập như bệnh viện Từ Dũ ở Sàigòn mà mấy ngày trước Hải đã thấy khi anh đi qua đó. Hải đếm nhẩm số người đang ngồi ở hai hàng ghế dài để chờ vào khám bệnh và anh cảm thấy không còn kiên nhẫn được nữa. “Có lẽ phải đi nơi khác thôi”, Hải nghĩ vậy. Anh có mặt trong bệnh viện này cũng vì người tài xế đã không hiểu ý của anh, hoặc có thể là anh đã diễn đạt không được rõ ràng.
Hải lại nhìn quanh cái bệnh viện và nhìn đám người bệnh hoạn đứng ngồi lộn xộn mà trong lòng càng thêm ngao ngán. Anh chép miệng lẩm bẩm “Tết sắp đến nơi rồi mà người bệnh vẫn đến đông quá và người chết thì vẫn cứ... không ngưng.” Hải nhìn về phía phòng cấp cứu, anh thấy đôi vợ chồng già đang ôm nhau khóc mùi mẫn, anh nghĩ: “lại một người nữa qua đời”. Mười phút trước đây đã có một người từ giã cõi đời khi các nhân viên bệnh viện khiêng cái xác ngang qua mặt Hải. Chị thư ký có nhiệm vụ ghi tên tuổi bệnh nhân mới vào thấy Hải nhìn mãi về phía đôi vợ chồng già đang ôm nhau khóc, chị rướn người về phía Hải để nói nhỏ cho vừa đủ anh nghe:
– Tội nghiệp lắm anh. Ông ấy là nhà văn nổi tiếng thời… trước đây, bây giờ đang trong cảnh bệnh nặng mà lại không có đủ tiền để chữa trị. Tội nghiệp lắm anh ơi.
Nói xong, chị thư ký toan đi lại cái tủ đựng hồ sơ của bệnh nhân thì Hải vội hỏi theo:
– Này chị, chị vừa nói ông ấy là nhà văn nổi tiếng thời trước, vậy ông ấy tên gì và bị bệnh gì mà sao lại khóc thảm thiết vậy?
– Ông ấy là văn sĩ Hà Phương Lâm nổi tiếng với những tác phẩm viết về tình yêu học trò của tuổi mới lớn. Truyện của ông viết rất tình cảm và rất lãng mạn. Ai đã từng ngồi dưới những mái trường của miền Nam này vào cái thời... của chúng ta thì hầu như đều có đọc các tác phẩm của ông. Ông ấy bị bệnh tim cần phải mổ gấp mà gia đình thì lại không có tiền. Có lẽ số của ông ấy đến đây...
Chị thư ký bỏ lửng câu nói nửa chừng và đi tới cái tủ đựng hồ sơ bệnh nhân. Nhìn chị thư ký rồi nhìn về phía ông nhà văn, Hải không thể ngờ tác giả Hà Phương Lâm mà anh hằng mến mộ và mong ước được gặp gỡ lại đang ngồi cách xa anh không bao nhiêu bước chân. Hải nhìn chị thư ký và đoán chị ta cũng xấp xỉ tuổi anh nên chị mới nói “thời của chúng ta”. Chắc chắn chị đã từng đọc sách của ông nhà văn đó và chị cũng đã trải qua những kỷ niệm tình yêu lãng mạn thời thanh xuân nên chị có vẻ xúc động khi nói về những kỷ niệm.
Hải đi đến bên vợ chồng nhà văn Hà Phương Lâm. Anh quỳ một gối xuống ngay bên dưới chân ông nhà văn làm đôi vợ chồng già ngạc nhiên và liền ngừng khóc.
– Thưa ông, tôi vừa được chị thư ký của bệnh viện cho biết ông đang bị bệnh nặng cần cứu chữa nhưng gia đình thì lại bị thiếu hụt tài chánh. Xin ông bà cũng đừng quá buồn phiền đến như vậy. Tôi xin mời ông bà cùng ra quán nước ngoài kia để chúng ta nói chuyện, biết đâu tôi có thể giúp ông bà gở rối chuyện đang làm cho ông bà đau buồn.
Nhà văn Hà Phương Lâm vội lấy tay áo lau đôi giòng lệ và hỏi:
– Ông... ông là bác sĩ ở bệnh viện này ?
– Không, tôi không phải là bác sĩ. Tôi cũng là bệnh nhân nhưng...
– Ông... ông biết gì chuyện của tôi và ông sẽ giúp gì?
– Tôi biết ông là nhà văn Hà Phương Lâm rất nổi tiếng mà tôi từng đọc say mê những tác phẩm của ông. Không ngờ tôi có cơ duyên nên mới được hội ngộ cùng ông tuy trong hoàn cảnh không lấy gì làm thích thú cho lắm. Nào, bây giờ thì chúng ta nên đi khỏi cái chỗ buồn thảm này thôi rồi tôi sẽ tìm cách giúp ông.
Nói xong Hải đứng lên chờ đợi nhưng vợ chồng nhà văn Hà Phương Lâm còn ngập ngừng như không tin vào những gì Hải nói nên chưa muốn rời khỏi chỗ ngồi. Thấy vợ chồng nhà văn chưa đáp ứng lời mời của mình, nên Hải phải đưa tay dìu ông nhà văn đứng dậy. Ông nhà văn miễn cưỡng cùng vợ đứng lên theo Hải ra khỏi bệnh viện.
Sau khi nước được đem ra cho ba người, Hải nói:
– Tôi xin giới thiệu tên tôi là Hải. Tuổi tôi nhỏ hơn ông bà cũng khoảng từ mười lăm đến hai mươi tuổi nên xin ông bà cho phép tôi gọi ông bà là cô chú và xưng cháu cho được thân mật. Bây giờ xin... chú nói rõ mọi việc xem cháu có thể giúp gì chú được không.
Từ nãy giờ vợ chồng nhà văn Hà Phương Lâm cứ hết nhìn Hải rồi lại nhìn nhau và cũng chưa biết nên nói gì vì hai người chưa lường được chuyện gì sẽ xảy ra.
Một người đàn ông ăn mặc thật sang trọng và với gương mặt thật trí thức như Hải lại đối xử quá lịch sự với phong cách thật văn minh trong một xã hội mà từ vài chục năm qua con người luôn đối xử với nhau bằng những sự giả dối và sẵn sàng hãm hại lẫn nhau, nên vợ chồng ông không khỏi áy náy. Trong phút chốc ông nhà văn Hà Phương Lâm cũng quên được nỗi muộn phiền đã làm cho hai vợ chồng phải rơi lệ. Nhà văn Hà Phương Lâm nhìn Hải như cố tìm câu trả lời về những khúc mắc đang chất chứa trong đầu ông, nhưng ông đành lắc đầu:
– Ông... ông nói như vậy thì chúng tôi... nghe vậy. Thật ra thì chuyện của tôi nó trầm trọng lắm chứ không phải đơn giản đâu ông ạ. Tôi bị bệnh tim đến thời kỳ nặng cần phải mổ gấp nhưng... nhưng...
– Cháu đã nghe chị thư ký bệnh viện nói sơ qua cái khó khăn về tài chánh của chú rồi, nhưng chưa rõ lắm. Chú cứ tự nhiên nói xem cháu có thể giúp gì chú được không.
– Tôi... tôi với... cháu không quen biết gì mà... cháu nói như vậy làm tôi thật khó nghĩ.
– Chuyện khó nghĩ hay dễ nghĩ thì để sau này rồi có dịp cháu sẽ cho cô chú biết. Hiện tại thì cái khó khăn cho cô chú là sao?
– Nói thật với... cháu là gia đình tôi chỉ có được khoảng hai triệu đồng thôi, đó là tính luôn việc bán các món đồ dùng trong nhà. Bệnh viện đòi tôi phải đóng đến... hai trăm triệu đồng để được mổ tim. Với số tiền lớn lao đó thì làm sao chúng tôi có được. Tôi nghĩ có lẽ số của tôi đến đây là chấm dứt nên vợ chồng tôi buồn lắm và vì vậy chúng tôi không thể không khóc được.
– Số tiền đó quả thật là lớn... trong lúc này. Phải chi cháu gặp cô chú khoảng vài tháng trước đây thì chuyện đó không có gì phải bận tâm cả. Nhưng... nhưng cũng chưa phải là tuyệt vọng lắm đâu cô chú ạ.
Hải nhìn ông nhà văn mà anh mến mộ từ khi vừa bước chân lên bậc thềm trung học. Ngày đó anh cũng say mê đọc những tác phẩm do ông viết về những chuyện tình thật lãng mạn và tuyệt đẹp của những cô cậu đang miệt mài dưới những mái trường và chưa hề biết đến nỗi khổ đau của cuộc sống thực tế. Hải châu đôi chân mày lại cố suy nghĩ tìm phương cách giải quyết chuyện khó khăn cho người mà anh hằng mong ước được gặp gỡ. Một lúc sau anh nói:
– Hiện tại cháu có ở đây tổng cộng là một trăm hai mươi triệu ba trăm mười bảy ngàn. Lát nữa chúng ta vào đóng trước một trăm triệu cho bệnh viện. Số một trăm triệu còn lại cháu sẽ cố chạy cho đủ. Điều cần trước tiên là phải đóng trước số tiền đó để bệnh viện chọn ngày mổ sớm cho chú.
Nói xong Hải liếc thật nhanh về phía ông nhà văn rồi quay đi nhìn vào khoảng không trước mặt. Có lẽ nhà văn Hà Phương Lâm vẫn chưa tin những gì mà ông vừa được nghe nên ông cứ há hốc cái miệng ra mà không thốt lên được một lời nào. Hải trả tiền nước rồi nắm tay ông nhà văn đi trở lại bệnh viện.
Vị bác sĩ phụ trách mổ tim đang nói gì đó với người thủ quỹ bệnh viện rồi đi lại chỗ Hải ngồi và mời anh đến đóng tiền và làm thủ tục.
– Bệnh tình của thân nhân anh khá nguy hiểm nên bác sĩ quyết định ba tuần nữa sẽ mổ. Nghĩa là ngày mổ sẽ là ngày hai mươi bảy Tết. Bây giờ xin anh đóng trước phân nửa số tiền như anh và bác sĩ phụ trách đã có nói chuyện. Số tiền còn lại xin anh thanh toán trước ngày mổ bốn ngày, tức là vào ngày hai mươi ba Tết; là ngày đưa ông Táo về trời. Nếu đóng tiền không đúng thời hạn thì chúng tôi sẽ đôn bệnh nhân khác lên và như vậy người nhà của anh sẽ phải chờ đợi mà thời gian bao lâu thì tôi không biết được. Nếu từ nay đến ngày mổ mà người nhà của anh qua đời thì chúng tôi hoàn trả lại đầy đủ số tiền đã đóng hôm nay. Trước ngày mổ một tuần mà có thông báo xin ngưng mổ thì bị mất năm phần trăm. Sau ngày mổ là năm mươi phần trăm. Đây là bản điều lệ, xin anh xem lại cho kỹ và ký tên vào đây.
Chị thủ quỹ vừa nói với Hải nhưng đồng thời chị cũng lấy cuốn biên nhận ra ghi chép. Hải không muốn xem bản điều lệ viết gì và thắc mắc gì về lời nói của chị thủ quỹ. Hải ra dấu mời phu nhân nhà văn Hà Phương Lâm đến ký tên.
Đứng trước cửa bệnh viện chờ đón xe về nhà, Hải nói với vợ chồng nhà văn Hà Phương Lâm:
– Xong, coi như bước một đã xong. Bây giờ đến bước thứ hai là chạy số tiền còn lại. Cô chú cứ yên tâm, cháu sẽ lo được số tiền đó không khó lắm. Tết này coi như chú sẽ ăn Tết trong bệnh viện nhưng sau đó thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn với chú.
Hải cố gắng nói câu đó cách quả quyết nhưng trong đầu anh đang ngổn ngang mọi lo âu vì chính anh cũng chưa biết làm cách nào để có số tiền lớn đó trong vòng nửa tháng nữa. Cho đến lúc này nhà văn Hà Phương Lâm vẫn không biết phải nói gì với Hải. Có lẽ sự việc xảy ra quá bất ngờ nên làm nhà văn bối rối nhiều. Chiều cùng ngày, Hải từ giã vợ chồng nhà văn để trở về Sàigòn và hẹn sẽ cùng gặp lại nhau đúng ngày đóng tiền lần thứ hai cho bệnh viện.

***
– Anh Hà Phương Lâm. Anh xúc động và khóc hoài như vậy vừa làm tổn hại cho trái tim anh mà còn làm tôi đây cũng muốn khóc theo anh luôn.
– Xin lỗi anh, mỗi lần nhắc lại chuyện này thì không bao giờ tôi không khỏi bị xúc động mạnh. Câu chuyện này chúng tôi đã giữ trong lòng hơn một năm nay và ngày nào, giờ nào, vợ chồng chúng tôi cũng mong ngóng vị ân nhân trở lại hoặc mong nhận được tin. Anh là người trong Hội Nhà Văn Hải ngoại nên tôi tâm sự với anh và xin anh ráng giúp chúng tôi tìm ra vị ân nhân đó.
– Lần cuối cùng anh gặp vị ân nhân đó là lúc nào và có hình ảnh hay đặc điểm gì để chúng tôi khả dĩ có thể tìm giúp anh không?
– Không có hình ảnh gì cả anh ạ. Sau khi vị ân nhân trở về lại Sàigòn cùng buổi chiều hôm đó. Chúng tôi không chờ đợi vị ân nhân trở lại nhưng luôn cầu xin cho vị ân nhân được mọi sự bình an. Nếu vì lý do gì đó mà vị ân nhân không quay lại thì tôi hoàn toàn không có gì buồn cả vì vị ân nhân đó đã thực tâm và hết lòng muốn giúp đỡ chúng tôi. Ngay đêm trước ngày hẹn cuối cùng để đóng tiền đợt hai, đêm đó tôi vẫn còn nhớ mãi trong đầu vì đó là một đêm thật lạnh lẽo khác thường hơn những năm trước. Khi chúng tôi chuẩn bị đi ngủ thì vị ân nhân đó xuất hiện trước cửa. Việc đầu tiên là vị ân nhân đó nhờ bà xã tôi mua cho một tô phở thật lớn. Từ lúc vô nhà cho đến khi lên giường ngủ, vị ân nhân đó không nói gì cả ngoài cái câu lúc mới đến đó là: “Cháu đã kiếm đủ số tiền đó rồi cô chú ạ. Ngày mai chúng ta đến bệnh viện đóng tiền. Cầu xin ơn trên phù hộ cho chú mọi sự được an lành”. Tôi quan sát kỹ vị ân nhân đó trong lúc ăn phở thì thấy ở nơi chú ấy có một sự thay đổi, đó là chiếc nhẫn hột xoàn nơi tay chú ấy đã biến mất. Sợi dây chuyền to bản nơi cổ chú ấy cũng biến mất. Hình hài chú ấy cũng mất đi ít ra là hai ba ký lô. Hình như vị ân nhân cũng đoán được cái nhận xét của tôi nên chú ấy làm như hốt hoảng và nói là đã để quên chiếc nhẫn và sợi dây chuyền ở khách sạn. Ngày hôm sau, sau khi đóng đủ số tiền đợt hai thì vị ân nhân xin trở về lại Sàigòn ngay để tìm chiếc nhẫn và sợi dây chuyền.
Kể đến đây, nhà văn Hà Phương Lâm lại bị xúc động và ông lại khóc.
– Anh Hà Phương Lâm cố gắng kể hết câu chuyện cho chúng tôi được rõ. Nếu anh thấy không tiện thì để một lúc khác kể tiếp cũng được.
– Xin lỗi anh, tôi sẽ kể tiếp đây. Chúng ta là những nhà văn, mà đã là nhà văn thì chúng ta có đầu óc tưởng tượng rất phong phú để viết lên những câu chuyện mới lạ cống hiến cho độc giả. Dù tôi có óc tưởng tượng đến thế nào đi chăng nữa thì cái câu chuyện của vị ân nhân mà tôi đang kể cho anh nghe, tôi sẽ không bao giờ tưởng tượng nổi là nó có thật anh ạ.
Nhà văn Hà Phương Lâm ngưng nói để đón ly nước mát từ tay người vợ thân yêu đã cùng chia ngọt xẻ bùi với ông hơn năm mươi năm qua. Sau khi uống hớp nước mát. Nhà văn kể tiếp:
– Sau ngày mổ tim một ngày. Lúc này tôi vẫn còn mê và sau này bà xã tôi kể lại là hôm đó vị ân nhân đã đến bên giường bệnh thăm tôi và có nói chuyện nhiều với vị bác sĩ giải phẫu. Sau đó vị ân nhân đưa cho bà xã tôi một bao thư và dặn là, khi nào tôi hoàn toàn bình phục thì mới trao cho tôi. Từ hôm đó đến nay vị ân nhân đó đã không còn quay trở lại nữa. Khi tôi đã hoàn toàn bình phục, tôi mở thư ra đọc thì... đây, cái thư đó đây anh hãy đọc rồi sẽ rõ.
Nhà văn Hà Phương Lâm từ từ đứng lên đi đến bên ngăn kéo bàn giấy lấy ra một cái thư và đưa cho người bạn trong Hội Nhà Văn Hải ngoại đọc.
 
Sàigòn, Thủ Đô yêu thương muôn thuở, 28 Tết năm 20..
“Chú Hà Phương Lâm thương mến.
Lời đầu tiên của cháu là kính chúc gia đình cô chú luôn được nhiều vui, đẹp và hạnh phúc mà Thượng Đế đã ban cho. Vinh hạnh nhất trên đời. Mặc dầu mỗi chúng ta đều có một định mệnh riêng biệt. Lúc chú đọc thư này thì chú đã hoàn toàn qua khỏi sự nguy hiểm của bệnh tim và rồi sẽ từ từ mạnh khỏe lại như xưa. Bác sĩ phụ trách giải phẩu đã quả quyết với cháu như vậy. Xin chúc mừng chú và cô!
Bây giờ cháu xin được tâm sự với chú về những chuyện đã xảy ra giữa ba người chúng ta trong thời gian vừa qua. Cháu thật không thể nào ngờ trong đời cháu lại chứng kiến một chuyện cứ tưởng như chỉ có trong những truyện tưởng tượng của các nhà văn mà thôi. Có lẽ đúng như vậy chú Hà Phương Lâm ạ. Một người không quen biết gì với chú mà chỉ trong một lần gặp gỡ ngắn ngủi lại sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để giúp chú mà không đòi hỏi một điều gì... Trong cái đất nước này, thành phần có dư tiền dư của là thành phần đang thao túng xứ sở quê hương mình, nhưng bọn đó thì không bao giờ có lòng từ tâm cả. Có lẽ vì cũng nghĩ như vậy nên chú cứ như người luôn trong thế thủ chờ đợi đối phương là cháu tung đòn ra. Thật ra thì nguyên nhân nó khởi nguồn cũng từ một truyện ngắn của chú viết vào thập niên sáu mươi cho lứa tuổi học sinh chuẩn bị là sinh viên đại học và sau đó sẽ ra giúp đời. Truyện ngắn mà cháu đang đề cập đến có cái tựa là ‘Hương Xuân'. Chú còn nhớ chú đã viết truyện đó như thế nào không? Chú đã viết về những mùa xuân thanh bình dưới bầu trời miền Nam thân yêu của chúng ta ngày đó. Bối cảnh là vùng có sông Hương và núi Ngự thơ mộng, nơi mà tiền nhân của chúng ta đã bỏ bao công sức để dựng lên một kinh thành hùng tráng để từ nơi đó tiến dần về phương Nam mở mang đất nước rộng lớn như ngày nay. Trong truyện ngắn đó có hai nhân vật, một nam một nữ và còn là học sinh đang trong độ tuổi mới lớn. Hai người đó đã yêu nhau và rồi cuối cùng được chung sống bên nhau sau khi đã vượt qua được những trắc trở do bởi bốn chữ ‘môn đăng hộ đối'. Người nữ sinh trong truyện của chú thuộc dòng dõi vua chúa nên cô ta có cái tên vừa dài và vừa thật quý phái là: Công Tằng Tôn Nữ Mai Hương Xuân. Chú đã lấy tên của người con gái quý phái đó làm cái tựa cho tập truyện ngắn của chú. Người nam sinh bạn của cô Hương Xuân là anh chàng nhà nghèo nhưng rất có bản lãnh và học rất giỏi. Anh chàng thư sinh đó có tên là Trần Thanh Hải.
Chú Hà Phương Lâm thân mến ơi!
Chú có biết rằng tên của hai nhân vật trong truyện ngắn của chú cũng trùng tên với cháu và tên của cô bạn học cùng lớp đệ nhị với cháu không. Cô bạn gái của cháu cũng thuộc dòng dõi quan lại thời xa xưa và nhà cô ấy giàu có tiếng ở vùng Cao Nguyên đất đỏ. Ba cô ấy là vị sĩ quan cao cấp đang phục vụ tại Bộ Tư lệnh Quân Đoàn Hai. Vùng đất đỏ Cao Nguyên quanh năm mù sương đó cũng là nơi mà cô Hương Xuân và cháu đã được sinh ra rồi lớn lên và rồi yêu nhau. Gia đình cháu, bản thân cháu cũng nghèo hèn như nhân vật trong truyện Hương Xuân của chú vậy. Chỉ có khác một chút là cháu học không giỏi nhưng cũng rất có bản lãnh. Cả hai nhân vật nam và nữ bằng xương bằng thịt cũng yêu nhau và rồi cũng được hai bên gia đình chấp nhận cho sống bên nhau sau khi cũng trải qua bao sóng gió bởi sự phân cách rất lạc hậu vào thời đó. Tại sao lại có một sự tình cờ đến như vậy được hả chú Hà Phương Lâm của cháu. Cháu còn nhớ khi cháu cùng thằng bạn thân đọc xong truyện ngắn Hương Xuân của chú thì cháu đã nói một câu mà có lẽ chỉ khi nào cháu không còn hiện diện trên cõi đời này nữa thì cháu mới quên được. Vào một ngày kia, cháu nói với thằng bạn thân: “Đ.M. cái ông nhà văn Hà Phương Lâm nào đó sao mà viết hay quá vậy mậy. Ông ấy viết truyện mà cứ như ổng là người nhà của tao không bằng. Cả một câu chuyện do ông ấy tưởng tượng ra lại không khác với hiện thực của hai đứa tụi tao là mấy, nếu không muốn nói là nó đúng đến chín mươi lăm phần trăm. Tao bái phục ông nhà văn này quá. Nếu sau này tao được diễm phúc gặp ông Hà Phương Lâm dù là trong bất cứ hoàn cảnh nào thì tao cũng sẽ quỳ xuống lạy ông ấy ba lạy và gọi là thầy để xin thọ giáo.”
Xin chú tha lỗi cho cháu! Ngày đó cháu còn trẻ người non dạ nên ăn nói quá hồ đồ. Hôm nay cháu vẫn muốn ghi lại trung thực cái câu nói năm xưa mà không sợ chú buồn lòng là vì cháu... đã có lời xin lỗi chú.
Hai nhân vật trong truyện ngắn của chú đã được chú cho yêu nhau rồi lấy nhau cũng vào một mùa xuân thật đẹp trên quê hương ngày cũ. Rồi chú đã cho kết thúc mối tình thơ mộng đó cũng vào một mùa xuân.
Ba ngày Tết đã trôi qua êm đềm trên quê hương và nơi vùng đất Thần Kinh cổ kính kia. Nàng Hương Xuân đã bao ngày khắc khoải chờ đợi trong niềm hy vọng sẽ có một cái Tết sum họp cùng chồng nhưng rồi niềm hy vọng đó đã tan theo mây cùng gió. Sáng ngày mồng bốn Tết, nàng Hương Xuân nhận được tin chồng đã ra đi vĩnh viễn trong một trận chiến tự vệ do kẻ thù từ phương Bắc gây ra ngay trong đêm giao thừa. Mối tình đẹp - Thật đẹp và thật lãng mạn quá chú hả, nhưng lại kết thúc quá đau buồn. Những ngày còn lại trong cuộc sống của nàng Hương Xuân xứ Thần Kinh cũng giống như bao trăm ngàn người goá phụ đang sống trong cái đất nước đầy đau thương và tủi hờn do chiến tranh xâm lăng từ phương Bắc khởi xướng. Hai nhân vật có thật bằng xương bằng thịt, có cùng tên và cùng cảnh ngộ như trong truyện của chú cũng được yêu nhau trong dịp đầu Xuân. Một mùa xuân mà mãi mãi người Việt Nam đang sống và cả những người đã chết trong mùa xuân năm đó sẽ không bao giờ quên được bởi vì đó là một mùa xuân kinh hoàng do một đám khỉ từ những cánh rừng kéo ra và giết hại thật dã man những đồng bào vô tội trong những ngày đầu xuân đó. Xuân Mậu Thân 1968 có lẽ ngàn đời không bao giờ bị phai mờ trong trí nhớ của người Việt Nam bởi lịch sử đã ghi lại trung thực những hành động man rợ của bọn khỉ rừng xanh đã gây ra nơi quê hương của hai nhân vật trong truyện ngắn Hương Xuân của chú và, trên toàn lãnh thổ miền Nam thân yêu của chúng ta.
Bảy năm sau cái mùa xuân đau thương đó – lại cũng là mùa xuân – người con gái đài các bằng xương bằng thịt có cái tên Công Tằng Tôn Nữ Mai Hương Xuân và anh chàng thư sinh nghèo hèn Trần Thanh Hải cùng theo đoàn người bỏ chạy khỏi nơi chôn nhau cắt rún và chôn nhiều kỷ niệm của thời thơ ấu. Người cha thân yêu của Hương Xuân đã bị bắt trên đường rút lui và sau này được biết tin là đã bị những con quỷ đội lốt người hành hạ đến bỏ thây nơi rừng hoang nước độc. Hai người trẻ yêu nhau đã dìu nhau chạy trối chết và đến được một vùng đầy băng giá và đầy tình người của đất nước xa lạ. Hương Xuân và cháu cố tạo dựng đời sống mới trên xứ người bằng đủ mọi công việc bằng tay chân. Sau bao năm chắt chiu dành dụm, cháu đem về quê hương một số vốn khá lớn với hoài bão làm một việc gì đó hữu ích giúp cho quê hương. “Quê hương mình dù có còn nghèo, dù có còn khổ nhưng đó vẫn là quê hương mình.” Cháu nghĩ vậy và cháu đã lầm to chú ạ. Nơi mà chúng ta gọi là quê hương nó đã hoàn toàn không còn như những gì của ngày xưa nữa. Hương Xuân của cháu đã can ngăn cháu nhiều lần nhưng cháu nhất quyết không nghe nên Hương Xuân buồn giận và ‘nó' đã nhờ luật sư làm thủ tục để hai đứa được chia tay. Hương Xuân của cháu hành động hoàn toàn đúng! Tất cả mọi lỗi lầm đều do cháu gây ra cả nên cháu phải gánh chịu. Ngày gặp chú trong bệnh viện ở thành phố Mỹ Tho cháu đã đến bên chú nhưng không quỳ cả hai chân và lạy để gọi chú là thầy và mong được thọ giáo như lời ước năm xưa nhưng, cháu có quỳ một chân. Chắc lúc đó chú không để ý bởi chú có quá nhiều chuyện phải lo. Cháu không muốn thọ giáo ở chú nữa bởi vì từ sau cái mùa xuân năm đó, hơn một chục năm sau, cháu được thằng bạn thân năm xưa gởi qua cho cháu cuốn sách chú mới viết sau này có cái tựa rất kêu: “Những Thiên Thần Bé Nhỏ Trong Xã Hội Mới”. Nội dung cuốn sách chú viết về lứa tuổi nhi đồng quàng khăn đỏ nhưng chú đã không có cái can đảm và trung thực của người viết văn. Vào thời gian đó, những thiên thần bé nhỏ của chú đến trường với cái bụng không bao giờ được no bởi chúng nó chỉ được lót vài củ khoai lang hay khoai mì gì gì đó mà thôi. Các thiên thần bé nhỏ của chú mỗi tuần hai ba lần phải thi đua làm kế hoạch nhỏ như đi lượm giấy, lượm rác, vân vân và vân vân. Đọc hết cuốn sách đó, cháu vẫn bái phục chú ở cái chỗ chú đã không ngu và xu nịnh để phải dùng những từ ngữ xa lạ và đôi khi rỗng tuếch mới được du nhập vào miền Nam của chúng ta như: hồ hởi thay vì vui vẻ, động cơ thay vì nguyên nhân. Trăn trở, quá trình, đăng ký, vân vân và vân vân. Bẵng đi một thời gian, hỏi thăm thì bạn cháu cho biết có lẽ tác giả cũng cảm thấy ê chề với cuộc sống mới nên có thể cũng đã từ giã nghề viết văn rồi vì không thấy sách được in nữa.
Trong xã hội của chúng ta hôm nay, như chú cũng đã biết, học sinh bây giờ không như tụi chúng cháu ngày xưa. Học sinh bây giờ can đảm hơn xưa nhiều lắm, chúng nó dám chửi và, đôi khi đã đánh lại thầy cô. Tụi nó cũng đã khôn khéo biết gian lận, biết cóp pi bài vở của nhau trong các kỳ thi. Nhiều nữ sinh, sinh viên đã tiến bộ hơn, thích sử dụng điện thoại cầm tay nên luôn đem theo trong người để khi có ai cần thì có mặt ngay mà ngôn từ trong nước thường gọi là ‘gái gọi'. Thầy cô bây giờ cũng biết kinh doanh trong học đường như đổi tình lấy điểm và ăn chận thức ăn của các ‘Thiên thần bé nhỏ trong xã hội hôm nay'.
Chú Hà Phương Lâm thương mến.
Tài sản của cháu gom góp lại chỉ còn khoảng hơn mười ba ngàn đô la Mỹ. Cháu quyết định đi một vòng thăm vùng đất Hậu Giang cho biết quê hương mình trước khi từ giã cõi đời. Cháu có mặt trong bệnh viện của thành phố Mỹ Tho hôm gặp chú, đó là chặng dừng chân thứ hai sau khi đã ngủ một đêm ở chặng thứ nhất là thị xã Long An. Hôm cháu có mặt trong bệnh viện là cháu đang tìm mua thuốc độc để quyên sinh nhưng người tài xế lại đưa cháu vào bệnh viện và cơ may cho cháu là trước khi thực hành ý nguyện thì đã được gặp chú. Cháu quyết định từ giã cõi đời chú ạ. Cháu phải tự hủy hoại thân mình khi hai bàn tay đã hoàn toàn trắng sạch và cũng vì thất vọng nhiều về những gì cháu đã chứng kiến trong xã hội hôm nay. Hơn bốn mươi năm qua rồi mà quê hương mình vẫn chìm trong sự nghi kỵ và chia rẽ. Nếu cháu quyết định ở lại quê hương thì cháu không còn phương tiện để để sinh sống vả lại cháu càng thêm tức tối và đau buồn hơn khi thấy một lũ người ngu xuẩn chỉ nghĩ đến bè phái để áp bức người dân và không muốn trao trả cho người dân cái quyền tự do. Nếu cháu có trở về lại nơi đã cưu mang cháu trong vài chục năm qua thì cũng không còn nhà để mà về. Cuộc tình và cuộc sống thật của Công Tằng Tôn Nữ Mai Hương Xuân và Trần Thanh Hải được kết thúc cũng đau thương không kém gì như hai nhân vật trong truyện ngắn Hương Xuân của chú viết hơn bốn mươi năm về trước, có phải vậy không chú? Từ nay, cứ mỗi dịp xuân về trên quê hương, cháu sẽ gởi đến cô chú một cái thiệp chúc xuân và cháu sẽ kể về cuộc sống của cháu hiện tại. Nếu vào dịp xuân về mà cô chú không nhận được thiệp của cháu thì: Một là cháu đã qua đời. Hai là cháu đang bị tù tội. Nếu cháu mà bị tù tội thì chắc chắn sẽ không phải là tù thường phạm!
Kính chúc cô chú luôn Vui - Khỏe và Hanh Phúc!!!
Cháu Trần Thanh Hải.
Người bạn trong Hội Nhà Văn Hải ngoại để bức thư trên bàn và ông gở cái kiếng đeo mắt ra lau kiếng rồi lau mắt. Với giọng nói đầy xúc động, người bạn trong Hội Nhà Văn Hải Ngoại hỏi:
– Bao lâu rồi anh Lâm chưa nhận được thiệp của Hải?
– Tết này là cái Tết đầu tiên anh ạ. /.
Topa (Hòa Lan)
( HNPĐ )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Hương Xuân - Topa

( HNPĐ )Thành phố Mỹ Tho vào những ngày cuối năm thời tiết vẫn không được mát như Hải nghĩ khi anh trên đường từ Sàigòn xuống đây. Bệnh viện Mỹ Tho trong ngày này số người đến khám bệnh vẫn đông đúc ra vào tấp nập như bệnh viện Từ Dũ ở Sàigòn



( HNPĐ )
Thành phố Mỹ Tho vào những ngày cuối năm thời tiết vẫn không được mát như Hải nghĩ khi anh trên đường từ Sàigòn xuống đây. Bệnh viện Mỹ Tho trong ngày này số người đến khám bệnh vẫn đông đúc ra vào tấp nập như bệnh viện Từ Dũ ở Sàigòn mà mấy ngày trước Hải đã thấy khi anh đi qua đó. Hải đếm nhẩm số người đang ngồi ở hai hàng ghế dài để chờ vào khám bệnh và anh cảm thấy không còn kiên nhẫn được nữa. “Có lẽ phải đi nơi khác thôi”, Hải nghĩ vậy. Anh có mặt trong bệnh viện này cũng vì người tài xế đã không hiểu ý của anh, hoặc có thể là anh đã diễn đạt không được rõ ràng.
Hải lại nhìn quanh cái bệnh viện và nhìn đám người bệnh hoạn đứng ngồi lộn xộn mà trong lòng càng thêm ngao ngán. Anh chép miệng lẩm bẩm “Tết sắp đến nơi rồi mà người bệnh vẫn đến đông quá và người chết thì vẫn cứ... không ngưng.” Hải nhìn về phía phòng cấp cứu, anh thấy đôi vợ chồng già đang ôm nhau khóc mùi mẫn, anh nghĩ: “lại một người nữa qua đời”. Mười phút trước đây đã có một người từ giã cõi đời khi các nhân viên bệnh viện khiêng cái xác ngang qua mặt Hải. Chị thư ký có nhiệm vụ ghi tên tuổi bệnh nhân mới vào thấy Hải nhìn mãi về phía đôi vợ chồng già đang ôm nhau khóc, chị rướn người về phía Hải để nói nhỏ cho vừa đủ anh nghe:
– Tội nghiệp lắm anh. Ông ấy là nhà văn nổi tiếng thời… trước đây, bây giờ đang trong cảnh bệnh nặng mà lại không có đủ tiền để chữa trị. Tội nghiệp lắm anh ơi.
Nói xong, chị thư ký toan đi lại cái tủ đựng hồ sơ của bệnh nhân thì Hải vội hỏi theo:
– Này chị, chị vừa nói ông ấy là nhà văn nổi tiếng thời trước, vậy ông ấy tên gì và bị bệnh gì mà sao lại khóc thảm thiết vậy?
– Ông ấy là văn sĩ Hà Phương Lâm nổi tiếng với những tác phẩm viết về tình yêu học trò của tuổi mới lớn. Truyện của ông viết rất tình cảm và rất lãng mạn. Ai đã từng ngồi dưới những mái trường của miền Nam này vào cái thời... của chúng ta thì hầu như đều có đọc các tác phẩm của ông. Ông ấy bị bệnh tim cần phải mổ gấp mà gia đình thì lại không có tiền. Có lẽ số của ông ấy đến đây...
Chị thư ký bỏ lửng câu nói nửa chừng và đi tới cái tủ đựng hồ sơ bệnh nhân. Nhìn chị thư ký rồi nhìn về phía ông nhà văn, Hải không thể ngờ tác giả Hà Phương Lâm mà anh hằng mến mộ và mong ước được gặp gỡ lại đang ngồi cách xa anh không bao nhiêu bước chân. Hải nhìn chị thư ký và đoán chị ta cũng xấp xỉ tuổi anh nên chị mới nói “thời của chúng ta”. Chắc chắn chị đã từng đọc sách của ông nhà văn đó và chị cũng đã trải qua những kỷ niệm tình yêu lãng mạn thời thanh xuân nên chị có vẻ xúc động khi nói về những kỷ niệm.
Hải đi đến bên vợ chồng nhà văn Hà Phương Lâm. Anh quỳ một gối xuống ngay bên dưới chân ông nhà văn làm đôi vợ chồng già ngạc nhiên và liền ngừng khóc.
– Thưa ông, tôi vừa được chị thư ký của bệnh viện cho biết ông đang bị bệnh nặng cần cứu chữa nhưng gia đình thì lại bị thiếu hụt tài chánh. Xin ông bà cũng đừng quá buồn phiền đến như vậy. Tôi xin mời ông bà cùng ra quán nước ngoài kia để chúng ta nói chuyện, biết đâu tôi có thể giúp ông bà gở rối chuyện đang làm cho ông bà đau buồn.
Nhà văn Hà Phương Lâm vội lấy tay áo lau đôi giòng lệ và hỏi:
– Ông... ông là bác sĩ ở bệnh viện này ?
– Không, tôi không phải là bác sĩ. Tôi cũng là bệnh nhân nhưng...
– Ông... ông biết gì chuyện của tôi và ông sẽ giúp gì?
– Tôi biết ông là nhà văn Hà Phương Lâm rất nổi tiếng mà tôi từng đọc say mê những tác phẩm của ông. Không ngờ tôi có cơ duyên nên mới được hội ngộ cùng ông tuy trong hoàn cảnh không lấy gì làm thích thú cho lắm. Nào, bây giờ thì chúng ta nên đi khỏi cái chỗ buồn thảm này thôi rồi tôi sẽ tìm cách giúp ông.
Nói xong Hải đứng lên chờ đợi nhưng vợ chồng nhà văn Hà Phương Lâm còn ngập ngừng như không tin vào những gì Hải nói nên chưa muốn rời khỏi chỗ ngồi. Thấy vợ chồng nhà văn chưa đáp ứng lời mời của mình, nên Hải phải đưa tay dìu ông nhà văn đứng dậy. Ông nhà văn miễn cưỡng cùng vợ đứng lên theo Hải ra khỏi bệnh viện.
Sau khi nước được đem ra cho ba người, Hải nói:
– Tôi xin giới thiệu tên tôi là Hải. Tuổi tôi nhỏ hơn ông bà cũng khoảng từ mười lăm đến hai mươi tuổi nên xin ông bà cho phép tôi gọi ông bà là cô chú và xưng cháu cho được thân mật. Bây giờ xin... chú nói rõ mọi việc xem cháu có thể giúp gì chú được không.
Từ nãy giờ vợ chồng nhà văn Hà Phương Lâm cứ hết nhìn Hải rồi lại nhìn nhau và cũng chưa biết nên nói gì vì hai người chưa lường được chuyện gì sẽ xảy ra.
Một người đàn ông ăn mặc thật sang trọng và với gương mặt thật trí thức như Hải lại đối xử quá lịch sự với phong cách thật văn minh trong một xã hội mà từ vài chục năm qua con người luôn đối xử với nhau bằng những sự giả dối và sẵn sàng hãm hại lẫn nhau, nên vợ chồng ông không khỏi áy náy. Trong phút chốc ông nhà văn Hà Phương Lâm cũng quên được nỗi muộn phiền đã làm cho hai vợ chồng phải rơi lệ. Nhà văn Hà Phương Lâm nhìn Hải như cố tìm câu trả lời về những khúc mắc đang chất chứa trong đầu ông, nhưng ông đành lắc đầu:
– Ông... ông nói như vậy thì chúng tôi... nghe vậy. Thật ra thì chuyện của tôi nó trầm trọng lắm chứ không phải đơn giản đâu ông ạ. Tôi bị bệnh tim đến thời kỳ nặng cần phải mổ gấp nhưng... nhưng...
– Cháu đã nghe chị thư ký bệnh viện nói sơ qua cái khó khăn về tài chánh của chú rồi, nhưng chưa rõ lắm. Chú cứ tự nhiên nói xem cháu có thể giúp gì chú được không.
– Tôi... tôi với... cháu không quen biết gì mà... cháu nói như vậy làm tôi thật khó nghĩ.
– Chuyện khó nghĩ hay dễ nghĩ thì để sau này rồi có dịp cháu sẽ cho cô chú biết. Hiện tại thì cái khó khăn cho cô chú là sao?
– Nói thật với... cháu là gia đình tôi chỉ có được khoảng hai triệu đồng thôi, đó là tính luôn việc bán các món đồ dùng trong nhà. Bệnh viện đòi tôi phải đóng đến... hai trăm triệu đồng để được mổ tim. Với số tiền lớn lao đó thì làm sao chúng tôi có được. Tôi nghĩ có lẽ số của tôi đến đây là chấm dứt nên vợ chồng tôi buồn lắm và vì vậy chúng tôi không thể không khóc được.
– Số tiền đó quả thật là lớn... trong lúc này. Phải chi cháu gặp cô chú khoảng vài tháng trước đây thì chuyện đó không có gì phải bận tâm cả. Nhưng... nhưng cũng chưa phải là tuyệt vọng lắm đâu cô chú ạ.
Hải nhìn ông nhà văn mà anh mến mộ từ khi vừa bước chân lên bậc thềm trung học. Ngày đó anh cũng say mê đọc những tác phẩm do ông viết về những chuyện tình thật lãng mạn và tuyệt đẹp của những cô cậu đang miệt mài dưới những mái trường và chưa hề biết đến nỗi khổ đau của cuộc sống thực tế. Hải châu đôi chân mày lại cố suy nghĩ tìm phương cách giải quyết chuyện khó khăn cho người mà anh hằng mong ước được gặp gỡ. Một lúc sau anh nói:
– Hiện tại cháu có ở đây tổng cộng là một trăm hai mươi triệu ba trăm mười bảy ngàn. Lát nữa chúng ta vào đóng trước một trăm triệu cho bệnh viện. Số một trăm triệu còn lại cháu sẽ cố chạy cho đủ. Điều cần trước tiên là phải đóng trước số tiền đó để bệnh viện chọn ngày mổ sớm cho chú.
Nói xong Hải liếc thật nhanh về phía ông nhà văn rồi quay đi nhìn vào khoảng không trước mặt. Có lẽ nhà văn Hà Phương Lâm vẫn chưa tin những gì mà ông vừa được nghe nên ông cứ há hốc cái miệng ra mà không thốt lên được một lời nào. Hải trả tiền nước rồi nắm tay ông nhà văn đi trở lại bệnh viện.
Vị bác sĩ phụ trách mổ tim đang nói gì đó với người thủ quỹ bệnh viện rồi đi lại chỗ Hải ngồi và mời anh đến đóng tiền và làm thủ tục.
– Bệnh tình của thân nhân anh khá nguy hiểm nên bác sĩ quyết định ba tuần nữa sẽ mổ. Nghĩa là ngày mổ sẽ là ngày hai mươi bảy Tết. Bây giờ xin anh đóng trước phân nửa số tiền như anh và bác sĩ phụ trách đã có nói chuyện. Số tiền còn lại xin anh thanh toán trước ngày mổ bốn ngày, tức là vào ngày hai mươi ba Tết; là ngày đưa ông Táo về trời. Nếu đóng tiền không đúng thời hạn thì chúng tôi sẽ đôn bệnh nhân khác lên và như vậy người nhà của anh sẽ phải chờ đợi mà thời gian bao lâu thì tôi không biết được. Nếu từ nay đến ngày mổ mà người nhà của anh qua đời thì chúng tôi hoàn trả lại đầy đủ số tiền đã đóng hôm nay. Trước ngày mổ một tuần mà có thông báo xin ngưng mổ thì bị mất năm phần trăm. Sau ngày mổ là năm mươi phần trăm. Đây là bản điều lệ, xin anh xem lại cho kỹ và ký tên vào đây.
Chị thủ quỹ vừa nói với Hải nhưng đồng thời chị cũng lấy cuốn biên nhận ra ghi chép. Hải không muốn xem bản điều lệ viết gì và thắc mắc gì về lời nói của chị thủ quỹ. Hải ra dấu mời phu nhân nhà văn Hà Phương Lâm đến ký tên.
Đứng trước cửa bệnh viện chờ đón xe về nhà, Hải nói với vợ chồng nhà văn Hà Phương Lâm:
– Xong, coi như bước một đã xong. Bây giờ đến bước thứ hai là chạy số tiền còn lại. Cô chú cứ yên tâm, cháu sẽ lo được số tiền đó không khó lắm. Tết này coi như chú sẽ ăn Tết trong bệnh viện nhưng sau đó thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn với chú.
Hải cố gắng nói câu đó cách quả quyết nhưng trong đầu anh đang ngổn ngang mọi lo âu vì chính anh cũng chưa biết làm cách nào để có số tiền lớn đó trong vòng nửa tháng nữa. Cho đến lúc này nhà văn Hà Phương Lâm vẫn không biết phải nói gì với Hải. Có lẽ sự việc xảy ra quá bất ngờ nên làm nhà văn bối rối nhiều. Chiều cùng ngày, Hải từ giã vợ chồng nhà văn để trở về Sàigòn và hẹn sẽ cùng gặp lại nhau đúng ngày đóng tiền lần thứ hai cho bệnh viện.

***
– Anh Hà Phương Lâm. Anh xúc động và khóc hoài như vậy vừa làm tổn hại cho trái tim anh mà còn làm tôi đây cũng muốn khóc theo anh luôn.
– Xin lỗi anh, mỗi lần nhắc lại chuyện này thì không bao giờ tôi không khỏi bị xúc động mạnh. Câu chuyện này chúng tôi đã giữ trong lòng hơn một năm nay và ngày nào, giờ nào, vợ chồng chúng tôi cũng mong ngóng vị ân nhân trở lại hoặc mong nhận được tin. Anh là người trong Hội Nhà Văn Hải ngoại nên tôi tâm sự với anh và xin anh ráng giúp chúng tôi tìm ra vị ân nhân đó.
– Lần cuối cùng anh gặp vị ân nhân đó là lúc nào và có hình ảnh hay đặc điểm gì để chúng tôi khả dĩ có thể tìm giúp anh không?
– Không có hình ảnh gì cả anh ạ. Sau khi vị ân nhân trở về lại Sàigòn cùng buổi chiều hôm đó. Chúng tôi không chờ đợi vị ân nhân trở lại nhưng luôn cầu xin cho vị ân nhân được mọi sự bình an. Nếu vì lý do gì đó mà vị ân nhân không quay lại thì tôi hoàn toàn không có gì buồn cả vì vị ân nhân đó đã thực tâm và hết lòng muốn giúp đỡ chúng tôi. Ngay đêm trước ngày hẹn cuối cùng để đóng tiền đợt hai, đêm đó tôi vẫn còn nhớ mãi trong đầu vì đó là một đêm thật lạnh lẽo khác thường hơn những năm trước. Khi chúng tôi chuẩn bị đi ngủ thì vị ân nhân đó xuất hiện trước cửa. Việc đầu tiên là vị ân nhân đó nhờ bà xã tôi mua cho một tô phở thật lớn. Từ lúc vô nhà cho đến khi lên giường ngủ, vị ân nhân đó không nói gì cả ngoài cái câu lúc mới đến đó là: “Cháu đã kiếm đủ số tiền đó rồi cô chú ạ. Ngày mai chúng ta đến bệnh viện đóng tiền. Cầu xin ơn trên phù hộ cho chú mọi sự được an lành”. Tôi quan sát kỹ vị ân nhân đó trong lúc ăn phở thì thấy ở nơi chú ấy có một sự thay đổi, đó là chiếc nhẫn hột xoàn nơi tay chú ấy đã biến mất. Sợi dây chuyền to bản nơi cổ chú ấy cũng biến mất. Hình hài chú ấy cũng mất đi ít ra là hai ba ký lô. Hình như vị ân nhân cũng đoán được cái nhận xét của tôi nên chú ấy làm như hốt hoảng và nói là đã để quên chiếc nhẫn và sợi dây chuyền ở khách sạn. Ngày hôm sau, sau khi đóng đủ số tiền đợt hai thì vị ân nhân xin trở về lại Sàigòn ngay để tìm chiếc nhẫn và sợi dây chuyền.
Kể đến đây, nhà văn Hà Phương Lâm lại bị xúc động và ông lại khóc.
– Anh Hà Phương Lâm cố gắng kể hết câu chuyện cho chúng tôi được rõ. Nếu anh thấy không tiện thì để một lúc khác kể tiếp cũng được.
– Xin lỗi anh, tôi sẽ kể tiếp đây. Chúng ta là những nhà văn, mà đã là nhà văn thì chúng ta có đầu óc tưởng tượng rất phong phú để viết lên những câu chuyện mới lạ cống hiến cho độc giả. Dù tôi có óc tưởng tượng đến thế nào đi chăng nữa thì cái câu chuyện của vị ân nhân mà tôi đang kể cho anh nghe, tôi sẽ không bao giờ tưởng tượng nổi là nó có thật anh ạ.
Nhà văn Hà Phương Lâm ngưng nói để đón ly nước mát từ tay người vợ thân yêu đã cùng chia ngọt xẻ bùi với ông hơn năm mươi năm qua. Sau khi uống hớp nước mát. Nhà văn kể tiếp:
– Sau ngày mổ tim một ngày. Lúc này tôi vẫn còn mê và sau này bà xã tôi kể lại là hôm đó vị ân nhân đã đến bên giường bệnh thăm tôi và có nói chuyện nhiều với vị bác sĩ giải phẫu. Sau đó vị ân nhân đưa cho bà xã tôi một bao thư và dặn là, khi nào tôi hoàn toàn bình phục thì mới trao cho tôi. Từ hôm đó đến nay vị ân nhân đó đã không còn quay trở lại nữa. Khi tôi đã hoàn toàn bình phục, tôi mở thư ra đọc thì... đây, cái thư đó đây anh hãy đọc rồi sẽ rõ.
Nhà văn Hà Phương Lâm từ từ đứng lên đi đến bên ngăn kéo bàn giấy lấy ra một cái thư và đưa cho người bạn trong Hội Nhà Văn Hải ngoại đọc.
 
Sàigòn, Thủ Đô yêu thương muôn thuở, 28 Tết năm 20..
“Chú Hà Phương Lâm thương mến.
Lời đầu tiên của cháu là kính chúc gia đình cô chú luôn được nhiều vui, đẹp và hạnh phúc mà Thượng Đế đã ban cho. Vinh hạnh nhất trên đời. Mặc dầu mỗi chúng ta đều có một định mệnh riêng biệt. Lúc chú đọc thư này thì chú đã hoàn toàn qua khỏi sự nguy hiểm của bệnh tim và rồi sẽ từ từ mạnh khỏe lại như xưa. Bác sĩ phụ trách giải phẩu đã quả quyết với cháu như vậy. Xin chúc mừng chú và cô!
Bây giờ cháu xin được tâm sự với chú về những chuyện đã xảy ra giữa ba người chúng ta trong thời gian vừa qua. Cháu thật không thể nào ngờ trong đời cháu lại chứng kiến một chuyện cứ tưởng như chỉ có trong những truyện tưởng tượng của các nhà văn mà thôi. Có lẽ đúng như vậy chú Hà Phương Lâm ạ. Một người không quen biết gì với chú mà chỉ trong một lần gặp gỡ ngắn ngủi lại sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để giúp chú mà không đòi hỏi một điều gì... Trong cái đất nước này, thành phần có dư tiền dư của là thành phần đang thao túng xứ sở quê hương mình, nhưng bọn đó thì không bao giờ có lòng từ tâm cả. Có lẽ vì cũng nghĩ như vậy nên chú cứ như người luôn trong thế thủ chờ đợi đối phương là cháu tung đòn ra. Thật ra thì nguyên nhân nó khởi nguồn cũng từ một truyện ngắn của chú viết vào thập niên sáu mươi cho lứa tuổi học sinh chuẩn bị là sinh viên đại học và sau đó sẽ ra giúp đời. Truyện ngắn mà cháu đang đề cập đến có cái tựa là ‘Hương Xuân'. Chú còn nhớ chú đã viết truyện đó như thế nào không? Chú đã viết về những mùa xuân thanh bình dưới bầu trời miền Nam thân yêu của chúng ta ngày đó. Bối cảnh là vùng có sông Hương và núi Ngự thơ mộng, nơi mà tiền nhân của chúng ta đã bỏ bao công sức để dựng lên một kinh thành hùng tráng để từ nơi đó tiến dần về phương Nam mở mang đất nước rộng lớn như ngày nay. Trong truyện ngắn đó có hai nhân vật, một nam một nữ và còn là học sinh đang trong độ tuổi mới lớn. Hai người đó đã yêu nhau và rồi cuối cùng được chung sống bên nhau sau khi đã vượt qua được những trắc trở do bởi bốn chữ ‘môn đăng hộ đối'. Người nữ sinh trong truyện của chú thuộc dòng dõi vua chúa nên cô ta có cái tên vừa dài và vừa thật quý phái là: Công Tằng Tôn Nữ Mai Hương Xuân. Chú đã lấy tên của người con gái quý phái đó làm cái tựa cho tập truyện ngắn của chú. Người nam sinh bạn của cô Hương Xuân là anh chàng nhà nghèo nhưng rất có bản lãnh và học rất giỏi. Anh chàng thư sinh đó có tên là Trần Thanh Hải.
Chú Hà Phương Lâm thân mến ơi!
Chú có biết rằng tên của hai nhân vật trong truyện ngắn của chú cũng trùng tên với cháu và tên của cô bạn học cùng lớp đệ nhị với cháu không. Cô bạn gái của cháu cũng thuộc dòng dõi quan lại thời xa xưa và nhà cô ấy giàu có tiếng ở vùng Cao Nguyên đất đỏ. Ba cô ấy là vị sĩ quan cao cấp đang phục vụ tại Bộ Tư lệnh Quân Đoàn Hai. Vùng đất đỏ Cao Nguyên quanh năm mù sương đó cũng là nơi mà cô Hương Xuân và cháu đã được sinh ra rồi lớn lên và rồi yêu nhau. Gia đình cháu, bản thân cháu cũng nghèo hèn như nhân vật trong truyện Hương Xuân của chú vậy. Chỉ có khác một chút là cháu học không giỏi nhưng cũng rất có bản lãnh. Cả hai nhân vật nam và nữ bằng xương bằng thịt cũng yêu nhau và rồi cũng được hai bên gia đình chấp nhận cho sống bên nhau sau khi cũng trải qua bao sóng gió bởi sự phân cách rất lạc hậu vào thời đó. Tại sao lại có một sự tình cờ đến như vậy được hả chú Hà Phương Lâm của cháu. Cháu còn nhớ khi cháu cùng thằng bạn thân đọc xong truyện ngắn Hương Xuân của chú thì cháu đã nói một câu mà có lẽ chỉ khi nào cháu không còn hiện diện trên cõi đời này nữa thì cháu mới quên được. Vào một ngày kia, cháu nói với thằng bạn thân: “Đ.M. cái ông nhà văn Hà Phương Lâm nào đó sao mà viết hay quá vậy mậy. Ông ấy viết truyện mà cứ như ổng là người nhà của tao không bằng. Cả một câu chuyện do ông ấy tưởng tượng ra lại không khác với hiện thực của hai đứa tụi tao là mấy, nếu không muốn nói là nó đúng đến chín mươi lăm phần trăm. Tao bái phục ông nhà văn này quá. Nếu sau này tao được diễm phúc gặp ông Hà Phương Lâm dù là trong bất cứ hoàn cảnh nào thì tao cũng sẽ quỳ xuống lạy ông ấy ba lạy và gọi là thầy để xin thọ giáo.”
Xin chú tha lỗi cho cháu! Ngày đó cháu còn trẻ người non dạ nên ăn nói quá hồ đồ. Hôm nay cháu vẫn muốn ghi lại trung thực cái câu nói năm xưa mà không sợ chú buồn lòng là vì cháu... đã có lời xin lỗi chú.
Hai nhân vật trong truyện ngắn của chú đã được chú cho yêu nhau rồi lấy nhau cũng vào một mùa xuân thật đẹp trên quê hương ngày cũ. Rồi chú đã cho kết thúc mối tình thơ mộng đó cũng vào một mùa xuân.
Ba ngày Tết đã trôi qua êm đềm trên quê hương và nơi vùng đất Thần Kinh cổ kính kia. Nàng Hương Xuân đã bao ngày khắc khoải chờ đợi trong niềm hy vọng sẽ có một cái Tết sum họp cùng chồng nhưng rồi niềm hy vọng đó đã tan theo mây cùng gió. Sáng ngày mồng bốn Tết, nàng Hương Xuân nhận được tin chồng đã ra đi vĩnh viễn trong một trận chiến tự vệ do kẻ thù từ phương Bắc gây ra ngay trong đêm giao thừa. Mối tình đẹp - Thật đẹp và thật lãng mạn quá chú hả, nhưng lại kết thúc quá đau buồn. Những ngày còn lại trong cuộc sống của nàng Hương Xuân xứ Thần Kinh cũng giống như bao trăm ngàn người goá phụ đang sống trong cái đất nước đầy đau thương và tủi hờn do chiến tranh xâm lăng từ phương Bắc khởi xướng. Hai nhân vật có thật bằng xương bằng thịt, có cùng tên và cùng cảnh ngộ như trong truyện của chú cũng được yêu nhau trong dịp đầu Xuân. Một mùa xuân mà mãi mãi người Việt Nam đang sống và cả những người đã chết trong mùa xuân năm đó sẽ không bao giờ quên được bởi vì đó là một mùa xuân kinh hoàng do một đám khỉ từ những cánh rừng kéo ra và giết hại thật dã man những đồng bào vô tội trong những ngày đầu xuân đó. Xuân Mậu Thân 1968 có lẽ ngàn đời không bao giờ bị phai mờ trong trí nhớ của người Việt Nam bởi lịch sử đã ghi lại trung thực những hành động man rợ của bọn khỉ rừng xanh đã gây ra nơi quê hương của hai nhân vật trong truyện ngắn Hương Xuân của chú và, trên toàn lãnh thổ miền Nam thân yêu của chúng ta.
Bảy năm sau cái mùa xuân đau thương đó – lại cũng là mùa xuân – người con gái đài các bằng xương bằng thịt có cái tên Công Tằng Tôn Nữ Mai Hương Xuân và anh chàng thư sinh nghèo hèn Trần Thanh Hải cùng theo đoàn người bỏ chạy khỏi nơi chôn nhau cắt rún và chôn nhiều kỷ niệm của thời thơ ấu. Người cha thân yêu của Hương Xuân đã bị bắt trên đường rút lui và sau này được biết tin là đã bị những con quỷ đội lốt người hành hạ đến bỏ thây nơi rừng hoang nước độc. Hai người trẻ yêu nhau đã dìu nhau chạy trối chết và đến được một vùng đầy băng giá và đầy tình người của đất nước xa lạ. Hương Xuân và cháu cố tạo dựng đời sống mới trên xứ người bằng đủ mọi công việc bằng tay chân. Sau bao năm chắt chiu dành dụm, cháu đem về quê hương một số vốn khá lớn với hoài bão làm một việc gì đó hữu ích giúp cho quê hương. “Quê hương mình dù có còn nghèo, dù có còn khổ nhưng đó vẫn là quê hương mình.” Cháu nghĩ vậy và cháu đã lầm to chú ạ. Nơi mà chúng ta gọi là quê hương nó đã hoàn toàn không còn như những gì của ngày xưa nữa. Hương Xuân của cháu đã can ngăn cháu nhiều lần nhưng cháu nhất quyết không nghe nên Hương Xuân buồn giận và ‘nó' đã nhờ luật sư làm thủ tục để hai đứa được chia tay. Hương Xuân của cháu hành động hoàn toàn đúng! Tất cả mọi lỗi lầm đều do cháu gây ra cả nên cháu phải gánh chịu. Ngày gặp chú trong bệnh viện ở thành phố Mỹ Tho cháu đã đến bên chú nhưng không quỳ cả hai chân và lạy để gọi chú là thầy và mong được thọ giáo như lời ước năm xưa nhưng, cháu có quỳ một chân. Chắc lúc đó chú không để ý bởi chú có quá nhiều chuyện phải lo. Cháu không muốn thọ giáo ở chú nữa bởi vì từ sau cái mùa xuân năm đó, hơn một chục năm sau, cháu được thằng bạn thân năm xưa gởi qua cho cháu cuốn sách chú mới viết sau này có cái tựa rất kêu: “Những Thiên Thần Bé Nhỏ Trong Xã Hội Mới”. Nội dung cuốn sách chú viết về lứa tuổi nhi đồng quàng khăn đỏ nhưng chú đã không có cái can đảm và trung thực của người viết văn. Vào thời gian đó, những thiên thần bé nhỏ của chú đến trường với cái bụng không bao giờ được no bởi chúng nó chỉ được lót vài củ khoai lang hay khoai mì gì gì đó mà thôi. Các thiên thần bé nhỏ của chú mỗi tuần hai ba lần phải thi đua làm kế hoạch nhỏ như đi lượm giấy, lượm rác, vân vân và vân vân. Đọc hết cuốn sách đó, cháu vẫn bái phục chú ở cái chỗ chú đã không ngu và xu nịnh để phải dùng những từ ngữ xa lạ và đôi khi rỗng tuếch mới được du nhập vào miền Nam của chúng ta như: hồ hởi thay vì vui vẻ, động cơ thay vì nguyên nhân. Trăn trở, quá trình, đăng ký, vân vân và vân vân. Bẵng đi một thời gian, hỏi thăm thì bạn cháu cho biết có lẽ tác giả cũng cảm thấy ê chề với cuộc sống mới nên có thể cũng đã từ giã nghề viết văn rồi vì không thấy sách được in nữa.
Trong xã hội của chúng ta hôm nay, như chú cũng đã biết, học sinh bây giờ không như tụi chúng cháu ngày xưa. Học sinh bây giờ can đảm hơn xưa nhiều lắm, chúng nó dám chửi và, đôi khi đã đánh lại thầy cô. Tụi nó cũng đã khôn khéo biết gian lận, biết cóp pi bài vở của nhau trong các kỳ thi. Nhiều nữ sinh, sinh viên đã tiến bộ hơn, thích sử dụng điện thoại cầm tay nên luôn đem theo trong người để khi có ai cần thì có mặt ngay mà ngôn từ trong nước thường gọi là ‘gái gọi'. Thầy cô bây giờ cũng biết kinh doanh trong học đường như đổi tình lấy điểm và ăn chận thức ăn của các ‘Thiên thần bé nhỏ trong xã hội hôm nay'.
Chú Hà Phương Lâm thương mến.
Tài sản của cháu gom góp lại chỉ còn khoảng hơn mười ba ngàn đô la Mỹ. Cháu quyết định đi một vòng thăm vùng đất Hậu Giang cho biết quê hương mình trước khi từ giã cõi đời. Cháu có mặt trong bệnh viện của thành phố Mỹ Tho hôm gặp chú, đó là chặng dừng chân thứ hai sau khi đã ngủ một đêm ở chặng thứ nhất là thị xã Long An. Hôm cháu có mặt trong bệnh viện là cháu đang tìm mua thuốc độc để quyên sinh nhưng người tài xế lại đưa cháu vào bệnh viện và cơ may cho cháu là trước khi thực hành ý nguyện thì đã được gặp chú. Cháu quyết định từ giã cõi đời chú ạ. Cháu phải tự hủy hoại thân mình khi hai bàn tay đã hoàn toàn trắng sạch và cũng vì thất vọng nhiều về những gì cháu đã chứng kiến trong xã hội hôm nay. Hơn bốn mươi năm qua rồi mà quê hương mình vẫn chìm trong sự nghi kỵ và chia rẽ. Nếu cháu quyết định ở lại quê hương thì cháu không còn phương tiện để để sinh sống vả lại cháu càng thêm tức tối và đau buồn hơn khi thấy một lũ người ngu xuẩn chỉ nghĩ đến bè phái để áp bức người dân và không muốn trao trả cho người dân cái quyền tự do. Nếu cháu có trở về lại nơi đã cưu mang cháu trong vài chục năm qua thì cũng không còn nhà để mà về. Cuộc tình và cuộc sống thật của Công Tằng Tôn Nữ Mai Hương Xuân và Trần Thanh Hải được kết thúc cũng đau thương không kém gì như hai nhân vật trong truyện ngắn Hương Xuân của chú viết hơn bốn mươi năm về trước, có phải vậy không chú? Từ nay, cứ mỗi dịp xuân về trên quê hương, cháu sẽ gởi đến cô chú một cái thiệp chúc xuân và cháu sẽ kể về cuộc sống của cháu hiện tại. Nếu vào dịp xuân về mà cô chú không nhận được thiệp của cháu thì: Một là cháu đã qua đời. Hai là cháu đang bị tù tội. Nếu cháu mà bị tù tội thì chắc chắn sẽ không phải là tù thường phạm!
Kính chúc cô chú luôn Vui - Khỏe và Hanh Phúc!!!
Cháu Trần Thanh Hải.
Người bạn trong Hội Nhà Văn Hải ngoại để bức thư trên bàn và ông gở cái kiếng đeo mắt ra lau kiếng rồi lau mắt. Với giọng nói đầy xúc động, người bạn trong Hội Nhà Văn Hải Ngoại hỏi:
– Bao lâu rồi anh Lâm chưa nhận được thiệp của Hải?
– Tết này là cái Tết đầu tiên anh ạ. /.
Topa (Hòa Lan)
( HNPĐ )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm