Di Sản Hồ Chí Minh

Huy Đức - Các thương vụ khuất tất Đinh La Thăng đổ hàng trăm nghìn tỷ xuống sông.

Khi Thắm "chìm" theo Đại Dương - OceanBank bị mua với giá 0 đồng - PVN không chỉ mất 800 tỷ VND góp vốn (theo quyết định của Đinh La Thăng)

Khi Thắm "chìm" theo Đại Dương - OceanBank bị mua với giá 0 đồng - PVN không chỉ mất 800 tỷ VND góp vốn (theo quyết định của Đinh La Thăng) mà còn kẹt "dưới đáy" Đại Dương hơn 10 nghìn tỷ (bao gồm cả 70 triệu USD của Vietsopetro). Sau Nguyễn Xuân Sơn, còn có một danh sách đen liên quan đến khoản lại quả - lên đến 544 tỷ đồng - mà Thắm "chi ngoài hợp đồng" cho lãnh đạo của PVN thời Đinh La Thăng làm Chủ tịch.


NHỮNG "VINASHIN" CỦA ĐINH LA THĂNG

Huy Đức: Cả nước cứu trợ bà con vùng lũ Quảng Bình - Hà Tĩnh được bao nhiêu mà trăm nghìn tỷ bọn tham nhũng đổ ra như nước

Chiều 13-10-2016, Trần Đức Chính - PTGĐ Điện lực Dầu khí - đã được cơ quan điều tra "điểm danh"; Ninh Văn Quỳnh cũng đã phải trở về từ Mỹ... Danh sách các "yếu nhân" tập đoàn Dầu khí (PVN) liên quan tới tiền lại quả từ Oceanbank chắc chắn không dừng lại đó. Phanh phui bất cứ công ty "con, cháu" nào do Đinh La Thăng "đẻ" ra trong thời gian ông ta làm Chủ tịch PVN (1-2006 -- 9-2011) cũng đều tìm thấy những khoản trăm nghìn tỷ bị "ném qua cửa sổ". Sự thao túng ở tổng công ty Tài chánh Cổ phần Dầu khí (PVFC) lại còn tệ hơn nhưng có lẽ nhờ kịp xóa nhiều dấu vết nên chưa thấy thanh tra, điều tra thụ lý.

TỰ ĐẤU GIÁ MÌNH

Khi về Dầu Khí, Đinh La Thăng đã "cầm cờ tiên phong" biến Tổng công ty Dầu khí thành "tập đoàn kinh doanh đa ngành". Công ty Tài Chánh Dầu Khí được nâng cấp thành Tổng Công ty Tài Chánh Cổ phần Dầu Khí (PVFC) là nằm trong lộ trình tham vọng đó.

Tháng 6-2007, khi cổ phần hóa PVFC, Đinh La Thăng yêu cầu phải tạo ra "thắng lợi chính trị" ngay trong lần đấu giá cổ phần đầu tiên (IPO). Nhằm đạt được "mục tiêu chính trị" này, Đinh La Thăng đã phê duyệt một phương án lấy tiền của nhà nước đấu giá công ty nhà nước.

Theo phương án mà Hội đồng quản trị Tổng công ty Dầu khí lúc đó (do Đinh La Thăng làm Chủ tịch) phê chuẩn, công ty con PVFC đã dùng 500 tỷ "đẻ" ra công ty cháu PVFC Invest và rót 671 tỷ khác để PVFC Invest mua cổ phần công ty mẹ với giá đạt "mục tiêu chính trị"(70.000 đồng/cổ phiếu).

Theo Luật, PVFC chỉ được góp tối đa vào PVFC invest 11%. Nghị quyết của PVN phê duyệt cho PVFC góp 11% (55 tỷ đồng), đồng thời phê duyệt thêm cho cán bộ công nhân viên (CBCNV) góp 38% (190 tỷ đồng).

Trên thực tế, PVFC dùng tiền Nhà nước góp tới 295 tỷ đồng [Ngoài 55 tỷ đồng đứng tên trực tiếp, PVFC còn dùng 240 tỷ góp dưới dạng cho cá nhân (CBCNV) “ủy thác đầu tư trả chậm mua cổ phần PVFC Invest” - Bản chất là cho cá nhân vay trá hình không có tài sản bảo đảm].

Sau đó, bằng hàng loạt "hợp đồng ủy thác đầu tư", PVFC chuyển xuống cho PVFC Invest 671 tỷ, bao gồm các khoản: Chuyển trực tiếp 200 tỷ cho PVFC Invest; Chuyển thông qua công ty con khác, PVFC Land, 400 tỷ; Chuyển thông qua Công ty PV Inconess (PVFC là cổ đông lớn 30%) 71 tỷ.

Vì PVFC Invest cũng không thể dùng hết số tiền 671 tỷ này để mua cổ phần nên phải chuyển 510 tỷ cho CBCNV "vay" dưới dạng nhận ủy thác đầu tư để mua cổ phần với tỷ lệ 50-50 (CBCNV bỏ ra 50%, công ty cho "vay" 50%). Bằng cách này, PVFC Invest đã "thắng" 20 triệu cổ phần với giá 71.000 đồng trong đó có 14 triệu cổ phần do "CBCNV mua"(Sau cổ phần hóa, PVFC là một tổng công ty có vốn điều lệ 5000 tỷ, Tập đoàn PVN nắm 78%; như trên đã nói, 22% còn lại cũng chủ yếu được mua bằng tiền nhà nước).

MỸ KHÊ VN & 762,6 TỶ MỘT ĐI KHÔNG TRỞ LẠI

Năm 2007, sau khi ký với Quảng Ngãi thỏa thuận "hợp tác đầu tư và phát triển bền vững", Đinh La Thăng đã cho bỏ ra 100 tỷ mua lại dự án "du lịch biển Mỹ Khê" (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) từ tay công ty Idico dù công ty này chưa đầu tư gì kể từ khi được Quảng Ngãi "giao dự án". Trước đó, Đinh La Thăng giao cho PVFC lập ra công ty Mỹ Khê Việt Nam có vốn điều lệ trên giấy là 400 tỷ.

Cũng như PVFC Invest, Mỹ Khê Việt Nam đã sai luật ngay từ khi ra đời vì có tới 99,98% vốn ở Mỹ Khê VN được góp từ PVFC trong khi mức cho phép không quá 11% (thực góp 210,1 tỷ trong đó, PVFC góp 210 tỷ, hai cổ đông cá nhân khác góp 100 triệu).

Mỹ Khê VN sau đó còn được PVFC biến thành một công ty đầu tư bất động sản trái phép với hai dự án: "Đầu tư" 192,5 tỷ vào dự án 99C Phổ Quang (Sài Gòn); "Đầu tư" 360 tỷ vào dự án 168 Nguyễn Đình Chiểu (Sài Gòn).

Với ba "dự án" này, Mỹ Khê VN đã "nướng" của PVFC 762,6 tỷ.

Gần 10 năm trôi qua, phần vốn 210 tỷ đồng đã hết, Biển Mỹ Khê vẫn chỉ có... cát; khoản chi đáng kể nhất của công ty này là để phá 10 hecta rừng dương dọc bãi biển. Mỹ Khê còn: Đưa ngay 192,5 tỷ cho công ty tư nhân Lạc Hồng trong khi 99C Phổ Quang đang là đất của Satraco và Lạc Hồng chưa hề có "mảnh giấy lộn" nào chứng minh công ty này là chủ đầu tư hay đồng sở hữu; Đưa ngay 360 tỷ cho công ty cổ phần Phúc Thịnh chỉ để nắm được một bản photo giấy tờ đất 168 Nguyễn Đình Chiểu trong khi Phúc Thịnh chưa phải là chủ sở hữu và không được cấp phép đầu tư.

XÓA DẤU VẾT

Trước Đại hội XI (12-2010), Đinh La Thăng chỉ đạo không được để bất cứ công ty con nào âm vốn. PVFC đã "xử lý" bằng cách yêu cầu PVFC Invest bán hơn 11 triệu cổ phiếu của PVFC mà công ty này đang nắm giữ cho công ty cổ phần đầu tư và thương mại Sông Đà (SDCON - thuộc Ocean Group, sở hữu 6,65% vốn điều lệ của OceanBank và do mẹ vợ Hà Văn Thắm làm Chủ tịch).

Trên thực tế, thương vụ này chỉ tức thời giúp PVFC làm đẹp sổ sách. SDCON chỉ trả 5% (gần 20 tỷ đồng), 95% còn lại không bao giờ được nói tới nữa.

PVFC còn "xóa dấu vết" một công ty con khác: VN Assets.

Ở thời điểm ấy, trị giá tài sản của VN Assets vẫn còn được ghi là 707 tỷ đồng nhưng PVFC đã bán 23 triệu cổ phiếu của mình trong VN Assets cho một công ty tư nhân, ATC (Công ty cổ phần dầu khí An Thịnh), với giá chỉ 1 đồng/cổ phiếu (Hợp đồng 16/2003/PVFC-ATC) trong khi giá vốn là 10.000 đồng/cổ phiếu (thất thoát khoảng 230 tỷ đồng).

Các thương vụ khuất tất giữa PVFC và ATC không phải tới lúc này mới bắt đầu.

Năm 2007, ATC được PVFC rót vốn để xây nhà máy sản xuất xơ sợi Hưng Yên. Ở nhà máy này, PVFC cho vay tổng số 120 tỷ, trong đó có 40 tỷ làm vốn lưu động. ATC đã dùng số tiền đó để nhập một dây chuyền "nghĩa địa" về. Nhà máy hoạt động được một năm rưỡi thì đóng cửa. Thay vì tìm cách thu hồi nợ, PVFC đã âm mưu "chuyển đổi” 40 tỷ vay làm vốn lưu động này thành vốn góp (do không thực hiện được nên đã phải trích lập 100% dự phòng).

Tháng 6-2009 nhà máy ngưng hoạt động. Tháng 7-2011, PVFC kêu bán thanh lý. Mãi tới 2-2012 mới bán được với giá... 3,9 tỷ.

Trong số 240 tỷ "ủy thác đầu tư" dưới hình thức góp vốn lập nên PVFC Invest qua CBCNV mà Ngân hàng Nhà nước cho là "cố ý làm trái"(công văn 9788 - 2009), tới nay chỉ mới thu hồi được 10 tỷ(gây hậu quả nghiêm trọng, thất thoát 230 tỷ). Trong số 510 tỷ "ủy thác" dưới dạng đưa tiền cho CBCNV mua cổ phần tới nay vẫn chưa thu hồi được 419 tỷ gốc, 86 tỷ tiền lãi.

Các khoản đầu tư bất chấp pháp luật của PVFC - đều phải thông qua Hội đồng thành viên PVN, nơi đang nắm 78% vốn, do Đinh La Thăng làm Chủ tịch - đã làm cho công ty này mất không dưới 2.000 tỷ. Các khoản cho vay, tính tới tháng 2-2012, chỉ riêng 5 "nhóm nợ có vấn đề" của PVFC đã có 8.550 tỷ không có khả năng thu hồi.

Các hành vi làm trái của Đinh La Thăng, đổ tiền nhà nước ra mua cổ phần nhà nước, không chỉ gây hậu quả cho nhà nước (mất hàng nghìn tỷ đồng) mà còn góp phần bóp méo thị trường cổ phiếu. "Bong bóng" tự PVN bơm lên đã nhanh chóng xẹp xuống. Số cổ phiếu từng được tiền của PVN đẩy lên giá 76.000 đồng (mua trung bình 71.000), khi đóng cửa phiên cuối cùng trước khi hủy niêm yết (23-9-2013) chỉ còn 4.200 đồng/Cổ phiếu.

PVN sau đó đã thủ tiêu, xóa dấu vết PVFC - do làm ăn bất chấp pháp luật mà thua lỗ - bằng cách nhập với ngân hàng Phương Tây để trở thành Ngân hàng đại chúng.


SÂN VẬN ĐỘNG CHI LĂNG & OCEANBANK

Không chỉ bắt tay với Thắm Đại Dương, nếu không có 1.510 tỷ của PVFC, Phạm Công Danh khó có thể mua ngân hàng rồi trở thành tội phạm.

Ngày 1-12-2010, để mua sân vận động Chi Lăng Đà Nẵng với giá 1.393 tỷ, Phạm Công Danh lập 10 công ty (con của tập đoàn Thiên Thanh) để đứng tên 10 sổ đỏ [có tổng diện tích 55.061m2, giá 25,3 triệu/m2). Ngay sau khi Đà Nẵng giao sổ đỏ, 28-1-2011, Danh đem cắm cả 10 vào OceanBank để vay 1.254 tỷ đồng.

Hơn một tháng sau đó, 4-3-2011, đất sân Chi Lăng được PVFC - nơi mà PVN của Đinh La Thăng nắm 78% cổ phần - định giá lên hơn gấp đôi: 57 triệu/m2; sau khi "tham chiếu các kết quả tư vấn khác", PVFC đưa giá xuống một chút, 54,9 triệu/m2, và quyết định mua gần phân nửa sân Chi Lăng từ tay Danh với giá 1.510 tỷ (27.000m2, thuộc 5 sổ đỏ).

Hơn 1.306 tỷ được PVFC chuyển thẳng cho OceanBank, thanh toán cả gốc lẫn lãi cho Phạm Công Danh; 20 tỷ được chuyển vào tài khoản của tập đoàn Thiên Thanh; 183 tỷ chuyển trực tiếp vào tài khoản cá nhân của Danh. Như vậy, với thương vụ mua bán sân vận động Chi Lăng, chỉ trong một tháng, Danh lấy lại được vốn, cầm về 5 sổ đỏ "sạch" (28.000m2) và vẫn còn dư 203 tỷ.

Chưa thấy cơ quan điều tra nhắc đến thương vụ này, ít nhất là khoản "trốn thuế" không dưới 160 tỷ. Không chỉ là vấn đề lời lãi, cơ quan điều tra cũng cần làm rõ bản chất của nó và đường đi lắt léo của các dòng tiền [tháng 5-2011, PVFC lại bán 27.000m2 đất này cho Seabank AMC (công ty mua bán nợ của Seabank) với giá không lời, không lỗ].

Khoản tiền 1.510 tỷ mà PVFC trả cho thương vụ nửa sân Chi Lăng đã giúp Phạm Công Danh có "lực" để mua TrustBank từ tay Hà Văn Thắm, có vai trò như bàn tay của một bà đỡ giúp Danh "đẻ ra" ngân hàng Xây Dựng.

Mặc dù Hà Văn Thắm có quan hệ với Nguyễn Xuân Sơn trước, nhưng trên thực tế, Đinh La Thăng là người cung cấp oxy cho Ocean Bank. Nếu Đinh La Thăng không quyết định góp 800 tỷ đồng (20% vốn) và "lái" phần lớn dòng tiền của PVN chảy qua Ocean Bank thì ngân hàng này đã khó mà tồn tại [Từ thời Thăng làm Chủ tịch Tập Đoàn Dầu khí gần như tất cả các công ty thành viên của PVN đều phải mở tài khoản tại Ocean Bank; tổng cộng PVN đã đem hơn 50 nghìn tỷ đồng gửi Thắm].

Khi Thắm "chìm" theo Đại Dương - OceanBank bị mua với giá 0 đồng - PVN không chỉ mất 800 tỷ VND góp vốn (theo quyết định của Đinh La Thăng) mà còn kẹt "dưới đáy" Đại Dương hơn 10 nghìn tỷ (bao gồm cả 70 triệu USD của Vietsopetro). Sau Nguyễn Xuân Sơn, còn có một danh sách đen liên quan đến khoản lại quả - lên đến 544 tỷ đồng - mà Thắm "chi ngoài hợp đồng" cho lãnh đạo của PVN thời Đinh La Thăng làm Chủ tịch.

Xét cả về tính chất vi phạm pháp luật và quy mô tổn thất, Tập đoàn Dầu khí thời Đinh La Thăng không khác gì một Vinashin. Sở dĩ PVN không đắm ngay như Vinashin là nhờ PVN không phải vay ngân hàng. Ngoài khoản PVN được "vay" 500 triệu USD từ tiền bán dầu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn cho phép PVN "tạm giữ" những khoản tiền khổng lồ mà Tập đoàn này lẽ ra phải nộp vào ngân sách. Nguồn tài nguyên trong lòng biển của quốc gia mà tập đoàn Dầu khí được giao khai thác đã bị Đinh La Thăng đổ trăm nghìn tỷ xuống biển, xuống sông.

PS:

I. Thực tế ở PVN cho thấy, tham nhũng ở VN không chỉ do quyền lực chưa được chế ngự mà còn do những khoảng tối giao thoa giữa khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước, được dung dưỡng bởi các quan chức tha hóa. Những kẻ biết sợ sẽ ráng làm ra chút ít rồi mới "ăn". Những kẻ trâng tráo thì phá tới nơi để "ăn" tàn, "ăn" mạt.

Muốn chống tham nhũng, không chỉ phải tiến tới nhà nước pháp quyền mà nhà nước còn phải từ bỏ vai trò kinh doanh (các công ty nhà nước chỉ được lập ra là chỉ để cung cấp những dịch vụ công mà tư nhân không làm). Tuy nhiên, trước khi có nhà nước pháp quyền, nếu không vạch mặt chỉ tên những kẻ trâng tráo nhất, thì không những không bao giờ có nhà nước pháp quyền, mà còn sẽ phải cúi đầu làm nô lệ cho những tên tham tàn nhất.

II. Khi các thông tin về công trình nhà máy sợi Đình Vũ, PVN đầu tư gần chục nghìn tỷ giờ đang phải trùm mền được công bố, biết việc Đinh La Thăng để cho nhà thầu tráo "dây chuyền thiết bị kéo sợi" xuất xứ Đức, theo thiết kế, thành dây chuyền Trung Quốc, hy vọng các bạn sẽ nhận biết Thăng là người "thân gì".

Huy Đức

(FB. Trương Huy San)

Bàn ra tán vào (1)

quang dinh
VÒNG TAY AN TỬ * Thần vòng an tử Đinh Thế Huynh Bắc Kinh hãi nguyễn Ngọc Như Quỳnh Nguyễn Như Phong hỏa Tòng Thị Phóng Lê Bình Huy Đức Tập Cận Bình * Về dinh Bành Lệ Viện hình sự tình Vũng Áng màn tuynh hạ cây còn Hồ Tây chăn cuộn chiếu gon Đau lòng Nguyễn Trãi Sài Gòn Lệ Chi Viên Nguyễn Xuân Fuck niễng mặt tiền Kim Ngân cửa hậu ruột liền Nguyễn Thị Doan * Thăng Long từ thiện Tạ Bích Loan Linh hồn tượng đá Trần Đại Quang Formosa ngã Cao Toàn Mỹ Phương Nga đánh đĩ điếm lăng loàn * Cà Mau ba X cường toan xà mâu chó ghẻ lạc đoàn Đinh La Thăng Y Chang lòi tói xích thằng Đi B bưng bợ đít bằng Hoàng Văn Hoan Đỗ Mười thập Vũ Ngọc Hoàng tứ xuyên tâm luyện Phượng choang chết muỗi bèo * TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Huy Đức - Các thương vụ khuất tất Đinh La Thăng đổ hàng trăm nghìn tỷ xuống sông.

Khi Thắm "chìm" theo Đại Dương - OceanBank bị mua với giá 0 đồng - PVN không chỉ mất 800 tỷ VND góp vốn (theo quyết định của Đinh La Thăng)

Khi Thắm "chìm" theo Đại Dương - OceanBank bị mua với giá 0 đồng - PVN không chỉ mất 800 tỷ VND góp vốn (theo quyết định của Đinh La Thăng) mà còn kẹt "dưới đáy" Đại Dương hơn 10 nghìn tỷ (bao gồm cả 70 triệu USD của Vietsopetro). Sau Nguyễn Xuân Sơn, còn có một danh sách đen liên quan đến khoản lại quả - lên đến 544 tỷ đồng - mà Thắm "chi ngoài hợp đồng" cho lãnh đạo của PVN thời Đinh La Thăng làm Chủ tịch.


NHỮNG "VINASHIN" CỦA ĐINH LA THĂNG

Huy Đức: Cả nước cứu trợ bà con vùng lũ Quảng Bình - Hà Tĩnh được bao nhiêu mà trăm nghìn tỷ bọn tham nhũng đổ ra như nước

Chiều 13-10-2016, Trần Đức Chính - PTGĐ Điện lực Dầu khí - đã được cơ quan điều tra "điểm danh"; Ninh Văn Quỳnh cũng đã phải trở về từ Mỹ... Danh sách các "yếu nhân" tập đoàn Dầu khí (PVN) liên quan tới tiền lại quả từ Oceanbank chắc chắn không dừng lại đó. Phanh phui bất cứ công ty "con, cháu" nào do Đinh La Thăng "đẻ" ra trong thời gian ông ta làm Chủ tịch PVN (1-2006 -- 9-2011) cũng đều tìm thấy những khoản trăm nghìn tỷ bị "ném qua cửa sổ". Sự thao túng ở tổng công ty Tài chánh Cổ phần Dầu khí (PVFC) lại còn tệ hơn nhưng có lẽ nhờ kịp xóa nhiều dấu vết nên chưa thấy thanh tra, điều tra thụ lý.

TỰ ĐẤU GIÁ MÌNH

Khi về Dầu Khí, Đinh La Thăng đã "cầm cờ tiên phong" biến Tổng công ty Dầu khí thành "tập đoàn kinh doanh đa ngành". Công ty Tài Chánh Dầu Khí được nâng cấp thành Tổng Công ty Tài Chánh Cổ phần Dầu Khí (PVFC) là nằm trong lộ trình tham vọng đó.

Tháng 6-2007, khi cổ phần hóa PVFC, Đinh La Thăng yêu cầu phải tạo ra "thắng lợi chính trị" ngay trong lần đấu giá cổ phần đầu tiên (IPO). Nhằm đạt được "mục tiêu chính trị" này, Đinh La Thăng đã phê duyệt một phương án lấy tiền của nhà nước đấu giá công ty nhà nước.

Theo phương án mà Hội đồng quản trị Tổng công ty Dầu khí lúc đó (do Đinh La Thăng làm Chủ tịch) phê chuẩn, công ty con PVFC đã dùng 500 tỷ "đẻ" ra công ty cháu PVFC Invest và rót 671 tỷ khác để PVFC Invest mua cổ phần công ty mẹ với giá đạt "mục tiêu chính trị"(70.000 đồng/cổ phiếu).

Theo Luật, PVFC chỉ được góp tối đa vào PVFC invest 11%. Nghị quyết của PVN phê duyệt cho PVFC góp 11% (55 tỷ đồng), đồng thời phê duyệt thêm cho cán bộ công nhân viên (CBCNV) góp 38% (190 tỷ đồng).

Trên thực tế, PVFC dùng tiền Nhà nước góp tới 295 tỷ đồng [Ngoài 55 tỷ đồng đứng tên trực tiếp, PVFC còn dùng 240 tỷ góp dưới dạng cho cá nhân (CBCNV) “ủy thác đầu tư trả chậm mua cổ phần PVFC Invest” - Bản chất là cho cá nhân vay trá hình không có tài sản bảo đảm].

Sau đó, bằng hàng loạt "hợp đồng ủy thác đầu tư", PVFC chuyển xuống cho PVFC Invest 671 tỷ, bao gồm các khoản: Chuyển trực tiếp 200 tỷ cho PVFC Invest; Chuyển thông qua công ty con khác, PVFC Land, 400 tỷ; Chuyển thông qua Công ty PV Inconess (PVFC là cổ đông lớn 30%) 71 tỷ.

Vì PVFC Invest cũng không thể dùng hết số tiền 671 tỷ này để mua cổ phần nên phải chuyển 510 tỷ cho CBCNV "vay" dưới dạng nhận ủy thác đầu tư để mua cổ phần với tỷ lệ 50-50 (CBCNV bỏ ra 50%, công ty cho "vay" 50%). Bằng cách này, PVFC Invest đã "thắng" 20 triệu cổ phần với giá 71.000 đồng trong đó có 14 triệu cổ phần do "CBCNV mua"(Sau cổ phần hóa, PVFC là một tổng công ty có vốn điều lệ 5000 tỷ, Tập đoàn PVN nắm 78%; như trên đã nói, 22% còn lại cũng chủ yếu được mua bằng tiền nhà nước).

MỸ KHÊ VN & 762,6 TỶ MỘT ĐI KHÔNG TRỞ LẠI

Năm 2007, sau khi ký với Quảng Ngãi thỏa thuận "hợp tác đầu tư và phát triển bền vững", Đinh La Thăng đã cho bỏ ra 100 tỷ mua lại dự án "du lịch biển Mỹ Khê" (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) từ tay công ty Idico dù công ty này chưa đầu tư gì kể từ khi được Quảng Ngãi "giao dự án". Trước đó, Đinh La Thăng giao cho PVFC lập ra công ty Mỹ Khê Việt Nam có vốn điều lệ trên giấy là 400 tỷ.

Cũng như PVFC Invest, Mỹ Khê Việt Nam đã sai luật ngay từ khi ra đời vì có tới 99,98% vốn ở Mỹ Khê VN được góp từ PVFC trong khi mức cho phép không quá 11% (thực góp 210,1 tỷ trong đó, PVFC góp 210 tỷ, hai cổ đông cá nhân khác góp 100 triệu).

Mỹ Khê VN sau đó còn được PVFC biến thành một công ty đầu tư bất động sản trái phép với hai dự án: "Đầu tư" 192,5 tỷ vào dự án 99C Phổ Quang (Sài Gòn); "Đầu tư" 360 tỷ vào dự án 168 Nguyễn Đình Chiểu (Sài Gòn).

Với ba "dự án" này, Mỹ Khê VN đã "nướng" của PVFC 762,6 tỷ.

Gần 10 năm trôi qua, phần vốn 210 tỷ đồng đã hết, Biển Mỹ Khê vẫn chỉ có... cát; khoản chi đáng kể nhất của công ty này là để phá 10 hecta rừng dương dọc bãi biển. Mỹ Khê còn: Đưa ngay 192,5 tỷ cho công ty tư nhân Lạc Hồng trong khi 99C Phổ Quang đang là đất của Satraco và Lạc Hồng chưa hề có "mảnh giấy lộn" nào chứng minh công ty này là chủ đầu tư hay đồng sở hữu; Đưa ngay 360 tỷ cho công ty cổ phần Phúc Thịnh chỉ để nắm được một bản photo giấy tờ đất 168 Nguyễn Đình Chiểu trong khi Phúc Thịnh chưa phải là chủ sở hữu và không được cấp phép đầu tư.

XÓA DẤU VẾT

Trước Đại hội XI (12-2010), Đinh La Thăng chỉ đạo không được để bất cứ công ty con nào âm vốn. PVFC đã "xử lý" bằng cách yêu cầu PVFC Invest bán hơn 11 triệu cổ phiếu của PVFC mà công ty này đang nắm giữ cho công ty cổ phần đầu tư và thương mại Sông Đà (SDCON - thuộc Ocean Group, sở hữu 6,65% vốn điều lệ của OceanBank và do mẹ vợ Hà Văn Thắm làm Chủ tịch).

Trên thực tế, thương vụ này chỉ tức thời giúp PVFC làm đẹp sổ sách. SDCON chỉ trả 5% (gần 20 tỷ đồng), 95% còn lại không bao giờ được nói tới nữa.

PVFC còn "xóa dấu vết" một công ty con khác: VN Assets.

Ở thời điểm ấy, trị giá tài sản của VN Assets vẫn còn được ghi là 707 tỷ đồng nhưng PVFC đã bán 23 triệu cổ phiếu của mình trong VN Assets cho một công ty tư nhân, ATC (Công ty cổ phần dầu khí An Thịnh), với giá chỉ 1 đồng/cổ phiếu (Hợp đồng 16/2003/PVFC-ATC) trong khi giá vốn là 10.000 đồng/cổ phiếu (thất thoát khoảng 230 tỷ đồng).

Các thương vụ khuất tất giữa PVFC và ATC không phải tới lúc này mới bắt đầu.

Năm 2007, ATC được PVFC rót vốn để xây nhà máy sản xuất xơ sợi Hưng Yên. Ở nhà máy này, PVFC cho vay tổng số 120 tỷ, trong đó có 40 tỷ làm vốn lưu động. ATC đã dùng số tiền đó để nhập một dây chuyền "nghĩa địa" về. Nhà máy hoạt động được một năm rưỡi thì đóng cửa. Thay vì tìm cách thu hồi nợ, PVFC đã âm mưu "chuyển đổi” 40 tỷ vay làm vốn lưu động này thành vốn góp (do không thực hiện được nên đã phải trích lập 100% dự phòng).

Tháng 6-2009 nhà máy ngưng hoạt động. Tháng 7-2011, PVFC kêu bán thanh lý. Mãi tới 2-2012 mới bán được với giá... 3,9 tỷ.

Trong số 240 tỷ "ủy thác đầu tư" dưới hình thức góp vốn lập nên PVFC Invest qua CBCNV mà Ngân hàng Nhà nước cho là "cố ý làm trái"(công văn 9788 - 2009), tới nay chỉ mới thu hồi được 10 tỷ(gây hậu quả nghiêm trọng, thất thoát 230 tỷ). Trong số 510 tỷ "ủy thác" dưới dạng đưa tiền cho CBCNV mua cổ phần tới nay vẫn chưa thu hồi được 419 tỷ gốc, 86 tỷ tiền lãi.

Các khoản đầu tư bất chấp pháp luật của PVFC - đều phải thông qua Hội đồng thành viên PVN, nơi đang nắm 78% vốn, do Đinh La Thăng làm Chủ tịch - đã làm cho công ty này mất không dưới 2.000 tỷ. Các khoản cho vay, tính tới tháng 2-2012, chỉ riêng 5 "nhóm nợ có vấn đề" của PVFC đã có 8.550 tỷ không có khả năng thu hồi.

Các hành vi làm trái của Đinh La Thăng, đổ tiền nhà nước ra mua cổ phần nhà nước, không chỉ gây hậu quả cho nhà nước (mất hàng nghìn tỷ đồng) mà còn góp phần bóp méo thị trường cổ phiếu. "Bong bóng" tự PVN bơm lên đã nhanh chóng xẹp xuống. Số cổ phiếu từng được tiền của PVN đẩy lên giá 76.000 đồng (mua trung bình 71.000), khi đóng cửa phiên cuối cùng trước khi hủy niêm yết (23-9-2013) chỉ còn 4.200 đồng/Cổ phiếu.

PVN sau đó đã thủ tiêu, xóa dấu vết PVFC - do làm ăn bất chấp pháp luật mà thua lỗ - bằng cách nhập với ngân hàng Phương Tây để trở thành Ngân hàng đại chúng.


SÂN VẬN ĐỘNG CHI LĂNG & OCEANBANK

Không chỉ bắt tay với Thắm Đại Dương, nếu không có 1.510 tỷ của PVFC, Phạm Công Danh khó có thể mua ngân hàng rồi trở thành tội phạm.

Ngày 1-12-2010, để mua sân vận động Chi Lăng Đà Nẵng với giá 1.393 tỷ, Phạm Công Danh lập 10 công ty (con của tập đoàn Thiên Thanh) để đứng tên 10 sổ đỏ [có tổng diện tích 55.061m2, giá 25,3 triệu/m2). Ngay sau khi Đà Nẵng giao sổ đỏ, 28-1-2011, Danh đem cắm cả 10 vào OceanBank để vay 1.254 tỷ đồng.

Hơn một tháng sau đó, 4-3-2011, đất sân Chi Lăng được PVFC - nơi mà PVN của Đinh La Thăng nắm 78% cổ phần - định giá lên hơn gấp đôi: 57 triệu/m2; sau khi "tham chiếu các kết quả tư vấn khác", PVFC đưa giá xuống một chút, 54,9 triệu/m2, và quyết định mua gần phân nửa sân Chi Lăng từ tay Danh với giá 1.510 tỷ (27.000m2, thuộc 5 sổ đỏ).

Hơn 1.306 tỷ được PVFC chuyển thẳng cho OceanBank, thanh toán cả gốc lẫn lãi cho Phạm Công Danh; 20 tỷ được chuyển vào tài khoản của tập đoàn Thiên Thanh; 183 tỷ chuyển trực tiếp vào tài khoản cá nhân của Danh. Như vậy, với thương vụ mua bán sân vận động Chi Lăng, chỉ trong một tháng, Danh lấy lại được vốn, cầm về 5 sổ đỏ "sạch" (28.000m2) và vẫn còn dư 203 tỷ.

Chưa thấy cơ quan điều tra nhắc đến thương vụ này, ít nhất là khoản "trốn thuế" không dưới 160 tỷ. Không chỉ là vấn đề lời lãi, cơ quan điều tra cũng cần làm rõ bản chất của nó và đường đi lắt léo của các dòng tiền [tháng 5-2011, PVFC lại bán 27.000m2 đất này cho Seabank AMC (công ty mua bán nợ của Seabank) với giá không lời, không lỗ].

Khoản tiền 1.510 tỷ mà PVFC trả cho thương vụ nửa sân Chi Lăng đã giúp Phạm Công Danh có "lực" để mua TrustBank từ tay Hà Văn Thắm, có vai trò như bàn tay của một bà đỡ giúp Danh "đẻ ra" ngân hàng Xây Dựng.

Mặc dù Hà Văn Thắm có quan hệ với Nguyễn Xuân Sơn trước, nhưng trên thực tế, Đinh La Thăng là người cung cấp oxy cho Ocean Bank. Nếu Đinh La Thăng không quyết định góp 800 tỷ đồng (20% vốn) và "lái" phần lớn dòng tiền của PVN chảy qua Ocean Bank thì ngân hàng này đã khó mà tồn tại [Từ thời Thăng làm Chủ tịch Tập Đoàn Dầu khí gần như tất cả các công ty thành viên của PVN đều phải mở tài khoản tại Ocean Bank; tổng cộng PVN đã đem hơn 50 nghìn tỷ đồng gửi Thắm].

Khi Thắm "chìm" theo Đại Dương - OceanBank bị mua với giá 0 đồng - PVN không chỉ mất 800 tỷ VND góp vốn (theo quyết định của Đinh La Thăng) mà còn kẹt "dưới đáy" Đại Dương hơn 10 nghìn tỷ (bao gồm cả 70 triệu USD của Vietsopetro). Sau Nguyễn Xuân Sơn, còn có một danh sách đen liên quan đến khoản lại quả - lên đến 544 tỷ đồng - mà Thắm "chi ngoài hợp đồng" cho lãnh đạo của PVN thời Đinh La Thăng làm Chủ tịch.

Xét cả về tính chất vi phạm pháp luật và quy mô tổn thất, Tập đoàn Dầu khí thời Đinh La Thăng không khác gì một Vinashin. Sở dĩ PVN không đắm ngay như Vinashin là nhờ PVN không phải vay ngân hàng. Ngoài khoản PVN được "vay" 500 triệu USD từ tiền bán dầu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn cho phép PVN "tạm giữ" những khoản tiền khổng lồ mà Tập đoàn này lẽ ra phải nộp vào ngân sách. Nguồn tài nguyên trong lòng biển của quốc gia mà tập đoàn Dầu khí được giao khai thác đã bị Đinh La Thăng đổ trăm nghìn tỷ xuống biển, xuống sông.

PS:

I. Thực tế ở PVN cho thấy, tham nhũng ở VN không chỉ do quyền lực chưa được chế ngự mà còn do những khoảng tối giao thoa giữa khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước, được dung dưỡng bởi các quan chức tha hóa. Những kẻ biết sợ sẽ ráng làm ra chút ít rồi mới "ăn". Những kẻ trâng tráo thì phá tới nơi để "ăn" tàn, "ăn" mạt.

Muốn chống tham nhũng, không chỉ phải tiến tới nhà nước pháp quyền mà nhà nước còn phải từ bỏ vai trò kinh doanh (các công ty nhà nước chỉ được lập ra là chỉ để cung cấp những dịch vụ công mà tư nhân không làm). Tuy nhiên, trước khi có nhà nước pháp quyền, nếu không vạch mặt chỉ tên những kẻ trâng tráo nhất, thì không những không bao giờ có nhà nước pháp quyền, mà còn sẽ phải cúi đầu làm nô lệ cho những tên tham tàn nhất.

II. Khi các thông tin về công trình nhà máy sợi Đình Vũ, PVN đầu tư gần chục nghìn tỷ giờ đang phải trùm mền được công bố, biết việc Đinh La Thăng để cho nhà thầu tráo "dây chuyền thiết bị kéo sợi" xuất xứ Đức, theo thiết kế, thành dây chuyền Trung Quốc, hy vọng các bạn sẽ nhận biết Thăng là người "thân gì".

Huy Đức

(FB. Trương Huy San)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm