Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Huyền thoại về sự hòa giải Nam-Bắc của Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt gần một nửa thế kỷ, thế nhưng cuộc chiến đó đã để lại khá nhiều huyền thoại. Có những huyền thoại cuối cùng đã được bạch hóa, nhưng cũng có những huyền thoại mãi mãi

Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt gần một nửa thế kỷ, thế nhưng cuộc chiến đó đã để lại khá nhiều huyền thoại. Có những huyền thoại cuối cùng đã được bạch hóa, nhưng cũng có những huyền thoại mãi mãi vẫn là huyền thoại bởi những người trong cuộc hoặc có liên hệ đã giữ thái độ im lặng, không lên tiếng cho đến khi qua đời, mang theo một sự bí ẩn vẫn không có lời giải đáp chính xác.

Một trong những huyền thoại về chiến tranh Việt Nam thường được nhắc đến là sự hòa giải Nam Bắc của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Nhiều người vẫn tỏ vẻ lấy làm tiếc rằng, cái chết của ông trong cuộc đảo chánh năm 1963 đã làm mất đi một cơ hội hòa giải giữa hai miền Nam - Bắc, hay đúng hơn là giữa Ngô Đình Diệm và Hồ Chí Minh, đáng lẽ có thể đã đưa đến một sự thống nhất Việt Nam một cách hòa bình. Huyền thoại ấy có hay không hay chỉ là một sự suy diễn qúa đáng?

Huyền thoại nói trên đã bắt nguồn từ sự kiện là Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ là Ngô Đình Nhu, trong thời gian chính phủ Kennedy đang ngầm tiếp xúc với các tướng lãnh đang âm mưu đảo chánh lật đổ họ, đã công khai lên tiếng muốn Hoa Kỳ rút bớt quân ra khỏi Việt Nam. Trả lời phỏng vấn với báo Washington Post ngày 12 tháng 5, 1963, ông Nhu đã nói “Việt Nam muốn thấy một nửa trong số khoảng hơn 12.000 binh lính Mỹ rời khỏi nơi đây.” Song song với việc đó, cả hai cũng bầy tỏ thái độ muốn hòa giải với Hồ Chí Minh qua trung gian một nhà ngoại giao cộng sản Ba Lan ở  Sài Gòn là Mieczyslaw Maneli. Ông này là trưởng phái đoàn đại diện Ba Lan trong Ủy Ban Kiểm Soát Đình Chiến tại Việt Nam theo hiệp định Genève 1954.

Về việc hòa giải Nam Bắc này, trong cuốn hồi ký “War of the Vanquished” (xuất bản năm 1971) của Mieczyslaw Maneli có nhắc đến. Maneli cho biết, ông Nhu muốn nhờ ông làm trung gian liên lạc với Hà Nội cho một cuộc thương thảo nhưng không đề cập gì đến một cuộc gặp gỡ nào đã có giữa hai bên. Trong khi đó, theo ông Cao Xuân Vỹ, nguyên Tổng Giám Đốc Thanh Niên thời Đệ I Cộng Hòa, một cánh tay đắc lực của ông Ngô Đình Nhu, trả lời ông Minh Võ trong cuộc phỏng vấn ngày 14/6/2012 tại Quận Cam lại kể rằng, ông Nhu đã bí mật đi gặp Phạm Hùng (một cán bộ chỉ huy cao cấp của Cục R của cộng sản) trong một cuộc đi săn ở Tánh Linh, tỉnh Bình Tuy. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ giữa ông Nhu và Phạm Hùng có hay không, ông Vỹ cũng không được chứng kiến hay nghe ông Nhu kể, mà chỉ là một sự phỏng đoán. Vì thế cho nên, sự thật về cuộc gặp gỡ này đến nay vẫn là một điều bí ẩn.

Không biết cuộc tiếp xúc có hay không nhưng Arthur M. Schlesinger, Jr. , một sử gia Hoa Kỳ, trong cuốn “Một Ngàn Ngày của John F. Kennedy trong Tòa Bạch Ốc” (A Thousand Days: John F. Kennedy in the White House), cuốn sách đã đoạt giải Pulitzer năm 1966, có đề cập đến và nhận định rằng: “việc điều đình giữa ông Diệm và Hồ có thể có nghĩa là sẽ có một sự ra đi của Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam trong năm 1963...” Nhưng một cơ hội nào đó (cho chiến tranh Việt Nam) có lẽ đã bị bỏ lỡ trong mùa thu năm 1963 vì Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Nhu đã bị chết thảm trong cuộc đảo chánh quân sự ngày 01 tháng 11, 1963.

Ký giả và sử gia Stanley Karnow (1925-2013), trong tập bút ký “Vietnam: A History” cũng có đề cập đến sự kiện lịch sử này. Một tác gỉa khác, sử gia George C. Herring, người từng làm việc cho CIA dưới thời tổng thống Kennedy, cũng đã cho rằng sự thương thảo giữa Miền Bắc và Miền Nam đáng lẽ là một cơ hội có thể mang lại hòa bình đã bị mất đi vì cái chết của anh em ông Diệm. Ngay cả Henry Kissinger, người bị nguyền rủa là đã bức tử Việt Nam Cộng Hòa, cũng đã nhận định về cuộc đảo chánh và những hậu qủa tiếp theo của nó rằng: “Xem xét những gì tiếp theo sau cuộc đảo chánh, Mỹ có lẽ đã quá dễ dãi chấp nhận việc lật đổ ông Diệm chỉ vì những sự thiếu sót của ông ta hay, ít ra, vì không ủng hộ việc  thương thuyết theo cách mà ông ta đã bị nghi ngờ đang hoạch địch với Hà Nội.”

Tóm lại, người ta lấy làm tiếc rằng một giải pháp hay một lối thoát dễ dãi bằng cách để cho hai miền tự thương thảo như ông Diệm và ông Nhu đã hoạch định đã không thực hiện được. Nó không thực hiện được bởi vì đó không phải là giải pháp mà Hoa Kỳ muốn tìm kiếm vào thời điểm đó. Phải chăng đó là lý do mà cả hai anh em họ Ngô đã phải trả gía cho toan tính của họ. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng, việc hòa giải với Hà Nội thực ra chưa xảy ra. Nó chỉ là một “động tác gỉa”, một “hư chiêu” mà ông Diệm và ông Nhu cố tình tạo ra như một chiến thuật để buộc chính phủ Kennnedy phải giảm áp lực lên họ.

Nhưng giải thích nào thì cũng chỉ là huyền thoại vì cả hai người trong cuộc nay đều đã ra người thiên cổ.

 

Trường hợp Tưởng Giới Thạch và Phác Chánh Hy

Sau cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm, nhìn lại lịch sử hai nước bạn đồng minh của Hoa Kỳ là Trung Hoa (Quốc Gia) của Tưởng Giới Thạch và Nam Hàn của Phác Chánh Hy (Park Chung Hee), người ta thấy dường như chúng cũng đã có những tình huống tương tự. Với cùng một chủ đích, cả hai ông Tưởng Giới Thạch của Trung Hoa Dân Quốc và Phác Chánh Hy của Nam Hàn cũng đã từng muốn tách ra khỏi những áp lực từ phía Hoa Kỳ, nhưng họ đã không thành công và đã chuốc lấy những kết cuộc cay đắng.

Giống như Tổng thống Diệm đã làm ở Việt Nam, Tưởng Giới Thạch trong thập niên 1940’s ở Hoa lục đã tự đề ra một chính sách cai trị thật tai hại, độc đoán buộc toàn bộ chính quyền Trung Hoa Dân Quốc phải lệ thuộc vào mình. Tuy nhiên, cũng giống như  tình hình ở Việt Nam một thập kỷ rưỡi sau đó, Washington đã từng xem xét thảo luận tìm kiếm người thay thế Tưởng hầu có thể thống nhất Trung Quốc chống lại sự nổi dậy của nhóm cộng sản theo Mao. Ngoại Trưởng Hoa Kỳ George Marshall đã thú nhận rằng Mỹ “không ngừng có áp lực muốn loại bỏ Tưởng Giới Thạch, nhưng không có người nào đưa ra đề nghị ai sẽ là người thay thế.” Biết rằng Hoa Kỳ muốn lật đổ mình, Tưởng và chính phủ của ông đã tuyên bố trong tháng 11 năm 1947 rằng mặc dù họ biết ơn sự có mặt của các nhân viên Hoa Kỳ họ vẫn cần kiểm soát công việc của những viên chức này. Trước đó, Tưởng đã nói với Ban Chấp Hành Trung Ương Quốc Dân Đảng (Trung Hoa) rằng, trong khi duy trì sự đồng minh với Hoa Kỳ, Trung Quốc cũng cần thắt chặt mối liên hệ với Liên Sô.

Ngày 20-9-1947, Đại Sứ Mỹ ở Trung Hoa đã báo cáo với Ngoại Trưởng Marshall rằng Tưởng đã tuyên bố  “mọi nỗ lực ưu tiên vẫn dành cho Hoa Kỳ.” Tuy nhiên, bản tuyên bố của Tưởng lại nói “xin thông báo cho ông Đại Sứ biết rằng, vị Đại Sứ  Sô Viết tại Trung Hoa đã được yêu cầu đứng làm trung gian cho cuộc nội chiến và ông ấy đã vui vẻ chấp nhận.” Sử gia Trung Hoa Tang Tsou đã nhận định rằng, “họ Tưởng đã cảm thấy đủ tự tin muốn tỏ ra có thể tự chiến đấu chống lại những người Cộng sản và ông hy vọng rằng việc đạt được sự cảm thông với Liên Sô sẽ tạo được áp lực đối với Hoa Kỳ.” Tuy nhiên, sử gia Tang lưu ý rằng “sự tự tin của Tưởng và những người (Trung Hoa) Quốc Gia khác (bao gồm cả những người có tư tưởng hòa hoãn với khối cộng sản) đã không đạt được mục đích ưu tiên hàng đầu, là lôi kéo Hoa Kỳ vào cuộc nội chiến Trung Hoa hoặc, ít nhất, duy trì được một sự viện trợ của Hoa Kỳ về quân sự và kinh tế với mức độ lớn.” Mặc dù vậy, Hoa Kỳ vẫn không tích cực can thiệp giúp đỡ chính phủ của Tưởng Giới Thạch chống lại sự  nổi dậy của cộng sản Trung Quốc theo Mao. Và phải chăng đó là lý do khiến cho họ Tưởng đã thua Mao và để mất Hoa lục phải lưu lạc tới đảo quốc Đài Loan đến tận ngày nay.

Một sự đối chiếu khác giống như cuộc tiếp xúc giữa ông Diệm và Hồ trong những năm đầu thập niên 1960’s có thể thấy ở Nam Hàn một thập niên sau đó. Tổng Thống Nam Hàn Phác Chánh Hy (Park Chung Hee), một nhà độc tài đã nắm quyền bằng một cuộc đảo chánh quân sự năm 1961 lật đổ Tổng thống Lý Thừa Vãn. Mùa xuân năm 1972, ông đã gởi một viên chức đứng hàng thứ hai trong chính phủ là Lee Hu Rak, người đứng đầu cơ quan tình báo trung ương của Đại Hàn (KCIA), thực hiện một sứ mạng bí mật tới Bắc Hàn gặp gỡ nhà độc tài Cộng sản Kim Nhật Thành (Kim Il Sung) để bàn về việc thống nhất bán đảo Triều Tiên. Tiếp theo nhiều cuộc họp khác, hai chính phủ sau đó đã công bố một bản thông cáo chung vào ngày 04 tháng 7 năm 1972, tuyên bố rằng sự thống nhất bán đảo Triều Tiên có thể “thành công qua những nỗ lực độc lập không có sự can thiệp hay cưỡng ép nào từ bên ngoài” và rằng “một sự hợp nhất một quốc gia vĩ đại, như một dân tộc thuần nhất, sẽ được hướng tới trước tiên, vượt lên trên những khác biệt về tư tưởng, ý thức hệ, và hệ thống chính trị.”

Nhưng, cuộc thương nghị giữa Nam – Bắc Hàn chưa đạt được một kết qủa thực tiễn nào thì ngày 26/10/1979, Tổng thống Phác Chánh Hy đã bị sát hại bởi chính người giám đốc cơ quan KCIA là Kim Jae Kyu trong một cuộc đảo chánh. Nếu Phác Chánh Hy bị giết hại trong năm 1972 hay 1973, ngay sau sự thương thuyết với Kim Nhật Thành, thì sự việc này có thể tạo ra nghi vấn cho rằng sự sát hại nhà độc tài Nam Hàn đã phá hỏng sự thống nhất sắp xảy ra cho Bắc Hàn và Nam Hàn.

Thực ra, sự hòa hợp giữa Nam và Bắc Hàn đã có nhiều khác biệt trong quan điểm khó mà thống nhất. Theo người trưởng phái đoàn Nam Hàn Lee Hu Rak, Tổng Thống Phác Chánh Hy là một người không thích có sự can thiệp của ngoại quốc (trong đó có cả Hoa Kỳ). Trong khi đó, nhà độc tài Bắc Hàn Kim Nhật Thành thì lại chỉ trích “các cường quốc lớn và chủ nghĩa đế quốc luôn luôn muốn chia một quốc gia thành nhiều nước”. Nói như vậy chẳng khác nào ông đổ lỗi cho các cường quốc trong đó có Hoa Kỳ không ủng hộ việc thống nhất bán đảo Triều Tiên.

Thực ra, không có phía bên nào ở Đại Hàn nghiêm chỉnh trong việc thống nhất một cách hòa bình cả. Mục tiêu của chế độ cộng sản ở Bắc Hàn là tìm cách tấn công làm sao để đẩy nhanh quá trình rút quân của Hoa Kỳ ra khỏi Nam Hàn để họ có thể dễ dàng tiến hành những hoạt động quân sự chống lại Nam Hàn. Chủ trương của Bắc Hàn như đã ghi trong cương lĩnh của họ là “làm hao mòn những toan tính của chủ nghĩa đế quốc Mỹ muốn duy trì quân đội của nó ở Đại Hàn, giống như những nỗ lực của bọn đế quốc Nhật trước đó... Park Chung Hee và bè lũ Nam Hàn cuối cùng sẽ phải đầu hàng sự tấn công hòa bình này.”

Trường hợp của ông Diệm và ông Nhu, sự giải thích đúng đắn nhất là, chiến thuật phô trương chính sách hòa hoãn của họ với Hà Nội, chẳng qua vì họ muốn răn đe chính phủ Kennedy rằng, Hoa Kỳ hãy từ bỏ sự hợp tác với những kẻ thù của gia đình họ là những tướng lãnh bất mãn đang âm mưu lật đổ họ. Những huyền thoại cho rằng ông Diệm, giống như Tưởng Giới Thạch trước ông và Phác Chánh Hy sau này, đều chỉ muốn có sự viện trợ kinh tế và quân sự từ Hoa Kỳ mà không muốn có sự can thiệp của họ sâu vào nội bộ, ngày nay dường như đã không còn là huyền thoại. Tiếc thay, cả ba – ông Diệm, Tưởng Giới Thạch và Phác Chánh Hy – đều đã phải trả giá cho những toan tính mang đầy tính dân tộc của họ.

Toàn Như

Tài liệu tham khảo:

- VIETNAM, THE NECESSARY WAR (Chapter 5: The Myth of the Diem-Ho Rapprochement) tác gỉa Michael Lind. NXB The Free Press-1999)

- War of the Vanquished, tác gỉa Mieczyslaw Maneli (1971) 

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Huyền thoại về sự hòa giải Nam-Bắc của Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt gần một nửa thế kỷ, thế nhưng cuộc chiến đó đã để lại khá nhiều huyền thoại. Có những huyền thoại cuối cùng đã được bạch hóa, nhưng cũng có những huyền thoại mãi mãi

Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt gần một nửa thế kỷ, thế nhưng cuộc chiến đó đã để lại khá nhiều huyền thoại. Có những huyền thoại cuối cùng đã được bạch hóa, nhưng cũng có những huyền thoại mãi mãi vẫn là huyền thoại bởi những người trong cuộc hoặc có liên hệ đã giữ thái độ im lặng, không lên tiếng cho đến khi qua đời, mang theo một sự bí ẩn vẫn không có lời giải đáp chính xác.

Một trong những huyền thoại về chiến tranh Việt Nam thường được nhắc đến là sự hòa giải Nam Bắc của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Nhiều người vẫn tỏ vẻ lấy làm tiếc rằng, cái chết của ông trong cuộc đảo chánh năm 1963 đã làm mất đi một cơ hội hòa giải giữa hai miền Nam - Bắc, hay đúng hơn là giữa Ngô Đình Diệm và Hồ Chí Minh, đáng lẽ có thể đã đưa đến một sự thống nhất Việt Nam một cách hòa bình. Huyền thoại ấy có hay không hay chỉ là một sự suy diễn qúa đáng?

Huyền thoại nói trên đã bắt nguồn từ sự kiện là Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ là Ngô Đình Nhu, trong thời gian chính phủ Kennedy đang ngầm tiếp xúc với các tướng lãnh đang âm mưu đảo chánh lật đổ họ, đã công khai lên tiếng muốn Hoa Kỳ rút bớt quân ra khỏi Việt Nam. Trả lời phỏng vấn với báo Washington Post ngày 12 tháng 5, 1963, ông Nhu đã nói “Việt Nam muốn thấy một nửa trong số khoảng hơn 12.000 binh lính Mỹ rời khỏi nơi đây.” Song song với việc đó, cả hai cũng bầy tỏ thái độ muốn hòa giải với Hồ Chí Minh qua trung gian một nhà ngoại giao cộng sản Ba Lan ở  Sài Gòn là Mieczyslaw Maneli. Ông này là trưởng phái đoàn đại diện Ba Lan trong Ủy Ban Kiểm Soát Đình Chiến tại Việt Nam theo hiệp định Genève 1954.

Về việc hòa giải Nam Bắc này, trong cuốn hồi ký “War of the Vanquished” (xuất bản năm 1971) của Mieczyslaw Maneli có nhắc đến. Maneli cho biết, ông Nhu muốn nhờ ông làm trung gian liên lạc với Hà Nội cho một cuộc thương thảo nhưng không đề cập gì đến một cuộc gặp gỡ nào đã có giữa hai bên. Trong khi đó, theo ông Cao Xuân Vỹ, nguyên Tổng Giám Đốc Thanh Niên thời Đệ I Cộng Hòa, một cánh tay đắc lực của ông Ngô Đình Nhu, trả lời ông Minh Võ trong cuộc phỏng vấn ngày 14/6/2012 tại Quận Cam lại kể rằng, ông Nhu đã bí mật đi gặp Phạm Hùng (một cán bộ chỉ huy cao cấp của Cục R của cộng sản) trong một cuộc đi săn ở Tánh Linh, tỉnh Bình Tuy. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ giữa ông Nhu và Phạm Hùng có hay không, ông Vỹ cũng không được chứng kiến hay nghe ông Nhu kể, mà chỉ là một sự phỏng đoán. Vì thế cho nên, sự thật về cuộc gặp gỡ này đến nay vẫn là một điều bí ẩn.

Không biết cuộc tiếp xúc có hay không nhưng Arthur M. Schlesinger, Jr. , một sử gia Hoa Kỳ, trong cuốn “Một Ngàn Ngày của John F. Kennedy trong Tòa Bạch Ốc” (A Thousand Days: John F. Kennedy in the White House), cuốn sách đã đoạt giải Pulitzer năm 1966, có đề cập đến và nhận định rằng: “việc điều đình giữa ông Diệm và Hồ có thể có nghĩa là sẽ có một sự ra đi của Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam trong năm 1963...” Nhưng một cơ hội nào đó (cho chiến tranh Việt Nam) có lẽ đã bị bỏ lỡ trong mùa thu năm 1963 vì Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Nhu đã bị chết thảm trong cuộc đảo chánh quân sự ngày 01 tháng 11, 1963.

Ký giả và sử gia Stanley Karnow (1925-2013), trong tập bút ký “Vietnam: A History” cũng có đề cập đến sự kiện lịch sử này. Một tác gỉa khác, sử gia George C. Herring, người từng làm việc cho CIA dưới thời tổng thống Kennedy, cũng đã cho rằng sự thương thảo giữa Miền Bắc và Miền Nam đáng lẽ là một cơ hội có thể mang lại hòa bình đã bị mất đi vì cái chết của anh em ông Diệm. Ngay cả Henry Kissinger, người bị nguyền rủa là đã bức tử Việt Nam Cộng Hòa, cũng đã nhận định về cuộc đảo chánh và những hậu qủa tiếp theo của nó rằng: “Xem xét những gì tiếp theo sau cuộc đảo chánh, Mỹ có lẽ đã quá dễ dãi chấp nhận việc lật đổ ông Diệm chỉ vì những sự thiếu sót của ông ta hay, ít ra, vì không ủng hộ việc  thương thuyết theo cách mà ông ta đã bị nghi ngờ đang hoạch địch với Hà Nội.”

Tóm lại, người ta lấy làm tiếc rằng một giải pháp hay một lối thoát dễ dãi bằng cách để cho hai miền tự thương thảo như ông Diệm và ông Nhu đã hoạch định đã không thực hiện được. Nó không thực hiện được bởi vì đó không phải là giải pháp mà Hoa Kỳ muốn tìm kiếm vào thời điểm đó. Phải chăng đó là lý do mà cả hai anh em họ Ngô đã phải trả gía cho toan tính của họ. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng, việc hòa giải với Hà Nội thực ra chưa xảy ra. Nó chỉ là một “động tác gỉa”, một “hư chiêu” mà ông Diệm và ông Nhu cố tình tạo ra như một chiến thuật để buộc chính phủ Kennnedy phải giảm áp lực lên họ.

Nhưng giải thích nào thì cũng chỉ là huyền thoại vì cả hai người trong cuộc nay đều đã ra người thiên cổ.

 

Trường hợp Tưởng Giới Thạch và Phác Chánh Hy

Sau cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm, nhìn lại lịch sử hai nước bạn đồng minh của Hoa Kỳ là Trung Hoa (Quốc Gia) của Tưởng Giới Thạch và Nam Hàn của Phác Chánh Hy (Park Chung Hee), người ta thấy dường như chúng cũng đã có những tình huống tương tự. Với cùng một chủ đích, cả hai ông Tưởng Giới Thạch của Trung Hoa Dân Quốc và Phác Chánh Hy của Nam Hàn cũng đã từng muốn tách ra khỏi những áp lực từ phía Hoa Kỳ, nhưng họ đã không thành công và đã chuốc lấy những kết cuộc cay đắng.

Giống như Tổng thống Diệm đã làm ở Việt Nam, Tưởng Giới Thạch trong thập niên 1940’s ở Hoa lục đã tự đề ra một chính sách cai trị thật tai hại, độc đoán buộc toàn bộ chính quyền Trung Hoa Dân Quốc phải lệ thuộc vào mình. Tuy nhiên, cũng giống như  tình hình ở Việt Nam một thập kỷ rưỡi sau đó, Washington đã từng xem xét thảo luận tìm kiếm người thay thế Tưởng hầu có thể thống nhất Trung Quốc chống lại sự nổi dậy của nhóm cộng sản theo Mao. Ngoại Trưởng Hoa Kỳ George Marshall đã thú nhận rằng Mỹ “không ngừng có áp lực muốn loại bỏ Tưởng Giới Thạch, nhưng không có người nào đưa ra đề nghị ai sẽ là người thay thế.” Biết rằng Hoa Kỳ muốn lật đổ mình, Tưởng và chính phủ của ông đã tuyên bố trong tháng 11 năm 1947 rằng mặc dù họ biết ơn sự có mặt của các nhân viên Hoa Kỳ họ vẫn cần kiểm soát công việc của những viên chức này. Trước đó, Tưởng đã nói với Ban Chấp Hành Trung Ương Quốc Dân Đảng (Trung Hoa) rằng, trong khi duy trì sự đồng minh với Hoa Kỳ, Trung Quốc cũng cần thắt chặt mối liên hệ với Liên Sô.

Ngày 20-9-1947, Đại Sứ Mỹ ở Trung Hoa đã báo cáo với Ngoại Trưởng Marshall rằng Tưởng đã tuyên bố  “mọi nỗ lực ưu tiên vẫn dành cho Hoa Kỳ.” Tuy nhiên, bản tuyên bố của Tưởng lại nói “xin thông báo cho ông Đại Sứ biết rằng, vị Đại Sứ  Sô Viết tại Trung Hoa đã được yêu cầu đứng làm trung gian cho cuộc nội chiến và ông ấy đã vui vẻ chấp nhận.” Sử gia Trung Hoa Tang Tsou đã nhận định rằng, “họ Tưởng đã cảm thấy đủ tự tin muốn tỏ ra có thể tự chiến đấu chống lại những người Cộng sản và ông hy vọng rằng việc đạt được sự cảm thông với Liên Sô sẽ tạo được áp lực đối với Hoa Kỳ.” Tuy nhiên, sử gia Tang lưu ý rằng “sự tự tin của Tưởng và những người (Trung Hoa) Quốc Gia khác (bao gồm cả những người có tư tưởng hòa hoãn với khối cộng sản) đã không đạt được mục đích ưu tiên hàng đầu, là lôi kéo Hoa Kỳ vào cuộc nội chiến Trung Hoa hoặc, ít nhất, duy trì được một sự viện trợ của Hoa Kỳ về quân sự và kinh tế với mức độ lớn.” Mặc dù vậy, Hoa Kỳ vẫn không tích cực can thiệp giúp đỡ chính phủ của Tưởng Giới Thạch chống lại sự  nổi dậy của cộng sản Trung Quốc theo Mao. Và phải chăng đó là lý do khiến cho họ Tưởng đã thua Mao và để mất Hoa lục phải lưu lạc tới đảo quốc Đài Loan đến tận ngày nay.

Một sự đối chiếu khác giống như cuộc tiếp xúc giữa ông Diệm và Hồ trong những năm đầu thập niên 1960’s có thể thấy ở Nam Hàn một thập niên sau đó. Tổng Thống Nam Hàn Phác Chánh Hy (Park Chung Hee), một nhà độc tài đã nắm quyền bằng một cuộc đảo chánh quân sự năm 1961 lật đổ Tổng thống Lý Thừa Vãn. Mùa xuân năm 1972, ông đã gởi một viên chức đứng hàng thứ hai trong chính phủ là Lee Hu Rak, người đứng đầu cơ quan tình báo trung ương của Đại Hàn (KCIA), thực hiện một sứ mạng bí mật tới Bắc Hàn gặp gỡ nhà độc tài Cộng sản Kim Nhật Thành (Kim Il Sung) để bàn về việc thống nhất bán đảo Triều Tiên. Tiếp theo nhiều cuộc họp khác, hai chính phủ sau đó đã công bố một bản thông cáo chung vào ngày 04 tháng 7 năm 1972, tuyên bố rằng sự thống nhất bán đảo Triều Tiên có thể “thành công qua những nỗ lực độc lập không có sự can thiệp hay cưỡng ép nào từ bên ngoài” và rằng “một sự hợp nhất một quốc gia vĩ đại, như một dân tộc thuần nhất, sẽ được hướng tới trước tiên, vượt lên trên những khác biệt về tư tưởng, ý thức hệ, và hệ thống chính trị.”

Nhưng, cuộc thương nghị giữa Nam – Bắc Hàn chưa đạt được một kết qủa thực tiễn nào thì ngày 26/10/1979, Tổng thống Phác Chánh Hy đã bị sát hại bởi chính người giám đốc cơ quan KCIA là Kim Jae Kyu trong một cuộc đảo chánh. Nếu Phác Chánh Hy bị giết hại trong năm 1972 hay 1973, ngay sau sự thương thuyết với Kim Nhật Thành, thì sự việc này có thể tạo ra nghi vấn cho rằng sự sát hại nhà độc tài Nam Hàn đã phá hỏng sự thống nhất sắp xảy ra cho Bắc Hàn và Nam Hàn.

Thực ra, sự hòa hợp giữa Nam và Bắc Hàn đã có nhiều khác biệt trong quan điểm khó mà thống nhất. Theo người trưởng phái đoàn Nam Hàn Lee Hu Rak, Tổng Thống Phác Chánh Hy là một người không thích có sự can thiệp của ngoại quốc (trong đó có cả Hoa Kỳ). Trong khi đó, nhà độc tài Bắc Hàn Kim Nhật Thành thì lại chỉ trích “các cường quốc lớn và chủ nghĩa đế quốc luôn luôn muốn chia một quốc gia thành nhiều nước”. Nói như vậy chẳng khác nào ông đổ lỗi cho các cường quốc trong đó có Hoa Kỳ không ủng hộ việc thống nhất bán đảo Triều Tiên.

Thực ra, không có phía bên nào ở Đại Hàn nghiêm chỉnh trong việc thống nhất một cách hòa bình cả. Mục tiêu của chế độ cộng sản ở Bắc Hàn là tìm cách tấn công làm sao để đẩy nhanh quá trình rút quân của Hoa Kỳ ra khỏi Nam Hàn để họ có thể dễ dàng tiến hành những hoạt động quân sự chống lại Nam Hàn. Chủ trương của Bắc Hàn như đã ghi trong cương lĩnh của họ là “làm hao mòn những toan tính của chủ nghĩa đế quốc Mỹ muốn duy trì quân đội của nó ở Đại Hàn, giống như những nỗ lực của bọn đế quốc Nhật trước đó... Park Chung Hee và bè lũ Nam Hàn cuối cùng sẽ phải đầu hàng sự tấn công hòa bình này.”

Trường hợp của ông Diệm và ông Nhu, sự giải thích đúng đắn nhất là, chiến thuật phô trương chính sách hòa hoãn của họ với Hà Nội, chẳng qua vì họ muốn răn đe chính phủ Kennedy rằng, Hoa Kỳ hãy từ bỏ sự hợp tác với những kẻ thù của gia đình họ là những tướng lãnh bất mãn đang âm mưu lật đổ họ. Những huyền thoại cho rằng ông Diệm, giống như Tưởng Giới Thạch trước ông và Phác Chánh Hy sau này, đều chỉ muốn có sự viện trợ kinh tế và quân sự từ Hoa Kỳ mà không muốn có sự can thiệp của họ sâu vào nội bộ, ngày nay dường như đã không còn là huyền thoại. Tiếc thay, cả ba – ông Diệm, Tưởng Giới Thạch và Phác Chánh Hy – đều đã phải trả giá cho những toan tính mang đầy tính dân tộc của họ.

Toàn Như

Tài liệu tham khảo:

- VIETNAM, THE NECESSARY WAR (Chapter 5: The Myth of the Diem-Ho Rapprochement) tác gỉa Michael Lind. NXB The Free Press-1999)

- War of the Vanquished, tác gỉa Mieczyslaw Maneli (1971) 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm