Tham Khảo

Journalism in pre-1975 Saigon - Chuyện làm báo ở Sài Gòn trước 1975

Mỗi tháng khoảng một tuần, ông Y. chạy xe máy tới nhà in Quân Đội 2 và ngồi đó cả ngày để kiểm tra, soát lỗi bản bông của mấy tờ tạp chí do tòa soạn ngoài Hà Nội gửi vào in.


 

Please scroll down for the Vietnamese version, which is below the English translation.


For around one week every month, Mr. Y. (who asked to be unidentified) drives his bike to the Quan Doi (Military) Printing House No 2, where he spends the whole days checking the printing proofs of some articles for magazines from the Hanoi-based editorial office.

Very often does he use his pen to encircle the English words placed here and there in the articles. “Here, “golfer, this should be written in Vietnamese as “tay gon”, “gon thu”. Here, superstar should be replaced by “sieu sao”. Also this “computer”, why not translate it as “may vi tinh”?”

“A great many young journalists now are fond of using British or American English in their works, despite the fact that such words have their equivalent in Vietnamese. In many cases foreign words are used together with Vietnamse, making up phrases like “fan ham mo” (supporting fans), or “nap ca-po”,” said Y. “Journalists in Saigon before 1975, as I remember, never wrote such impure Vietnamese, and even if they did, the editors would correct the mistakes immediately.”

Y. lived his whole youth in Saigon (now Ho Chi Minh City). He graduated the Saigon Faculty of letters, majoring in English. During his study at college, he also worked as reporter for a daily newspaper, then he moved to write for a literary magazine. Now he is editor and proof-reader for some consumers’ magazines based in Hanoi.

“Old Saigon’s newspapers used a myriad of words which may sound so obsolete to readers nowadays. “Xe nha binh” (military automobiles), “tu that”, “tu gia” (private house), for instance. But the language was pure Vietnamese rather than being an amalgam of Vietnamese and foreign languages as it is now. There were not many commercials which sometimes included even an advertisement for tetter cures; so funny it was,” said Mr. Y. He believed that language is just one among countless different points between old Saigon’s newspapers and present-day media. But, after all, journalism is always the same – with joys, sorrows, youth enthusiasm, and tears.

A live language turns into a dead one

T.T.T., a journalist in former Saigon, now writes for some Vietnamese language newspapers abroad. She once expressed her anxiety that an old style of Vietnamese which was used on Saigonese media and publications may evaporate someday. A great many words have now fallen into oblivion, or are very seldom used, such as “so gia dinh” (family records), “bang khoan nha” (accommodation contract), “ga nghia” (commonlaw marriage), “giao hoc” (pedagogics), etc. After the war, the Saigonese vocabulary, in its turn, is supplemented with many new words from the North: “ho khau” (household register), “de xuat” (official proposal), “quyet sach” (policy-decision), “boi duong” (training), “kiem thao” (check and self-critism), etc. Since the country adopted its open policy, followed by the advent of the Internet in Vietnam, modern languages have increasingly booming. New words keep appearing at a dizzy speed in all academic fields as well as in daily life.

Nostalgists may regret a Vietnamese of the past which is now turning into an archaic or dead language. However, such is language – which keeps moving and changing in pace with life – and it is evident that old things die with the introduction of new things. The Vietnamese that old Saigon’s newspapers used once now is somewhat found on oversea media, especially in writings by old people. Young Vietnamese audience today may break into laughter on reading such expressions as “The Nuu Uoc Times (New York Times) today has the pleasure to report that…”

Correspondents and reporters

Apart from idiosyncracy, former Saigon’s newspapers are different to modern newspapers in many ways. For example, they differed in how a newspaper was managed. In addtion to official reporters, every daily newspaper hired the so-called “correspondents.” These were also reporters, but they specialized in reporting stuff news. Everyday they would drive their bicycles (or, more luxuriously, their “vélo-solex” or mobylette) around the city, collecting trivial pieces of news like “a car hitting a dog, a dog biting a car” before selling them to a variety of newspapers.

Reporters of all times seem to be the same. After every assignment they would indulge themselves by hanging around, chatting, and drinking in the pubs. Mr. Y. recollected the past, “If you worked for a wealthy newspaper, you had a lot of money; if you worked for a poor one, you did not have much money. Many reporters that worked for well-off newspapers lived such a debauched life as kings: they would go to night clubs, casinos, some even used drugs. But that’s the very reason why no news reporter was moneyed; only editors were.”

As a matter of fact, those wartime days were dangerous, so there were plenty of “salon” newspapers, i.e. those who would rather stay at home to write than go to the scene. Therefore ardent young reporters who did not flinch from going to war zones were overindulged by the editor. Mr. Y. himself often went to battlefields around Saigon, even to the Centre of Vietnam, which was then considered to be the most dangerous area, including “Nam, Ngai, Binh, Phu” (abbreviated from “Quang Nam, Quang Ngai, Binh Dinh, Phu Yen Provinces), to report on the agonizing life of peasants in times of chaos. “I was young then, so I was fervent and fond of travelling. It was really dangerous to be a war reporter under fatal bombardments. While Western journalists that I knew were insured very high against risks, local reporters never received any insurance.”

That may account for the fact that old Saigon media did not have world-famous war reporters like those working for AP, UPI, or Time. AP’s Nick Ut, who was widely known for the photo snapping a girl child running from napalm-bombings, was a very rare exception in photo journalism.

The multi-facet Saigon’s media

Saigon in the past has a huge range of newspapers. There were newspapers that overtly opposed to the corrupt Saigon administration, such as the Tin Sang (Morning news), whose editor was Ngo Cong Duc, who died in Ho Chi Minh City in 2007, Dien Tin (Telegraph) with the trenchant columnist Ly Quy Chung. Without any fear they made mockery of the inefficient Saigon administration, nicknaming President Thieu as “President Theo”, “Sau Theo” (“theo” is the Vietnamese for “scar”), or the US Ambassador to Saigon under the Johnson administration as “the refrigerator old man”. In late 1960s and early 1970s, the “hear-and-forget canards” column on the Tin Sang newspaper was very popular with readers with its satirical articles aimed at the Saigon regime.

At the other end, there were vigorously anti-communist newspapers. Also there were middle way/neutralist newspapers, “the third party” or “the third path”, just calling for peace and reconciliation and never openly going against the government despite the antipathy against them. One of the best-selling newspapers was Chu Tu’s Sống (To Live), notorious for its opposition agaisnt communism. Large circulation, however, did not guarantee that a newspaper was of high quality.

There were of course tabloids which specialised in reporting incidents like “a car hitting a dog”, “murder”, “love” (tinh in Vietnamese), “money” (tien), “imprisonment” (tu toi), etc., called “4T newspapers”. And it is unacceptable to go unnoticed of a “speciality” of newspapers those days: a daily newspaper must offer feuilletons (a French word meaning serial fictions which are published on media and may later be brought to books).

A feuilleton can be either dramatic, complicated and apathetic stories appealing to small businesses who want to kill their time, or wuxia (martial arts and chivalry) fictions. Among Vietnamese writers of those days, there were professionals in feuilletons such as Duong Ha, Nghiem Le Quan, Tung Long… Mr. Le Thanh Thai, a writer on legend-based feuilletons, said, “Writing feuilleton, in fact, is very difficult because you have to make it attractive to readers right from the start as well as maintain it everyday. Some authors even wrote 5 feuilletons for 5 different newspapers at the same time, thus went confused when they conjured up a character they had let die months before. Son Nam (a famous writer in the South of Vietnam) also wrote feuilletons, to which he added many stories about southern customs and traditions that were so popular with audience.”

But the best-selling author must be a foreign one: Jin Yong [a Chinese writer of martialart romaces based in Hongkong]. Almost all Saigon daily newspapers then competed in buying, translating and publishing Jin Yong’s fictions. The earlier they did, the better they sold, said Le Thanh Thai. The Political Commentary feature, for example, sold well not because of any interesting socio-political news story, but because it was often the first to publish Jin Yong’s fictions everyday.

And the disappoinments

Prior to 1975, almost no city in the south of Vietnam had its own newspaper (local newspaper). The majority was located in Saigon, whose population was less than five million. But the number of newspaper was tremendously high and, as Mr. Y. said, newspapers were often “owned by political parties or “god fathers” who just focused on their own interests rather than working for the sake of people.”

As there were many political parties competing for influence, newspapers got carried away in the process. In one case, the press spent lots of words in praise of a mayor who was member of a political party. The next day newspapers owned by an adverse party would reveal that he embezzled even relief money for the poor, and he may face death sentence if he was taken to court under Saigon’s laws. All the reporters were shocked. “I was disappointed,” Mr. Y. sighed, “In the end, journalists ended up being henchmen of different parties and persons.”

Given the stagnant economy which was totally dependent on the US, Saigon media almost never gave attention to the area of economics and policies. It just focused on politics, social events, culture, arts, and entertainment. The closer the regime got to its end, the more disintegrated and demoralized the press got, failing to reflect or to advocate any common goal of the society.

They succeeded, however, in recording a significant period in the history of one half of the country.

Many of the acerbic writers of the past have passed away: Le Ngo Chau, Ngo Cong Duc, Ly Quy Chung (Chanh Trinh), etc. Some chose to leave Vietnam, practicing journalism abroad, with fewer of them going in for the tiring and hopeless “anti-communist” course. The one-time feuilleton writer, Mr. Le Thanh Thai, held on to his pen, but ages have weekend his creative labour.

On his part, Mr. Y. has retired from journalism long ago. He spends most of the time on bonsai and pleasure fish, besides earning his living with the job of a proof-reader. “I find peace in bonsai and fish,” said he.

Then he took up the red-ink pen, quietly marking errors on the proofs scattered in front. He knew he would have to try to finish all the work within the morning before the magazines get printed and come out the next day.

* * *

CHUYỆN LÀM BÁO Ở SÀI GÒN TRƯỚC 1975

Mỗi tháng khoảng một tuần, ông Y. chạy xe máy tới nhà in Quân Đội 2 và ngồi đó cả ngày để kiểm tra, soát lỗi bản bông của mấy tờ tạp chí do tòa soạn ngoài Hà Nội gửi vào in.

Rất thường xuyên, ông dùng bút khoanh tròn những từ tiếng Anh xen lẫn trong bài, chi chít như xôi đỗ. Từ "golfer" này phải thay bằng "tay gôn", "gôn thủ" mới là tiếng Việt. Từ "super star" này thay bằng "siêu sao". Từ "computer" này nữa, sao không viết là "máy vi tính"?

"Nhiều nhà báo trẻ bây giờ sính dùng tiếng Anh, tiếng Mỹ trong bài quá, mặc dù nhiều từ có tiếng Việt tương ứng. Có khi lại dùng từ nước ngoài kèm theo tiếng Việt, kiểu như: fan hâm mộ, nắp ca-pô…” - ông Y. nói. "Tôi nhớ báo chí Sài Gòn thời trước 75 không ai viết tiếng Việt theo kiểu "ba rọi" như vậy, mà phóng viên có lỡ viết thì biên tập viên cũng sẽ sửa ngay".

Ông Y. sống cả tuổi trẻ của mình ở Sài Gòn cũ. Ông học Đại học Văn khoa Sài Gòn, ban Anh văn, vừa học vừa đi viết nhật báo rồi chuyển qua làm cho một tạp chí văn nghệ. Còn bây giờ, ông làm biên tập viên "kiêm" sửa morat cho mấy tờ tạp chí tiêu dùng của một tòa soạn ngoài Hà Nội.

“Báo chí Sài Gòn cũ có nhiều từ mà độc giả ngày nay đọc thì thấy rất cổ, "xe nhà binh", "tư thất", "tư gia"... Nhưng ngôn ngữ hồi đó thuần Việt chứ không lẫn tiếng nước ngoài nhiều như bây giờ. Còn quảng cáo thì không nhiều, có cả quảng cáo thuốc chữa lang ben, tức cười lắm” - ông Y. kể. Theo ông, ngôn ngữ chỉ là một trong rất nhiều điểm khác biệt giữa báo chí Sài Gòn cũ và báo bây giờ. Nhưng nghề báo thì bao giờ cũng vậy, là niềm vui, là nỗi buồn, là lòng nhiệt tình của tuổi trẻ và cả những giọt nước mắt.

 
Sinh ngữ thành tử ngữ

T.T.T., một người làm báo thời Sài Gòn cũ, hiện viết báo tiếng Việt ở nước ngoài, từng bày tỏ sự lo lắng về nguy cơ biến mất một thứ tiếng Việt mà người Sài Gòn hồi đó dùng, được thể hiện trên báo chí và văn học. Hiện nay, nhiều từ ngữ đã bị quên lãng hoặc rất hiếm được dùng như: sổ gia đình, bằng khoán nhà, gá nghĩa, giáo học v.v. Đổi lại, kho ngôn ngữ của người miền Nam sau giải phóng được bổ sung thêm rất nhiều "từ vựng": hộ khẩu, đề xuất, quyết sách, bồi dưỡng, kiểm thảo… Từ khi mở cửa nền kinh tế và Internet bùng nổ ở Việt Nam, ngôn ngữ hiện đại càng phát triển, từ mới xuất hiện chóng mặt trong mỗi lĩnh vực chuyên môn cũng như ngoài đời sống.

Những người hoài cổ có thể thấy xót xa cho một thứ tiếng Việt trong quá khứ, giờ sắp thành cổ ngữ hoặc tử ngữ. Nhưng suy cho cùng, ngôn ngữ là thế, luôn vận động và thay đổi cùng cuộc sống, cái mới sinh ra thì cái cũ phải mất đi. Tiếng Việt của báo chí Sài Gòn cũ giờ chỉ còn được dùng ít nhiều trong làng báo chí hải ngoại, đặc biệt bởi thế hệ cao tuổi. Độc giả trẻ ở Việt Nam ngày nay có thể bật cười khi đọc những câu như: “Tờ Nữu Ước Thời Báo loan tin…".

Thông tín viên và phóng viên

Ngoài văn phong, ngôn từ, báo chí Sài Gòn cũ còn rất nhiều điểm khác thời nay. Chẳng hạn về cách tổ chức. Ngoài các phóng viên chính thức, mỗi tờ nhật báo còn có một lực lượng "thông tín viên" (correspondent). Những người này cũng là ký giả, nhưng chỉ chuyên săn tin vặt. Hàng ngày, họ đạp xe (sang hơn thì chạy vélo-solex hay mobylette) đi khắp thành phố, lượm lặt những tin nho nhỏ dạng "xe cán chó, chó cắn xe"... để bán cho các báo.

Cánh phóng viên thì dường như thời nào cũng vậy, viết bài nộp tòa soạn xong là xả hơi, gặp nhau bàn chuyện nghề chuyện đời, rồi tán dóc, nhậu nhẹt. Ông Y. nhớ lại: "Làm báo giàu thì nhiều tiền, làm báo nghèo thì ít tiền. Nhiều phóng viên của các tờ báo giàu ăn chơi đế vương lắm, nhảy đầm, bài bạc, có người còn hút sách nữa. Nhưng chính vì thế nên thường không có nhà báo giàu mà chỉ có ông chủ bút là giàu thôi".

Thật ra thời đó chiến tranh nguy hiểm, phóng viên salon cũng nhiều. Vậy nên các tòa soạn mà có được phóng viên trẻ nhiệt tình, chịu khó ra vùng chiến sự để gửi tin bài về thì chủ báo “cưng” lắm. Bản thân ông Y. cũng hay tới các vùng chiến sự quanh Sài Gòn, thậm chí đến tận miền Trung, nơi được xem là chiến tranh ác liệt nhất như "Nam Ngãi Bình Phú" (Quảng Nam - Quảng Ngãi - Bình Định - Phú Yên), để viết bài phản ánh về cuộc sống khổ cực của nông dân trong thời loạn lạc. "Hồi ấy tôi trẻ, nên nhiệt tình phơi phới, ham đi. Chứ chiến tranh bom đạn, làm phóng viên chiến trường nguy hiểm lắm. Các nhà báo phương Tây mà tôi biết đều được bảo hiểm rất lớn. Phóng viên bản xứ thì không thế".

Có lẽ đó cũng là một lý do khiến làng báo Sài Gòn cũ không có nhiều phóng viên chiến trường nổi tiếng tầm cỡ thế giới như đồng nghiệp ở AP, UPI, hay Time. Nick Út của AP (nổi tiếng với bức ảnh chụp em bé bị bỏng bom napalm) là một trường hợp hiếm hoi trong lĩnh vực báo ảnh.

Báo Sài Gòn cũ - mỗi tờ mỗi vẻ

Báo chí Sài Gòn cũ có nhiều loại. Có những tờ công khai chống chính quyền Sài Gòn tham nhũng, như Tin Sáng (chủ nhiệm là ông Ngô Công Đức, đã mất năm 2007 tại Thành phố Hồ Chí Minh), Điện Tín (cố nhà báo Chánh Trinh tức Lý Quý Chung là cây bút bình luận chính trị sắc sảo của tờ này). Họ châm biếm chính quyền kém cỏi, gọi "Tổng thống Thiệu" là "Tổng thống Thẹo", "Sáu Thẹo", hay Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn thời Johnson là "Ông già tủ lạnh", chẳng biết sợ. Những năm cuối thập niên 60, đầu thập niên 70, mục "Tin vịt nghe qua rồi bỏ" trên báo Tin Sáng đã có những bài viết trào phúng phê phán chế độ Sài Gòn, rất được độc giả ưa thích.

Ngược lại, có tờ báo chống cộng dữ dội. Và cũng có nhiều tờ trung lập, gọi là thuộc "thành phần thứ ba", "đường lối thứ ba" - kêu gọi hòa bình, hòa hợp hòa giải chung chung, không ưa gì chế độ miền Nam nhưng cũng không ra mặt chống đối. Một trong các báo có số bán ra nhiều nhất là Sống của Chu Tử, một tờ khét tiếng chống cộng. Tất nhiên, báo có lượng phát hành cao không nhất thiết là báo hay.

Dĩ nhiên là không thiếu cả những "lá cải" xanh xanh, chuyên đăng tin "xe cán chó", đâm chém, tình tiền, tù tội… được mệnh danh là báo "4T". Và không thể không kể tới một thứ "đặc sản" của báo chí hồi đó: Đã báo ngày thì phải có feuilleton (tiếng Pháp, chỉ truyện dài nhiều kỳ, đăng trên báo, sau có thể in thành sách).

Feuilleton có thể là truyện tình cảm xã hội, ly kỳ, éo le, đẫm nước mắt, đặc biệt hấp dẫn giới tiểu thương, hoặc là truyện chưởng, kiếm hiệp kỳ tình của Kim Dung. Nhà văn Việt Nam thời đó cũng có những người viết feuilleton chuyên nghiệp, như Dương Hà, Nghiêm Lệ Quân, Tùng Long... Ông L.T., một cây bút viết feuilleton thể loại dã sử, nhớ lại: "Viết feuilleton thật ra rất khó vì phải hấp dẫn, ăn khách ngay từ đầu, lại phải liên tục, hàng ngày. Có người viết đồng thời 5 feuilleton cho 5 tờ nhật báo khác nhau, đâm ra lẫn lộn, cho một nhân vật chết mấy tháng rồi lại dựng anh ta dậy. Nhà văn Sơn Nam hồi đó cũng viết feuilleton, nhưng lồng nhiều chuyện về phong tục, tập quán Nam Bộ vào, người đọc thích lắm".

Nhưng cái tên ăn khách nhất hẳn là một gương mặt ngoại quốc: Kim Dung. Ông L.T. bảo, hầu hết các nhật báo ở Sài Gòn đều tranh nhau mua, dịch và đăng tải truyện chưởng Kim Dung. Tờ nào đăng được sớm thì bán chạy lắm. Ví dụ tờ Chính Luận được nhiều người đọc không phải vì có tin tức chính trị - xã hội hay, mà vì mỗi ngày họ đều đăng truyện Kim Dung sớm nhất.

Và những nỗi thất vọng

Ở miền Nam trước năm 1975, hầu như các tỉnh không có báo riêng (báo địa phương). Toàn bộ báo chí tập trung ở Sài Gòn. Dân số trong thành phố ngày đó chưa tới một triệu. Vậy nhưng báo chí thì rất nhiều, và theo ông Y. thì báo "thường do các phe đảng hoặc các đại gia nắm, với mục đích phục vụ cho quyền lợi của đảng mình hoặc cho cá nhân thay vì nhân dân".

Vì có nhiều đảng phái chính trị tranh giành ảnh hưởng nên báo chí cũng bị cuốn vào cuộc. Có trường hợp báo chí vừa ca ngợi rùm beng một viên tỉnh trưởng người của đảng này hôm trước, thì hôm sau một tờ báo của đảng khác đã khui ra là ông ta tham ô đến cả tiền cứu trợ cho dân nghèo, nếu bị đưa ra tòa theo luật pháp của chính quyền Sài Gòn thì phải lãnh án tử hình. Phóng viên ngớ người cả loạt. Ông Y. thở dài: "Thấy mà ngán. Rút cục, nhà báo vô tình trở thành công cụ cho các đảng phái và cá nhân mà thôi".

Do kinh tế không phát triển, lệ thuộc hoàn toàn vào Mỹ, báo chí Sài Gòn hầu như không chú trọng tới mảng kinh tế hay các chính sách vĩ mô về điều hành kinh tế, chỉ nặng về chính trị, xã hội, văn nghệ, giải trí. Càng về những ngày cuối của chế độ, báo chí càng rệu rã, chia rẽ, không phản ánh hay cổ vũ được cho một lý tưởng chung nào của xã hội.

Tuy nhiên, dù sao nền báo chí miền Nam trước 1975 cũng đã làm được việc ghi lại một giai đoạn trong lịch sử của một nửa đất nước.

Những cây bút sắc sảo năm xưa giờ nhiều người đã mất: Lê Ngộ Châu, Ngô Công Đức, Lý Quý Chung (Chánh Trinh)… Một số chọn con đường ra nước ngoài, làm báo bên đó, đôi ba người vẫn tiếp tục "cuộc chiến chống cộng" mệt mỏi và vô vọng. Cây viết truyện dã sử hồi nào, ông L.T., vẫn cầm bút, nhưng tuổi già đã làm sức viết của ông yếu đi nhiều.

Về phần mình, ông Y. nghỉ viết báo đã lâu. Phần lớn thời gian, ông vui chơi với cây cá cảnh, ngoài công việc biên tập kiếm sống. "Cây cá kiểng làm tôi thư thái hơn".

Nói rồi ông lặng lẽ cầm cây bút đỏ, đánh dấu những chỗ sai sót trên tập bản bông xếp ngổn ngang trước mặt. Phải làm cho xong trong buổi sáng nay để còn in, ngày kia báo ra rồi.
Đoan Trang
http://trangridiculous.blogspot.com/2012/12/journalism-in-pre-1975-saigon-chuyen.html

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Journalism in pre-1975 Saigon - Chuyện làm báo ở Sài Gòn trước 1975

Mỗi tháng khoảng một tuần, ông Y. chạy xe máy tới nhà in Quân Đội 2 và ngồi đó cả ngày để kiểm tra, soát lỗi bản bông của mấy tờ tạp chí do tòa soạn ngoài Hà Nội gửi vào in.


 

Please scroll down for the Vietnamese version, which is below the English translation.


For around one week every month, Mr. Y. (who asked to be unidentified) drives his bike to the Quan Doi (Military) Printing House No 2, where he spends the whole days checking the printing proofs of some articles for magazines from the Hanoi-based editorial office.

Very often does he use his pen to encircle the English words placed here and there in the articles. “Here, “golfer, this should be written in Vietnamese as “tay gon”, “gon thu”. Here, superstar should be replaced by “sieu sao”. Also this “computer”, why not translate it as “may vi tinh”?”

“A great many young journalists now are fond of using British or American English in their works, despite the fact that such words have their equivalent in Vietnamese. In many cases foreign words are used together with Vietnamse, making up phrases like “fan ham mo” (supporting fans), or “nap ca-po”,” said Y. “Journalists in Saigon before 1975, as I remember, never wrote such impure Vietnamese, and even if they did, the editors would correct the mistakes immediately.”

Y. lived his whole youth in Saigon (now Ho Chi Minh City). He graduated the Saigon Faculty of letters, majoring in English. During his study at college, he also worked as reporter for a daily newspaper, then he moved to write for a literary magazine. Now he is editor and proof-reader for some consumers’ magazines based in Hanoi.

“Old Saigon’s newspapers used a myriad of words which may sound so obsolete to readers nowadays. “Xe nha binh” (military automobiles), “tu that”, “tu gia” (private house), for instance. But the language was pure Vietnamese rather than being an amalgam of Vietnamese and foreign languages as it is now. There were not many commercials which sometimes included even an advertisement for tetter cures; so funny it was,” said Mr. Y. He believed that language is just one among countless different points between old Saigon’s newspapers and present-day media. But, after all, journalism is always the same – with joys, sorrows, youth enthusiasm, and tears.

A live language turns into a dead one

T.T.T., a journalist in former Saigon, now writes for some Vietnamese language newspapers abroad. She once expressed her anxiety that an old style of Vietnamese which was used on Saigonese media and publications may evaporate someday. A great many words have now fallen into oblivion, or are very seldom used, such as “so gia dinh” (family records), “bang khoan nha” (accommodation contract), “ga nghia” (commonlaw marriage), “giao hoc” (pedagogics), etc. After the war, the Saigonese vocabulary, in its turn, is supplemented with many new words from the North: “ho khau” (household register), “de xuat” (official proposal), “quyet sach” (policy-decision), “boi duong” (training), “kiem thao” (check and self-critism), etc. Since the country adopted its open policy, followed by the advent of the Internet in Vietnam, modern languages have increasingly booming. New words keep appearing at a dizzy speed in all academic fields as well as in daily life.

Nostalgists may regret a Vietnamese of the past which is now turning into an archaic or dead language. However, such is language – which keeps moving and changing in pace with life – and it is evident that old things die with the introduction of new things. The Vietnamese that old Saigon’s newspapers used once now is somewhat found on oversea media, especially in writings by old people. Young Vietnamese audience today may break into laughter on reading such expressions as “The Nuu Uoc Times (New York Times) today has the pleasure to report that…”

Correspondents and reporters

Apart from idiosyncracy, former Saigon’s newspapers are different to modern newspapers in many ways. For example, they differed in how a newspaper was managed. In addtion to official reporters, every daily newspaper hired the so-called “correspondents.” These were also reporters, but they specialized in reporting stuff news. Everyday they would drive their bicycles (or, more luxuriously, their “vélo-solex” or mobylette) around the city, collecting trivial pieces of news like “a car hitting a dog, a dog biting a car” before selling them to a variety of newspapers.

Reporters of all times seem to be the same. After every assignment they would indulge themselves by hanging around, chatting, and drinking in the pubs. Mr. Y. recollected the past, “If you worked for a wealthy newspaper, you had a lot of money; if you worked for a poor one, you did not have much money. Many reporters that worked for well-off newspapers lived such a debauched life as kings: they would go to night clubs, casinos, some even used drugs. But that’s the very reason why no news reporter was moneyed; only editors were.”

As a matter of fact, those wartime days were dangerous, so there were plenty of “salon” newspapers, i.e. those who would rather stay at home to write than go to the scene. Therefore ardent young reporters who did not flinch from going to war zones were overindulged by the editor. Mr. Y. himself often went to battlefields around Saigon, even to the Centre of Vietnam, which was then considered to be the most dangerous area, including “Nam, Ngai, Binh, Phu” (abbreviated from “Quang Nam, Quang Ngai, Binh Dinh, Phu Yen Provinces), to report on the agonizing life of peasants in times of chaos. “I was young then, so I was fervent and fond of travelling. It was really dangerous to be a war reporter under fatal bombardments. While Western journalists that I knew were insured very high against risks, local reporters never received any insurance.”

That may account for the fact that old Saigon media did not have world-famous war reporters like those working for AP, UPI, or Time. AP’s Nick Ut, who was widely known for the photo snapping a girl child running from napalm-bombings, was a very rare exception in photo journalism.

The multi-facet Saigon’s media

Saigon in the past has a huge range of newspapers. There were newspapers that overtly opposed to the corrupt Saigon administration, such as the Tin Sang (Morning news), whose editor was Ngo Cong Duc, who died in Ho Chi Minh City in 2007, Dien Tin (Telegraph) with the trenchant columnist Ly Quy Chung. Without any fear they made mockery of the inefficient Saigon administration, nicknaming President Thieu as “President Theo”, “Sau Theo” (“theo” is the Vietnamese for “scar”), or the US Ambassador to Saigon under the Johnson administration as “the refrigerator old man”. In late 1960s and early 1970s, the “hear-and-forget canards” column on the Tin Sang newspaper was very popular with readers with its satirical articles aimed at the Saigon regime.

At the other end, there were vigorously anti-communist newspapers. Also there were middle way/neutralist newspapers, “the third party” or “the third path”, just calling for peace and reconciliation and never openly going against the government despite the antipathy against them. One of the best-selling newspapers was Chu Tu’s Sống (To Live), notorious for its opposition agaisnt communism. Large circulation, however, did not guarantee that a newspaper was of high quality.

There were of course tabloids which specialised in reporting incidents like “a car hitting a dog”, “murder”, “love” (tinh in Vietnamese), “money” (tien), “imprisonment” (tu toi), etc., called “4T newspapers”. And it is unacceptable to go unnoticed of a “speciality” of newspapers those days: a daily newspaper must offer feuilletons (a French word meaning serial fictions which are published on media and may later be brought to books).

A feuilleton can be either dramatic, complicated and apathetic stories appealing to small businesses who want to kill their time, or wuxia (martial arts and chivalry) fictions. Among Vietnamese writers of those days, there were professionals in feuilletons such as Duong Ha, Nghiem Le Quan, Tung Long… Mr. Le Thanh Thai, a writer on legend-based feuilletons, said, “Writing feuilleton, in fact, is very difficult because you have to make it attractive to readers right from the start as well as maintain it everyday. Some authors even wrote 5 feuilletons for 5 different newspapers at the same time, thus went confused when they conjured up a character they had let die months before. Son Nam (a famous writer in the South of Vietnam) also wrote feuilletons, to which he added many stories about southern customs and traditions that were so popular with audience.”

But the best-selling author must be a foreign one: Jin Yong [a Chinese writer of martialart romaces based in Hongkong]. Almost all Saigon daily newspapers then competed in buying, translating and publishing Jin Yong’s fictions. The earlier they did, the better they sold, said Le Thanh Thai. The Political Commentary feature, for example, sold well not because of any interesting socio-political news story, but because it was often the first to publish Jin Yong’s fictions everyday.

And the disappoinments

Prior to 1975, almost no city in the south of Vietnam had its own newspaper (local newspaper). The majority was located in Saigon, whose population was less than five million. But the number of newspaper was tremendously high and, as Mr. Y. said, newspapers were often “owned by political parties or “god fathers” who just focused on their own interests rather than working for the sake of people.”

As there were many political parties competing for influence, newspapers got carried away in the process. In one case, the press spent lots of words in praise of a mayor who was member of a political party. The next day newspapers owned by an adverse party would reveal that he embezzled even relief money for the poor, and he may face death sentence if he was taken to court under Saigon’s laws. All the reporters were shocked. “I was disappointed,” Mr. Y. sighed, “In the end, journalists ended up being henchmen of different parties and persons.”

Given the stagnant economy which was totally dependent on the US, Saigon media almost never gave attention to the area of economics and policies. It just focused on politics, social events, culture, arts, and entertainment. The closer the regime got to its end, the more disintegrated and demoralized the press got, failing to reflect or to advocate any common goal of the society.

They succeeded, however, in recording a significant period in the history of one half of the country.

Many of the acerbic writers of the past have passed away: Le Ngo Chau, Ngo Cong Duc, Ly Quy Chung (Chanh Trinh), etc. Some chose to leave Vietnam, practicing journalism abroad, with fewer of them going in for the tiring and hopeless “anti-communist” course. The one-time feuilleton writer, Mr. Le Thanh Thai, held on to his pen, but ages have weekend his creative labour.

On his part, Mr. Y. has retired from journalism long ago. He spends most of the time on bonsai and pleasure fish, besides earning his living with the job of a proof-reader. “I find peace in bonsai and fish,” said he.

Then he took up the red-ink pen, quietly marking errors on the proofs scattered in front. He knew he would have to try to finish all the work within the morning before the magazines get printed and come out the next day.

* * *

CHUYỆN LÀM BÁO Ở SÀI GÒN TRƯỚC 1975

Mỗi tháng khoảng một tuần, ông Y. chạy xe máy tới nhà in Quân Đội 2 và ngồi đó cả ngày để kiểm tra, soát lỗi bản bông của mấy tờ tạp chí do tòa soạn ngoài Hà Nội gửi vào in.

Rất thường xuyên, ông dùng bút khoanh tròn những từ tiếng Anh xen lẫn trong bài, chi chít như xôi đỗ. Từ "golfer" này phải thay bằng "tay gôn", "gôn thủ" mới là tiếng Việt. Từ "super star" này thay bằng "siêu sao". Từ "computer" này nữa, sao không viết là "máy vi tính"?

"Nhiều nhà báo trẻ bây giờ sính dùng tiếng Anh, tiếng Mỹ trong bài quá, mặc dù nhiều từ có tiếng Việt tương ứng. Có khi lại dùng từ nước ngoài kèm theo tiếng Việt, kiểu như: fan hâm mộ, nắp ca-pô…” - ông Y. nói. "Tôi nhớ báo chí Sài Gòn thời trước 75 không ai viết tiếng Việt theo kiểu "ba rọi" như vậy, mà phóng viên có lỡ viết thì biên tập viên cũng sẽ sửa ngay".

Ông Y. sống cả tuổi trẻ của mình ở Sài Gòn cũ. Ông học Đại học Văn khoa Sài Gòn, ban Anh văn, vừa học vừa đi viết nhật báo rồi chuyển qua làm cho một tạp chí văn nghệ. Còn bây giờ, ông làm biên tập viên "kiêm" sửa morat cho mấy tờ tạp chí tiêu dùng của một tòa soạn ngoài Hà Nội.

“Báo chí Sài Gòn cũ có nhiều từ mà độc giả ngày nay đọc thì thấy rất cổ, "xe nhà binh", "tư thất", "tư gia"... Nhưng ngôn ngữ hồi đó thuần Việt chứ không lẫn tiếng nước ngoài nhiều như bây giờ. Còn quảng cáo thì không nhiều, có cả quảng cáo thuốc chữa lang ben, tức cười lắm” - ông Y. kể. Theo ông, ngôn ngữ chỉ là một trong rất nhiều điểm khác biệt giữa báo chí Sài Gòn cũ và báo bây giờ. Nhưng nghề báo thì bao giờ cũng vậy, là niềm vui, là nỗi buồn, là lòng nhiệt tình của tuổi trẻ và cả những giọt nước mắt.

 
Sinh ngữ thành tử ngữ

T.T.T., một người làm báo thời Sài Gòn cũ, hiện viết báo tiếng Việt ở nước ngoài, từng bày tỏ sự lo lắng về nguy cơ biến mất một thứ tiếng Việt mà người Sài Gòn hồi đó dùng, được thể hiện trên báo chí và văn học. Hiện nay, nhiều từ ngữ đã bị quên lãng hoặc rất hiếm được dùng như: sổ gia đình, bằng khoán nhà, gá nghĩa, giáo học v.v. Đổi lại, kho ngôn ngữ của người miền Nam sau giải phóng được bổ sung thêm rất nhiều "từ vựng": hộ khẩu, đề xuất, quyết sách, bồi dưỡng, kiểm thảo… Từ khi mở cửa nền kinh tế và Internet bùng nổ ở Việt Nam, ngôn ngữ hiện đại càng phát triển, từ mới xuất hiện chóng mặt trong mỗi lĩnh vực chuyên môn cũng như ngoài đời sống.

Những người hoài cổ có thể thấy xót xa cho một thứ tiếng Việt trong quá khứ, giờ sắp thành cổ ngữ hoặc tử ngữ. Nhưng suy cho cùng, ngôn ngữ là thế, luôn vận động và thay đổi cùng cuộc sống, cái mới sinh ra thì cái cũ phải mất đi. Tiếng Việt của báo chí Sài Gòn cũ giờ chỉ còn được dùng ít nhiều trong làng báo chí hải ngoại, đặc biệt bởi thế hệ cao tuổi. Độc giả trẻ ở Việt Nam ngày nay có thể bật cười khi đọc những câu như: “Tờ Nữu Ước Thời Báo loan tin…".

Thông tín viên và phóng viên

Ngoài văn phong, ngôn từ, báo chí Sài Gòn cũ còn rất nhiều điểm khác thời nay. Chẳng hạn về cách tổ chức. Ngoài các phóng viên chính thức, mỗi tờ nhật báo còn có một lực lượng "thông tín viên" (correspondent). Những người này cũng là ký giả, nhưng chỉ chuyên săn tin vặt. Hàng ngày, họ đạp xe (sang hơn thì chạy vélo-solex hay mobylette) đi khắp thành phố, lượm lặt những tin nho nhỏ dạng "xe cán chó, chó cắn xe"... để bán cho các báo.

Cánh phóng viên thì dường như thời nào cũng vậy, viết bài nộp tòa soạn xong là xả hơi, gặp nhau bàn chuyện nghề chuyện đời, rồi tán dóc, nhậu nhẹt. Ông Y. nhớ lại: "Làm báo giàu thì nhiều tiền, làm báo nghèo thì ít tiền. Nhiều phóng viên của các tờ báo giàu ăn chơi đế vương lắm, nhảy đầm, bài bạc, có người còn hút sách nữa. Nhưng chính vì thế nên thường không có nhà báo giàu mà chỉ có ông chủ bút là giàu thôi".

Thật ra thời đó chiến tranh nguy hiểm, phóng viên salon cũng nhiều. Vậy nên các tòa soạn mà có được phóng viên trẻ nhiệt tình, chịu khó ra vùng chiến sự để gửi tin bài về thì chủ báo “cưng” lắm. Bản thân ông Y. cũng hay tới các vùng chiến sự quanh Sài Gòn, thậm chí đến tận miền Trung, nơi được xem là chiến tranh ác liệt nhất như "Nam Ngãi Bình Phú" (Quảng Nam - Quảng Ngãi - Bình Định - Phú Yên), để viết bài phản ánh về cuộc sống khổ cực của nông dân trong thời loạn lạc. "Hồi ấy tôi trẻ, nên nhiệt tình phơi phới, ham đi. Chứ chiến tranh bom đạn, làm phóng viên chiến trường nguy hiểm lắm. Các nhà báo phương Tây mà tôi biết đều được bảo hiểm rất lớn. Phóng viên bản xứ thì không thế".

Có lẽ đó cũng là một lý do khiến làng báo Sài Gòn cũ không có nhiều phóng viên chiến trường nổi tiếng tầm cỡ thế giới như đồng nghiệp ở AP, UPI, hay Time. Nick Út của AP (nổi tiếng với bức ảnh chụp em bé bị bỏng bom napalm) là một trường hợp hiếm hoi trong lĩnh vực báo ảnh.

Báo Sài Gòn cũ - mỗi tờ mỗi vẻ

Báo chí Sài Gòn cũ có nhiều loại. Có những tờ công khai chống chính quyền Sài Gòn tham nhũng, như Tin Sáng (chủ nhiệm là ông Ngô Công Đức, đã mất năm 2007 tại Thành phố Hồ Chí Minh), Điện Tín (cố nhà báo Chánh Trinh tức Lý Quý Chung là cây bút bình luận chính trị sắc sảo của tờ này). Họ châm biếm chính quyền kém cỏi, gọi "Tổng thống Thiệu" là "Tổng thống Thẹo", "Sáu Thẹo", hay Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn thời Johnson là "Ông già tủ lạnh", chẳng biết sợ. Những năm cuối thập niên 60, đầu thập niên 70, mục "Tin vịt nghe qua rồi bỏ" trên báo Tin Sáng đã có những bài viết trào phúng phê phán chế độ Sài Gòn, rất được độc giả ưa thích.

Ngược lại, có tờ báo chống cộng dữ dội. Và cũng có nhiều tờ trung lập, gọi là thuộc "thành phần thứ ba", "đường lối thứ ba" - kêu gọi hòa bình, hòa hợp hòa giải chung chung, không ưa gì chế độ miền Nam nhưng cũng không ra mặt chống đối. Một trong các báo có số bán ra nhiều nhất là Sống của Chu Tử, một tờ khét tiếng chống cộng. Tất nhiên, báo có lượng phát hành cao không nhất thiết là báo hay.

Dĩ nhiên là không thiếu cả những "lá cải" xanh xanh, chuyên đăng tin "xe cán chó", đâm chém, tình tiền, tù tội… được mệnh danh là báo "4T". Và không thể không kể tới một thứ "đặc sản" của báo chí hồi đó: Đã báo ngày thì phải có feuilleton (tiếng Pháp, chỉ truyện dài nhiều kỳ, đăng trên báo, sau có thể in thành sách).

Feuilleton có thể là truyện tình cảm xã hội, ly kỳ, éo le, đẫm nước mắt, đặc biệt hấp dẫn giới tiểu thương, hoặc là truyện chưởng, kiếm hiệp kỳ tình của Kim Dung. Nhà văn Việt Nam thời đó cũng có những người viết feuilleton chuyên nghiệp, như Dương Hà, Nghiêm Lệ Quân, Tùng Long... Ông L.T., một cây bút viết feuilleton thể loại dã sử, nhớ lại: "Viết feuilleton thật ra rất khó vì phải hấp dẫn, ăn khách ngay từ đầu, lại phải liên tục, hàng ngày. Có người viết đồng thời 5 feuilleton cho 5 tờ nhật báo khác nhau, đâm ra lẫn lộn, cho một nhân vật chết mấy tháng rồi lại dựng anh ta dậy. Nhà văn Sơn Nam hồi đó cũng viết feuilleton, nhưng lồng nhiều chuyện về phong tục, tập quán Nam Bộ vào, người đọc thích lắm".

Nhưng cái tên ăn khách nhất hẳn là một gương mặt ngoại quốc: Kim Dung. Ông L.T. bảo, hầu hết các nhật báo ở Sài Gòn đều tranh nhau mua, dịch và đăng tải truyện chưởng Kim Dung. Tờ nào đăng được sớm thì bán chạy lắm. Ví dụ tờ Chính Luận được nhiều người đọc không phải vì có tin tức chính trị - xã hội hay, mà vì mỗi ngày họ đều đăng truyện Kim Dung sớm nhất.

Và những nỗi thất vọng

Ở miền Nam trước năm 1975, hầu như các tỉnh không có báo riêng (báo địa phương). Toàn bộ báo chí tập trung ở Sài Gòn. Dân số trong thành phố ngày đó chưa tới một triệu. Vậy nhưng báo chí thì rất nhiều, và theo ông Y. thì báo "thường do các phe đảng hoặc các đại gia nắm, với mục đích phục vụ cho quyền lợi của đảng mình hoặc cho cá nhân thay vì nhân dân".

Vì có nhiều đảng phái chính trị tranh giành ảnh hưởng nên báo chí cũng bị cuốn vào cuộc. Có trường hợp báo chí vừa ca ngợi rùm beng một viên tỉnh trưởng người của đảng này hôm trước, thì hôm sau một tờ báo của đảng khác đã khui ra là ông ta tham ô đến cả tiền cứu trợ cho dân nghèo, nếu bị đưa ra tòa theo luật pháp của chính quyền Sài Gòn thì phải lãnh án tử hình. Phóng viên ngớ người cả loạt. Ông Y. thở dài: "Thấy mà ngán. Rút cục, nhà báo vô tình trở thành công cụ cho các đảng phái và cá nhân mà thôi".

Do kinh tế không phát triển, lệ thuộc hoàn toàn vào Mỹ, báo chí Sài Gòn hầu như không chú trọng tới mảng kinh tế hay các chính sách vĩ mô về điều hành kinh tế, chỉ nặng về chính trị, xã hội, văn nghệ, giải trí. Càng về những ngày cuối của chế độ, báo chí càng rệu rã, chia rẽ, không phản ánh hay cổ vũ được cho một lý tưởng chung nào của xã hội.

Tuy nhiên, dù sao nền báo chí miền Nam trước 1975 cũng đã làm được việc ghi lại một giai đoạn trong lịch sử của một nửa đất nước.

Những cây bút sắc sảo năm xưa giờ nhiều người đã mất: Lê Ngộ Châu, Ngô Công Đức, Lý Quý Chung (Chánh Trinh)… Một số chọn con đường ra nước ngoài, làm báo bên đó, đôi ba người vẫn tiếp tục "cuộc chiến chống cộng" mệt mỏi và vô vọng. Cây viết truyện dã sử hồi nào, ông L.T., vẫn cầm bút, nhưng tuổi già đã làm sức viết của ông yếu đi nhiều.

Về phần mình, ông Y. nghỉ viết báo đã lâu. Phần lớn thời gian, ông vui chơi với cây cá cảnh, ngoài công việc biên tập kiếm sống. "Cây cá kiểng làm tôi thư thái hơn".

Nói rồi ông lặng lẽ cầm cây bút đỏ, đánh dấu những chỗ sai sót trên tập bản bông xếp ngổn ngang trước mặt. Phải làm cho xong trong buổi sáng nay để còn in, ngày kia báo ra rồi.
Đoan Trang
http://trangridiculous.blogspot.com/2012/12/journalism-in-pre-1975-saigon-chuyen.html

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm