Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

KHU TRỤC BỌC THÂY - Trường Sơn Lê Xuân Nhị

Người sĩ quan ban 3 thuyết trình xong, phòng họp hành quân của sư đoàn trở nên im lặng lạ thường. Người ta nghe rõ được tiếng tíc tắc của chiếc đồng hồ treo cuối phòng.



TwoformerNavyT-28CTrojanstransferredtotheUSAirForceflyacounterinsurgencytrainingmissionoverSouthVietnam_zpse6b15fb1Để tưởng nhớ cố Trung úy phi công khu trục Hoàng Phi Hùng, thứ nam Bác Sĩ Hoàng Văn Đức, đã “về với đất…” tại chiến trường An Lộc năm 1972.

Đồng thời, xin thân tặng các phi công Thái Dương phi đoàn 530 khu trục, Pleiku, những “đao phủ thủ lừng danh” của vòm trời Tam Biên với những định mệnh nghiệt ngã và đau đớn cuối cùng …

Người sĩ quan ban 3 thuyết trình xong, phòng họp hành quân của sư đoàn trở nên im lặng lạ thường. Người ta nghe rõ được tiếng tíc tắc của chiếc đồng hồ treo cuối phòng. Bỗng trung tá trung đoàn trưởng đứng dậy, tiến lên bục thuyết trình. Ông là một sĩ quan trẻ, mới về nắm trung đoàn chưa tới ba tháng. Áo quần ông nhăn nhúm, mắt ông ngầu đỏ, tóc ông rối bời.

Đứng trên bục, ông đưa mắt nhìn xuống phòng họp, đặc biệt ở dãy bàn có lố nhố mấy chiếc áo bay. Cái nhìn của ông thật khó hiểu. Người sĩ quan trung đoàn trưởng bộ binh trẻ tuổi đứng lặng yên như vậy một lúc. Mấy ông phi công của sư đoàn VI Không Quân tự nhiên thấy mình được để ý, liền sửa thế ngồi, ngoan ngoãn nhìn lên.

Ông trung tá lên tiếng:

-Các ông tiểu đoàn trưởng của tôi chắc biết hai ngày sắp tới sẽ quan trọng như thế nào rồi, khỏi cần phải nói…

Rồi ông mỉm cười. Nụ cười chẳng ai mong đợi nở lên lúc này không làm giảm bớt được bầu không khí căng thẳng của phòng họp. Ông nói liền như sợ mất đi cái giá trị của nụ cười mình vừa biểu diễn:

-Thuyết trình xong, tôi sẽ có vào lời tâm tình với mấy anh em Không Quân một chút…

Mấy người mặc áo bay phía sau nghe tới đó lại …sửa thêm thế ngồi một lần nữa, mặt mày ai nấy đều cố gắng làm ra vẻ nghiêm trọng. Một trong những người mặc áo bay đó là đại uý Trần anh Trí, trẻ măng, phi tuần trưởng sáng giá nhất của Không Lực Việt Nam vùng II chiến thuật, người vang danh là “đệ nhất đao phủ thủ” của phi đoàn khu trục 530.

-Các anh em biết, cách đây vài ngày, tổng thống ta vừa tuyên bố một câu rất …giật gân là chúng ta phải “đánh giặc theo lối con nhà nghèo”…

Đây không phải là lần đầu tiên Trí đi họp hành quân với bộ binh. Thông thường những buổi họp này rất giống nhau. Mới đầu, sĩ quan ban 3 của trung đoàn hay sư đoàn lên thuyết trình. Đại khái ông sẽ trình bày một lô tin tình báo như: Sư đoàn sao vàng sư đoàn sao đỏ hay gì đó đã xâm nhập, trang bị những vũ khí nặng đủ cỡ với những cái tên mà Trí không thể nào nhớ hết. Tiếp đến là ý đồ “thâm độc” của địch, âm mưu cắt khúc này, đánh chỗ nọ. Phần thứ ba là quân ta đang mở một cuộc hành quân tại tọa độ … Mục đích của mọi cuộc hành quân, dĩ nhiên là để tiêu diệt và bao vây địch, là “đánh chết mẹ nó ra”. Hào hứng nhứt là phần hội thảo và kế hoạch. Sau đó, thông thường là một vị cấp bậc cao nhất trong phòng họp lên cho chỉ thị hay phương thức tấn công và cuối cùng, trước khi chấm dứt buổi họp thì thế nào cũng có màn yêu cầu khu trục yểm trợ tối đa, hay trực thăng bốc cho thật đẹp v.v…

Hôm nay, Trí thấy phòng họp có không khí lạ vì ông trung đoàn trưởng này mới tinh. Gặp lần đầu là thấy chịu liền. Trí nhận xét ông ta có khẩu khí hoàn toàn khác hẳn những ông trước. Sĩ quan trẻ xuất thân từ lò Đà Lạt ra có khác. Dám chê tổng thống là ăn nói giật gân thì ắt phải là “nhân tài.” Mà ông ta muốn tâm tình gì với anh em khu trục đây, Trí thắc mắc.

-Anh em biết, tổng thống nói đúng, nhưng chỉ đúng …một phần. Thứ nhất, trên chiến trường không có vấn đề giàu nghèo mà chỉ có thắng bại, sống hay chết, tủi nhục hay vinh quang. Nhưng, anh em cũng như tôi, chúng ta đều biết rằng từ ngày hiệp ước ngưng bắn ký xong, chính phủ Hoa kỳ cúp bớt viện trợ cho chúng ta rất nhiều…

Ông dừng lại một chút như chờ cho mọi người thấm ý câu nói rồi tiếp tục:

-Tôi không ngu đến độ không biết những gì đang xảy ra trên đất nước mình. Tiếp tế và tiếp liệu của chúng ta càng ngày càng cạn đi. Ngay cả chiếc xe díp của tôi, thiếu cái bình điện mà còm măng cả tháng chưa có, phải lấy xe của người khác đi… Nói như vậy để anh em hiểu tình hình bi đát như thế nào. Ngày xưa chúng ta đánh giặc kiểu Mỹ, bây giờ, tôi không muốn nói chúng ta phải đánh giặc kiểu con nhà nghèo, nhưng chúng ta phải đánh giặc kiểu Việt Nam. Đúng. Tôi nhấn mạnh, đánh kiểu Việt Nam. Ý tôi muốn nói là mình phải “Suy nghĩ ba lần trước khi bắn một trái pháo, suy nghĩ bẩy lần trước khi thả một trái bom…”

Thật là một câu “châm ngôn” nghe rất tới nhưng không kém đau thương. Trí nhớ lại câu tục ngữ của người Pháp: “Uốn lưỡi bẩy lần trước khi nói” mà thuở xa xưa có lần thầy giáo đã bắt chàng chép 500 lần vì tội ăn nói bậy bạ trong lớp.

Rồi ông trung tá trẻ tuổi xoay người, cầm lấy cây thước, chỉ vào một cao độ trên tấm bản đồ treo phía sau. Khỏi cần nhìn Trí cũng biết cái “hột lạc” mà ông ta nhắc đến là ngọn đồi chiến lược 982 nằm ở phía bắc Kontum, nơi chàng đã đánh xuống không biết nhiêu là trái bom suốt mấy năm qua. Ngọn đồi chiến lược này là “con mắt” của thành phố Kon Tum. Ai đứng trên này có thể nhìn thấy hết được thành phố. Ngày xưa ngọn đồi này được một đơn vị LLĐB Hoa Kỳ trấn đóng, nhưng sau khi Mỹ rút đi thì ta và giặc thay phiên nhau làm chủ ngọn đồi này.

-Trước khi đi vào chi tiết, anh em cho tôi bắt đầu bằng câu này: Bằng mọi giá, vào lúc 1800 giờ ngày mốt, anh em phải …”đem nó về cho tôi.” Để tôi lập lại một lần nữa lệnh của tôi cho quí vị tiểu đoàn trưởng nghe rõ: Trễ lắm là 1800 giờ ngày mốt, chúng ta phải chiếm được ngọn đồi này.

Ông đưa mắt nhìn xuống cuối phòng, nơi có treo cái đồng hồ:

-Bây giờ là 17 giờ 45 phút. Các anh có 48 giờ 15 phút đúng để “đem” ngọn đồi đó về cho tôi.

Một “dàn” bốn ông tiểu đoàn trưởng và mấy ông tá khác đen đủi sạm nắng trong bộ đồ nhà binh bạc màu ngồi ở bàn đầu im lìm nhìn lên. Cũng như Trí, mấy ông tiểu đoàn trưởng này đâu có lạ gì với cao điểm 982. Giày họ đã vẹt gót khắp “giang sơn” của vùng hai chiến thuật, nhiều người bạn đồng đội của họ đã nằm xuống, hoặc đã bị tàn phế để gìn giữ những địa danh vô nghĩa như tên của ngọn đồi máu này.

-Sĩ quan ban 3 vừa trình bày cho các anh biết tình hình địch. Với quân số 3 tiểu đoàn của ta tấn công 1 tiểu đoàn của chúng, theo binh pháp thì quá ít. Con số lý tưởng là 7-1 chứ không phải 3-1. Anh em thấy chốt nó nằm dài dài bắt đầu từ dưới chân đồi lên tới trên đỉnh. Mấy hôm nay bay trực thăng quan sát chiến trường, tôi đã đi đến một kế hoạch tấn công như thế này…

Ông lật tấm bản đồ thứ hai. Trí nhìn lên thấy toàn những ô vuông đánh dấu vị trí của quân bạn và địch.

-Trước khi tiếp tục, tôi xin giới thiệu với anh em một nhân vật quan trọng của cuộc hành quân này.

Ông đưa tay ra, hướng về phía một người sĩ quan bộ binh nãy giờ ngồi im lặng trong một góc phòng:

-Mời Trung úy An đứng dậy.

Một ông trung uý bộ binh trẻ tuổi, nhỏ người đứng lên dơ tay chào mọi người. Tất cả đều quay nhìn nhân vật được giới thiệu. Trí cũng nhìn sang và thoáng giật mình vì khuôn mặt của người này thấy hơi quen quen. Chắc chắn Trí đã gặp hắn ở một nơi nào đó…

-Tôi xin giới thiệu với anh em, trung úy An là đại đội trưởng đại đội 45 trinh sát của trung đoàn, đơn vị nắm phần quyết định cho trận đánh này. Trung úy có thể ngồi xuống được rồi.

Trí nhìn người trung uý trẻ hơn tuổi mình ngồi xuống và cố moi óc để nhớ xem đã gặp anh chàng này ở đâu.

Tất cả các đơn vị bộ binh từ cấp trung đoàn trở lên, đều có một đại đội trinh sát. Hai chữ trinh sát thôi đủ nói lên sự hiểm nghèo. Đơn vị này luôn luôn là con cưng của trung đoàn trưởng. Trong quân đội, người ta không có thì giờ để đi “cưng” bậy bạ. Được “cưng” thì phiền toái lắm. Những công tác nguy hiểm, những công việc không ai làm nổi đều giao khoán cho mấy đứa con cưng này. Vì thế, tuổi thâm niên trung bình của lính trong đại đội trinh sát rất thấp và cấp chỉ huy thì thay đổi luôn luôn. Có vinh quang nào mà không được xây bằng máu kìa?

Trí biết trung uý trẻ măng như vậy mà nắm được đại đội trinh sát thì phải là “nhân tài.” Mà chắc phải là tài lắm vì bộ binh ít có khi nào thèm biểu diễn mấy cái màn giới thiệu vớ vẩn như vậy.

Vị trung tá chỉ vào một chỗ phía đông ngọn đồi tiếp tục:

-Nội trong sáng mốt, tiểu đoàn một phải sẵn sàng ở tuyến xuất phát tại đây, tiểu đoàn hai bên này, tiểu đoàn ba sẽ nằm ngay đây làm trừ bị và để chặn luôn quân cứu viện của chúng nó nếu có. Khu trục tiền oanh kích xong là hai ông một và hai cho chúng nó xung phong lên…

Tới đây, ông dừng lại, và nhìn xuống hàng ghế có mấy chiếc áo bay. Cả phòng họp lại im lặng như tờ.

Rồi ông chỉ cây thước vào lưng chừng phía Đông của ngọn đồi trên bản đồ, tiết lộ một bí mật bất ngờ:

-Vào khoảng giữa trưa hay tùy theo tình hình cho phép, tôi sẽ cho thằng 45 Trinh sát nhảy vào đây, ngay chỗ này này. Từ trên cao, chúng nó sẽ đánh xuống, vòng ra hai bên để bắt tay với anh một và hai.

Cả phòng họp im lặng đến rợn người. Biết ngày mà, trong quân đội, hễ có chút vinh quang thì thế nào cũng có một cú “chết người” như vậy kèm theo.

-Tiểu đoàn một và tiểu đoàn hai phải ráng làm cho đẹp. Mấy thằng nhỏ trinh sát của tôi đánh thọc xuống mà không gặp được các anh để bắt tay thì hết đường quay lui…

Trí liếc mắt nhìn qua bàn ông trung úy An, thấy gã vẫn ngồi yên, bình thản.

Ông trung tá xoay người, bước vài bước tới trước, thảy cây thước trên bàn thuyết trình rồi hỏi:

-Những chi tiết nhỏ khác, anh em có thể liên lạc và phối hợp với ban 3 Trung đoàn để giải quyết. Có ai thắc mắc gì không?

Một ông tiểu đoàn trưởng bộ binh dơ tay lên liền.

-Mời anh.

-Thưa trung tá, trung tá vừa nói tiền oanh kích, xin trung tá cho biết sẽ có bao nhiêu phi tuần và sẽ đánh vào đâu?

Một nụ cười gượng hiện ra trên khuôn mặt ông trung tá. Hình như ông biết câu hỏi này sẽ được hỏi, và ông thì không muốn trả lời.

-Phòng không trợ Sư đoàn cho tôi biết chúng ta sẽ có hai phi tuần A-1 sẽ làm việc với chúng ta. Một phi tuần tiền oanh kích và một phi tuần đánh yểm trợ tiếp cận.

-Vậy là chỉ có một phi tuần A-1 tiền oanh kích?

-Đúng, một phi tuần A-1.

Lần đầu tiên kể từ khi bước vào đây, Trí nghe được những tiếng xì xầm to nhỏ.

Trả lời xong câu này, ông trung đoàn trưởng thấy nhói trong tim. Rừng núi tam biên dày đặc, chúng nó lại có công sự phòng thủ vững chắc, hai chục phi tuần còn chưa thấy thấm thía vào đâu thì hai phi tuần nghĩa lý gì? Lính của ông làm sao đánh giặc nổi? Ông lại nhớ đến những ngày còn quân đội Đồng Minh yểm trợ. Chỉ cần nhắc cái điện thoại lên thì nào là “F-4”, “F-111” đủ thứ “F” bay trên trời, thậm chí nếu muốn có cả B-52 cũng được. Nhưng tình thế bây giờ đã khác rồi.

Ông trung tá gõ nhè nhẹ ngón tay vào bục thuyết trình. Chờ cho phòng họp lại trở lại yên lặng, ông tiếp:

-Các anh em có nhớ khi bắt đầu buổi họp, tôi có nói là tôi có vào lời muốn tâm tình với anh em Không Quân?

Ông dừng lại một chút rồi tiếp tục:

-Lời tâm tình rất chân thật của tôi với anh em Không Quân là: Mong anh em ráng giúp chúng tôi. Anh em biết pháo của ta bắn không xa bằng pháo địch, chúng ta lại không được chọn chiến trường. Vậy, sự chiến thắng tùy thuộc rất nhiều vào các anh em Không Quân. Nếu anh em cố gắng giúp, chúng tôi sẽ tiết kiệm được rất nhiều xương máu của binh sĩ tôi, bằng không, chúng tôi vẫn đánh được chúng nó, nhưng cái giá của chiến thắng có thể sẽ rất mắc…

Đi họp hành quân đã bao lần, Trí chưa bao giờ nghe được một lời nói thống thiết của một vị chỉ huy như ngày hôm nay. Trí nhìn lên bục chỉ huy. Chàng cảm thấy khâm phục hơn khi nhận ra vẻ bơ phờ mệt mỏi của ông trung đoàn trưởng trẻ tuổi. Mắt ông quầng sâu vì thiếu ngủ, áo quần nhăn nhó dính đầy bụi đỏ cao nguyên.

Ông kết luận:

-Nếu không còn gì, anh em có thể ra về liền bây giờ để chuẩn bị cuộc hành quân. Mong anh em hiểu rõ những gì tôi nói. 18 giờ ngày mốt, chính tôi sẽ có mặt trên đỉnh ngọn 982. Cám ơn tất cả các anh em.

Từng người một, họ từ từ rời phòng họp, không ai nói với ai một câu nào. Ngay cả những cái bắt tay thông thường cũng không có. Trí đón được trung úy An khi hắn vừa leo lên xe díp:

-Tôi thấy anh quen quen.

An cũng nói:

-Tôi thấy đại úy cũng quen quen…. Đúng rồi, phải hồi xưa đại úy học La San Tabert không?

Trí cười hớn hở:

-Tôi nhớ ra rồi, anh học Lasan Tabert sau tôi hai lớp phải không?

-Dạ phải. Đại úy hay lái chiếc Vélo Solex đen. Ngày đại úy tình nguyện đi lính Không Quân, cả trường đều biết…

-Gọi tôi là anh đi, đại úy mẹ gì… Có rảnh không, mình ghé vào câu lạc bộ này làm một ly cà phê?

-Dạ rảnh thì không nhưng với đại úy thì được.

-Đại úy mẹ gì, mình học chung trường, gọi anh em cho tiện.

Trí quay lui kêu mấy người bạn mình về trước rồi cùng An bước vào câu lạc bộ. Khi người hầu bàn xuất hiện, thay vì gọi cà phê, Trí dơ 2 ngón tay:

-Cho hai chai 33 đi “cưng”…

Hai người nói đủ chuyện đời xưa của tuổi học trò yêu dấu. Trí hỏi:

-Ông tình nguyên đi lính à?

-Dạ không… Ngu gì. Em thi rớt tú II hai lần, bị lọt sổ phong trần.

Trí uống một ngụm bia:

-Ông làm gì mà trung đoàn trưởng để ý dữ vậy? Vài hôm nữa được thay lon là cái chắc.

An lắc đầu, cười:

-May mắn thôi anh. Ông này hồi trước là tiểu đoàn trưởng của em. Năm 72, tiểu đoàn bị chúng nó vây kín ở Võ Định, tưởng tan hàng rồi. Tối đó, ổng dụ em: “Đù mẹ đàng nào cũng chết. Tụi nó vây mình mấy ngày nay rồi, đang chắc ăn như bắp. Tối nay chú mày bất ngờ dắt lính đột kích thẳng vào bộ chỉ huy chúng nó. Không xanh cỏ thì thế nào cũng đỏ ngực. Tao sẽ thừa cơ đánh thốc ra, mình có hy vọng dọt về…”

Nghe như chuyện thời tam quốc. Trí hỏi:

-Rồi có đỏ ngực được không?

-Không nhưng tụi em đánh một trận ra gì, phá tan nát bộ chỉ huy của chúng nó. Tiểu đoàn thoát về được gần hết… Ổng lên nắm trung đoàn là giao trinh sát cho em liền.

-Làm ăn gì được chưa?

An mồi điếu thuốc, lý luận:

-Đại đội còn nhiều lính mới quá. Người cũ chết hết rồi. Từ sĩ quan xuống tới lính, ông nào thâm niên nhất là 6 tháng chiến trường. Cần phải huấn luyện nhiều thì mới đánh giặc tới được.

-Bây giờ sẵn sàng chưa? Đủ khả năng để từ trên đánh thốc xuống chưa?

-Nói sẵn sàng thì chẳng bao giờ được như ý mình cả, nhưng cũng tạm được. Nhưng em có thể bảo đảm với anh là trận này mình nhất định thắng.

-Chắc ăn vậy? -Có gì đâu, ông trung đoàn trưởng đánh “xa luân chiến”, đem mấy tiểu đoàn thay phiên nhau quần chúng nó cả tháng nay rồi, bây giờ xông vô dứt điểm làm sao chúng nó chịu nổi?

Trí uống cạn ly bia, tính kêu thêm thì nghe tiếng gọi tên mình. Tưởng ai, té ra thiếu tá Quân, người bạn thân trong phi đoàn đang lù lù bước vào. Ông tướng này từ ngày đeo lon thiếu tá làm việc gì cũng có vẻ nghiêm trọng như… đi hỏi vợ.

-Bố Trí, tụi tôi kiếm bố mãi.

-Kiếm làm gì, ngồi xuống đây làm một ly đã.

Quân lắc đầu, giọng có vẻ nghiêm trọng, pha lẫn một chút buồn phiền:

-Phi đoàn trưởng kêu về họp liền, có chuyện không hay rồi.

Nhìn sắc mặt và lời nói, Trí biết Quân không đùa. Chàng gọi bồi tính tiền nhưng An cản lại:

-Anh để đó cho em.

Khỏi cần khách sáo từ chối, Trí đứng lên ngay, xiết chặt tay An:

-Chúc ông may mắn. Ngày mốt tôi sẽ cố gắng đánh thật đẹp cho ông.

-Cám ơn anh. Anh ráng đánh cho đẹp giùm. Chỉ sợ trực thăng đáp không được. Nếu chạm được đôi bốt đờ sô xuống đất, con cái sẽ làm đẹp.

-O.K. Hẹn lúc khác mình gặp lại.

Ngồi bên phải chiếc pick up do Quân lái, Trí hỏi dồn dập:

-Có chuyện gì mà gấp vậy mày, lâu lâu gặp lại một người bạn học cũ mà mày cũng không cho tụi tao có thì giờ uống với nhau vài chai bia.

Quân im lặng. Trí biết xưa nay ông phi công này là một người có tật ham đấu. Chuyện gì cũng vậy, chưa ai hỏi là đã mở miệng ra bô bô lên rồi. Vậy mà hôm nay hắn câm như thế thì nhất định là có chuyện rồi, mà phải là chuyện lớn chứ chẳng chơi. Trí thắc mắc:

-Có việc gì thế? Hay có thằng nào mới rớt tàu?

Quân vẫn im lìm không nói gì. Quái lạ, phi đoàn lâu lâu cũng có đứa “đi không ai tìm xác rơi” mà Quân đâu có phản ứng kỳ cục vậy? Vào phi trường, Trí nhìn thấy những chiếc khu trục A1 nằm im lìm thành từng dẫy. Dưới trời chiều cao nguyên đang tắt nắng, coi chúng oai hùng như những con mãnh hổ đang nằm thiêm thiếp ngủ sau một ngày chiến đấu oanh liệt.

Tự nhiên, Trí để ý thấy hai hàng nước mắt ứa ra từ đôi mắt Quân. Quen biết Quân từ bao nhiêu lâu, chàng biết bạn không phải là hạng mau nước mắt. Ngày thằng Sanh, bạn thân nhất của Quân bị SA-7 bắn nổ tung giữa trời, hắn đã không khóc. Nhất định phải có chuyện lớn rồi. Đù mẹ bạn bè với nhau từ đời nào, có cái gì không biết mà lại giấu kỹ vậy. Trí bực tức, gầm lên:

-Có chuyện gì? Đù mẹ có chuyện gì thì nói mẹ nó ra, sao mày cứ giấu tao. Đù mẹ lớn hết rồi, đủ sức lái tàu bay đánh giặc thì đủ can đảm để nghe bất cứ nguồn tin nào dù nó bi thảm đến đâu. Mày nói đi, thằng nào vừa chết?

Quân thắng xe, quẹo vào bờ cỏ rồi tắt máy. Vẫn không thèm nói năng gì, chàng leo xuống, bước từng bước một tới phía hàng rào, đứng nhìn vào bãi đậu có những chiếc khu trục A-1 của phi đoàn. Trí lắc đầu, mở cửa phóng xuống theo.

Đứng bên cạnh Trí nơi hàng rào, Quân lắc đầu nói:

-Chẳng có đứa nào trong phi đoàn mình chết cả…

Rồi chàng đưa tay chỉ vào những chiếc tàu bay, giọng nói thẩn thờ như người mất hồn:

-Đúng ra, tất cả những con chim kia đều sắp chết hết. Chúng nó đều sắp sửa bị bức tử hàng loạt, chỉ trong vòng vài ngày thôi.

Trí kinh hoảng:

-Mày nói gì? Ai giết chúng nó? Không có nó thì mình làm sao sống được?

Lần này thì hai hàng nước mắt Quân xuất hiện rõ ràng trên gò má:

-Bộ tư lệnh vừa đánh điện ra, cho lệnh ground hết tất cả phi cơ của phi đoàn mình.

Trí gầm lên, phẫn nộ:

-Ground, ground, đù mẹ lệnh lạc c… gì mà ngu vậy? Chúng nó vừa mở một loạt các cuộc tổng tấn công ở khắp nơi. Tại sao lại ground?

Giọng Quân lạc đi, chua xót và buồn thảm:

-Đơn giản lắm: Hết xăng và không có phụ tùng thay thế. Không ground thì cũng chẳng kiếm đâu ra xăng mà bay. Chính phủ không còn đủ xăng cho khu trục cơ A1 nữa. Phi vụ của mày là phi vụ cuối cùng. Sau đó, A-37 sẽ bao vùng. Chúng nó xài Jet Fuel, nên còn nhiều…

Không còn gì để cãi nữa. Trí đưa hai tay bưng lấy mặt. Cái tin này quả kinh khủng hơn chàng nghĩ. Có sống đến một ngàn năm nữa, Trí vẫn không tưởng tượng được chuyện này sẽ xảy ra. Dù từ ngày hiệp ước ngưng bắn ký, Trí đã biết tiếp liệu của quân đội bị cắt rất nhiều. Tàu bay hư không có cơ phận thay thế, phải lấy từ chiếc này để sửa chiếc khác. Bom đạn nếu không đánh được thì phải đem về mà đáp. Nhưng ai có thể ngờ được lại có một ngày như hôm nay. Ngay đến cả xăng cũng không còn.

Trí hỏi Quân, lần này thì chính giọng của chàng lạc đi:

-Mày nói thật, mày không đùa giai với tao đấy hả Quân?

Quân không trả lời nhưng Trí cũng biết là bạn mình không đùa. Ai thèm đùa cái chuyện đau thương như vầy. Chàng hỏi để mà hỏi, buồn quá mà hỏi. Chẳng cần nghe trả lời.

Hai người phi công khu trục đứng yên lặng bên nhau cạnh hàng rào, nhìn đăm đăm vào nơi bãi đậu phi cơ. Dưới những tia nắng yếu ớt của trời chiều cao nguyên, đoàn khu trục cơ A-1 vẫn nằm im lặng lẽ. Lặng lẽ nhưng cao cả và oai hùng như những con cọp già trở về hang mình nằm yên chờ chết sau một đời tung hoành ngang dọc…

Trí thấy đôi mắt mình ngứa ngứa, chàng đưa tay lên chùi theo phản ứng và nhận ra là mặt mình đã đầm đìa nước mắt…

Cả hai người đứng đó thẫn thờ nhìn vào đàn chim sắt và đốt thuốc lá liên miên cho đến khi mặt trời lặn, phi trường lên đèn. Cuối cùng, Trí hỏi:

-Mày kêu tao về họp cũng chỉ để nghe chuyện này thôi phải không?

-Ờ. Nhưng giờ này thì họp hành gì nữa, trễ rồi.

Trí quay lại nhìn Quân, giọng chắc nịch:

-Vậy thì đi. Đù mẹ đi. Mày đi với tao ra phố, tao cầm cái đồng hồ rồi hai đứa mình kiếm một chỗ nào ngồi uống rượu tới sáng để ghi nhớ ngày đại tang của mấy con chim sắt yêu quí này.

-Sáng mốt, tao và mày sẽ dẫn hai phi tuần đánh 2 phi vụ cuối cùng…

Hai người trở lại, leo lên chiếc pick-up. Lần này Trí lái. Chàng sang số nhấn ga, miệng vẫn còn lẩm bẩm:

-Phi vụ cuối cùng…


**********

Sáng ngày N, ngày tấn công đồi 982, Trí thức dậy vào lúc 5 giờ. Tối qua, chàng thức đến 3 giờ sáng để biên lá thư gởi cho Trang, người yêu của Trí. Trí có một thói quen đáng yêu là những khi gặp chuyện buồn bực, chàng hay lấy giấy bút ra để biên thư tâm sự cho người yêu. Mỗi lần gởi lá thư đi, Trí cảm thấy tâm hồn nhẹ nhỏm thư thái. Tối qua, Trí viết thư cho Trang như sau:

Pleiku ngày 24 tháng 10 năm 1974

Trang yêu dấu,

Nhận được thư anh, chắc thế nào em cũng nhăn mặt nói: “Mon petit prince lại có tâm sự u uẩn rồi đây…” Không, lần nay em trật lất. Chiều nay biên thư cho em, anh chẳng có tâm sự gì u uẩn cả mà chỉ có một tin buồn muốn nói cho em biết. Nghe xong, anh cấm Trang không được khóc, không được than vãn gì cả vì phần số nước mình nó như vậy rồi em ạ.

Em biết là anh mê nghiệp bay bổng như thế nào rồi. Anh mê lái tàu bay như người nghiện á phiện nhớ thuốc. Đối với anh, đời anh, kể từ ngày anh được đeo cánh, anh chỉ biết có một cách sống. Đó là sống ngang dọc trên trời, trong không gian bát ngát, với mây ngàn gió lộng…

Nhưng, khốn nạn thay, tất cả những chuyện đó sắp hết rồi Trang ơi. Bộ tư lệnh vừa ra lệnh ground tất cả các phi cơ của phi đoàn anh lại. Tại sao em biết không? Vì một lý do mà có sống đến ngàn năm anh cũng không thể nào ngờ được: Mình không còn loại xăng đó cho phi cơ nữa.

Nhưng em đừng vội sợ cho anh thất nghiệp. Quân đội không bao giờ để cho những phi công như bọn anh ngồi chơi xơi nước. Bọn anh sẽ được thuyên chuyển qua các phi đoàn khác để bay A-37, loại phi cơ phản lực mà anh thường gọi là “tàu bay con rệp” vì nó có hình dáng giống con rệp.

Chắc em sẽ thắc mắc, tàu bay gì cũng là tàu bay, sao lại u buồn quá sức như vậy?

Trang yêu dấu,

Em chưa bao giờ lái tàu bay, nên em chắc sẽ không thể hiểu được sự ràng buộc kỳ lạ giữa con người và chiếc phi cơ mình đang lái. Mỗi lần cất cánh đem tàu lên cao giữa không gian bát ngát, với mây ngàn và gió lộng, anh luôn luôn coi chiếc phi cơ của anh là một con thiên mã mà anh là người chiến sĩ cỡi nó. Nó đã gần gũi anh suốt bao nhiêu năm qua, đã cùng anh xông pha khắp nơi trong cõi sơn hà, đã chia sẻ với anh từng hòn tên mũi đạn, đã đem vinh quang đến cho anh khi chiến thắng, cũng như đã cùng anh nghẹn ngào xót thương khi nhìn thấy bạn mình tan nát giữa trời…

Anh nhớ mãi một lần, sau trận yểm trợ tiếp cận đồn Dakto, con thiên mã bị bắn rách bươm. Nó khục khặc, nó ho ra khói, nó mửa ra dầu nhớt văng đầy cả kính tàu bay. Vậy mà, dù sắp chết, nó vẫn gượng hết sức tàn để khập khểnh đưa anh về bến đậu. Em biết không, khi anh leo xuống tàu, nhìn thấy thân thể nó rách tươm, thịt da nát nhừ từng chỗ mà cảm giác như chính người mình bị ai dày xéo hành hạ. Lớn nhỏ gần một trăm lỗ đạn, chắc gì ai sẽ vá nổi. Và anh đã ngậm ngùi khi biết người ta quyết định đưa nó vào ụ phế thải để chết già ở đó…

Sáng ngày mai, anh sẽ cỡi con thiên mã yêu dấu của anh một lần cuối cùng. Sau đó, người ta sẽ leo lên bịt mắt nó lại, lấy vải phủ kín thân người nó như người ta tẩm liệm những xác chết. Anh còn nhớ, khi làm lễ đón nhận nó từ tay những người bạn Hoa Kỳ, chúng ta đã mở party, đã khui sâm banh, đã đọc diễn văn diễn từ rất là long trọng. Bây giờ, sau bao nhiêu năm góp công sức để gìn giữ và phục vụ tổ quốc chúng ta, chúng ta chôn sống chúng đồng loạt mà không thổi được một hồi kèn đưa linh… Riêng anh, ngày mai đi bay về, anh sẽ đốt cho chúng nó vài cây nhang rồi cắm trong phòng lái. Người Việt Nam mình vốn trọng lễ nghĩa tình cảm mà em, anh không thể bạc như thế được.

Trang,

Cổ truyện có nhiều điển tích mà khi còn bé anh không thể nào hiểu nổi, như chuyện Chung Bá Nha và Trương Tử Kỳ. Chắc em còn nhớ chuyện này. Bá Nha đánh đờn hay, và Tử Kỳ thì biết nghe đờn nên hai người trở thành tương đắc. Một ngày, Bá Nha nghe tin Tử Kỳ chết, ông liền đập cây đờn liệng đi và từ đó về sau chẳng bao giờ rờ tới đờn nữa. Hồi còn đi học, anh luôn luôn cho rằng là Chung Bá Nha đã quá “quân tử tàu”. Chiều hôm kia, khi đứng với anh Quân nơi hàng rào để ngắm nhìn những chiếc khu trục sắp sửa bị bức tử, anh đã thấm thiá hiểu được tâm trạng đau khổ của Chung Bá Nha ngày nào. Và, Trang ơi, có lẽ em không thể nào hiểu nổi nhưng anh lại đang có một tâm trạng như Chung Bá Nha ngày xưa vậy. Nếu không lái được A-1, anh có lẽ sẽ chẳng bao giờ thèm lái một thứ tàu bay nào khác nữa. Có lẽ anh sẽ xin xuống đất để chôn đời mình trong bốn bức tường, treo một chiếc áo bay đen trong văn phòng để cho thiên hạ biết là ta đây cũng đã một thời “cỡi gió lướt mây” như ai, và sống bình dị âm thầm như những anh công chức nhà binh khác. Hoặc anh sẽ xin ra bộ binh, hay, khốn nạn hơn, anh sẽ đào ngũ…

Nói vậy thôi nhưng anh biết nỗi buồn nào cũng qua đi, nỗi nhớ thương nào rồi cũng theo thời gian mà âm thầm chìm xuống, kể cả sự mất mát này. Anh không viết lá thư này chỉ để nói bấy nhiêu. Điều làm anh lo sợ đến mất ăn mất ngủ là, Trang ơi, nếu ngày hôm nay chúng ta không có đủ xăng cho phi cơ A-1 thì ai dám chắc rằng ngày mai chúng ta sẽ còn đủ xăng cho phi cơ A-37? Anh theo dõi báo chí hằng ngày và mơ hồ cảm thấy một ngày như vậy sẽ xảy ra. Chỉ cần nghĩ đến đó là anh thấy lạnh mình. Anh muốn nhấn mạnh một lần nữa cho em hiểu là anh như mơ hồ nhìn thấy một chuyện gì đại bất hạnh sẽ xảy ra cho đất nước mình. Anh thấy như vậy.

Bây giờ là 1 một giờ sáng. Chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa là anh lên yên ngựa để rong đuổi nơi cõi trời thênh thang lần cuối cùng với con thiên mã yêu dấu của anh. Anh thường nói với em, đời anh, anh chỉ biết một cách sống. Anh hiểu, khi anh đem tàu trở về đáp, đời anh sẽ chẳng còn bao giờ như xưa nữa. Sau ngày mai, cả em nữa, chúng mình phải bắt đầu học lại từ đầu để sống một cách khác… Một cách sống khác mà chúng ta chưa bao giờ biết tới, chưa bao giờ nghĩ đến…

Trước khi dừng bút, Trang này, anh có bao giờ nói là anh yêu em chưa nhỉ? Anh quên rồi. Nếu chưa, cho phép anh tâm tình là “Anh yêu em từ lúc mới gặp em”. Còn nếu đã, thì cho anh nói thêm là, anh chưa bao giờ thấy mình cô đơn và cần em như sáng hôm nay…

Bức hình em tặng hồi tết, anh để trong bóp, nằm ngay trong túi áo bay bên trái, sát ngay trái tim anh.

Yêu em,

Trần anh Trí

Đọc lại lá thư thêm một lần nữa, Trí bỏ vào phong bì rồi dán lại, viết địa chỉ lên. Vừa cất lá thư vào túi, Trí chợt nhớ đến một điều gì, liền phóng như bay chạy ra ngoài nhìn lên trời. Hãy còn tối mịt, chưa thấy gì cả. Trí chỉ sợ thời tiết xấu, phi vụ bị trì hoãn thì coi như không cất cánh phi vụ cuối cùng được. Đúng hơn, Trí sợ người ta cúp luôn cái phi vụ cuối cùng của chàng. Thời buổi này, lệnh lạc ra rất bất ngờ, bất cứ chuyện gì cũng có thể thay đổi.

Trí là người có mặt đầu tiên trong phi đoàn. Ông thiếu úy sĩ quan trực đêm còn đang nằm ngủ ngáy khò khò trên đi văng, cây P-38 để dưới tấm nệm lòi cán ra ngoài làm như đang ở trong rừng vậy. Những anh chàng thiếu úy sữa mới về phi đoàn luôn luôn là như vậy. Thích mặc áo bay đi tán gái, thích đeo súng trệ trệ như Dăng Gô trong phim cao bồi và vô tư yêu đời một cách hồn nhiên, chân thật. Trí lắc đầu cười và nhớ lại lúc chàng mới ra trường, cũng trực phi đoàn và cũng nằm ngủ như vậy ban đêm. Chàng bỏ lá thư vào hộp thư, nhẹ nhàng đánh thức sĩ quan trực dậy rồi gọi điện thoại lên phòng khí tượng để xin tiên đoán thời tiết trong ngày.

Tốt. Trời hôm nay tương đối khá, tuy buổi sáng có mây broken ở khoảng 8000 bộ. Trí trao đổi vài câu nói bâng quơ với người sĩ quan trực rồi lặng lẽ qua phòng locker để trang bị phi hành.

Vừa xách nón ra khỏi phi đoàn, nhìn thấy một dàn phi cơ A-1 nằm im lìm dưới ánh đèn của bến đậu, Trí lại thấy nhói trong tim. Dù đã chuẩn bị trước, tâm hồn Trí vẫn không tránh khỏi những thổn thức.

Sinh hoạt của phi đạo hôm nay cũng có một vẻ buồn thảm lạ lùng. Không khí tang tóc như bao trùm cả không gian. Những người cơ khí viên xưa nay ưa cười ưa nói vậy mà bây giờ mặt mày ai nấy cũng thấy ủ rủ. Ủ rủ đến độ Trí phải bắt chuyện với họ để kiếm vài nụ cười.

Trí leo cánh con tàu được cắt cho chàng bay ngày hôm nay: chiếc NB 167. N-B tức November-Bravo, đọc theo âm thoại truyền tin của hàng không thế giới, hay “Non Nước-Bắc Bình” theo âm thoại của QLVNCH. Trí vừa đẩy kiếng cokpit ra sau vừa lẩm bẩm: “Non Nước Bắc Bình, Non Nước Bắc Bình…”

Mặt trời rồi cũng từ từ ló lên ở đằng xa. Trí chầm chậm làm các phương thức tiền phi của người phi công trước khi cất cánh. Chàng làm việc chậm rải và trịnh trọng như ông linh mục thi hành các nghi lễ thờ phượng ở trong nhà thờ.

Kiểm soát trong phòng lái xong, Trí leo ra, đứng trên chiếc cánh đầy dầu mỡ của chiếc phi cơ, nhìn lên những cao độ chập chùng của dãy Trường Sơn mờ mờ sau làn sương mỏng. Núi non hùng vĩ như thế này, giang sơn cẩm tú như thế này mà biết chừng nào mới được gặp lại? Gió cao nguyên buổi sớm thổi phần phật vào chiếc khăn quàng cổ màu trắng của chàng…

Trí leo xuống tàu, đánh một vòng thật chậm chung quanh để kiểm soát tiền phi. Chàng gõ gõ vào thân tàu mà cảm thấy như mình đang vỗ vào lưng một người bạn già thân thiết. Càng vỗ thì lòng càng thấy dâng lên một niềm nhớ thương và tiếc nuối vô vàn. Rồi không cầm được, nước mắt Trí tự nhiên ứa ra. Ôi, hỡi con tàu vô tri giác, không biết ngươi có linh hồn hay không mà sao làm cho lòng ta sao xuyến quá đỗi. Trí có cảm giác như mình là người nông phu cần mẫn vì túng quẫn đành phải đem con trâu yêu quí nhất đời ra chợ bán. Trí vuốt ve thân tàu, nghẹn ngào tâm sự: “Người bạn già thân thiết, người bạn đã cùng tôi sống qua một quãng đời, tôi biết nói gì để diễn tả hết tâm trạng của tôi cho bạn hiểu? Bạn là sản phẩm của một nền văn minh giàu mạnh, một quốc gia phú cường bậc nhất thế giới. Còn tôi, một “anh lính” của một nước nghèo. Bạn đã đến đây từ một chân trời xa lạ và chúng ta đã trở thành một đôi bạn thân khắng khít. Bạn và tôi, chúng ta đã cùng nhau chia sẻ những giây phút vinh quanh cũng như những khoảnh khắc u buồn để làm hết bổn phận mình, đã cùng nhau chia ngọt sẻ bùi qua bao nhiêu ngày tháng. Tôi biết rằng trước sau gì chúng mình sẽ có ngày chia tay nhau nhưng không ngờ lại trong một hoàn cảnh như thế này. Sau chuyến bay này, người ta sẽ xếp cánh bạn, đẩy vào ụ để bạn chìm vào quên lãng…”

Trí đã ra đến đầu phi cơ, đưa tay cầm cánh quạt và ngước nhìn lên đầu máy như ngắm nhìn một kiệt tác bất hủ, một kỳ công tuyệt hảo của nhân loại: “Số phận bạn vậy, còn tôi chưa chắc đã hơn gì. Tôi cũng không biết ngày mai đời mình sẽ ra sao?”

Trí vuốt ve thân cánh quạt: “Thôi, dù sao thì cũng xin chúc bạn được yên nghỉ an bình. Sinh Ly Tử Biệt bạn ạ. Bạn đã làm xong bổn phận của mình. Còn tôi, bạn biết, vẫn còn trách nhiệm nặng nề của một người trai thời loạn. Tôi sẽ bay một loại phi cơ khác…”

Trí nhìn ra xa, nơi mặt trời vừa từ từ ló dạng đàng sau dãy Trường Sơn, giọng đanh lại: “Tôi sẽ chiến đấu đến giây phút cuối cùng để bảo vệ quê hương tôi. Nếu ngày nào đó, không còn điều kiện để bay nữa, tôi sẽ xuống đất cầm súng. Hoặc, ví dù có ngày chẳng còn súng đạn nữa, chúng tôi sẽ mài đá làm dao để bảo vệ mảnh đất thân yêu này…”


* * * *


Chừng mười lăm phút trước giờ phi tuần thứ nhất cất cánh, Trí, Quân, Dương và Hiển tụ tập chung quanh tấm bản đồ trải trên mặt đất. Quân bắt đầu phần briefing:

-Mấy ông biết hết mục tiêu rồi, ngọn đồi này đây, đánh nó cả ngàn lần rồi, còn lạ gì nữa. L-19 sẽ cho biết đích xác đánh chỗ nào. Thời tiết sáng nay tương đối tốt, có một ít mây broken ở khoảng 8 ngàn bộ. Mình sẽ piqué từ trên 8000. Quân báo cho biết phòng không của chúng nó rất dữ dội, đan kín bầu trời. Ngoài hoả tiễn tầm nhiệt SA -7, lần đầu tiên họ ghi nhận có đại bác phòng không 100 ly bắn bằng Ra Đa. Súng này bắn cả B-52 cũng rớt chứ nói gì khu trục mình. Anh em nên cẩn thận, có gì thay đổi L-19 sẽ thông báo thêm. Có ai hỏi gì không?

Ngừng một chút, Quân nhìn Trí tiếp:

-Tôi và Hiển sẽ bay phi tuần đầu, đánh tiền oanh kích. Ông Trí và ông Dương bay phi tuần thứ hai đánh yểm trợ tiếp cận. Còn ai có ý kiến gì không?

Bốn năm cái đầu… phi công cùng cúi xuống im lìm, không ai nói với ai một lời nào. Quân chép miệng than:

-Phi vụ cuối cùng trước khi gói tàu bay lại trả cho chính phủ… Đù mẹ chúng nó đặt súng dầy đặc như rừng để chờ mình vào mà tập bắn, bom thì chỉ có mấy trái 500 cân và quân ta thì nhất định lấy cho được ngọn đồi này… Rắc rối quá, lần cuối cùng, mấy ông cố gắng đánh cho đẹp một phát để… làm kỷ niệm. Vài hôm nữa muốn chụp một tấm hình đứng cười nhe răng dưới chân chiếc A-1 chưa chắc đã có mà chụp.

Họp xong, Quân và Hiển lững thững xách nón bay ra phi cơ. Trí hỏi trung uý Dương, người phi tuần viên của chàng:

-Còn lâu mới tới phiên mình, ông cà phê cà pháo gì chưa?

-Dạ rồi.

-Rồi thì uống thêm một ly cũng chả chết thằng Tây nào, ông vào đây tôi mời ông một ly…

Hai người sóng bước vào căn nhà nhỏ dùng làm nơi làm việc của anh em phi đạo. Tại đây, bên cạnh chiếc bàn dài có một bộ domino và vài bộ cờ tướng, một anh thợ máy nào đó đã nẩy ra sáng kiến kê cái bình cà phê bí tất lớn cỡ… 15 lít. Cà phê đen được bán với giá 25 đồng một ly. Ai muốn uống sữa, xin chi thêm 5 đồng. Rẻ chán và uống rất ngon. Trí có hơi thắc mắc là từ khi về phi đoàn đến giờ, chàng chưa bao giờ nhìn thấy người ta lôi cái bít tất ra thay. Phi công khu trục vốn là những người ít thắc mắc những chuyện lặt vặt nên không ai để ý. Miễn cà phê uống ngon và có tí mùi… cà phê là được.

Trí mua cho Dương một ly cà phê. Hai người thả bộ ra sân bay, ngồi trên mặt đất ngó mông lung ra phi trường. Xa xa, hình ảnh của hai chiếc A-1 nối đuôi nhau tà tà ra phi đạo. Chong chóng đánh từng vòng đều đặn chậm rải, con tàu run lên nhẹ nhàng sau làn khói xanh của động cơ.

Trí lại thấy nhói trong tim. Chàng hỏi Dương:

-Ông có biết là sau phi vụ này mình sẽ xếp cánh mấy chiếc Skyraider lại không?

-Dạ biết.

Rồi cả hai bỗng im lặng như vừa cắn phải một trái đắng không thể nào nuốt nỗi. Trí cắn răng che dấu một nỗi nghẹn ngào vừa xông lên. Suốt từ khi được tin phi đoàn sẽ ground mấy chiếc phi cơ, tâm hồn chàng đâm ra thờ thẫn như người vừa bị mất mát một cái gì to lớn lắm. Chàng hỏi Dương:

-Thất nghiệp, ông tính làm gì?

Dương dụi điếu thuốc lá:

-Em tốt nghiệp trường bộ binh Thủ Đức, có bằng trung đội trưởng bộ binh. Nếu không đánh nhau trên trời được thì mình đánh nhau dưới đất…

-Ông thấy rồi tương lai đất nước mình sẽ như thế nào?

-Đen tối quá. Tụi Mỹ đã phủi được bàn tay của họ. Quốc hội Hoa Kỳ càng ngày càng siết chặt cái vòng viện trợ quanh cổ mình. Nước mình bây giờ như một con bệnh bị xuất huyết trầm trọng, đang nằm chờ tử thần. Cái bi kịch đau đớn nhất của mình là biết rằng trước sau gì cũng chết mà không ai đủ sáng suốt và can đảm tự tìm lấy cho mình một con đường nào để tự giải thoát…

Trí cảm thấy hơi ngạc nhiên về những nhận định của ông trung úy trẻ tuổi:

-Theo ông, mình sẽ tự giải thoát được bằng cách nào?

-Có gì khó đâu, đằng nào cũng chết, mình đem hết lực lượng đổ ra miền Bắc sống mái với chúng nó một trận “trời sầu đất thảm.” Mày đốt nhà tao thì tao đốt nhà mày, nếu có chết thì cũng chết được một cái chết ra hồn, đỡ hơn chờ chúng nó đến cắt cổ…


Ba Nguyen chuyen

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

KHU TRỤC BỌC THÂY - Trường Sơn Lê Xuân Nhị

Người sĩ quan ban 3 thuyết trình xong, phòng họp hành quân của sư đoàn trở nên im lặng lạ thường. Người ta nghe rõ được tiếng tíc tắc của chiếc đồng hồ treo cuối phòng.



TwoformerNavyT-28CTrojanstransferredtotheUSAirForceflyacounterinsurgencytrainingmissionoverSouthVietnam_zpse6b15fb1Để tưởng nhớ cố Trung úy phi công khu trục Hoàng Phi Hùng, thứ nam Bác Sĩ Hoàng Văn Đức, đã “về với đất…” tại chiến trường An Lộc năm 1972.

Đồng thời, xin thân tặng các phi công Thái Dương phi đoàn 530 khu trục, Pleiku, những “đao phủ thủ lừng danh” của vòm trời Tam Biên với những định mệnh nghiệt ngã và đau đớn cuối cùng …

Người sĩ quan ban 3 thuyết trình xong, phòng họp hành quân của sư đoàn trở nên im lặng lạ thường. Người ta nghe rõ được tiếng tíc tắc của chiếc đồng hồ treo cuối phòng. Bỗng trung tá trung đoàn trưởng đứng dậy, tiến lên bục thuyết trình. Ông là một sĩ quan trẻ, mới về nắm trung đoàn chưa tới ba tháng. Áo quần ông nhăn nhúm, mắt ông ngầu đỏ, tóc ông rối bời.

Đứng trên bục, ông đưa mắt nhìn xuống phòng họp, đặc biệt ở dãy bàn có lố nhố mấy chiếc áo bay. Cái nhìn của ông thật khó hiểu. Người sĩ quan trung đoàn trưởng bộ binh trẻ tuổi đứng lặng yên như vậy một lúc. Mấy ông phi công của sư đoàn VI Không Quân tự nhiên thấy mình được để ý, liền sửa thế ngồi, ngoan ngoãn nhìn lên.

Ông trung tá lên tiếng:

-Các ông tiểu đoàn trưởng của tôi chắc biết hai ngày sắp tới sẽ quan trọng như thế nào rồi, khỏi cần phải nói…

Rồi ông mỉm cười. Nụ cười chẳng ai mong đợi nở lên lúc này không làm giảm bớt được bầu không khí căng thẳng của phòng họp. Ông nói liền như sợ mất đi cái giá trị của nụ cười mình vừa biểu diễn:

-Thuyết trình xong, tôi sẽ có vào lời tâm tình với mấy anh em Không Quân một chút…

Mấy người mặc áo bay phía sau nghe tới đó lại …sửa thêm thế ngồi một lần nữa, mặt mày ai nấy đều cố gắng làm ra vẻ nghiêm trọng. Một trong những người mặc áo bay đó là đại uý Trần anh Trí, trẻ măng, phi tuần trưởng sáng giá nhất của Không Lực Việt Nam vùng II chiến thuật, người vang danh là “đệ nhất đao phủ thủ” của phi đoàn khu trục 530.

-Các anh em biết, cách đây vài ngày, tổng thống ta vừa tuyên bố một câu rất …giật gân là chúng ta phải “đánh giặc theo lối con nhà nghèo”…

Đây không phải là lần đầu tiên Trí đi họp hành quân với bộ binh. Thông thường những buổi họp này rất giống nhau. Mới đầu, sĩ quan ban 3 của trung đoàn hay sư đoàn lên thuyết trình. Đại khái ông sẽ trình bày một lô tin tình báo như: Sư đoàn sao vàng sư đoàn sao đỏ hay gì đó đã xâm nhập, trang bị những vũ khí nặng đủ cỡ với những cái tên mà Trí không thể nào nhớ hết. Tiếp đến là ý đồ “thâm độc” của địch, âm mưu cắt khúc này, đánh chỗ nọ. Phần thứ ba là quân ta đang mở một cuộc hành quân tại tọa độ … Mục đích của mọi cuộc hành quân, dĩ nhiên là để tiêu diệt và bao vây địch, là “đánh chết mẹ nó ra”. Hào hứng nhứt là phần hội thảo và kế hoạch. Sau đó, thông thường là một vị cấp bậc cao nhất trong phòng họp lên cho chỉ thị hay phương thức tấn công và cuối cùng, trước khi chấm dứt buổi họp thì thế nào cũng có màn yêu cầu khu trục yểm trợ tối đa, hay trực thăng bốc cho thật đẹp v.v…

Hôm nay, Trí thấy phòng họp có không khí lạ vì ông trung đoàn trưởng này mới tinh. Gặp lần đầu là thấy chịu liền. Trí nhận xét ông ta có khẩu khí hoàn toàn khác hẳn những ông trước. Sĩ quan trẻ xuất thân từ lò Đà Lạt ra có khác. Dám chê tổng thống là ăn nói giật gân thì ắt phải là “nhân tài.” Mà ông ta muốn tâm tình gì với anh em khu trục đây, Trí thắc mắc.

-Anh em biết, tổng thống nói đúng, nhưng chỉ đúng …một phần. Thứ nhất, trên chiến trường không có vấn đề giàu nghèo mà chỉ có thắng bại, sống hay chết, tủi nhục hay vinh quang. Nhưng, anh em cũng như tôi, chúng ta đều biết rằng từ ngày hiệp ước ngưng bắn ký xong, chính phủ Hoa kỳ cúp bớt viện trợ cho chúng ta rất nhiều…

Ông dừng lại một chút như chờ cho mọi người thấm ý câu nói rồi tiếp tục:

-Tôi không ngu đến độ không biết những gì đang xảy ra trên đất nước mình. Tiếp tế và tiếp liệu của chúng ta càng ngày càng cạn đi. Ngay cả chiếc xe díp của tôi, thiếu cái bình điện mà còm măng cả tháng chưa có, phải lấy xe của người khác đi… Nói như vậy để anh em hiểu tình hình bi đát như thế nào. Ngày xưa chúng ta đánh giặc kiểu Mỹ, bây giờ, tôi không muốn nói chúng ta phải đánh giặc kiểu con nhà nghèo, nhưng chúng ta phải đánh giặc kiểu Việt Nam. Đúng. Tôi nhấn mạnh, đánh kiểu Việt Nam. Ý tôi muốn nói là mình phải “Suy nghĩ ba lần trước khi bắn một trái pháo, suy nghĩ bẩy lần trước khi thả một trái bom…”

Thật là một câu “châm ngôn” nghe rất tới nhưng không kém đau thương. Trí nhớ lại câu tục ngữ của người Pháp: “Uốn lưỡi bẩy lần trước khi nói” mà thuở xa xưa có lần thầy giáo đã bắt chàng chép 500 lần vì tội ăn nói bậy bạ trong lớp.

Rồi ông trung tá trẻ tuổi xoay người, cầm lấy cây thước, chỉ vào một cao độ trên tấm bản đồ treo phía sau. Khỏi cần nhìn Trí cũng biết cái “hột lạc” mà ông ta nhắc đến là ngọn đồi chiến lược 982 nằm ở phía bắc Kontum, nơi chàng đã đánh xuống không biết nhiêu là trái bom suốt mấy năm qua. Ngọn đồi chiến lược này là “con mắt” của thành phố Kon Tum. Ai đứng trên này có thể nhìn thấy hết được thành phố. Ngày xưa ngọn đồi này được một đơn vị LLĐB Hoa Kỳ trấn đóng, nhưng sau khi Mỹ rút đi thì ta và giặc thay phiên nhau làm chủ ngọn đồi này.

-Trước khi đi vào chi tiết, anh em cho tôi bắt đầu bằng câu này: Bằng mọi giá, vào lúc 1800 giờ ngày mốt, anh em phải …”đem nó về cho tôi.” Để tôi lập lại một lần nữa lệnh của tôi cho quí vị tiểu đoàn trưởng nghe rõ: Trễ lắm là 1800 giờ ngày mốt, chúng ta phải chiếm được ngọn đồi này.

Ông đưa mắt nhìn xuống cuối phòng, nơi có treo cái đồng hồ:

-Bây giờ là 17 giờ 45 phút. Các anh có 48 giờ 15 phút đúng để “đem” ngọn đồi đó về cho tôi.

Một “dàn” bốn ông tiểu đoàn trưởng và mấy ông tá khác đen đủi sạm nắng trong bộ đồ nhà binh bạc màu ngồi ở bàn đầu im lìm nhìn lên. Cũng như Trí, mấy ông tiểu đoàn trưởng này đâu có lạ gì với cao điểm 982. Giày họ đã vẹt gót khắp “giang sơn” của vùng hai chiến thuật, nhiều người bạn đồng đội của họ đã nằm xuống, hoặc đã bị tàn phế để gìn giữ những địa danh vô nghĩa như tên của ngọn đồi máu này.

-Sĩ quan ban 3 vừa trình bày cho các anh biết tình hình địch. Với quân số 3 tiểu đoàn của ta tấn công 1 tiểu đoàn của chúng, theo binh pháp thì quá ít. Con số lý tưởng là 7-1 chứ không phải 3-1. Anh em thấy chốt nó nằm dài dài bắt đầu từ dưới chân đồi lên tới trên đỉnh. Mấy hôm nay bay trực thăng quan sát chiến trường, tôi đã đi đến một kế hoạch tấn công như thế này…

Ông lật tấm bản đồ thứ hai. Trí nhìn lên thấy toàn những ô vuông đánh dấu vị trí của quân bạn và địch.

-Trước khi tiếp tục, tôi xin giới thiệu với anh em một nhân vật quan trọng của cuộc hành quân này.

Ông đưa tay ra, hướng về phía một người sĩ quan bộ binh nãy giờ ngồi im lặng trong một góc phòng:

-Mời Trung úy An đứng dậy.

Một ông trung uý bộ binh trẻ tuổi, nhỏ người đứng lên dơ tay chào mọi người. Tất cả đều quay nhìn nhân vật được giới thiệu. Trí cũng nhìn sang và thoáng giật mình vì khuôn mặt của người này thấy hơi quen quen. Chắc chắn Trí đã gặp hắn ở một nơi nào đó…

-Tôi xin giới thiệu với anh em, trung úy An là đại đội trưởng đại đội 45 trinh sát của trung đoàn, đơn vị nắm phần quyết định cho trận đánh này. Trung úy có thể ngồi xuống được rồi.

Trí nhìn người trung uý trẻ hơn tuổi mình ngồi xuống và cố moi óc để nhớ xem đã gặp anh chàng này ở đâu.

Tất cả các đơn vị bộ binh từ cấp trung đoàn trở lên, đều có một đại đội trinh sát. Hai chữ trinh sát thôi đủ nói lên sự hiểm nghèo. Đơn vị này luôn luôn là con cưng của trung đoàn trưởng. Trong quân đội, người ta không có thì giờ để đi “cưng” bậy bạ. Được “cưng” thì phiền toái lắm. Những công tác nguy hiểm, những công việc không ai làm nổi đều giao khoán cho mấy đứa con cưng này. Vì thế, tuổi thâm niên trung bình của lính trong đại đội trinh sát rất thấp và cấp chỉ huy thì thay đổi luôn luôn. Có vinh quang nào mà không được xây bằng máu kìa?

Trí biết trung uý trẻ măng như vậy mà nắm được đại đội trinh sát thì phải là “nhân tài.” Mà chắc phải là tài lắm vì bộ binh ít có khi nào thèm biểu diễn mấy cái màn giới thiệu vớ vẩn như vậy.

Vị trung tá chỉ vào một chỗ phía đông ngọn đồi tiếp tục:

-Nội trong sáng mốt, tiểu đoàn một phải sẵn sàng ở tuyến xuất phát tại đây, tiểu đoàn hai bên này, tiểu đoàn ba sẽ nằm ngay đây làm trừ bị và để chặn luôn quân cứu viện của chúng nó nếu có. Khu trục tiền oanh kích xong là hai ông một và hai cho chúng nó xung phong lên…

Tới đây, ông dừng lại, và nhìn xuống hàng ghế có mấy chiếc áo bay. Cả phòng họp lại im lặng như tờ.

Rồi ông chỉ cây thước vào lưng chừng phía Đông của ngọn đồi trên bản đồ, tiết lộ một bí mật bất ngờ:

-Vào khoảng giữa trưa hay tùy theo tình hình cho phép, tôi sẽ cho thằng 45 Trinh sát nhảy vào đây, ngay chỗ này này. Từ trên cao, chúng nó sẽ đánh xuống, vòng ra hai bên để bắt tay với anh một và hai.

Cả phòng họp im lặng đến rợn người. Biết ngày mà, trong quân đội, hễ có chút vinh quang thì thế nào cũng có một cú “chết người” như vậy kèm theo.

-Tiểu đoàn một và tiểu đoàn hai phải ráng làm cho đẹp. Mấy thằng nhỏ trinh sát của tôi đánh thọc xuống mà không gặp được các anh để bắt tay thì hết đường quay lui…

Trí liếc mắt nhìn qua bàn ông trung úy An, thấy gã vẫn ngồi yên, bình thản.

Ông trung tá xoay người, bước vài bước tới trước, thảy cây thước trên bàn thuyết trình rồi hỏi:

-Những chi tiết nhỏ khác, anh em có thể liên lạc và phối hợp với ban 3 Trung đoàn để giải quyết. Có ai thắc mắc gì không?

Một ông tiểu đoàn trưởng bộ binh dơ tay lên liền.

-Mời anh.

-Thưa trung tá, trung tá vừa nói tiền oanh kích, xin trung tá cho biết sẽ có bao nhiêu phi tuần và sẽ đánh vào đâu?

Một nụ cười gượng hiện ra trên khuôn mặt ông trung tá. Hình như ông biết câu hỏi này sẽ được hỏi, và ông thì không muốn trả lời.

-Phòng không trợ Sư đoàn cho tôi biết chúng ta sẽ có hai phi tuần A-1 sẽ làm việc với chúng ta. Một phi tuần tiền oanh kích và một phi tuần đánh yểm trợ tiếp cận.

-Vậy là chỉ có một phi tuần A-1 tiền oanh kích?

-Đúng, một phi tuần A-1.

Lần đầu tiên kể từ khi bước vào đây, Trí nghe được những tiếng xì xầm to nhỏ.

Trả lời xong câu này, ông trung đoàn trưởng thấy nhói trong tim. Rừng núi tam biên dày đặc, chúng nó lại có công sự phòng thủ vững chắc, hai chục phi tuần còn chưa thấy thấm thía vào đâu thì hai phi tuần nghĩa lý gì? Lính của ông làm sao đánh giặc nổi? Ông lại nhớ đến những ngày còn quân đội Đồng Minh yểm trợ. Chỉ cần nhắc cái điện thoại lên thì nào là “F-4”, “F-111” đủ thứ “F” bay trên trời, thậm chí nếu muốn có cả B-52 cũng được. Nhưng tình thế bây giờ đã khác rồi.

Ông trung tá gõ nhè nhẹ ngón tay vào bục thuyết trình. Chờ cho phòng họp lại trở lại yên lặng, ông tiếp:

-Các anh em có nhớ khi bắt đầu buổi họp, tôi có nói là tôi có vào lời muốn tâm tình với anh em Không Quân?

Ông dừng lại một chút rồi tiếp tục:

-Lời tâm tình rất chân thật của tôi với anh em Không Quân là: Mong anh em ráng giúp chúng tôi. Anh em biết pháo của ta bắn không xa bằng pháo địch, chúng ta lại không được chọn chiến trường. Vậy, sự chiến thắng tùy thuộc rất nhiều vào các anh em Không Quân. Nếu anh em cố gắng giúp, chúng tôi sẽ tiết kiệm được rất nhiều xương máu của binh sĩ tôi, bằng không, chúng tôi vẫn đánh được chúng nó, nhưng cái giá của chiến thắng có thể sẽ rất mắc…

Đi họp hành quân đã bao lần, Trí chưa bao giờ nghe được một lời nói thống thiết của một vị chỉ huy như ngày hôm nay. Trí nhìn lên bục chỉ huy. Chàng cảm thấy khâm phục hơn khi nhận ra vẻ bơ phờ mệt mỏi của ông trung đoàn trưởng trẻ tuổi. Mắt ông quầng sâu vì thiếu ngủ, áo quần nhăn nhó dính đầy bụi đỏ cao nguyên.

Ông kết luận:

-Nếu không còn gì, anh em có thể ra về liền bây giờ để chuẩn bị cuộc hành quân. Mong anh em hiểu rõ những gì tôi nói. 18 giờ ngày mốt, chính tôi sẽ có mặt trên đỉnh ngọn 982. Cám ơn tất cả các anh em.

Từng người một, họ từ từ rời phòng họp, không ai nói với ai một câu nào. Ngay cả những cái bắt tay thông thường cũng không có. Trí đón được trung úy An khi hắn vừa leo lên xe díp:

-Tôi thấy anh quen quen.

An cũng nói:

-Tôi thấy đại úy cũng quen quen…. Đúng rồi, phải hồi xưa đại úy học La San Tabert không?

Trí cười hớn hở:

-Tôi nhớ ra rồi, anh học Lasan Tabert sau tôi hai lớp phải không?

-Dạ phải. Đại úy hay lái chiếc Vélo Solex đen. Ngày đại úy tình nguyện đi lính Không Quân, cả trường đều biết…

-Gọi tôi là anh đi, đại úy mẹ gì… Có rảnh không, mình ghé vào câu lạc bộ này làm một ly cà phê?

-Dạ rảnh thì không nhưng với đại úy thì được.

-Đại úy mẹ gì, mình học chung trường, gọi anh em cho tiện.

Trí quay lui kêu mấy người bạn mình về trước rồi cùng An bước vào câu lạc bộ. Khi người hầu bàn xuất hiện, thay vì gọi cà phê, Trí dơ 2 ngón tay:

-Cho hai chai 33 đi “cưng”…

Hai người nói đủ chuyện đời xưa của tuổi học trò yêu dấu. Trí hỏi:

-Ông tình nguyên đi lính à?

-Dạ không… Ngu gì. Em thi rớt tú II hai lần, bị lọt sổ phong trần.

Trí uống một ngụm bia:

-Ông làm gì mà trung đoàn trưởng để ý dữ vậy? Vài hôm nữa được thay lon là cái chắc.

An lắc đầu, cười:

-May mắn thôi anh. Ông này hồi trước là tiểu đoàn trưởng của em. Năm 72, tiểu đoàn bị chúng nó vây kín ở Võ Định, tưởng tan hàng rồi. Tối đó, ổng dụ em: “Đù mẹ đàng nào cũng chết. Tụi nó vây mình mấy ngày nay rồi, đang chắc ăn như bắp. Tối nay chú mày bất ngờ dắt lính đột kích thẳng vào bộ chỉ huy chúng nó. Không xanh cỏ thì thế nào cũng đỏ ngực. Tao sẽ thừa cơ đánh thốc ra, mình có hy vọng dọt về…”

Nghe như chuyện thời tam quốc. Trí hỏi:

-Rồi có đỏ ngực được không?

-Không nhưng tụi em đánh một trận ra gì, phá tan nát bộ chỉ huy của chúng nó. Tiểu đoàn thoát về được gần hết… Ổng lên nắm trung đoàn là giao trinh sát cho em liền.

-Làm ăn gì được chưa?

An mồi điếu thuốc, lý luận:

-Đại đội còn nhiều lính mới quá. Người cũ chết hết rồi. Từ sĩ quan xuống tới lính, ông nào thâm niên nhất là 6 tháng chiến trường. Cần phải huấn luyện nhiều thì mới đánh giặc tới được.

-Bây giờ sẵn sàng chưa? Đủ khả năng để từ trên đánh thốc xuống chưa?

-Nói sẵn sàng thì chẳng bao giờ được như ý mình cả, nhưng cũng tạm được. Nhưng em có thể bảo đảm với anh là trận này mình nhất định thắng.

-Chắc ăn vậy? -Có gì đâu, ông trung đoàn trưởng đánh “xa luân chiến”, đem mấy tiểu đoàn thay phiên nhau quần chúng nó cả tháng nay rồi, bây giờ xông vô dứt điểm làm sao chúng nó chịu nổi?

Trí uống cạn ly bia, tính kêu thêm thì nghe tiếng gọi tên mình. Tưởng ai, té ra thiếu tá Quân, người bạn thân trong phi đoàn đang lù lù bước vào. Ông tướng này từ ngày đeo lon thiếu tá làm việc gì cũng có vẻ nghiêm trọng như… đi hỏi vợ.

-Bố Trí, tụi tôi kiếm bố mãi.

-Kiếm làm gì, ngồi xuống đây làm một ly đã.

Quân lắc đầu, giọng có vẻ nghiêm trọng, pha lẫn một chút buồn phiền:

-Phi đoàn trưởng kêu về họp liền, có chuyện không hay rồi.

Nhìn sắc mặt và lời nói, Trí biết Quân không đùa. Chàng gọi bồi tính tiền nhưng An cản lại:

-Anh để đó cho em.

Khỏi cần khách sáo từ chối, Trí đứng lên ngay, xiết chặt tay An:

-Chúc ông may mắn. Ngày mốt tôi sẽ cố gắng đánh thật đẹp cho ông.

-Cám ơn anh. Anh ráng đánh cho đẹp giùm. Chỉ sợ trực thăng đáp không được. Nếu chạm được đôi bốt đờ sô xuống đất, con cái sẽ làm đẹp.

-O.K. Hẹn lúc khác mình gặp lại.

Ngồi bên phải chiếc pick up do Quân lái, Trí hỏi dồn dập:

-Có chuyện gì mà gấp vậy mày, lâu lâu gặp lại một người bạn học cũ mà mày cũng không cho tụi tao có thì giờ uống với nhau vài chai bia.

Quân im lặng. Trí biết xưa nay ông phi công này là một người có tật ham đấu. Chuyện gì cũng vậy, chưa ai hỏi là đã mở miệng ra bô bô lên rồi. Vậy mà hôm nay hắn câm như thế thì nhất định là có chuyện rồi, mà phải là chuyện lớn chứ chẳng chơi. Trí thắc mắc:

-Có việc gì thế? Hay có thằng nào mới rớt tàu?

Quân vẫn im lìm không nói gì. Quái lạ, phi đoàn lâu lâu cũng có đứa “đi không ai tìm xác rơi” mà Quân đâu có phản ứng kỳ cục vậy? Vào phi trường, Trí nhìn thấy những chiếc khu trục A1 nằm im lìm thành từng dẫy. Dưới trời chiều cao nguyên đang tắt nắng, coi chúng oai hùng như những con mãnh hổ đang nằm thiêm thiếp ngủ sau một ngày chiến đấu oanh liệt.

Tự nhiên, Trí để ý thấy hai hàng nước mắt ứa ra từ đôi mắt Quân. Quen biết Quân từ bao nhiêu lâu, chàng biết bạn không phải là hạng mau nước mắt. Ngày thằng Sanh, bạn thân nhất của Quân bị SA-7 bắn nổ tung giữa trời, hắn đã không khóc. Nhất định phải có chuyện lớn rồi. Đù mẹ bạn bè với nhau từ đời nào, có cái gì không biết mà lại giấu kỹ vậy. Trí bực tức, gầm lên:

-Có chuyện gì? Đù mẹ có chuyện gì thì nói mẹ nó ra, sao mày cứ giấu tao. Đù mẹ lớn hết rồi, đủ sức lái tàu bay đánh giặc thì đủ can đảm để nghe bất cứ nguồn tin nào dù nó bi thảm đến đâu. Mày nói đi, thằng nào vừa chết?

Quân thắng xe, quẹo vào bờ cỏ rồi tắt máy. Vẫn không thèm nói năng gì, chàng leo xuống, bước từng bước một tới phía hàng rào, đứng nhìn vào bãi đậu có những chiếc khu trục A-1 của phi đoàn. Trí lắc đầu, mở cửa phóng xuống theo.

Đứng bên cạnh Trí nơi hàng rào, Quân lắc đầu nói:

-Chẳng có đứa nào trong phi đoàn mình chết cả…

Rồi chàng đưa tay chỉ vào những chiếc tàu bay, giọng nói thẩn thờ như người mất hồn:

-Đúng ra, tất cả những con chim kia đều sắp chết hết. Chúng nó đều sắp sửa bị bức tử hàng loạt, chỉ trong vòng vài ngày thôi.

Trí kinh hoảng:

-Mày nói gì? Ai giết chúng nó? Không có nó thì mình làm sao sống được?

Lần này thì hai hàng nước mắt Quân xuất hiện rõ ràng trên gò má:

-Bộ tư lệnh vừa đánh điện ra, cho lệnh ground hết tất cả phi cơ của phi đoàn mình.

Trí gầm lên, phẫn nộ:

-Ground, ground, đù mẹ lệnh lạc c… gì mà ngu vậy? Chúng nó vừa mở một loạt các cuộc tổng tấn công ở khắp nơi. Tại sao lại ground?

Giọng Quân lạc đi, chua xót và buồn thảm:

-Đơn giản lắm: Hết xăng và không có phụ tùng thay thế. Không ground thì cũng chẳng kiếm đâu ra xăng mà bay. Chính phủ không còn đủ xăng cho khu trục cơ A1 nữa. Phi vụ của mày là phi vụ cuối cùng. Sau đó, A-37 sẽ bao vùng. Chúng nó xài Jet Fuel, nên còn nhiều…

Không còn gì để cãi nữa. Trí đưa hai tay bưng lấy mặt. Cái tin này quả kinh khủng hơn chàng nghĩ. Có sống đến một ngàn năm nữa, Trí vẫn không tưởng tượng được chuyện này sẽ xảy ra. Dù từ ngày hiệp ước ngưng bắn ký, Trí đã biết tiếp liệu của quân đội bị cắt rất nhiều. Tàu bay hư không có cơ phận thay thế, phải lấy từ chiếc này để sửa chiếc khác. Bom đạn nếu không đánh được thì phải đem về mà đáp. Nhưng ai có thể ngờ được lại có một ngày như hôm nay. Ngay đến cả xăng cũng không còn.

Trí hỏi Quân, lần này thì chính giọng của chàng lạc đi:

-Mày nói thật, mày không đùa giai với tao đấy hả Quân?

Quân không trả lời nhưng Trí cũng biết là bạn mình không đùa. Ai thèm đùa cái chuyện đau thương như vầy. Chàng hỏi để mà hỏi, buồn quá mà hỏi. Chẳng cần nghe trả lời.

Hai người phi công khu trục đứng yên lặng bên nhau cạnh hàng rào, nhìn đăm đăm vào nơi bãi đậu phi cơ. Dưới những tia nắng yếu ớt của trời chiều cao nguyên, đoàn khu trục cơ A-1 vẫn nằm im lặng lẽ. Lặng lẽ nhưng cao cả và oai hùng như những con cọp già trở về hang mình nằm yên chờ chết sau một đời tung hoành ngang dọc…

Trí thấy đôi mắt mình ngứa ngứa, chàng đưa tay lên chùi theo phản ứng và nhận ra là mặt mình đã đầm đìa nước mắt…

Cả hai người đứng đó thẫn thờ nhìn vào đàn chim sắt và đốt thuốc lá liên miên cho đến khi mặt trời lặn, phi trường lên đèn. Cuối cùng, Trí hỏi:

-Mày kêu tao về họp cũng chỉ để nghe chuyện này thôi phải không?

-Ờ. Nhưng giờ này thì họp hành gì nữa, trễ rồi.

Trí quay lại nhìn Quân, giọng chắc nịch:

-Vậy thì đi. Đù mẹ đi. Mày đi với tao ra phố, tao cầm cái đồng hồ rồi hai đứa mình kiếm một chỗ nào ngồi uống rượu tới sáng để ghi nhớ ngày đại tang của mấy con chim sắt yêu quí này.

-Sáng mốt, tao và mày sẽ dẫn hai phi tuần đánh 2 phi vụ cuối cùng…

Hai người trở lại, leo lên chiếc pick-up. Lần này Trí lái. Chàng sang số nhấn ga, miệng vẫn còn lẩm bẩm:

-Phi vụ cuối cùng…


**********

Sáng ngày N, ngày tấn công đồi 982, Trí thức dậy vào lúc 5 giờ. Tối qua, chàng thức đến 3 giờ sáng để biên lá thư gởi cho Trang, người yêu của Trí. Trí có một thói quen đáng yêu là những khi gặp chuyện buồn bực, chàng hay lấy giấy bút ra để biên thư tâm sự cho người yêu. Mỗi lần gởi lá thư đi, Trí cảm thấy tâm hồn nhẹ nhỏm thư thái. Tối qua, Trí viết thư cho Trang như sau:

Pleiku ngày 24 tháng 10 năm 1974

Trang yêu dấu,

Nhận được thư anh, chắc thế nào em cũng nhăn mặt nói: “Mon petit prince lại có tâm sự u uẩn rồi đây…” Không, lần nay em trật lất. Chiều nay biên thư cho em, anh chẳng có tâm sự gì u uẩn cả mà chỉ có một tin buồn muốn nói cho em biết. Nghe xong, anh cấm Trang không được khóc, không được than vãn gì cả vì phần số nước mình nó như vậy rồi em ạ.

Em biết là anh mê nghiệp bay bổng như thế nào rồi. Anh mê lái tàu bay như người nghiện á phiện nhớ thuốc. Đối với anh, đời anh, kể từ ngày anh được đeo cánh, anh chỉ biết có một cách sống. Đó là sống ngang dọc trên trời, trong không gian bát ngát, với mây ngàn gió lộng…

Nhưng, khốn nạn thay, tất cả những chuyện đó sắp hết rồi Trang ơi. Bộ tư lệnh vừa ra lệnh ground tất cả các phi cơ của phi đoàn anh lại. Tại sao em biết không? Vì một lý do mà có sống đến ngàn năm anh cũng không thể nào ngờ được: Mình không còn loại xăng đó cho phi cơ nữa.

Nhưng em đừng vội sợ cho anh thất nghiệp. Quân đội không bao giờ để cho những phi công như bọn anh ngồi chơi xơi nước. Bọn anh sẽ được thuyên chuyển qua các phi đoàn khác để bay A-37, loại phi cơ phản lực mà anh thường gọi là “tàu bay con rệp” vì nó có hình dáng giống con rệp.

Chắc em sẽ thắc mắc, tàu bay gì cũng là tàu bay, sao lại u buồn quá sức như vậy?

Trang yêu dấu,

Em chưa bao giờ lái tàu bay, nên em chắc sẽ không thể hiểu được sự ràng buộc kỳ lạ giữa con người và chiếc phi cơ mình đang lái. Mỗi lần cất cánh đem tàu lên cao giữa không gian bát ngát, với mây ngàn và gió lộng, anh luôn luôn coi chiếc phi cơ của anh là một con thiên mã mà anh là người chiến sĩ cỡi nó. Nó đã gần gũi anh suốt bao nhiêu năm qua, đã cùng anh xông pha khắp nơi trong cõi sơn hà, đã chia sẻ với anh từng hòn tên mũi đạn, đã đem vinh quang đến cho anh khi chiến thắng, cũng như đã cùng anh nghẹn ngào xót thương khi nhìn thấy bạn mình tan nát giữa trời…

Anh nhớ mãi một lần, sau trận yểm trợ tiếp cận đồn Dakto, con thiên mã bị bắn rách bươm. Nó khục khặc, nó ho ra khói, nó mửa ra dầu nhớt văng đầy cả kính tàu bay. Vậy mà, dù sắp chết, nó vẫn gượng hết sức tàn để khập khểnh đưa anh về bến đậu. Em biết không, khi anh leo xuống tàu, nhìn thấy thân thể nó rách tươm, thịt da nát nhừ từng chỗ mà cảm giác như chính người mình bị ai dày xéo hành hạ. Lớn nhỏ gần một trăm lỗ đạn, chắc gì ai sẽ vá nổi. Và anh đã ngậm ngùi khi biết người ta quyết định đưa nó vào ụ phế thải để chết già ở đó…

Sáng ngày mai, anh sẽ cỡi con thiên mã yêu dấu của anh một lần cuối cùng. Sau đó, người ta sẽ leo lên bịt mắt nó lại, lấy vải phủ kín thân người nó như người ta tẩm liệm những xác chết. Anh còn nhớ, khi làm lễ đón nhận nó từ tay những người bạn Hoa Kỳ, chúng ta đã mở party, đã khui sâm banh, đã đọc diễn văn diễn từ rất là long trọng. Bây giờ, sau bao nhiêu năm góp công sức để gìn giữ và phục vụ tổ quốc chúng ta, chúng ta chôn sống chúng đồng loạt mà không thổi được một hồi kèn đưa linh… Riêng anh, ngày mai đi bay về, anh sẽ đốt cho chúng nó vài cây nhang rồi cắm trong phòng lái. Người Việt Nam mình vốn trọng lễ nghĩa tình cảm mà em, anh không thể bạc như thế được.

Trang,

Cổ truyện có nhiều điển tích mà khi còn bé anh không thể nào hiểu nổi, như chuyện Chung Bá Nha và Trương Tử Kỳ. Chắc em còn nhớ chuyện này. Bá Nha đánh đờn hay, và Tử Kỳ thì biết nghe đờn nên hai người trở thành tương đắc. Một ngày, Bá Nha nghe tin Tử Kỳ chết, ông liền đập cây đờn liệng đi và từ đó về sau chẳng bao giờ rờ tới đờn nữa. Hồi còn đi học, anh luôn luôn cho rằng là Chung Bá Nha đã quá “quân tử tàu”. Chiều hôm kia, khi đứng với anh Quân nơi hàng rào để ngắm nhìn những chiếc khu trục sắp sửa bị bức tử, anh đã thấm thiá hiểu được tâm trạng đau khổ của Chung Bá Nha ngày nào. Và, Trang ơi, có lẽ em không thể nào hiểu nổi nhưng anh lại đang có một tâm trạng như Chung Bá Nha ngày xưa vậy. Nếu không lái được A-1, anh có lẽ sẽ chẳng bao giờ thèm lái một thứ tàu bay nào khác nữa. Có lẽ anh sẽ xin xuống đất để chôn đời mình trong bốn bức tường, treo một chiếc áo bay đen trong văn phòng để cho thiên hạ biết là ta đây cũng đã một thời “cỡi gió lướt mây” như ai, và sống bình dị âm thầm như những anh công chức nhà binh khác. Hoặc anh sẽ xin ra bộ binh, hay, khốn nạn hơn, anh sẽ đào ngũ…

Nói vậy thôi nhưng anh biết nỗi buồn nào cũng qua đi, nỗi nhớ thương nào rồi cũng theo thời gian mà âm thầm chìm xuống, kể cả sự mất mát này. Anh không viết lá thư này chỉ để nói bấy nhiêu. Điều làm anh lo sợ đến mất ăn mất ngủ là, Trang ơi, nếu ngày hôm nay chúng ta không có đủ xăng cho phi cơ A-1 thì ai dám chắc rằng ngày mai chúng ta sẽ còn đủ xăng cho phi cơ A-37? Anh theo dõi báo chí hằng ngày và mơ hồ cảm thấy một ngày như vậy sẽ xảy ra. Chỉ cần nghĩ đến đó là anh thấy lạnh mình. Anh muốn nhấn mạnh một lần nữa cho em hiểu là anh như mơ hồ nhìn thấy một chuyện gì đại bất hạnh sẽ xảy ra cho đất nước mình. Anh thấy như vậy.

Bây giờ là 1 một giờ sáng. Chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa là anh lên yên ngựa để rong đuổi nơi cõi trời thênh thang lần cuối cùng với con thiên mã yêu dấu của anh. Anh thường nói với em, đời anh, anh chỉ biết một cách sống. Anh hiểu, khi anh đem tàu trở về đáp, đời anh sẽ chẳng còn bao giờ như xưa nữa. Sau ngày mai, cả em nữa, chúng mình phải bắt đầu học lại từ đầu để sống một cách khác… Một cách sống khác mà chúng ta chưa bao giờ biết tới, chưa bao giờ nghĩ đến…

Trước khi dừng bút, Trang này, anh có bao giờ nói là anh yêu em chưa nhỉ? Anh quên rồi. Nếu chưa, cho phép anh tâm tình là “Anh yêu em từ lúc mới gặp em”. Còn nếu đã, thì cho anh nói thêm là, anh chưa bao giờ thấy mình cô đơn và cần em như sáng hôm nay…

Bức hình em tặng hồi tết, anh để trong bóp, nằm ngay trong túi áo bay bên trái, sát ngay trái tim anh.

Yêu em,

Trần anh Trí

Đọc lại lá thư thêm một lần nữa, Trí bỏ vào phong bì rồi dán lại, viết địa chỉ lên. Vừa cất lá thư vào túi, Trí chợt nhớ đến một điều gì, liền phóng như bay chạy ra ngoài nhìn lên trời. Hãy còn tối mịt, chưa thấy gì cả. Trí chỉ sợ thời tiết xấu, phi vụ bị trì hoãn thì coi như không cất cánh phi vụ cuối cùng được. Đúng hơn, Trí sợ người ta cúp luôn cái phi vụ cuối cùng của chàng. Thời buổi này, lệnh lạc ra rất bất ngờ, bất cứ chuyện gì cũng có thể thay đổi.

Trí là người có mặt đầu tiên trong phi đoàn. Ông thiếu úy sĩ quan trực đêm còn đang nằm ngủ ngáy khò khò trên đi văng, cây P-38 để dưới tấm nệm lòi cán ra ngoài làm như đang ở trong rừng vậy. Những anh chàng thiếu úy sữa mới về phi đoàn luôn luôn là như vậy. Thích mặc áo bay đi tán gái, thích đeo súng trệ trệ như Dăng Gô trong phim cao bồi và vô tư yêu đời một cách hồn nhiên, chân thật. Trí lắc đầu cười và nhớ lại lúc chàng mới ra trường, cũng trực phi đoàn và cũng nằm ngủ như vậy ban đêm. Chàng bỏ lá thư vào hộp thư, nhẹ nhàng đánh thức sĩ quan trực dậy rồi gọi điện thoại lên phòng khí tượng để xin tiên đoán thời tiết trong ngày.

Tốt. Trời hôm nay tương đối khá, tuy buổi sáng có mây broken ở khoảng 8000 bộ. Trí trao đổi vài câu nói bâng quơ với người sĩ quan trực rồi lặng lẽ qua phòng locker để trang bị phi hành.

Vừa xách nón ra khỏi phi đoàn, nhìn thấy một dàn phi cơ A-1 nằm im lìm dưới ánh đèn của bến đậu, Trí lại thấy nhói trong tim. Dù đã chuẩn bị trước, tâm hồn Trí vẫn không tránh khỏi những thổn thức.

Sinh hoạt của phi đạo hôm nay cũng có một vẻ buồn thảm lạ lùng. Không khí tang tóc như bao trùm cả không gian. Những người cơ khí viên xưa nay ưa cười ưa nói vậy mà bây giờ mặt mày ai nấy cũng thấy ủ rủ. Ủ rủ đến độ Trí phải bắt chuyện với họ để kiếm vài nụ cười.

Trí leo cánh con tàu được cắt cho chàng bay ngày hôm nay: chiếc NB 167. N-B tức November-Bravo, đọc theo âm thoại truyền tin của hàng không thế giới, hay “Non Nước-Bắc Bình” theo âm thoại của QLVNCH. Trí vừa đẩy kiếng cokpit ra sau vừa lẩm bẩm: “Non Nước Bắc Bình, Non Nước Bắc Bình…”

Mặt trời rồi cũng từ từ ló lên ở đằng xa. Trí chầm chậm làm các phương thức tiền phi của người phi công trước khi cất cánh. Chàng làm việc chậm rải và trịnh trọng như ông linh mục thi hành các nghi lễ thờ phượng ở trong nhà thờ.

Kiểm soát trong phòng lái xong, Trí leo ra, đứng trên chiếc cánh đầy dầu mỡ của chiếc phi cơ, nhìn lên những cao độ chập chùng của dãy Trường Sơn mờ mờ sau làn sương mỏng. Núi non hùng vĩ như thế này, giang sơn cẩm tú như thế này mà biết chừng nào mới được gặp lại? Gió cao nguyên buổi sớm thổi phần phật vào chiếc khăn quàng cổ màu trắng của chàng…

Trí leo xuống tàu, đánh một vòng thật chậm chung quanh để kiểm soát tiền phi. Chàng gõ gõ vào thân tàu mà cảm thấy như mình đang vỗ vào lưng một người bạn già thân thiết. Càng vỗ thì lòng càng thấy dâng lên một niềm nhớ thương và tiếc nuối vô vàn. Rồi không cầm được, nước mắt Trí tự nhiên ứa ra. Ôi, hỡi con tàu vô tri giác, không biết ngươi có linh hồn hay không mà sao làm cho lòng ta sao xuyến quá đỗi. Trí có cảm giác như mình là người nông phu cần mẫn vì túng quẫn đành phải đem con trâu yêu quí nhất đời ra chợ bán. Trí vuốt ve thân tàu, nghẹn ngào tâm sự: “Người bạn già thân thiết, người bạn đã cùng tôi sống qua một quãng đời, tôi biết nói gì để diễn tả hết tâm trạng của tôi cho bạn hiểu? Bạn là sản phẩm của một nền văn minh giàu mạnh, một quốc gia phú cường bậc nhất thế giới. Còn tôi, một “anh lính” của một nước nghèo. Bạn đã đến đây từ một chân trời xa lạ và chúng ta đã trở thành một đôi bạn thân khắng khít. Bạn và tôi, chúng ta đã cùng nhau chia sẻ những giây phút vinh quanh cũng như những khoảnh khắc u buồn để làm hết bổn phận mình, đã cùng nhau chia ngọt sẻ bùi qua bao nhiêu ngày tháng. Tôi biết rằng trước sau gì chúng mình sẽ có ngày chia tay nhau nhưng không ngờ lại trong một hoàn cảnh như thế này. Sau chuyến bay này, người ta sẽ xếp cánh bạn, đẩy vào ụ để bạn chìm vào quên lãng…”

Trí đã ra đến đầu phi cơ, đưa tay cầm cánh quạt và ngước nhìn lên đầu máy như ngắm nhìn một kiệt tác bất hủ, một kỳ công tuyệt hảo của nhân loại: “Số phận bạn vậy, còn tôi chưa chắc đã hơn gì. Tôi cũng không biết ngày mai đời mình sẽ ra sao?”

Trí vuốt ve thân cánh quạt: “Thôi, dù sao thì cũng xin chúc bạn được yên nghỉ an bình. Sinh Ly Tử Biệt bạn ạ. Bạn đã làm xong bổn phận của mình. Còn tôi, bạn biết, vẫn còn trách nhiệm nặng nề của một người trai thời loạn. Tôi sẽ bay một loại phi cơ khác…”

Trí nhìn ra xa, nơi mặt trời vừa từ từ ló dạng đàng sau dãy Trường Sơn, giọng đanh lại: “Tôi sẽ chiến đấu đến giây phút cuối cùng để bảo vệ quê hương tôi. Nếu ngày nào đó, không còn điều kiện để bay nữa, tôi sẽ xuống đất cầm súng. Hoặc, ví dù có ngày chẳng còn súng đạn nữa, chúng tôi sẽ mài đá làm dao để bảo vệ mảnh đất thân yêu này…”


* * * *


Chừng mười lăm phút trước giờ phi tuần thứ nhất cất cánh, Trí, Quân, Dương và Hiển tụ tập chung quanh tấm bản đồ trải trên mặt đất. Quân bắt đầu phần briefing:

-Mấy ông biết hết mục tiêu rồi, ngọn đồi này đây, đánh nó cả ngàn lần rồi, còn lạ gì nữa. L-19 sẽ cho biết đích xác đánh chỗ nào. Thời tiết sáng nay tương đối tốt, có một ít mây broken ở khoảng 8 ngàn bộ. Mình sẽ piqué từ trên 8000. Quân báo cho biết phòng không của chúng nó rất dữ dội, đan kín bầu trời. Ngoài hoả tiễn tầm nhiệt SA -7, lần đầu tiên họ ghi nhận có đại bác phòng không 100 ly bắn bằng Ra Đa. Súng này bắn cả B-52 cũng rớt chứ nói gì khu trục mình. Anh em nên cẩn thận, có gì thay đổi L-19 sẽ thông báo thêm. Có ai hỏi gì không?

Ngừng một chút, Quân nhìn Trí tiếp:

-Tôi và Hiển sẽ bay phi tuần đầu, đánh tiền oanh kích. Ông Trí và ông Dương bay phi tuần thứ hai đánh yểm trợ tiếp cận. Còn ai có ý kiến gì không?

Bốn năm cái đầu… phi công cùng cúi xuống im lìm, không ai nói với ai một lời nào. Quân chép miệng than:

-Phi vụ cuối cùng trước khi gói tàu bay lại trả cho chính phủ… Đù mẹ chúng nó đặt súng dầy đặc như rừng để chờ mình vào mà tập bắn, bom thì chỉ có mấy trái 500 cân và quân ta thì nhất định lấy cho được ngọn đồi này… Rắc rối quá, lần cuối cùng, mấy ông cố gắng đánh cho đẹp một phát để… làm kỷ niệm. Vài hôm nữa muốn chụp một tấm hình đứng cười nhe răng dưới chân chiếc A-1 chưa chắc đã có mà chụp.

Họp xong, Quân và Hiển lững thững xách nón bay ra phi cơ. Trí hỏi trung uý Dương, người phi tuần viên của chàng:

-Còn lâu mới tới phiên mình, ông cà phê cà pháo gì chưa?

-Dạ rồi.

-Rồi thì uống thêm một ly cũng chả chết thằng Tây nào, ông vào đây tôi mời ông một ly…

Hai người sóng bước vào căn nhà nhỏ dùng làm nơi làm việc của anh em phi đạo. Tại đây, bên cạnh chiếc bàn dài có một bộ domino và vài bộ cờ tướng, một anh thợ máy nào đó đã nẩy ra sáng kiến kê cái bình cà phê bí tất lớn cỡ… 15 lít. Cà phê đen được bán với giá 25 đồng một ly. Ai muốn uống sữa, xin chi thêm 5 đồng. Rẻ chán và uống rất ngon. Trí có hơi thắc mắc là từ khi về phi đoàn đến giờ, chàng chưa bao giờ nhìn thấy người ta lôi cái bít tất ra thay. Phi công khu trục vốn là những người ít thắc mắc những chuyện lặt vặt nên không ai để ý. Miễn cà phê uống ngon và có tí mùi… cà phê là được.

Trí mua cho Dương một ly cà phê. Hai người thả bộ ra sân bay, ngồi trên mặt đất ngó mông lung ra phi trường. Xa xa, hình ảnh của hai chiếc A-1 nối đuôi nhau tà tà ra phi đạo. Chong chóng đánh từng vòng đều đặn chậm rải, con tàu run lên nhẹ nhàng sau làn khói xanh của động cơ.

Trí lại thấy nhói trong tim. Chàng hỏi Dương:

-Ông có biết là sau phi vụ này mình sẽ xếp cánh mấy chiếc Skyraider lại không?

-Dạ biết.

Rồi cả hai bỗng im lặng như vừa cắn phải một trái đắng không thể nào nuốt nỗi. Trí cắn răng che dấu một nỗi nghẹn ngào vừa xông lên. Suốt từ khi được tin phi đoàn sẽ ground mấy chiếc phi cơ, tâm hồn chàng đâm ra thờ thẫn như người vừa bị mất mát một cái gì to lớn lắm. Chàng hỏi Dương:

-Thất nghiệp, ông tính làm gì?

Dương dụi điếu thuốc lá:

-Em tốt nghiệp trường bộ binh Thủ Đức, có bằng trung đội trưởng bộ binh. Nếu không đánh nhau trên trời được thì mình đánh nhau dưới đất…

-Ông thấy rồi tương lai đất nước mình sẽ như thế nào?

-Đen tối quá. Tụi Mỹ đã phủi được bàn tay của họ. Quốc hội Hoa Kỳ càng ngày càng siết chặt cái vòng viện trợ quanh cổ mình. Nước mình bây giờ như một con bệnh bị xuất huyết trầm trọng, đang nằm chờ tử thần. Cái bi kịch đau đớn nhất của mình là biết rằng trước sau gì cũng chết mà không ai đủ sáng suốt và can đảm tự tìm lấy cho mình một con đường nào để tự giải thoát…

Trí cảm thấy hơi ngạc nhiên về những nhận định của ông trung úy trẻ tuổi:

-Theo ông, mình sẽ tự giải thoát được bằng cách nào?

-Có gì khó đâu, đằng nào cũng chết, mình đem hết lực lượng đổ ra miền Bắc sống mái với chúng nó một trận “trời sầu đất thảm.” Mày đốt nhà tao thì tao đốt nhà mày, nếu có chết thì cũng chết được một cái chết ra hồn, đỡ hơn chờ chúng nó đến cắt cổ…


Ba Nguyen chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm